Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn dạng câu nh...

Tài liệu Xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn dạng câu nhiễu đúng một phần để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh phần hai sinh học tế bào, sinh học 10, trung học phổ

.PDF
114
159
121

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC -------o0o------- DƢƠNG THỊ TUYẾT XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN DẠNG CÂU NHIỄU ĐÚNG MỘT PHẦN ĐỂ KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH PHẦN HAI SINH HỌC TẾ BÀO, SINH HỌC 10, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌC HÀ NỘI – 2013 i Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC -------o0o------- DƢƠNG THỊ TUYẾT XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN DẠNG CÂU NHIỄU ĐÚNG MỘT PHẦN ĐỂ KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH PHẦN HAI SINH HỌC TẾ BÀO, SINH HỌC 10, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC (BỘ MÔN SINH HỌC) Mã số: 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ ĐÌNH TRUNG HÀ NỘI – 2013 ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các thầy cô trong bộ môn Lý luận và phương pháp giảng dạy Sinh học Trường Đại học Giáo dục, Phòng Thông tin tư liệu, Ttrường Đại học Giáo dục đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn khoa học PGS.TS. Lê Đình Trung, thầy đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ban Giám hiệu trường THPT Hoàng Văn Thụ , Hà Nội cùng các thầy cô giáo dạy môn Sinh học của trường đã tạo điều kiện thuận lợi và hợp tác cùng chúng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực nghiệm đề tài. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Hà Nội, ngày tháng năm 2013 Tác giả Dƣơng Thị Tuyết iii Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT CỤM TỪ VIẾT TẮT 1 Câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn MCQ 2 Giáo viên GV 3 Giáo sƣ GS 4 Giá trị Trung bình GTTB 5 Học sinh HS 6 Kiểm tra - Đánh giá KT-ĐG 7 Nhóm học sinh điểm cao NH 8 Nhóm học sinh điểm trung bình M 9 Nhóm học sinh điểm thấp NL 10 Phó giáo sƣ, Tiến sĩ PGS.TS 11 Sách giáo khoa SGK 12 Trắc nghiệm khách quan TNKQ 13 Trắc nghiệm tự luận TNTL 14 Trung học phổ thông THPT iv VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng Trang Bảng 1.1: Phân loại mục tiêu theo thang bậc nhận thức Bloom 26 Bảng 1.2: Bảng số liệu giá trị TB về mức độ sử dụng các hình thức câu hỏi để KT-ĐG của GV 36 Bảng 1.3: Bảng số liệu về mức độ sử dụng TNTL và TNKQ của GV 37 Bảng 1.4: Bảng số liệu về mục đích KT-ĐG của GV 38 Bảng 2.1: Bảng chuẩn kiến thức, kỹ năng của Phần Sinh học tế bào, Sinh học 10 41 Bảng 2.2: Bảng trọng số chung cho nội dung trắc nghiệm 43 Bảng 2.3: Bảng trọng số của Đề số 1 kiểm tra 15 phút 56 Bảng 3.1. Kết quả kiểm định độ khó, độ phân biệt Đề KT 15 phút số 1 63 Bảng 3.2. Kết quả kiểm định độ khó, độ phân biệt của bộ câu hỏi TNKQ dạng câu nhiễu đúng một phần 65 Bảng 3.3: Kết quả về tỉ lệ chọn các phƣơng án của Đề KT 15 phút số 1 72 Bảng 3.4. Tỉ lệ chọn phƣơng án nhiễu giữa các nhóm HS đối với đề KT 15 phút số 1 74 v Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi DANH MỤC CÁC HÌNH Tên hình Trang Hình 1.1: Các phƣơng pháp trắc nghiệm 21 Hình 3.1: Hình ảnh số liệu trong sheet1 file ptkq_SH.xls 61 Hình 3.2: Cách lập bảng kết quả kiểm định độ khó, độ phân biệt của Đề KT 15 phút số 1 62 vi MỤC LỤC Lời cảm ơn…………………………………………………………………..i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT……………………………………….ii DANH MỤC CÁC BẢNG…………………………………………………iii DANH MỤC CÁC HÌNH………………………………………………… iv MỞ ĐẦU .........................................................................................................3 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ....................9 1.1.Tổng quan vấn đề nghiên cứu....................................................................9 1.1.1.Trên thế giới............................................................................................9 1.1.2.Ở Việt Nam ...........................................................................................12 1.2.Cơ sở lý luận ............................................................................................16 1.2.1.Kiểm tra – đánh giá trong dạy học.......................................................16 1.2.2.Trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn .............................................23 1.3.Cơ sở thực tiễn về thực trạng kiểm tra-đánh giá Phần Sinh học Tế bào, Sinh học 10, THPT ........................................................................................36 1.3.1. Kết quả điều tra về mức độ sử dụng các hình thức câu hỏi để KT-ĐG của GV ...........................................................................................................37 1.3.2. Kết quả điều tra về mục đích KT-ĐG của GV .....................................39 Chƣơng 2: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN DẠNG CÂU NHIỄU ĐÚNG MỘT PHẦN ĐỂ KIỂM TRA–ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO, SINH HỌC 10 .....................................40 2.1. Xây dựng và sử dụng bộ câu nhiễu của câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn đúng một phần thuộc phần Sinh học Tế bào, Sinh học 10, THPT ................40 1 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi 2.1.1. Quy trình xây dựng câu nhiễu đúng một phần của câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn Phần Sinh học Tế bào, Sinh học 10, THPT ..........................40 2.1.2. Xây dựng, sưu tầm và chỉnh sửa các câu TNKQ nhiều lựa chọn dạng câu nhiễu đúng một phần...............................................................................46 2.1.3. Kiểm định bộ câu hỏi ...........................................................................50 2.2. Sử dụng bộ câu hỏi TNKQ dạng câu nhiễu đúng một phần để KT-ĐG Phần Sinh học Tế bào, Sinh học 10, THPT ...................................................52 2.2.1. Quy trình sử dụng câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn dạng câu nhiễu đúng một phần để KT-ĐG Phần Sinh học Tế bào, Sinh học 10, THPT .................52 2.2.2. Ví dụ về vận dụng quy trình .................................................................55 Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ......................................................60 3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................60 3.2. Nội dung thực nghiệm ............................................................................60 3.3. Phƣơng pháp thực nghiệm ......................................................................60 3.3.1. Đối tượng thí nghiệm ...........................................................................60 3.3.2. Bố trí thí nghiệm ..................................................................................61 3.4. Xử lý số liệu............................................................................................61 3.4.1. Kiểm định bộ câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn dạng câu nhiễu đúng một phần ...............................................................................................................61 3.5. Kết quả thực nghiệm...............................................................................64 3.5.1. Kết quả kiểm định bộ câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn dạng câu nhiễu đúng một phần ...............................................................................................64 3.5.2. Kết quả đánh giá kết quả học tập của HS Phần Sinh học Tế bào, Sinh học 10, THPT .................................................................................................72 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................77 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................79 PHỤ LỤC..………………………………………………………………... 82 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong điều kiện hiện nay, để hoà cùng với sự phát triển nhƣ vũ bão của nền văn minh hiện đại, sự phát triển toàn diện của khoa học kĩ thuật trên thế giới, sự tiến bộ vƣợt bậc của khoa học công nghệ, đó là một thách thức lớn của toàn ngành giáo dục Việt Nam. Nhiệm vụ trƣớc mắt phải tìm đƣợc giải pháp hữu hiệu, bƣớc đi hợp lý để đƣa nền giáo dục tiến lên tránh đƣợc nguy cơ tụt hậu so với các nền giáo dục trong khu vực, đáp ứng nhu cầu nhân lực của nƣớc nhà. Với tƣ cách sẽ là yếu tố quyết định cho sự phát triển xã hội, nền giáo dục cần phải đổi mới để đáp ứng những xu hƣớng lớn đó. Muốn vậy, giáo dục phải dựa trên bốn trụ cột, đó là: “học để biết; học để làm; học cùng chung sống; học để tự khẳng định mình.” [32] Xuất phát từ yêu cầu đổi mới trong giáo dục THPT đòi hỏi phải đổi mới đồng bộ từ mục tiêu, chƣơng trình, nội dung, phƣơng pháp dạy học, phƣơng tiện dạy học đến cách thức đánh giá kết quả dạy học. Trong suốt một thời gian dài vừa qua, toàn ngành giáo dục đã và đang thực hiện đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Cụ thể đã có rất nhiều hội nghị, hội thảo ở các cấp lãnh đạo Bộ, Ngành viết và bàn về các vấn đề đổi mới giáo dục bao gồm: đổi mới về chƣơng trình nội dung, cơ sở vật chất, sách, thiết bị, kiểm tra đánh giá, cơ chế thi cử...trong đó, kiểm tra đánh giá là một thành tố rất quan trọng trong quá trình giáo dục nói chung và dạy học nói riêng, đây là một khâu có ý nghĩa quyết định lớn trong việc nâng cao chất lƣợng và hiệu quả giáo dục. Trang bị cho giáo viên những kĩ thuật kiểm tra đánh giá là một việc làm cần thiết trong xu thế đổi mới giáo dục hiện nay. Kiểm tra là hình thức và là phƣơng tiện góp phần vào quá trình đánh giá. Thông qua kết quả 3 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi của các loại bài kiểm tra, giáo viên sẽ có những thông tin cần thiết để xác định thành tích học tập của học sinh đồng thời phát hiện những mặt đã đạt đƣợc và những mặt chƣa đạt đƣợc từ đó điều chỉnh qua kiểm tra nhằm thúc đẩy quá trình dạy và học . Phƣơng pháp trắc nghiệm khách quan là một trong những phƣơng pháp và kỹ thuật đánh giá đƣợc sử dụng rộng rãi ở nhiều nƣớc bởi phƣơng pháp này khắc phục đƣợc những nhƣợc điểm của phƣơng pháp tự luận, đáp ứng đƣợc yêu cầu cung cấp thông tin một cách chi tiết ở từng nội dung và mức độ kiến thức khác nhau trong một thời lƣợng nhất định. Ở Việt Nam, từ năm 2006 Bộ Giáo dục đã thực hiện chuyển đổi từ hình thức thi tự luận sang hình thức thi trắc nghiệm khách quan trong kì thi tốt nghiệp THPT, kì thi Đại học và Cao đẳng ở một số môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tiếng Anh. [5] Do đó, hƣớng nghiên cứu của đề tài nhằm nghiên cứu, xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn dạng câu nhiễu đúng một phần để kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh Phần hai Sinh học Tế bào, Sinh học 10, THPT. 2. Mục đích nghiên cứu Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn thiết kế và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn dạng câu nhiễu đúng một phần để kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh Phần Sinh học Tế bào (Chƣơng I & II), Sinh học 10, THPT. 3. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu - Quá trình dạy học Phần Sinh học Tế bào, Sinh học 10, THPT. 4 - Giáo viên thuộc 4 trƣờng THPT tại TP Hà Nội là: THPT Hoàng Văn Thụ, THPT Nguyễn Thị Minh Khai, THPT Yên Hòa, THPT Trƣơng Định. - Học sinh lớp 10 tại 2 lớp thuộc trƣờng THPT Hoàng Văn Thụ, Hà Nội là 10A3 và 10A5. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quy trình thiết kế và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn dạng câu nhiễu đúng một phần để kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh Phần Sinh học Tế bào, Sinh học 10, THPT. 4. Giả thuyết khoa học Nếu thiết kế, sƣu tầm và chọn lọc đƣợc một bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn dạng câu nhiễu đúng một phần đạt tiêu chuẩn và đề xuất đƣợc biện pháp đánh giá phù hợp thì sẽ góp phần đánh giá đƣợc chính xác chất lƣợng học tập của học sinh sau khi học Phần Sinh học Tế bào, Sinh học 10, THPT. 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu các tài liệu lý thuyết liên quan đến: trắc nghiệm, phƣơng pháp kiểm tra đánh giá, câu hỏi trắc nghiệm khách quan, thiết kế và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng câu nhiễu đúng một phần của giáo viên trong kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh để làm cơ sở xây dựng phần lý luận của đề tài nghiên cứu. - Thiết kế và sử dụng phiếu điều tra giáo viên về: tình hình sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn dạng câu nhiễu đúng một phần trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập. 5 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi - Thiết kế câu hỏi tự luận ngắn để kiểm tra học sinh làm cơ sở xây dựng câu nhiễu cho câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn dạng câu nhiễu đúng một phần. - Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn dạng câu nhiễu đúng một phần để kiểm tra – đánh giá học sinh sau khi học xong bài mới. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Thiết kế và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn dạng câu nhiễu đúng một phần để kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh Phần Sinh học Tế bào (Chƣơng I,II), Sinh học 10, THPT. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Nghiên cứu các văn bản, chính sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới phƣơng pháp dạy học. - Nghiên cứu tổng hợp tài liệu, các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài. - Nghiên cứu Phần Sinh học Tế bào, Sinh học 10, THPT, chuẩn kiến thức kỹ năng, các giáo trình về Sinh học Tế bào và các tài liệu làm cơ sở cho việc xây dựng và sử dụng câu hỏi TNKQ trong đánh giá kết quả học tập của học sinh. 6.2. Phương pháp nghiên cứu điều tra Điều tra thực trạng kiểm tra đánh giá Phần Sinh học Tế bào ở các trƣờng THPT tại Hà Nội bằng bảng hỏi để xác định: - Việc sử dụng các phƣơng pháp kiểm tra – đánh giá môn Sinh học ở các trƣờng THPT. 6 - Cách thức giáo viên thiết kế, sƣu tầm, chọn lọc và chỉnh sửa các câu TNKQ để kiểm tra đánh giá Phần Sinh học Tế bào, Sinh học 10 ở các trƣờng THPT. 6.3. Phương pháp chuyên gia - Thu thập và tổng hợp các tài liệu xây dựng bộ câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn dạng câu nhiễu đúng một phần của nội dung kiến thức Phần Sinh học Tế bào, Sinh học 10, THPT và lấy ý kiến của chuyên gia, GV phổ thông, cán bộ quản lý am hiểu sâu sắc về vấn đề nghiên cứu để chỉnh sửa hoàn thiện vào luận văn. 6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm - Tổ chức thực nghiệm bộ câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn dạng câu nhiễu đúng một phần để kiểm định chất lƣợng của bộ câu hỏi: Sử dụng các câu TNKQ nhiều lựa chọn dạng câu nhiễu đúng một phần đƣợc xây dựng trong bộ câu hỏi để kiểm tra sau mỗi bài học hoặc kiểm tra 15 phút trƣớc khi vào bài mới để xác định chất lƣợng lĩnh hội tri thức của học sinh. - Tổ chức thực nghiệm đánh giá kết quả học tập của học sinh phần Sinh học tế bào, Sinh học 10, THPT: Sau khi học hết phần Sinh học Tế bào, tổ chức cho học sinh thực hiện bài kiểm tra 45 phút bằng câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn dạng câu nhiễu đúng một phần đƣợc thiết kế trong bộ câu hỏi để kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh. 7 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi 7. Những đóng góp mới của luận văn - Xây dựng nguyên tắc, quy trình sƣu tầm, chọn lọc, thiết kế, bổ sung hệ thống câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn dạng câu nhiễu đúng một phần cho nội dung kiến thức Phần Sinh học Tế bào, Sinh học 10, THPT làm cơ sở cho kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh. - Xây dựng bộ câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn dạng câu nhiễu đúng một phần đảm bảo các tiêu chuẩn để kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh phần Sinh học Tế bào, Sinh học 10, THPT. - Đề xuất nguyên tắc, quy trình sử dụng TNKQ nhiều lựa chọn dạng câu nhiễu đúng một phần vào kiểm tra – đánh giá nội dung kiến thức phần Sinh học Tế bào, Sinh học 10, THPT. - Đã triển khai thực nghiệm sƣ phạm trên một quy mô đại diện đã khẳng định giá trị của Bộ câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn dạng câu nhiễu đúng một phần của nội dung kiến thức Phần Sinh học Tế bào, Sinh học 10, THPT. 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài Chƣơng 2: Xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi Trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn dạng câu nhiễu đúng một phần để kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh phần Sinh học Tế bào, Sinh học 10, Trung học phổ thông Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm 8 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Trên thế giới Trong lịch sử phát triển của quá trình giáo dục, KT-ĐG giá đƣợc coi là một khâu có vai trò rất quan trọng, là bộ phận cấu thành của quá trình dạy học. Trắc nghiệm đã có một thời gian phát triển trong KT-ĐG và đã đƣợc sử dụng để đo lƣờng trong KT-ĐG. Trên thế giới, việc sử dụng trắc nghiệm vào các mục đích khác nhau đã đƣợc xuất hiện từ rất sớm. Cho đến ngày nay, trắc nghiệm đã không ngừng phát triển và đƣợc áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, trong đó có Giáo dục và đào tạo. Các phƣơng pháp đo lƣờng và trắc nghiệm lần đầu tiên đƣợc tiến hành vào thế kỷ XVII-XVIII trong lĩnh vực Vật lý và Tâm lý học, sau đó lan dần sang ngành Động vật học ở châu Âu. Ban đầu, các nhà nghiên cứu chú trọng đến các phép đo liên quan đến thính giác, thị giác, thị giác, tốc độ phản xạ, sau đó mới nghiên cứ đến thời gian nhận thức, tốc độ nhận thức. Vào thế kỉ XIX, ngƣời ta bắt đầu quan tâm đến đo về những khác biệt cá nhân. Francis Galton, một trong những ngƣời đã cống hiến đời mình cho việc nghiên cứu cá nhân con ngƣời, là ngƣời đầu tiên quan tâm đến đặc tính cá nhân có di truyền hay không nhằm chọn lọc những ngƣời làm cha mẹ tốt nhất. Từ đó, ông triển khai các trắc nghiệm để đo các đặc điểm con ngƣời và gọi đó là các trắc nghiệm về trí tuệ. Ở Mỹ, lĩnh vực khoa học này phát triển mạnh vào thời kỳ trƣớc và sau thế chiến thứ hai. Đầu thế kỷ XIX, Edward Thorndike là ngƣời đầu tiên 9 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi dùng trắc nghiệm nhƣ một phƣơng pháp “khách quan và nhanh chóng” để đo trình độ kiến thức của học sinh dùng với một số môn học và sau đó là đối với một số lĩnh vực kiến thức khác. Nhƣ vậy, khoa học đo lƣờng trong Giáo dục đƣợc cho rằng thực sự bắt đầu cách đây chỉ khoảng một thế kỷ. Năm 1904 nhà tâm lý học ngƣời Pháp Alfred Binet trong quá trình nghiên cứu trẻ em mắc bệnh tâm thần, ông đã xây dựng một số bài trắc nghiệm về trí thông minh. Ông là ngƣời xây dựng phƣơng pháp để xác định những trẻ em bị tàn tật về mặt tâm thần, không thể tiếp thu đƣợc lƣợng kiến thức theo cách dạy bình thƣờng ở nhà trƣờng. Bộ câu hỏi của ông yêu cầu những kỹ năng tổng quát, cách lập luận thông thƣờng và một kho những kỹ năng chung cho câu trả lời. Điểm số đƣợc cho dựa theo tuổi trí lực. Năm 1916, tiến sĩ Lewis Terman ở trƣờng đại học Stanford đã dịch và soạn các bài trắc nghiệm này ra tiếng Anh, từ đó trắc nghiệm trí thông minh này đƣợc gọi là trắc nghiệm Stanford – Binet. Các trắc nghiệm Binet đƣợc sử dụng rộng rãi trong một thời gian dài và có tác động lớn đến việc triển khai các phép đo lƣờng tiếp theo. [14] Từ năm 1920, ở Mỹ, các loại trắc nghiệm thành quả học tập tiêu chuẩn hóa đƣợc phát triển rất nhanh vì kết quả làm bài đƣợc đánh giá một cách khách quan và có thể kiểm tra đánh giá đƣợc trình độ của nhiều học sinh trong cùng một thời điểm [27, tr. 214-218] Năm 1939, đã xuất hiện những phƣơng pháp nghiên cứu tổng hợp xu thế sử dụng các trắc nghiệm trí tuệ nhiều mặt. Trong những năm 60 của thế kỷ XX, trắc nghiệm đƣợc sử dụng trong lĩnh vực giáo dục phát triển mạnh mẽ ở Mỹ. Cùng với sự phát triển của công nghệ tin học, năm 1963 xuất hiện công trình của Gerberich dùng máy tính điện tử để xử lý các kết quả trắc nghiệm trên diện rộng. Tiếp đó là ở Anh 10 cũng ra đời hội đồng hoàng gia hàng năm để quyết định các trắc nghiệm chuẩn cho trƣờng trung học. Cũng vào năm 1963, tại Liên Xô (cũ) việc nghiên cứu kết quả của phƣơng pháp trắc nghiệm đã trở thành đề tài lớn của Viện hàn lâm khoa học giáo dục Liên Xô do E.I. Montzen chủ trì và sau đó nhiều công trình khác cũng lần lƣợt đƣợc công bố. [27, tr.214-218] Tại Mỹ, với việc thành lâp một số tổ chức dịch vụ trắc nghiệm đã hình thành nên một ngành công nghiệp trắc nghiệm và đã đem lại cho nền kinh tế Mỹ hàng trăm triệu USD mỗi năm. Chẳng hạn nhƣ ETS (Educational Testing Service) là một tổ chức dịch vụ trắc nghiệm nổi tiếng ở Mỹ với các sản phẩm nhƣ TOEFL, SAT, GMAT… phục vụ cho nhu cầu đánh giá giáo dục cho cá nhân, trƣờng học và các cơ quan ở gần 200 quốc gia. Hàng năm ETS thiết kế và tổ chức triển khai hơn 12 triệu lƣợt trắc nghiệm trên khắp thế giới. Bên cạnh đó còn có nhiều nghiên cứu, khảo sát về kỹ thuật đo lƣờng trong giáo dục bằng TNKQ kết hợp xử lý trên máy tính các số liệu thu đƣợc nhằm đánh giá chính xác kết quả học tập. nhiều công trình đã đƣợc công bố trong đó các tác giả đi sâu phân biệt rõ từng loại trắc nghiệm, ƣu – nhƣợc điểm, vai trò, tiêu chí, nguyên tắc phân biệt của câu hỏi trắc nghiệm, độ giá trị, độ tin cậy của bài tắc nghiệm. Sự phát triển về khoa học đo lƣờng và đánh giá không chỉ dừng lại ở Hoa Kỳ, Châu Âu mà ở các nƣớc Châu Á cũng rất phát triển. Trong những năm gần đây, trắc nghiệm đã đƣợc sử dụng rộng rãi trong quá trình giảng dạy ở phổ thông cũng nhƣ ở Đại học. Phƣơng pháp này từng bƣớc đƣợc nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng. Để nâng cao năng lực tự học, tự kiểm tra trong thi cử, nhiều trƣờng đại học đã cài đặt chƣơng trình TNKQ vào máy vi tính để sinh viên tự kiểm tra, đánh giá kết quả trƣớc khi bƣớc vào kỳ thi chính thức. Ở các trƣờng phổ thông, phƣơng pháp trắc nghiệm 11 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi cũng đƣợc sử dụng trong một số môn học và kỳ thi thích tạo nhiều chuyển biến tích cực. Các nƣớc Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan từ những năm 1970 đã dùng đề thi TNKQ trong kỳ thi tuyển sinh vào Đại học. Tại Nhật bản thì dùng TNKQ từ những năm 1990 và duy trì cho đến nay – theo “Trung tâm quốc gia tuyển sinh Đại học” – thì đề thi chung cho tất cả các trƣờng đƣợc soạn hoàn toàn theo hình thức TNKQ. [28] Nhƣ vậy, khoa học về đo lƣờng và TNKQ ra đời cách đây không lâu nhƣng nó đã nhanh chóng khẳng định vị trí và đƣợc áp dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của xã hội. 1.1.2. Ở Việt Nam Mặc dù trên thế giới trắc nghiệm khách quan đƣợc sử dụng từ rất sớm, song ở Việt Nam TNKQ đƣợc xuất hiện muộn hơn. Khoa học về đo lƣờng và trắc nghiệm ở nƣớc ta phát triển chậm. Cách đây khoảng 10 năm, khi các nƣớc phát triển đã sử dụng TNKQ cho các kỳ thi tuyển thì ở Việt Nam các tài liệu về lĩnh vực này gần nhƣ không có. Trƣớc tình hình đó, Bộ Giáo dục đã mời chuyên gia từ nƣớc ngoài sang để tổ chức hội thảo, dịch sách, cử một số giảng viên Đại học đi học ở nƣớc ngoài. Đến năm 1996, kỳ thi tuyển sinh Đại học thí điểm tại trƣờng Đại học Đà Lạt bằng phƣơng pháp TNKQ đã có những thành công nhất định. Ở Miền Nam Việt Nam, từ những năm 1960 đã có nhiều tác giả sử dụng TNKQ đã có nhiều tác giả sử dụng TNKQ trong một số ngành khoa học (chủ yếu là tâm lý học). Nhiều nhà nghiên cứu đã bắt đầu tìm tòi trong lĩnh vực mới mẻ này. Năm 1956 – 1960, ra đời công trình nghiên cứu hình thức kiểm tra trắc nghiệm ở bậc trung học “Trắc nghiệm vạn vật học” của Lê Quang Nghĩa (1963) và Phùng Văn Hƣớng (1964). Năm 1969, tác giả Dƣơng Thiệu Tống đã đƣa một số TNKQ và thống kê giáo dục vào giảng 12 dạy tại lớp cao học và tiến sĩ giáo dục học tại trƣờng Đại học Sài Gòn. Nhƣ vậy, khoa học đo lƣờng trắc nghiệm chính thức đƣợc đƣa vào chƣơng trình đào tạo Giảng viên. Trong lĩnh vực Sinh học, từ năm 1971 đã có nhiều công trình nghiên cứu về TNKQ nhƣ: tác giả Trần Bá Hoành với công trình “Thử dùng phương pháp test điều tra tình hình nghiên cứu của học sinh về một số khái niệm trong chương trình sinh vật học đại cương lớp 9”. Năm 1974, ở miền Nam đã tổ chức thi tú tài bằng phƣơng pháp TNKQ dạng nhiều lựa chọn với việc lựa chọn đề thi từ nhà khảo thí (vụ tuyển sinh) chuyên phát hành đề thi (trực thuộc Bộ Giáo dục Sài Gòn). Ở miền Bắc, TNKQ đƣợc nghiên cứu và triển khai muộn hơn so với miền Nam. Trong dạy học, Giáo sƣ Trần Bá Hoành là ngƣời đầu tiên sử dụng thuật ngữ “Test” để nói đến TNKQ. Năm 1971, Giáo sƣ đã biên soạn các câu hỏi và áp dụng trắc nghiệm vào việc kiểm tra của học sinh và thu đƣợc một số kết quả. Năm 1986, tại khoa Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp thuộc trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội đã tổ chức hội thảo với nội dung “Phƣơng pháp xây dựng hệ thống câu hỏi lựa chọn đa phƣơng án” do Tiến sĩ P.Herath trình bày và hƣớng dẫn. Sau hội thảo này, có nhiều giảng viên triển khai xây dựng và áp dụng trắc nghiệm vào KTĐG nhƣ: Lê Đình Trung (1988) “Nghiên cứu quy trình và những kết quả bƣớc đầu xây dựng câu hỏi dạng MCQ về một số nội dung kiến thức Sinh học ở trƣờng Đại học Sƣ phạm”, Lê Đình Trung và Nguyễn Thị Kim Giang (1988) “Xây dụng câu hỏi dạng MCQ về nội dung vật chất di truyền và biến đổi vật chất di truyền trong chƣơng trình di truyền học ở trƣờng Đại học Sƣ phạm”. 13 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi Từ năm 1990, trắc nghiệm lƣợng giá mới thực sự đƣợc quan tâm và ứng dụng ở nhiều cấp học. Năm 1994, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với viện Công nghệ Hoàng Gia Melbourne của Autralia tổ chức các cuộc hội thảo với chủ đề về “Kỹ thuật xây dựng câu hỏi TNKQ” tại thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Hà Nội. Hội thảo đã trang bị cho giảng viên các trƣờng Đại học và Cao đẳng các cơ sở lý luận về TNKQ, việc thực thi phƣơng pháp này. Năm 1995 với sự tài trợ của Liên hợp quốc, Đại học Tổng hợp Hà Nội mở những lớp dài hạn bồi dƣỡng về phƣơng pháp xây dựng câu hỏi trắc nghiệm và việc sử dụng nó vào dạy học đƣợc rất nhiều giảng viên tham gia.Từ 1995, nhiều trƣờng đại học bắt đầu tiến hành nghiên cứu sâu và rộng về trắc nghiệm. Năm 1996 – 1997, Giáo sƣ Trần Bá Hoành soạn thảo, đƣa chính thức bộ câu hỏi TNKQ về Di truyền học và Tiến hóa vào sách giáo khoa lớp 12 chƣơng trình chuyên ban Khoa học tự nhiên. Với mục đích thúc đẩy việc sử dụng TNKQ trong kiểm tra đánh giá ở bậc phổ thông, Giáo sƣ đã biên soạn những tài liệu đề cập đến những kỹ thuật cơ bản nhất của việc xây dựng, thử nghiệm và ứng dụng TNKQ. Các tài liệu này góp phần giúp giáo viên phổ thông tiếp cận với phƣơng pháp trắc nghiệm [15],[16] Từ năm 2000 đến nay, PGS.TS Lê Đình Trung và PGS.TS Trịnh Nguyên Giao đã chủ biên nhiều cuốn sách dùng cho ôn thi ôn thi học sinh giỏi, ôn thi Tốt nghiệp THPT, thi tuyển sinh Cao đẳng, Đại học theo hƣớng TNKQ nhƣ: “1111 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học”, “Tuyển tập 1000 câu hỏi và bài tập”, “Chuyên đề luyện thi đại học”… Năm 2008, GS.TS Lâm Quang Thiệp đã xuất bản cuốn “Trắc nghiệm và ứng dụng”, cuốn sách nhằm phổ cập rộng rãi cho công chúng về khoa học trắc nghiệm và cũng gợi ý cho các trƣờng Đại học, các viện nghiên cứu, các 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất