Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xu hướng biến đổi của giai cấp nông dân trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa...

Tài liệu Xu hướng biến đổi của giai cấp nông dân trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh bình thuận hiện nay

.PDF
126
7
113

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  TRẦN THỊ CHỮ XU HƢỚNG BIẾN ĐỔI CỦA GIAI CẤP NÔNG DÂN TRONG QUÁ TRÌNH ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH BÌNH THUẬN HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Thành phố Hồ Chí Minh-2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  TRẦN THỊ CHỮ XU HƢỚNG BIẾN ĐỔI CỦA GIAI CẤP NÔNG DÂN TRONG QUÁ TRÌNH ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH BÌNH THUẬN HIỆN NAY Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học Mã số: 60.22.85 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. LÊ HANH THÔNG Thành phố Hồ Chí Minh-2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu, tìm tòi, phân tích các tài liệu của tôi, dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Lê Hanh Thông. Các số liệu, trích dẫn trong luận văn là trung thực. Công trình chƣa đƣợc công bố ở bất cứ tài liệu nào. Nếu sai sự thật, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trƣớc pháp luật. TP. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 04 năm 2014 Tác giả TRẦN THỊ CHỮ MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 Chƣơng 1: GIAI CẤP NÔNG DÂN VÀ XU HƢỚNG BIẾN ĐỔI TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ờ VIỆT NAM......... 6 1.1. GIAI CẤP NÔNG DÂN VÀ VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP NÔNG DÂN TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ........................ 6 1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về giai cấp nông dân ............. 6 1.1.2. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về giai cấp nông dân ....................................................................................................... 10 1.2. XU HƢỚNG BIẾN ĐỔI CỦA GIAI CẤP NÔNG DÂN VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ............................................................................................................ 16 1.2.1. Quan điểm của Đảng về quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ............................................................................................................. 16 1.2.2. Các yếu tố tác đông đến giai cấp nông dân trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ....................................................................... 22 1.2.3. Vai trò và xu hƣớng biến đổi của giai cấp nông dân trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ...................................................... 30 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ................................................................................... 50 Chƣơng 2: GIAI CẤP NÔNG DÂN TỈNH BÌNH THUẬN TRONG QUÁ TRÌNH ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ........ 52 2.1. TÌNH HÌNH KINH TẾ, XÃ HỘI Ở BÌNH THUẬN ................................. 52 2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế, xã hội tỉnh Bình Thuận ..................... 52 2.1.2. Giai cấp nông dân tỉnh Bình Thuận trong cơ cấu xã hội -giai cấp của tỉnh .......................................................................................................... 56 2.2. NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA GIAI CẤP NÔNG DÂN TỈNH BÌNH THUẬN TRONG QUÁ TRÌNH ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 2.2.1. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Bình Thuận và những yếu tố tác động đến giai cấp nông dân .................................................................... 58 2.2.2. Những biến đổi của giai cấp nông dân trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ....................................................................... 73 2.2.3. Những vấn đề đặt ra với giai cấp nông dân tỉnh Bình Thuận trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ............................ 87 2.3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA GIAI CẤP NÔNG DÂN TRONG QUÁ TRÌNH ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở BÌNH THUẬN HIỆN NAY ...................................... 89 2.3.1. Phƣơng hƣớng nhằm phát huy tính tích cực của giai cấp nông dân trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ....................................... 89 2.3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy tính tích cực của giai cấp nông dân trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ...................... 93 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ................................................................................. 100 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 102 PHIẾU ĐIỀU TRA ........................................................................................... 105 BẢNG KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC ............................................... 108 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 114 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc là yêu cầu tất yếu đối với sự nghiệp xây dựng đất nƣớc của các quốc gia đang phát triển. Đối với Việt Nam quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc là quyết định phù hợp cả về lý luận và thực tiễn của Đảng và Nhà nƣớc ta trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nƣớc. Là một nƣớc có nền nông nghiệp truyền thống lâu đời với hơn 70% dân số làm nông nghiệp, Đảng ta xác định một trong những nhiệm vụ quan trọng và là nội dung cơ bản hàng đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc hiện nay là quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nƣớc ta trong những năm qua đã mang lại những thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng. Đất nƣớc đã cơ bản thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế. Trong quá trình công nghiệp hóa đất nƣớc, vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn luôn có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lƣợc của cách mạng Việt Nam. Trải qua các giai đoạn cách mạng, nông dân Việt Nam đã có những đóng góp lớn góp phần mang lại thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Sau hơn hai mƣơi năm thực hiện đƣờng lối đổi mới dƣới sự lãnh đạo của Đảng, cùng với những thành tựu to lớn về kinh tế – xã hội, xã hội Việt Nam cũng đã diễn ra một quá trình biến đổi toàn diện cả ở tầm vĩ mô và vi mô, trong tất cả các lĩnh vực của đời sống. Giai cấp nông dân, với số lƣợng đông đảo nhất trong xã hội cũng chịu tác động mạnh mẽ của quá trình này dẫn đến sự biến đổi trên nhiều mặt tạo nên sự thay đổi phong phú, đa dạng ở khu vực nông thôn. Bình Thuận là một tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ, thuộc vùng kinh tế Đông Nam Bộ và nằm trong khu vực chịu ảnh hƣởng của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Đối với Bình Thuận, nông nghiệp và kinh tế nông thôn giữ vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với xu thế chung của cả nƣớc, bƣớc vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa việc tập trung 2 cho nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn là cơ sở vững chắc cho sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Để quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Bình Thuận gặt hái đƣợc nhiều thắng lợi và khai thác hết tiềm năng của tỉnh, đòi hỏi Bình Thuận phải xây dựng, hoàn thiện một hệ thống chủ trƣơng, chính sách, phù hợp với hoàn cảnh điều kiện thực tiễn của địa phƣơng. Quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Bình Thuận chủ yếu là quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế của tỉnh. Vì vậy, để thực hiện yêu cầu này, đòi hỏi phải nghiên cứu, nắm vững xu hƣớng biến đổi của giai cấp nông dân. Trên cơ sở đó đƣa ra những phƣơng hƣớng, giải pháp cụ thể, phát huy hết sức mạnh của toàn dân, mọi tiềm lực của địa phƣơng trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Với ý nghĩa trên, tác giả chọn đề tài: “Xu hướng biến đổi của giai cấp nông dân trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bình Thuận hiện nay” làm luận văn cao học. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề nông dân, quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nông nghiệp, nông thôn hiện nay luôn đƣợc sự quan tâm của các cấp, bộ, ngành, nhiều nhà khoa học. Vì vậy, đã có nhiều đề tài khoa học, nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân đƣợc nghiên cứu ở những góc độ khác nhau. Về các công trình khoa học, đã có những công trình sau đề cập đến vấn đề này: “Vấn đề phát triển công nghiệp nông thôn ở nước ta”, Viện nghiên cứu chiến lƣợc và chính sách khoa học và công nghệ - trung tâm hỗ trợ khoa học và công nghệ phát triển nông thôn, Nxb chính trị quốc gia, Hà nội, 1997. Tài liệu tập huấn: Phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (tập I và II), Hội khoa học kinh tế Việt Nam – Ban đào tạo và phổ biến kiến thức, Nxb chính trị quốc gia, Hà nội, 1998. “Xây dựng chính sách công nghệ phát triển công nghiệp nông thôn đến năm 2000 (tóm tắt)”, Lê Quý An, chƣơng trình 60- UB, ủy 3 ban khoa học nhà nƣớc, Hà Nội, 12- 1990. “Sản xuất và đời sống của các hộ nông dân không có đất hoặc thiếu đất ở đồng bằng sông Cửu Long thực trạng và giải pháp”, GS.TS Nguyễn Đình Hƣơng (chủ biên), Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999. Các công trình khoa học trên chủ yếu tập trung nghiên cứu về: Vai trò của Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; về nông thôn Việt Nam; Thực trạng phát triển công nghiệp ở nông thôn Việt Nam; Phƣơng hƣớng và giải pháp cần đặt ra cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; về hộ nông dân; nguyên nhân cơ bản và sâu xa của tình trạng các hộ nông dân không có đất hoặc thiếu đất sản xuất. Trên cơ sở đó đề xuất một số quan điểm, giải pháp nhằm đảm bảo công ăn việc làm và đời sống cho các hộ nông dân. Ngoài ra còn nhiều luận án tiến sĩ, thạc sĩ nghiên cứu liên quan đến đề tài nhƣ: “Sự chuyển hướng của giai cấp nông dân trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Nguyễn Đức Hƣớng, luận án tiến sĩ triết học, Hà Nội, 1991.” Đặc điểm và xu hướng biến đổi của giai cấp nông dân nước ta trong giai đoạn hiện nay” của Bùi Thanh Hƣơng, luận án tiến sĩ triết học, Hà Nội, 2000. “Xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội của giai cấp nông dân ở Nam bộ Việt Nam hiện nay” của Lê Ngọc Triết, luận án tiến sĩ triết học, Học Viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2002. “Giai cấp nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Bình Dương” của Vũ Duy Định, luận văn thạc sĩ chủ nghĩa xã hội khoa học, trƣờng đại học Khoa học xã hội và nhân văn thành phố, Hồ Chí Minh, 2011. Các đề tài trên đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề: sự phân hóa giàu nghèo trong giai cấp nông dân, giai cấp nông dân trong thời kỳ đổi mới đất nƣớc; làm rõ xu hƣớng biến đổi khách quan của giai cấp nông dân Việt Nam trong thời gian tới… Ngoài ra, còn có các văn kiện bàn về giai cấp nông dân ở Bình Thuận: Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Thuận lần thứ XI, 12/2005; Đại hội đại biểu nông dân Hàm Thuận Nam tỉnh Bình Thuận lần thứ IX. Các văn kiện đề cập đến các vấn đề: nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nông dân; chuyển dịch cơ cấu 4 kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Cho đến nay chƣa có công trình khoa học nào làm rõ xu hƣớng biến đổi của giai cấp nông dân trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bình Thuận. Vì vậy, vấn đề này rất cần đƣợc quan tâm nghiên cứu. 3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu luận văn Mục đích luận văn Góp phần làm rõ xu hƣớng biến đổi của giai cấp nông dân trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bình Thuận hiện nay. Từ đó, đề xuất những giải pháp nhằm phát huy tính tích cực của giai cấp nông dân trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bình Thuận. Nhiệm vụ luận văn Thứ nhất, làm rõ yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nƣớc ta và của tỉnh Bình Thuận trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Thứ hai, phân tích làm rõ xu hƣớng biến đổi của giai cấp nông dân trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bình Thuận. Thứ ba, phƣơng hƣớng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy tính tích cực của giai cấp nông dân trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bình Thuận hiện nay. Phạm vi nghiên cứu Vấn đề giai cấp nông dân, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nông thôn hiện nay có quy mô rộng đã có sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn tác giả chỉ giới hạn nghiên cứu xu hƣớng biến đổi của giai cấp nông dân tỉnh Bình thuận trên một số mặt trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Qua đó nêu lên phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm phát huy sức mạnh của giai cấp nông dân trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bình Thuận hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu luận văn Để thực hiện mục đích và hoàn thành nhiệm vụ trên, luận văn dựa trên cơ sở thế giới quan, phƣơng pháp luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí 5 Minh và quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về vai trò của quần chúng nhân dân, đồng thời luận văn còn sử dụng một số phƣơng pháp: Thăm dò xã hội học, phân tích – tổng hợp; diễn dịch – quy nạp; đối chiếu – so sánh; và sử dụng tƣ liệu thực tiễn của cơ quan ban ngành tỉnh Bình Thuận. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Ý nghĩa khoa học: Luận văn góp phần giúp nhận thức đúng đắn về xu hƣớng biến đổi của giai cấp nông dân trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ đó giúp ban lãnh đạo, chính quyền trong quá trình quản lý đƣa ra những chủ trƣơng chính sách đúng đắn nhằm phát huy sức mạnh của giai cấp nông dân trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bình Thuận hiện nay. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác giảng dạy ở trƣờng chính trị tỉnh, hoặc có thể làm tài liệu nghiên cứu tham khảo ở sở nông nghiệp phát triển nông thôn. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn đƣợc kết cấu gồm 2 chƣơng 5 tiết. 6 Chƣơng 1 GIAI CẤP NÔNG DÂN VÀ XU HƢỚNG BIẾN ĐỔI TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM 1.2. GIAI CẤP NÔNG DÂN VÀ VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP NÔNG DÂN TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 1.2.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về giai cấp nông dân Giai cấp nông dân là một trong những giai cấp cơ bản của xã hội đƣợc C.Mác, ph. Ăngghen, V.I Lênin chú trọng nghiên cứu cả lý luận cũng nhƣ hoạt động thực tiễn. Quan điểm chủ nghĩa Mác –Lênin về giai cấp nông dân thể hiện: Một là, nông dân vừa là những ngƣời lao động, vừa là những ngƣời tƣ hữu nhỏ. Mặc dù khác nhau về trình độ, địa vị kinh tế và lợi ích, nhƣng giữa họ có một điểm chung là đều sinh sống bằng cách làm thuê cho các giai cấp bóc lột ở nông thôn hoặc bằng chính lao động của bản thân không tham gia việc bóc lột. Nhƣ V.I Lênin đã chỉ rõ: “Giai cấp đó, một mặt là ngƣời tƣ hữu, mặt khác lại là ngƣời lao động. Nó không bóc lột những ngƣời lao động khác” [98, tr. 237]. Hai là, giai cấp nông dân là một lực lƣợng to lớn có vai trò rất quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định sứ thắng lợi trong phong trào cách mạng. “công nhân pháp không thể tiến lên một bƣớc nào của chế độ tƣ bản, khi mà giai cấp nông dân đứng giữa giai cấp vô sản và giai cấp tƣ sản, tức là nông dân và giai cấp tiểu tƣ sản, chƣa nổi dậy chống lại chế độ tƣ bản, chống lại sự thống trị của tƣ bản” [53, tr.167]. Và sau này trong tác phẩm “Những yêu sách của Đảng cộng sản Đức” C.Mác lại khẳng định vai trò to lớn của giai cấp nông dân trong phong trào cách mạng rõ ràng hơn ông viết: “công nhân pháp không thể tiến hành lên đƣợc một bƣớc nào và cũng không thể đụng đến một sợi tóc nào của chế độ tƣ sản trƣớc khi đông đảo nhân dân nằm giữa giai cấp vô sản và giai cấp tƣ sản” [55, tr.402]. Nhƣ vậy, giai cấp nông dân có vai trò hết sức quan trọng trong cách mạng dân chủ tƣ sản, cuộc cách mạng này không thể thành công nếu không 7 có sự tham gia của giai cấp nông dân, giai cấp vô sản phải lôi kéo đƣợc giai cấp nông dân về mình, nhƣ vậy mới thể hiện đƣợc vai trò của quần chúng quyết định thắng lợi. Quan điểm này của chủ nghĩa Mác càng khẳng định sự đúng đắn khi mà thời kỳ cách mạng 1848 – 1849 diễn ra ở Châu Âu, đánh dấu bƣớc phát triển mới của giai cấp công nhân trên vũ đài chính trị. Chủ nghĩa Mác đã chỉ rõ sức mạnh, vai trò của giai cấp nông dân trong cách mạng. Thực tiễn của phong trào cách mạng trên thế giới đã chứng minh tính đúng đắn của những quan điểm, những nhận định đó. Những quan điểm cơ bản đó đƣợc C. Mác và ph. Ăngghen thể hiện rõ qua những tác phẩm tổng kết kinh nghiệm cuộc cách mạng 1848- 1850 ở Pháp và Đức: “Đấu tranh giai cấp ở pháp 1848 -1850”; “Chiến tranh nông dân ở Đức”; “Ngày 18 tháng sƣơng mù của Lui Bônapáctơ”; “Vấn đề nông dân ở Pháp và Đức”… Và đƣợc khẳng định rõ hơn khi sự kiện công xã (1871) Pari nổ ra và thất bại. Qua phòng trào này, C.Mác đã chỉ ra nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự thất bại của Công xã Pari là do giai cấp vô sản không đƣợc sự đồng tình ủng hộ cao nhất của giai cấp nông dân. Nhƣ vậy, cuộc cách mạng vô sản thành công hay không thành công, nhanh hay chậm phụ thuộc vào việc giai cấp vô sản có lôi kéo đƣợc giai cấp nông dân tham gia hay không, thái độ của giai cấp nông dân đối với phong trào cách mạng nhƣ thế nào. Để giai cấp nông dân phát huy đƣợc sức mạnh cuả mình giai cấp vô sản phải tranh thủ đƣợc sự đồng tình, ủng hộ của giai cấp nông dân, phải tin tƣởng vào giai cấp nông dân, thiết lập nên một chuyên chính vô sản nhƣ V.I.Lênin đã khẳng định: “chỉ có lập nên chuyên chính dân chủ - cách mạng của giai cấp vô sản và nông dân thì cách mạng dân chủ mới có thể giành đƣợc thắng lợi quyết định” [98, tr. 118]. Ba là, nông dân cung cấp sản phẩm nông nghiệp để đảm bảo nhu cầu của xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, đồng thời góp phần khôi phục và phát triển nền đại công nghiệp, tạo cơ sở vững chắc để giai cấp công nhân từng bƣớc xây dựng và phát triển nền kinh tế mới cũng nhƣ các lĩnh vực khác của đời sống xã hội 8 Việc nông dân tích cực sản xuất nhằm cung cấp lƣơng thực cũng nhƣ những sản phẩm nông nghiệp khác sẽ giúp xã hội thoát ra khỏi sự khủng hoảng do tình trạng thiếu lƣơng thực xảy ra triền miên sau cách mạng. Theo V.I.Lênin, Đảng phải thuyết phục để công nhân và nông dân thấy rằng, nếu không có sự hợp lực mới, không có các hình thức đoàn kết mới trong nội bộ nhà nƣớc thì sẽ không thoát ra khỏi tình trạng phá sản về kinh tế. Ý thức đƣợc tầm quan trọng của nông nghiệp và nông dân, đặc biệt là ở một nƣớc mà nông dân chiếm đại đa số dân cƣ, V.I.Lênin chỉ thị, sau khi giai cấp công nhân giành đƣợc chính quyền, các công xƣởng, nhà máy và đƣờng sắt đã chuyển vào tay công nhân thì thực chất mối quan hệ kinh tế giữa giai cấp công nhân và nông dân phải thể hiện ở việc công nhân sẽ sản xuất các sản phẩm phục vụ cho nông nghiệp và nông dân, vận chuyển về cho nông dân và đổi lấy các sản phẩm nông sản thừa của nông dân. Phân tích mối quan hệ giữa công nghiệp với nông nghiệp, V.I.Lênin đã chỉ ra cơ sở thực sự và duy nhất để làm tăng các nguồn dự trữ, để xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ có thể là đại công nghiệp; bởi lẽ, không có công xƣởng lớn với quy mô nhƣ chủ nghĩa tƣ bản đã tạo ra, không có một nền đại công nghiệp đƣợc tổ chức cao, thì không thể nói đến chủ nghĩa xã hội nói chung, càng không thể nói đến chủ nghĩa xã hội ở một nƣớc nông nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, ông cũng chỉ rõ, nếu không có dự trữ lƣơng thực đầy đủ và thực sự đảm bảo thì nhà nƣớc hoàn toàn không thể tập trung chú ý để tiến hành có hệ thống công tác khôi phục đại công nghiệp dù là trên một quy mô nhỏ bé. Ngay sau khi Cách mạng tháng Mƣời Nga thành công, V.I.Lênin thẳng thắn chỉ ra rằng, những ngƣời cộng sản phải tự coi là mắc nợ nông dân và phải trả “món nợ” đó bằng cách khôi phục nền công nghiệp Trong tác phẩm Bàn về thuế lƣơng thực, V.I.Lênin cũng đã khẳng định, giai cấp công nhân phải tạo mọi điều kiện giúp nông dân cải thiện đời sống của mình. Đó là yêu cầu cần thiết mà giai cấp công nhân phải thực hiện và chỉ có nhƣ vậy giai cấp nông dân mới tin tƣởng vào giai cấp vô sản và phát huy sức mạnh của mình trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Tƣ tƣởng đúng đắn mang tầm chiến lƣợc 9 và đậm nét nhân văn đó xuất phát từ việc ông ý thức sâu sắc đƣợc vai trò của giai cấp nông dân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở một nƣớc mà nông dân chiếm đại đa số. V.I.Lênin khẳng định: “Phải bắt đầu từ nông dân. Ngƣời nào không hiểu điều đó, ngƣời nào có ý coi đƣa vấn đề nông dân lên hàng đầu nhƣ thế là một sự “từ bỏ” hoặc tƣơng tự nhƣ sự từ bỏ chuyên chính vô sản, thì chẳng qua chỉ là vì ngƣời đó không chịu suy nghĩ kỹ càng vấn đề đó và bị lời nói trống rỗng chi phối” [97, tr. 263]. Khi nghiên cứu sâu vào vấn đề nông dân chủ nghĩa Mác đã nhận thức rằng: so với giai cấp công nhân mặc dù là giai cấp đông đảo chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu xã hội, tinh thần, nhiệt huyết cách mạng cao, nhƣng, giai cấp nông dân không có hệ tƣ tƣởng riêng, mà họ hoàn toàn phụ thuộc vào giai cấp thống trị của xã hội. Do không có hệ tƣ tƣởng độc lập, dễ dao động, nên giai cấp nông dân chỉ có thể giải phóng cho giai cấp của mình thông qua một giai cấp lãnh đạo có khả năng giác ngộ họ, đƣợc sự tin tƣởng, ủng hộ cao nhất của giai cấp nông dân. Khi chƣa giác ngộ cách mạng giai cấp nông dân rất dễ bị dao động về mặt tƣ tƣởng, dễ bị ngộ nhận về chính trị và manh động trong các cuộc đấu tranh tự phát. Họ chỉ có thể liên minh với giai cấp vô sản với đội tiền phong là Đảng Cộng sản để tiến hành cách mạng. Trong khối liên minh công nông giai cấp nông dân là lực lƣợng nồng cốt, đóng vai trò quan trọng, quyết định đối với thành công trong mọi giai đoạn cách mạng. Thực tiễn cách mạng đã chứng minh tầm quan trọng của khối liên minh công nông trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Với xuất phát điểm là vấn đề kinh tế để nghiên cứu toàn diện về giai cấp nông dân. Chủ nghĩa Mác – Lênin đã chỉ ra khả năng cách mạng của một giai cấp tùy thuộc vào vị thế của giai cấp đó trong toàn bộ nền kinh tế, phƣơng thức sản xuất mà giai cấp đó tiến hành từ đó quy định vai trò của nó trong xã hội. Nhƣ vậy, những hạn chế của giai cấp nông dân có nguồn gốc từ chính điều kiện sản xuất. Theo C.Mác: “Mỗi gia đình nông dân gần nhƣ tự cấp tự túc hoàn toàn, sản xuất ra đại bộ phận những cái mình tiêu dùng và do đó kiếm tƣ liệu sinh hoạt cho mình bằng cách trao đổi với thiên nhiên nhiều hơn là giao tiếp với xã hội” [57, tr. 515]. 10 Xuất phát từ phƣơng thức sản xuất nhƣ vậy mà giai cấp nông dân không có hệ tƣ tƣởng riêng, không thể trở thành lực lƣợng tiên phong của xã hội. Họ chỉ có thể trở thành lực lƣợng tiên phong khi đƣợc một tổ chức Đảng chân chính lãnh đạo, tuyên truyền, kêu gọi giác ngộ, giúp họ nhận thức đƣợc vai trò và sức mạnh của mình trong đấu tranh cách mạng. V.I Lênin đã chỉ rõ: “Trình độ giác ngộ của giai cấp nông dân có quan hệ rất lớn đến tiến trình và kết cục của cuộc đại cách mạng” [93, tr.115]. Mặc dù có những hạn chế đó, nhƣng theo chủ nghĩa Mác – Lênin giai cấp vô sản vẫn có thể thay đổi đƣợc lập trƣờng và lôi kéo đƣợc giai cấp nông dân về phía mình vì theo chủ nghĩa Mác: thái độ thờ ơ lãnh đạm đó hoàn toàn không phải là không thể khắc phục đƣợc. Và giải pháp để thay đổi đƣợc lập trƣờng của giai cấp nông dân chỉ có thể là giải quyết vấn đề ruộng đất cho họ. Giải quyết nội dung về vấn đề ruộng đất cho họ một cách hợp lí chính là chìa khóa đem tới sự thành công. Quan điểm trên của chủ nghĩa Mác – Lênin về vai trò của giai cấp nông dân có ý nghĩa hết sức quan trọng giúp giai cấp vô sản với đội tiên phong là Đảng cộng sản thực hiện thành công sứ mệnh lịch sử của mình. Điều đó đƣợc thực tiễn cách mạng thế giới chứng minh bằng những thắng lợi hào hùng của giai cấp vô sản. 1.2.2. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về giai cấp nông dân Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của quá trình cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nƣớc ta. Đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con ngƣời. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng Ngƣời luôn quan tâm đến vấn đề nông dân, một lực lƣợng to lớn của cách mạng. Quán triệt quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin về giai cấp nông dân, vận dụng một cách sáng tạo vào điều kiện hoàn 11 cảnh của đất nƣớc, Hồ Chí Minh đã có những quan điểm đúng đắn, sâu sắc về giai cấp nông dân Việt Nam. Đối với Ngƣời, giai cấp nông dân là một lực lƣợng có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp cách mạng chung. Từ những năm 20 của thế kỷ XX Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định cần phải thu hút đại bộ phận giai cấp nông dân vào sự nghiệp đấu tranh cách mạng. Tại hội nghị quốc tế nông dân lần thứ nhất (1923), Ngƣời chỉ rõ: “Tôi phải nhắc lại với các đồng chí rằng, Quốc tế của các đồng chí trở thành một quốc tế thật sự khi mà không những nông dân phƣơng tây, mà cả nông dân ở Phƣơng Đông, nhất là nông dân ở các nƣớc thuộc địa là những ngƣời bị bóc lột và bị áp bức nhiều hơn các đồng chí đều tham gia quốc tế…” [64, tr. 212]. Nƣớc ta căn bản là một nƣớc nông nghiệp, 70% dân số là nông dân, vị trí và vai trò của giai cấp nông dân càng có ý nghĩa quan trọng, quyết định thắng lợi cách mạng giải phóng dân tộc. Vì vậy, khi xác định con đƣờng cách mạng Việt Nam Ngƣời cho rằng: “Nội dung cách mạng dân tộc cũng là giải phóng nông dân” [63, tr. 25]. Tiếp tục khẳng định vai trò của giai cấp nông dân trong báo cáo trƣớc Hội nghị lần thứ tƣ Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa II, ngày 25 tháng 1 năm 1953, chủ tịch Hồ Chí Minh đã trình bày rõ quan điểm của mình: “Nền tảng của vấn đề dân tộc là vấn đề nông dân, vì nông dân là lực lƣợng cách mạng đông nhất chống phong kiến, chống đế quốc” [66, tr. 15]. Vai trò của giai cấp nông dân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc còn thể hiện ở sự đóng góp sức ngƣời, sức của phục vụ chiến tranh. Trong kháng chiến, nông dân là lực lƣợng đông đảo và chủ chốt, nông thôn là địa bàn chiến lƣợc, còn nông nghiệp là nguồn cung cấp nhu yếu phẩm đảm bảo lƣơng thực cho bộ đội. Theo quan điểm của Bác, chính sách và nghị quyết của Đảng và chính phủ đều vì lợi ích của nhân dân. Bác nói: Nếu dân đói Đảng và chính phủ có lỗi, nếu dân dốt Đảng và chính phủ có lỗi, nếu dân ốm Đảng và chính phủ có lỗi. Tuy nhiên, những chủ trƣơng, chính sách của Đảng và chính phủ có trở thành đƣợc hiện thực hay không lại do chính nhân dân quyết định. Thực tiễn quá trình đấu tranh cách mạng, xây dựng phát triển kinh tế xã hội, giai cấp nông dân nƣớc ta đã phát huy đƣợc sức mạnh, thể hiện tinh thần tích 12 cực nhiệt tình cách mạng của mình. Khi nghiên cứu về giai cấp nông dân, chủ tịch Hồ Chí Minh còn khẳng định tầm quan trọng của khối liên minh công – nông. Ngƣời cho rằng khối liên minh này đóng vai trò quyết định thắng lợi đối với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc cũng nhƣ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nông dân Việt Nam là lực lƣợng đông đảo, chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu xã hội, giàu lòng yêu nƣớc nhƣng không thể đảm nhận vai trò lãnh đạo cách mạng mà phải thông qua sự lãnh đạo của giai cấp công nhân với đội tiên phong là Đảng cộng sản Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng cái gốc của Cách mạng là khối liên minh công – nông để đoàn kết toàn dân tộc dƣới sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện cách mạng dân chủ nhân dân và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong tác phẩm Đƣờng cách mệnh, Bác viết: “Công nông là ngƣời chủ cách mệnh tức là công nhân và nông dân là lực lƣợng nồng cốt, là đội quân chủ lực của cách mạng … công nông là gốc cách mệnh” [ 67]. Nhận thức đúng đắn vai trò của giai cấp nông dân trong cách mạng giải phóng dân tộc phát triển kinh tế, chủ tịch Hồ Chí Minh cũng rất coi trọng nông nghiệp. Theo Bác, nông nghiệp luôn có một vị trí hết sức đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế ở nƣớc ta. Phát triển nông nghiệp là nhân tố hàng đầu, là nền tảng của quá trình phát triển kinh tế- xã hội. Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp, nghề nông là gốc. Chính vì vậy, trong thƣ gửi điền chủ nông gia Việt Nam ngày 11 tháng 4 năm 1946, ngƣời viết: “Việt Nam là một nƣớc sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nƣớc nhà, chính phủ trong mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta giàu thì nƣớc ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nƣớc ta thịnh” [67]. Tƣ tƣởng biện chứng của chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề nông dân cho đến ngày hôm nay khi mà đất nƣớc đang bƣớc vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc thì càng có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết cho sự nghiệp xây dựng đất nƣớc. Những quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về giai cấp nông dân là bài học quý báu đối với Đảng ta trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sự đánh giá một cách đúng đắn, khoa học về giai cấp nông dân 13 chính là chìa khóa quyết định thành công cho những chủ trƣơng, chính sách của Đảng và nhà nƣớc trong việc giải quyết vấn đề nông dân, vấn đề dân tộc. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh sự đánh giá của chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài của đất nƣớc về giai cấp nông dân là đúng đắn, khoa học. Nông dân, là vấn đề luôn đƣợc Đảng Cộng sản Việt Nam rất quan tâm và coi trọng trong suốt quá trình lãnh đạo đất nƣớc. Bởi lẽ, điểm xuất phát của Việt Nam đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một nƣớc nông nghiệp lạc hậu, nông dân là lực lƣợng đông đảo, chiếm đa số trong xã hội. Quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đánh giá đầy đủ đúng đắn, vị trí, vai trò, khả năng của giai cấp nông dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, Đảng ta chẳng những lôi cuốn giai cấp nông dân trở thành ngƣời đồng minh vững chắc và lâu dài của giai cấp công nhân Việt Nam, mà còn tạo ra nguồn bổ sung cho đội tiền phong. Đó là nguồn sức mạnh cơ bản làm nên thắng lợi vẻ vang của cách mạng nƣớc ta từ khi có Đảng. Giai cấp nông dân là một lực lƣợng có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Lịch sử 80 năm dƣới sự lãnh đạo của Đảng đã khẳng định những đóng góp to lớn của nông dân đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trƣớc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nông dân nƣớc ta chiếm hơn 90% dân số, là nạn nhân chủ yếu của chế độ thực dân phong kiến. Giải phóng dân tộc, giải phóng cho ngƣời lao động mà chủ yếu là nông dân, là nhiệm vụ quan trọng số một của cách mạng Việt Nam. Vận dụng một cách sáng tạo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vai trò của giai cấp nông dân, Đảng đã xác định cần phải thu hút đại bộ phận giai cấp nông dân vào sự nghiệp đấu tranh cách mạng do Đảng lãnh đạo. Quán triệt tƣ tƣởng của chủ tịch Hồ Chí Minh Trong tác phẩm Đường cách mệnh: “Bây giờ tƣ bản lại đi áp bức công nông, cho nên công nông là ngƣời chủ cách mệnh. 1. Là vì công nông bị áp bức nặng hơn. 2. Là vì công nông là đông nhất cho nên sức mạnh hơn hết. 3. Là vì công nông là ngƣời tay không chân rồi, nếu thua thì chỉ mất một cái kiếp khổ, nếu đƣợc thì đƣợc cả thế giới, cho nên họ gan góc”. 14 “Vì những cớ ấy, nên công nông là gốc cách mệnh”. “Muốn cách mệnh thành công thì phải dân chúng (công nông) làm gốc” [65, tr.266]. Đảng ta luôn xác định rõ: Đảng phải lôi cuốn đại đa số dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo, lãnh đạo họ làm cách mạng, đồng thời phải liên lạc với tiểu tƣ sản, trí thức, trung nông để kéo họ đi cùng giai cấp vô sản. Đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tƣ sản chƣa rõ mặt phản cách mạng thì cũng phải lợi dụng, ít ra cũng phải làm cho họ trung lập.Trong khi liên lạc với các giai cấp, không đƣợc nhân nhƣợng lợi ích của công nông mà đi vào đƣờng thoả hiệp. Chủ trƣơng trên cho thấy, Đảng ta đã nắm chắc tình hình thực tiễn Việt Nam, đánh giá đầy đủ và đúng đắn vị trí, vai trò, khả năng của các giai cấp, tầng lớp trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nắm vững lý luận Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, Đảng ta vừa mới ra đời đã nắm ngay quyền lãnh đạo cách mạng, do Đảng sớm xây dựng đƣợc khối liên minh công nông. Uy tín chính trị và quyền lãnh đạo cách mạng của Đảng là tuyệt đối, không có lực lƣợng nào tranh chấp, do nó bắt nguồn từ sức mạnh vô địch của quần chúng cơ bản của Đảng, quần chúng công nông. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Trong điều kiện nhƣ nƣớc ta, một nƣớc thuộc địa, phong trào cách mạng thực sự phải là một phong trào dân tộc mà trong đó đội quân chủ lực phải bao gồm hai lực lƣợng cơ bản là công nhân và nông dân. Có dựa trên lực lƣợng cơ bản vững chắc đó, Đảng ta mới có khả năng xây dựng mở rộng lực lƣợng cách mạng tới các giai cấp và tầng lớp khác có tinh thần yêu nƣớc trong dân tộc. Xuất phát từ đặc điểm nông dân nƣớc ta, Đảng rất quan tâm giáo dục nông dân, lãnh đạo họ đi theo cách mạng, từng bƣớc đem lại quyền lợi thiết thân cho nông dân, xây dựng củng cố khối liên minh công nông thành đạo quân chủ lực của cách mạng. Giai cấp nông dân là lực lƣợng có vai trò quan trọng trong khối liên minh công – nông – trí thức. Trong Luận cương chính trị năm 1930, Đảng ta xác định: Trong cách mạng tƣ sản dân quyền, vô sản giai cấp và nông dân là hai động lực chính, nhƣng vô sản có cầm quyền lãnh đạo thì cách mạng mới thắng lợi đƣợc. 15 Trong quá trình lãnh đạo, Đảng luôn xác định cần phải từng bƣớc tổ chức, rèn luyện, giác ngộ giai cấp nông dân trong quá trình đấu tranh cách mạng. Cùng với công nhân và những ngƣời trí thức yêu nƣớc, giai cấp nông dân đã tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin và những tƣ tƣởng cách mạng của Hồ Chí Minh, trở thành một trong hai động lực chính của cách mạng. Những ngƣời tiên tiến trong giai cấp nông dân đã gia nhập Đảng, gánh vác nhiệm vụ trọng đại của dân tộc. Hiện tƣợng đặc thù này vào những thập niên đầu thế kỷ XX ở Việt Nam đã nói lên tính chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, đƣờng lối cứu nƣớc đúng đắn củachủ tịch Hồ Chí Minh, tài tổ chức và giáo dục nông dân của Đảng, đồng thời biểu hiện sự trƣởng thành của giai cấp nông dân Việt Nam về mặt giác ngộ dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Nắm vững vai trò và khả năng cách mạng của nông dân, Đảng ta chẳng những lôi cuốn giai cấp nông dân trở thành ngƣời đồng minh vững chắc và lâu dài của giai cấp công nhân Việt Nam, mà còn tạo ra nguồn bổ sung cho đội tiền phong. Lịch sử cách mạng Việt Nam dƣới sự lãnh đạo của Đảng ta đã chứng minh tính cách mạng và tính khoa học trong đƣờng lối liên minh với giai cấp nông dân. Đó là nguồn sức mạnh cơ bản làm nên những thắng lợi vẻ vang của cách mạng nƣớc ta từ khi có Đảng. Nắm vững đặc điểm nông dân nƣớc ta, Đảng và Nhà nƣớc ta tiến hành từng bƣớc công nghiệp hoá, coi đó là con đƣờng tăng cƣờng liên minh công - nông - trí thức, điều quan trọng hơn là chăm lo cải thiện đời sống vật chất và văn hoá cho nông dân, tăng cƣờng giáo dục ý thức làm chủ, nâng cao trình độ chính trị, khoa học - kỹ thuật cho nông dân. Cơ sở kinh tế của liên minh công nông trong cách mạng xã hội chủ nghĩa là vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, trong đó có công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Ngay từ khi bƣớc vào thời kỳ quá độ, Đảng ta đã xác định: Công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đại hội VI, từ tháng 12-1986, Đảng và Nhà nƣớc ta đã đề ra nhiều chủ trƣơng, chính sách, cơ chế, biện pháp mới nhằm giải phóng sức sản xuất, phát
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan