Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Xh

.DOC
48
383
106

Mô tả:

dsdf
TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO ĐẾN NGƯỜI NGHÈO XÃ THU NGẠC (Nghiên cứu tại xã Thu Ngạc-Huyện Tân Sơn- Tỉnh Phú Thọ). 1.tính cấp thiết của đề tài nghèo đói đang là vấn đề mang tính toàn cầu và có ảnh hưởng rất lớn đén sự sống còn, tồn tại và phát triển của nhân loại. Như chúng ta đều biết nhân loại đã bước sang thế kỉ XXI nhưng vấn đề chưa xoá đươc hết cái đói, chưa giảm hết được hết cái nghèo, mặc dù đây là vấn đề cấp thiết. Liên hiệp quốc đã và đang không ngừng kêu gọi các quốc gia cần đầu tư và chú trọng hơn nữa đối với vấn đề đói nghèo. Trong khi trí tuệ đã đưa con người vươn tới ngày càng xa hơn vào vũ trụ bao la, rất nhiều công trình khoa họcđã đưa lại những nguồn vật liệu mới, công nghệ mới…Vậy mà hiện nay trên thế giới vẫn còn hơn 1 tỷ người không biết đọc biết viết, còn cả một “châu lục đen”phải sống trong cảnh nghèo đói thậm chí cả một bộ phận cùng cực. Đất nước ta đã trải qua bao nhiêu năm dưới ách nô lệ lầm than, những khát vọng cháy bỏng về một nền hoà bình là sự oằn mình vất vả đấu tranh để giành nước và giữ nước. Hơn bao giờ hết mỗi người dân càng thấm thía và trân trọng những thành quả cách mạng mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã có được ngày hôm nay. Việc xây dựng và xây dựng đất nước trong thời bình ngày nay không còn con đường nào khác đó là sự đồng lòng, nỗ lực để xây dựng đất nước càng vững mạnh về mọi mặt: kinh tế - chính trị – xã hội… Trong nhiều năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta lãnh đạo, nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự định hướng của Nhà nước đang trên đà tăng trưởng, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Song bên cạnh những kết quả đã đạt được còn có những vấn đề tồn tại và bức xúc, một trong những vấn đề đó là vấn đề đói nghèo của một bộ phận dân cư - đặc biệt là đối với những vùng nông thôn miền núi. Thu Ngạc là 1 xã của huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Xã Thu Ngạc có tổng số diện tích theo km2 45,04 km², tổng số dân vào năm 1999 là 5042 người,mật độ dân số tương ứng 112 người/km². Là huyện nghèo duy nhất của tỉnh Phú Thọ, sau hơn 2 năm triển khai Nghị quyết 30a của Chính phủ về giảm nghèo bền vững, bước đầu huyện Tân Sơn đã đạt được những kết quả nhất định. Xã Thu Ngạc là một trong những xã nghèo nhất của Tân Sơn. Bên cạnh việc hỗ trợ bằng vật chất, xã Thu Ngạc còn hướng dẫn cho người dân những cách làm ăn mới như nuôi bò lai Sind, đưa lúa lai vào sản xuất để cải thiện năng suất, đảm bảo lương thực. Trên địa bàn xã Thu Ngạc, đã có hàng chục hộ được nhận bò lai Sind, xã cũng hỗ trợ cho bà con nông dân giống lúa lai, nhờ đó năng suất lúa đã tăng bình quân lên 1,7-2 tạ/sào, người dân từ chỗ thiếu ăn, nay đã đủ ăn, thậm chí còn có thóc gạo để bánLàm thế nào để đưa XãThu Ngạc thoát khỏi đói nghèo đang là câu hỏi lớn đặt ra cho Đảng bộ, chính quyền và toàn thể nhân dân Xã Thu Ngạc. Tìm ra những nguyên nhân cũng như giải pháp đúng đắn để “xoá đói giảm nghèo”, để nâng cao hiệu quả công tác xoá đói giảm nghèo và để làm cho sự tác động đó ngày càng rõ rệt hơn góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu “dân giàu nước mạnh xã hội dân chủ văn minh” là rất thiết thực ở xã Thu Ngạc.Từ cách nhìn nhận như vậy nên tôi chọn đề tài “Tác động của chính sách xoá đói giảm nghèo đến đời sống người dân xã Thu Ngạc -Huyện Tân Sơn- Tỉnh Phú Thọ” làm khoá luận tốt nghiệp. 2 .Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 2.1 ý nghĩa khoa học -Làm sáng tỏ một số luận điểm của lý thuyết xã hội học nói chung và lý thuyết vai trò được áp dụng trong đề tài nói riêng Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã vận dụng lý thuyết vai trò và các phương pháp thu thập thông tin, do vậy đề tài đã làm rõ các cơ sở lý luận, các quan điểm về XĐGN của đảng và nhà nước nói chung và của Xã Thu Ngạc Huyện Tân Sơn Tỉnh Phú thọ nói riêng. 2.2 ý nghĩa thực tiễn - Thông qua đề tài nghiên cứu giúp cho các nhà chức trách địa phương, những người dân đặc biêt biệt là người nghèo tại Xã Thu Ngạc- huyện Tân SơnTỉnh Phú Thọ để hiểu rõ thực trạng thực hiện chính sách và những nhân tố tác động của chính sách và chỉ rõ những tác động của chính sách XĐGN đến đời sống người nghèo dân tộc -Từ việc nắm bắt vấn đề trên giúp các ban nghành đoàn thể ,nhà quản lý,các nhà hoạch định chính sách khác phực những hạn chế trong quá trình ban hành chính sách ,tổ chức thực hiện chính sách .Và đề ra ,bổ sung một số biện pháp hoạch định chính sách cho phù hợp với đời sống người nghèo nơi đây 3.Đối tượng nghiên cứu , khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1 đối tượng nghiên cứu ‘ Tác động của chính sách xóa đói giảm nghèo đến đời sống của người nghèo tại Xã Thu Ngạc- huyện Tân Sơn- Tỉnh Phú Thọ . 3.2 khách thể Khách thể nghiên cứu của đề tài là người nghèo là người nghèo tại Xã Thu Ngạc- huyện Tân Sơn- Tỉnh Phú Thọ ,đang sinh sống trên dịa bàn xã Thu Ngạc ,cán bộ làm công tác XĐGN,cán bộ các ban nghành đoàn thể có liên quan. 3.3 phạm vi nghiên cứu +, phạm vi không gian Xã Thu Ngạc +,phạm vi thời gian:26/2-20/4 năm 2018 +, phạm vi nội dung .,thực trạng thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo .,nhân tố tác động của chính sáchXĐGN .,sự tác dộng của chính sách đến đời sống của nghười nghèo Xã Thu Ngạc 4.Mục iêu nghiên cứu – Phân tích thực trạng thực hiện chính sách XĐGN tại là người nghèo tại Xã Thu Ngạc- huyện Tân Sơn- Tỉnh Phú Thọ...giai đoạn 2011-2020 thông qua việc tổ chức ban hành và thực hiện các chính sách ,dự án về XĐGNở xã là người nghèo tại Xã Thu Ngạc- huyện Tân Sơn- Tỉnh Phú Thọ...,những kết quả đạt được .Từ đó chỉ ra thực trạng đói nghèo của đồng bào dân tộc là người nghèo tại Xã Thu Ngạc- huyện Tân Sơn- Tỉnh Phú Thọ....tại... - Và xác định những nhân tố tác động của chính sách XĐGN tại xã ... - Mô tả đời sống của người nghèo là người nghèo tại Xã Thu Ngạc- huyện Tân Sơn- Tỉnh Phú Thọ .....sau khi chính sách XĐGN được ban hành và tổ chức thực hiện . Và chỉ ra sự tác động của chính sách đến đời sống của người nghèo dân tộc là người nghèo tại Xã Thu Ngạc- huyện Tân Sơn- Tỉnh Phú Thọ...tại coa chuyển biến gì gì không và chuyển biến như thế nào. 5. Phương pháp luận - XĐGN là một chính sách xã hội cơ bản của đảng và Nhà nước. Đối tượng mà chính sách XĐGN hướng đến đó là một bộ phận dân cư nghèo Dựa trên lập trường quan điểm của C.Mác-Leenin và tư tưởng Hồ Chí Minh để hiểu rõ những tác động của chính sách đến đời sống người nghèo dân tộc 6.Phương pháp phân tích tài liệu -Tham khảo sách báo, và các đề tài nghiên cứu khoa học 6.2.2 Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi . 6.2.3 Phương pháp phỏng vấn sâu 6.2.4 Phương pháp quan sát 7 Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết 7.1 giả thuyết nghiên cứu -Tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao - Tỷ lệ hộ nghèo có xu hướng tăng sau khi nhà nước ban hành quy định nghèo đa chiêu 7.2 khung lý thuyết Điều kiện kinh –xã hội Điều kiện kinh tế - xã họi Chính sách XĐGN giai đoạn năm 2011-2020 Chính sách hỗ trợ về y tế Chính sách ưu đãi tín dụng Chín h sách hỗ trợ về giáo dục Hỗ trợ dậy nghề và tạo việc làm Chính sách văn hóa tinh thần Chính sách đào tạo và bồi dưỡng cán bộ chính sách Tác động đến đời sống người nghèo dân tộc mông Đời sống tinh thần Điều kiện vật chất Việc làm Nhà ở Thu Nhập Giáo dục Cơ sở hạ tầng Văn hóa thể dục thể thao Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của chính sách xóa đói giảm nghèo đến đời sống người nghèo tại xã Thu Ngạc. Lý thuyết vai trò là một quan điểm xã hội học và tâm lý học xã hội mà xem xét hầu hết các hoạt động hàng ngày để được diễn xuất trong các mục được xác định về mặt xã hội (ví dụ như, người mẹ, người quản lý, giáo viên). Mỗi vai trò xã hội là một tập hợp các quyền, nghĩa vụ, kỳ vọng, định mức và hành vi mà một người phải đối mặt và thực hiện đầy đủ. Mô hình này dựa trên quan sát rằng mọi người hành xử một cách dự đoán, và rằng hành vi của một cá nhân là bối cảnh cụ thể, dựa trên vị trí xã hội và các yếu tố khác. Các rạp chiếu phim là một phép ẩn dụ thường được sử dụng để mô tả lý thuyết vai trò. Thông qua lý thuyết vai trò trên chúng ta sẽ thấy được chính sách XĐGN có vai trò như thế nào đến người nghèo dân tộc . 2.Các khái niệm liên quan 2.1.Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm , quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống,[1] quan hệ nuôi dưỡng và hoặc quan hệ giáo dục. Gia đình có lịch sử từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Thực tế, gia đình có những ảnh hưởng và những tác động mạnh mẽ đến xã hội. Ngay từ thời nguyên thủy cho tới hiện nay, không phụ thuộc vào cách kiếm sống, gia đình luôn tồn tại và là nơi để đáp ứng những nhu cầu cơ bản cho các thành viên trong gia đình. Song để đưa ra được một cách xác định phù hợp với khái niệm gia đình, một số nhà nghiên cứu xã hội học đã đưa ra sự so sánh giữa gia đình loài người với cuộc sống lứa đôi của động vật, gia đình loài người luôn luôn bị ràng buộc theo các điều kiện văn hóa xã hội của đời sống gia đình ở con người. Gia đình ở loài người luôn bị ràng buộc bởi các quy định, các chuẩn mực giá trị, sự kiểm tra và sự tác động của xã hội; vì thế theo các nhà xã hội học, thuật ngữ gia đình chỉ nên dùng để nói về gia đình loài người. Thực tế, gia đình là một khái niệm phức hợp bao gồm các yếu tố sinh học, tâm lý, văn hóa,kinh tế,... khiến cho nó không giống với bất kỳ một nhóm xã hội nào. Từ mỗi một góc độ nghiên cứu hay mỗi một khoa học khi xem xét về gia đình đều có thể đưa ra một khái niệm gia đình cụ thể, phù hợp với nội dung nghiên cứu phù hợp và chỉ có như vậy mới có cách tiếp cận phù hợp đến với gia đình. Đối với xã hội học, gia đình thuộc về phạm trù cộng đồng xã hội. Vì vậy, có thể xem xét gia đình như một nhóm xã hội nhỏ, đồng thời như một thiết chế xã hội mà có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xã hội hóa con người. Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của mỗi thành viên cũng như để thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người. Có nhiều cơ sở để phân loại gia đình thành các loại khác nhau. +Xét về quy mô, gia đình có thể phân loại thành: Gia đình hai thế hệ (hay gia đình hạt nhân): là gia đình bao gồm cha mẹ và con. Gia đình ba thế hệ (hay gia đình truyền thống): là gia đình bao gồm ông bà, cha mẹ và con còn được gọi là tam đại đồng đường. Gia đình bốn thế hệ trở lên: là gia đình nhiều hơn ba thế hệ. Gia đình bốn thế hệ còn gọi là tứ đại đồng đường. +Dưới khía cạnh xã hội học và về quy mô các thế hệ trong gia đình, cũng có thể phân chia gia đình thành hai loại: Gia đình lớn (gia đình ba thế hệ hoặc gia đình mở rộng) thường được coi là gia đình truyền thống liên quan tới dạng gia đình trong quá khứ. Đó là một nhóm người ruột thịt của một vài thế hệ sống chung với nhau dưới một mái nhà, thường từ ba thệ hệ trở lên, tất nhiên trong phạm vi của nó còn có cả những người ruột thịt từ tuyến phụ. Dạng cổ điển của gia đình lớn là gia đình trưởng lớn, có đặc tính tổ chức chặt chẽ. Nó liên kết ít nhất là vài gia đình nhỏ và những người lẻ loi. Các thành viên trong gia đình được xếp đặt trật tự theo ý muốn của người lãnh đạo gia đình mà thường là người đàn ông cao tuổi nhất trong gia đình. Ngày nay, gia đình lớn thường gồm cặp vợ chồng, con cái của họ và bố mẹ của họ nữa. Trong gia đình này, quyền hành không ở trong tay của người lớn tuổi nhất. Gia đình nhỏ (gia đình hai thế hệ hoặc gia đình hạt nhân) là nhóm người thể hiện mối quan hệ của chồng và vợ với các con, hay cũng là mối quan hệ của một người vợ hoặc một người chồng với các con. Do vậy, cũng có thể có gia đình nhỏ đầy đủ và gia đình nhỏ không đầy đủ. Gia đình nhỏ đầy đủ là loại gia đình chứa trong nó đầy đủ các mối quan hệ (chồng, vợ, các con); ngược lại, gia đình nhỏ không đầy đủ là loại gia đình trong nó không đầy đủ các mối quan hệ đó, nghĩa là trong đó chỉ tồn tại quan hệ của chỉ người vợ với người chồng hoặc chỉ của người cha hoặc người mẹ với các con. Gia đình nhỏ là dạng gia đình đặc biệt quan trọng trong đời sống gia đình. Nó là kiểu gia đình của tương lai và ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại và công nghiệp phát triển. 1.3.1. Khái niệm chung về nghèo đói Nghèo đói là một khái niệm được dùng từ lâu trên thế giới để diễn đạt mức sống của một nhóm dân cư, một nhóm quốc gia hay một quốc gia khác cụ thể. Nghèo đói không chỉ là vấn đề xã hội ở các nước lạc hậu, kém phát triển, mà ngay các nước công nghiệp phát triển cũng tồn tại bộ phận dân cư bị đánh giá là nghèo đói. Một số quan niệm về nghèo đói đã được đưa ra như : Nghèo đói là một vấn đề kinh tế –xã hội mang tính toàn cầu. Hộ gia đình nghèo đói là hộ: “ Có ít tài sản, ngôi nhà hoạc mái nương thân của gia đình nhỏ bé, bùn cỏ, lá hoặc bẹ cọ, chỉ ít đồ đạc bên trong, chiếc ổ lá làm chỗ ngủ, cũng có thể có một chiếc giường, xoong nồi và vật dụng khác” [1 ;76] “Gia đình không có đất hoặc mảnh đất không đảm bảo hoặc chỉ đảm bảo một cuộc sống mong manh, hoặc đất thuê mướn, hoặc cấy rẽ. Gia đình chỉ có một ít vốn và nguồn lương thực ít ỏi, không chắc chắn và lệ thuộc vào thời vụ.Thu thập của gia đình thường rất thấp trong những mùa màng làm ăn ế ẩm” [1;117] Ở Việt Nam trước đây quan niệm những người nghèo khổ là những người bần cố nông, không có ruộng đất đi làm thuê. Ngày nay xác định những người nghèo, hộ nghèo là những hộ có mức thu nhập thấp không đảm bảo cuộc sống tối thiểu, những hộ gia đình thường xuyên thiếu ăn. Hội nghị chống nghèo đói ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương do ECAP tổ chức tháng 9 năm 1993 tại Băng Cốc( Thái Lan) đã đưa ra những khái niệm chung về nghèo: “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển và phong tục tập quán của địa phương”[ 15 ;1] Nghèo đói là một phạm trù chỉ mức sống của một cộng đồng hay một nhóm dân cư là thấp nhất so với mức sống của một cộng đồng khác, nhóm dân cư khác. *Khái niệm chính sách xóa đói giảm nghèo: là một hệ thống nhiều chính sách đồng bộ bao gồm trên nhiều lĩnh vực kinh tế- xã hội, cả về đời sống vật chất và văn hóa, tinh thần. Trong đó chính sách phát triển kinh tế là rất quan trọng. 1.3.2 Nghèo đói tuyệt đối và nghèo đói tương đối Ngân hàng phát triển Châu Á đã đưa ra khái niệm nghèo đói tuyệt đối và khái niệm nghèo đói tương đối. “Nghèo đói tuyệt đối là việc không có khả năng thoã mãn các nhu cầu tối thiểu để duy trì cuộc sống cơ thể con người”[15 ;2]. Ở khái niệm này nghèo đói tuyệt đối có xu hướng đề cập đến những người đang thiếu ăn theo nghĩa đen “ Nghèo đói tương đối là tình trạng không có khả năng đạt mức sống tối thiểu tại một thời điểm nào đó” [15 ;2]. Khái niệm nghèo đói tương đối thừa nhận có một số nhu cầu ở nước này được xem là thiết yếu, nhưng ở nơi khác lại xem là xa xỉ. Tuy nhiên việc đưa ra khái niệm nghèo ở đây (nghèo tương đối và nghèo tuyệt đối) chỉ là tương đối. *Khái niệm đói : Ngoài những khái niệm nghèo đói nói chung ở Việt Nam còn khái niệm đói theo Nguyễn Hữu Hải “Đói là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, thu nhập không đảm bảo duy trì cuộc sống”[15;3]. Thực tế, đói là những người đang phải đối mặt hàng ngày với vấn đề thiếu lương thực, là những người thường xuyên thiếu ăn. Do đó biện pháp cấp bách đối vối họ là phải kịp thời cung cấp lương thực cho họ, tiếp đến mới bàn tới các giải pháp để họ tiếp cận được vấn đề lương thực một cách ổn định. Các quan niệm về đói nghèo nêu trên phản ánh ba khía cạnh chủ yếu của người nghèo là : Không được thụ hưởng mhững nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu giành cho con người. Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư Thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng *Chuẩn nghèo : chuẩn nghèo là công cụ để phân biệt người nghèo và người không nghèo. Theo quan niệm chung, những người có thu nhập dưới 1/3 mức trung bình của xã hội thì coi đó là những người nghèo như vậy chuẩn nghèo là một khái niệm động, nó biến động theo không gian và thời gian. Về không gian nó biến đổi theo trình độ phát triển kinh tế – xã hội của từng vùng hay từng quốc gia. Ví dụ như ở Việt Nam, chuẩn nghèo biến động theo ba vùng khác nhau đó là vùng : đô thị, nông thôn đồng bằng, nông thôn miền núi. Về thời gian chuẩn nghèo cũng có biến động lớn và nó biến đổi theo trình độ phát triển kinh tế – xã hội và nhu cầu của con người và theo từng giai đoạn lịch sử, vì rằng kinh tế –xã hội phát triển đời sống con người ngày được cải thiện tốt hơn, tất nhiên không phải tất cả các nhóm dân cư đều có tốc độ cải thiện giống nhau, thông thường thì nhóm không nghèo có tốc độ tăng mức thu nhập mức sống cao hơn nhóm nghèo. Mức chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020 . Căn cứ Nghị quyết số76/2014/QH13 ngày 24 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020; Thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao tại Nghị quyết số 79/NQ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2015 Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2015; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020. Điều 1. Các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 1. Các tiêu chí về thu nhập a) Chuẩn nghèo: 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị. b) Chuẩn cận nghèo: 1.000.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 1.300.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị. 2. Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản a) Các dịch vụ xã hội cơ bản (05 dịch vụ): y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch và vệ sinh; thông tin; b) Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10 chỉ số): tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin. Điều 2. Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 1. Hộ nghèo a) Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: - Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống; - Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. b) Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: - Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống; - Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. 2. Hộ cận nghèo a) Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. b) Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. 3. Hộ có mức sống trung bình a) Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng. b) Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.300.000 đồng đến 1.950.000 đồng. Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào đó của chính phủ nó bao gồm các mục tiêu mà chính phủ muốn đạt được và cách làm để thực hiện các mục tiêu đó. Những mục tiêu này bao gồm sự phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa – xã hội – môi trường. Chính sách xóa đói giảm ngheo là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và công cụ mà nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể kinh tế xã hội nhằm giải quyết vấn đề nghèo đói, thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, từ đó xây dựng một xã hội giầu đẹp Mục tiêu của chính sách XĐGN cho các đối tượng thuộc diện nghèo đói ở nước ta, giảm bớt khoảng cách giầu nghèo trong xã hội, nhằm mục tiêu tổng quát xây dựng một đất nước dân giầu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. Đối tượng là đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta những vùng sâu vùng xa nơi mà cuộc sống còn nhiều khó khăn và có cuộc sống cách biệt với đời sống kinh tế xã hội của cả nước 3 .Vài nét về quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin và của Hồ Chí Minh về đói nghèo và giải quyết vấn đề đói nghèo 1.1.1. Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về đói nghèo và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội Có thể khẳng định rằng chính sách xoá đói giảm nghèo là một chính sách xã hội đúng đắn vì hạnh phúc của con người, là động lực phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Song để đề ra chính sách đúng đắn phải dựa trên cơ sở, luận cứ khoa học và thực tiễn rút ra từ việc nghiên cứu và tổng kết đời sống xã hội. Trong xã hội có giai cấp, những người bị áp bức, bóc lột phải chịu cuộc sống cùng cực thêm vào đó là thiên tai, chiến tranh tàn phá gây nên nhiều cảnh lầm than. Đói nghèo không chỉ xuất hiện và tồn tại lâu dài trong chế độ phong kiến với trình độ sản xuất thấp kém mà ngày nay với sự phát triển cao về trình độ sản xuất, khoa học công nghệ phát triển như vũ bão thì đói nghèo vẫn đang và sẽ tồn tại. Trong di sản kinh điển Mac xít, Các Mác, Ph.Ăngghen đã viết một số tác phẩm nổi tiếng nghiên cứu về tình trạng nghèo khổ của giai cấp vô sản và những người lao động dưới ách thông trị của chủ nghĩa tư bản. Tiêu biểu là “Bản thảo kinh tế triết học” (1844) của Các Mác, “Tình cảnh của giai cấp công nhân Anh” (1845) của Ph.Ăngghen…Trong những tác phẩm này các Ông đă mô tả cặn kẽ, tỉ mỉ và xác thực tình cảnh đói nghèo của những người vô sản… chế độ bóc lột tàn bạo trong xã hội tư bản đã dẫn đến sự phân hoá xã hội thành hai cực : Tích luỹ giàu có tột độ ở phía thiểu số giai cấp có của – giai cấp tư sản và tích luỹ sự bần cùng ở đa số những người lao động, làm cho người lao động ngày càng lún sâu vào cái hố của sự đói nghèo, bệnh tật, thất nghiệp, thất học. Theo Mác, Ph.Ăngghen và VI Lênin đã phân tích những mâu thuẫn kinh tế- xã hội gay gắt trong thời kì chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh chuyển thành chủ nghĩa tư bản độc quyền, lũng đoạn đầu thế kỉ XX, tức chủ nghĩa Đế quốc. Đây là thời kì tích tụ trầm trọng hơn sự đói nghèo cùng cực của giai cấp vô sản và những người lao động ở khắp các châu lục trên thế giới. Sau Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, trong bước chuyển từ “Chính sách Cộng sản thời chiến” sang “Chính sách kinh tế mới” (NEP), Lênin là người chủ trương phát động kinh tế hàng hoá, dùng lợi ích vật chất, coi đó là một nhân tố kích thích mọi người lao động, giải phóng sức sản xuất, phát triển kinh tế. Đó là một trong những biện pháp nhằm xoá bỏ căn bản tình trạng đói nghèo, nhất là ở nông thôn trong công tác xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa. Hồ Chí Minh với vấn đề đói nghèo Tiếp thu và vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng nên lý luận cách mạng giải phóng dân tộc. Người đã đi từ chủ nghĩa yêu nước chân chính đến chủ nghĩa Mác-Lênin, Người chủ trương làm cách mạng để giành độc lập cho Tổ quốc, hạnh phúc cho nhân dân. Ham muốn tột bậc của Người là đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được hưởng cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Ngay từ đầu cuộc cách mạng, Người đã đặc biệt chăm lo đến đời sống của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xếp ngang hàng ba loại giặc cần phải diệt là: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Người cho rằng đói nghèo, lạc hậu, dốt nát là những kẻ thù nội xâm làm suy yếu đất nước và chế độ. Chỉ có thể đưa đất nước vượt qua đói nghèo, lạc hậu mới đem lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, đó mới là mặt tích cực, là bản chất của chủ nghĩa xã hội. Mặc dù đói nghèo và phân hoá giàu nghèo là hiện tượng phổ biến trong tất cả các quốc gia trên thế giới. Song có điều khác nhau là ở chỗ xuất phát từ chế độ chính trị khác nhau thì vấn đề đói nghèo đặt ra ở mức độ nào và được giải quyết triệt để hay không? Đó là điều cần được xem xét để thấy rõ mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Chính sách xoá đói giảm nghèo là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội Chủ nghĩa tư bản do bản chất xă hội là tư hữu và yếu tố cạnh tranh được khai thác một cách triệt để trong cơ chế thị trường nên vấn đề phân hoá giàu nghèo là tự phát. Ở nước ta, xét về mục tiêu vươn tới là làm cho “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Mục tiêu đó được thực hiện thông qua chiến lược phát triển kinh tế – xã hội và đường lối phát triển kinh tế của Đảng, sự phát triển đó đảm bảo công bằng, ổn định và phát triển bền vững. Cũng chính những mục tiêu đó đã tự nói lên tính tất yếu của việc xoá đói giảm nghèo, tăng giàu trong cộng đồng dân cư nước ta. Chủ nghĩa xã hội không để cho sự phân hoá giàu nghèo diễn ra và phát triển tự phát ở bên ngoài những tác động điều chỉnh của Nhà nước không để cho một bộ phận dân cư bần cùng hoá. Điều đó giải quyết được trên cơ sở biện chứng giữa kinh tế và xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Mục tiêu phát triển của Đảng và Nhà nước ta là lấy con người làm trung tâm, mọi chính sách kinh tế xã hội cũng như chính sách xoá đói giảm nghèo đều hướng vào sự phát triển của con người và do con người; tạo nên sự ổn định, công bằng và bền vững trong phát triển đó chính là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói : Chủ nghĩa xã hội là gì, là mọi người được ăn no, mặc ấm, sung sướng, tự do nhưng muốn tách một mình mà ngồi ăn no, mặc ấm, cũng cần làm sao cho tất cả mọi người được ăn no mặc ấm. Bác nhấn mạnh “ Chính sách của Đảng và Chính phải là phải hết sức chăm sóc đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói thì Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân dốt thì Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân ốm thì Đảng và Chính phủ có lỗi”.[ 20 ; 27] Vì vậy, cán bộ Đảng và chính quyền từ trên xuống dưới đều phải hết sức quan tâm đến đời sống của nhân dân, phải lãnh đạo, tổ chức, giáo dục nhân dân tăng gia sản xuất và tiết kiệm. Dân đủ ăn, đủ mặc thì những chính sách của Đảng và chính phủ dễ dàng thực hiện. Nếu dân đói, rét, dốt, bệnh thì chính sách của ta dù có hay mấy cũng không thực hiện được [ 20 ;27,28]. Theo Bác Hồ thì chính sách của Đảng phải : “Làm cho người nghèo đủ ăn Người đủ ăn thì khá giàu Người giàu thì giàu thêm”[13; 287] Đất nước ta chỉ có thể phát triển trở nên văn minh, hiện đại với sự giàu có, phồn vinh về kinh tế và sự ổn định lành mạnh về xã hội, sự phong phú về đời sống văn hoá tinh thần nếu chúng ta vượt qua được cửa ải nghèo đói, lạc hậu. Nếu nước ta không vượt qua được thì không thể tạo được cơ sở và tiền đề cho phát triển, cũng không thể thực hiện được định hướng xã hội chủ nghĩa và như vậy nguy cơ tụt hậu xa so với khu vực và thế giới sẽ ngày một lớn hơn, thách thức đối với sự phát triển của đất nước sẽ ngày một gay gắt hơn. Đây là cơ sở việc hoạch định chiến lược xoá đói giảm nghèo của đất nước. Do đó, muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, muốn thực hiện lý tưởng xã hội chủ nghĩa chúng ta phải tập trung sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân chống đói nghèo, lạc hậu. 4.Tổng quan tài liệu khoa học Nghèo khổ là một trong năm vấn đề lớn có tính chất toàn cầu: ô nhiễm môi trường sinh thái, khủng hoảng năng lượng, bênh tật, thất nghiệp, nghèo khổ. Vì thế vấn đề xoá đói giảm nghèo không chỉ giành được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, của tổ chức xã hội của nhiều nước trên thế giới. Trong đó phải kể đếnnhững tác giả sau đây: Tác giả Nguyễn Thị Hằng với cuốn sách ‘Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay”, nhà xuất bản chính trị quốc gia, 1997. Cuốn sách đã đánh giá khá đầy đủ về thực trạng nghèo đói ở Việt Nam và biện pháp xóa đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta đến năm 2000, cũng như tác giả Đỗ Thị Bình và Lê Ngọc Hân, tác giả Nguyễn Thị Hằng cũng chỉ ra thực trạng nghèo đói trên phạm vi cả nước nhưng chưa đề cập nhiều đến vấn đề xóa đói giảm nghèo ở một địa phương cụ thể. Công trình nghiên cứu khoa học của PGS.TS.Đặng Nguyên Anh(viện trưởng viện xã hội học) :"Nghèo đa chiều ở Việt Nam: Một số vấn đề chính sách và thực tiễn''(13/11/2015 Tin tức Viện Hàn Lâm khoa học xã hội việt nam). Đề tài tập trung điều tra về thực trạng nghèo đa chiều ở việt nam và một số chính sách và thực tiễn ở việt nam mà chưa nghiên cứu cụ thể tại Xã Thu Ngạc -Huyện Tân Sơn- Tỉnh Phú Thọ Công trình nghiên cứu của tác giả Lê Xuân Bá, Chu Tiến Quan với tác phẩm nghèo đói và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, NXB Nông Nghiệp (2001). Các tác giả đã phản ánh tổng quan về nghèo đói trên thế giới đưa ra các phương pháp đánh giá về nghèo đói hiện nay, ngèo đói ở Việt Nam và nghiên cứu thực tiễn về nghèo đói ở tỉnh Quảng Bình, qua đó đưa ra một số quan điểm giải pháp chung về xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, như vậy tác giả đã có sự nghiên cứu nghèo đói ở 1 địa phương cụ thể là tỉnh Quảng Bình, tuy nhiên tác giả chưa có sự nghiên cứu về sự tác động của chính sách đến đời sống người nghèo Dân tộc thiểu số. và những giải pháp mà tác giả đưa ra là những giải pháp giảm nghèo chung có tần vĩ mô Ngoài ra còn có một số luận văn thạc sĩ, tiến sĩ có đề cập đến vấn đề này ở những địa phương khác nhau. Các công trình trên đă đi vào nghiên cứu nội dung của vấn đề đói nghèo, vấn đề tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và một số vấn đề liên quan trong sự phát triển của đất nước ta. Các công trình này hầu hết được nghiên cứu dưới góc độ xã hội, một số về thực trạng và giải pháp ở những địa phương khác nhau. Có thể khẳng định, các công trình nghiên cứu vấn đề xóa đói giảm nghèo ở nước ta là rất phong phú. Thành quả của những công trình đã cung cấp những luận cứ khoa học, thực tiễn cho việc xây dựng , triển khai công tác xóa đói,giảm nghèo trên toàn quốc và từng địa phương.Tuy nhiên cho đến nay vấn đề "Tác động của chính sách xóa đói giảm nghèo đến người dân ở Xã Thu Ngạc ".vẫn là một khoản trống chưa có công trình nghiên cứu. Từ thực tế , trên cơ sở kế thừa những thành quả của những công trình có trước và kết hợp với những kiến thức đã học trong những năm qua và chính em cũng là một thành viên thuộc diện hộ nghèo nên em đã lựa chọn đề tài 5.Tổng quan địa bàn nghiên cứu Thu Ngạc là 1 xã của huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Xã Thu Ngạc có tổng số diện tích theo km2 45,04 km², với, tổng số dân vào năm 1999 là 5042 người,mật độ dân số tương ứng 112 người/km². Là huyện nghèo duy nhất của tỉnh Phú Thọ, sau hơn 2 năm triển khai Nghị quyết 30a của Chính phủ về giảm nghèo bền vững, bước đầu huyện Tân Sơn đã đạt được những kết quả nhất định. Xã Thu Ngạc là một trong những xã nghèo nhất của Tân Sơn. Bên cạnh việc hỗ trợ bằng vật chất, xã Thu Ngạc còn hướng dẫn cho người dân những cách làm ăn mới như nuôi bò lai Sind, đưa lúa lai vào sản xuất để cải thiện năng suất, đảm bảo lương thực. Trên địa bàn xã Thu Ngạc, đã có hàng chục hộ được nhận bò lai Sind, xã cũng hỗ trợ cho bà con nông dân giống lúa lai, nhờ đó năng suất lúa đã tăng bình quân lên 1,7-2 tạ/sào, người dân từ chỗ thiếu ăn, nay đã đủ ăn, thậm chí còn có thóc gạo để bánLàm thế nào để đưa XãThu Ngạc thoát khỏi đói nghèo đang là câu hỏi lớn đặt ra cho Đảng bộ, chính quyền và toàn thể nhân dân Xã Thu Ngạc chương 2 :Phân tích thực trạng, những yếu tố tác động Tác động của chính sách xoá đói giảm nghèo đối với sự phát triển xã hội Với chính sách xoá đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta thì việc giải quyết vấn đề đói nghèo không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề chính trị, công bằng xã hội… Vì thế chính sách x._.oá đói giảm nghèo tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, đây là một trong những tác động quan trọng để phát triển đất nước trong những năm đầu của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Tác động về kinh tế : Chính sách xoá đói giảm nghèo là một trong các chính sách kinh tế – xã hội của Đảng và nhà nước ta nhằm tạo tiền đề cho sự phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đối với nước ta bước vào thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sản xuất nhỏ, nông nghiệp lạc hậu vẫn còn phổ biến, nông dân vẫn chiếm tỷ lệ cao trong dân số cả nước (80%) và tỷ lệ lao động trong nông nghiệp vẫn còn lớn (73%) trong tổng số lao động của cả nước. Giá trị sản phẩm nông nghiệp chiếm hơn 40% tổng sản phẩm các ngành sản xuất vật chất. Điều này cho thấy giai cấp nông dân nước ta vẫn giữ vị trí rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước cũng như công cuộc bảo vệ Tổ quốc theo định hưóng xã hội chủ nghĩa. Việc thành bại của vấn đề sản xuất nông nghiệp sẽ tác động đến tình hình kinh tế –xã hội của đất nước, vậy mà có hơn 90% người nghèo ở nước ta sống ở khu vực này, đối tượng này không thể chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước theo yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nếu chủ thể sản xuất nông nghiệp là những người nghèo. Tác động về chính trị: Chính sách xoá đói giảm nghèo nhằm đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa, cho sự phát triển bảo đảm công bằng xã hội thực hiện mục tiêu cao nhất là chăm lo lợi ích cuộc sống cho tất cả mọi người lao động, chăm lo đời sống và lợi ích thiết thân cho con người để phát triển con người, giải phóng con người và xã hội thoát khỏi đói nghèo lạc hậu. Xoá đói giảm nghèo nhằm tạo điều kiện cho nhân dân lao động đa số là nông dân thực hiện quyền làm chủ, quyền lao động theo đúng khả năng. Đó là quyền dân chủ cơ bản nhất vì thất nghiệp, đói nghèo làm cho chủ thể sản xuất mất một phần lớn quyền công dân. Xoá đói giảm nghèo bao hàm trong nó không chỉ xoá đói nghèo mà còn vươn tới làm giàu, tạo tiền đề cho cá nhân và cộng đồng trở nên giàu có, phồn vinh, thực hiện công bằng xã hội, giải phóng người lao động cả về vật chất và tinh thần. . chương3 :kết luận khuyến nghị Danh mục tham khảo *, bài báo trên internet Phạm Ngọc Hòa (8/9/2017) , " Một số giải pháp nghèo đa chiều''. báo lao động online, truy cap tại địa chỉ http//www.molisa.gov.vn/vi/chitiettin.aspx?idnews=26963 25/2/2016. vào ngày https://vi.wikipedia.org/wiki/Gia_đình *tạp chí báo PGS.TS.Đặng Nguyên Anh(13/11/2015),'' Nghèo đa chiều ở việt nam : một số vấn đề chính sách và thực tiễn , tin tức viên xã hội hoc. voer.edu.vn/m/chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-vung-dong-bao.../793ba5c8 TÀI LIỆU THAM).Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam tại Đại hội khoá VI . Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2005). Tài liệu nghiệp vụ khảo sát xác định hộ nghèo 2005. Nhà xuất bản Lao động – Xã hội. Bộ Lao động – Thương binh va Xã hội (2004). Tài liệu tập huấn cán bộ xoá đói giảm nghèo cấp xã. Nhà xuất bản Lao động – Xã hội Bộ Lao động – Thương binh và xã hội (2004). Tài liệu tập huấn cán bộ xoá đói giảm nghèo cấp tỉnh, huyện. Nhà xuất bản Lao động – Xã hội Giàu nghèo trong nông thôn hiện nay (1993). Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. Hệ thống văn bản về Bảo trợ xã hội và xoá đói giảm nghèo (2004). Nhà xuất bản Lao động – xã hội, Hà Nội Nguyễn Hữu Hải (1997). Xoá đói giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam. (Báo cáo tại hội thảo quốc tế về phân cấp ngân sách và phân phối dịch vụ cho nông thôn, Hà Nội. Nguyễn Hữu Hải (2000). Phương pháp xác định nghèo đói của Bộ lao động – Thương binh và Xã hội. Bộ lao động – Thương binh và xã hội. Ngân hàng thế giới, Tổng cục thống kê. Hoàng Thiếu Hoa (2004). Xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam. Thực trạng và giải pháp, Hà Nội. Hà Quốc Lâm (2002). Xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay – Thực trạng và giải pháp. Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia. Hồ Chí Minh (1984). Toàn tập (tập 4), Nhà xuất bản Sự thật Sở Lao động- Thương binh và Xã hội (2005).Báo cáo tổng kết chương trình xoá đói giảm nghèo và việc làm tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2001-2005. TS. Nguyễn Hữu Tiến, CN Nguyễn Văn Chiều (2005). Chính sách xoá đói giảm nghèo (lưu hành nội bộ). Hà Nội GS.TS Hoàng Toàn, TS. Phạm Kim Chiến (2000). Giá trình quản lý xã hội. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Hà Nội. Lê Ngọc Thanh (2004). Xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc Thiếu số Việt Nam thực trạng và giải pháp, PHỤ LỤC Bảng 1 đỡ của nhiều thầy cô trong và ngoài bộ môn Khoa học quản lý đã dậy dỗ, dìu dắt tôi trong quá trình học tập, tôi cũng nhận được sự giúp đỡ tạo điều kiện của ban lãnh đạo, các cô, các chú, các chị trong Sở lao động – Thương binh và xã hội, nơi tôi thực tập. . Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân đã giúp đỡ, động viên khích lệ tôi cả về vật chất cũng như tinh thần. Mặt dù đã có nhiều cố gắng nhưng tôi biết khả năng mình còn hạn chế cho nên khoá luận không tránh khỏi thiếu sót. Do vậy, tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ của thầy cô giáo, các bạn sinh viên và những người quan tâm đến đề tài này. 1.4. Vai trò và tác động của chính sách xoá đói giảm nghèo đối với sự phát triển xã hội 1.4.1. Vai trò của chính sách xoá đói giảm nghèo đối với vấn đề quản lý xã hội Mối quan hệ của chính sách xã hội với chính sách xoá đói giảm nghèo và quản lý xã hội : Quản lý xã hội theo một nghĩa rộng là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền, tức quyền lực của bộ máy nhà nước vùng với sự tác động của các chủ thể xã hội nhằm duy trì và phát triển theo mục tiêu đã được lựa chọn với những đặc trưng do tính chất và trình độ đã đạt được của lực lượng sản xuất quy định. Bất cứ một công việc quản lý nào dù là cấp độ nào cũng cần có công cụ quản lý, công cụ quản lý là cái mà người quản lý dùng để tác động lên đối tượng nhằm đạt tới ý đồ, mục tiêu quản lý. Nhờ có công cụ quản lý người quản lý chuyển tải được ý chí của mình lên từng người, một tổ chức và cả xã hội và một vấn đề lớn đặt ra cho công tác quản lý đó là triển khai thực hiện trên phạm vi quản lý nhà nước thì chúng ta có những công cụ quản lý hữu hình và vô hình, do đó chúng ta phải đặt ra cho việc quản lý những đường lối quản lý cụ thể. Như thế chính sách là một công cụ quản lý xã hội, chính sách là một phương tiện rất đặc thù không thể thiếu được để quản lý xã hội. Nó thể hiện quan điểm của nhà quản lý với nhưng mục đích đã xác định, các biện pháp, các thủ thuật được thực hiện mang tính pháp lý hay mang tính pháp quy với cả cộng đồng buộc cả cộng đồng phải thực hiện. Trên cơ sở đó ta thấy rằng chính sách xoá đói giảm nghèo là một trong những chính sách cơ bản của chính sách xã hội, đảm bảo cho một bộ phận dân cư bị thiệt thòi và hụt hẫng trong đời sống được hoà nhập với cộng đồng là cho xã hội phát triển theo hướng công bằng, văn minh. 1.4.2. Tác động của chính sách xoá đói giảm nghèo đối với sự phát triển xã hội Với chính sách xoá đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta thì việc giải quyết vấn đề đói nghèo không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề chính trị, công bằng xã hội… Vì thế chính sách x._.oá đói giảm nghèo tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, đây là một trong những tác động quan trọng để phát triển đất nước trong những năm đầu của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Tác động về kinh tế : Chính sách xoá đói giảm nghèo là một trong các chính sách kinh tế – xã hội của Đảng và nhà nước ta nhằm tạo tiền đề cho sự phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đối với nước ta bước vào thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sản xuất nhỏ, nông nghiệp lạc hậu vẫn còn phổ biến, nông dân vẫn chiếm tỷ lệ cao trong dân số cả nước (80%) và tỷ lệ lao động trong nông nghiệp vẫn còn lớn (73%) trong tổng số lao động của cả nước. Giá trị sản phẩm nông nghiệp chiếm hơn 40% tổng sản phẩm các ngành sản xuất vật chất. Điều này cho thấy giai cấp nông dân nước ta vẫn giữ vị trí rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước cũng như công cuộc bảo vệ Tổ quốc theo định hưóng xã hội chủ nghĩa. Việc thành bại của vấn đề sản xuất nông nghiệp sẽ tác động đến tình hình kinh tế –xã hội của đất nước, vậy mà có hơn 90% người nghèo ở nước ta sống ở khu vực này, đối tượng này không thể chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước theo yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nếu chủ thể sản xuất nông nghiệp là những người nghèo. Tác động về chính trị: Chính sách xoá đói giảm nghèo nhằm đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa, cho sự phát triển bảo đảm công bằng xã hội thực hiện mục tiêu cao nhất là chăm lo lợi ích cuộc sống cho tất cả mọi người lao động, chăm lo đời sống và lợi ích thiết thân cho con người để phát triển con người, giải phóng con người và xã hội thoát khỏi đói nghèo lạc hậu. Xoá đói giảm nghèo nhằm tạo điều kiện cho nhân dân lao động đa số là nông dân thực hiện quyền làm chủ, quyền lao động theo đúng khả năng. Đó là quyền dân chủ cơ bản nhất vì thất nghiệp, đói nghèo làm cho chủ thể sản xuất mất một phần lớn quyền công dân. Xoá đói giảm nghèo bao hàm trong nó không chỉ xoá đói nghèo mà còn vươn tới làm giàu, tạo tiền đề cho cá nhân và cộng đồng trở nên giàu có, phồn vinh, thực hiện công bằng xã hội, giải phóng người lao động cả về vật chất và tinh thần. 1.5. Sự cần thiết của công tác xoá đói giảm nghèo và quan điểm của Đảng và nhà nước ta về vị trí vai trò của công tác xoá đói giảm nghèo 1.5.1. Khái niệm công tác xoá đói giảm nghèo “Công tác xoá đói giảm nghèo là quá trình đưa các chủ trương ,chính sách của Đảng, Nhà nước vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, đặc biệt là hộ nghèo, xã nghèo trên cả nước”[15;51]. Thông qua các chương trình, chính sách của Đảng và Nhà nước, các cơ quan, đoàn thể, các địa phương… giúp đỡ người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, nâng cao mức thu nhập và các nhu cầu thiết yếu khác. Qua đó từng bước giúp họ thoát nghèo từng bước rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng, các địa phương đặc biệt là giữa thành thị và nông thôn, giữa vùng núi và đồng bằng và giữa các dân tộc trong cả nước. Để làm tốt công tác này, chúng ta phải nhận thức đúng đắn và thống nhất quan điểm xoá đói giảm nghèo là giúp đỡ người nghèo tự vươn lên để thoát nghèo chứ không phải là sự trợ cấp hoặc mang tính bố thí cho người nghèo. Chúng ta cho người nghèo cái cần câu chứ không phải cho họ xâu cá. Để có được những điều này chúng ta phải tích cực tuyên truyền, vận động, giúp đỡ người nghèo; cung cấp tiền vốn, phương tiện sản xuất, hướng dẫn họ cách thức làm ăn để họ tự vươn lên xoá bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, chính quyền địa phương, đồng thời giúp họ xoá bỏ tâm lí tự ti, mặc cảm. Giúp họ có lòng tin vào Đảng, Nhà nước, chính quyền và tin vào chính mình, tin vào cuộc sống tương lai. 1.5.2. Vai trò vị trí của công tác xoá đói giảm nghèo Những kết quả thu được từ công tác xoá đói giảm nghèo có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của đất nước nói chung và của mỗi vùng, mỗi địa phương nói riêng, mang nhiều ý nghĩa cả về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, giáo dục. Xét về mặt kinh tế: Hiệu quả của công tác xoá đói giảm nghèo có ý nghĩa rất quan trọng đến sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước, nó thúc đẩy sản xuất, thúc đẩy nền kinh tế phát triển và ngược lại sự tăng trưởng kinh tế cũng sẽ tác động trỏ lại đối với công tác xoá đói giảm nghèo. Hoạt động của công tác xoá đói giảm nghèo gọi là có kết quả chính là việc tạo ra nhiều việc làm cho người nghèo, để họ có thu nhập, mức thu nhập của người nghèo được nâng lên, góp phần không nhỏ vào nguồn quỹ phục vụ công tác xoá đói giảm nghèo. Về mặt chính trị xã hội : Xoá đói giảm nghèo tạo cơ hội cho mỗi cá nhân, hộ gia đình, xã nghèo… có điều kiện phát triển, nó góp phần làm ổn định chính trị kinh tế – xã hội, hạn chế những tiêu cực nảy sinh do tình trạng nghèo đói gây ra. Xoá đói giảm nghèo có hiệu quả là điều kiện giữ vững và đảm bảo ổn định chính trị –xã hội. Khi mức sống được nâng cao người nghèo từng bước có được những nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống. Đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện, được quan tâm đầy đủ hơn, nó sẽ củng cố được lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chính quyền và chế độ xă hội, điều đó làm ổn định chính trị, kinh tế, xã hội. Ngược lại nếu không làm tốt công tác xoá đói giảm nghèo, để hộ nghèo đói dài triền miên, số hộ nghèo, người nghèo ngày càng tăng sẽ tạo kẽ hở cho kẻ xấu lợi dụng làm tổn hại đến sự đoàn kết và thống nhất trong dân cư, cộng đồng, gây mất ổn định xã hội. Nghèo đói cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn xã hội và ngược lại các tệ nạn xã hội cũng chính là nguyên nhân dẫn tới đói nghèo. Do vậy thực hiện tốt công tác xoá đói giảm nghèo trước hết nó hạn chế được các tệ nạn xã hội,đồng thời nó tiết kiệm được một lượng ngân sách để hỗ trợ cho người nghèo vào việc phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội khác làm cho xã hội tốt đẹp hơn. Về mặt văn hoá giáo dục: Thực hiện tốt công tác xoá đói giảm nghèo sẽ tạo ra điều kiện cho sự phát triển giáo dục như : Trẻ em dến tuổi đi học có điều kiện và cơ hội đến trường. Nguyên nhân chủ yếu là do nghèo đói và sự cần thiết phải có lao động trong gia đình, trẻ em đang trở thành một nguồn lao động cho gia đình nên vấn đề học hành ít được quan tâm. Do vậy hiệu quả của công tác xoá đói giảm nghèo sẽ khắc phục được tình trạng này và số trẻ em đến tuổi đi học sẽ có điều kiệ và cơ hội đến trường nhiều hơn Điều kiện giảng dạy và giáo dục được nâng cao, chất lượng giáo dục và đào tạo ngày càng được cải thiện, trình độ dân trí của người dân được nâng lên, tỷ lệ mù chữ giảm, cơ hội người nghèo tiếp cận khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, nâng cao thu nhập tốt hơn. 1.5.3. Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về công tác xoá đói giảm nghèo Đảng ta chủ trương từng bước xây dựng chính sách bảo trợ xã hội đối với toàn dân theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm mở rộng và phát triển các loại hình bảo trợ xã hội, tạo nhiều hệ thống bảo trợ xã hội cho những người có công với cách mạng và những người gặp khó khăn. Nghiên cứu bổ sung chính sách, chế độ bảo trợ xã hội phù hợp với quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Quan điểm đường lối của Đảng ta đối với công tác xoá đói giảm nghèo tiếp tục được khẳng định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Với mục tiêu là đảm bảo và không ngừng nâng cao đời sống vật chất cho mọi thành viên trong xã hội về ăn, ở, đi lại, học tập, nghỉ ngơi, chữa bệnh. Nhà nước tạo môi trường và điều kiện cho người lao động có việc làm chăm lo cải thiện điều kiện lao động. Có chính sách thích đáng đối với các gia đình thương binh liệt sỹ, bệnh binh, cán bộ lão thành, những người về hưu. Chăm lo đời sống cho những người già cả, neo đơn, tàn tật, mất sức lao động và trẻ em mồ côi. Gia đình liệt sĩ, thương binh, người già, neo đơn … là những người, những gia đình thuộc diện dễ tổn thương. Những gia đình này thường là thiếu lao động trụ cột, do sản xuất gặp khó khăn, tiền lương thấp, thu nhập từ sản xuất kinh doanh hạn chế… Do vậy, họ có thể trở thành những người nghèo, hộ nghèo. Đảng ta luôn quan tâm đến cá gia đình chính sách đó là đạo lý uống nước nhớ nguồn, đạo lý vì người nghèo, vì mục tiêu làm cho con người đều được ấm no hạnh phúc. Đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, mục tiêu xoá đói giảm nghèo trở thành một quốc sách. Một chương trình mục tiêu quốc gia quan trọng. Đảng ta xác định đó là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của Đảng, Nhà nước và của nhân dân ta. Nghị quyết chỉ rõ: “Thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo thông qua những biện pháp cụ thể, sát với tình hình từng địa phương, xoá nhanh các hộ đói, giảm mạnh các hộ nghèo” [3;106 ]. Xoá đói giảm nghèo là sự nghiệp cách mạng của toàn dân, là một chính sách xã hội cơ bản, là hướng ưu tiên trong toàn bộ các chính sách kinh tế và xã hội. * Phát triển kinh tế đi đôi với thực tiễn xoá đói giảm nghèo bền vững, gắn xoá đói giảm nghèo với phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, kinh tế hộ, dịch vụ ngành nghề, lồng nghép xoá đói giảm nghèo với các chương trình mục tiêu quốc gia và an sinh xã hội. Xác định rõ các vùng trọng điểm, các hoạt động ưu tiên để tập trung nguồn lực đầu tư có hiệu quả. * Gắn xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm với thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, từ đó tạo cơ hội và điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản. Phát huy nội lực là chủ yếu, đồng thời tăng cường sự hợp tác quốc tế. Bằng nguồn lực của Nhà nước và của toàn xã hội, tăng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cho vay vốn, trợ giúp đào tạo nghề. Cung cấp thông tin chuyển giao công nghệ, giúp đỡ tiêu thụ sản phẩm đối với những vùng nghèo và nhóm dân cư nghèo…. Phấn đấu đến năm 2010 về cơ bản không có hộ đói. Thường xuyên củng cố thành quả xoá đói giảm nghèo. * Từ chủ trương và chiến lược xoá đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước, có thể thấy một số quan điểm trong chỉ đạo thực tiễn. * Xoá đói giảm nghèo phải dựa trên cơ sở tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững đồng thời chủ động tạo các nguồn lực cho các hoạt động trợ giúp người nghèo đói. * Xoá đói giảm nghèo không những là nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước của toàn xã hội, mà trước hết là bổn phận của chính người nghèo, phụ thuộc vào sự tự vận động của bản thân người nghèo, của cộng đồng nghèo. * Triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án xoá đói giảm nghèo bằng các nguồn tài chính trợ giúp của Nhà nước và các tổ chức trong và ngoài nước. * Việc hỗ trợ và cho vay vốn hộ nghèo phải đi liền với công tác tư vấn, hướng dẫn sử dụng vốn vay có hiệu quả, căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của từng hộ gia đình. CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở TỈNH LẠNG SƠN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 2.1 Khái quát về tỉnh Lạng Sơn và tình hình đói nghèo ở Lạng Sơn 2.1.1 Vài nét về kinh tế – xã hội ở Lạng Sơn Lạng Sơn là một tỉnh miền núi nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, có toạ độ địa lý là 22027’ – 21019’ vĩ Bắc và 106006’ – 107021’ Kinh Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía Đông Nam giáp tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), và giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Nam giáp Bắc Giang, phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Nguyên và phía Tây giáp Bắc Cạn. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 8.187 km2, diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng chiếm 8,3%; diện tích đất tự nhiên, đất lâm nghiệp có rừng chiếm 36,8%; diện tích đất chưa sử dụng, núi đá chiếm 56,3%. Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng chiếm tới hơn 80% kinh tế của tỉnh, nghề trồng trọt chủ yếu là lúa nước, ngô, khoai, sắn… Bên cạnh đó nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng khá phát triển. Cách làm ăn cũ, quảng canh, manh mún, cá thể, sản xuất nhỏ đã và đang chuyển sang lối làm ăn mới, thâm canh tập trung và chuyên canh. Các biện pháp khoa học kỹ thuật đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi, công tác thuỷ lợi được phát triển khá mạnh. Do đó năng suất cây trồng ngày càng tăng khá hơn. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cũng đang được mở rộng. Mỏ than Na Dương, phốt phát Vĩnh Thịnh, các xí nghiệp tinh dầu hồi, cơ khí, chế biến lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gốm, nhà máy xi măng đã và đang phục vụ đắc lực cho sản xuất nông lâm nghiệp. Mạng lưới giao thông khá thuận tiện. Trong tỉnh có 87 km đường sắt, gần 400km đường quốc lộ nằm trên các tuyến Quốc lộ1A , 1B, 4A, 4B, có 253 km đường biên giới với Trung Quốc trải dài qua 20 xã và một thị trấn thuộc 5 huyện (Tràng Định, Văn Lãng, Lộc Bình, Cao Lộc,và Đình Lập); có 2 cửa khẩu quốc tế (cửa khẩu đường sắt ga Đồng Đăng và cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị), hai cửa khẩu quốc gia là cửa khẩu Chi Ma huyện Lộc Bình và cửa khẩu Tân Thanh huyện Văn Lãng. Dân số Lạng Sơn hiện nay có trên 70 vạn, với mật độ bình quân 60 người/km2, sống ở 10 huyện và 1 thành phố.với 226 xã, phường thị trấn, trong đó có 106 xã đặc biệt khó khăn thụ hưởng chương trình 135 Lạng Sơn là một địa bàn quần cư, thống nhất của nhiều dân tộc bao gồm anh em như Nùng( 43,8%), Tày(35,2%), Kinh(15,2%), Dao(3,5%), và các dân tộc anh em khác Những điều kiện trên cho phép Lạng Sơn có nhiều nguồn lực để phát triển toàn diện (vừa phát triển kinh tế – xã hội với các tỉnh bạn vừa có cơ hội buôn bán với tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc). Nếu được đầu tư đúng mức sẽ rất thuận lợi để đáp ứng một nền sản xuất đa dạng và các hoạt động kinh tế năng động mà trước mắt là đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp làm động lực phát triển cho tỉnh Lạng Sơn. Đầu tư, phát triển toàn diện kinh tế – xã hội cũng là điều kiện để giải quyết việc nâng cao mức sống nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Qua 4 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 13 (2001-2004), có thể đánh giá tổng quát: Nền kinh tế tiếp tục phát triển tương đối cao so với mức tăng trưởng chung của cả nước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, nhất là cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp và nông thôn; năng lực sản xuất và kết cấu hạ tầng ngày càng được bổ sung, đang từng bước hoàn thiện, các lĩnh vực văn hoá, xã hội đều có những chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được củng cố và giữ vững. Công tác xoá đói giảm nghèo cũng đang được chú trọng thực hiện và cũng đã mang lại nhiều kết quả tốt. Mặc dù tỉnh Lạng Sơn đã có những bước tiến đáng kể về kinh tế – xã hội trong những năm qua, song trên thực tế đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đồng bào các dân tộc vùng sâu vùng xa. Vấn đề đói nghèo và nhân hoá giàu nghèo vẫn tồn tại và diễn ra phức tạp, tình trạng đói nghèo vẫn còn cao, việc xoá nghèo chưa thực sự bền vững. 2.1.2 Thực trạng nghèo đói ở Lạng Sơn hiện nay Theo kết quả điều tra tháng 3/2001 tỉ lệ hộ nghèo toàn tỉnh theo chỉ tiêu mới là 17.06% (tương đương 25.129 hộ) trong đó tỷ lệ hộ đói là 4.026% tương đương với 5.530 hộ. Thực trạng nghèo đói trong toàn tỉnh phần lớn là rơi vào các nhóm hộ gia đình thuần nông, độc canh cây lúa và tự cung tự cấp, ít có tư liệu sản xuất, đông con, thiếu lao động, thu nhập thấp, ngay tái sản xuất cũng không có điều kiện. Ở đây tình trạng thừa lao động, thiếu việc làm dẫn đến hiện tượng người dân nông thôn ra thành thị đi làm thuê, bốc vác, đặc biệt là hiện nay phần lớn họ đi làm “cửu vạn” ở biên giới cửa khẩu, đây đang là vấn đề nhức
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan