Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hoá học phân hoá chương oxi – lưu huỳnh lớp...

Tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hoá học phân hoá chương oxi – lưu huỳnh lớp 10 (chương trình chuẩn) để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh

.PDF
214
60
112

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA HÓA --------- LƯU THỊ THU THẢO XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HOÁ HỌC PHÂN HOÁ CHƯƠNG OXI – LƯU HUỲNH LỚP 10 (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN SƯ PHẠM Đà Nẵng - 2018 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA HÓA --------- XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HOÁ HỌC PHÂN HOÁ CHƯƠNG OXI – LƯU HUỲNH LỚP 10 (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN SƯ PHẠM Sinh viên thực hiện : Lưu Thị Thu Thảo Lớp : 14SHH Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Lan Anh Đà Nẵng – 2018 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐHSP Độc lập – Tự do – Hạnh phúc KHOA HÓA NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Họ và tên sinh viên: Lưu Thị Thu Thảo Lớp: 14SHH 1. Tên đề tài: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập Hoá học phân hoá chương Oxi – Lưu huỳnh (chương trình chuẩn) để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh 2. Nội dung nghiên cứu: - Cơ sở lí luận và thực tiễn của các vấn đề liên quan đến năng lực giải quyết vấn đề và các phương pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. - Thực trạng dạy học và sử dụng hệ thống bài tập Hoá học phân hoá trong việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh ở Thành phố Đà Nẵng. - Vị trí, mục tiêu, nội dung, cấu trúc của chương Oxi – Lưu huỳnh lớp 10 (chương trình chuẩn). - Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập Hoá học phân hóa chương Oxi – Lưu huỳnh lớp 10 (chương trình chuẩn) để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. - Thực nghiệm sư phạm. 3. Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Lan Anh 4. Ngày giao đề tài: 2/2017 5. Ngày hoàn thành: 20/04/2018 Chủ nhiệm khoa Giáo viên hướng dẫn (Ký và ghi rõ họ, tên) (Ký và ghi rõ họ, tên) Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo cho Khoa ngày … tháng … năm … Kết quả điểm đánh giá: Ngày … tháng … năm … CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG (Ký và ghi rõ họ, tên) LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, động viên và giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô giáo, gia đình, bạn bè và các em học sinh. Đầu tiên, xin gửi lời tri ân sâu sắc đến ThS. Nguyễn Thị Lan Anh, cô đã chia sẻ những kinh nghiệm, ý kiến cũng như đôn đốc, nhắc nhở để tôi hoàn thành tốt luận văn. Xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô giáo khoa Hóa học, trường Đại học Sư phạm – ĐH Đà Nẵng đã giúp tôi mở rộng kiến thức chuyên môn và có những lời khuyên ý nghĩa. Xin cảm ơn thầy cô và học sinh các trường THPT Ngô Quyền, THPT Ông Ích Khiêm, THPT Thái Phiên, THPT Ngũ Hành Sơn, THPT Thanh Khê đã ủng hộ, giúp đỡ và tạo điều kiện hết sức trong thời gian nghiên cứu và thực nghiệm sư phạm. Cuối cùng xin cảm ơn sự giúp đỡ, động viên và cảm thông sâu sắc của gia đình và bạn bè. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong khóa luận là trung thực, chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. Đà Nẵng, ngày 21 tháng 04 năm 2018 Tác giả Lưu Thị Thu Thảo DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BT : Bài tập BTHH : Bài tập Hoá học DH : Dạy học ĐC : Đối chứng ĐT : Đào tạo GD : Giáo dục GQVĐ : Giải quyết vấn đề GV : Giáo viên HH : Hoá học HS : Học sinh NL : Năng lực NXB : Nhà xuất bản PH : Phát hiện PP : Phương pháp PPDH : Phương pháp dạy học PTHH : Phương trình hoá học PTNL : Phát triển năng lực PTPƯ : Phương trình phản ứng SGK : Sách giáo khoa THPT : Trung học phổ thông TN : Thực nghiệm TNSP : Thực nghiệm sư phạm ThS : Thạc sĩ VĐ : Vấn đề MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ...............................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................1 3. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................2 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................................2 4.1. Khách thể nghiên cứu ....................................................................................2 4.2. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................2 4.3. Giả thiết khoa học ..........................................................................................2 5. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................2 6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................2 6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận ....................................................................2 6.3. Phương pháp xử lí thông tin...........................................................................3 7. Đóng góp của đề tài ..........................................................................................3 NỘI DUNG ................................................................................................................ 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........................ 4 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ...............................................................................4 1.1.1. Trên thế giới ...................................................................................................4 1.1.2. Ở Việt Nam ....................................................................................................4 1.2. Định hướng đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam sau năm 2015 ..............5 1.2.1. Sự cần thiết đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam.......................................5 1.2.2. Định hướng đổi mới Giáo dục phổ thông Việt Nam theo hướng phát triển năng lực cho học sinh ..................................................................................................6 1.2.3. Đổi mới dạy học môn Hoá học ......................................................................9 1.2.3.1. Về mục tiêu .....................................................................................................9 1.2.3.2. Về nội dung dạy học .....................................................................................10 1.2.3.3. Về phương pháp dạy học..............................................................................11 1.2.3.4. Về kiểm tra, đánh giá ...................................................................................13 1.3. Quan điểm dạy học phân hoá ........................................................................14 1.3.1. Khái niệm .....................................................................................................14 1.3.2. Cơ sở khoa học của dạy học phân hoá .........................................................14 1.3.2.1. Thuyết vùng phát triển lân cận ....................................................................14 1.3.2.2. Thuyết đa thông minh ...................................................................................17 1.3.3. Nội dung và biện pháp dạy học phân hoá ....................................................20 1.3.3.1. Một số nội dung của dạy học theo quan điểm dạy học phân hoá ................20 1.3.3.2. Biện pháp tổ chức dạy học theo quan điểm dạy học phân hoá ...................22 1.3.4. Các cấp độ của dạy học phân hoá ................................................................23 1.4. Năng lực và vấn đề phát triển năng lực cho học sinh THPT .....................24 1.4.1. Khái niệm năng lực ......................................................................................24 1.4.2. Đặc điểm và cấu trúc của năng lực ..............................................................24 1.4.2.1. Đặc điểm của năng lực ................................................................................24 1.4.2.2. Cấu trúc của năng lực ..................................................................................25 1.4.3. Các năng lực cần phát triển cho học sinh THPT trong dạy học Hoá học ....26 1.4.4. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh......................................28 1.4.4.1. Khái niệm và cấu trúc của năng lực giải quyết vấn đề ................................28 1.4.4.2. Các biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề .............................................29 1.4.4.2. Các biện pháp nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh ...29 1.4.4.3. Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh ......................................31 1.5. Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề.......................................................33 1.5.1. Bản chất dạy học giải quyết vấn đề .............................................................33 1.5.2. Một số khái niệm trong dạy học giải quyết vấn đề ......................................33 1.5.2.1. Khái niệm vấn đề..........................................................................................33 1.5.2.2. Khái niệm tình huống có vấn đề ..................................................................34 1.5.3. Các cách xây dựng tình huống có vấn đề trong dạy học hoá học ................34 1.5.4. Quy trình dạy học giải quyết vấn đề ............................................................35 1.5.5. Các mức độ của dạy học giải quyết vấn đề ..................................................36 1.5.6. Ưu, nhược điểm của dạy học giải quyết vấn đề ...........................................36 1.5.6.1. Ưu điểm ........................................................................................................36 1.5.6.2. Nhược điểm ..................................................................................................37 1.6. Bài tập Hoá học phân hoá – phương tiện phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh .................................................................................................37 1.6.1. Khái niệm bài tập Hoá học phân hoá ...........................................................37 1.6.2. Phân loại bài tập Hoá học phân hoá .............................................................38 1.6.3. Định hướng tư duy học sinh trong giải bài tập Hoá học phân hoá ..............40 1.7. Thực trạng dạy học và sử dụng bài tập phân hóa trong dạy học hoá học ở trường THPT ở thành phố Đà Nẵng .....................................................................43 1.7.1. Mục đích khảo sát ........................................................................................43 1.7.2. Đối tượng và phương pháp khảo sát ............................................................43 1.7.3. Kết quả khảo sát ...........................................................................................44 1.7.3.1. Về phía giáo viên..........................................................................................44 1.7.3.2. Về phía học sinh ...........................................................................................47 1.7.3.3. Đánh giá chung về thực trạng dạy học và sử dụng bài tập phân hóa trong dạy học hoá học ở trường THPT ở thành phố Đà Nẵng ...........................................49 Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 52 CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÂN HÓA CHƯƠNG OXI – LƯU HUỲNH ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH .....................................................................53 2.1. Phân tích vị trí, mục tiêu, nội dung, cấu trúc chương Oxi – Lưu huỳnh trong chương trình Hoá học lớp 10 chuẩn ............................................................53 2.1.1. Vị trí, mục tiêu chương Oxi – Lưu huỳnh chương trình Hoá học lớp 10 chuẩn ......................................................................................................................53 2.1.1.1. Vị trí .............................................................................................................53 2.1.1.2. Mục tiêu........................................................................................................53 2.1.2. Cấu trúc, nội dung chương Oxi – Lưu huỳnh chương trình Hoá học lớp 10 chuẩn ......................................................................................................................55 2.1.3. Những điểm cần chú ý về nội dung, PPDH chương Oxi – Lưu huỳnh chương trình Hoá học lớp 10 chuẩn ..........................................................................55 2.1.3.1. Về nội dung ..................................................................................................55 2.1.3.2. Về phương pháp dạy học..............................................................................56 2.2. Xây dựng hệ thống bài tập phân hóa chương Oxi – Lưu huỳnh chương trình Hoá học lớp 10 chuẩn ....................................................................................56 2.2.1. Nguyên tắc lựa chọn và xây dựng hệ thống bài tập Hoá học phân hoá để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh ...................................................56 2.2.2. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập Hoá học phân hoá để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh ............................................................................57 2.2.3. Nguyên tắc sắp xếp hệ thống bài tập Hoá học phân hóa chương Oxi – Lưu huỳnh chương trình Hoá học lớp 10 chuẩn ...............................................................58 2.2.4. Hệ thống bài tập Hoá học phân hóa chương Oxi – Lưu huỳnh chương trình Hoá học lớp 10 chuẩn................................................................................................58 2.3. Sử dụng hệ thống bài tập Hoá học phân hóa chương Oxi – Lưu huỳnh chương trình Hoá học lớp 10 chuẩn để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh ..............................................................................................................93 2.3.1. Sử dụng hệ thống bài tập Hoá học phân hoá để hình thành năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học bài mới .....................................................93 2.3.2. Sử dụng bài tập Hoá học phân hoá để rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề cho học sinh trong bài luyện tập ...............................................................................96 2.3.3. Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh .......98 2.3.3.1. Bằng sự đánh giá của giáo viên ...................................................................98 2.3.3.2. Thông qua bài kiểm tra 15 phút của học sinh ..............................................99 2.3.4. Thiết kế một số giáo án bài dạy chương Oxi – Lưu huỳnh chương trình Hoá học lớp 10 chuẩn có sử dụng các bài tập phân hóa để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS .........................................................................................................100 2.3.4.1. Giáo án bài: Hidro sunfua - Lưu huỳnh đioxit - Lưu huỳnh trioxit (2 tiết) (Phụ lục 8, 9) ...........................................................................................................100 2.3.4.2. Giáo án bài: Luyện tập oxi – lưu huỳnh (2 tiết) (Phụ lục 10, 11) .............100 Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................101 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ....................................................... 102 3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ...................................................................102 3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm ...................................................................102 3.3. Kế hoạch thực nghiệm sư phạm ...................................................................102 3.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm ..................................................................103 3.5. Xử lí số liệu và kết quả thực nghiệm ............................................................103 3.5.1. Phương pháp xử lí .........................................................................................103 3.5.2. Xử lí kết quả thực nghiệm .............................................................................105 3.5.2.1. Kết quả bài kiểm tra 15 phút ......................................................................105 3.5.2.2. Kết quả từ nhận xét của giáo viên dạy thực nghiệm ..................................107 3.5.3. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm .......................................................108 3.5.3.1. Về mặt định tính .........................................................................................108 3.5.3.2. Về mặt định lượng ......................................................................................109 Tiểu kết chương 3 ..................................................................................................110 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................111 1. Kết luận .........................................................................................................111 2. Khuyến nghị ..................................................................................................111 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 113 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. So sánh chương trình định hướng nội dung và định hướng năng lực ........7 Bảng 1.2. Mối tương đương giữa 4 thành phần cấu tạo năng lực hành động với 4 trụ cột giáo dục theo UNESCO ......................................................................................26 Bảng 1.3. Bảng mô tả những năng lực chuyên biệt của môn Hóa học .....................26 Bảng 1.4. Mô tả về các cấp độ tư duy .......................................................................38 Bảng 1.5. Thống kê số lượng phiếu khảo sát GV .....................................................43 Bảng 1.6. Thống kê số lượng phiếu khảo sát HS ......................................................43 Bảng 1.7. Mức độ sử dụng các PPDH ......................................................................44 Bảng 1.8. Mức độ đạt được các năng lực của HS ở trường THPT ...........................44 Bảng 1.9. Tầm quan trọng của việc dạy học PTNL GQVĐ cho HS ........................45 Bảng 1.10. Khó khăn GV sẽ gặp khi sử dụng phương pháp dạy học GQVĐ...........45 Bảng 1.11. Tỉ lệ HS đạt được các mức độ thể hiện năng lực GQVĐ tương ứng .....45 Bảng 1.12. Mục đích sử dụng BTHH .......................................................................45 Bảng 1.13. Nguồn bài tập thường được GV sử dụng................................................46 Bảng 1.14. Tác dụng giúp HS phát triển năng lực GQVĐ của các dạng BT ...........46 Bảng 1.15. Hiệu quả của việc sử dụng BTHH trong việc PTNL GQVĐ cho HS ....46 Bảng 1.16. Mức độ yêu thích học môn Hoá ............................................................47 Bảng 1.17. Các ý kiến của HS về bộ môn Hóa học .................................................47 Bảng 1.18. Cách học giúp HS dễ hiểu bài và hứng thú hơn ....................................47 Bảng 1.19. Mức độ yêu thích làm bài tập môn Hoá học..........................................47 Bảng 1.20. Vai trò của BT Hóa học ..........................................................................47 Bảng 1.21. Các hoạt động HS thường làm khi giải một BT Hóa học.......................48 Bảng 1.22. Dạng bài tập nào giúp HS khắc sâu và vận dụng được kiến thức .........48 Bảng 1.23. Những khó khăn HS thường gặp phải khi giải một BT Hoá học ...........48 Bảng 1.24. Những năng lực mà BT Hoá học giúp HS phát triển được ....................48 Bảng 2.1. Nhận xét của GV dạy THPT sau khi sử dụng giáo án thực nghiệm.........98 Bảng 2.2. Ma trận đề kiểm tra 15 phút......................................................................99 Bảng 3.1. Danh sách các lớp Đối chứng – Thực nghiệm........................................102 Bảng 3.2. Điểm bài kiểm tra 15 phút ......................................................................105 Bảng 3.3. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra 15 phút .......105 Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra 15 phút ......................................106 Bảng 3.6. Tổng hợp các tham số đặc trưng kết quả bài kiểm tra 15 phút ...............107 Bảng 3.7. Tổng hợp nhận xét của 2 GV dạy thực nghiệm ......................................107 DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ Hình 1.1. Mô tả Vùng phát triển lân cận ...................................................................15 Hình 1.2. 8 loại hình thông minh của con người.......................................................17 Hình 1.3. Mô hình cấu trúc của vấn đề .....................................................................33 Hình 2.1. Cấu trúc, nội dung chương Oxi - Lưu huỳnh chương trình chuẩn............55 Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra 15 phút .............................................106 Hình 3.2. Biểu đồ phân loại kết quả bài kiểm tra 15 phút ......................................107 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Xã hội ngày càng thay đổi và phát triển. Để đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì cần phải tiến hành đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã xác định “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”; “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. Như vậy công cuộc đổi mới này đòi hỏi ngành giáo dục phải chuyển từ chương trình định hướng nội dung sang định hướng năng lực nhằm hình thành và phát triển những năng lực cần thiết cho học sinh, nhất là năng lực giải quyết vấn đề để chuẩn bị cho các em một năng lực thích ứng với đời sống xã hội, phát hiện kịp thời và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. Hóa học là một trong những môn học thuộc nhóm môn Khoa học tự nhiên có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục, trong đó có phát triển những năng lực cần thiết cho học sinh, giúp các em có khả năng làm việc chủ động, độc lập và sáng tạo trong thực tiễn. Đồng thời bài tập hoá học phân hoá cũng được coi là một phương tiện hiệu quả trong việc phát triển năng lực chung và đặc thù môn học Hoá học cho học sinh, đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề. Với những lý do trên, để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Hoá học ở trường Trung học phổ thông, tôi chọn đề tài "Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập Hoá học phân hoá chương Oxi – Lưu huỳnh lớp 10 (chương trình chuẩn) để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh”. 2. Mục đích nghiên cứu 2 Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua hệ thống bài tập Hoá học phân hóa chương Oxi – Lưu huỳnh lớp 10 (chương trình chuẩn). 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của các vấn đề liên quan đến năng lực giải quyết vấn đề và các phương pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. - Tìm hiểu thực trạng sử dụng hệ thống bài tập Hoá học phân hoá trong việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. - Tìm hiểu vị trí, mục tiêu, nội dung, cấu trúc của chương Oxi – Lưu huỳnh trong chương trình Hoá học lớp 10 chuẩn từ đó xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phân hóa trong chương này nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. - Thực nghiệm sư phạm. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học hóa học ở trường THPT. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Việc xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phân hóa chương Oxi – Lưu huỳnh trong chương trình Hoá học lớp 10 chuẩn. 4.3. Giả thiết khoa học Nếu xây dựng được một hệ thống bài tập phân hóa tốt và sử dụng nó hiệu quả thì có thể góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS. 5. Phạm vi nghiên cứu - Chương Oxi – Lưu huỳnh trong chương trình Hoá học lớp 10 chuẩn. - Học sinh lớp 10 trường THPT. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận Sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa…trong nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài. 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 3 - Quan sát, điều tra, trao đổi với GV và học sinh về tình hình sử dụng phương pháp, bài tập Hoá học để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS trong dạy học hoá học THPT. - Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của các đề xuất. 6.3. Phương pháp xử lí thông tin Dùng phương pháp thống kê toán học xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm. 7. Đóng góp của đề tài - Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học học theo định hướng phát triển năng lực, theo quan điểm dạy học phân hoá và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học hoá học. - Xây dựng, tuyển chọn hệ thống bài tập Hoá học phân hoá chương Oxi – Lưu huỳnh trong chương trình Hoá học lớp 10 chuẩn. - Đề xuất các phương pháp sử dụng hệ thống bài tập Hoá học phân hoá chương Oxi – Lưu huỳnh trong chương trình Hoá học lớp 10 chuẩn trong dạy học để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. - Xây dựng các giáo án có sử dụng hệ thống bài tập Hoá học phân hoá chương Oxi – Lưu huỳnh trong chương trình Hoá học lớp 10 chuẩn trong dạy học để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. - Thiết kế bộ công cụ đánh giá sự phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trường THPT. 4 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Trên thế giới Thuật ngữ “dạy học nêu vấn đề” xuất phát từ thuật ngữ “Ơrixtic”. Phương pháp (PP) này còn có tên gọi là “Dạy học phát hiện (PH) & giải quyết vấn đề (GQVĐ)”. Vào những năm 70 của thế kỷ XIX, phương pháp đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu như A. Ja Ghecđơ, B. E Raicôp,... Các nhà khoa học này đã nêu lên phương án tìm tòi, phát kiến trong dạy học nhằm hình thành năng lực (NL) nhận thức của học sinh (HS) bằng cách đưa HS vào hoạt động tìm kiếm ra tri thức, HS là chủ thể của hoạt động học, là người sáng tạo ra hoạt động học. Đây có thể là một trong những cơ sở lí luận của phương pháp dạy học PH & GQVĐ. Vào những năm 50 của thế kỉ XX, xã hội bắt đầu phát triển mạnh, đôi lúc xuất hiện mâu thuẫn trong giáo dục - đó là mâu thuẫn giữa yêu cầu giáo dục ngày càng cao, khả năng sáng tạo của HS ngày càng tăng với tổ chức dạy học còn lạc hậu. PP PH & GQVĐ ra đời. PP này đặc biệt được chú trọng ở Ba Lan. V. Okon – nhà giáo dục học Ba Lan đã làm sáng tỏ PP này thật sự là một PP dạy học tích cực, tuy nhiên những nghiên cứu này chỉ dừng ở việc ghi lại những thực nghiệm thu được từ việc sử dụng PP này chứ chưa đưa ra đầy đủ cơ sở lí luận cho PP. Những năm 70 của thế kỉ XX, M. I Mackmutov đã đưa ra đầy đủ cơ sở lí luận của PP dạy học GQVĐ. Trên thế giới cũng có nhiều nhà khoa học, nhà giáo dục nghiên cứu PP này như: Xcatlin, Machiuskin, Lecne… 1.1.2. Ở Việt Nam Người đầu tiên đưa PP này vào Việt Nam là dịch giả Phan Tất Đắc thông qua quyển “Dạy học nêu vấn đề” (Lecne) (1977). Về sau, nhiều nhà khoa học nghiên cứu PP này như Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo, Nguyễn Bá Kim,… Gần đây, Nguyễn Kì đã đưa ra PP dạy học PH & GQVĐ vào nhà trường tiểu học và thực nghiệm ở một số môn như Toán, Tự nhiên và xã hội, Đạo đức. PP PH & GQVĐ thật sự là một PP tích cực. Trong công cuộc đổi mới PP dạy học, PP này cũng là 5 một trong những PP chủ đạo được sử dụng trong các nhà trường nói chung và trong nhà trường Trung học phổ thông (THPT) nói riêng. Đối với môn Hóa học (HH), phương pháp dạy học (PPDH) GQVĐ cũng được các tác giả Nguyễn Ngọc Quang, Dương Xuân Trinh nghiên cứu và được vận dụng thông qua nghiên cứu các luận văn, luận án tiến sĩ trong thời gian qua. Như là: Luận án Tiến sĩ đầu tiên nghiên cứu dạy học nêu vấn đề là của tác giả Lê Văn Năm với đề tài: “ Sử dụng dạy học nêu vấn đề - Ơrixtic để nâng cao hiệu quả dạy chương trình hóa đại cương và hóa vô cơ ở trường THPT”. Một số luận văn Thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp của sinh viên nghiên cứu về đổi mới PPDH theo hướng dạy học tích cực cũng đề cập đến PPDH này. Luận văn Thạc sĩ của Trương Thị Mơ (2012) với đề tài: “ Áp dụng dạy học đàm thoại gợi mở, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh thông qua dạy học hóa học hữu cơ”, Đại học Sư phạm Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ của Lê Vân Anh (2013) với đề tài: “Lựa chọn, xây dựng và sử dụng bài tập hóa học nhằm phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh trường Trung học Phổ thông”, Đại học Sư phạm Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ của Vũ Thị Bích Ngọc (2015) với đề tài: “Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh tỉnh Điện Biên thông qua bài tập hoá học phần hoá học phi kim lớp 10 THPT”, Đại học Sư phạm Hà Nội. Ngoài ra còn có một số luận văn khác và các bài báo đề cập đến việc sử dụng PPDH trên trong dạy học (DH) môn Hóa học ở trường phổ thông. Trong quá trình nghiên cứu, tôi có tham khảo nội dung của một số luận văn nêu trên và một số luận văn tương tự thuộc chuyên môn toán học,… nhưng do không được tiếp cận trực tiếp bản giấy cũng như chỉ xem được phần nội dung ngắn của đầu luận văn nên các luận văn này tôi không đưa vào trong danh mục tài liệu tham khảo. 1.2. 1.2.1. Định hướng đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam sau năm 2015 Sự cần thiết đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam Đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam hiện nay là một vấn đề cấp bách đang rất được quan tâm. Thực trạng Việt Nam hiện nay bằng cấp thì nhiều, HS được đánh giá là giỏi nhưng số HS ứng dụng được kiến thức đã học, “làm được việc” lại ít. HS mang trong mình lối tư duy bị động do bị ảnh hưởng bởi lối dạy truyền kiến thức là
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng