Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phân hóa chương hidrocabon no hóa học 11 (c...

Tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phân hóa chương hidrocabon no hóa học 11 (chương trình chuẩn) để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh

.PDF
254
92
149

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA HÓA HỌC --------- XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÂN HÓA CHƯƠNG HIDROCABON NO HÓA HỌC 11 (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NGÀNH: SƯ PHẠM HÓA HỌC Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ KIM CÚC Lớp : 14 SHH Đà Nẵng – Tháng 04, năm 2018 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA HÓA HỌC --------- XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÂN HÓA CHƯƠNG HIDROCABON NO HÓA HỌC 11 (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NGÀNH: SƯ PHẠM HÓA HỌC Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ KIM CÚC Lớp : 14 SHH Giảng viên hướng dẫn : ThS. NGUYỄN THỊ LAN ANH Đà Nẵng – Tháng 04, năm 2018 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐHSP Độc lập – Tự do – Hạnh phúc KHOA HÓA NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ KIM CÚC Lớp: 14SHH 1. Tên đề tài: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÂN HÓA CHƯƠNG HIDROCACBON NO HÓA HỌC 11 (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH”. 2. Nội dung nghiên cứu: - Nghiên cứu cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài: Xây dựng và sử dụng hệ thống BTHH phân hóa chương Hidrocacbon no để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh THPT. - Phân tích cấu trúc, nội dung chương trình hóa học phổ thông đi sâu vào chương Hidrocacbon no lớp 11. - Xây dựng hệ thống bài tập phân hóa chương Hidrocacbon Hóa học 11 và nghiên cứu các phương pháp sử dụng chúng trong việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. - Thiết kế giáo án bài dạy có sử dụng BTHH phân hóa để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. - Điều tra thực trạng việc sử dụng BTHH phân hóa trong dạy học ở trường THPT hiện nay và trong việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh ở một số trường THPT thành phố Đà Nẵng. - Thực nghiệm sư phạm để đánh giá chất lượng, tính phù hợp của hệ thống bài tập đã xây dựng và tính khả thi hiệu quả của các phương pháp sử dụng đã đề xuất nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. 3. Giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN THỊ LAN ANH. 4. Ngày giao đề tài: Tháng 4 năm 2017. 5. Ngày hoàn thành: Tháng 4 năm 2018. Chủ nhiệm khoa (Ký và ghi rõ họ, tên) Giáo viên hướng dẫn (Ký và ghi rõ họ, tên) Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo về Khoa ngày … tháng … năm … Kết quả điểm đánh giá Ngày … tháng … năm … CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG (Ký và ghi rõ họ, tên) MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 9 1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................. 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................. 3 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu...................................................................... 3 4.1. Khách thể nghiên cứu........................................................................................ 3 4.2. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 3 5. Giả thiết khoa học .................................................................................................. 4 6. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 4 7. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 4 8. Đóng góp của đề tài ................................................................................................ 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............................. 6 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .................................................................................. 6 1.1.1. Trên thế giới ................................................................................................... 6 1.1.2. Ở Việt Nam .................................................................................................... 7 1.2. Định hướng đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam sau năm 2015 ................. 9 1.2.1. Sự cần thiết đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam....................................... 9 1.2.2. Định hướng đổi mới Giáo dục phổ thông Viêt Nam theo hướng phát triển năng lực cho HS . ................................................................................................... 10 1.2.3. Đổi mới dạy học môn Hoá học ................................................................... 15 1.3. Quan điểm dạy học phân hoá........................................................................... 17 1.3.1. Khái niệm ..................................................................................................... 17 1.3.2. Cơ sở khoa học của dạy học phân hoá (thuyết nhận thức, thuyết đa thông minh). ..................................................................................................................... 17 1.3.3. Nội dung và biện pháp dạy học phân hoá .................................................... 19 1.3.4. Các hình thức dạy học phân hoá .................................................................. 22 1.4. Năng lực và vấn đề phát triển năng lực cho học sinh THPT ........................ 23 1.4.1. Khái niệm năng lực ...................................................................................... 23 1.4.2. Đặc điểm và cấu trúc của năng lực .............................................................. 24 1.4.3. Các năng lực cần phát triển cho học sinh THPT trong dạy học hóa học ..... 25 1.4.4. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh ...................................... 27 1.5. Bài tập hoá học phân hoá – phương tiện phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh .......................................................................................................... 33 1.5.1. Khái niệm bài tập hoá học và bài tập hóa học phân hoá .............................. 33 1.5.2. Đặc điểm bài tập hoá học phân hoá ............................................................. 33 1.5.3. Phân loại bài tập hoá học phân hoá .............................................................. 34 1.5.4. Định hướng tư duy học sinh trong giải bài tập hoá học phân hoá ............... 34 1.6. Thực trạng dạy học và sử dụng bài tập phân hóa trong dạy học hoá học ... 36 1.6.1. Đặc điểm kinh tế văn hoá giáo dục ở thành phố Đà Nẵng ........................... 36 1.6.2. Mục đích điều tra ......................................................................................... 40 1.6.3. Nội dung điều tra .......................................................................................... 40 1.6.4. Đối tượng điều tra và phương pháp điều tra ................................................ 47 1.6.5. Tiến trình và kết quả điều tra ....................................................................... 47 CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÂN HÓA CHƯƠNG HIDROCACBON NO ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH.......................................................................................... 51 2.1. Phân tích vị trí, mục tiêu, nội dung, cấu trúc chương hidrocacbon no trong chương trình lớp 11 chuẩn ...................................................................................... 51 2.1.1. Vị trí, mục tiêu chương hidrocacbon no chương trình lớp 11 chuẩn ........... 51 2.1.2. Cấu trúc, nội dung chương hidrocacbon no chương trình lớp 11 chuẩn...... 54 2.1.3. Những điểm cần chú ý về nội dung và phương pháp dạy học chương hidrocacbon no chương trình lớp 11 chuẩn. .......................................................... 57 2.2. Xây dựng hệ thống bài tập phân hóa chương hidrocacbon no chương trình lớp 11 chuẩn .............................................................................................................. 58 2.2.1. Nguyên tắc lựa chọn và xây dựng hệ thống bài tập hóa học để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh ................................................................ 58 2.2.2. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập hóa học để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh ...................................................................................... 61 2.2.3. Hệ thống bài tập phân hóa chương hidrocacbon no chương trình lớp 11 chuẩn ...................................................................................................................... 64 2.3. Sử dụng hệ thống bài tập phân hóa chương hidrocacbon no chương trình lớp 11 chuẩn để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh ................... 96 2.3.1. Sử dụng bài tập hóa học để hình thành năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học bài mới ..................................................................................... 96 2.3.2. Sử dụng bài tập hóa học để rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề cho học sinh trong bài luyện tập .................................................................................................. 96 2.3.3. Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh ....... 98 2.3.4. Thiết kế một số giáo án bài dạy chương hidrocacbon no chương trình lớp 11 chuẩn có sử dụng các bài tập phân hóa để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh (trình bày ở phần phụ lục) ............................................................... 101 2.3.5. Thiết kế một số đề kiểm tra để đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh ....................................................................................................................... 101 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................................ 119 3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm .................................................................... 119 3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm .................................................................... 119 3.3. Kế hoạch thực nghiệm sư phạm .................................................................... 119 3.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm ................................................................... 120 3.5. Xử lí số liệu và kết quả thực nghiệm ............................................................. 121 3.5.1. Phương pháp xử lí ...................................................................................... 121 3.5.2. Xử lí kết quả bài kiểm tra……………………………………………… 128 3.5.3. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm .................................................... 128 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 131 1. Kết luận ............................................................................................................... 131 2. Kiến nghị ............................................................................................................. 132 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 134 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT HS Học sinh GV Giáo viên BTHH Bài tập hóa học BT Bài tập THPT Trung học phổ thông PPDH Phương pháp dạy học SGK Sách giáo khoa SBT Sách bài tập GS Giáo sư ĐHSP Đại học sư phạm CNTT Công nghệ thông tin CTCT Công thức cấu tạo CTPT Công thức phân tử CTHH Công thức hóa học PTHH Phương trình hóa học PTPƯ Phương trình phản ứng TCVL Tính chất vật lý DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Bảng thống kê điểm bài kiểm tra 15’ 123 Bảng 3.2. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất tích lũy bài kiểm tra 15’ 124 của HS trường THPT Hoàng Hoa Thám Bảng 3.3. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất tích lũy bài kiểm tra 15’ 124 của HS trường THPT Trần Phú Bảng 3.4. Phân loại kết quả học tập của HS (%) bài kiểm tra 15’ 128 Bảng 3.5. Bảng thống kê các tham số đặc trưng của lớp thực nghiệm và lớp đối 128 chứng theo từng bài kiểm tra DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Đường tích lũy biểu diễn kết quả bài kiểm tra 15’ của HS trường 126 THPT Hoàng Hoa Thám Hình 3.2. Đồ thị cột biểu diễn bài kiểm tra 15’ của HS trường THPT Hoàng 126 Hoa Thám Hình 3.3. Đường tích lũy biểu diễn kết quả bài kiểm tra 15’ của HS trường 127 THPT Trần Phú Hình 3.4. Đồ thị cột biểu diễn bài kiểm tra 15’ của HS trường THPT Trần Phú 127 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Loài người đang sống ở thế kỉ 21 - thế giới của nền kinh tế tri thức và con người muốn tồn tại đều phải học, học nữa và học mãi. Nhờ thế năng lực học tập của con người phải được nâng lên mạnh mẽ nhờ vào người học biết “Học cách học” và người dạy biết “Dạy cách học”. Như vậy thầy giáo phải là “Thầy dạy việc học, là chuyên gia của việc học”. Nói một cách khác tập dượt cho từng đối tượng học sinh khác nhau biết phát hiện, đưa ra và giải quyết các vấn đề gặp phải trong học tập, trong cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng. Điều đó không chỉ có ý nghĩa ở tầm phương pháp dạy học mà được đặt ra như một mục tiêu giáo dục và đào tạo. Trong xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay, dạy học cần lấy học sinh làm trung tâm, hầu hết các nước trên thế giới đều rất quan tâm đến bồi dưỡng các năng lực cho HS thông qua môn học trong đó chú trọng đến năng lực giải quyết vấn đề đồng thời phân hóa học sinh để đưa ra các cách thức giáo dục phù hợp với từng đối tượng học sinh. Theo điều 5 luật Giáo Dục năm 2005 quyết định: “Phương pháp dạy học phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo cho người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng tự thực hành, lòng say mê học và ý chí vươn lên”. Để thực hiện thành công đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo nước nhà chúng ta cần phải thực hiện nhiều giải pháp trong đó có giải pháp đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học theo định hướng “coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học của HS” ở tất cả các cấp. Mà dạy học phân hóa như là một hướng đổi mới PPDH nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, huy động mọi khả năng của HS để HS tìm tòi khám phá ra những nội dung mới của bài học, tự phát hiện ra các tình huống có vấn đề và lập kế hoạch hợp lí nhất để giải quyết vấn đề. Đặc biệt môn Hóa học không nằm ngoài định hướng đó, GV cần làm cho HS thấy được tầm quan trọng của Hóa học trong cuộc sống khơi dậy lòng đam mê, hứng thú, tích cực học tập. Năng lực sử dụng BTHH là khả năng vận dụng những kiến thức đã được 1 học vào giải bài tập. Vì vậy, việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong bài tập hóa học có vai trò quan trọng trong việc phát triển khả năng tư duy của HS, vì để làm bài tập Hóa học HS phải suy luận, phải tư duy, phải liên hệ với các kiến thức đã được học trong bộ môn cũng như thuộc các môn khác để tìm ra lời giải, phải biết huy động kiến thức, biết chuyển đổi ngôn ngữ, biến đổi đối tượng. Phát huy tính tích cực tập của HS không phải là vấn đề mới mà đã được đặt ra từ nhiều năm nay trong ngành giáo dục nước ta. Vấn đề này đã trở thành một trong những phương hướng chính nhằm đào tạo những con người lao động sáng tạo, làm chủ đất nước. Thực tiễn giảng dạy bộ môn Hóa hiện nay ở các trường THPT còn nhiều vấn đề bất cập trong phương pháp giảng dạy truyền thụ tri thức cho HS. Đã có nhiều áp dụng các phương pháp dạy học cả các phương pháp truyền thống cũng như các phương pháp dạy học hiện đại vào thực tiễn giảng dạy nhưng vẫn chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, HS vẫn còn thụ động trong việc tiếp thu các tri thức khoa học, chưa phát huy hết đặc điểm nổi bật của môn Hóa trong việc giáo dục nhân cách cho HS. Hiện nay có rất nhiều phương pháp dạy học, quan điểm dạy học mới đang được phát hiện và nghiên cứu để áp dụng vào thực tiễn giảng dạy, một trong các phương pháp đó là: dạy học phân hóa nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề. Đây là một phương pháp dạy học tích cực. Phương pháp dạy học này phù hợp với tư tưởng hiện đại về đổi mới mục tiêu, phù hợp với yêu cầu đổi mới của giáo dục nước nhà là xây dựng những con người biết đặt và giải quyết vấn đề trong cuộc sống, góp phần thực hiện yêu cầu đào tạo và phân công lao động xã hội theo nguyên tắc mỗi thành viên sẽ đóng góp có hiệu quả nhất đối với những việc đã chọn hoặc đã được giao phù hợp với hệ giá trị chuẩn mực, HS trở thành những con người thực sự là động lực của phát triển bền vững và nhanh chóng của đất nước. Là một sinh viên theo ngành sư phạm Hóa học và mai sau sẽ trở thành một giáo viên trong tương lai, tôi nhận thấy đây là một hướng nghiên cứu đầy tính thiết thực và mang ý nghĩa quan trọng góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông cũng như tích lũy kinh nghiệm cho chính bản thân để hoàn thành tốt công việc của một giáo viên tương lai, tôi đã lựa chọn đề tài “ XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ 2 THỐNG BÀI TẬP PHÂN HÓA CHƯƠNG HIDROCACBON NO HÓA HỌC 11 (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH”. 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phân hóa chương Hidrocacbon no để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh THPT. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài: Xây dựng và sử dụng hệ thống BTHH phân hóa chương Hidrocacbon no để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh THPT. - Phân tích cấu trúc, nội dung chương trình hóa học phổ thông đi sâu vào chương Hidrocacbon no lớp 11. - Xây dựng hệ thống bài tập phân hóa chương Hidrocacbon Hóa học 11 và nghiên cứu các phương pháp sử dụng chúng trong việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. - Thiết kế giáo án bài dạy có sử dụng BTHH phân hóa để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. - Điều tra thực trạng việc sử dụng BTHH phân hóa trong dạy học ở trường THPT hiện nay và trong việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh ở một số trường THPT thành phố Đà Nẵng. - Thực nghiệm sư phạm để đánh giá chất lượng, tính phù hợp của hệ thống bài tập đã xây dựng và tính khả thi hiệu quả của các phương pháp sử dụng đã đề xuất nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học Hóa học ở trường THPT (chương Hidrocacbon no lớp 11). 4.2. Đối tượng nghiên cứu 3 Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh khi xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương Hidrocacbon no lớp 11 đã được phân hóa (chọn lọc và phân dạng) trong dạy học Hóa học phổ thông. 5. Giả thiết khoa học Nếu xây dựng được hệ thống BTHH đa dạng có sự phân hóa rõ ràng cụ thể đồng thời đề ra được những phương pháp sử dụng hệ thống bài tập một cách hợp lí, logic có sự tương quan đồng thời với các PPDH tích cực khác sẽ giúp học sinh phát triển năng lực nhận thức, năng lực giải quyết vấn đề. Đồng thời sẽ giúp cho giáo viên cũng như sinh viên sư phạm có thêm nguồn thông tin, tư liệu được thẩm định trong việc nghiên cứu, sử dụng và tham khảo trong công tác giảng dạy không chỉ bộ môn Hóa học mà còn trong các bộ môn sử dụng BT trong việc lĩnh hội, ôn tập, củng cố và kiểm tra đánh giá kiến thức được học. Vì thế khi đề tài được hoàn thành sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Hóa học ở trường THPT. 6. Phạm vi nghiên cứu Các nghiên cứu khảo sát được tiến hành trên phạm vi các trường: THPT Phan Châu Trinh,THPT Trần Phú, THPT Thái Phiên và THPT Hoàng Hoa Thám thuộc quận Hải Châu, Thanh Khê và Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. 7. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lí luận -Đọc và tìm kiếm các nguồn tài liệu: SGK, SBT, sách tham khảo… để xây dựng cơ sở lí luận của đề tài. -Nghiên cứu, tổng quan các tài liệu về lí luận dạy học có liên quan đến đề tài. -Nghiên cứu cấu trúc, nội dung chương trình hóa học phổ thông đi sâu vào phần hữu cơ chương HIDROCACBON NO lớp 11 (chương trình chuẩn) THPT. -Tuyển chọn, xây dựng hệ thống BTHH phân hóa theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS thông qua BTHH ở trường THPT. -Sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết. 4 -Sử dụng phương pháp phân loại và hệ thống hóa lí thuyết. -Sử dụng phương pháp giả thuyết. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn -Quan sát sư phạm, điều tra về tình hình học tập bộ môn Hóa học ở trường phổ thông và hệ thống BTHH, phương pháp sử dụng bài tập Hóa học trong dạy học. -Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia hay chính là trao đổi kinh nghiệm với giáo viên Hóa học, các chuyên gia có năng lực, kinh nghiệm về hệ thống BT đã lựa chọn và phương pháp sử dụng trong dạy học theo hướng dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. -Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm sử dụng BTHH trong công tác dạy học: Các sách tham khảo chuyên đề hiện đang có mặt trên thị trường (sách của Nguyễn Anh Phong, Nguyễn Xuân Trường, Cao Cự Giác, Nguyễn Duy Ái, Đào Hữu Vinh, Cù Thanh Toàn…) -Phương pháp thực nghiệm sư phạm, kiểm nghiệm tính phù hợp của hệ thống bài tập và tính hiệu quả của các đề xuất về phương pháp sử dụng chúng trong dạy học Hóa học: thực hiện phỏng vấn giáo viên và tiến hành trắc nghiệm đối với học sinh. Phương pháp xử lí thông tin -Dùng phương pháp toán học thống kê để xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm. 8. Đóng góp của đề tài -Tổng quan cơ sở lí luận về dạy học phân hóa, phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học môn hóa và sử dụng hệ thống BT Hóa học đã được phân hóa nhằm phát triển cho người học năng lực giải quyết vấn đề. -Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập hóa học phân hóa định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề chương Hidrocacbon no Hóa học 11 (chương trình chuẩn). -Đề xuất các phương pháp sử dụng hệ thống bài tập đã tuyển chọn và xây dựng. 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Trên thế giới 1.1.1.1. Tổng quan về dạy học phân hóa Trên thế giới quan điểm dạy học phân hóa được đưa ra từ rất sớm, năm 1970 ở Mỹ các nhà nghiên cứu giáo dục đã đưa ra khái niệm “ Learning styles “. Hay gọi là phong cách học dựa trên phương pháp tiếp cận khác nhau. Phương pháp dạy học này đặc biệt chú ý đến cá nhân, tạo điều kiện để cá nhân học tập sao cho đạt được kết quả tốt nhất. GV phải khám phá ra những phong cách học tập của HS và tìm cách thích ứng với phong cách đó. Đến năm 1978 GS Rita Dun và Kennet Dun cùng các đồng nghiệp đã cho ra đời cuốn sách: “ Dạy sinh viên thông qua phong cách học tập cá nhân của họ” và đã được nhiều trường đại học ở Mỹ triển khai có hiệu quả. Đến năm 1974 cũng theo quan điểm đó GS Carol Ann Tomlinson ở trường địa học Virgina – Mỹ đã đưa ra một quan điểm “The differentiated classroom”[36]. Hay còn gọi là “Lớp học phân hóa” , người học khác nhau sẽ có phương pháp học tập khác nhau để đạt được kết quả tốt nhất. Quan điểm dạy học này đã nhanh chóng được nhiều nước ở châu Âu (trong đó có Bỉ) triển khai mạnh mẽ cho đến bây giờ và có hiệu quả tốt. Dạy học phân hóa không những phân loại người học theo năng lực nhận thức mà còn là phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng dựa vào việc am hiểu từng cá thể, GV tiếp cận người học ở các phương diện khác nhau: năng lực nhận thức, hoàn cảnh sống, tâm lí, năng khiếu, về mơ ước trong cuộc sống, … Vì thế GV phải “ tìm để giảng dạy và hiểu để giáo dục”. 1.1.1.2. Tổng quan về phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh Bắt đầu từ thập niên 70 của thế kỷ XX, ở các nước xã hội chủ nghĩa, nhất là Liên Xô, vấn đề rèn luyện năng lực và năng lực sáng tạo cho HS trong nhà trường được đặc biệt quan tâm, điển hình là các tác giả I.Ia.Lecne, M.I.Macmutov, M.N.Xkatkin,V.Okon, V.G.Razumovski. Cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI, tiếp tục có những công trình nghiên cứu và bài viết về tư duy sáng tạo và phát triển sáng tạo của RobertZ.Strenberg và Wendy 6 M.William (1996). Howard Gardner, Giáo sư tâm lý học của đại học Harvard (Mỹ) (1996) khẳng định rằng: Để giải quyết một vấn đề“có thực” trong cuộc sống thì con người không thể huy động duy nhất một mặt của biểu hiện trí tuệ nào đó mà phải kết hợp nhiều mặt biểu hiện của trí tuệ liên quan đến nhau. Sự kết hợp đó tạo thành năng lực cá nhân, H.Gardner đã kết luận rằng: Năng lực phải được thể hiện thông qua hoạt động có kết quả và có thể đánh giá hoặc đo đạc được [34, tr.11]. 1.1.2. Ở Việt Nam 1.1.2.1. Tổng quan về dạy học phân hóa Trong những năm gần đây đổi mới phương pháp dạy học không chỉ là vấn đề của ngành giáo dục mà còn là vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Vì thế mà đã có rất nhiều nghiên cứu về phương pháp dạy học tích cực này dựa trên quan điểm dạy học phân hóa, các phương pháp dạy học theo hợp đồng, dạy học theo góc và dạy học theo dự án là những phương pháp dạy học đáp ứng được quan điểm dạy học phân hóa. Để tìm hiểu về quan điểm dạy học phân hóa, về các PPDH trên chúng tôi tìm thông tin trên internet và tham khảo danh mục các luận văn thạc sĩ đã bảo vệ chúng tôi tìm thấy một số kết quả như sau: - Luận văn Th.S Nguyễn Văn Quý, Trường ĐHSP Huế (2010). “Dạy học phân hóa bằng hệ thống bài tập ở phần phản ứng oxi hóa khử và phi kim lớp 10 THPT”. - Luận văn Th.S Nguyễn Minh Đức, Trường ĐHGD – ĐHQG Hà Nội (2011). “Vận dụng dạy học theo góc vào phần sự điện li chương trình hóa học lớp 11 nâng cao với sự hỗ trợ của CNTT”. - Luận văn Th.S Nguyễn Thị Kim Hương, Trường ĐHSP Hà Nội (2012). “Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng bài tập phân hóa phần kim loại lớp 12 chương trình nâng cao THPT”. - Luận văn Th.S Phan Thị Nguyệt, Trường ĐHSP Hà Nội (2012). “Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng bài tập phân hóa phần phi kim lớp 11 nâng cao THPT”. 7 - Luận văn Th.S Đinh Thị Ngọc Oanh, Trường ĐHGD – ĐHQG Hà Nội (2012). “Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng bài tập phân hóa phần phi kim lớp 10 THPT”. -Luận văn Th.S Ngô Thị Dung, Trường ĐHSP Hà Nội ( 2014). “Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng bài tập hóa phần Đại cương về hóa hữu cơ và Hidrocacbon no lớp 11 ở trường THPT”. Nhìn nhận lại vấn đề, chúng tôi nhận thấy dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa đang ngày càng được các nhà giáo dục nước ta nói chung và GV dạy học môn Hóa học nói riêng trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học như hiện nay. 1.1.2.2. Tổng quan về xây dựng hệ thống bài tập chương Hidrocacbon no để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS Thông qua việc tìm hiểu trên internet và tham khảo danh mục các luận văn thạc sĩ đã bảo vệ tôi nhận thấy rằng đã có một số đề tài nghiên cứu về dạy học phần Hidrocacbon-Hóa học 11 THPT và dạy học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS ở Việt Nam: - Lê Vân Anh (2013) “Lựa chọn, xây dựng và sử dụng bài tập hóa học nhằm phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh trường trung học phổ thông (phần kiến thức hóa học cơ sở chung)”. Luận văn thạc sĩ Lý luận và phương pháp dạy học Hóa học K22, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. - Nguyễn Thị Duyên (2012) “Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học 11 phần hiđrocacbon theo tiếp cận PISA”. Luận văn thạc sĩ Lý luận và phương pháp dạy học Hóa học K22, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. - Nguyễn Thị Mai Hương (2011) “Lựa chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học phần phi kim lớp 10 nâng cao nhằm phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh trường trung học phổ thông”. Luận văn thạc sĩ Lý luận và phương pháp dạy học Hóa học K21, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. - Đào Thị Hồng Thi (2012) Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng bài tập hóa học phần phi kim lớp 10 nhằm phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề trong bồi dưỡng 8 học sinh giỏi ở trường trung học phổ thông”. Luận văn thạc sĩ Lý luận và phương pháp dạy học Hóa học K22, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. - Trương Đức Tuấn (2011) “Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trung học phổ thông (chương Hiđrocacbon không no – Lớp 11, nâng cao)”. Luận văn thạc sĩ Lý luận và phương pháp dạy học, Trường ĐH Giáo dục – ĐH Quốc gia Hà Nội, 2011. Các nghiên cứu này còn mang tính lẻ tẻ, thiếu tính hệ thống và chỉ hướng đến một năng lực cụ thể thông qua dạy học hoặc sử dụng bài tập ở một phần cụ thể và chưa có nhiều đề tài nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS thông qua việc xây dựng hệ thống bài tập phân hóa chương Hidrocacbon no. 1.2. Định hướng đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam sau năm 2015 1.2.1. Sự cần thiết đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam Qua ba lần cải cách và quá trình đổi mới những năm gần đây, giáo dục Việt Nam (bao gồm cả đào tạo, sau đây gọi chung là giáo dục) đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần quan trọng vào thắng lợi của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, giáo dục đã bộc lộ những yếu kém, bất cập, trong đó có những vấn đề gây bức xúc xã hội kéo dài. Nhiều chính sách, cơ chế, giải pháp về giáo dục có hiệu quả trong giai đoạn vừa qua, nay đã không còn phù hợp, cần được điều chỉnh. Yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đặc biệt là yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng chất lượng, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao đòi hỏi giáo dục phải đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người dân, nhanh chóng góp phần tạo ra đội ngũ nhân lực chất lượng cao. Nếu không đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo thì nhân lực sẽ là yếu tố cản trở sự phát triển của đất nước. Nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, khoa học giáo dục và sự cạnh tranh quyết liệt trên nhiều lĩnh vực giữa các quốc gia đòi hỏi giáo dục phải đổi mới. Thực chất cạnh tranh 9 giữa các quốc gia hiện nay là cạnh tranh về nguồn nhân lực và về khoa học và công nghệ. Xu thế chung của thế giới khi bước vào thế kỷ XXI là các nước tiến hành đổi mới mạnh mẽ hay cải cách giáo dục. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế” và “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân”. 1.2.2. Định hướng đổi mới Giáo dục phổ thông Viêt Nam theo hướng phát triển năng lực cho HS [6],[11]. Qua nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm các nước phát triển, đối chiếu với yêu cầu và điều kiện giáo dục trong nước những năm sắp tới, các nhà khoa học giáo dục Việt Nam đã đề xuất định hướng đổi mới về giáo dục để đạt được chuẩn đầu ra cho năng lực của chương trình giáo dục trung học phổ thông những năm sắp tới như sau: Các năng lực chung Năng lực tự học Biểu hiện a) Xác định nhiệm vụ học tập có tính đến kết quả học tập trước đây và định hướng phấn đấu tiếp; mục tiêu học được đặt ra chi tiết, cụ thể, đặc biệt tập trung nâng cao hơn những khía cạnh còn yếu kém. b) Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; hình thành cách học tập riêng của bản thân; tìm được nguồn tài liệu phù hợp với các mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau; thành thạo sử dụng thư viện, chọn các tài liệu và làm thư mục phù hợp với từng chủ đề học tập của các bài tập khác nhau; ghi chép thông tin đọc được bằng các hình thức phù hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung khi cần thiết; tự đặt được vấn đề học tập. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng