Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng và sử dụng e learning vào dạy học các kiến thức hạt nhân nguyên tử vật ...

Tài liệu Xây dựng và sử dụng e learning vào dạy học các kiến thức hạt nhân nguyên tử vật lí 12 thpt theo mô hình lớp học đảo ngược (tt)

.PDF
27
427
128

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ______________________________________________________ TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG CHI XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG E-LEARNING VÀO DẠY HỌC CÁC KIẾN THỨC HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ VẬT LÍ 12 THPT THEO MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC Chuyên ngành: LÍ LUẬN VÀ PPDH BỘ MÔN VẬT LÍ Mã số: 62 14 01 11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGHỆ AN - 2017 Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Thị Phú PGS. TS. Mai Văn Trinh Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Vinh họp tại:............................................................................................................. Vào hồi ........................ giờ……phút…, ngày…tháng………..năm..……… Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Quốc gia Việt Nam 2. Trung tâm Thông tin &Thư viện Nguyễn Thúc Hào, Đại học Vinh 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Năng lực tự học (NLTH) thuộc nhóm các năng lực cốt lõi cần phải hình thành cho học sinh ngay từ bậc học phổ thông. Những chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong những năm gần đây thể hiện quyết tâm đổi mới trong toàn ngành giáo dục, với tiêu chí đào tạo ra những học sinh (HS) có năng lực tự học, tự nghiên cứu, có khả năng tự học suốt đời. E-learning sử dụng tối đa những tiện ích có thể có của công nghệ thông tin (CNTT) cùng hàng loạt các ưu điểm như thoải mái, linh hoạt, cá nhân hóa người học,... mang lại sự thay đổi lớn lao trong việc tiếp cận các nguồn tài nguyên giáo dục, mang lại nhiều cơ hội, điều kiện học tập phù hợp với nhu cầu và khả năng của mỗi người, góp phần bồi dưỡng cho học sinh NLTH. Tuy nhiên, E-learning đòi hỏi HS phải có tính tự chủ lớn, có động lực học tập cao. Học tập với E-learning, HS chủ yếu học kiến thức hơn là học cách vận dụng kiến thức, rất ít cơ hội được học và bồi dưỡng các năng lực (NL) cần thiết như NL giao tiếp, NL làm việc theo nhóm, NLTH. Thời gian của lớp học chính khóa (lớp học giáp mặt trực tiếp – F2F) được dùng triển khai kênh giao tiếp trực tiếp giữa giáo viên (GV) với HS và giữa HS với nhau, giúp khuyến khích, nâng cao động lực học tập, góp phần bồi dưỡng cho HS năng lực tự học. Trên lớp, HS không chỉ được học kiến thức mà còn được học nhân cách, phương pháp truyền đạt kiến thức, cách thức làm việc, học tập, nghiên cứu của thầy, được trao đổi, học hỏi với các bạn. Tuy nhiên, trong điều kiện giáo dục Việt Nam, ở bậc THPT, lớp học giáp mặt trực tiếp còn gặp nhiều khó khăn như bị giới hạn thời gian của tiết học, phụ thuộc nhiều vào kiến thức nền tảng và khả năng học tập của mỗi HS. Đã có một số đề tài nghiên cứu về xây dựng và sử dụng hệ thống E-learning như: luận án “Nghiên cứu xây dựng và sử dụng hệ thống E-learning vào dạy học phần “Dao động cơ và sóng cơ” vật lí 12 trung học phổ thông” của tác giả Trần Thanh Bình, luận án “Tổ chức hoạt động dạy học vật lí đại cương trong các trường đại học theo học chế tín chỉ với sự hỗ trợ của E-learning” của tác giả Lê Thanh Huy,… nhưng phần lớn các tác giả đều nghiên cứu khai thác, sử dụng hệ thống E-learning với cùng nội dung và mục tiêu khi HS học tập ở nhà và trên lớp học F2F. Hầu như chưa có nghiên cứu nào đề cập đến sự khác nhau khi học tập trên E-learning theo từng môi trường cụ thể, chưa có nhiều nghiên cứu khai thác ưu thế rèn luyện NLTH cho HS của E-learning. Mô hình lớp học đảo ngược ra đời ở Mỹ từ đầu thế kỉ XXI nhưng còn rất mới mẻ ở Việt Nam. Hầu như có rất ít nghiên cứu về mô hình này, chỉ xuất hiện ở một số bài báo, tạp chí như của tác giả Nguyễn Chính trên tạp chí Tia sáng của Bộ Khoa học và Công nghệ; của tác giả Nguyễn Thế Dũng, Lê Huy Tùng trên tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng, tạp chí khoa học giáo dục của Đại học sư phạm Huế. Các công bố này mới dừng ở mô tả việc áp dụng mô hình lớp học đảo ngược cho bậc đại học còn với bậc phổ thông thì hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào. 2 Dựa trên các phân tích ở trên, chúng tôi nhận thấy rằng việc vận dụng mô hình lớp học đảo ngược và E-learning hỗ trợ cho dạy học chính khóa đang là vấn đề hoàn toàn mới ở trường phổ thông và mô hình bồi dưỡng NLTH trong thời đại CNTT chính là sự kết hợp giữa E-learning và lớp học đảo ngược. Trong khuôn khổ đề tài luận án Tiến sĩ, chúng tôi chọn chương “Hạt nhân nguyên tử” Vật lí 12 THPT, vì nội dung dạy học chương này đi sâu vào cấu trúc vi mô của vật chất, có tính trừu tượng cao, các phương tiện truyền thống không thể đáp ứng yêu cầu về tính trực quan; nội dung chương thuộc chương trình thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học cũng là lý do để HS có động cơ tự học. Vì thế chúng tôi chọn đề tài Luận án Tiến sĩ là “Xây dựng và sử dụng E-learning vào dạy học các kiến thức Hạt nhân nguyên tử Vật lí 12 THPT theo mô hình lớp học đảo ngược”. 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng và sử dụng hệ thống E-learning các kiến thức Hạt nhân nguyên tử vật lí 12 THPT theo mô hình lớp học đảo ngược (Flipped Classroom Model - FCM) nhằm bồi dưỡng NLTH của HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng + Quá trình dạy học vật lí ở trường THPT; + E-learning với việc hỗ trợ bồi dưỡng NLTH trong môn Vật lí ở trường THPT. - Phạm vi nghiên cứu: DH các kiến thức Hạt nhân nguyên tử vật lí 12 ở trường THPT. 4. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng và sử dụng hệ thống E-learning cho HS tự học ở nhà, tổ chức dạy học trên lớp F2F theo mô hình lớp học đảo ngược thì sẽ bồi dưỡng cho HS năng lực tự học. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận về NLTH và bồi dưỡng NLTH - Nghiên cứu cơ sở lí luận về E-learning, vai trò bồi dưỡng NLTH của E-learning. - Nghiên cứu mô hình lớp học đảo ngược, vai trò của mô hình lớp học đảo ngược đối với việc bồi dưỡng NLTH. - Nghiên cứu khả năng ứng dụng E-learning hỗ trợ bồi dưỡng NLTH vật lí theo mô hình lớp học đảo ngược ở một số trường THPT tỉnh Bình Thuận, Nghệ An và thành phố Hồ Chí Minh (căn cứ trên kết quả khảo sát thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học vật lí ở các địa bàn này). - Nghiên cứu nội dung khoa học và nội dung dạy học các kiến thức Hạt nhân nguyên tử chương trình Vật lí THPT. - Xây dựng hệ thống E-learning hỗ trợ bồi dưỡng NLTH các kiến thức Hạt nhân nguyên tử. - Thiết kế tiến trình bồi dưỡng NLTH với hệ thống E-learning đã xây dựng theo mô hình lớp học đảo ngược. - Thực nghiệm sư phạm. 6. Phương pháp nghiên cứu 3 - Phương pháp nghiên cứu lý luận + Nghiên cứu lý luận về tự học, bồi dưỡng NLTH + Nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa Vật lí 12 và các tài liệu tham khảo nội dung kiến thức Hạt nhân nguyên tử + Nghiên cứu chuẩn kiến thức – kĩ năng, chương trình - Phương pháp nghiên cứu cấu trúc dữ liệu, số hóa thông tin, sử dụng phần mềm, web service,… - Phương pháp điều tra, quan sát thực tiễn: điều tra thực trạng dạy học bồi dưỡng NLTH ở nước ta hiện nay. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm + Tiến hành dạy thực nghiệm ở trường THPT theo quy trình, phương pháp và hình thức tổ chức đã đề xuất. + Phỏng vấn, quan sát (dự giờ), phiếu hỏi, quay phim, chụp ảnh...để xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài. + Phân tích kết quả thu được trong quá trình thực nghiệm sư phạm từ việc so sánh kết quả định tính và định lượng trước và sau tác động, từ đó rút ra kết luận của đề tài. - Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng thống kê toán học để phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm và kiểm định giả thiết thống kê. 7. Đóng góp của luận án 7.1. Về nghiên cứu lý luận - Đề xuất một mô hình bồi dưỡng NLTH trong thời đại CNTT là E-learning theo mô hình lớp học đảo ngược. - Đề xuất các tiêu chuẩn của hệ thống E-learning hỗ trợ dạy học hướng tới bồi dưỡng NLTH vật lí. - Đề xuất quy trình xây dựng hệ thống E-learning hỗ trợ bồi dưỡng NLTH vật lí. - Đề xuất tiến trình chung cho các bài học trên lớp trong mô hình lớp học đảo ngược với sự hỗ trợ của E-learning nhằm hỗ trợ bồi dưỡng NLTH cho HS. 7.2. Về nghiên cứu ứng dụng - Xây dựng được hệ thống E-learning hỗ trợ bồi dưỡng NLTH kiến thức Hạt nhân nguyên tử tại địa chỉ http://schoolviet.com - Triển khai dạy học theo hướng bồi dưỡng NLTH bằng mô hình lớp học đảo ngược với hệ thống E-learning chương “Hạt nhân nguyên tử” Vật lí 12 THPT hiện hành, với các kết quả cụ thể: bộ phiếu tự học cá nhân ở nhà với hệ thống E-learning cho các kiến thức về Hạt nhân nguyên tử; thiết kế các bài học tự học trên hệ thống E-learning, thiết kế các tiến trình dạy học trên lớp theo mô hình lớp học đảo ngược 8. Cấu trúc của luận án Luận án có cấu trúc như sau: Phần mở đầu (5 trang); Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu (12 trang); Chương 2. E-learning hỗ trợ bồi dưỡng năng lực tự học Vật lí ở trường THPT (43 trang); Chương 3. Xây dựng và sử dụng hệ thống E-learning các kiến thức Hạt nhân nguyên tử Vật lí lớp 12 hỗ trợ dạy - tự học theo mô hình lớp học đảo 4 ngược (60 trang); Chương 4. Thực nghiệm sư phạm (27 trang); Kết luận và kiến nghị (2 trang). Danh mục các công trình của tác giả (1 trang); Tài liệu tham khảo (9 trang); Phụ lục (30 trang). NỘI DUNG CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Các công trình nghiên cứu về dạy học hướng tới bồi dưỡng NLTH Trong lịch sử giáo dục, mục tiêu bồi dưỡng NLTH cho HS đã được nhiều nhà khoa học lỗi lạc quan tâm từ rất sớm, với quan điểm đề cao vai trò cá nhân trong quá trình học tập. HS phải chủ động tự học, tự tìm ra kiến thức. Trách nhiệm của GV là xây dựng môi trường học tập tin cậy, an toàn, chú trọng cá thể hóa, khơi gợi những kiến thức tiềm ẩn bên trong mỗi HS, dạy cho HS biết cách tự học, được bồi dưỡng NLTH. Hoạt động đồng thời của cả thầy và trò, với mục tiêu dạy cho trò biết cách tự học được xem là hoạt động dạy - tự học. Tuy đã có nhiều nghiên cứu về tự học và bồi dưỡng NLTH và thực tiễn vận dụng đã có một số kết quả nhất định nhưng chủ yếu là các nghiên cứu, vận dụng trong dạy học ở các trường Đại học, trường Dự bị Đại học Dân tộc. Chưa có nghiên cứu nào đề cập một cách cụ thể, chi tiết và đề xuất được 1 mô hình phù hợp để bồi dưỡng NLTH cho HS trong dạy học chính khóa ở cấp THPT. Vì thế chúng tôi đề xuất 1 mô hình dạy học phù hợp với mục đích bồi dưỡng NLTH, đặc biệt cho môn Vật lí ở trường THPT. 1.2. Các công trình nghiên cứu về xây dựng và sử dụng hệ thống E-learning hỗ trợ bồi dưỡng NLTH 1.2.1. Xây dựng và sử dụng hệ thống E-learning trong mô hình lớp học truyền thống Nghiên cứu xây dựng và sử dụng hệ thống E-learning ở các mức độ khác nhau, bồi dưỡng NLTH cho HS đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu trong các luận văn, luận án, báo cáo tham luận ở cả trong và ngoài nước. E-learning hỗ trợ cải tiến các hình thức tương tác giữa GV và HS, giữa các HS với nhau rất hiệu quả thông qua các công cụ truyền thông, các hướng dẫn và phản hồi, góp phần phát triển môi trường học tập hợp tác, học tập theo năng lực và nhu cầu cá nhân, hình thành thái độ tích cực trong học tập, tạo điều kiện bồi dưỡng NLTH cho HS. Tuy nhiên mức độ hiệu quả của E-learning phụ thuộc vào các yếu tố như: kĩ năng sử dụng máy tính và CNTT của HS; vai trò hướng dẫn của GV; chất lượng, nội dung khóa học đã được chuẩn bị; nhu cầu mong muốn của HS; mức độ tương tác giữa HS với GV, HS với nhau trong suốt quá trình học. HS phải có đủ động lực mới học tập tốt với E-learning được. 1.2.2. Xây dựng và sử dụng hệ thống E-learning trong mô hình lớp học đảo ngược Lớp học đảo ngược ra đời ở Mỹ từ đầu thế kỉ XXI và ngày càng nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu giáo dục. Trong FCM, HS phải xem các bài giảng đa phương tiện (thường là video) ở nhà, qua mạng trước khi đến lớp. Giờ học ở lớp, GV sẽ không giảng bài mà tận dụng tối đa thời gian để tổ chức cho HS vận dụng, thực hành kiến thức, thảo luận nhóm hoặc triển khai các dự án, giải quyết các vấn đề mở, giúp HS hiểu sâu hơn hoặc mở rộng sáng tạo chủ đề được học. 5 Việc cung cấp trước các bài giảng đa phương tiện cho HS tự học ở nhà trên Elearning đã tạo điều kiện cho HS tiếp cận với các tài liệu phù hợp, cần thiết. HS có thể tự kiểm soát tốc độ học tập, có thể tạm dừng, tua ngược hay kéo qua nhanh, ghi chú và xem lại nhiều lần như ý muốn, tự rút ra kiến thức cho mình (điều này là không thể nếu nghe GV giảng dạy trên lớp). Các công cụ đánh giá trên hệ thống E-learning cung cấp các phản hồi kịp thời cho phép HS tự đánh giá kết quả học tập của mình, tự xác định những điểm sai sót và chủ động khắc phục dựa trên các hướng dẫn sẵn có. Vì vậy E-learning hoàn toàn phù hợp để được sử dụng như một phương tiện hiện đại, hỗ trợ dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược, bồi dưỡng cho HS năng lực tự học. Ở Việt Nam cũng đã triển khai các nghiên cứu dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược nhưng hầu như chỉ mang tính tự phát, cá nhân, tập trung ở bậc Đại học và chỉ dừng lại ở nghiên cứu lý luận chung, chưa có công trình nào nghiên cứu trực tiếp về DH theo mô hình lớp học đảo ngược bồi dưỡng NLTH (dạy - tự học), đặc biệt trong bộ môn Vật lí ở trường THPT. 1.3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu Để đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ học tập và để phù hợp với xu thế phát triển của dạy học hiện đại thì câu hỏi lớn cần phải giải quyết trong đề tài là: xây dựng và sử dụng hệ thống E-learning như thế nào để hỗ trợ dạy học môn Vật lí ở trường THPT không chỉ đạt được mục tiêu theo Chuẩn mà còn hình thành, bồi dưỡng NLTH cho HS (dạy - tự học)? Để có thể trả lời được câu hỏi lớn này thì cần phải làm rõ các vấn đề sau: 1. Lựa chọn mô hình dạy học nào là phù hợp cho mục đích bồi dưỡng NLTH bằng Elearning trong dạy học ở trường THPT? Cơ sở nào để lựa chọn mô hình đó? 2. Để hỗ trợ cho mô hình dạy học đó thì E-learning cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn nào? Qui trình nào cho việc xây dựng và sử dụng E-learning hỗ trợ dạy – tự học? 3. Ở dạng chung nhất, bài học trên lớp có cấu trúc như thế nào để tận dụng các lợi thế của E-learning và thời gian quí giá trên lớp để khắc phục hạn chế của E-learning? 4. E-learning hỗ trợ dạy – tự học các kiến thức Hạt nhân nguyên tử cần có cấu trúc và nội dung cụ thể như thế nào để đáp ứng mục tiêu dạy học theo chuẩn và phù hợp với các tiêu chuẩn ở câu hỏi 2? Tất cả các câu hỏi trên cần được cụ thể hóa thành một kế hoạch chi tiết và thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của mô hình dạy học ở câu hỏi 1. CHƯƠNG 2 E-LEARNING HỖ TRỢ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2.1. Năng lực tự học 2.1.1. Khái niệm Năng lực tự học Theo quan điểm dạy học tích cực, bản chất của học là tự học, nghĩa là chủ thể tác động vào nội dung học một cách tích cực, tự lực, chủ động và sáng tạo để đạt được mục tiêu học tập. Tự học là hoạt động độc lập của người học nhằm chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, những kinh nghiệm lịch sử xã hội để hoàn thiện nhân cách của bản thân. 6 Trong luận án này chúng tôi sử dụng khái niệm năng lực tự học với nội hàm như sau: NLTH là khả năng huy động tri thức, kĩ năng sẵn có, kinh nghiệm bản thân, động cơ, hứng thú để tự lực chiếm lĩnh tri thức mới, rèn luyện kĩ năng mới và hoàn thiện phẩm chất của mỗi cá nhân. 2.1.2. Cấu trúc năng lực tự học Cấu trúc NLTH được chúng tôi xây dựng bằng cách vận dụng quy trình xây dựng cấu trúc năng lực của nhóm tác giả Griffin, P., Care, E., & Harding, S. (2015) bao gồm 4 bước được mô tả trong bảng 2.1. Bảng 2.1. Tiêu chí chất lượng của các chỉ số (cs) hành vi của năng lực tự học Thành tố 1. Xác định mục đích học tập 2. Lập kế hoạch tự học 3. Tiến hành kế hoạch tự học Chỉ số hành vi 1.1. Xác định kiến thức, kĩ năng (KN) cần học 1.2. Xác định kiến thức KN liên quan đã có, đã biết - M1: Tự xác định kiến thức, kĩ năng cần học - M2: Tự xác định chính xác kiến thức, kĩ năng cần học - M3: Tự xác định kiến thức, kĩ năng cần học và các bước chi tiết tiến trình thu nhận kiến thức, kĩ năng - M1: Tự xác định một vài kiến thức KN liên quan đã có, đã biết - M2: Tự xác định hầu hết kiến thức KN liên quan đã có, đã biết - M3: Tự xác định toàn bộ kiến thức KN liên quan đã có, đã biết - M1: Chỉ ra được một vài phong cách học tập 2.1. Xác định - M2: Chỉ ra được một số thao tác học tập của các phong cách phong cách khác nhau - M3: Chỉ ra được các thao tác học tập phù hợp với phong cách bản thân học tập của mình - M1: Chỉ ra được tên các phương pháp học tập 2.2. Lựa chọn - M2: Chỉ ra được cách thức thực hiện các phương pháp học tập phương pháp - M3: Chỉ ra được phương pháp học tập tối ưu phù hợp với nội học tập dung học - M1: Xây dựng thời gian biểu học tập sơ sài, thời gian quá dài hoặc quá ngắn 2.3. Lập thời - M2: Thời gian biểu học tập chi tiết, có thời gian quá dài hoặc gian biểu TH quá ngắn - M3: Thời gian biểu học tập chi tiết, khoa học, cụ thể, phân bố thời gian hợp lý - M1: + Liệt kê các tài liệu tham khảo có liên quan đến bài học + Tóm tắt được thông tin trong tài liệu thu nhận được + Vận dụng các thông tin thu được dưới sự hướng dẫn chi tiết của giáo viên - M2: 3.1. Làm việc + Liệt kê tài liệu hay, nguồn thông tin hữu ích, có giá trị với tài liệu + Hệ thống thông tin trong tài liệu dưới hình thức bảng biểu, ngắn ngọn xúc tích + Biết cách vận dụng các thông tin thu được đề giải quyết vấn đề nhưng chưa chính xác - M3: + Liệt kê và lựa chọn được nguồn tài liệu hay, nguồn thông tin 7 3.2. Làm việc với người hỗ trợ 3.3. Rèn luyện trên đối tượng vật chất 4. Đánh giá điều chỉnh hoạt động học 4.1. Đánh giá được kết quả của bản thân 4.2. Đánh giá điều chỉnh được kế hoạch học tập hữu ích, đáng tin cậy, có giá trị + Hệ thống thông tin trong tài liệu dưới dạng bản đồ tư duy, có sự phân tích đáng giá các nguồn thông tin + Tự lực vận dụng các thông tin thu được để giải quyết vấn đề một cách chính xác - M1: Đợi giáo viên hướng dẫn - M2: Tự tìm người hỗ trợ - M3: Tự tìm người hỗ trợ phù hợp với nội dung tự học - M1: Sử dụng các phương tiện hỗ trợ cho việc học theo sự hướng dẫn của GV - M2: Biết sử dụng một vài phương tiện phục vụ việc học - M3:Biết sử dụng các phương tiện (sách, CD, DVD, học liệu Elearning…) phục vụ việc học - M1: Thực hiện được hết các bài kiểm tra do giáo viên giao cho và tự đối chiếu kết quả - M2: Tự làm bài kiểm tra, so sánh với đáp án và mục tiêu học - M3: Biết lựa chọn công cụ đánh giá và tự đánh giá phù hợp với mục tiêu học tập để tự xác định được trình độ của bản thân - M1: Tự nhận ra những khâu tốt, chưa tốt trong quá trình tự học - M2: Tự nhận ra những khâu tốt và chưa tốt trong quá trình tự học và đề xuất được cách điều chỉnh - M3:Tự nhận ra những khâu tốt và chưa tốt trong quá trình tự học và có hành động điều chỉnh kịp thời 2.2. Bồi dưỡng năng lực tự học (dạy – tự học) Mục tiêu của dạy - tự học là dạy cho HS biết cách tự học, hình thành và phát triển NLTH. Trong dạy - tự học, GV chỉ đóng vai trò là tác nhân hướng dẫn, tổ chức, đạo diễn cho HS tự học và học cách tự học. 2.2.1. Một số luận điểm về dạy - tự học Mô hình dạy - tự học được chúng tôi biễu diễn trong hình 2.1 Hình 2.1. Mô hình dạy - tự học Theo hình 2.1, mô hình dạy - tự học gồm có một hệ điều khiển (GV tác động HS) và một hệ tự điều chỉnh (HS tác động vào chính mình). Bên trong mô hình có sự tác động qua lại giữa chu trình tự học của HS và chu trình dạy của GV. Trong Luận án, quá trình dạy - tự học vật lí phải tuân theo những nguyên tắc sau: 8 - Nguyên tắc cá thể hoá trong học tập. Nội dung dạy học được phân nhỏ ra từng phần, mục tiêu được lượng hóa cụ thể trong từng đơn vị kiến thức. - Nguyên tắc đảm bảo hình thành ở HS kĩ năng tự học từ thấp đến cao. - Nguyên tắc kiểm tra - đánh giá từng phần, có hướng dẫn trợ giúp kịp thời, giúp HS không bị lúng túng, mất phương hướng khi học, có cơ sở đối chiếu để tự điều chỉnh quá trình học tập của bản thân. - Nguyên tắc đảm bảo thu nhận đầy đủ thông tin về mọi hoạt động và kết quả học tập của HS, là cơ sở để GV đánh giá kết quả học tập của HS đồng thời có căn cứ xem xét sự phù hợp của từng đơn vị kiến thức đã cung cấp cho HS để bổ sung, điều chỉnh kịp thời 2.2.2. Các biện pháp bồi dưỡng năng lực tự học (dạy – tự học) Muốn dạy cho HS biết cách tự học, GV cần sử dụng các phương pháp dạy học tích cực như nêu vấn đề; tình huống có vấn đề; phương pháp thực nghiệm,… nhằm tạo động cơ, hứng thú học tập, rèn luyện kĩ năng, thói quen ý chí tự học cho HS, giúp HS tự tìm kiếm, khám phá tri thức mới chất lượng và hiệu quả cao hơn. Theo chúng tôi, có các biện pháp bồi dưỡng NLTH sau: - Biện pháp 1: Xây dựng và duy trì động cơ học tập cho HS - Biện pháp 2: Xây dựng phương tiện học liệu tự học để HS có thể học tập mọi lúc, mọi nơi phù hợp với điều kiện và sở thích cá nhân - Biện pháp 3: Xây dựng các nội dung học tập hấp dẫn, trực quan, phù hợp với năng lực nhận thức của HS - Biện pháp 4: Tạo điều kiện cho HS tự đánh giá được kết quả học tập của mình sau mỗi lần học - Biện pháp 5: Nội dung bài học trên lớp không được lặp lại nội dung đã tự học ở nhà mà là sự tiếp nối, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng của HS và định hướng tự học Với các tiêu chí trong từng biện pháp như đã nêu ở trên, chúng tôi thấy rằng các biện pháp 1, 2, 3, 4 có thể thực hiện bằng việc xây dựng hệ thống E-learning. Biện pháp 5 có thể thực hiện bằng một mô hình dạy học khác với mô hình dạy học truyền thống sẽ được chúng tôi trình bày chi tiết trong mục 2.4 2.3. E learning hỗ trợ dạy – tự học 2.3.1. Khái niệm E-learning Trong Luận án, chúng tôi hiểu E-learning là việc người học sử dụng CNTT tự lực chiếm lĩnh kiến thức và phát triển NLTH của bản thân. Ngoài ra chúng tôi gọi toàn bộ phương tiện phục vụ E-learning như cơ sở dữ liệu, hệ thống quản trị, hệ thống web, tư liệu đa phương tiện… là hệ thống E-learning. 2.3.2. Đặc điểm của E-learning Trên cơ sở các nghiên cứu thực tiễn, có thể rút ra những đặc điểm của E-learning như: linh hoạt, thoải mái, tự học - tự định hướng, tiêu chuẩn - tái hiện, tương tác chia sẻ, phản hồi tức thì, tự do thể hiện, chi phí thấp, giúp nâng cao kĩ năng sử dụng máy tính và Internet cho HS. 2.3.3. Cấu trúc hệ thống E-learning 9 Cấu trúc của hệ thống E-learning được mô tả như hình 2.2 Hình 2.2. Mô hình tổng thể của hệ thống E-learning 2.3.4. Các chuẩn E-learning E-learning bao gồm các chuẩn: chuẩn đóng gói, chuẩn trao đổi thông tin, chuẩn meta-data, chuẩn chất lượng và một số chuẩn khác. Các chuẩn E-learning đều nhằm mục đích hỗ trợ cho việc nâng cao chất lượng các khóa học, dễ truy xuất và quản trị nội dung; giúp đóng gói, phân phối nội dung, kịch bản học tập đến người học. 2.3.5. Qui trình thiết kế hệ thống E-learning Qui trình thiết kế hệ thống E-learning được mô tả trong hình 2.3 Hình 2.3. Qui trình ADDIE thiết kế E-learning. 2.3.6. Các hình thức của E-learing Mức độ sử dụng E-learning trong suốt quá trình học tập chính là cơ sở để xác định các hình thức của E-learning, cụ thể: * Học tập hoàn toàn trực tuyến (Online learning): toàn bộ quá trình học tập được thực hiện hoàn toàn trên Internet thông qua hệ thống quản lý học tập và E-learning, có 2 loại là E-learning đồng bộ và E-learning không đồng bộ. * Học tập pha trộn (Blended learning): kết hợp của hai hình thức học tập trực tuyến và dạy học giáp mặt F2F. Trong hình thức này, E-learning giúp phân phối tài nguyên học tập, kiểm tra-thi, seminar, phòng thí nghiệm ảo,…hỗ trợ cho lớp học giáp mặt F2F. 10 * MOOC (Massive Open Online Course): Lớp học Trực tuyến quy mô lớn. Trong luận án, E-learning được chúng tôi xây dựng và sử dụng theo hình thức Blended learning: là phương tiện dạy học hỗ trợ cho lớp học giáp mặt F2F, giúp phân phối các tài nguyên học tập, các học liệu đa phương tiện…cho HS tự học và hoàn thành các nhiệm vụ học tập ở nhà trước khi đến lớp theo mô hình lớp học đảo ngược. 2.3.7. E-learing là phương tiện dạy – tự học hiệu quả Để thực hiện các biện pháp bồi dưỡng NLTH đã nêu ở mục 2.2.2, chúng tôi đã phân tích, chọn lọc các phương tiện dạy học hiện có và xác định E-learning chính là phương tiện dạy - tự học phù hợp như mục tiêu của Luận án. Để hỗ trợ dạy - tự học, E-learning phải bao gồm các tiêu chuẩn sau: - Tiêu chuẩn về học liệu: Học liệu số hóa của E-learning phải đảm bảo các tiêu chí: giáo dưỡng (phù hợp với chuẩn nội dung chương trình, khai thác theo hướng mở rộng, nâng cao, chú trọng ứng dụng kiến thức vào thực tiễn); giáo dục (giáo dục ý thức tự học, động cơ tự học, duy trì hứng thú tự học); phát triển NLTH (tìm, lưu trữ, xử lý, vận dụng và chế biến, truyền đạt thông tin của nội dung được học); giáo dục kỹ thuật tổng hợp (rèn luyện cho HS các kĩ năng sử dụng máy vi tính và CNTT) - Tiêu chuẩn về phương pháp dạy học: coi dạy học giải quyết vấn đề là chiến lược dạy học; học đến đâu kiểm tra đến đó; học đến đâu hệ thống hóa đến đó; học tập tương tác và phân hóa theo từng cá nhân HS, giúp cho việc học tập hiệu quả hơn, HS tự tin hơn, được học và bồi dưỡng NLTH. - Tiêu chuẩn về phương tiện dạy học: E-learning phải tăng cường được chức năng trực quan hóa so với phương tiện truyền thống; phải xóa nhòa được khoảng cách không gian, thời gian (học trực tuyến, học qua phim); trực quan hóa đến mức tối đa; thường xuyên cập nhật các hình ảnh, sự kiện, tư liệu thời sự - Tiêu chuẩn về kĩ thuật: Dễ sử dụng, thân thiện với người dùng; truy cập và hiển thị nhanh, nhiều định dạng và tương thích cao, cho kết quả xử lý nhanh, truyền tải trên Internet, dễ dàng lưu trữ và truy xuất khi cần, giúp HS tự kiểm tra các dự đoán (giả thuyết) khoa học đã đề xuất, tự đánh giá và điều chỉnh kiến thức tự học, phát triển NLTH. 2.4. Các biện pháp dạy - tự học với sự hỗ trợ của hệ thống E-learning theo mô hình lớp học đảo ngược Với yêu cầu không lặp lại nội dung mà HS đã tự học ở nhà và các tiêu chí: tiếp nối, phát triển, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng của HS và định hướng tự học của bài học trên lớp đã nêu trong biện pháp 5, mục 2.2.2, chúng tôi xác định lớp học đảo ngược chính là mô hình dạy học phù hợp để bồi dưỡng NLTH với sự hỗ trợ của E-learning. 2.4.1. Cơ sở lí luận của mô hình lớp học đảo ngược Lớp học đảo ngược là một hình thức dạy học trong đó giờ học ở lớp không dùng để giảng bài (vì HS đã xem các bài giảng video, các học liệu đa phương tiện ở nhà qua mạng), mà để tổ chức cho HS thực hiện dự án, hợp tác, làm việc nhóm,…giúp hiểu sâu hơn nội dung bài giảng, bồi dưỡng và rèn luyện các NLTH. GV có thêm thời gian tìm 11 hiểu thực trạng học tập của HS (sai lầm, thắc mắc) mà kịp thời trao đổi, hỗ trợ, giúp HS nắm vững kiến thức theo đúng tốc độ tiếp thu riêng. Trong luận án, chúng tôi xác định lớp học đảo ngược bao gồm hai thành phần: các hoạt động học tập nhóm tương tác bên trong lớp học và các hướng dẫn cá nhân thông qua máy tính có nối mạng bên ngoài lớp học (các học liệu, bài giảng Multimedia,…trên hệ thống E-learning). Hình 2.4. Lớp học đảo ngược 2.4.2. Xây dựng và sử dụng hệ thống E-learning hỗ trợ dạy - tự học theo mô hình lớp học đảo ngược Quá trình xây dựng và sử dụng hệ thống E-learning hỗ trợ dạy - tự học theo mô hình lớp học đảo ngược được mô tả ở hình 2.5 Hình 2.5. Sơ đồ xây dựng hệ thống E-learning theo mô hình lớp học đảo ngược Tiến trình sử dụng E-learning theo mô hình lớp học đảo ngược được mô tả ở hình 2.6 12 Hình 2.6. Tiến trình sử dụng E-learning theo mô hình lớp học đảo ngược - Hoạt động của HS trong mô hình lớp học đảo ngược: HS chủ động tự học theo nhu cầu (học mọi nơi, mọi lúc, dễ dàng và linh hoạt). Với các tài liệu cần thiết và phiếu hướng dẫn tự học, HS tự mình lĩnh hội kiến thức mới ở mức độ biết (mức thấp nhất trong thang nhận thức Bloom); HS cần hoàn thành phiếu hướng dẫn tự học trước khi đến lớp. Như vậy hoạt động của HS trong mô hình lớp học đảo ngược bao gồm: tự học cá nhân ở nhà với tài liệu điện tử (tự giác, tích cực, đúng kế hoạch, tự đặt câu hỏi,…); học bạn (trao đổi làm việc nhóm,…); học thầy (hỏi thầy, lắng nghe, ghi chép, nói, thuyết trình,...). - Vai trò của GV trong mô hình lớp học đảo ngược: tổ chức cho HS làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, tư duy phản biện độc lập, làm dự án, học tập cộng đồng, nghiên cứu khoa học, đóng vai, đi thực tế, seminar,…GV phải có kiến thức, kĩ năng rộng và sâu để có thể thực hiện tốt vai trò của mình. 2.4.3. Xây dựng và sử dụng hệ thống E-learning hỗ trợ dạy - tự học theo mô hình lớp học đảo ngược trong môn Vật lí E-learning giúp tăng cường hoạt động nhận thức, kích thích và duy trì hứng thú học tập, hỗ trợ bồi dưỡng NLTH vật lí cho HS nhờ các chức năng: trình bày các quá trình hay hiện tượng vật lí dưới dạng gốc hay dưới dạng các mô hình; thu thập và trình bày các thông tin về đối tượng nghiên cứu theo các mục đích khác nhau; giúp HS kiểm tra các dự đoán (giả thuyết) khoa học đã đề xuất hay kiểm tra các hệ quả rút ra từ giả thuyết khoa học để tự chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ năng, kỹ xảo; giúp GV hợp lý hóa quá trình dạy học, tiết kiệm thời gian mô tả; gắn bài học với cuộc sống thực tế, học gắn với hành, giúp hình thành nên nhân cách, thế giới quan, nhân sinh quan, rèn luyện tác phong làm việc có khoa học, tự khám phá tri thức mới chất lượng và hiệu quả cao hơn. CHƯƠNG 3- XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG E-LEARNING CÁC KIẾN THỨC HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ VẬT LÍ LỚP 12 THPT HỖ TRỢ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC THEO MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC 3.1. Phân tích đặc điểm, mục tiêu dạy học chương “Hạt nhân nguyên tử”, Vật lí 12 THPT 3.1.1. Đặc điểm 13 Chương “Hạt nhân nguyên tử” là chương cuối của Vật lí 12, đi sâu vào nghiên cứu cấu trúc vi mô của vật chất, có tính trừu tượng cao. Chương này đề cập đến các thành tựu công nghệ hiện đại nhất – công nghệ về năng lượng hạt nhân và vũ khí hạt nhân, có vai trò to lớn trong giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp, có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục thế giới quan cho HS. Nội dung chương “Hạt nhân nguyên tử” gồm 3 phần: mô tả các hạt cơ bản (proton và neutron); các tương tác giữa chúng, phân loại và trình bày các tính chất của hạt nhân, cung cấp các kỹ thuật hạt nhân tân tiến. Kiến thức “Hạt nhân nguyên tử” nằm trong nội dung thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học. 3.1.2. Mục tiêu dạy học Ngoài các mục tiêu theo chuẩn kể trên, luận án còn đặt ra mục tiêu bồi dưỡng cho HS các chỉ số hành vi theo từng thành tố cấu trúc của NLTH: tự xác định được kiến thức, kĩ năng cần học và các bước chi tiết tiến trình thu nhận kiến thức, kĩ năng; tự xác định toàn bộ kiến thức kĩ năng liên quan đã có, đã biết; chỉ ra được các thao tác học tập phù hợp với phong cách học tập của mình; tự lựa chọn phương pháp học tập tối ưu, phù hợp với nội dung học; tự lập thời gian biểu tự học chi tiết, khoa học, cụ thể, phân bố thời gian hợp lý; làm việc với tài liệu (liệt kê và lựa chọn được nguồn tài liệu hay, nguồn thông tin hữu ích, đáng tin cậy, có giá trị, hệ thống thông tin trong tài liệu dưới dạng bản đồ tư duy, có sự phân tích đáng giá các nguồn thông tin, tự lực vận dụng các thông tin thu được để giải quyết vấn đề một cách chính xác); tự tìm người hỗ trợ phù hợp với nội dung tự học; Biết sử dụng các phương tiện (sách, DVD, học liệu E-learning…) phục vụ việc học; tự đánh giá được kết quả của bản thân (biết lựa chọn công cụ đánh giá và tự đánh giá phù hợp với mục tiêu học tập để tự xác định được trình độ của bản thân); đánh giá điều chỉnh được kế hoạch học tập (tự nhận ra những khâu tốt và chưa tốt trong quá trình tự học và có hành động điều chỉnh kịp thời). 3.3. Thực trạng hoạt động tự học của HS và ứng dụng CNTT - truyền thông trong dạy - tự học Vật lí ở một số trường THPT tỉnh Bình Thuận và TP Hồ Chí Minh - Đa số HS đều có máy tính tại nhà nhưng phần lớn sử dụng để chơi game, rất ít dùng khai thác tài nguyên có ích trên mạng. - Các GV vật lí đã biết ứng dụng CNTT vào dạy học, thiết kế nhiều bài dạy hay, sáng tạo nhưng mức độ không đồng đều. Thời lượng dành cho các tiết thực hành và bài tập trong phân phối chương trình ít nên GV thường cô đọng nội dung lý thuyết để có dư thời gian củng cố và hướng dẫn giải bài tập, ít quan tâm đến việc mở rộng kiến thức và liên hệ thực tế. Phương pháp dạy học được sử dụng còn nặng về thuyết trình, đơn thuần truyền thụ kiến thức, chưa phát huy được tính tích cực học tập đặc biệt là rèn luyện NLTH 3.4. Thiết kế E-learning hỗ trợ dạy - tự học các kiến thức hạt nhân nguyên tử Các tiêu chuẩn hỗ trợ dạy - tự học được xác định ở chương 2 là căn cứ để chúng tôi xây dựng hệ thống E-learning kiến thức “Hạt nhân nguyên tử” vật lí 12 trong luận án. 3.4.1. Xác định mục tiêu và đối tượng sử dụng E-learning Chúng tôi tập trung nghiên cứu các yếu tố để HS tự học ở nhà gồm: các bài giảng đa phương tiện, các bài giảng, bài tập điện tử, các khóa học trực tuyến dạng phân nhánh, 14 hướng dẫn học tập (hướng dẫn sử dụng, phương pháp tự học,…), hệ thống tương tác (trao đổi thông tin giữa HS với HS, HS với GV), các tiện ích (kiểm tra - đánh giá). Các yếu tố trên được chúng tôi thiết kế chi tiết theo theo chuẩn SCORM để HS tự học và hỗ trợ hiệu quả cho mô hình lớp học đảo ngược. 3.4.2. Công cụ xây dựng E-learning Xây dựng cổng giao tiếp dạng web trên net framework 4.5 triển khai và chạy ứng dụng sử dụng công nghệ .NET, hỗ trợ kết nối liên tục và bảo mật với cơ sở dữ liệu trên hệ thống quản lý học tập (Learning Management System – LMS), thực hiện chức năng quản lý các khoá học trực tuyến (Online courses), visual studio 2013 tương thích cao và dễ truy vấn cở sở dữ liệu (Structured Query Language – SQL). Ngoài ra hệ thống còn tích hợp các phần mềm hỗ trợ trao đổi thông tin giữa GV với HS, giữa HS với nhau; Công cụ thiết kế bài giảng điện tử: PowerPoint, Nuke,... thiết kế bài giảng đa phương tiện Adobe 3.4.3. Thiết lập cấu trúc cho E-learning Căn cứ theo các tiêu chuẩn kĩ thuật và chức năng, chúng tôi đã xây dựng mô hình cấu trúc của E-learning như hình.3.1 Hình 3.1. Cấu trúc tổng thể của E-learning hỗ trợ dạy - tự học Tương tự như sách giáo khoa, khóa học E-learning được thiết kế với một số bài học, mỗi bài học chia theo các đơn vị kiến thức, mỗi đơn vị kiến thức được trình bày bằng 3 định dạng: bài giảng đa phương tiện (video); bài giảng powerpoint; Pdf tổng hợp, đóng gói theo chuẩn SCORM và do LMS quản lý, phân phối. 3.4.4. Xây dựng nội dung cho E-learning Trong mỗi bài học, các đơn vị kiến thức trên E-learning được thiết kế và xây dựng theo cấu trúc xác định ở mục 3.4.3, thực hiện các theo các chỉ số hành vi của NLTH cần rèn luyện cho HS. Mỗi bài học trên E-learning đều được xây dựng theo cấu trúc phân cấp chức năng, thuận tiện cho HS tự học. Học liệu được truy cập theo trình tự sau: Schoolviet.com → Vật lí → Vật lí 12→ Chương Hạt nhân nguyên tử 15 Hình 3.2. Giao diện khóa học của E-learning Chương Hạt nhân nguyên tử trên E-learning gồm 5 khóa học: cấu tạo hạt nhân nguyên tử - độ hụt khối; phóng xạ; phản ứng hạt nhân; phản ứng phân hạch; phản ứng nhiệt hạch. Mỗi khóa học hoặc mỗi đơn vị kiến thức trong khóa học đều được thiết kế theo 3 định dạng: bài giảng đa phương tiện, bài giảng điện tử và tài liệu Pdf tổng hợp. Hình 3.3. Bài học Multimedia trên E-learning 3.5. Phiếu hướng dẫn tự học cá nhân ở nhà với E-learning 3.5.1. Cấu trúc của phiếu hướng dẫn tự học ở nhà với E-learning Trong mô hình lớp học đảo ngược, HS phải tự học ở nhà với E-learning. Để HS chủ động, tự lên kế hoạch, tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của mình thì cần cung cấp cho HS phiếu hướng dẫn tự học ở nhà. Phiếu hướng dẫn tự học (HDTH) là những hướng dẫn gián tiếp của GV đã được số hóa, hàm chứa tập hợp những tình huống dạy học để HS tự học, giúp GV định hướng, hỗ trợ HS phát triển khả năng tự làm việc với tài liệu (3.1) và các công cụ hỗ trợ (ở đây chính là hệ thống E –learning). Theo chúng tôi, cấu trúc của phiếu hướng dẫn tự học gồm các nội dung: - Phần 1- Mở đầu: gồm các hướng dẫn giúp HS có thể tự học trên E-learning như cách đăng ký tài khoản, cách lựa chọn và tìm đến bài cần học trên E-learning. - Phần 2- Thứ tự học trong bài: hướng dẫn cho HS cách tự học với E-learning - Phần 3- Các nhiệm vụ: dưới dạng các câu hỏi. HS phải tự học ở nhà với bài giảng Multimedia, trả lời các câu hỏi được giao. - Phần 4- Nêu câu hỏi thắc mắc về bài học: việc đặt câu hỏi đóng vai trò quan trong trong việc phát triển tư duy của HS. Biết đặt câu hỏi liên quan đến nội dung học tức là HS đã có định hình về nội dung đó. 16 3.5.2. Mẫu phiếu hướng dẫn tự học ở nhà với E-learning Chúng tôi đã xây dựng các phiếu HDTH ở nhà với E-learning cho các khóa học của E-learning theo đúng cấu trúc đã đề xuất ở 3.5.1 Mẫu phiếu hướng dẫn tự học ở nhà với E-learning bài Phản ứng hạt nhân: PHIẾU TỰ HỌC Ở NHÀ VỚI E-LEARNING BÀI 54 - PHẢN ỨNG HẠT NHÂN PHẦN I: BẮT ĐẦU - Hiện nay, các em chỉ có thể tham gia học tập trên http://schoolviet.com khi có tài khoản. Vì vậy, trước nhất cần phải đăng ký một tài khoản để có thể truy cập - Các em vào địa chỉ http://schoolviet.com - Đăng ký tài khoản tại địa chỉ http://schoolviet.com/login.aspx?act=reg hoặc click vào nút đăng ký. Điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu để hoàn thành đăng ký. - Sau khi đăng ký thành công, các em đăng nhập vào để bắt đầu học nhé Hình 3.4. Giao diện đăng nhập trên E-learning Đăng nhập thành công, các em cần phải chọn lớp, chọn môn, chọn bài học. Ở đây chúng ta sẽ chọn lớp 12, môn Vật lí và bài Phản Ứng Hạt Nhân chỉ số 3.3-M2 NLTH PHẦN II: THỨ TỰ HỌC TRONG BÀI (cs 2.1-M2; 3.2-M1 NLTH) - Bước 1: Học theo bài giảng Multimedia với Phiếu hướng dẫn tự học. - Bước 2: Học theo bài học Powerpoint để kiểm tra lại câu trả lời trên phiếu tự học. - Bước 3: Mang Phiếu tự học đến lớp cho Bài học Phản Ứng Hạt Nhân tại lớp PHẦN III: CÁC NHIỆM VỤ (cs 2.3-M2; 4.1-M1 NLTH) ( Nhiệm vụ cô giao cho các em dưới dạng các câu hỏi. Các em sau khi chuẩn bị học ở nhà với bài giảng Multimedia, trả lời các câu hỏi được cho sau đây) Câu 1: Phản ứng hạt nhân là gì? ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Câu 2: Phân biệt phản ứng tự phân rã hạt nhân và phản ứng tương tác hạt nhân; mỗi loại nêu một ví dụ ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Câu 3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống 17 Có thể biến đổi chất này thành chất khác bằng phản ứng ................................................ ................................................................................................................................. Có thể biến đổi nguyên tố hóa học này thành nguyên tố hóa học khác bằng phản ứng ....... ................................................................................................................................. Câu 4: Phát biểu các định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Câu 5: Viết định luật bảo toàn số nucleon và định luật bảo toàn điện tích cho phản A A A A ứng hạt nhân sau: Z A + Z B → Z C +Z D ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Câu 6: Áp dụng các định luật bảo toàn, hãy viết phương trình đầy đủ của phản ứng hạt nhân nhân tạo do hai ông bà Giolio Curie thực hiện năm 1934. Cho biết hạt nhân có Z= 14 là hạt nhân Silic (Si). ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Câu 7: Điền từ thích hợp vào chỗ trống Nếu tổng khối lượng nghỉ của các hạt nhân tạo thành sau phản ứng m............................. Tổng khối lượng nghỉ của các hạt nhân tham gia phản ứng m0, thì phản ứng tỏa ra một ... năng lượng W = ..................................................................................................................... Nếu tổng khối lượng nghỉ của các hạt nhân tạo thành sau phản ứng m............................. tổng khối lượng nghỉ của các hạt nhân tham gia phản ứng m0, thì phản ứng cần cung cấp một năng lượng W = ………………+ Wđ (trong đó Wđ là……………………) Câu 8: Phân biệt phản ứng nhiệt hạch và phản ứng phân hạch. Nêu ví dụ. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. PHẦN IV: CÂU HỎI THẮC MẮC CỦA EM (cs 1.2-M2 NLTH) (Mỗi bạn phải nêu ít nhất một câu hỏi) ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 1 2 3 4 1 2 3 4 3.6. Tiến trình bài học trên lớp trong mô hình lớp học đảo ngược 3.6.1. Tiến trình chung Tiến trình chung của bài học trên lớp F2F trong mô hình lớp học đảo ngược gồm: 1. Kiểm tra đánh giá kết quả tự học ở nhà của HS (10 phút) 2. Giải đáp thắc mắc và hợp thức hóa, hệ thống hóa kiến thức mới (10 phút) 3. HS giải bài tập vận dụng/giải quyết vấn đề theo nhóm (20 phút) 4. Giao phiếu hướng dẫn tự học cho bài hôm sau (5 phút) 3.6.2. Chuẩn bị 3.6.3. Minh họa giáo án bài học trên lớp trong mô hình lớp học đảo ngược 18 Theo cơ sở lí luận và thực tiễn tìm hiểu ở chương 1 và quy trình sử dụng E-learning hỗ trợ dạy - tự học đã được đề xuất trong chương 2, chúng tôi thiết kế minh họa bài học trên lớp trong mô hình lớp học đảo ngược. Các thiết kế bài học đáp ứng các yêu cầu sau: Xác định rõ mục tiêu chung của từng bài; Thiết kế các hoạt động dạy học tương ứng với quy trình dạy học đã đề xuất; Chúng tôi trình bày các nội dung cốt lõi và các chỉ số hành vi của NLTH được trình bày trong mục 2.1.3 Bài 53 PHÓNG XẠ I. Ý TƯỞNG SƯ PHẠM Dạy - tự học là dạy nhằm hình thành và phát triển NLTH. E-learning là phương tiện để HS tự học ở nhà với phiếu hướng dẫn tự học (HDTH), qua đó lĩnh hội kiến thức mới ở mức độ biết (mức thấp nhất trong thang nhận thức Bloom). HS đến lớp với phiếu HDTH đã hoàn thành và những câu hỏi thắc mắc về bài học. Bài học trên lớp F2F sẽ tăng cường hoạt động vận dụng kiến thức thông qua hợp tác giữa HS – HS (hoạt động nhóm), giữa HS – GV (nêu câu hỏi, giải đáp thắc mắc), nâng mức lĩnh hội kiến thức mới lên bậc hiểu, vận dụng, qua đó vừa bồi dưỡng các NLTH vừa đào sâu mở rộng kiến thức. II. MỤC TIÊU 1. Phát biểu được các khái niệm phóng xạ, đồng vị phóng xạ, định luật phóng xạ, chu kì bán rã, hằng số phân rã. Phân biệt được các loại tia phóng xạ, nêu được các đặc tính cơ bản của quá trình phóng xạ, hiểu được cách nhận biết các tia phóng xạ trong thực tế, viết được hệ thức định luật phóng xạ, phương trình phản ứng khi có phóng xạ. Nêu được một số ứng dụng của các đồng vị phóng xạ. 2. Giải được các bài tập: tìm số nguyên tử phóng xạ còn lại chưa bị phân rã hoặc số lượng nguyên tử đã bị phân rã tại một thời điểm nào đó khi biết số nguyên tử phóng xạ ban đầu (hoặc khối lượng chất phóng xạ ban đầu) và chu kì bán rã của chất phóng xạ. Tìm khối lượng chất phóng xạ còn lại chưa bị phân rã hoặc tìm khối lượng chất phóng xạ đã bị phân rã tại một thời điểm nào đó khi biết số nguyên tử phóng xạ ban đầu (hoặc khối lượng chất phóng xạ ban đầu) và chu kì bán rã của chất phóng xạ. 3. Tự học trên E-learning với phiếu hướng dẫn (chỉ số 3.1; 3.3-NLTH) 4. Nêu câu hỏi, trình bày ý kiến, xác định các kiến thức đã có để thực hiện nhiệm vụ (chỉ số 1.2-M1 NLTH). III. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Bài giảng Multimedia và bài giảng Powerpoint bài Phóng xạ trên schoolviet.com, phiếu hướng dẫn tự học bài 53, 54; Bản đồ tư duy nội dung dạy học bài Phóng xạ; Laptop gắn camera, máy chiếu, màn chiếu; 2. Học sinh: tự học ở nhà với phiếu hướng dẫn tự học và bài giảng Multimedia Phóng xạ trên schoolviet.com; mang phiếu đã hoàn thành đến lớp (cs 1.2-M2; 2.1-M1; 3.1-M1; 3.2M1; 3.3-M2; 4.1-M1 NLTH). IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1. Báo cáo kết quả tự học ở nhà với E-learning (10 phút) HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG/NLTH - Giới thiệu đôi nét lịch sử phát hiện Lắng nghe
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan