Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng và phát triển lớp công chúng chủ động trong chương trình truyền hình...

Tài liệu Xây dựng và phát triển lớp công chúng chủ động trong chương trình truyền hình

.PDF
22
214
132

Mô tả:

Xây dựng và phát triển lớp công chúng chủ động trong chương trình truyền hình Nguyễn Thu Yến Trường Đại học KHXH&NV Luận văn ThS ngành: Báo chí học. Mã số: 60 32 01 Người hướng dẫn: TS Tạ Bích Loan Năm bảo vệ: 2013 Abstract: Trình bày về khái niệm công chúng; lý thuyết truyền thông và công chúng chủ động. Khảo sát seri “Thần tượng âm nhạc Việt Nam 2010 – VietNam Idol 2010” để xây dựng và phát triển lớp công chúng chủ động trong chương trình truyền hình qua giới thiệu sơ lược về chương trình; phương pháp điều tra được sử dụng trong nghiên cứu chương trình và khán giả trong chương trình. Đưa ra những giải pháp cụ thể trong việc tạo ra những cách thức tiếp cận tốt đến khán giả truyền hình và xây dựng lớp công chúng xem truyền hình chủ động, có lựa chọn và có khả năng lưu giữ lâu và tương tác với các thông điệp được đưa ra Keywords: Báo chí học; Công chúng chủ động; Chương trình truyền hình; Công chúng Content: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Tính thời sự và lý do chọn đề tài 4 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 6 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8 5. Phương pháp luận nghiên cứu 8 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 9 7. Kết cấu luận văn 9 CHƯƠNG 1: CÔNG CHÚNG VÀ CÔNG CHÚNG CHỦ ĐỘNG 1.1. Công chúng 11 11 1.1.1. Khái niệm công chúng chủ động 11 1.2. Lý thuyết truyền thông 13 1.2.1. Lý thuyết mũi kim tiêm 17 1.2.2. Lý thuyết truyền thông hai giai đoạn 20 1.2.3. Lý thuyết công chúng chủ động 24 1.2.4. Truyền thông tác động như thế nào tới công chúng 28 2.1. Công chúng chủ động 29 2.1.1. Khái niệm 29 2.1.2. Đặc điểm 31 2.1.3. Nguồn gốc xã hội 36 CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT SERI “THẦN TƯỢNG ÂM NHẠC VIỆT NAM 2010 38 – VIETNAM IDOL 2010” ĐỂ PHÂN TÍCH LỚP CÔNG CHÚNG CHỦ ĐỘNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 2.1. Giới thiệu sơ lược về chương trình “Thần tượng Âm nhạc – Vietnam Idol” và 38 seri “Thần tượng Âm nhạc – Vietnam Idol 2010” 2.2. Phương pháp điều tra được sử dụng trong n ghiên cứu chương trình “Thần 42 tượng Âm nhạc – Vietnam Idol 2010” 2.3. Khán giả trong chương trình “Thần tượng Âm nhạc – Vietnam Idol 2010” đã chủ động như thế nào 3 89 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT 102 TRIỂN LỚP CÔNG CHÚNG CHỦ ĐỘNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 3.1. Một số giải pháp để tăng “tính chủ động” của khán giả trong các chương 102 trình truyền hình 3.2. Kiến nghị trong việc xây dựng và phát triển lớp “công chúng chủ động” trong 114 chương trình truyền hình KẾT LUẬN 118 TÀI LIỆU THAM KHẢO 119 PHỤ LỤC 4 MỞ ĐẦU 1. Tính thời sự và lý do chọn đề tài: Năm 1990, nghiên cứu của Kuby và Czikszentmihalyi1 trên các khán giả truyền hình đưa ra nhận định thị hiếu thông thường của công chúng là xem truyền hình như là một trải nghiệm vô thức và thư giãn. Trong lý thuyết bá quyền và lý thuyết tâm lý học xã hội về hiệu ứng của các phương tiện truyền thông, nhiều nhà nghiên cứu truyền thông đã coi khán giả là đồng nhất, dễ bị tổn thương, và dễ dàng bị thao túng khi đối mặt với thông tin đại chúng nhất là truyền hình. Tuy nhiên, cũng trong những năm 1990, nhà nghiên cứu Curran2 đưa ra những nhận định mâu thuẫn với các quan điểm này và cho rằng sẽ hiệu quả hơn với truyền thông khi xây dựng nên những khán giả tích cực, tháo vát và chủ động. Điều này làm dấy lên những tranh cãi xoay quanh những khái niệm về khả năng nhận thức của khán giả. Một lý thuyết truyền thông mới được ra đời: Lý thuyết công chúng chủ động (Active audience theory) trong khoảng những năm 1980s – 1990s, nhằm lý giải và tìm hiểu sâu hơn về quá trình tác động cũng như nhận thức của công chúng đối với các thông điệp truyền thông, các chương trình truyền thông. Và như các nhà khoa học đã khẳng định: Lý thuyết truyền thông được xây dựng để gia tăng sự hiểu biết và nhận thức của chúng ta về các quá trình truyền thông đại chúng. Với nhận thức rõ hơn về truyền thông và quá trình truyền thông, chúng ta sẽ dễ dàng dự đoán, khống chế và điều khiển kết quả của những ảnh hưởng, hiệu ứng của truyền thông đại chúng3. Lựa chọn đề tài “Xây dựng và phát triển lớp công chúng chủ động trong chương trình truyền hình (Khảo sát seri chương trình “Thần tượng âm nhạc Việt Nam – VietNam Idol 2010)” làm luận văn, chúng tôi hi vọng sẽ đưa đến những quan điểm cập nhật về các lý thuyết đề cập đến quá trình nhận thức truyền thông của công chúng, qua đó đưa ra những giải pháp để nâng cao khả năng tiếp nhận thông điệp truyền thông từ phía khán giả, công chúng tiếp nhận và tương tác với những thông điệp họ nhận được. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài: Trong quá trình thu thập, tổng hợp các nghiên cứu về lý thuyết truyền thông, đặc biệt là chuyên sâu nghiên cứu, tìm hiểu về quá trình nhận thức và tác động của truyền thông vào công chúng, chúng tôi nhận thấy đây là một đề tài thu hút sự quan tâm lớn của giới nghiên cứu thế giới với những tranh cãi về nội dung lý thuyết, phủ định một số lý thuyết truyền thông đã có trước đó và ra đời những luận thuyết mới… Tuy nhiên, ở Việt Nam, đây là đề tài chưa có nhiều bài luận, hay nghiên cứu tổng hợp và cụ thể. Tính đến nay, chúng tôi tìm thấy một số nghiên cứu liên quan đến nội dung đề cập trong luận văn này như: - Tiểu luận “GIẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG NHẰM THAY ĐỔI QUAN ĐIỂM” – Nhóm sinh viên thực hiện: Mai Thanh Tú, Đàm Thu Hằng, Chu Hương Ly, La Thị Yến, Trần Lệ Huyền, Vũ Thị Lan Anh. - Tiểu luận: “TRUYỀN THÔNG VÀ VẬN DỤNG LÝ THUYẾT TRUYỀN THÔNG TRONG HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN” – Trần Đại Nghĩa – Học viên Báo chí & Tuyên truyền. 1 R. Kuby and M. Csikszentmihalyi, Television and the Quality of Life: How Viewing Shapes Everyday Experience (Hillsdale, NJ: Erlbaum, 1990) 2 3 Curran, J. (1990). The new revisionism in mass communication research Werner J. Serverin and James W. Tankard, Jr, Communication Theory: Origin, Methods, and Uses in the Mas media, part: “The role of theory”, Tr11 (2001) - Bài “LÝ THUYẾT VỀ MÃ HÓA VÀ GIẢI MÃ CỦA STUART HALL” – Th.S Đỗ Anh Đức, Khoa Báo Chí & Truyền Thông, ĐHKHXH&NV Hà Nội dịch. - Các bài báo, báo cáo khoa học và một số tham luận tại các diễn đàn về báo chí với chủ đề xoay quanh lĩnh vực truyền thông. Luận văn này hi vọng sẽ cung cấp phần nào các kiến thức cơ bản về nội dung, quan điểm của một số lý thuyết truyền thông cũng như cách thức tác động của truyền thông đến công chúng và cách thức công chúng tiếp nhận truyền thông để từ đó có cách xây dựng các chương trình truyền hình hiệu quả hơn. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài: - Mục đích của đề tài: Cách thức tiếp nhận của khán giả đã trở thành mục tiêu để các phương tiện truyền thông tập trung cho nghiên cứu từ những năm 1940. Ứng dụng những nghiên cứu về sự tiếp nhận của công chúng đối với truyền thông trong suốt bề dày nghiên cứu (trong luận văn đề cập từ lý thuyết mũi kim tiêm (1920) đến những nghiên cứu gần đây như lý thuyết công chúng chủ động (1980s – 1990s) để đưa ra những giải pháp cụ thể trong việc tạo ra những cách thức tiếp cận tốt đến khán giả truyền hình và xây dựng lớp công chúng xem truyền hình chủ động, có lựa chọn và có khả năng lưu giữ lâu và tương tác với các thông điệp được đưa ra. - Nhiệm vụ của đề tài: Trích dẫn, tổng hợp nội dung, quan điểm của các lý thuyết truyền thông được đề cập trong luận văn: - Lý thuyết mũi kim tiêm - Lý thuyết truyền thông hai giai đoạn - Lý thuyết công chúng chủ động Tìm hiểu sự tác động của truyền thông đối với công chúng thông qua sự nghiên cứu các lý thuyết truyền thông. Với việc ứng dụng các lý thuyết truyền thông này vào các chương trình truyền hình sẽ phần nào trả lời được ba câu hỏi: - Công chúng truyền hình tiếp nhận truyền thông và thông điệp truyền thông như thế nào? - Tại sao cùng một thông điệp truyền thông đưa ra lại có nhiều cách tiếp cận khác nhau từ công chúng? - Làm thế nào để khiến công chúng truyền hình tiếp cận một cách chủ động với các chương trình truyền hình. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Các tài liệu nghiên cứu về truyền thông, lý thuyết truyền thông và quá trình nhận thức của công chúng truyền thông. Seri chương trình “VietNamIdol 2010 – Thần tượng âm nhạc Việt Nam 2010”. Qua phân tích seri này để đưa ra các giải pháp cụ thể trong việc phân tích quá trình tiếp nhận truyền thông cũng như xây dựng lớp công chúng chủ động. - Phạm vi nghiên cứu: Một số vấn đề lý luận liên quan đến truyền thông, lý thuyết truyền thông Seri chương trình “VietNam Idol 2010 – Thần tượng âm nhạc Việt Nam 2010” và một số chương trình truyền hình khác trên VTV1, VTV3, VTV6. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu: Tư tưởng Marxist là kim chỉ nam cho mọi hoạt động lý luận và thực tiễn. Do vậy, nghiên cứu sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm nền tảng cho toàn bộ quá trình nghiên cứu: “Xây dựng và phát triển lớp công chúng chủ động trong chương trình truyền hình (Khảo sát seri chương trình “Thần tượng âm nhạc Việt Nam – VietNam Idol 2010)” Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: Phân tích và trích dẫn các tài liệu nghiên cứu về truyền thông, truyền thông đại chúng, lý thuyết truyền thông, các tài liệu lưu trữ liên quan đến chương trình “Thần tượng âm nhạc Việt Nam – VietNam Idol 2010”, rating của chương trình, và những bài báo đánh giá liên quan đến chương trình này. Phương pháp phỏng vấn điều tra xã hội học: Thông qua việc khảo sát, lập bảng hỏi và đánh giá về cách khán giả tiếp nhận các thông điệp truyền thông, sự khác biệt khi cùng tiếp nhận một thông điệp truyền thông của khán giả cũng như cách khán giả lưu giữ, tham gia xây dựng các thông điệp truyền thông của chương trình. 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài: - Ý nghĩa lý luận: Luận văn cung cấp, tổng hợp, cập nhật một số kiến thức về truyền thông đại chúng, lý thuyết truyền thông và cách thức tiếp nhận truyền thông của công chúng. - Ý nghĩa thực tiễn: Qua việc phân tích tổng hợp các tài liệu nghiên cứu, phân tích dựa trên một trường hợp cụ thể (chương trình “Thần tượng âm nhạc Việt Nam 2010 – VietNam Idol 2010) và một số chương trình truyền hình khác luận văn sẽ đưa đến những cái nhìn sâu hơn về cách thức tiếp nhận truyền thông của công chúng và các gợi ý để xây dựng lớp công chúng chủ động trong các chương trình truyền hình. 7. Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu theo 3 chương như sau: Chương 1: Công chúng và công chúng chủ động Chương 2: Khảo sát seri “Thần tượng âm nhạc Việt Nam 2010 – VietNam Idol 2010” để xây dựng và phát triển lớp công chúng chủ động trong chương trình truyền hình Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị khi nhìn nhận, đánh giá về công chúng chủ động trong các chương trình truyền hình. CHƢƠNG 1: CÔNG CHÚNG VÀ CÔNG CHÚNG CHỦ ĐỘNG Công chúng: 1.1. 1.1.1. Khái niệm: Công chúng là ai? Công chúng là một tập hợp xã hội rộng lớn, được cấu thành bởi nhiều giới, nhiều tầng lớp xã hội khác nhau và đang sống trong những mối quan hệ xã hội nhất định. Khi nghiên cứu công chúng của một phương tiện truyền thông nào đó thì phải tìm hiểu họ gắn liền với bối cảnh điều kiện sống và các mối quan hệ xã hội của họ. Những đặc điểm của công chúng: Herbert Blumer4 đã phân biệt bốn đặc điểm sau đây để nhận dạng khái niệm công chúng: - Công chúng bao gồm những người thuộc mọi thành phần xã hội, bất kể nghề nghiệp, trình độ học vấn hay tầng lớp xã hội nào (nghĩa là có những đặc trưng rất dị biệt nhau). - Nói đến công chúng là nói đến những cá nhân nặc danh, nghĩa là: vì nhắm đến một công chúng đông đảo, nên nhà truyền thông không thể biết ai là ai, và khi truyền thông thì họ cũng ý thức rằng thông tin của họ có thể đến với bất cứ ai, chứ không chỉ riêng một ai hay một nhóm người nào. - Các thành viên trong công chúng thường là độc lập với nhau, không ai biết ai, không có những sự tương tác hay những mối quan hệ gì gắn bó với nhau (khác với những khái niệm như “cộng đồng” hay “hiệp hội”). - Đặc điểm thứ tư của công chúng là hầu như không có hình thức tổ chức gì, hoặc nếu có thì cũng rất lỏng lẻo, do đó nó khó mà có thể tiến hành được một hoạt động xã hội chung nào. Có thể nói, công chúng của các phương tiện truyền thông đại chúng không bao giờ là một khối người thuần nhất, đồng dạng với nhau. Đây là một thực thể rất phức tạp, bao gồm nhiều nhóm, nhiều giới, nhiều tầng lớp và giai cấp xã hội khác nhau, với những đặc trưng đa dạng và những quyền lợi dị biệt và nhiều khi mâu thuẫn nhau. Thông thường, chúng ta nghiên cứu tâm lý của công chúng truyền thông thông qua sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng. Francis Balle5 đã nhận diện ra ba giai đoạn chính - nơi tập trung tập quán và thái độ của công chúng mỗi khi có một phương tiện truyền thông mới ra đời: + Giai đoạn mê mẩn: khi phương tiện truyền thông vừa chào đời, công chúng thường tỏ ra rất hào hứng, phấn khích. + Giai đoạn bão hòa: công chúng bắt đầu chán vì đã theo dõi quá nhiều. + Giai đoạn trưởng thành: việc theo dõi phương tiện truyền thông này đã đi vào tập quán trong nếp sống hàng ngày của họ. Lúc này họ bình tĩnh trở lại và sử dụng phương tiện này một cách hợp lý hơn, công chúng biết phê bình nội dung chương trình này hay đề mục khác, biết chọn lọc những cái cần xem, và khôi phục lại những tập quán cũ đã có từ trước trong việc sử dụng ngân sách thời gian. Tương ứng với 3 giai đoạn miêu tả tâm lý, thái độ của công chúng đối với các phương tiện truyền thông (giai đoạn mê mẩn, giai đoạn bão hòa, giai đoạn trưởng thành) là 3 giai đoạn phát triển của các lý thuyết truyền thông. 4 5 Alphons Silbermann, Communication de masse, Paris, Nxb Hachette, 1981, tr. 15] TS Trần Hữu Quang biên soạn Tài liệu hướng dẫn môn học “Xã hội học về truyền thông đại chúng”, Tr18 Giai đoạn thứ nhất: bắt đầu từ khoảng đầu thế kỷ XX cho tới cuối thập niên 1930, là giai đoạn mà giới học thuật quan niệm rằng các phương tiện truyền thông có một sức tác động to lớn lên lối ứng xử và suy nghĩ của người dân. Giai đoạn phát triển thứ hai trong quá trình nghiên cứu về truyền thông đại chúng là từ khoảng năm 1940 tới đầu những năm 1960. Đặc điểm của giai đoạn này là bắt đầu xuất hiện quan điểm đánh giá bớt bi quan hơn về vai trò của các phương tiện truyền thông đại chúng và khả năng nhận thức của công chúng. Giai đoạn thứ ba trong lịch sử nghiên cứu về truyền thông đại chúng bắt đầu từ khoảng thập niên 1960 đến khi internet xuất hiện, với đặc điểm là xuất hiện nhiều xu hướng quan điểm nghiên cứu khác nhau, và rất nhiều đề tài đa dạng. Chẳng hạn như ngoài việc nghiên cứu về công chúng và về tác động của truyền thông đại chúng, người ta còn nghiên cứu về nội dung các thông điệp của truyền thông đại chúng, về quá trình truyền thông đại chúng, quá trình sản xuất của các phương tiện truyền thông, nghiên cứu về đặc điểm của các nhà truyền thông và hoạt động của họ... Tương ứng với 3 giai đoạn nghiên cứu truyền thông chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua về 3 lý thuyết ứng với ba giai đoạn đó để nhìn nhận rõ hơn vai trò của khán giả khi tiếp nhận thông điệp truyền thông. 1.1.1. Lý thuyết mũi kim tiêm - ứng với giai đoạn 1 của nghiên cứu truyền thông: Đây là một mô hình thô (hình bên) cho thấy rằng khán giả nhận được thông tin truyền thông qua một văn bản truyền thông một cách thụ động, mà không có bất kỳ nỗ lực nào để xử lý hoặc đòi hỏi từ các dữ liệu. Về cơ bản, phương pháp mũi kim tiêm khẳng định: những thông tin từ một văn bản đi vào ý thức của khán giả một cách trực tiếp, tức là kinh nghiệm, trí thông minh và ý kiến của một cá nhân không liên quan đến việc tiếp nhận văn bản. 1.1.2. “Lý thuyết truyền thông hai giai đoạn” - ứng với giai đoạn thứ hai của nghiên cứu truyền thông: Các cuộc điều tra đã chứng minh rằng người dân thường không chịu ảnh hưởng từ truyền thông đại chúng một cách trực tiếp, như một “mũi kim chích", mà thường là gián tiếp thông qua việc trao đổi, hỏi han với những người có uy tín trong các nhóm xã hội của họ, và lối suy nghĩ cũng như chính kiến của họ thường được xác lập thông qua những cuộc trò chuyện, giao tiếp mang tính chất liên cá nhân đó. 1.1.3. “Lý thuyết công chúng chủ động” - ứng với giai đoạn nghiên cứu thứ ba của lý thuyết truyền thông: Lý thuyết công chúng chủ động là một lý thuyết chỉ ra rằng: công chúng tiếp nhận và giải thích các thông điệp truyền thông theo nhiều cách khác nhau. Sự khác nhau này thường là do sự ảnh hưởng của các yếu tố như tuổi tác, sắc tộc, tầng lớp xã hội… Khán giả không phải là thụ động nhưng cũng không đồng nhất. Năm 1980, David Morley đã làm một nghiên cứu xem làm thế nào khán giả tiếp nhận và giải thích một chương trình truyền hình: chương trình “Toàn quốc” (Nationwide). Ông phát hiện thấy nói chung có ba cách tiếp nhận: - Đối lập: người xem không đồng ý với thông điệp truyền thông được đưa ra và từ chối nó. - Thương lượng: Nhìn chung, người xem có đồng ý với thông điệp được đưa ra nhưng quan điểm cũng như hành động của họ chỉ có một chút thay đổi. - Chi phối : các thông điệp truyền thông đưa ra, được công chúng chấp nhận hoàn toàn. Cùng một thông điệp truyền thông, khán giả khác nhau có thể hiểu theo những cách khác nhau và có thể có những phản ứng khác nhau với nó. Một số người tin và tiếp nhận thông điệp này, những người khác từ chối nó bằng cách sử dụng kiến thức từ kinh nghiệm của riêng mình hoặc có thể sử dụng các quy trình của logic hay các lý do cơ bản khác để chỉ trích những gì đang được nói. (Miller and Philo, 2001) 1.1.4. Truyền thông có tác động như thế nào tới công chúng: Với những đối tượng khác nhau, truyền thông có các cấp độ tác động khác nhau: - Tác động mạnh đối với những người chưa hình thành ý kiến, quan điểm - Tác động trung bình tới những người đang hình thành quan điểm - Tác động yếu tới những người đã hình thành quan điểm Đặc điểm trong quá trình tiếp nhận thông điệp truyền thông từ công chúng: Tổng hợp từ các nghiên cứu của Hovland, Lumsdaine, và Sheffield (trong nghiên cứu năm 1949); Lumsdaine và Janis (trong nghiên cứu năm 1949); Faison (trong nghiên cứu năm 1961), Sawyer (trong nghiên cứu năm 1973)6 chỉ ra rằng: - Đối với truyền thông, người ta càng hiểu biết về một vấn đề nào đó thì càng ít bị ảnh hưởng hoặc làm thay đổi quan điểm bởi một hình thức truyền thông cụ thể nào. - Hiệu quả của truyền thông phụ thuộc vào trình độ học vấn của người nghe. Những người có trình độ học vấn cao hơn bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi các thông điệp hai chiều, các thông điệp một chiều ảnh hưởng dễ dàng hơn tới những người có trình độ học vấn thấp hơn. - Cách thức truyền thông hai chiều hiệu quả về lâu dài hơn truyền thông một chiều, khi các cá nhân được tiếp cận với các lý lẽ trái chiều tiếp sau, hoặc khi các cá nhân được tiếp cận với quan điểm được trình bày ngay từ ban đầu. - Đối với người đã bị thuyết phục bởi quan điểm được trình bày, thông điệp bao hàm những lý lẽ hai chiều không hiệu quả bằng việc chỉ trình bày những lý lẽ thích hợp với quan điểm đã được tán thành - Đối với những người có thái độ tích cực từ trước (những người sử dụng các sản phẩm được khuyên dùng), thông điệp một chiều tỏ ra tối ưu. Đối với những khán giả vốn ban đầu không tán thành quan điểm được trình bày trong thông điệp thì các truyền thông hai chiều chiếm ưu thế hơn. 6 (Nguồn: One-sided vs. Two-sided Messages Theory in Communication www.ciadvertising.org) 2.1. Công chúng chủ động: 2.1.1. Khái niệm: Dường như có hai cách giải thích cho khái niệm công chúng chủ động được mọi người tiếp nhận: một cách giải thích mạnh và một cách giải thích yếu. Cách giải thích mạnh nhấn mạnh tự do ý chí của công chúng, sự tự xác định của công chúng, ít nhất, một sự ngoan cố gần với “sự trơ trơ trước ảnh hưởng trước các phương tiện truyền thông”. Sự nhấn mạnh này là một phần của nguồn gốc khái niệm và dạng thức thường được ngụ ý trong các học thuyết xã hội và tâm lý. Dạng yếu đơn thuần chỉ ra hiện tượng mang tính thúc đẩy và thuộc về cách cư xử như tính chọn lọc và tính thiết thực. Sự nhấn mạnh này là “tính chủ động” thường được đo đạc và cung cấp như “bằng chứng” cho khái niệm tính chủ động toàn cầu. 2.1.2. Đặc điểm của công chúng chủ động: 2.1.2.1.Tính chủ động của công chúng thể hiện ở “tính chọn lọc”: 2.1.2.2. Tính chủ động của công chúng thể hiện ở “tính vị lợi” 2.1.2.3.Tính chủ động của công chúng thể hiện ở “tính cố ý” 2.1.2.4.Tính chủ động của khán giả thể hiện ở “tính liên quan” 2.1.2.5. Tính chủ động của công chúng thể hiện ở “tính không chịu ảnh hưởng” Tiểu kết: Công chúng chủ động là những người có khả năng tiếp nhận rõ các thông điệp truyền thông, có vai trò thúc đẩy thông điệp truyền thông được tiếp nhận và lưu giữ trong trí nhớ của mình, đồng tình hoặc thậm chí có ý kiến bổ sung, góp ý cho các thông điệp truyền thông hoặc phản đối nó, đôi khi họ tham gia một phần vào quá trình tạo nên các thông điệp truyền thông. Có thể thấy rõ ràng là việc công chúng trở nên chủ động hơn xét trên khía cạnh xã hội: vừa phù hợp với sự phát triển tất yếu của xã hội, sự đa dạng, phong phú của các phương tiện truyền thông đại chúng, sự định hình trong nhận thức của khán giả; đồng thời xét trên khía cạnh cá nhân: bản thân từng người cũng có thể trở thành công chúng chủ động. Tuy nhiên khái niệm “công chúng chủ động” cần những đánh giá, xem xét để đánh giá: khán giả đã chủ động? mức độ chủ động của khán giả? lợi ích của việc chủ động này cũng như những mặt hạn chế mà nó mang lại. CHƢƠNG 2: KHẢO SÁT SERI “THẦN TƢỢNG ÂM NHẠC VIỆT NAM 2010 – VIETNAM IDOL 2010” ĐỂ PHÂN TÍCH LỚP CÔNG CHÚNG CHỦ ĐỘNG TRONG CHƢƠNG TRÌNH TRÌNH TRUYỀN HÌNH 2.1. Giới thiệu sơ lƣợc về chƣơng trình “Thần tượng Âm nhạc – Vietnam Idol” và seri “Thần tượng Âm nhạc – Vietnam Idol 2010”: 2.1.1. Chương trình “Thần tượng Âm nhạc – VietNam Idol”: Chương trình "Thần tượng Âm nhạc - Vietnam Idol" là một chương trình truyền hình thực tế sinh động, được “Việt hóa” từ chương trình giải trí truyền hình nổi tiếng thế giới Pop Idol. Ra mắt khán giả Việt Nam lần đầu tiên năm 2007, chương trình "Thần tượng Âm nhạc - Vietnam Idol" đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của khán giả màn ảnh nhỏ. Chương trình "Thần tượng Âm nhạc - Vietnam Idol" được tổ chức 3 lần trong các năm: 2007, 2008, 2010. Trong đó, lần thứ 3 “Thần tượng Âm nhạc - Vietnam Idol 2010” là một quá trình xây dựng hình tượng mới cho "Thần tượng âm nhạc" của Việt Nam, thông qua cuộc hành trình nhiều thử thách, đi từ con số 0 đến “Người hùng” của giới trẻ (zero to hero). 2.1.2. Seri “Thần tượng Âm nhạc - Vietnam Idol 2010” Vòng thử giọng cho chương trình “Thần tượng Âm nhạc - Vietnam Idol 2010” bắt đầu diễn ra từ ngày 26/6/2010, lần lượt tại 4 khu vực: Đà Nẵng, Hà Nội, Cần Thơ và TP.HCM. Số lượng đăng ký tham gia chương trình là gần 25.000 thí sinh – con số đông nhất trong 3 kỳ tổ chức chương trình “Thần tượng Âm nhạc - Vietnam Idol” đồng thời cũng là con số thí sinh tham gia đông nhất 1 chương trình truyền hình thực tế tại Việt Nam từ trước đến thời điểm đó của cuộc thi. “Thần tượng Âm nhạc - Vietnam Idol 2010” đã trở thành chương trình thu hút khán giả nhất7 trên truyền hình năm 2010 tại Việt Nam. Số lượng trung bình người cập nhật trang web của chương trình này mỗi ngày: 86.026/ngày (Tháng cao nhất, tháng 12 – tháng 1 đạt 5 triệu người xem/tháng xấp xỉ khoảng 166.667/ngày) Đây cũng là chương trình trong năm 2010 thể hiện rõ nét nhất dấu ấn của khán giả với format thí sinh nào bị loại, thí sinh nào đi tiếp hoàn toàn thuộc về quyền của khán giả (do số lượng bình chọn). Trong đó toàn bộ hành trình tìm kiếm Thần tượng Âm nhạc Việt Nam năm thứ 3 càng về các chặng cuối càng nhận được sự quan tâm lớn của đông đảo khán giả cũng như truyền thông cùng giới chuyên môn. 2.2. Phƣơng pháp điều tra đƣợc sử dụng trong nghiên cứu chƣơng trình “Thần tƣợng Âm nhạc – Vietnam Idol 2010” 2.2.1. Sử dụng bảng hỏi điều tra xã hội học: * Đối tượng điều tra: - Học sinh tại TP Hà Nội, TP Vinh, TP HCM - Sinh viên tại TP Hà Nội, TP Vinh, TP HCM - Nhân viên văn phòng tại TP Hà Nội, TP Vinh, TP HCM * Chọn mẫu để tiến hành điều tra: 7 http://www.vtv6.com.vn/detailNews.aspx?id=11475&lang=vi Mẫu cho ̣n 720 ngƣời Vinh – Nghệ An 240 ngƣời Hà Nội 240 ngƣời Nam 120 ngƣời Tƣ̀ 15 dƣới 18 80 ngƣời Tƣ̀ 18 dƣới 22 80 ngƣời Nƣ̃ 120 ngƣời Tƣ̀ 22 dƣới 45 80 ngƣời Nam 120 ngƣời Tƣ̀ 15 dƣới 18 80 ngƣời Nƣ̃ 120 ngƣời Tƣ̀ 18 dƣới 22 80 ngƣời Tƣ̀ 22 dƣới 45 80 ngƣời TP HCM 240 ngƣời Nƣ̃ 120 ngƣời Nam 120 ngƣời Tƣ̀15 dƣới 18 80 ngƣời Tƣ̀ 18 dƣới 22 80 ngƣời Bảng 1 : Sơ đồ chọn mẫu dự kiế n Mẫu điề u tra đươ ̣c cho ̣n theo da ̣ng phân tầ ng không tỷ lê ̣ . Do mẫu phân t ầng hình thành nên những nhóm khá thuần nhất nên sẽ làm giảm sai số đại diện . Số lươ ̣ng đơn vi ̣nghiên cứu đươ ̣c ấ n đinh ̣ bằ ng nhau giữa các tầ ng. - Khung mẫu đươ ̣c chia thành 3 tầ ng : + Tầ ng 1 : Vị trí địa lý (Hà Nội; Vinh – Nghệ An; TP HCM) + Tầ ng 2 : Giới tin ́ h (Nam; Nữ) + Tầ ng 3 : Độ tuổi (Từ 15 đến dưới 18 tuổ i (học sinh); Từ 18 đến dưới 22 tuổ i (sinh viên); Từ 22 đến 45 tuổ i (nhân viên văn phòng) Qua phân tić h tài liê ̣u , chúng tôi dự đoán đây là 3 biế n số quan tro ̣ng có khả năng ảnh hưởng đế n kế t quả nghiên cứu. * Mục đích nghiên cứu: Mục đích khi xây dựng bảng điều tra này được xác định như sau: + Xây dựng nên một hệ thống câu hỏi nhằm giải mã các thông điệp truyền thông được tạo ra + Phân tích cách thức và nguyên nhân của sự khác nhau giữa các thông điệp truyền thông + Giải thích cách thức tạo ra các cách hiểu khác nhau trong khán giả về cùng một thông điệp truyền thông + Liên hệ những khác biệt này với các nhân tố văn hóa khác: vị trí địa lý, tuổi tác, giới tính, địa vị về kinh tế xã hội hoặc giáo dục… Tƣ̀ 22 dƣới 45 80 ngƣời Ưu tiên hàng đầu là phải xác định được đại bộ phận khán giả khác nhau đồng ý, chia sẻ, thay đổi hoặc từ chối các thông điệp truyền thông được chương trình “Thần tượng Âm nhạc - Vietnam Idol 2010” mã hóa. * Nội dung bảng hỏi: Tìm hiểu ý kiến khán giả tập trung vào 3 nội dung lớn : + Thu thập các ý kiến khán giả để xác minh việc làm thế nào để các thông điệp truyền thông được đại bộ phận khán thính giả truyền thông ở các vị trí cấu trúc khác nhau nhận và hiểu trên thực tế, sử dụng một khung sườn để phân tích ba khả năng lý tưởng điển hình: . Nơi mà khán giả hiểu thông điệp dưới dạng cùng một mật mã mà người truyền tải thông tin sử dụng– Ví dụ: nơi mà cả hai đều nói “có” với những tư tưởng chủ đạo . Nơi mà khán giả sử dụng “thương lượng” theo mật mã mà người truyền tải thông tin sử dụng – Ví dụ: người tiếp nhận thông tin hiểu một phần theo tư tưởng chủ đạo mà người truyền tải thông tin sử dụng để mã hóa thông điệp. . Nơi mà khán giả sử dụng một mã “đối lập” để hiểu thông điệp và do đó hiểu được ý nghĩa thông qua một mật mã khác từ mật mã mà người truyền tải thông tin sử dụng. + Thu thập ý kiến khán giả theo một số tập phát sóng của chương trình để nhận ra: . Các cấp độ trong việc nhận thức ý nghĩa trong thông điệp truyền thông mà khán giả nhận thức. . Sự khác biệt trong nhận thức của khán giả với các thông điệp truyền thông chịu ảnh hưởng như thế nào từ sự khác biệt: tuổi tác, giới tính, công việc, địa vị xã hội… . Trong chừng mực mà các bộ phận khán giả khác nhau có thể hiểu được các thông điệp theo những cách thức khác nhau và trong chừng mực mà họ diễn đạt một cách tự do về ý nghĩa thông điệp mà họ muốn tìm thấy ở đó. Ví dụ, chúng tôi có thể phát hiện ra rằng cộng đồng người sử dụng được tự do giải mã thông điệp để khiến cho sức ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông yếu hơn nhiều so với mong muốn của nó hoặc ngược lại. + Phân tích thông điệp truyền thông nhằm giải thích các mã cơ bản của ý nghĩa mà chúng đề cập, các mô hình và cấu trúc có tính chu kỳ trong các thông điệp, hệ tư tưởng ẩn trong các khái niệm và các phạm trù thông qua những gì mà thông điệp truyền thông truyền tải. 2.3. Khán giả trong chƣơng trình “Thần tƣợng Âm nhạc – Vietnam Idol 2010” đã chủ động nhƣ thế nào: - Tính cố ý của chương trình được thể hiện không đồng nhất với từng đối tượng: đầu tiên, xét trên phương diện bình luận, bình phẩm, đánh giá chương trình – một cách để xem xét tính cố ý khi nghiên cứu khán giả của chương trình “Thần tượng Âm nhạc Việt Nam 2010”: + Ở Hà Nội: học sinh tin rằng hình thức để khán giả bầu chọn là công bằng, khán giả được nói lên tiếng nói của mình: 42% (cao nhất trong các cách nghĩ); sinh viên dao động ở giữa với 30%, và công chức cũng ở mức cao nhất với 40,75%. + Ở Vinh: học sinh và sinh viên đều cho rằng cách thức này không an toàn và nên dựa vào BGK quyết định với tỷ lệ lần lượt là 50% và 48,9%. Riêng với công chức tỷ lệ này lại rất thấp chỉ có 12,3%. Và công chức tin rằng cách thức này là công bằng 50,8%. + Ở thành phố HCM: học sinh cũng tự tin vào quyền quyết định, quyền được lên tiếng của mình nhất khi chương trình đưa ra hình thức bầu chọn: ai là người được khán giả bầu chọn nhiều nhất sẽ là người được đi tiếp. Theo đó, học sinh tự tin vào quyền quyết định của mình: công bằng, được nói lên tiếng nói với 40% (cao nhất trong khi nghĩ về cách thức bầu chọn này). Sinh viên 23,7% (gần thấp nhất khi nghĩ về cách bình chọn này), công chức thì dao động ở giữa với 36,2%.  Có thể thấy, học sinh, đối tượng ít tuổi nhất là đối tượng dễ tin tưởng nhất và tin rằng mình là người được quyết định nhất. Ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh: khi họ tin tưởng thì họ mới làm: bằng chứng họ là đối tượng tham gia bầu chọn, nhắn tin nhiều nhất trong cả ba đối tượng: (Hà Nội: học sinh/sinh viên/công chức là: 72%/61,5%/42%; thành phố Hồ Chí Minh: học sinh/sinh viên/công chức: 81,2%/80,7%/56,2%. Ngược lại, ở Vinh khi họ cho rằng cách thức để khán giả bầu chọn là không an toàn, nên để BGK quyết định, họ cũng ít tham gia bình chọn, nhắn tin hơn: học sinh/sinh viên/công chức: 40%/55,8%/41,8% - thấp nhất trong cả ba đối tượng.  Tuy nhiên, khi tìm hiểu: học sinh là người tin rằng họ là người có quyền quyết định nhưng quyết định đó hầu như lại không xuất phát từ bản thân họ, mà chủ yếu chịu tác động từ những người xung quanh. 50 40 30 Vì bản thân muốn 20 Do bạn bè, người thân 10 Khác 0 Thành phố Hà Nội Thành phố Vinh Thành phố H ồ Chí Minh Bảng biểu tỷ lệ học sinh nhắn tin vì… Có thể thấy trên bảng biểu kia, học sinh ở cả ba miền đều chủ yếu nhắn tin do bạn bè, người thân hoặc người xunh quanh lôi kéo, nhờ vả… còn bản thân muốn lại chiếm tỷ lệ ít hơn. Trong khi đó, khi càng lớn tuổi hơn thì quyết định của khán giả phụ thuộc vào bản thân nhiều hơn. Theo đó vì bản thân muốn, tỷ lệ tăng dần theo lứa tuổi: ở Hà Nội: học sinh/sinh viên/công chức là 32% 45% - 47%; ở Vinh: 35% - 52,8% - 61%; ở thành phố Hồ Chí Minh là: 42% - 47,5% - 58,7%. + Và khi càng lớn tuổi thì quyết định của khán giả càng phụ thuộc vào bản thân nhiều hơn nhưng tính cố ý thể hiện ở phương diện tỉnh táo, nhìn nhận sự thật khi bình luận cũng cao hơn. Theo đó học sinh – ít tuổi nhất lựa chọn dựa trên ý kiến của người xunh quanh và cảm tính của bản thân với từng thí sinh, công chức – đối tượng lớn tuổi nhất dựa trên ý kiến của bản thân và cảm nhận vào từng tiết mục. 60 Vì tiết mục đó hay 50 40 20 Vì bạn yêu thích thí sinh đó, không liên quan hát hay hay không 10 Vì lý do cá nhân 30 0 Học sinh Công chức Bảng biểu tỷ lệ học sinh và công chức Hà Nội nhắn tin vì… Tương tự như bảng biểu trên đã phản ánh, tình trạng này lặp lại ở thành phố Vinh và Hồ Chí Minh: công chức nhìn vào chất lượng tiết mục hơn là thí sinh biểu diễn, học sinh thì ngược lại, học sinh nhìn vào việc thí sinh đó là ai hơn là người đó có biểu diễn hay không: lý do nhắn tin của đối tượng càng lớn tuổi càng phù thuộc nhiều vào ý kiến bản thân họ và chất lượng tiết mục hơn. Ở Vinh: vì tiết mục đó hay mà được nhắn tin, tỷ lệ học sinh/công chức là: 43,7% - 63,7%; vì bạn yếu thích thí sinh đó, không liên quan đến hát tốt hay không: học sinh – công chức; 31,2% - 24,1%. Ở Thành phố Hồ Chí Minh, vì tiết mục đó hay tỷ lệ học sinh – công chức là: 31,2% - 51,2%; vì bạn yêu thích thí sinh đó dù hát tốt hay không, tỷ lệ học sinh – công chức là: 47,5% - 22,5%. + Do lựa chọn nhắn tin vì chất lượng tiết mục nên đối tượng công chức ít khi hối tiếc vì đã không bình chọn hơn đối tượng học sinh: ở Hà Nội, tỷ lệ hối tiếc khi không bình chọn giữa học sinh – công chức là: 45% - 28%; Ở Vinh cũng xảy ra tình trạng này: học sinh hối tiếc nhiều hơn (27,7%) so với công chức (20%). Thành phố Hồ Chí Minh cũng vậy: học sinh hối tiếc 42,5% trong khi đó công chức thấp hơn, chỉ có 32,5%. + Một điểm nữa là nếu do bản thân muốn thì số lượng tin nhắn bình chọn sẽ cao hơn là do bị bạn bè, người xung quanh lôi kéo, rủ rê. Cụ thể với đối tượng sinh viên tại Hà Nội vì bản thân họ muốn nhắn tin bình chọn(45%) trung bình là 8 lần, trong khi học sinh tại Hà Nội chủ yếu do bị nhờ vả, lôi kéo (41%) thì trung bình số lần nhắn tin là 5. Tương tự ở Vinh, khi tỷ lệ sinh viên nhắn tin vì bản thân mình muốn là 52,8% thì số lượng tin nhắn trung bình là 5, trong khi học sinh tại đây nhắn tin do bị lôi kéo (46%) nên số lượng tin nhắn trung bình chỉ là 3. Tương tự, tại Thành phố Hồ Chí Minh, số lượng tin nhắn trung bình của học sinh là 3 và tỷ lệ nhắn tin vì bạn bè xung quanh cao nhất: 47,5%; còn sinh viên nhắn tin vì họ muốn 47.5% và số lượng trung bình tin nhắn là 5. Điều này cũng thể hiện sự đối nghịch giữa nhà sản xuất và khán giả: + Học sinh là người bình chọn nhiều nhất (như ở trên đã đề cập), và họ bình chọn cho người họ thích hơn là chất lượng tiết mục, điều này đã được chứng mình trong chương trình: các thí sinh được BGK đánh giá hay, là tốt thì lại bị loại (ví dụ trường hợp thí sinh Nguyễn Thị Phương Anh (siu con) – khi nhà sản xuất nói “CÓ” thì khán giả, cụ thể là đối tượng học sinh lại nói “KHÔNG”. Điều này không phải do khác biệt về lứa tuổi hay địa vị xã hội mà do khác biệt về “sở thích”, gu thẩm mỹ giữa nhà sản xuất và đối tượng học sinh. + Ý kiến giữa khán giả và nhà sản xuất luôn luôn vênh nhau nhất là trong một chương trình mang tính chất một cuộc thi như “Thần tượng Âm nhạc Việt Nam 2010”, cụ thể là hầu như thí sinh nào bị loại cũng có đối tượng khán giả không bằng lòng dù tỷ lệ thấp hay cao. + Yếu tố lứa tuổi, công việc và địa vị xã hội dần dần tạo ra nhiều khoảng cách trong các đối tượng khán giả, tính cố ý khi phân tích khán giả chủ động được đẩy lên cao hơn ở việc không dừng lại ở bình phẩm, đánh giá mà bằng cách thay đổi, cố ý thay đổi chương trình theo ý mình. Càng nhỏ tuổi thì tính cố ý thay đổi chương trình theo ý mình xét về ý muốn càng cao nhưng hành động thì lại càng thấp: sau khi chương trình diễn ra không theo ý họ muốn (ví dụ thí sinh họ yêu thích bị loại): Xét về ý muốn, cảm nhận, suy nghĩ: trong khi tỷ lệ học sinh nuối tiếc, không làm gì cả thấp nhất trong ba đối tượng thì công chức lại cao nhất: ở Hà Nội: học sinh 25% - công chức là 33%, Ở Vinh: học sinh là 33,5% còn công chức là 42%; ở thành phố Hồ Chí Minh: học sinh là 31,25% - công chức là 30,75%. Nhưng học sinh nghĩ thì nghĩ vậy nhưng nếu bảo họ cần thay đổi chương trình bằng hành động thì tỷ lệ này lại thấp hơn so với đối tượng công chức. Học sinh và sinh viên chủ yếu bày tỏ sự không đồng ý bằng việc chia sẻ với mọi người xung quanh hơn là hành động nhắn tin bình chọn. Ngược lại, khi đối tượng công chức muốn thay đổi chương trình theo ý mình, họ trực tiếp dùng hành động nhắn tin bình chọn hơn là lựa chọn việc chia sẻ sự bất bình với mọi người. 40 30 20 Chia sẻ sự không đồng ý với bạn bè, người xung quanh 10 Nhắn tin bình chọn cho thí sinh bạn thích từ số sau 0 Thành phố Hà Thành Nội phố Thành Vinh phố Hồ Chí Minh Bảng biểu tỷ lệ học sinh muốn thay đổi chương trình bằng ý nghĩ hơn hành động Ngược lại, công chức lại muốn thay đổi chương trình bằng hành động hơn ý thức, đơn giản bởi họ trưởng thành hơn để hiểu làm thế nào để thực sự thay đổi chương trình theo ý mình. - Để tạo uy tín và sức nặng cho chương trình, nhà sản xuất mời ngồi lên ghế GK những con người có tiếng nói trong lĩnh vực âm nhạc hoặc có tầm ảnh hưởng đến giới trẻ. Ý kiến của BGK là cơ sở để định hướng cho khán giả nhưng trong trường hợp “Thần tượng âm nhạc Việt Nam 2010”, yếu tố này được thực hiện không tốt ở thời kỳ đầu và càng về cuối càng chứng tỏ được hiệu quả hơn. + Hầu hết khán giả tin rằng cảm nhận của bản thân chính xác hơn so với BGK: tại Hà Nội, việc đánh giá một thí sinh hát tốt dựa vào cảm nhận cá nhân cao hơn nhiều so với phân tích của BGK: ở học sinh tỷ lệ này là 35% (ý kiến bản thân) và 23% (ý kiến BGK); sinh viên tỷ lệ này là 41% (ý kiến cá nhân) và 18% (ý kiến BGK); Công chức tỷ lệ này là 43,5% - 9,5%. Tương tự như vậy với thành phố Vinh: cụ thể học sinh tin vào bản thân mình 42,1% - tin vào BGK là 30,2%; sinh viên tỷ lệ này là 59,2% so với 20,4%, và công chức còn chênh nhiều hơn với 62,7% với 4,4%. Ở thành phố Hồ Chí Minh, tình huống này chỉ duy nhất không đúng với đối tượng học sinh: họ tin vào BGK (38,75%) hơn bản thân mình (27,5%); tuy nhiên với sinh viên và công chức, tình trạng lại giống với Hà Nội và Vinh: sinh viên tin vào mình là 31,35% - còn tin vào BGK là 17,5%; công chức tỷ lệ là 40% so với 18,75%. + Nhưng càng về cuối chương trình thì việc định hướng của BGK càng trở nên tốt hơn: rõ ràng Uyên Linh từng nhận phiếu bình chọn thấp nhất từ khán giả và suýt bị loại; người thường xuyên nhận được phiếu bình chọn cao nhất là Nguyễn Tấn Đăng Khoa và Lều Phương Anh. Trong khi đó, chiến thắng của Uyên Linh năm đó sau này được giải thích là nhờ tài năng của Linh, sự định hướng của BGK và hậu thuẫn từ truyền thông. Dù khán giả vẫn đánh giá cao những khuôn mặt như Nguyễn Tấn Đăng Khoa (học sinh Hà Nội: nghĩ Khoa xứng đáng đăng quang là 30%, học sinh Vinh có cùng quan điểm với 30,7%; học sinh Thành phố Hồ Chí Minh là 25%) nhưng tỷ lệ giành cho Uyên Linh vẫn áp đảo cao nhất với cả ba đối tượng ở cả ba khu vực. Điều này thể hiện cuộc chiến giành quyền điều khiển chương trình giữa nhà sản xuất và khán giả. Dù mong muốn khán giả chủ động (bình luận nhiều về chương trình, nhắn tin nhiều về chương trình…) nhưng vẫn trong sự điều khiển của nhà sản xuất. (ai thực sự xứng đánh xét cả về chuyên môn và yếu tố ngoài chuyên môn vẫn là người được đẩy lên để áp đảo sở thích nhất thời của khán giả). Tóm lại, “Thần tượng âm nhạc Việt Nam 2010” có được lượng khán giả tương đối chủ động dù một số yếu tố phân tích tính chủ động còn yếu. - Dù khác nhau về địa lý, độ tuổi, địa vị xã hội nhưng khán giả đều giải mã được các thông điệp truyền thông từ chương trình và tiếp nhận nó. (tỷ lệ xem chương trình đều rất cao). - Khán giả đều xem chương trình có chọn lọc, sự chọn lọc này càng khắt khe hơn khi bạn lớn tuổi hơn và có địa vị xã hội cũng như kinh tế ổn định hơn. Đặc biệt là những người đi làm, họ có nhiều nhu cầu hơn và muốn được đáp ứng nhiều hơn khi xem truyền hình theo mục đích của họ. - Tất cả các khán giả đều xem chương trình vì một mục đích nào đó, dù mục đích giải trí chiếm phần lớn, còn các mục đích liên quan đến cá nhân mới chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn hơn. Nhưng tỷ lệ xem chẳng có mục đích gì chiếm số lượng khá ít. - Tính cố ý được thể hiện khá rõ nét: đối tượng càng nhỏ tuổi thì càng đưa ra nhiều bình luận đến chương trình, họ có ý muốn thay đổi chương trình bằng ý nghĩ hơn hành động và họ chịu tác động từ người xunh quanh nhiều. Ngược lại, đối tượng càng độc lập về kinh tế, và trưởng thành thì càng có suy nghĩ vì bản thân, ít chịu tác động từ người xunh quanh và muốn thay đổi chương trình bằng hành động hơn suy nghĩ. - Chương trình duy trì được mối dây liên quan với khán giả khá vững chắc và lâu bền qua nhiều phương cách, đó là cách mà các chương trình nên duy trì. - Tính không chịu ảnh hưởng trước chương trình và nhà sản xuất còn yếu, còn bị phụ thuộc vào ý đồ của nhà sản xuất. - Khi phân tích khán giả có chủ động hay không: ta có thể thấy được cách làm thế nào để kích thích khán giả chủ động như mức ta muốn nhưng lại phải chủ động trong một khuôn khổ mà chương trình không cho phép vượt qua. CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN LỚP CÔNG CHÚNG CHỦ ĐỘNG TRONG CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 3.1.1. Tạo ra sự tương đồng trong “ngôn ngữ” giữa chương trình và khán giả - giúp khán giả “chọn lọc” và xây dựng “tính liên quan” giữa khán giả và chương trình: Một trong những giải pháp được đưa ra để thiết lập sự tương đồng trong “mã hóa” và “giải mã” là tạo ra sự cân bằng trong giữa nguồn, thông điệp và công chúng là sử dụng tam giác truyền thông và gợi cảm xúc cho người xem – tạo ra “tính liên quan” một trong những đặc điểm của công chúng chủ động. Có 3 loại tam giác truyền thông mà ở đó 3 đỉnh của tam giác là 3 yếu tố quan trọng của quá trình truyền thông. Đó là: Nguồn, thông điệp truyền thông và công chúng. Một liên kết tình cảm mang dấu (+) nếu mối liên hệ giữa các yếu tố là tích cực (ưa thích, tin tưởng) và mang dấu (-) nếu mối liên hệ này là tiêu cực (không thích, không tin). Một tam giác cân bằng nếu kết quả của 3 dấu là dương như trường hợp bên trái. Nguồn phát tin tưởng thông điệp (+), công chúng thích nguồn phát (+), và công chúng đồng tình với thông điệp (+). Bảng 1. Các khả năng kết hợp P-O-X có thể (P: Nguồn, O: Công chúng, X: Thông điệp) P-O P-X O-X Tính chất mối quan hệ + + + Cân bằng + + - Mất cân bằng + - + Mất cân bằng + - - Cân bằng - _ + Mất cân bằng - + - Cân bằng - - + Cân bằng - - - Mất cân bằng 3.1.2. Tạo uy tín cho chương trình để khán giả “có tính vị lợi” và “cố ý” xem chương trình: 3.1.3. Tạo không gian sáng tạo cho khán giả trong chính chương trình: 3.2. Kiến nghị trong việc xây dựng và phát triển lớp “công chúng chủ động” trong chương trình truyền hình: - Không “giết chết khán giả” bằng những “ám ảnh” chăm chăm phân tích tính chủ động: + Từ bỏ việc đề cao thái quá về “Công chúng chủ động”: Việc chăm chăm mong chờ xây dựng một loạt lớp công chúng chủ động sẽ gây ra sự hỗn loạn trong việc tiếp nhận các thông điệp truyền thông. Bởi điều gì sẽ xảy ra khi các mục tiêu của nhà truyền thông và khán giả xung đột với nhau theo nhiều cách? + Xác định và đo đạc các mục tiêu, chiến lược và nhận thức của nhà truyền thông về mặt lý thuyết “Công chúng chủ động”. + Một số người có xu hướng cụ thể hóa truyền thông và thông tin nhất là khi đánh giá về tính thiết thực và tính chọn lọc bằng cách quá nhấn mạnh tính bắt buộc phải có khán giả chủ động. Khi đó truyền thông và thông tin dễ bị xem như các đối tượng hoặc công cụ bị lôi kéo để thỏa mãn một số nhu cầu hoặc mục đích xã hội bên ngoài bối cảnh phản ứng giữa truyền thông - người xem. +Liệu “sự không chấp nhận” của khán giả có phải là một sự chuyển hướng đối lập có mục đích của thông điệp hay đơn giản là sự thiếu hiểu biết rõ ràng của khán giả về mã thông điệp truyền thông? - Xem một phần tính chủ động của khán giả là tất yếu: Tính chủ động hoặc tính bị động của khán giả (thuộc hành vi hoặc nhận thức) đều chịu ảnh hưởng ở mức độ nào đó của sự xã hội hóa và sự phát triển của các phương tiện truyền thông. + Khi phân tích quá rạch ròi: mọi ý nghĩ, mọi chọn lựa – cả lưu tâm lẫn không hề chú ý của khán giả được ghi chép lại như bằng chứng của “tính chủ động”. Nhưng khán giả của chúng ta được làm từ những con người thật sự với trái tim đập rộn ràng với cuộc đời. Vì vậy, chúng ta có nên ngạc nhiên không khi chúng ta trông thấy được năng lực tri giác, các chọn lựa, phản ánh và thậm chí là sự lựa chọn từ khán giả? + Xác định vai trò xã hội và sự phát triển của các phương tiện truyền thông đến tính chủ động của khán giả. Liên quan đến vai trò của phương tiện truyền thông là một sự cần thiết để hiểu và kết hợp chặt chẽ trong bất kỳ cuộc thảo luận nào của khán giả về quá trình xã hội hóa truyền thông. + Mục tiêu là để tạo ra một bối cảnh để ước định vị trí nơi thế chủ động nằm trong quá trình chọn lựa phương tiện truyền thông (Zillmann & Bryant, 1985) và quá trình xử lý thông tin từng giây phút một. - Mục tiêu của các nhà lý luận về khán giả chủ động là giải phóng con người khỏi sự ảnh hưởng phi lý của phương tiện truyền thông bằng cách chỉ ra rằng họ có thể tự do thế nào. Một tác động bên lề là để gợi ý giải phóng khoa học xã hội về “nghĩa vụ” để bảo vệ chúng ta khỏi chính bản thân chúng ta. Tiểu kết Chúng ta có thể thấy rằng khái niệm khán giả chủ động được định nghĩa như sự độc lập nhận thức, tự do cá nhân và phần nào không chịu ảnh hưởng mạnh mẽ (hoặc nói nghe tiêu cực hơn là bị thao túng) bởi các phương tiện truyền thông đại chúng. Nguồn gốc của việc xây dựng khán giả chủ động là để các nhà truyền thông nắm chắc hơn về khả năng tiếp nhận của khán giả, chứ không phải để tạo ra lớp khán giả phản đối lại những thông điệp truyền thông được truyền tới. Các nhà truyền thông đại chúng phải giải thích về sự thiếu rõ ràng của các phương tiện truyền thông đại chúng và trong một số trường hợp điều này dẫn đến việc không thành công khi truyền tải thông điệp đến khán giả. References: TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Dững (2006), Đỗ Thị Thu Hằng, Truyền thông: Lý thuyết và kỹ năng cơ bản, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội 2. GV. Cudonhetxop, X. L. xvich, A.la. Iuropxki(2004), (Người dịch Đào Tấn Anh), Báo chí truyền hình (Tập 1, 2), Nxb Thông tấn, Hà Nội 3. Trần Hữu Quang (2006), Xã hội học báo chí, Nxb Trẻ, Hà Nội 4. Dương Xuân Sơn(2006), Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 5. Tạ Ngọc Tấn(2004), Truyền thông đại chúng, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. 6. Baran S.J (2006), Media communication theory: foundation, ferment and future, 4th Ed.Thomson Wadsworth. 7. Barkin, S. and Gurevitch, M.(1987), Out of work and in the air, Critical studies in mass media. 8. Brown, N (1986), Women watching TV, Medie Kulture 9. Brown, N (1989), Text and audience in E.Seiter et al, London, Routledge 10.CA. Biagi, S và CA.Connor(2003), Media impact: An introduction to mass media, 6th Ed. ThomsonWadsworth. 11.Corner, J.(1991), Meaning, genre and context: the problematics of public knowledge in the new audience studies, in J. Curran and M. Gurevith, Mass media and society, London: Edward Arnold 12.David Morley(1992), Television, audiences and cultural studies, Routledge. 125
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan