Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xu hướng tiếp nhận sản phẩm báo chí của công chúng việt nam...

Tài liệu Xu hướng tiếp nhận sản phẩm báo chí của công chúng việt nam

.PDF
24
2220
137

Mô tả:

Xu hướng tiếp nhận sản phẩm báo chí của công chúng Việt Nam
1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình truyền thông mới, sự chuyển đổi sâu rộng trong xu hướng tiếp nhận thông tin đã đẩy ngành công nghiệp báo chí truyền thống trên toàn cầu vào tình cảnh vô cùng khó khăn, đặc biệt tại Châu Mỹ và Châu Âu. 1.2. Sự phát triển của báo chí Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng trên. Với tỷ lệ phổ cập Internet cao, thực tế, ở Việt Nam, việc đọc báo trên mạng đã bắt đầu ảnh hưởng đến thói quen xem tin tức hàng ngày của nhiều người dân. Việc tiếp nhận sản phẩm báo chí của công chúng có nhiều thay đổi so với trước đây. 1.3. Câu hỏi đặt ra là: “thời hoàng kim” của báo chí truyền thống châu Á, trong đó có Việt Nam sẽ tồn tại được đến khi nào? Nếu 55% người Mỹ dự đoán rằng phương tiện truyền thông truyền thống sẽ chỉ tồn tại chừng 10 năm nữa thì tỷ lệ tương ứng của người Việt Nam là bao nhiêu; liệu đến thời điểm nào, báo in, truyền hình, phát thanh trở nên lạc hậu trước nhu cầu tiếp nhận thông tin của người dân? Ai là công chúng chính của từng loại hình báo chí Việt Nam hiện nay? Làm thế nào để các loại hình báo chí truyền thống vẫn luôn thu hút được công chúng? Những vấn đề trên cho thấy việc tìm hiểu Xu hướng tiếp nhận sản phẩm báo chí của công chúng Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu, khả năng tiếp nhận báo chí ngày càng cao của công chúng hiện nay. 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nắm bắt thực trạng tiếp nhận các sản phẩm báo chí, Luận án đề cập đến xu hướng tiếp nhận của công chúng Việt Nam đối với bốn loại hình báo chí cơ bản (bao gồm báo in, báo truyền hình, báo phát thanh và báo mạng điện tử) và các phương tiện truyền thông mới. Từ đó, Luận án sẽ cung cấp những dự báo có độ tin cậy về sự phát triển của báo chí Việt Nam nói chung và các loại hình báo chí nói riêng. 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho vấn đề nghiên cứu; Khảo sát về thực trạng, rút ra những nhận định về xu hướng tiếp nhận của công chúng; Dự báo về xu hướng tiếp nhận của công chúng, sự phát triển của các loại hình báo chí; Đưa ra các yếu tố ảnh hưởng, khuyến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động phục vụ công chúng của báo chí Việt Nam. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Về công chúng: Luận án xác định đối tượng nghiên cứu là công chúng Việt Nam từ 14-75 tuổi ở tại thời điểm khảo sát. Về sản phẩm báo chí, luận án nghiên cứu dưới góc độ chủ yếu về loại hình báo chí, bao gồm báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng và các phương tiện truyền thông mới – hay còn được hiểu là báo chí di động. 3.2. Phạm vi không gian: chia theo 6 khu vực trong cả nước với các tỉnh/thành đại diện: Phú Thọ, Hà Nội, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang. 3.3. Phạm vi thời gian: Quá trình nghiên cứu, khảo sát tài liệu được giới hạn trong phạm vi từ đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX đến nay. Quá trình điều tra xã hội học, nghiên cứu thực tế được thực hiện trong 03 năm 2012 – 2014. 4. KHUNG PHÂN TÍCH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 4.1. Khung phân tích: Biến số Phụ thuộc là vấn đề nghiên cứu Xu hướng tiếp nhận sản phẩm báo chí của công chúng Việt Nam. Để dự báo được xu hướng, cần làm rõ thực trạng qua biến số trung gian Thực trạng tiếp nhận sản phẩm báo chí của công chúng Việt Nam. Biến số Độc lập được xác định là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến biến phụ thuộc, ở đây gồm hai yếu tố là Đặc điểm của công chúng và Hoạt động của các cơ quan báo chí Việt Nam. Sự tương tác giữa biến phụ thuộc và biến độc lập cùng nằm trong sự tác động và ảnh hưởng của 2 nhóm Biến can thiệp là Chủ trương của Đảng và Nhà nước về Báo chí và Sự phát triển của khoa học kĩ thuật công nghệ. 4.2. Giả thuyết nghiên cứu 3 (1) Trên thực tế đang có sự vận động nhanh về ảnh hưởng của các loại hình báo chí đối với công chúng. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, những xu hướng mới của báo chí thế giới, đặc điểm tiếp nhận có cả xu thế chung và những nét riêng biệt của người Việt Nam sẽ tạo ra sự chuyển biến nhanh, sâu, rộng trong nhu cầu, điều kiện tiếp nhận sản phẩm báo chí trong tương lai. (2) Những thay đổi trên chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố thế hệ cao – trung – trẻ tuổi, đặc biệt là thanh thiếu niên – lớp công chúng trẻ sẽ quyết định đặc trưng tiếp nhận báo chí trong tương lai như thế nào. (3) Các loại hình báo chí truyền thống như báo in, phát thanh và truyền hình bị ảnh hưởng mạnh, dẫn đến sụt giảm về công chúng và thậm chí có thể diệt vong trước tốc độ phát triển mạnh của báo mạng cũng như các phương tiện truyền thông mới, với các thiết bị điện tử cá nhân, nhất là thông qua điện thoại di động, máy tính bảng. 5. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1. Phương pháp luận * Phương pháp luận chung: Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về báo chí – truyền thông v.v… * Phương pháp luận chuyên biệt: Sử dụng các lý thuyết: Truyền thông đại chúng, lý thuyết xã hội học TTĐC, lý thuyết tâm lý báo chí, lý thuyết tiếp nhận, lý thuyết sử dụng và hài lòng trong định hướng phân tích. 5.2. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp nghiên cứu chung: Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu chung của khoa học xã hội nhân văn như phân tích – tổng hợp; quy nạp – diễn dịch, so sánh... * Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Sử dụng các phương pháp nghiên cứu Xã hội học, bao gồm nhóm các phương pháp nghiên cứu định tính (phân 4 tích tài liệu, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, quan sát – tham dự) và phương pháp nghiên cứu định lượng (phỏng vấn Anket).  Phỏng vấn bằng bảng hỏi (Anket): cỡ mẫu phỏng vấn 1.800 người  Phỏng vấn sâu (PVS): 06 PVS nhà báo ở 6 tỉnh/thành; 02 lãnh đạo quản lý báo chí; 24 PVS công chúng. 6. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án là công trình có quy mô tương đối lớn về không gian để đánh giá tổng quát xu hướng tiếp nhận các loại hình báo chí của công chúng Việt Nam. Từ đó, công trình góp phần phát triển lý luận báo chí từ góc độ phương pháp nghiên cứu truyền thông và cấu thành các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng tiếp nhận thông tin của công chúng. Trong Luận án, một số khái niệm mới cũng được xây dựng, gợi mở những điểm mới cho các hướng nghiên cứu tiếp theo. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Luận án cung cấp cơ sở khoa học nâng cao chất lượng nghiên cứu công chúng, nâng cao chất lượng và phương thức phục vụ nhu cầu tiếp nhận của công chúng; Là tài liệu tham khảo hữu ích cho nghiên cứu và quản lý báo chí. 7. ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN - Cung cấp dữ liệu khảo sát cũng như đánh giá thực trạng tiếp nhận của công chúng trên diện rộng về phạm vi không gian cả nước, khảo sát đầy đủ cả 4 loại hình báo chí cơ bản - Bổ sung báo chí trên các thiết bị di động vào hệ thống loại hình báo chí mới. Đồng thời, quan niệm về công chúng báo chí cũng mở rộng thêm phạm vi công chúng báo chí trên các thiết bị di động - Đưa ra các dự báo về xu hướng tiếp nhận sản phẩm báo chí của công chúng: những thay đổi của các yếu tố ảnh hưởng, thay đổi trong cách thức tiếp nhận của công chúng tương lai, xu hướng phát triển các loại hình báo chí 8. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các chữ viết tắt, mục lục, phụ lục, nội dung Luận án gồm 5 chương, 17 tiết. 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 1.1.1. Nghiên cứu công chúng truyền thông đại chúng: Nghiên cứu sự tiếp nhận các sản phẩm truyền thông của các nhóm công chúng là một trong những hướng nghiên cứu cơ bản về truyền thông trên thế giới, kể cả phạm quốc tế cũng như mỗi quốc gia. 1.1.2. Nghiên cứu xu hướng báo chí thế giới Hiệp hội báo chí các nước hàng năm có các nghiên cứu, thống kê, báo cáo về thực trạng phát triển cũng như xu hướng tiếp nhận báo chí của công chúng trên nhiều phạm vi khác nhau, đặc biệt là các nước có nền báo chí phát triển mạnh như Mỹ, Pháp, Đức, Thụy Điển, Nhật Bản, Áo… Các tổ chức truyền thông nổi tiếng như Nielsen, TNS, Kantar Media… cũng cung cấp nhiều dữ liệu, phân tích, đánh giá về công chúng báo chí của thế giới, các châu lục, quốc gia. Có thể kể ra một số xu hướng: báo chí đa phương tiện, báo chí “công dân”, toàn cầu hóa báo chí, địa phương hóa báo chí, báo chí tiêu dùng, báo chí di động… Các khuynh hướng đó đã phản ánh khách quan các đòi hỏi của thị trường báo chí, thị hiếu của công chúng trên toàn thế giới, giữa các châu lục, các khu vực, quốc gia khác nhau. 1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam 1.2.1. Nghiên cứu công chúng Trong những năm qua, TTĐC ở Việt Nam phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ. Đặc biệt, những nghiên cứu tập trung tìm hiểu về nhu cầu nghe – nhìn – đọc, thái độ tiếp nhận, hành vi tiếp cận và sử dụng các PTTTĐC của các nhóm công chúng xuất hiện nhiều trong lĩnh vực báo chí học, xã hội học báo chí hay tâm lý học báo chí. 1.2.2. Nghiên cứu xu hướng tiếp nhận báo chí Tại Việt Nam, số lượng công trình nghiên cứu cũng rất lớn, với nhiều quan điểm, phương pháp, góc độ khác nhau. Các xu hướng chính được đưa ra: 6 Truyền hình vẫn giữ vị trí thu hút được nhiều công chúng nhất so với các loại hình còn lại; Báo mạng phát triển mạnh mẽ và sẽ là loại hình truyền thông mạnh nhất trong tương lai; Báo in tuy không rơi vào khủng hoảng trầm trọng như thế giới nhưng cũng dần mất đi thế mạnh và độc giả; Phát thanh càng ngày càng có ít công chúng tiếp nhận; Xu hướng các loại hình truyền thông mới đã dần đi vào đời sống công chúng Việt như đọc báo trên các thiết bị di động; Xu hướng tích hợp đa phương tiện Tuy nhiên, các nghiên cứu này chủ yếu chỉ đi sâu nghiên cứu một mối quan hệ cụ thể, hay sự tiếp cận cụ thể của công chúng đối với một trong bốn loại hình báo chí phổ thông là báo in, báo truyền hình, báo phát thanh hay báo mạng điện tử. Điều này dẫn đến hiện trạng, những thông tin mang tính khái quát dự báo về xu hướng tiếp nhận các loại hình TTĐC ở Việt Nam thiếu hụt. Đặc biệt, nghiên cứu về các loại hình truyền thông mới trong xu hướng phát triển của các loại hình báo chí ít xuất hiện trong các công trình nghiên cứu như sách, luận án, luận văn tại Việt Nam, mà chỉ có nhiều trên các bài báo hay nghiên cứu của các công ty truyền thông. Từ đó, gợi mở cho các công trình khác tiếp tục khai thác, đặc biệt là nghiên cứu mang tính khái quát dự báo về xu hướng tiếp nhận các loại hình TTĐC của công chúng như thế nào. Đây chính là hướng đi của Luận án. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XU HƯỚNG TIẾP NHẬN SẢN PHẨM BÁO CHÍ CỦA CÔNG CHÚNG 2.1. Các khái niệm cơ bản 2.1.1. Sản phẩm báo chí Sản phẩm báo chí là sản phẩm hoàn chỉnh về nội dung cũng như hình thức chuyển tải như tờ báo in, tờ báo mạng, chương trình phát thanh, truyền hình, báo chí trên điện thoại di dộng. 7 2.1.2. Công chúng báo chí Công chúng báo chí là đối tượng mà báo chí (bao gồm báo in, truyền hình, phát thanh, báo mạng, báo chí trên thiết bị di động) hướng vào để tác động, nhằm lôi kéo, thu phục họ vào phạm vi ảnh hưởng của mình. Đồng thời, công chúng còn tương tác trở lại, tham gia vào quá trình sáng tạo tác phẩm – phát tán thông tin, giám sát, quyết định vai trò, vị thế xã hội của sản phẩm báo chí - truyền thông. 2.1.3. Xu hướng tiếp nhận: là xu thế thiên về một chiều hướng nào đó của báo chí, của công chúng, có mục tiêu, ý nghĩa và ảnh hưởng trong thời gian dài, tác động đến hệ thống báo chí của một quốc gia, khu vực và thế giới. Sự tiếp nhận này có thể là bị động hay chủ động. Nó mang tính tương tác rất cao giữa sản phẩm báo chí – cơ quan báo chí – công chúng trong nền báo chí hiện đại. 2.2. Các lý thuyết tiếp cận vấn đề nghiên cứu 2.2.1. Lý thuyết truyền thông: Các lý thuyết TTĐC được chúng tôi vận dụng ở hầu hết các cách đưa ra chỉ báo, đánh giá, nhận định về hoạt động, quá trình, hiệu quả tiếp nhận của công chúng với từng loại hình báo chí, các phương thức cũng như nội dung, hình thức tiếp nhận. 2.2.2. Lý thuyết xã hội học truyền thông đại chúng: Tính chất dự báo là điểm quan trọng nhất khi vận dụng các lý thuyết xã hội học TTĐC ở trên vào Luận án của chúng tôi để tìm ra các xu hướng tiếp nhận báo chí của công chúng, căn cứ trên các chỉ báo về thực trạng, từ các quy luật tiếp nhận, từ xu thế vận động của chiều quá khứ - hiện tại, hiện tại – tương lai. 2.2.3. Lý thuyết tâm lý học báo chí – truyền thông: luận án sẽ khảo sát các vấn đề quan trọng trong lý thuyết này, thông qua đó, thấy được sự phân khúc về nhu cầu, tâm lý, điều kiện, khả năng, phương thức tiếp nhận của công chúng. 2.2.4. Lý thuyết sử dụng và hài lòng Thuyết Sử dụng và Hài lòng cung cấp một khung kiến thức về việc khi nào và như thế nào cá nhân người sử dụng truyền thông trở nên chủ động hơn hoặc ít chủ động và các hệ quả liên quan tăng lên hoặc giảm xuống. Lý thuyết cung cấp cơ sở lý luận quan trọng trong phân tích của luận án, đặc biệt là phạm trù công chúng chủ động trong mối quan hệ với báo chí. 8 2.3. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 2.3.1. Đặc trưng nền báo chí Việt Nam hiện nay - Thực trạng phát triển báo chí hiện nay với báo in, phát thanh - truyền hình, báo mạng, hãng thông tấn - Thành công và hạn chế trong việc đáp ứng nhu cầu công chúng của báo chí Việt Nam hiện nay 2.3.2. Thông tin về địa bàn nghiên cứu: đặc điểm tự nhiên và xã hội của 6 tỉnh/thành phố Phú Thọ, Hà Nội, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang. 2.3.3. Thông tin về mẫu nghiên cứu: một số thông tin cơ bản: Tỷ lệ giới tính tương đương với nữ 49,5%, nam 50,5%;hả năng tiếp nhận báo chí (đọc/nghe/nhìn) của công chúng cơ bản là tốt; Độ tuổi từ 13-24 chiếm tỷ lệ lớn nhất, 46,3%. Đây là thế hệ công chúng quyết định xu thế báo chí trong tương lai; Do vậy, tương ứng với cơ cấu nghề nghiệp chủ yếu là học sinh – sinh viên và công nhân viên chức Nhà nước; Trình độ Đại học và cấp 3 chiếm tỷ lệ chủ yếu; Tình trạng hôn nhân có tỷ lệ độc thân chiếm cao hơn: chưa từng kết hôn 50,7%, góa/ly thân/ly hôn 2,2%. CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG TIẾP NHẬN SẢN PHẨM BÁO CHÍ CỦA CÔNG CHÚNG VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1. Thực trạng tiếp nhận các loại hình báo chí 3.1.1. Công chúng truyền hình lớn nhất, nhưng đang có xu hướng giảm dần: tỷ lệ công chúng xem truyền hình với tần suất đều đặn hàng ngày chiếm tới 72.3%, cao hơn hẳn các loại hình khác. Tuy nhiên, xét trong khoảng từ 2006 trở lại đây, tỷ lệ người theo dõi truyền hình trên phạm vi cả nước đã có sự sụt giảm khá rõ rệt qua khảo sát của các công ty truyền thông. Có thể thấy rằng sự suy giảm này là một xu thế chuyển dịch khá thú vị: công chúng suy giảm về số lượng tổng cũng như mức độ xem hàng ngày, tuy nhiên công chúng của các kênh, các chương trình, đặc biệt các chương trình hấp dẫn sẽ gia tăng do sự bùng nổ, cạnh tranh mạnh mẽ của các kênh, các Đài trung ương cũng như địa phương. 9 3.1.2. Công chúng báo mạng tăng lên mạnh mẽ: Từ 2008 – 2010, báo mạng và các trang thông tin điện tử đã bắt đầu có sự dịch chuyển, soán ngôi phát thanh lên vị trí thứ 3. Và đến năm 2011, báo mạng nhanh chóng soán ngôi báo in, vươn lên vị trí thứ 2, chỉ sau truyền hình. Khảo sát của tác giả cho thấy, mặc dù vẫn còn 17% công chúng không sử dụng báo mạng do chưa biết tới Internet, số người sử dụng với tần suất “hàng ngày” hiện nay lên đến 67%. 3.1.3. Công chúng báo in giảm dần và chững lại với lượng độc giả thấp: Có 30,5% số người được hỏi khẳng định sử dụng báo in với mức độ “hàng ngày”. 21,5% trả lời thỉnh thoảng đọc ở tần suất “vài lần/tuần”; 9,3% là “vài lần/tháng”; “vài lần/năm” là 3,3%. So sánh với những năm trước đây, sự suy giảm công chúng báo in là điều dễ hiểu. Tuy vậy, vẫn có một tỷ lệ công chúng nhất định trung thành với loại hình này bởi chất lượng thông tin và những ưu thế tiện lợi khi tiếp nhận như vận chuyển dễ dàng, đọc báo miễn phí… Đặc biệt là công chúng đọc tạp chí vẫn tỉ lệ thuận với số lượng tạp chí gia tăng. 3.1.4. Công chúng phát thanh suy giảm nhưng có dấu hiệu hồi phục: Từ 2008 đến nay, công chúng phát thanh luôn có số lượng ít nhất so với các loại hình còn lại. Tỷ lệ người nghe đài hàng ngày chúng tôi khảo sát được thấp nhất với 23%, chỉ bằng 1/3 so với tỷ lệ người xem truyền hình. Tuy vậy, xét theo tương quan phát triển so với truyền hình hay báo in, phát thanh lại có dấu hiệu khả quan hơn. Công chúng phát thanh vẫn giữ được một lượng nhất định với công chúng ở vùng nông thôn và gia tăng trên các phương tiện giao thông tại thành thị. 3.2. Thực trạng phương thức tiếp nhận sản phẩm báo chí của công chúng 3.2.1. Nhu cầu tiếp nhận báo chí của công chúng ngày càng cao 3.2.1.1. Mức độ thường xuyên tiếp nhận báo chí ngày càng tăng: Mức độ tiếp nhận của công chúng ngày càng gia tăng về tổng thể cả 4 loại hình. Mặc dù tỷ lệ truyền hình, báo in giảm nhưng tỷ lệ đọc báo mạng tăng nhanh chóng đã giữ được chiều hướng gia tăng này. Nếu tính ra số giờ trung bình công chúng xem từng loại hình báo chí trong ngày, kết quả khảo sát cho thấy công chúng sử dụng các phương tiện TTĐC đạt tỷ lệ khá cao: đọc báo mạng 137,25 phút, truyền hình 132,88 phút, đọc báo in 45,06 phút, nghe đài 42,6 phút. Thời điểm tiếp nhận của công chúng có các đặc điểm sau: 10 * Báo in – “món khai vị” buổi sáng: công chúng tiếp cận báo in theo xu hướng giảm dần từ sáng đến đêm. Độc giả đọc báo nhiều nhất khung giờ 7h309h với 22.7%. * Truyền hình – “bữa cơm chính” buổi tối: Ngược lại với báo in, truyền hình lại thu hút lượng công chúng mạnh mẽ vào buổi tối, trùng với thời điểm bữa cơm tối của hầu hết các gia đình. Khung giờ có số người theo dõi cao nhất là 19h - 20h, chiếm 61.5%. Khung giờ cao điểm thứ hai là từ 20h-21h chiếm 41.3% . * Phát thanh và báo mạng điện tử - “ly café nhấm nháp” cả ngày: Cả hai đều tăng lượng độc giả, thính giả cao nhất vào buổi tối. Công chúng nghe đài phát thanh nhiều nhất là khung giờ gần đêm, 21h-22h, chiếm 17.8%; tiếp đó là khung giờ từ 22h- 24h chiếm 14.9%. Khung giờ công chúng đọc báo mạng nhiều nhất cũng vào buổi tối là 20h-21h và 21h-22h. Tuy nhiên, có một điểm khác biệt là nhóm công chúng của báo mạng có thói quen sử dụng trong khung giờ hành chính buổi sáng cao hơn nhóm công chúng của phát thanh. 3.2.2. Cá nhân hóa báo chí 3.2.2.1. Số lượng phương tiện truyền thông sở hữu cá nhân tăng mạnh Với số lượng lớn các phương tiện sở hữu cá nhân, công chúng dễ dàng và thuận tiện hơn khi tiếp nhận báo chí. Riêng với số lượng ô tô tăng dần tại Việt Nam, sẽ là phương tiện hiệu quả cho công chúng phát thanh ở thành thị. 3.2.2.2. Không gian tiếp nhận tại nhà riêng tăng so với tại cơ quan và nơi công cộng: Với truyền hình, không gian công chúng lựa chọn để đặt tivi xem, đa số công chúng thường đặt tại phòng khách chiếm tới 48%, trong khi đặt tại phòng ngủ chỉ có 5.8%, phòng ăn 1.3% . Với báo mạng, công chúng thường sử dụng tại nhà chiếm tới 58.4% vì việc dùng mạng sẽ thoải mái và nhanh hơn. Tại quán café và cơ quan chiếm tỷ lệ nhỏ hơn, lần lượt là 5.2% và 0.3%. 3.2.3. Công chúng “công nghệ” cao 3.2.3.1. Nhu cầu tích hợp đa phương tiện: Kết quả khảo sát của tác giả cho thấy nhu cầu sử dụng công nghệ cao, đặc biệt là các thiết bị có tính năng đa phương tiện đã tăng vọt. Cụ thể có thể thấy qua loại truyền hình internet (18,3%) hoặc xem qua máy vi tính có kết nối internet (26,6%) mà công chúng 11 hiện đang sử dụng. Điều đó cũng thể hiện được loại truyền hình mà các nhà cung cấp đưa ra thị trường có được công chúng tiếp nhận phổ biến hay không. 3.2.3.2. Nhu cầu sử dụng các phương tiện truyền thông mới: Tỷ lệ công chúng sử dụng các thiết bị di động để truy cập internet đo được qua khảo sát của chúng tôi với điện thoại di động là 20,3%, máy tính bảng 3,7% phần nào cho thấy một bộ phận công chúng không nhỏ đang ngày càng chiếm lĩnh phương thức tích hợp công nghệ hiện đại. 3.2.4. Công chúng chủ động 3.2.4.1. Chủ động lựa chọn loại hình, phương tiện, kênh, thời điểm thông tin: Với rất nhiều số liệu và phân tích trong chương 2 cũng như các phần 3.1, 3.2, một tất yếu cho thấy trong thời đại bùng nổ các PTTTĐC, các kênh truyền hình và phát thanh, các tờ báo in và báo mạng, công chúng có nhiều lựa chọn để chủ động trong việc đọc/xem trực tiếp/gián tiếp, tại nhiều thời điểm, không gian. 3.2.4.2. Nhu cầu tương tác với báo chí: Khả năng tương tác với công chúng của truyền hình là cao nhất chiếm 62.8%, ngay sau đó là báo mạng với 48.7%, báo in xếp vị trí thứ ba với 29.1% và cuối cùng là đài phát thanh chỉ chiếm 15.8%. Việc công chúng không tương tác với báo chí cũng có nhiều lý do, và lý do chiếm tỷ lệ cao nhất là “vì không biết cách” chiếm 24%, ngay sau đó là lý do “vì ngại, lười” chiếm 21% kém lý do cao nhất 3%. Còn với đối tượng công chúng đánh giá được sự tương tác, mục đích chính họ tương tác với báo chí là bởi mong muốn được “chia sẻ, đồng cảm” chiếm 33.3% và muốn “lên án, phê phán hiện tượng tiêu cực” là 27.4%. Bên cạnh đó, việc “thể hiện quan điểm cá nhân” tới độc giả cũng chiếm tới 16.9% cho sự tương tác. 3.2.4.3. Ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác: Tỷ lệ không chịu ảnh hưởng chiếm đa số, hơn hẳn số lượng công chúng bị ảnh hưởng trên tất cả các đối tượng tác động. Trong số những người chịu ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài, tỷ lệ được khuyến khích, tức là ảnh hưởng tích cực chiếm đa số. Những người chịu ảnh hưởng tiêu cực với tác động Gây mất tập trung vào nội dung đang theo dõi chiếm cao nhất là 10,1%. Các yếu tố tiêu cực khác chiếm rất ít. 12 3.3. Thực trạng tiếp nhận nội dung sản phẩm báo chí của công chúng 3.3.1. Mục đích tiếp nhận của công chúng chủ yếu nắm bắt tin tức thời sự: Báo mạng chiếm ưu thế so với các loại hình truyền thông đại chúng khác trên phương diện “phục vụ học tập nghiên cứu, học hỏi, tìm kiếm thông tin, tăng cường kiến thức” chiếm 61,1%. Trong khi đó các loại hình khác như nghe đài chiếm 10,1%, đọc báo in chiếm 21,5% và truyền hình chỉ chiếm có 9,8%. Kết quả trên cho thấy người dân đã coi Internet là công cụ tìm kiếm thông tin đặc biệt, nói cách khác là một phương tiện truyền tải thông tin hữu hiệu, bên cạnh các loại hình truyền thống như ta đã phân tích ở trên. Tuy nhiên, bù lại, ưu thế của các loại hình truyền thông còn lại so với báo mạng điện tử lại nằm ở việc “nắm bắt tin tức thời sự”, khi xem truyền hình chiếm 52,7%, nghe đài chiếm 40,9% và đọc báo chiếm tới 60,2%, thì tỉ lệ này của báo mạng chỉ khiêm tốn ở con số 13%. 3.3.2. Các tờ báo/kênh chính thống, chủ đề chính trị thời sự được công chúng ưa thích nhất: Với báo in, độc giả dành sự quan tâm nhất và ưa thích nhất với các chủ đề An ninh - pháp luật (38%) và văn hóa- xã hội (28.8%), tiếp đó mới là các thông tin về thời sự, chính trị (21.1%). Bên cạnh các thông tin thời sự, công chúng phát thanh còn có một nhu cầu lớn khác là giải trí với các chương trình ca nhạc trẻ. Một điểm nhấn nữa trong thị hiếu tiếp nhận của công chúng chính là nhu cầu khá lớn đón nhận các thông tin giao thông trên sóng VOV. Ba kênh truyền hình công chúng thích xem nhất là VTV1 (37,2%), VTV3 (18,7%) và VTV2 (7,9%). Các kênh truyền hình tổng hợp của các đài truyền hình khu vực phía Nam như HTV7, HTV9 của Đài Truyền hình TPHCM hay kênh của Đài Truyền hình Vĩnh Long thu hút người xem cao hơn một số kênh sóng của các đài trung ương như VCTV1, VTC1, TTXVN… Một bộ phận lớn công chúng truyền hình rất thích theo dõi các kênh phim truyện trong và ngoài nước. Tỷ lệ này cao hơn hẳn số người thích theo dõi các kênh chuyên về thể thao, âm nhạc, vốn cũng mang tính giải trí. Các trang báo mạng và thông tin điện tử công chúng lựa chọn nhiều nhất để truy cập lần lượt là vnexpress, dantri.com.vn và 24h.com.vn. 13 3.3.3. Truyền hình được đánh giá cao nhất về độ tin cậy và chất lượng nội dung sản phẩm báo chí Tỷ lệ thuận với việc được công chúng lựa chọn sử dụng nhiều nhất, truyền hình cũng được đánh giá có chất lượng nội dung và độ tin cậy của thông tin cao nhất và vượt trội so với các loài hình báo chí còn lại. Lý do chủ yếu là bởi nội dung đăng tải trên truyền hình được kiểm duyệt chặt chẽ, ê kíp làm việc chuyên nghiệp, hình ảnh được quay và chụp tại hiện trường. Về truyền hình, công chúng đánh giá cao về nội dung các chương trình bởi “vấn đề phản ánh mang tính thời sự”chiếm gần 70% công chúng lựa chọn. Mức độ “cập nhật” tin tức nhanh chóng tới 34.5% khiến công chúng tương đối hài lòng về các chương trình. Bên cạnh đó tính “khách quan và độ tin cậy cao” chiếm 33.1% cũng là lý do khiến công chúng đánh giá cao chất lượng nội dung các chương trình hiện nay. Với báo phát thanh, với lý do vì báo phát thanh đã đưa ra được “vấn đề thính giả đang quan tâm” thì số lượng công chúng đánh giá nội dung tốt chiếm tỷ lệ 40.5%. Với báo in, công chúng vẫn đánh giá cao chất lượng tin bài của báo in do báo đề cập được “Vấn đề độc giả đang quan tâm” là 48.8%. “Chủ đề phong phú, đa dạng” chiếm 39.3% được công chúng lựa chọn thứ hai, kém 9.8% so với lý do thứ nhất đã nêu. Với báo mạng, công chúng đánh giá cao nhất về yếu tố “chủ đề phong phú, đa dạng” với 48.5% và “tin bài cập nhật” với 35.3%. Ngoài ra, nội dung thông tin được “cơ quan báo chí có uy tín quản lý” cũng chiếm 23.7%. 3.3.4. Tiếp nhận thông tin báo chí nước ngoài chủ yếu trên báo mạng và truyền hình Kết quả khảo sát cho thấy khoảng 6% công chúng trong nước theo dõi các kênh phát thanh nước ngoài. Khoảng 30% công chúng có sự quan tâm đối với các kênh tin tức truyền hình nước ngoài như BBC/CNN, trong đó khoảng 10% theo dõi khá thường xuyên. Thậm chí, mức độ theo dõi các trang thông tin điện tử tiếng Việt có nguồn gốc từ nước ngoài lên đến 60%, với khoảng 20% theo dõi thường xuyên. Tiêu biểu nhất là trang BBC tiếng Việt, có đến gần 50% công chúng đã từng tiếp nhận. Những trang thông tin khác như VOA, SaiGonbao cũng đạt một tỷ lệ công chúng theo dõi gần 20%. Các lý do công chúng tiếp cận 14 các trang tin điện tử nước ngoài đều nghiêng về sự kiểm chứng thông tin và nhu cầu nắm bắt thông tin có chiều sâu về tình hình chính trị trong nước. 3.4. Thực trạng tiếp nhận hình thức sản phẩm báo chí của công chúng 3.4.1. Truyền hình được đánh giá cao về ngôn ngữ hình ảnh “Ngôn ngữ, hình ảnh hợp lý, dễ nghe” là yếu tố được công chúng đánh giá cao nhất, chiếm 52.3%. Hình ảnh, âm thanh kèm nhạc hiệu mà truyền hình truyền tải đã gây được sự thích thú và thú vị cho công chúng. Tiếp đó là yếu tố “chất lượng sóng tốt” (50,9%), “sắp xếp chương trình hợp lý” (38,4%). “Quảng cáo vừa phải” chiếm 10% trong sự đánh giá hình thức truyền tải tốt đồng nghĩa với việc trong sự đánh giá hình thức truyền tải không tốt. 3.4.2. Phát thanh được đánh giá cao về ngôn ngữ giọng điệu Công chúng đánh giá hình thức truyền tải tốt nhất là do “Ngôn ngữ, giọng điệu hợp lý, dễ nghe” chiếm tới 42.8%. Tiếp đó là “chất lượng phủ sóng tốt” 31.8% khiến người nghe không bị ngắt quãng khi nghe một chương trình nào đó; “sắp xếp chương trình hợp lý” để không gây sự nhàm chán cho người nghe là yếu tố chiếm tỷ lệ thứ ba 24.3%. Đặc biệt trên phát thanh, lượng “quảng cáo vừa phải”18.8% khiến thính giả không phải chờ đợi lâu khi theo dõi chương trình. 3.4.3. Báo in được đánh giá cao về hình thức trình bày Việc “trình bày hợp lý, dễ theo dõi” chiếm 46% được độc giả lựa chọn nhiều nhất trong việc đánh giá hình thức tốt của báo in hiện nay. “Ấn tượng, thu hút người xem”được độc giả lựa chọn nhiều thứ hai chiếm 34.2% khi các đầu báo hay các trang bìa ngày nay được thiết kế khá độc đáo và thu hút sự chú ý. “Cỡ chữ vừa phải” và “chất lượng in tốt” là hai lý do khá hợp lý khi công chúng cầm một tờ báo để đọc lần lượt chiếm 22.6% và 22.1%. 3.4.4. Báo mạng được đánh giá cao về tốc độ truy cập Tốc độ truy cập nhanh của báo mạng được lựa chọn với 41,9%. Yếu tố âm thanh, hình ảnh hấp dẫn và dễ đọc, dễ nghe dễ nhìn chiếm 37,1%. Tuy nhiên, 2/3 độc giả với 65,9% số người trả lời cho rằng việc quảng cáo nhiều ảnh hưởng không tốt tới tâm lý. Đặc biệt, cảm giác giảm sự quan tâm đến loại báo chí chiếm tới 32,9%. 15 CHƯƠNG 4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XU HƯỚNG TIẾP NHẬN SẢN PHẨM BÁO CHÍ CỦA CÔNG CHÚNG 4.1. Các yếu tố nhân khẩu – xã hội 4.1.1. Phụ nữ - tín đồ của thông tin “fastfood & buffet” Nam giới có tỷ lệ tiếp nhận báo chí nhiều hơn so với nữ giới với 3 loại hình: truyền hình (56,4% so với 43,6%), báo in (52,5 so với 47,5%) và phát thanh (53,4% so với 46,6%). Nữ giới chỉ chiếm ưu thế đọc báo mạng so với nam (52,5% so với 47,5%). Công chúng nam quan tâm tới các thông tin chính trị, thời sự (76,9% so với 58,4%). Trong khi đó, nữ giới lại quan tâm nhiều tới các vấn đề xã hội nói chung (25,5% so với 14,3%) và các thông tin của địa phương nói riêng (18,8% so với 7,1%). 4.1.2. Độ tuổi – càng cao nhu cầu thưởng thức thông tin càng giảm Cụ thể, độ tuổi 14-24 có xu hướng tiếp cận hàng ngày với báo mạng là chủ yếu, chiếm tới gần 80%. Từ tuổi 25 trở đi, công chúng đặc biệt ưa thích truyền hình, đặc biệt là nhóm trung niên, từ 40 – 60 tuổi, tỷ lệ theo dõi truyền hình đạt tới 90,3%. Tuy nhiên, tỷ lệ theo dõi truyền hình áp đảo, mang tính tuyệt đối so với các loại hình báo chí khác phải là nhóm người cao tuổi từ 61 – 75. Trong các nhóm tuổi đưa ra, nhóm tuổi trưởng thành từ 25 – 39 là nhóm công chúng có nhu cầu sử dụng các loại hình báo chí đa dạng nhất. Giới trẻ, với đặc điểm ham học hỏi, tò mò và cả tinh thần phấn đấu, là nhóm “tham lam” nhất khi quan tâm đến rất nhiều các chủ đề nội dung của báo chí: thông tin chính trị, các vấn đề xã hội, thể thao, lao động việc làm, khoa học - công nghệ, văn hóa, nghệ thuật và các tin giật gân, xì-căng-đan. Độ tuổi từ 25-39 muốn tiếp nhận nhiều nhất với hai chủ đề là chính trị trong nước và kinh tế - tài chính. Với nhóm tuổi trung niên từ 40 – 60, chủ đề thông tin được quan tâm nhất là các thông tin chính trị xã hội. 4.1.3. Viên chức nhà nước, học sinh - sinh viên – “thượng đế” của báo chí Hai nhóm công nhân viên chức và học sinh sinh viên có tỷ lệ theo dõi hàng ngày khá đồng đều các loại hình báo chí. Đối với truyền hình, có tới 43% 16 trong tổng số cán bộ công nhân, viên chức nhà nước và 25% học sinh/ sinh viên có mặt trong cuộc điều tra sử dụng dịch vụ này hàng ngày, cao hơn nhiều so với các nhóm khác. Đối với các lao động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, đây là nhóm công chúng ít có điều kiện tiếp cận và sử dụng báo chí nhất. Loại phương tiện truyền thông được quan tâm nhất là truyền hình và phát thanh, nhưng cũng không quá 10% theo dõi hàng ngày. Nhóm cán bộ công nhân, viên chức luôn quan tâm đến các dạng thông tin tổng hợp, cập nhật hàng ngày như các vấn đề xã hội, chính trị trong nước, an ninh quốc phòng, kinh tế tài chính và các thông tin về sức khỏe y tế. Tương đồng với cơ cấu độ tuổi trẻ 14 – 24 tuổi tại phần 4.1.2, nhóm nghề nghiệp có nhu cầu đa dạng nhất về nội dung thông tin tiếp nhận chính là nhóm học sinh – sinh viên. 4.1.4. Đồng bằng nghe đài, đọc báo, miền núi xem tivi Đối với báo in: công chúng ở Trung du miền núi phía Bắc ít quan tâm đến báo in so với hai khu vực còn lại (cao nhất là khu vực Duyên hải miền Trung). Trong khi 5 khu vực còn lại có tỷ lệ theo dõi hàng ngày từ 27,7% (đồng bằng sông Hồng) đến 44,7% (duyên hải miền Trung) thì khu vực Trung du miền núi phía Bắc chỉ đạt tỷ lệ người đọc báo hàng ngày rất thấp, chỉ 4,2%. Đối với truyền hình: công chúng ở các địa bàn Trung du miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Tây Nam bộ vẫn dành sự ưu tiên quan tâm nhiều hơn các khu vực khác, chiếm tỷ lệ người xem hàng ngày từ 79,7% đến 89%. Đối với báo mạng: khu vực Trung du miền núi phía Bắc có tỷ lệ sử dụng báo mạng điện tử thấp nhất (4,9%), đứng thứ hai là khu vực Tây Nam bộ (35,3%). Các khu vực còn lại có tỷ lệ sử dụng báo mạng hàng ngày khá cao, nằm trong khoảng từ 66,7% đến 84,7%. Đối với phát thanh: có sự chuyển biến về nhu cầu so với truyền thống. Nếu như trước đây, đài phát thanh được sử dụng nhiều ở các khu vực nông thôn, thì hiện nay, số người ở thành thị, đặc biệt ở các đô thị lớn như Hà Nội, Sài Gòn đang chiếm ưu thế. 4.1.5. Người độc thân thích báo mạng, người đã kết hôn thích truyền hình 59,1% khán thính giả xem truyền hình ở mức hàng ngày là những người đã kết hôn. Trong khi đó, tỷ lệ những người độc thân thường xuyên theo dõi 17 truyền hình chỉ đạt 38,2%. Ngược lại, số công chúng sử dụng báo mạng điện tử hàng ngày trong tình trạng chưa kết hôn chiếm đến 59,9% và chỉ 38,6% là đã lập gia đình. Một chỉ báo khác minh chứng sự tác động của tình trạng hôn nhân đến mức độ sử dụng các loại hình báo chí là tỷ lệ những người sử dụng báo chí trên 300 phút/ ngày chưa kết hôn luôn cao hơn những người đã lập gia đình. 4.1.6. Học vấn quyết định khả năng tương tác với báo chí Những người có trình độ học vấn thấp thường chỉ tập trung theo dõi hàng ngày hai loại hình báo chí là truyền hình và phát thanh. Ngược lại, những nhóm học vấn từ tốt nghiệp trung học phổ thông (cấp 3) trở lên lại cho thấy sự đa dạng và linh hoạt trong các tiếp cận báo chí hàng ngày. Nhóm công chúng báo chí có trình độ học vấn thấp, từ cấp trung học cơ sở (cấp 2) trở xuống, thường quan tâm đến vấn đề xã hội, gắn liền với các thông tin giật gân, xì căng đan. Trong khi đó, càng học vấn cao, người ta càng ít quan tâm đến những dạng “rác thông tin” kiểu giật gân, xì căng đan câu khách vốn vẫn xuất hiện trên nhiều sản phẩm báo chí hiện nay. Hoạt động tương tác đơn giản nhất là Gửi nhận xét, bình luận về một bào báo hay Gọi điện đến đường dây nóng của một cơ báo chí chỉ thực sự diễn ra từ nhóm có trình độ học vấn trung học phổ thông trở lên, với 45,1% công chúng có tham gia hoạt động này. Những hình thức tương tác cao cấp hơn, phức tạp hơn như Gửi ảnh, tư liệu; Gửi bài đăng báo; Viết bài phản hồi một bài báo khác cũng chỉ thực sự diễn ra từ nhóm trình độ cấp 3 trở lên và thể hiện rõ nhất với nhóm học vấn đại học và trên đại học. 4.1.7. Điều kiện kinh tế tỷ lệ thuận với nhu cầu sử dụng báo chí Ở những mức chi phí sinh hoạt thấp, nhu cầu sử dụng báo chí của công chúng là không cao. Ở mức hóa đơn tiền điện từ 100 nghìn đồng trở xuống, lượng người sử dụng hai loại hình truyền hình và phát thanh chỉ đạt lần lượt là 54,7% và 54,2%. Sau đó, tỷ lệ này tiếp tục tăng trưởng qua các mức chi phí sinh hoạt cao hơn và đạt lượng người theo dõi báo chí rất đông đảo khi tiệm cận mức chi phí 500 nghìn đồng/ tháng đối với tiền điện sinh hoạt. Đặc biệt, ở mức chi phí từ 500 – 1000 nghìn đồng, lượng người xem truyền hình hàng ngày đạt tới 91,2% và sử dụng báo mạng điện tử đạt 86,6%. Ấn tượng hơn ở loại hình báo chí vốn được coi là thoái trào trong thời buổi 18 truyền thông số là báo in, tỷ lệ người sử dụng hàng ngày đạt tới 77,6%, cao hơn gấp rưỡi tỷ lệ trung bình sử dụng báo in hàng ngày của công chúng Việt Nam là 52,6%. Riêng báo phát thanh lại không chịu ảnh hưởng của yếu tố chi phí sinh hoạt này. 84,8% số người có ô tô xem truyền hình hàng ngày trong khi chỉ đạt tỷ lệ 70,8% ở những người không có ô tô. Đặc biệt, với tính tiện nghi và đặc điểm sử dụng của ô tô, tỷ lệ nghe đài hàng ngày lên đến 32%. Tỷ lệ sử dụng báo in và báo mạng điện tử của những người sở hữu ô tô cũng cao hơn 1,5 lần so với những người không có. 4.2. Môi trường báo chí tại Việt Nam 4.2.1. Cơ chế bao cấp báo chí tạo ra sản phẩm báo chí vừa thừa vừa thiếu: Nó cho phép duy trì một số lượng lớn các cơ quan báo chí thường xuyên phát triển và liên tục gia tăng, đồng nghĩa với việc công chúng có nhiều lựa chọn, nhiều cơ hội tiếp nhận thông tin. Tuy nhiên, cơ chế này dẫn đến yếu tố thiếu cạnh tranh, không phát triển về kinh tế báo chí, không nâng cao tính chất chuyên nghiệp, đồng nghĩa với việc công chúng sẽ không được đáp ứng tốt nhất về chất lượng, tính hấp dẫn của thông tin. 4.2.2. Chế độ tiếp nhận báo chí miễn phí tạo ra cơ hội trong hiện tại và rào cản trong tương lai: công chúng có điều kiện dễ dàng tiếp nhận thông tin, nhất là đối với truyền hình, phát thanh, báo mạng, kể cả người giàu hay người nghèo. Tuy nhiên, công chúng Việt Nam đã quen với phương thức đọc/xem/nghe miễn phí. Cho đến một thời điểm trong tương lai, chắc chắn các loại hình báo chí đều thu phí, sẽ tạo ra những khó khăn, rào cản lớn về tâm lý khách hàng cũng như khả năng chi trả mua thông tin. 4.2.3. Tính định hướng chính trị tạo ra môi trường báo chí an toàn trong phạm vi giám sát chặt chẽ cho công chúng: công chúng được “thanh lọc” những thông tin phản cảm, gây ảnh hưởng xấu đến dư luận, ảnh hưởng xấu đến các yếu tố kinh tế, văn hóa, giáo dục, thẩm mĩ… của họ. Về cơ bản, công chúng được sống trong một môi trường báo chí lành mạnh, an toàn. Ngược lại, có những thông tin công chúng không được biết rõ ràng, đầy đủ và khách quan; thông tin không đáp ứng đúng thị hiếu của công chúng. Điều này gây ra một số rào cản về nội dung thông tin công chúng thu nhận được. Có những trường hợp 19 gây ức chế, hoang mang dư luận, mất niềm tin, tạo ra phản ứng không tích cực và là cơ hội để các thế lực thù địch cũng như báo chí “lề trái” tác động ngược trở lại công chúng. 4.2.4. Khả năng thu hút và đáp ứng nhu cầu công chúng của các cơ quan báo chí: tạo ra một thị trường truyền thông sôi nổi, có tốc độ phát triển nhanh, góp phần đáp ứng và làm nảy sinh nhiều nhu cầu đa dạng về thông tin của công chúng. Tốc độ đưa tin nhanh, cập nhật, đa dạng của báo chí giúp công chúng tiếp nhận bất cứ thời gian nào. Việc chủ động tìm kiếm, lựa chọn thông tin báo chí ngày càng được định hình rõ nhờ sự phát triển của Internet. Tuy nhiên, những thông tin, hình ảnh phản cảm xuất hiện trên báo chí tác động lớn đến giá trị thẩm mỹ, đạo đức, nhân cách của một bộ phận người xem, đặc biệt là nhóm công chúng trẻ, trong đó có trẻ em. Việc xuất hiện quá nhiều kênh tin tức dẫn đến việc công chúng đôi khi bị nhiễu thông tin, mất phương hướng và đôi khi là bội thực thông tin. 4.2.5. Văn hóa đọc/nghe/xem của người Việt Nam là nền tảng tiếp nhận của công chúng báo chí truyền thống Người Việt Nam cũng vẫn giữ một số đặc trưng tiếp nhận báo chí truyền thống: thích đọc báo in vào buổi sáng khi ngồi café; thích xem truyền hình vào thời điểm có bữa cơm gia đình; thích nghe phát thanh trước giờ đi ngủ… Ngoài ra, tính chất công việc của công chúng nước ta dễ tạo ra thời gian tranh thủ vừa làm vừa đọc báo, nhất là đối với công nhân viên Nhà nước. Mặc dù thế hệ trẻ sẽ có nhiều sự thay đổi, chuyển biến trong cách thức tiếp nhận, nhưng những đặc trưng trên không dễ dàng bị phá hủy, bởi nó đã ăn sâu vào văn hóa người Việt. 4.2.6. Sự cạnh tranh của các loại hình truyền thông xã hội là cơ hội cũng như thách thức cho báo chí – công chúng báo chí: công chúng, mà nhiều nhất là giới trẻ, sẽ có nhiều khả năng, điều kiện và sự chủ động trong tiếp nhận cũng như lan truyền, kiến tạo thông tin hơn, tính tương tác báo chí tốt hơn. Đồng thời, xu thế đó cũng đã đặt ra những vấn đề đáng lưu tâm ở khía cạnh quản lý, dư luận xã hội, văn hóa mạng… cũng như ảnh hưởng đến nhận thức của công chúng nếu thông tin không xác thực, không lành mạnh. 20 4.3. Yếu tố khoa học kĩ thuật công nghệ Về cơ bản, càng phát triển, khoa học kĩ thuật công nghệ càng tạo ra môi trường báo chí thuận lợi cho công chúng. Các phương tiện truyền thông hiện đại đang tiếp tục thu hút ngày càng nhiều người sử dụng hơn với những tính năng cung cấp thông tin nhanh nhạy, toàn diện và trực tiếp. Nếu như không có sự phát triển của công nghệ truyền thông hiện đại, công chúng sẽ có xu hướng rơi vào tình trạng xói mòn thông tin, dẫn tới sự phát triển của xã hội sẽ đi xuống theo chiều hướng chóng mặt. Có một mặt trái của yếu tố tưởng chừng như là thế mạnh tuyệt đối này, đó chính là nó tạo ra cho công chúng ngày càng phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ. Cũng giống như rất nhiều lĩnh vực khác, công nghệ không hoàn toàn là tốt. Thế hệ càng trẻ, văn hóa đọc sách – báo in càng phai nhạt dần đi. Việc tương tác, bàn luận trên báo chí vừa dễ dàng thực hiện hơn nhưng cũng dễ dàng tạo ra yếu tố không lành mạnh, gây nhiễu thông tin, tạo ra những hiệu ứng, hiện tượng xã hội, dư luận xã hội không tích cực. 4.4. Xu hướng toàn cầu hóa và sự phát triển của báo chí thế giới Công chúng chính là đối tượng chịu tác động gián tiếp từ xu thế trên. Đặc biệt có thể thấy ở xu thế hội tụ báo chí - truyền thông, truyền thông xã hội đang phổ biến trên thế giới và dần hình thành ở nước ta hiện nay. Những tác động từ truyền thông và báo chí thế giới có thể mở ra một môi trường thông tin đa dạng, nhiều chiều, thuận tiện cho công chúng; đồng thời có thể lan truyền thông tin, cách thức tiếp nhận “độc hại” về chính trị, văn hóa, xã hội. CHƯƠNG 5 DỰ BÁO XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI TRONG TIẾP NHẬN SẢN PHẨM BÁO CHÍ CỦA CÔNG CHÚNG 5.1. Dự báo khả năng biến đổi của các nhân tố ảnh hưởng 5.1.1. Giới tính nam gia tăng, nền tảng văn hóa tiếp nhận của người Việt: lợi thế cho báo in, truyền hình và phát thanh tiếp tục phát triển 5.1.2. Giới trẻ - tiếp nhận chủ yếu các loại hình báo chí mới
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất