Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng văn hoá doanh nghiệp tại công ty cổ phần đầu tư kenli...

Tài liệu Xây dựng văn hoá doanh nghiệp tại công ty cổ phần đầu tư kenli

.PDF
100
72
61

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ----------------------------- ĐOÀN THANH TÙNG XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ KENLI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG Hà Nội, 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ----------------------------- ĐOÀN THANH TÙNG XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ KENLI Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG Giảng viên hƣớng dẫn: PGS.TS Hoàng Văn Hải XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ HƯỚNG DẪN CHẤM LV Hà Nội, 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi là Đoàn Thành Tùng – học viên cao học Viện Quản trị kinh doanh – Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội xin cam đoan luận văn với đề tài: “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần đầu tư Kenli” là nghiên cứu của chính bản thân tôi. Các số liệu và dữ liệu do tôi khai thác thực tế và chưa được công bố ở công trình nào khác. Hà Nội, ngày …. tháng… năm 2020 Tác giả luận văn ĐOÀN THANH TÙNG LỜI CẢM ƠN Trước hết tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS.TS Hoàng Văn Hải – Viện trưởng Viện Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế- Đại học Quốc gia Hà Nội– người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. PGS.TS Hoàng Văn Hải đã truyền cho tôi nguồn cảm hứng, hướng dẫn chi tiết, hỗ trợ và khuyến khích tôi trong suốt quá trình hoàn thiện luận văn. Tôi cũng biết ơn những giảng viên, cán bộ của Viện Quản trị Kinh doanh đã giảng dạy, giúp đỡ và hỗ trợ tôi trong suốt thời gian học tập tại Viện. Để có được kết quả của luận văn này, không thể không kể đến công sức của lãnh đạo cũng như cán bộ nhân viên của công ty cổ phần đầu tư Kenli đã giúp đỡ cung cấp số liệu, dữ liệu và tham gia khảo sát. Cuối cùng, tôi muốn cảm ơn gia đình tôi đã tạo điều kiện thời gian và động viên từ khi tôi tham gia khóa học cho đến khi hoàn thành luận văn này. Mặc dù tôi nhận nhiều sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của giảng viên hướng dẫn và sự cố gắng của bản thân, nhưng thời gian và sự hiểu biết về lĩnh vực nghiên cứu còn hạn chế, do đó luận văn không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để luận văn được hoàn thiện hơn. MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................... i DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................. ii DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................. iii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ........................................................................................... 5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về xây dựng văn hóa doanh nghiệp ....... 5 1.1.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài ........................................................... 5 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................ 8 1.2. Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp ........................................................ 11 1.3. Đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp ....................................................... 14 1.4. Các mô hình văn hóa doanh nghiệp ......................................................... 14 1.4.1. Mô hình các yếu tố cấu thành VHDN của Edgar H. Shein .................. 14 1.4.2. Mô hình các yếu tố cấu thành VHDN của Hofstede ............................. 17 1.5. Vai trò văn hóa doanh nghiệp với sự phát triển của doanh nghiệp .......... 18 1.5.1. Thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp và tăng năng suất lao động ..... 18 1.5.2. Tạo lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường ...................... 20 1.5.3. Tạo lợi thế trong hoạt động giao dịch đối ngoại với các bên................ 20 1.6. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp .............................................................. 22 1.6.1. Các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp ........................................... 22 1.6.2. Nguồn lực xây dựng VHDN ................................................................. 25 1.6.3. Các yếu tố tác động đến xây dựng VHDN............................................ 27 Tiểu kết chương 1............................................................................................ 28 CHƢƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............. 29 2.1. Quy trình nghiên cứu luận văn ................................................................. 29 2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu .................................................................. 30 2.2.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp ....................................................................... 30 2.2.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp ......................................................................... 31 2.3. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu .................................................. 38 2.3.1. Mục tiêu................................................................................................. 38 2.3.2. Cách thức tiến hành ............................................................................... 39 Tiểu kết chương 2............................................................................................ 40 CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA KENLI .................................................................................................. 41 3.1.Tổng quan về Kenli ................................................................................... 41 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển............................................................ 41 3.1.2. Mô hình kinh doanh và dòng sản phẩm ................................................ 43 3.1.3. Kết quả kinh doanh của Kenli trong thời gian qua ............................... 45 3.1.4. Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực của công ty .................................... 46 3.2. Quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Kenli .............................. 47 3.3 Thực trạng xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Kenli ............................ 48 3.3.1. Thực trạng xây dựng các yếu tố VHDN hữu hình ................................ 49 3.3.2. Thực trạng xây dựng các yếu tố VHDN vô hình .................................. 53 3.4. Thực trạng về sự cảm nhận của CBNV Kenli về công tác xây dựng VHDN ............................................................................................................. 55 3.4.1. Sự cảm nhận của CBNV Kenli về vai trò của VHDN .......................... 55 3.4.2. Sự cảm nhận về các yếu tố cấu thành VHDN ....................................... 56 3.5. Thực trạng phân bổ các nguồn lực vào xây dựng VHDN ....................... 58 3.5.1. Tài chính................................................................................................ 58 3.5.2. Cơ sở vật chất ........................................................................................ 59 3.5.3. Nhân lực ................................................................................................ 59 3.6. Các yếu tố tác động đến xây dựng VHDN............................................... 59 3.7. Đánh giá chung về xây dựngVHDN Kenli .............................................. 62 3.7.1. Những kết quả đã đạt được ................................................................... 62 3.7.2. Những tồn tại ......................................................................................... 63 Tiểu kết chương 3............................................................................................ 66 CHƢƠNG 4 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CHO KEMLI ...................................................... 67 4.1. Mục tiêu và định hướng phát triển và xây dựng VHDN của Kenli ......... 67 4.1.1. Định hướng phát triển chung của Kenli ................................................ 67 4.1.2. Định hướng xây dựng VHDN của Kenli .............................................. 68 4.2. Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện VHDN của Kenli ........................... 69 4.2.1. Giải pháp hoàn thiện các yếu tố VHDN vô hình .................................. 69 4.2.2 Giải pháp hoàn thiện các yếu tố VHDN hữu hình ................................. 72 4.3. Giải pháp nhằm duy trì và phát triển VHDN cho Kenli .......................... 74 4.3.1. Đào tạo và tuyên truyền về VHDN ....................................................... 74 4.3.2. Thường xuyên chỉnh sửa, cập nhật và điều chỉnh các quy trình, quy định . 74 4.4. Một số giải pháp khác .............................................................................. 75 Tiểu kết chương 4............................................................................................ 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 78 PHỤ LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Nguyên nghĩa STT Từ viết tắt 1 CBNV Cán bộ nhân viên 2 CP Cổ phần 3 NXB Nhà xuất bản 4 SXKD Sản xuất kinh doanh 5 VHDN Văn hóa doanh nghiệp i DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Bảng Nội dung 1 Bảng 2.1 2 Bảng 2.2 Thông tin chung về CBNV tham gia trả lời câu hỏi 37 3 Bảng 3.1 Kết quả kinh doanh giai đoạn 2014-2018 45 4 Bảng 3.2 Các yếu tố cấu thành VHDN được Kenli xây dựng 49 Cấu trúc bảng hỏi phỏng vấn về cảm nhận của CBNV Kenli về VHDN ii Trang 34 DANH MỤC HÌNH VẼ STT Hình Nội dung Trang 1 Hình 1.1 Bộ công cụ đo lường văn hóa doanh nghiệp OCAI 6 2 Hình 1.2 Các yếu tố cấu thành VHDN của Edgar H. Schein 15 3 Hình 1.3 Mô hình các yếu tố VHDN của Hofstede 17 5 Sơ đồ 2.1 Qui trình thực hiện nghiên cứu 29 6 Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần đầu tư Kenli 46 7 Hình 3.1 Số lượng nhân sự của Kenli giai đoạn 2015 -2019 47 8 Hình 3.2 Quá trình xây dựng VHDN của Kenli 48 9 Hình 3.3 Logo của Kenli 50 10 Hình 3.4 Bìa hồ sơ năng lực Kenli 51 11 Hình 3.5 Nhận thức của CBNV Kenli về vai trò VHDN 56 12 Hình 3.6 Sự cảm nhận của CBNV Kenli về các yếu tố cấu thành VHDN iii 57 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đối với mỗi doanh nghiệp, văn hoá doanh nghiệp (VHDN) chính là nền tảng tinh thần, là linh hồn cho hoạt độ ng doanh nghiệp một cách bền vững và đồng thời nó cũng là tài sản vô hình của doanh nghiệp đó. Xét trên quy mô quốc gia thì văn hóa doanh nghiệp luôn tạo được những lợi thế cạnh tranh nhất định trên trường quốc tế và đôi khi nó trở thành bộ nhận diện thương hiệu của mỗi quốc gia. Theo nghiên cứu của Deloitte, 94% giám đốc điều hành và 88% nhân viên tin rằng văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp. Cũng theo Deloitte cho thấy có mối tương quan giữa sự hài lòng của nhân viên trong doanh nghiệp với văn hóa doanh nghiệp. Xuất phát từ vai trò quan trọng và việc cần thiết phải chú trọng xây dựng VHDN của các doanh nghiệp Việt Nam, vì thế Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành quyết định 1846/QĐ-TTG ngày 29/06/2016 lấy ngày 10/11 hằng năm là Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam. Cũng vào sáng ngày 4/10/2019, Hội nghị triển khai Cuộc vận động “Xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam” do Thủ tướng Chính phủ phát động với 8 tỉnh miền Đông Nam Bộ đã diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Ở Việt Nam một số doanh nghiệp đã nhận thức được vai trò của văn hóa doanh nghiệp và họ ngày một chú trọng hơn đến lĩnh vực này, tuy nhiên khi bắt tay vào xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho riêng mình thì đa số đều hiểu khá mơ hồ về lĩnh vực này, đồng thời xây dựng chủ yếu bằng kinh nghiệm sẵn có của bản thân do vậy rất thiếu các lý luận khoa học, thực tiễn dẫn đến tình trạng mang tính hình thức, chắp vá và không thể áp dụng một cách triệt để, có hiệu quả. 1 Đây chính là căn cứ để học viên lựa chọn đề tài này nhằm làm sáng tỏ các vấn đề nêu trên. Học viên lựa chọn Công ty cổ phần đầu tư Kenli (viết tắt: Kenli) để làm đối tượng nghiên cứu bởi đây là một doanh nghiệp thành lập chưa lâu (từ năm 2013) nhưng đến nay họ đã có chuỗi trên 20 showroom trải dài từ bắc vào nam, nhắc đến Kenli là khách hàng liên tưởng đến nội thất nhập khẩu từ Ý. Công ty cổ phần đầu tư Kenli cũng đã rất chú trọng đến việc xây dựng Văn hóa doanh nghiệp của mình. Công ty đang định hướng trở thành một trong những thương hiệu nội thất sang trọng hàng đầu Việt Nam, do đó việc xây dựng một VHDN mạnh là quan trọng và cấp thiết đối với Kenli. Do đó, tôi đã lựa chọn đề tài “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần đầu tư Kenli” là đề tài nghiên cứu của luận văn này. 2. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Thực trạng xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Kenli diễn ra như thế nào? Câu hỏi 2: Các giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Kenli là gì? 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Hoàn thiện công tác xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho Kenli. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận khoa học về xây dựng văn hóa doanh nghiệp - Phân tích, đánh giá các biểu hiện văn hóa doanh nghiệp Kenli - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng văn hóa cho Kenli 4. Đối tƣợng - Phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Kenli - Phạm vi nghiên cứu: 2 + Phạm vi thời gian: Dữ liệu để phục vụ cho luận văn được thu thập từ năm 2016 đến năm 2019. Trong đó, dữ liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2016-2019, dữ liệu sơ cấp thu thập năm 2019. + Phạm vi không gian: Tại các văn phòng chính của công ty địa chỉ số 1 Phố Dịch Vọng Hậu, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội và 5 showroom cũng như chi nhánh trên toàn quốc. + Phạm vi về nội dung: Nội dung của luận văn này chỉ thực hiện trong phạm vi là phân tích thực trạng xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Kenli và đưa ra các đánh giá thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Kenli. 5. Đánh giá đóng góp của luận văn a) Đóng góp về mặt lý luận: Luận văn thực hiện vai trò hệ thống hóa, góp phần làm sáng tỏ thêm vai trò văn hóa đặc thù của doanh nghiệp làm tăng thêm giá trị thương hiệu của doanh nghiệp b) Đóng góp về mặt thực tiễn: - Đóng góp vào việc hoàn thiện công tác xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Kenli. - Giúp cho các nhà khởi nghiệp Việt Nam có thể tham khảo, rút ra những bài học kinh nghiệm, dễ dàng hơn khi thâm nhập thị trường và giúp cho các doanh nghiệp thương hiệu Việt tự tin hơn trong việc tăng năng lực cạnh tranh. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có 04 chương như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về xây dựng văn hóa doanh nghiệp Chương 2. Thiết kế và phương pháp nghiên cứu 3 Chương 3. Thực trạng xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Kenli Chương 4. Đề xuất giải pháp hoàn thiện xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho Kenli 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP Chương này với mục đích thảo luận về văn hóa doanh nghiệp (VHDN) nói chung bắt đầu bằng việc xem xét các nghiên cứu về VHDN trên thế giới và ở Việt Nam để từ đó xem xu hướng và vai trò của VHDN. Trong chương này cũng sẽ thảo luận những khái niệm, các mô hình điển hình về yếu tố cơ bản tạo thành VHDN, các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp để làm cơ sở đề xuất khái niệm và xây dựng mô hình VHDN cho Kenli. Cuối cùng, thế nào là một văn hóa mạnh hay yếu cũng được trình bày để định hướng cho việc xây dựng một VHDN mạnh của Kenli. 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về xây dựng văn hóa doanh nghiệp Thuật ngữ văn hóa doanh nghiệp đã xuất hiện trong các nghiên cứu từ rất lâu trên thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam thuật ngữ này cũng chỉ mới xuất hiện trong những năm gần đây và ngày càng được quan tâm. 1.1.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài Những nghiên cứu ban đầu về văn hóa tổ chức có từ những năm 1940, sơ khai bởi những nghiên cứu của những nhà nhân chủng học nghiên cứu về văn hóa dân gian (Hatch,1993). Tuy nhiên, đến tận những năm 80, 90, nghiên cứu điển hình và khởi đầu cho mọi nghiên cứu về VHDN được bắt đầu từ những nghiên cứu của Schein. Năm 1983, Schein đã làm rõ tầm quan trọng của cái nhìn sâu sắc đối với các vấn đề văn hóa trong việc thực hiện các chiến lược của một tổ chức. Ông cũng chỉ ra rằng trong một số trường hợp cần phải thực hiện một số thay đổi đối với văn hóa doanh nghiệp để thực hiện một số chiến lược không thể tránh khỏi. Ông cũng nhấn mạnh rằng văn hóa là khía cạnh ít thay đổi nhất của bất kỳ tổ chức nào. 5 Năm 2012 trong cuốn sách “Văn hóa doanh nghiệp và sự lãnh đạo” được xuất bản bởi NXB Thời đại, tác giả Edgar H. Schein, dựa trên những nghiên cứu trước này của mình và những nghiên cứu mới nhất về việc xây dựng VHDN. Tác giả đã hoàn thiện hơn các yếu tố cấu thành VHDN và làm rõ vai trò quan trọng của Lãnh đạo trong công cuộc xây dựng VHDN của doanh nghiệp, tổ chức. Theo công trình nghiên cứu của Cameron và Quinn (2006) phân loại văn hóa doanh nghiệp thành bốn loại chính dựa trên bốn tiêu chí: Văn hóa hợp tác, Văn hóa sáng tạo, Văn hóa kiểm soát, Văn hóa cạnh tranh. Đồng thời Cameron và Quinn đã nghiên cứu, phát triển bộ công cụ hỗ trợ được đặt tên OCAI để đo lường được thực trạng văn hóa tại các doanh nghiệp. OCAI được coi như là một phương pháp nghiên cứu hợp lệ, dễ hiểu để khảo sát về văn hóa của doanh nghiệp. Mục tiêu của OCAI là đánh giá mô hình văn hoá doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại và mô hình mong muốn là gì ở tương lai dựa trên sáu khía cạnh bao gồm: đặc điểm nổi trội của tổ chức, phong cách lãnh đạo của tổ chức, đặc trưng nhân viên trong tổ chức, tính gắn kết trong tổ chức, chiến lược phát triển của tổ chức, tiêu chuẩn xác định thành công trong tổ chức. Cụ thể được trình bày ở hình 1.1 dưới đây: Hình 1.1: Bộ công cụ đo lường văn hóa doanh nghiệp OCAI (Nguồn: Cameron và Quin, 2006) 6 Theo nghiên cứu của Jim Sellner (2009) đã tiến hành phân loại doanh nghiệp dựa vào sáu tiêu chí khác nhau để nhận diện văn hoá doanh nghiệp theo: yếu tố bên trong và bên ngoài; giá trị và cách cư xử; tầm nhìn; diện mạo mới; đổi mới; sứ mệnh. Còn hai tác giả Recardo và Jolly (1997) thì văn hóa doanh nghiệp được đo lường dựa trên tám khía cạnh như sau: định hướng kế hoạch, giao tiếp, đào tạo và phát triển, phần thưởng và sự công nhận, ra quyết định, chấp nhận rủi ro, làm việc nhóm, các chính sách quản trị. Hofsted và đồng nghiệp (1990) đã thực hiện một nghiên cứu toàn diện về đo lường VHDN với 20 doanh nghiệp. VHDN được tạo thành bởi các lớp (giá trị, nghi lễ, anh hùng và các biểu tượng). Tác giả đưa ra các “giá trị” của doanh nghiệp là cốt lõi tạo ra VHDN. Nghiên cứu cũng định nghĩa thiện và ác, đẹp so với xấu, hợp lý và phi lý, vân vân. Các lớp bên ngoài là các nghi lễ, anh hùng và các biểu tượng. Biểu tượng là những chủ thể hoặc đối tượng mang một ý nghĩa đặc biệt chỉ được công nhận bởi thành viên của nền văn hóa đó. Anh hùng là những người được coi là hình mẫu của tổ chức. Cuối cùng, phong tục gần nhất với cốt lõi là các nghi thức là các hoạt động tập thể không cần thiết về mặt kỹ thuật, nhưng được tổ chức coi là thiết yếu về mặt xã hội. Năm 2010, Hofstede trong cuốn sách “Culture and Organizations", NXB Mc Graw tác giả đã đưa thêm một yếu tố nữa tạo thành VNDN đó là “văn hóa xã hội”, đây là yếu tố không thể thiếu trong việc hài hòa giữa văn hóa xã hội và văn hóa quốc gia mà doanh nghiệp đó đang tồn tại trong đó. Những nghiên cứu cũng rất điển hình và được các nghiên cứu sau này kế thừa đó là những nghiên cứu của Denison và đồng nghiệp những năm 90. Năm 1993, Denison và Mishara đã làm một nghiên cứu định tính trên 5 doanh nghiệp và một nghiên cứu định lượng trong nghiên cứu về “Lý thuyết văn hóa 7 và hiệu quả của tổ chức”. Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra rằng văn hóa doanh nghiệp được tạo thành bởi 4 yếu tố: sự tham gia, tính nhất quán, khả năng thích nghi và sứ mệnh. Nghiên cứu cũng chỉ ra có mối quan hệ VHDN và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Mặc dù nghiên cứu về VHDN đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới nhưng mãi tận những năm 2000 mới bắt đầu có những nghiên cứu và cuốn sách nói về VHDN ở Việt Nam. Năm 2001, tác giả Đỗ Minh Cương đã xuất bản cuốn sách nghiên cứu về “Văn hóa kinh doanh và triết lý kinh doanh”, trong cuốn sách tác giả đề cập đến việc xây dựng kinh doanh và triết lý kinh doanh. Đây là những nền tảng xây dựng VHDN. Năm 2011, Đỗ Minh Cương trong “Nhân cách doanh nhân và văn hóa kinh doanh Việt Nam”, đã tổng kết các nghiên cứu và thực tế về văn hóa kinh doanh cũng như VHDN trên thế giới và của Việt Nam. Năm 2004, tác giả Nguyễn Mạnh Quân cũng cho ra đời xuất bản "Đạo đức kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp", NXB Lao động xã hội. Tác giả đã đề xuất các khái niệm, biểu hiện cũng như các yếu tố để xây dựng VHDN. Năm 2009, tác giả Đỗ Thị Phi Hoài cũng xuất bản ấn phẩm “Văn hóa doanh nghiệp” do NXB Tài chính phát hành. Nghiên cứu đã tổng kết và đề xuất các khái niệm, các cấp độ cũng như các yếu tố tạo thành VHDN và đề xuất sự tác động của VHDN đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tác giả cũng đề xuất các giai đoạn để xây dựng thành công VHDN. Tác giả Dương Thị Liễu và đồng nghiệp đã viết cuốn “Giáo trình Văn hoá kinh doanh” do Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân xuất bản. Cuốn sách đã tổng kết cũng như phân tích các VHDN điển hình của các doanh nghiệp thành công trên thế giới cũng như trong nước. Do đó, giáo trình như là kim chỉ nam không chỉ cho sinh viên sử dụng học tập mà còn là tài liệu cho các doanh nghiệp tham khảo trong quá trình xây dựng VHDN. 8 Ngoài sách về VHDN được phát hành còn có tác nghiên cứu về VHDN đặc biệt các nghiên cứu về đề xuất xây dựng VHDN cho các doanh nghiệp Việt Nam được công bố trên các tạp chí trong nước như: Tác giả Đỗ Tiến Long đã sử dụng mô hình đánh giá VHDN của tác giả Denison (1995) áp dụng để đánh giá VHDN cho 20 doanh nghiệp Việt Nam. Dựa trên kết quả nghiên cứu tác giả đã đề xuất các bước cũng như yếu tố xây dựng VHDN cho các doanh nghiệp Việt Nam. Kết quả nghiên cứu được công bố trong bài báo “Đánh giá văn hóa doanh nghiệp trong doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam” tại Tạp chí Khoa học Đại học Quốc Gia Hà Nội (2015). Tác giả Dương Thị Thanh Mai cũng đã có một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Kinh tế 1 Chính sách năm 2015, nghiên cứu với chủ đề “Xây dựng VHDN tại Việt Nam, thực trạng và giải pháp”. Nghiên cứu thực hiện thực tế trên 4 công ty lớn ở các lĩnh vực khác nhau: Vinamilk, FPT, Viettel, Vietinbank để đưa ra những ưu, nhược điểm về việc xây dựng VHDN của các công ty này. Nghiên cứu này với mong muốn là cơ sở để các doanh nghiệp Việt Nam tham khảo trong quá trình xây dựng và phát triển VHDN cho doanh nghiệp của mình. Nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí Công thương (2019) của tác giả Nguyễn Quang Trung với chủ đề “Phát triển VHDN ở Việt Nam: Đề xuất khái niệm và mô hình nghiên cứu”. Tác giả đưa ra khái niệm Phát triển VHDN là quá trình hoàn thiện các biểu trưng và phù hợp hóa tính chất VHDN”. Kết quả nghiên cứu đã đề các yếu tố để xây dựng VHDN cho doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra một số Nghiên cứu sinh và Thạc sĩ cũng đã chọn đề tài về VHDN để nghiên cứu và bảo vệ thành công như: Năm 2014, nghiên cứu sinh Đỗ Hữu Hải dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Mạnh Quân đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ với chủ đề 9 “Hệ thống tiêu chí nhận diện văn hoá doanh nghiệp - Vận dụng cho doanh nghiệp Việt Nam”. Nghiên cứu được lựa chọn với mong muốn cung cấp một căn cứ về lý luận cần thiết là cơ sở cho việc làm sáng tỏ nhận thức thống nhất về hệ thống tiêu chí nhận diện văn hoá doanh nghiệp và quan trọng hơn, làm cơ sở cho việc nghiên cứu, đánh giá về phương pháp và kết quả xây dựng văn hoá doanh nghiệp ở các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam. Thông qua những kết quả phân tích tài liệu và quan sát thực tế, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có những đóng góp thiết thực cho các doanh nghiệp Việt Nam tham khảo trong quá trình xây dựng VHDN. Tác giả Nguyễn Thị Lan Hương đã nghiên cứu về VHDN với đề tài “Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Tập đoàn viễn thông Quân đội” và đã bảo vệ thành công tại Trường Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2015. Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thanh Thùy về “Phát triển VHDN tại công ty cổ phần nhựa thiếu niên Tiền Phong”, được hội đồng bảo vệ luận văn Thạc sĩ năm 2017 đánh giá rất tốt về việc đưa ra các giải pháp hiệu quả và thực tế cho Công ty trong việc phát triển VHDN phục vụ cho hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn. Theo tác giả Hà My với đề tài luận văn thạc sĩ “Văn hóa doanh nghiệp tại Viễn thông Hà Giang” (2016) đã tập trung vào việc hoàn thiện công tác xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Viễn thông Hà Giang. Tác giả đã hệ thống hóa khung lý thuyết về văn hóa doanh nghiệp, đánh giá thực trạng xây dựng văn hóa doanh nghiệp, từ đó rút ra những đánh giá trong đó có các hạn chế còn tồn tại, từ đó đưa ra các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng văn hóa doanh nghiệp được đánh giá cao: hoàn thiện bộ máy quản trị của tập đoàn trong giai đoạn tái cấu trúc doanh nghiệp, đầu tư cải thiện cấu trúc văn hóa hữu hình; hoàn thành hệ thống văn bản đẩy mạnh việc tuyên truyền về văn hóa doanh nghiệp; nêu cao vai trò và trách nhiệm xây dựng, phát huy văn 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng