Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ việt nam phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất ...

Tài liệu Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ việt nam phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước trong thế kỷ xxi

.PDF
496
304
130

Mô tả:

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CHƯƠNG TRÌNH KN&CN TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC KX.03/06-10 “Xây dựng con người và phát triển văn hoá Việt Nam trong tiến trình Đổi mới và hội nhập quốc tế” ***** BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI “XÂY DỰNG VÀ PHÁT HUY NGUỒN LỰC TRÍ TUỆ VIỆT NAM PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP CHẤN HƯNG ĐẤT NƯỚC TRONG THẾ KỶ XXI” Mã số: KX.03.22/06-10 CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI GS.TS. NGUYỄN VĂN KHÁNH CƠ QUAN CHỦ TRÌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN 8416 Hà Nội - 2010 BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CHƯƠNG TRÌNH KN&CN TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC KX.03/06-10 “Xây dựng con người và phát triển văn hoá Việt Nam trong tiến trình Đổi mới và hội nhập quốc tế” ***** BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI "XÂY DỰNG VÀ PHÁT HUY NGUỒN LỰC TRÍ TUỆ VIỆT NAM PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP CHẤN HƯNG ĐẤT NƯỚC TRONG THẾ KỶ XXI” Mã số: KX.03.22/06-10 CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI GS.TS. NGUYỄN VĂN KHÁNH CƠ QUAN CHỦ TRÌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Hà Nội - 2010 CÁC THÀNH VIÊN CỦA ĐỀ TÀI GS.TS. NGUYỄN VĂN KHÁNH PGS.TS. NGUYỄN VŨ HẢO PGS.TS. LÂM BÁ NAM TS. HOÀNG THU HƯƠNG TS. LẠI QUỐC KHÁNH THƯ KÝ KHOA HỌC TS. LẠI QUỐC KHÁNH MỤC LỤC 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI...............................................................................6 2. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ...........................................10 2.1. Ý nghĩa lý luận ...................................................................................................10 2.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................11 3. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU............................................................11 3.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài...................................................11 3.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở Việt Nam.....................................................14 4. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .........................................................17 4.1. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................17 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................................................17 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................................18 6. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................20 6.1. Phương pháp luận ...............................................................................................20 6.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................20 6.2.1. Phương pháp nghiên cứu của triết học .......................................................20 6.2.2. Phương pháp nghiên cứu của sử học ..........................................................20 6.2.3. Phương pháp nghiên cứu của xã hội học ....................................................21 7. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................................22 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÍ TUỆ, NGUỒN LỰC TRÍ TUỆ, XÂY DỰNG VÀ PHÁT HUY NGUỒN LỰC TRÍ TUỆ ...........................25 I. TỔNG QUAN QUAN NIỆM VỀ TRÍ TUỆ VÀ NGUỒN LỰC TRÍ TUỆ..............25 1. Trí tuệ và nguồn lực trí tuệ trong lịch sử tư tưởng phương Đông.............................25 1.1. Nguồn gốc, bản chất của trí tuệ ..........................................................................25 1.2. Phát huy nguồn lực trí tuệ ..................................................................................29 2. Trí tuệ và nguồn lực trí tuệ trong lịch sử tư tưởng phương Tây................................33 2.1. Quan niệm về trí tuệ trong lịch sử tư tưởng phương Tây trước Mác .................33 2.2. Quan niệm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin về trí tuệ và nguồn lực trí tuệ........................................................................................................................37 3. Xung quanh vấn đề khái niệm trí tuệ.........................................................................45 3.1. Khái niệm ...........................................................................................................45 3.2. Trí tuệ và một số khái niệm liên quan ................................................................49 3.2.1 Trí tuệ và trí thông minh...............................................................................49 3.2.2. Chất xám, trí lực, lý tính..............................................................................50 3.2.3. Tài năng, thiên tài........................................................................................51 3.2.4. Tri thức, trí thức ..........................................................................................52 3.3. Đo lường trí tuệ ..................................................................................................54 3.3.1. Trí thông minh và chỉ số thông minh IQ .....................................................54 3.3.2. Trí sáng tạo và chỉ số sáng tạo CQ .............................................................57 3.3.3. Trí tuệ cảm xúc và chỉ số trí tuệ cảm xúc EQ..............................................60 1 4. Vai trò của nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp phát triển đất nước ............................62 5. Tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức và phát huy vai trò của trí thức - bộ phận trung tâm trong nguồn lực trí tuệ Việt Nam ...........................................................................64 5.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về trí thức và trí thức tinh hoa.............................64 5.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về đào tạo và sử dụng trí thức.............................65 II. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÔNG CỤ CỦA ĐỀ TÀI...................................................69 1. Trí tuệ, trí tuệ Việt Nam ............................................................................................69 2. Nguồn lực trí tuệ, nguồn lực trí tuệ Việt Nam ..........................................................70 3. Chấn hưng đất nước...................................................................................................75 4. Giải pháp xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước ................................................................................................................78 4.1. Đặc điểm của giải pháp ......................................................................................78 4.2. Cơ sở xác định các giải pháp..............................................................................79 4.3. Xây dựng giải pháp.............................................................................................83 5. Chủ thể tham gia xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước............................................................................................85 CHƯƠNG II: KINH NGHIỆM XÂY DỰNG VÀ PHÁT HUY NGUỒN LỰC TRÍ TUỆ TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI.......................................89 I. NGUỒN LỰC TRÍ TUỆ VIỆT NAM TRONG LỊCH SỬ VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA NGUỒN LỰC TRÍ TUỆ VIỆT NAM ................................................89 1. Nguồn lực trí tuệ Việt Nam: Tiếp cận lịch sử ...........................................................89 2. Nguồn lực trí tuệ Việt Nam: Tiếp cận bộ phận .........................................................94 2.1. Đội ngũ trí thức - tầng lớp tinh hoa của trí tuệ Việt Nam ..................................95 2.2. Nguồn lực trí tuệ phụ nữ Việt Nam từ góc nhìn Giới (Gender Study) ..............99 2.3. Nguồn lực trí tuệ các dân tộc thiểu số Việt Nam .............................................110 2.3.1. Về trình độ học vấn....................................................................................112 2.3.2. Về cơ cấu ngành nghề ...............................................................................113 2.3.3. Về giới tính ................................................................................................114 2.3.4. Phân bố ở các địa phương.........................................................................114 3. Một số đặc điểm nổi bật của nguồn lực trí tuệ Việt Nam .......................................117 3.1. Chủ nghĩa yêu nước - sợi dây gắn kết tạo nên sức mạnh nổi trội của trí tuệ Việt Nam .............................................................................................................................118 3.2. Lòng nhân ái, ý thức về lẽ phải, công bằng - một đặc trưng quan trọng của trí tuệ và nguồn lực trí tuệ Việt Nam ...............................................................................120 3.3. Nguồn lực trí tuệ Việt Nam chưa tích lũy nhiều tri thức khoa học hiện đại nhưng thông minh và có khả năng tiếp thu nhanh chóng tri thức hiện đại của nhân loại .....................................................................................................................................121 3.4. Năng lực tư duy, nhất là khả năng phân tích, phán đoán và suy luận chưa cao .....................................................................................................................................122 3.5. Năng lực sáng tạo cao trong chính trị - quân sự nhưng trong hoạt động kinh tế, khoa học và văn hóa nghệ thuật năng lực này vẫn còn nằm ở dạng tiềm năng ..........124 II. KINH NGHIỆM XÂY DỰNG VÀ PHÁT HUY NGUỒN LỰC TRÍ TUỆ ..........126 1. Kinh nghiệm xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam trong lịch sử .......126 2 1.1. Vấn đề đào tạo, phát triển và sử dụng nhân tài trong thời kỳ phong kiến Việt Nam .............................................................................................................................126 1.1.1. Nhận thức về vai trò của nhân tài và việc dùng người .............................127 1.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn hiền tài .....................................................................130 1.1.3. Các hình thức đào tạo, tuyển chọn nhân tài..............................................131 1.2. Khai thác và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) và đế quốc Mỹ (1954-1975) ................................134 1.2.1. Sự lãnh đạo của Đảng là hiện thân cao nhất của trí tuệ Việt Nam, là động lực khơi nguồn trí tuệ Việt Nam ..................................................................................134 1.2.2. Trí tuệ của toàn dân và toàn quân được phát huy cao độ.........................137 1.2.3. Phương thức tiến hành chiến tranh cách mạng và nghệ thuật quân sự Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ là một trong những biểu hiện rõ nét của trí tuệ Việt Nam ..................................................................................140 1.3. Khai thác và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam thời kỳ cả nước thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện công cuộc đổi mới (1975 đến nay)............................143 1.3.1 Quan điểm và phương hướng phát huy nguồn lực trí tuệ ..........................143 1.3.2. Khai thác, phát huy nguồn lực trí tuệ từ 1975 đến nay.............................145 2. Kinh nghiệm phát huy nguồn lực trí tuệ ở một số quốc gia ....................................146 2.1. Nhật Bản Minh Trị duy tân tự cường bắt đầu từ giáo dục ...............................146 2.2. Chiến lược “Khoa giáo hưng quốc” - tầm vóc trí tuệ của dân tộc Trung Hoa trước sự phát triển của quốc gia và thời đại ................................................................149 2.2.1. Phát triển phải bắt đầu từ đào luyện nhân lực, giáo dục là kế lớn căn bản, lâu dài của một dân tộc ...............................................................................................150 2.2.2. Nhận rõ vai trò vi trí của trí thức, khoa học kỹ thuật là lực lượng sản suất hàng đầu ......................................................................................................................151 2.2.3. Chính sách đào tạo sử dụng, đãi ngộ, tôn trọng tri thức nhân tài ............153 2.3. Chính sách giáo dục và vấn đề đào tạo nguồn nhân lực của Hàn Quốc...........154 2.3.1. Truyền thống và sự phát triển cất cánh.....................................................154 2.3.2. Người Hàn Quốc và tố chất hiếu học, tôn sư trọng đạo, truyền thống và hiện tại .........................................................................................................................155 2.3.3. Giáo dục và chính sách luôn nhắm mục tiêu phục vụ kinh tế - xã hội, đáp ứng đào tạo nguồn nhân lực tri thức...........................................................................157 CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC TRÍ TUỆ VIỆT NAM TRONG CÁC LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI......................................................................164 I. TỔNG QUAN VỀ NGUỒN LỰC TRÍ TUỆ VIỆT NAM HIỆN NAY ..................164 1. Nguồn lực trong nước..............................................................................................164 1.1 Lĩnh vực khoa học, công nghệ ..........................................................................164 1.2. Lĩnh vực giáo dục .............................................................................................172 1.3. Lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật ...........................................................................175 1.4. Lĩnh vực kinh tế - kinh doanh ..........................................................................180 1.5. Lĩnh vực quân sự, ngoại giao ...........................................................................183 2. Nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài ........................................................186 3. Nguồn nhân lực tiềm năng.......................................................................................192 3.1. Nguồn nhân lực tiềm năng có trình độ đại học ................................................192 3 3.2. Nguồn nhân lực tiềm năng có trình độ sau đại học ..........................................196 3.3. Nguồn nhân lực tiềm năng đang được đào tạo ở nước ngoài...........................197 II. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN LỰC TRÍ TUỆ HIỆN NAY ......................201 1. Tính hợp lý của sự phân công công việc .................................................................201 2. Mức độ phát huy năng lực của đội ngũ cán bộ........................................................204 3. Đánh giá của đội ngũ cán bộ về việc thực hiện cơ chế, chính sách trong các cơ quan hiện nay........................................................................................................................209 III. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG NGUỒN LỰC TRÍ TUỆ HIỆN NAY ..................................................................................................................211 1. Mức độ phù hợp giữa đào tạo và việc làm ..............................................................211 2. Quá trình hoạt động nghề nghiệp ............................................................................215 3. Mức độ gắn bó với nghề nghiệp..............................................................................223 IV. ĐÁNH GIÁ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT HUY NGUỒN LỰC TRÍ TUỆ VIỆT NAM HIỆN NAY............229 1. Nguồn lực trí tuệ Việt Nam hiện nay - thế mạnh và hạn chế ..................................230 2. Những điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển nguồn lực trí tuệ ........234 2.1. Những thuận lợi từ văn hóa truyền thống Việt Nam........................................234 2.1.1. Lòng yêu nước hay cao hơn là chủ nghĩa yêu nước là một trong nét truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam...........................................................................234 2.1.2. Việt Nam có truyền thống trong dụng nguồn lực trí tuệ và mục đích xây dựng, phát triển đất nước phù hợp với việc phát huy và trọng dụng các nguồn lực trí tuệ ................................................................................................................................235 2.1.3. Truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo cũng là một điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam hiện nay..........................236 2.2. Những thuận lợi của công cuộc Đổi mới..........................................................239 3. Những khó khăn trong việc xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam hiện nay ...............................................................................................................................242 3.1. Những khó khăn từ văn hóa Việt Nam.............................................................242 3.2. Những khó khăn thuộc điều kiện kinh tế - xã hội ............................................246 CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT HUY NGUỒN LỰC TRÍ TUỆ VIỆT NAM PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP CHẤN HƯNG ĐẤT NƯỚC ..........................252 I. CÁC GIẢI PHÁP CHUNG......................................................................................252 1. Thống nhất và nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nguồn lực trí tuệ ................252 1.1. Xây dựng và thống nhất nhận thức của toàn xã hội về mẫu hình người lao động trí tuệ trong sự nghiệp chấn hưng đất nước hiện nay ..................................................254 1.2. Thống nhất và nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò quan trọng của nguồn lực trí tuệ đối với phát triển ..............................................................................259 1.3. Thống nhất và nâng cao nhận thức của toàn xã hội về những hậu quả mà việc phát triển nguồn lực trí tuệ có thể gây ra.....................................................................265 2. Đo lường, đánh giá toàn diện thực trạng nguồn lực trí tuệ Việt Nam, quy hoạch nguồn lực trí tuệ Việt Nam trong tương lai .................................................................272 3. Đẩy mạnh cải cách, nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục Việt Nam phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ ...........................................................279 3.1. Phải đặc biệt coi trọng giáo dục tri thức khoa học nhân văn............................284 4 3.2. Chính sách đầu tư cho giáo dục cần phải dựa trên nền tảng “kinh tế học giáo dục”..............................................................................................................................290 3.3. Cần phải đặc biệt coi trọng vai trò của giáo dục đại học trong việc xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ............................................................................................294 4. Xây dựng môi trường thuận lợi cho việc phát huy vai trò của nguồn lực trí tuệ Việt Nam .............................................................................................................................300 4.1. Xác lập mô hình tăng trưởng theo chiều sâu ....................................................300 4.2. Nâng cao trình độ công nghệ một cách hợp lý.................................................305 4.3. Xây dựng môi trường kích thích tính tích cực của người lao động trí tuệ .......313 II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ .............................................................................325 1. Chống “chảy máu chất xám”...................................................................................325 2. Hoàn thiện chính sách bảo hộ tài sản trí tuệ............................................................333 2.1. Một số bất cập trong chính sách bảo hộ tài sản trí tuệ Việt Nam.....................333 2.2. Một số giải pháp bảo hộ tài sản trí tuệ nhằm mang lại lợi ích cho Việt Nam và phù hợp với các điều ước quốc tế................................................................................337 3. Chú trọng xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ phụ nữ, nguồn lực trí tuệ đồng bào dân tộc thiểu số và nguồn lực trí tuệ Việt kiều .....................................................340 3.1. Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ phụ nữ...............................................340 3.2. Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ đồng bào dân tộc thiểu số.................344 3.3. Phát huy nguồn lực trí tuệ Việt kiều.................................................................347 KẾT LUẬN CHUNG ..................................................................................................355 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH.......................................................359 PHỤ LỤC ....................................................................................................................369 5 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Cho đến nay nhân loại đã và đang trải qua ít nhất ba giai đoạn, ba thời đại trong lịch sử phát triển các nền văn minh trên trái đất. Giai đoạn thứ nhất là thời đại của nền văn minh nông nghiệp đã diễn ra từ hàng ngàn năm trước đây mà nhờ đó, loài người đã thoát khỏi tình trạng bấp bênh của lối sống săn bắn, hái lượm và đạt được trạng thái ngày càng phát triển như ngày nay trong công cuộc chinh phục tự nhiên đáp ứng những nhu cầu cuộc sống của con người. Giai đoạn thứ hai là thời đại của nền văn minh công nghiệp bắt đầu từ hàng trăm năm trước, dựa trên những phát minh vĩ đại của loài người như máy hơi nước, các công cụ cơ khí, các nguồn năng lượng khác nhau như than, dầu mỏ, sức gió, sức nước v.v.. Nền văn minh công nghiệp đã làm thay đổi về chất sức mạnh của con người, khiến năng suất lao động tăng lên hàng chục, thậm chí hàng trăm lần, đem lại cho con người một nguồn khổng lồ của cải, vật chất và tinh thần so với thời đại trước. Điểm chung của nền văn minh nông nghiệp và văn minh công nghiệp là ở chỗ đều dựa trên những điều kiện vật chất, điều kiện tự nhiên, coi việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên là cơ sở quan trọng nhất để tạo ra của cải vật chất cho đời sống xã hội. Nói một cách khác, nền tảng chính của nền văn minh nông nghiệp và nền văn minh công nghiệp là nguồn lực vật chất (đất đai, bờ biển, tài nguyên, khoáng sản, khí hậu và những yếu tố thiên nhiên ưu đãi, nguồn của cải vật chất, nguồn vốn v.v.). Giai đoạn thứ ba mà chúng ta đang trải qua và chứng kiến, là một trong những giai đoạn đặc thù nhất của lịch sử văn minh nhân loại. Đó là giai đoạn chuyển tiếp từ nền văn minh công nghiệp sang nền văn minh trí tuệ bắt đầu từ những thập kỷ cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI với những thành tựu vĩ đại của các cuộc cách mạng trong khoa học và công nghệ hiện đại, đặc biệt là cuộc cách mạng về công nghệ thông tin. Đặc trưng cơ bản của thời đại văn minh trí tuệ là ở chỗ nó chủ yếu không dựa vào nguồn lực vật chất, mà chủ yếu dựa vào nguồn lực tinh thần của con người, đặc biệt là nguồn lực trí tuệ gắn liền với tri thức và “chất xám” với tính cách là yếu tố cơ bản chi phối mọi hoạt động của nền kinh tế và với tính cách là một trong những động lực cơ bản cho sự phát triển tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây là một nguồn lực vô tận có thể khai thác so với nguồn lực vật chất - tự nhiên đang ngày càng trở nên cạn kiệt. 6 Một thời đại khác về chất so với thời đại của nền văn minh nông nghiệp và thời đại của nền văn minh công nghiệp đang bắt đầu. Xu hướng cơ bản của giai đoạn chuyển tiếp sang nền văn minh trí tuệ là sự tích tụ và liên kết tri thức trên quy mô toàn cầu và bước chuyển dần dần sang nền kinh tế tri thức. Chính trong giai đoạn này, lý tính con người, trí tuệ con người thể hiện được tiềm năng và sức mạnh vĩ đại của nó trong việc chinh phục tự nhiên đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về mọi mặt của con người. Cũng chính trong giai đoạn nay, sự tiên đoán của C. Mác về khoa học với tính cách là lực lượng sản xuất trực tiếp đã và đang trở thành hiện thực. Sau 25 năm Đổi mới, 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và hai chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (19912000 và 2001 - 2010), sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước của nhân dân Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, quá trình phát triển cũng bộc lộ nhiều khuyết điểm, yếu kém, không chỉ ở năng lực thực tiễn, mà cả ở năng lực tư duy lý luận, ở cả năng lực hoạch định đường lối, chính sách. Trong bối cảnh nhân loại đang tiến bước mạnh mẽ vào nền văn minh trí tuệ, đến năm 2020 xây dựng nước ta về cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta cần phải huy động đến mức cao nhất tất cả các nguồn lực, trong đó có nguồn lực trí tuệ Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam đang tồn tại nhiều vấn đề cần được nhận thức và giải quyết thấu đáo. Nhìn từ thực tiễn, có thể cảm nhận được một thực trạng đáng lo ngại về chất lượng nguồn lực lao động Việt Nam. Lao động Việt Nam hiện nay đa phần vẫn là lao động phổ thông giản đơn, lao động chưa được đào tạo phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc biệt yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế. Với trách nhiệm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng các yêu cầu khắt khe của nền kinh tế thị trường, nền giáo dục và đào tạo Việt Nam kể từ mầm non, phổ thông và dạy nghề đến đại học và sau đại học đang đứng trước hàng loạt những vấn đề bức xúc liên quan đến chất lượng đào tạo, đến chương trình lạc hậu không phù hợp và quá tải, đến những hiện tượng tiêu cực trong việc dạy, học và thi cử, v.v.. Trong bối cảnh đương đại của xu hướng phát triển kinh tế tri thức và hội nhập 7 quốc tế, việc xây dựng và đào tạo nguồn lao động chất lượng cao, việc phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam đã và đang trở thành vấn đề hết bức thiết của xã hội. Nhiều lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế như ngân hàng, chứng khoán, tài chính, thương mại, du lịch, dầu khí, các ngành công nghệ kỹ thuật cao như công nghệ thông tin, công nghệ nanô, công nghệ sinh học, v.v., đang có nhu cầu rất lớn đối với những chuyên gia, những nhà khoa học có trình độ cao. Hiện tượng xuất khẩu lao động giản đơn và nhập khẩu lao động có trình độ cao là một thực tế đáng buồn, không thể chấp nhận được đối với Việt Nam trong “sân chơi” toàn cầu. Trong khi đó hiện tượng coi thường “chất xám”, lãng phí “chất xám” và đặc biệt chảy máu “chất xám” đang diễn ra ở mức độ khá nghiêm trọng. Môi trường, điều kiện làm việc và chính sách tiền lương trong khu vực Nhà nước vẫn còn nhiều bất cập, chưa đủ sức thu hút và lôi cuốn nhân tài và lao động trí tuệ. Mặc dù có những tiến bộ, các chính sách chiêu hiền đãi sĩ nhằm xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam ở trong và ngoài nước còn gặp khá nhiều bất cập, chưa phát huy được tác dụng. Thực tế trên đang gióng lên những hồi chuông cảnh báo khẩn thiết, buộc tất cả những người có lương tâm và trách nhiệm xã hội, từ những cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đoàn thể tới mỗi người Việt Nam yêu nước phải suy nghĩ nghiêm túc về thực trạng nguồn lực trí tuệ và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam, phải hiểu rõ tính tất yêu không chỉ phát triển nguồn nhân lực nói chung, mà là xây dựng, đào tạo, sử dụng và phát huy nguồn lực trí tuệ như một nguồn lực quý giá và vô tận so với các nguồn lực khác trong bối cảnh của nền kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế. Việc xây dựng và phát triển chiến lược đối với nguồn lực trí tuệ Việt Nam ở cả trong và ngoài nước để nhanh chóng khắc phục thực trạng đáng lo ngại nói trên là điều có ý nghĩa quyết định đối với sự thành bại của sự nghiệp chấn hưng đất nước trong thế kỷ XXI. Tóm lại, chính bản thân thực tiễn cuộc sống đang đặt ra đòi hỏi bức thiết phải có những nghiên cứu, khảo sát khoa học nghiêm túc trên phạm vi cả nước nhằm phản ánh đúng thực trạng trí tuệ, nguồn lực trí tuệ, phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam, nhận thức được những yếu tố cơ bản tác động về mọi mặt đến nguồn lực trí tuệ Việt Nam, những mặt mạnh và hạn chế của nguồn lực ấy, từ đó, đưa ra được chiến lược và chính sách phù hợp để khích lệ chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, khơi nguồn trí tuệ để phát triển. Xét trên phương diện chính sách, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi trọng 8 việc xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ của dân tộc. Nhiều tư tưởng, đường lối, chính sách về giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, về đội ngũ trí thức, về công tác cán bộ, về cải cách chế độ tiền lượng, v.v., đã ra đời và đi vào thực tiễn cuộc sống. Tư tưởng, đường lối, chính sách ấy đã phát huy tác dụng to lớn trong việc khơi dậy và phát huy sức mạnh trí tuệ của toàn thể dân tộc, không chỉ trong cách mạng giải phóng dân tộc, trong hai cuộc khánh chiến chống Pháp và chống Mỹ, mà cả trong sự nghiệp Đổi mới ngày nay. Đó là một thực tế không thể phủ nhận. Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng, trong toàn bộ quá trình lãnh đạo, quản lý đất nước, Đảng và Nhà nước ta cũng có lúc mắc phải sai lầm, cũng có lúc Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước chưa hoàn chỉnh, đôi lúc quá trình tổ chức thực hiện đường lối, chính sách có vấn đề. Quan trọng hơn, trước giai đoạn phát triển mới của lịch sử nhân loại và dân tộc, nhiều vấn đề mới đang đặt ra đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải xem xét giải quyết trên cơ sở lối tư duy mới, không thể dừng lại ở lối tư duy truyền thống. Chính vì thế, những đường lối, chính sách, pháp luật luôn luôn được điều chỉnh, bổ sung, phát triển cho phù hợp với nhu cầu phát triển của thực tiễn. Không chỉ chính sách ở cấp vĩ mô mà chính sách ở cấp vi mô cũng đang có vấn đề. Đó là quan niệm, và từ quan niệm đến chính sách đầu tư cho xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ của các tổ chức vi mô và các cá nhân đang còn nhiều bất cập. Thống kê cho thấy, đầu tư cho nghiên cứu phát triển (R&D) của các doanh nghiệp Việt Nam thuộc loại thấp trong khu vực, sự phối hợp giữa trường đại học và doanh nghiệp trong nghiên cứu - đào tạo - ứng dụng còn rất chưa chặt chẽ, chính sách đầu tư của các gia đình cho con cái sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học chưa được đặt trên cơ sở khoa học, v.v.. Chính sách ở cấp vĩ mô là rất quan trọng, nhưng chính sách ở cấp vi mô lại càng quan trong hơn, bởi đây chính là mảnh đất mà toàn bộ các vấn đề xây dựng, phát huy nguồn lực trí tuệ diễn ra. Những vấn đề về chính sách ở cấp độ vĩ mô hay vi mô đã góp phần tạo nên tính cấp thiết cho đề tài nghiên cứu đánh giá về nguồn lực trí tuệ Việt Nam. Trên phương diện học thuật, như sẽ khảo sát kỹ dưới đây, những nghiên cứu về các vấn đề có liên quan (chẳng hạn về giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, kinh tế tri thức), hoặc là những bộ phận, phương diện (chẳng hạn về trí thức, về nhân lực chất lượng cao, v.v..) của nguồn lực trí tuệ Việt Nam trong sự nghiệp chấn hưng đất nước thì khá phong phú và có nhiều giá trị khoa học. Tuy nhiên, những nghiên cứu trực diện vào vấn đề nguồn lực trí tuệ thì còn rất ít ỏi, và đang ở giai đoạn khởi động. 9 Thực trạng nghiên cứu học thuật đang đòi hỏi phải có những nghiên cứu sâu cả về phương diện lý thuyết, lẫn phương diện thực tế, và cả về phương diện tư vấn chính sách về nguồn lực trí tuệ Việt Nam. Nhận thức được đòi hỏi khách quan trên cả ba phương diện: thực tiễn, chính sách và học thuật, Đảng và Nhà nước đã đầu tư kinh phí để xây dựng và triển khai đề tài khoa học cấp Nhà nước: “Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước trong thế kỷ XXI” (mã số KX.03.22/06 - 10, thuộc Chương trình khoa học và công nghệ cấp Nhà nước KX.03/06 - 10 “Xây dựng con người và phát triển văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế”). 2. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Ý nghĩa lý luận Trên phương diện lý luận, các vấn đề trí tuệ, nguồn lực trí tuệ và phát huy nguồn lực trí tuệ được quan tâm, đề cập tới trong vô số các công trình nghiên cứu trên thế giới. Trong thời kỳ chuyển tiếp sang thời đại của văn minh trí tuệ, trong bối cảnh hội nhập toàn cầu và phát triển kinh tế tri thức, đặc biệt vào thập niên cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, vấn đề lý luận liên quan đến bản chất, cấu trúc, vị thế và vai trò của nguồn lực trí tuệ, vốn trí tuệ, giới tinh hoa trí tuệ đã trở thành những vấn đề nóng ở nhiều quốc gia phương Tây. Xuất hiện nhiều trường phái, nhiều quan niệm và các cách tiếp cận mới khảo cứu về nguồn lực trí tuệ, vốn trí tuệ của các quốc gia, các khu vực, các ngành, các doanh nghiệp, các tổ chức, v.v., không chỉ ở tầm vĩ mô, mà còn cả ở tầm vi mô, trong bối cảnh ngày càng suy giảm vai trò của yếu tố vật chất và gia tăng ý nghĩa của yếu tố trí tuệ, tri thức với tính cách là nguồn lực chủ yếu của sản xuất, của phát triển kinh tế - xã hội. Việc nghiên cứu đề tài này có thể xem là sự bắt nhịp về lý luận với giới học thuật quốc tế về những đề tài có giá trị khoa học và thực tiễn cao trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay. Đây là cơ sở lý luận chiến lược không thể thiếu cho một nền kinh tế cất cánh của mỗi quốc gia trong thế giới đương đại. Đây là một đề tài nghiên cứu mang tính liên ngành, được tiếp cận trên các góc độ triết học, sử học, xã hội học, khoa học chính sách và khoa học dự báo. Cách tiếp cận liên ngành khoa học xã hội đã định hướng cho toàn bộ nghiên cứu. Nghiên cứu này có điều kiện kết hợp và vận dụng các lý thuyết của các ngành khoa học xã hội khác nhau để làm sáng tỏ vấn đề về nguồn lực trí tuệ Việt Nam, đem lại cái nhìn đa 10 chiều cạnh về nguồn lực này. Bên cạnh đó, những phát hiện mới của nghiên cứu đặt ra những vấn đề về mặt lý luận cho các ngành khoa học xã hội tiếp tục nghiên cứu. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài tập trung vào việc đánh giá nguồn lực trí tuệ Việt Nam trong lịch sử cũng như trong hiện tại, thực trạng phát huy nguồn lực trí tuệ hiện nay, tìm hiểu những yếu tố thúc đẩy, cản trở việc phát huy nguồn lực này, để từ đó đề xuất những khuyến nghị về mặt chính sách đối với Đảng và Nhà nước nhằm phát triển nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước trong thế kỷ XXI. Những kết quả của đề tài sẽ cung cấp những luận cứ quan trọng cho việc hoạch định chiến lược và chính sách của Đảng, Nhà nước ở tầm vĩ mô đối với trí tuệ và nguồn lực trí tuệ Việt Nam, đồng thời góp phần xây dựng chiến lược phát triển con người trong thời kỳ đất nước đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế tri thức. Đồng thời, các nhà nghiên cứu, các học viên sau đại học, sinh viên và những người quan tâm tới vấn đề về nguồn lực trí tuệ Việt Nam sẽ có một nguồn tư liệu tham khảo có giá trị từ kết quả nghiên cứu của đề tài. 3. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU1 3.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Những vấn đề liên quan đến trí tuệ và nguồn lực trí tuệ con người đã dành được sự quan tâm nghiên cứu từ rất sớm trong lịch sử tư tưởng nhân loại ở cả phương Đông và phương Tây với nhiều quan niệm, cách tiếp cận, nhiều tư tưởng, lý thuyết được đề xướng. Tuy nhiên chỉ từ cuối thế kỷ XIX, nghiên cứu chuyên sâu về trí tuệ có được bước phát triển mới trên cơ sở khoa học. Có vô số các công trình nghiên cứu về trí tuệ, nguồn lực trí tuệ, phát huy nguồn lực trí tuệ. Tuy vậy, chúng tôi có thể phân chia các tư liệu về đề tài này thành các loại sau: Thứ nhất, là các công trình nghiên cứu về các quan niệm, các cách tiếp cận về trí tuệ trong lịch sử tư tưởng nhân loại ở cả phương Tây và phương Đông2. Thứ hai, là 1 Ở đây, chúng tôi chỉ nêu một cách tổng quan về tình hình nghiên cứu. Những nội dung cụ thể sẽ được trình bày chi tiết trong chương 1 dưới đây. 2 Thuộc nhóm này, có thể nhắc đến những công trình sau: Gardner, Howard, Cơ cấu trí khôn - Lý thuyết về nhiều dạng trí khôn, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998; Gardner, H. (1983). Frames of mind: The theory of multiple intelligences. New York: Basic Books; Eysenck, H. J. (1982). Introduction. In H. J. Eysenck (Ed.), A model for intelligence (pp. 1 - 10). New York: Springer - Verlag; Guilford, J. P. (1967). The nature of human intelligence. New York: McGraw - Hill; Sternberg, R. J., & Gardner, M. K. (1982). A componential interpretation of the general factor in human intelligence. In H. J. Eysenck (Ed.), A model for intelligence (pp. 231 - 254), New York: Springer - Verlag; Sternberg, R. J. (1985), Beyond IQ: A triarchic theory of human intelligence, New York: Cambridge University Press; Thurstone, L. L. (1924). The nature of intelligence. New York: Harcourt Brace; 11 các công trình nghiên cứu về một số khái niệm liên quan đến trí tuệ, các loại hình trí tuệ, các mô hình trí tuệ, đo lường trí tuệ3. Thứ ba, là các công trình nghiên cứu về gien, môi trường, văn hóa và các yếu tố tác động đến việc phát triển trí tuệ4. Thứ tư là các công trình về một số khái niệm liên quan đến nguồn lực trí tuệ và phát huy nguồn lực trí tuệ5. Thứ năm, các lý thuyết chung về nguồn lực trí tuệ được phát triển mạnh trong Armstrong, Thomas, Multiple Intelligences: Seven Ways to Approach Curriculum, Educational Leadership, November, 1994. 3 Thuộc nhóm này, có thể nhắc đến những công trình sau: Guilford, J. P. (1967), The nature of human intelligence, New York: McGraw - Hill; Altman, Ida, Concept of Intelligence, University Press of America, 1997; Morin, E. (chủ biên), Thách đố của thế kỷ XXI - Liên kết tri thức, Nxb Đaị học Quốc gia Hà Nội, 2005; Cohn, J.S., Whas is giftedniss? A multidimensional approach. In: Kramer, A. H: Gifted children their potentia", New York, 1981; Ferger, B, Hochbegabung: Chancen und Problem, Verlag Hans Huber, Bern/ Stuttgart/ Toronto, 1988; Sternberg, R. J. (in press), Intellectual ability, in: Encyclopedia of Cognitive Science, Macmillan Publishers Limited, 2002; Sternberg, R. J., The concept of intelligence, in: R. J. Sternberg (Ed.), Handbook of intelligence (pp. 3 - 15), New York: Cambridge University Press, 2000; Spearman, C. (1973/1923). The nature of "intelligence" and the principles of cognition, New York: Arno Press.; Roedell, Jackson & Robinson (1980), Hochbegabung in der Kindheit, Heidelberg: Roland Asanger Verlag; Tettenborn, A. (1996). Familien mit hochbegabten Kindern, Münster / New York: Waxmann; Süß, H. - M. (1996), Intelligenz, Wissen und Problemlösen, Göttingen: Hogrefe.; Goleman, Daniel, Trí Tuệ Xúc Cảm - Ứng Dụng Trong Công Việc, Nxb Tri Thức, 2007; Abroms, K.I, Social giftedniss and its relationship with intellectual giftedniss in J. Freeman: The psychology of gifted children, Chicherter: Sohn Wiley & Sens, 1985; Kaiser, H.J., Soziale Intelligenz,Verlag W. Kohlhammer, Stuttgart, 1998; Spariosu, Mihai, Global Intelligence and Human Development, MIT Press Ltd, 2004; Sternberg, R. J., & Grigorenko, E. L, (in press), Intelligence applied, New York: Oxford University Press, 2002; Sternberg, Robert J. (Ed.), Encyclopedia of human intelligence, Macmillan, New York, 1994; Armstrong, Thomas, Multiple Intelligences in the Classroom. Alexandria, VA: Association for Supervision and Curriculum Development, 1994; Armstrong, Thomas, Multiple Intelligences: Seven Ways to Approach Curriculum, Educational Leadership, November, 1994; Gates, Bill; Collins Hemingway, Bill Gates - Tốc độ tư duy, (Nguyễn Văn Phước, Vũ Tài Hoa, Lê Hiền Thảo dịch), Nxb. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, 2002 ; Eysenck, H.J, The nature and measurement of intelligence in The psychology of gifted children, Chicherter, New York , 1985; Hunt, T, The measurement of social intelligence, Journal of Applied Psychology, 1928; Jensen, A. R., Why is reaction time correlated with psychometric g? Current Directions in Psychological Science, 2 (1993), 53 - 56; Jensen, A. R., The psychometrics of intelligence, in H. Nyborg (Ed.), The scientific study of human nature: Tribute to Hans J. Eysenck at eighty (pp. 221 - 239), New York: Elsevier, 1997; Spearman, C., General intelligence objectively determined and measured, American Journal of Psychology, 15 (1904), 201 - 293; Sternberg, R. J., Beyond IQ: A triarchic theory of human intelligence, New York: Cambridge University Press, 1985; Sternberg, Robert J.; Lautrey, Jacques; Lubart, Todd I., Models of Intelligence, American Psychological Association, 2003; Eysenck, H. J., Introduction. In: H. J. Eysenck (Ed.), A model for intelligence (pp. 1 - 10). New York: Springer - Verlag, 1982; Sternberg, R. J., & Gardner, M. K., A componential interpretation of the general factor in human intelligence, In: H. J. Eysenck (Ed.), A model for intelligence (pp. 231 - 254), New York: Springer - Verlag, 1982; Holocher - Ertl, S., Kubinger, K.D., Förderungsorientierte Hochbegabungsdiagnostik: Das Wiener Diagnosemodell zum Hochleistungspotenzial, Report Psychologie, 3 (2009), 116 - 129; Jäger, A.O., Intelligenzstrukturforschung: Konkurrierende Modelle, neue Entwicklungen, Perspektiven, Psychologische Rundschau, 35 (1984), 21 - 35. 4 Thuộc nhóm này, có thể nhắc đến những công trình sau: Fetzer, James H., Evolution of Intelligence, 2004; Klix, F., Zur Evolution der Menschlichen Intelligenz, Verlag W. Kohlhammer, Stuttgart, 1998; Доналдсон ,М., Мыслительная деятельность детей, М., 1985; Carraher, T. N., Carraher, D., & Schliemann, A. D., Mathematics in the streets and in schools, British Journal of Developmental Psychology, 3 (1985), 21 - 29; Holocher - Ertl, S., Kubinger, K.D. & Hohensinn, C., Hochbegabungsdiagnostik: HAWIK - IV oder AID 2. Kindheit und Entwicklung, 17 (2008a), 99 - 106. 5 Thuộc nhóm này, có thể nhắc đến những công trình sau: Dahlman, C. J. & Aubert, J., China and the knowledge economy: Seizing the 21st century, Washington, DC: The World Bank, 2001; Drucker, P., Post - Capitalist Society, Oxford: Butterworth Heinemann, 1993; Edvinsson, L & Malone, M. S., Intellectual capital, London, Piatkus, 1997; Guthrie and R. Petty, Intellectual capital: Australian annual reporting practices, Journal of Intellectual Capital (3), pp. 241–251, 2000; Drucker P., Beyond the Information Revolution //The Atlantic Monthly, October 1999. Vol. 284, № 4; Drucker P.F., Post - Capitalist Society, Oxford Butterworth: Heinemann, 1993; Brooking, A., The components of intellectual capital?(1997), in: http://www.tbroker.co.uk/ intellectual_ 12 Kinh tế học, đặc biệt là kinh tế học phát triển (trường phái Tư bản con người) từ khoảng giữa thế kỷ XX trở lại đây6. Trong những năm gần đây, trước những “kỳ tích” kinh tế của các “con rồng”, “con hổ” châu Á, nhiều nghiên cứu chuyên sâu của các nhà kinh tế học phát triển, của các tổ chức quốc tế như World Bank (WB), Internatinal Money Foundation (IMF), capital/components. html; Skyrme D. (1998) Measuring The Value of Knowledge, London Business Intelligence Ltd; Roos, J. and Roos, G. ‘Valuing intellectual capital?, FT Mastering Management, No, 3 (1997), July Aug.,pp. 6 - 10; Karl Erik Sveiby "The Intangible Asset Monitor", J. of Human Resource Casting and Accounting, 2 (1997); Paolo Magrassi, A Taxonomy of Intellectual Capital, Research Note COM - 17 - 1985; Сергеев А. Л. Интеллектуальный капитал когнитивной микроэкономики: тезаурус и структура //Экономический анализ: теория и практика, 2005. № 11. С. 50 - 55; Сергеев А. Л., Категории в теории интеллектуального капитала //Экономический вестник РГУ. 2005, № 1., С. 53 - 58; Сергеев А. Л., Методологические знания в интеллектуальном капитале организации.//Научная мысль Кавказа, 2004, № 4. С. 47 - 50; Сергеев А. Л. Типология ресурсов интеллектуального капитала фирмы //Экономический вестник РГУ, 2005, № 1. С. 59 - 64; Stewart T.A. Intellectual Capital: The New Wealth of Organizations. N.Y. - L.: Doubleday / Currency, 1997; Марковская Елизавета Игоревна, Интеллектуальные ресурсы в обеспечении конкурентоспособности предприятия, in: http://www.lib.ua - ru.net/diss/cont/80217.html; Klein, David A., Strategic Management of Intellectual Capital, Elsevier: Science & Technology, 1998, Skyrme, David, Measuring Knowledge and Intellectual Capital, Business Intelligence, 2003; Dahlman, C. J. & Aubert, J.. China and the knowledge economy: Seizing the 21st century, Washington, DC: The World Bank, 2001; Edvinsson, L & Malone, M. S., Intellectual capital, London, Piatkus, 1997; Guthrie and R. Petty, “Intellectual capital: Australian annual reporting practices”, Journal of Intellectual Capital (3), pp. 241–251, 2000; Marr, B., Gray,D. and Neely,A., Why do firms measure their intellectual capital, Journal of Intellectual Capital, Vol.4 No.4, pp.441 - 64, 2003; O'Donnell, Henriksen, and Voelpel, "Becoming critical on intellectual capital", Journal of Intellectual Capital, Vol 7 No.1, 2006; Mouritsen, Jan, Per Nikolaj Bukh, Mette Rosenkrands Johansen & Heine T. Larsen, Developing and Managing Knowledge through Intellectual Capital Statements, Journal of Intellectual Capital 3(1):10 - 29.2002; Brooking, A., Intellectual Capital: Core Assets for the Third Millennium Enterprise, Thompson Business Press, London 1996; Brooking, A., The management of intellectual capital, Long Range Planning, Vol. 30 No. 3 (1997); Edvinsson, L., The knowledge capital of nations, Knowledge Management, April (2002), pp. 27 - 30; Edvinsson, L., Stenfelt, C., IC of nations for future wealth creation, Journal of Human Resource Costing & Accounting, Vol. 4 No. 1 (1999); Edvinsson, L., “Developing intellectual capital at Skandia”, Long Range Planning, Vol.30 No. 3 (1997), pp.320 - 31; Hall, R., “The Strategic Analysis of Intangible Resources”, Strategic Management Journal, Vol. 13, No. 2 (1992), pp. 135 - 144; Hall, R., “A Framework linking Intangible Resources and Capabilities to Sustainable Competitive Advantage”, Strategic Management Journal, Vol.14 (1993); Hudson, W.J., Intellectual Capital: How to Build It, Enhance It,Use It, Wiley, New York, NY, 1993; Malhotra, Y. “Knowledge assets in the global economy : assessment of national intellectual capital” , in Malhotra, Y. (eds), Knowledge Management and Business Model Innovation, Idea Publishing Group, London, 2001; Roos, G., Roos, J., “Measuring your company’s intellectual performance”, Long Range Planning, Vol. 30 No. 3 (1997); Sullivan, P.H. (1998, eds), Profiting from intellectual capital: extracting value from innovation, Wiley, New York; Sveiby, K.E., “The Intangible Asset Monitor”, Journal of Human Resource Costing & Accounting, Vol. 2 No. 1 (1997). 6 Thuộc nhóm này có thể nhắc đến các nhà kinh tế học đoạt giải thưởng Nobel như Théodore W. Schultz (19021998) với các tác phẩm: Investment in Human Beings, Chicago: University of Chicago Press, 1962; Investment in Human Capital: The Role of Education and of Research, New York: Free Press, 1971; Investment in Education: Equity-Efficiency Quandary, Chicago: University of Chicago Press, 1972; Human Resources (Human Capital: Policy Issues and Research Opportunities), New York: National Bureau of Economic Research, 1972; Economics of the Family: Marriage, Children, and Human Capital, Chicago: University of Chicago Press, 1974; Investing in People, University of California Press, 1981. Ngoài ra còn có Gary Becker với các tác phẩm: Human Capital: A Theoretical and Empirical Analysis, with Special Reference to Education, (National Bureau of Economic Research, 1964, 2nd ed., 1975, 3rd ed., 1993); Economic Theory, (Alfred A. Knopf, 1971, new ed., 2007; The Economic Approach to Human Behavior, (University of Chicago Press, 1976; A Treatise on the Family, (Harvard University Press, 1981, Enl. ed., 1991; An Economic Analysis of the Family, (Economic and Social Research Institute, 1986; Economic Growth, Inequality and Population Growth: the Family and the State, (Institute of Economics, Academia Sinica, 1987; v.v.. 13 World Economic Forum (WEF)7, v.v., đã cung cấp nhiều khung lý thuyết và bài học kinh nghiệm về xây dựng và phát huy nguồn lực con người, về nguồn lực khoa học công nghệ, về xây dựng kinh tế tri thức trong phát triển quốc gia. Đây thực sự là những cơ sở khoa học quan trọng cho việc nghiên cứu vấn đề xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam. Ở các nước Đông Âu, trong đó có nước Nga, khái niệm nguồn lực trí tuệ, thường được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, ở các nước phương Tây, khái niệm nguồn lực trí tuệ (intellectual resources) này được coi là đồng nghĩa với khái niệm vốn trí tuệ (intellectual capital). Khái niệm vốn trí tuệ thường sử dụng rộng rãi trong nhiều công trình nghiên cứu và sách báo ở các nước phương Tây, nhất là kể từ cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI. Ở đây có thể kể đến tên tuổi của các nhà nghiên cứu về bản chất, cấu trúc, vai trò của nguồn lực trí tuệ hay vốn trí tuệ như C. J. Dahlman, J. Aubert; P. Drucker; L. Edvinsson; M. S. Malone; Guthrie and R. Petty, A. Brooking, David Skyrme D; J.Roos; G. Roos; A. Stewart Thomas; Paolo Magrassi; Сергеев А. Л.;, David A. Klein; Guthrie and R. Petty; B. Marr; D. Gray, A. Neely, Jan Mouritsen, Per Nikolaj Bukh, Mette Rosenkrands Johansen & Heine T. Larsen, R. Hall; W.J.Hudson; G.Roos; J. Roos; K.E. Sveiby8, v.v. Các công trình này bước đầu mang đến cho độc giả các nước một bức tranh khái quát về bản chất, vị thế của nguồn lực trí tuệ trong bối cảnh của xu hướng phát triển kinh tế tri thức. Nhìn chung, đa số các công trình này nói trên chủ yếu xem xét nguồn lực trí tuệ dưới góc độ kinh tế, đặc biệt liên quan nguồn lực trí tuệ của một doanh nghiệp, chứ chưa đi sâu nghiên cứu nguồn lực trí tuệ và những vấn đề về xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ của quốc gia. 3.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam, việc nghiên cứu chuyên sâu, trực tiếp về đề tài trí tuệ, nguồn lực trí tuệ nói chung và nguồn lực trí tuệ Việt Nam nói riêng trong bối cảnh hội nhập hiện nay vẫn ở tình trạng rất khiêm tốn. Đây là lĩnh vực đề tài còn chưa được nghiên cứu một cách thấu đáo, đặc biệt dưới giác độ nghiên cứu tổng hợp có tính liên ngành. 7 Chẳng hạn như công trình: Của cải của quốc gia đang ở đâu? Đo lường nguồn của cải Thế kỷ 21 (Nxb. CTQG, H., 2009), Nhìn Lại sự Thần Kỳ Của Các Nước Đông Á (Joseph E. Stiglitz. Shahid Yusuf, Nxb. Từ điển Bách Khoa, H., 2009, v.v.. 8 Xem: các tư liệu đã dẫn. 14 Tuy nhiên, liên quan gián tiếp đến đề tài này cũng đã có khá nhiều công trình được công bố ở trong nước. Có thể tạm chia những công trình đó thành các nhóm sau đây: Nhóm thứ nhất là nhóm các công trình nghiên cứu về bản chất của trí tuệ nói chung và trí tuệ người Việt Nam nói riêng, chủ yếu tiếp cận dưới góc độ nhân học và tâm lý học9. Đây là loại công trình có liên quan đến vấn đề con người và nguồn nhân lực nói chung, trong đó có nguồn lực trí tuệ ở Việt Nam. Một vài công trình đã phân tích những đặc trưng về thể chất, những vấn đề liên quan đến đặc điểm, cấu trúc, cơ chế y - sinh học của người Việt Nam. Nhóm công trình này cũng gián tiếp góp phần chỉ ra đặc tính tâm lý học của trí tuệ của người Việt Nam, nhất là quá trình diễn biến của tâm lý người Việt Nam trong các môi trường sống trong từng lứa tuổi khác nhau. Đây là những nghiên cứu có giá tham khảo ở mức độ nhất định đối với đề tài. Trong nhóm này, đáng chú ý là công trình của Bùi Thị Ngọc Lan: “Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam” (Nxb. Chính trị Quốc gia, 2002). Đây là một trong những công trình đi tiên phong vào lĩnh vực nghiên cứu nguồn lực trí tuệ Việt Nam, tuy nhiên, công trình còn khá sơ lược, nhiều quan điểm mà công trình đề xuất cần được tranh luận, trao đổi, nhất là khi đứng từ góc tiếp cận liên ngành. Nhóm thứ hai là những nghiên cứu về kinh tế học phát triển, về lý thuyết, mô hình và kinh nghiệm tăng trưởng, phát triển của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là khu vực Đông Á, ASEAN, và Việt Nam10. Các công trình thuộc nhóm này đã cung cấp khung khổ lý thuyết, bài học kinh nghiệm thực tế và những gợi mở chính sách về xây dựng và phát huy nguồn lực con người, trong đó có những vấn đề về nguồn lực trí tuệ. 9 Thuộc loại này phải kể đến chương trình nghiên cứu cấp nhà nước KX - 07: “Con người, mục tiêu và động lực phát triển kinh tế - xã hội” do Phạm Minh Hạc làm chủ nhiệm, mà kết quả nghiên cứu được công bố trong kỷ yếu Hội thảo khoa học Con người Việt Nam và công cuộc đổi mới tại Hà Nội vào năm 1994; Chương trình KHCN cấp Nhà nước KHXH 04 - 04: Chiến lược phát triển toàn diện con người Việt Nam trong giai đoạn CNH, HĐH đất nước cũng do Phạm Minh Hạc làm chủ nhiệm; cuốn Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực (Hà Nội, 2001) và cuốn Phát triển văn hóa, con người và nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007) đều do Phạm Minh Hạc làm chủ biên. Thuộc loại này, cũng không thể bỏ qua được cuốn Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế "Nghiên cứu và phát triển văn hóa, con người, nguồn nhân lực đầu thế kỷ XXI" thuộc chương trình khoa học - công nghệ cấp nhà nước KX - 05, được tổ chức vào tháng 11 năm 2003 trong đó có báo cáo tham luận của Nguyễn Quang Uẩn về phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực và giáo dục; cuốn Bàn về đặc điểm tăng trưởng người Việt Nam do Lê Nam Trà làm chủ biên (Hà Nội, 1997), v.v.. Bên cạnh đó, có thể kể đến cuốn sách dịch đang thịnh hành hiện nay ở Việt Nam Phương Pháp 3. Tri thức về Tri thức - Nhân Học về Tri thức của Edgar Morin (Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006), trong đó tác giả chủ trương "tổ chức lại tri thức luận", xây dựng lại tri thức luận phức hợp, tránh quan niệm cắt xén, đơn giản, một chiều mối quan hệ giữa triết học với khoa học. 10 Chẳng hạn như công trình của Trần Văn Tùng (chủ biên): Chất lượng tăng trưởng nhìn từ Đông Á (Nxb. Thế giới, H, 2003); Trần Thị Nhung: Tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội ở Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới 2 đến nay (Nxb. Khoa học xã hội, H., 2002), v.v.. 15 Nhóm thứ ba, bao gồm một số nghiên cứu về tài năng, nhân tài, đào tạo, phát triển nhân tài ở Việt Nam11. Tiếp cận chủ yếu dưới góc độ giáo dục học, tâm lý học và sử học đối với vấn đề nhân tài, nhóm các nghiên cứu này đã góp phần không nhỏ vào việc chỉ ra những bài học kinh nghiệm của lịch sử Việt Nam trong việc xây dựng, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực tài năng được xem là nguyên khí quốc gia ở Việt Nam. Nhóm thứ tư bao gồm nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa, về phong tục, truyền thống Việt Nam, có liên quan ít nhiều đến đặc tính, vai trò và đóng góp của trí tuệ Việt Nam trong suốt lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc12. Trong nhóm này có khá nhiều công trình nghiên cứu tiếp cận vấn đề phương thức tư duy, trí tuệ, nhân cách và tài năng của người Việt Nam dưới góc độ văn hoá học, góp phần làm rõ những chiều cạnh của văn minh trí tuệ, tinh thần Việt Nam trên cả bình diện cá nhân và cộng đồng. Gần đây, trên báo Tiền phong và một số diễn đàn đã xuất hiện những cuộc thảo luận về “thói hư, tật xấu của người Việt Nam”, trong đó có nhiều ý kiến tiếp cận các nhược điểm trong lối tư duy, cách ứng xử và bộc lộ tài năng của người Việt Nam. Nhóm thứ năm là những nghiên cứu thuộc dạng “tủ sách danh nhân” chuyên khảo cứu về dựng chân dung, sự nghiệp, nhân cách, tài năng của nhiều cá nhân xuất chúng là người Việt Nam13. Loại công trình này ít nhiều khảo sát về trí tuệ của những nhân vật, vì thế có giá trị tham khảo quan trọng đối với đề tài, đặc biệt là trong việc nhìn nhận, đánh giá về những năng lực vượt trội và những đóng góp đã được thừa 11 Thuộc nhóm công trình này, phải kể đến cuốn của Nguyễn Trọng Bảo, Nguyễn Huy Tú, Phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng tài năng. Kết quả của đề tài Nhà nước KX - 07 - 08/1992 - 1994; cuốn Phương sách dùng người của ông cha ta trong lịch sử (Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994) do Phan Hữu Dật làm chủ biên; cuốn Trí thức với Đảng, Đảng với tri thức trong sự nghiệp giải phóng và xây dựng đất nước (Nguyễn Văn Khánh chủ biên, Nxb. Thông Tấn, Hà Nội, 2004); cuốn Kỷ yếu Hội thảo quốc gia Bồi dưỡng nhân tài phục vụ CNH - HĐH đất nước do Bộ Giáo dục và đào tạo ấn hành tháng 8/2000; cuốn Phát triển nhân tài chấn hưng đất nước của Nguyễn Đắc Hưng (Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội); cuốn Phát triển giáo dục và đào tạo nhân tài của Nghiêm Đình Vỳ, Nguyễn Đắc Hưng (Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002) ; cuốn Khảo lược về kinh nghiệm phát hiện, đào tạo và sử dụng nhân tài trong lịch sử Việt Nam do Phạm Hồng Tung làm chủ biên (Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005), v.v... 12 Thuộc nhóm này, có thể kể đến các công trình tiêu biểu như cuốn Tuổi trẻ nhân tài và tài năng quân sự của Nguyễn Trọng Bảo (Nxb. Quân đội nhân dân, 1993); cuốn Tính cộng đồng, tính cá nhân và cái tôi của thanh niên Việt Nam của Đỗ Long và Phan Thị Mai Hương (Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2002); cuốn Việt Nam văn hoá sử cương của Đào Duy Anh (Nxb. Bốn Phương, Hà Nội, 1995); cuốn Văn hóa và con người của Nguyễn Trần Bạt (Nxb. Hội nhà văn Việt Nam, Hà Nội, 2005), v.v... 13 Thuộc nhóm các công trình này, phải kể đến cuốn của Trương Bá Cần Nguyễn Trường Tộ - Con người và Di thảo (Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1988); cuốn của Đinh Thị Minh Hằng: Lê Quý Đôn trên tiến trình ý thức văn học dân tộc (Nxb.Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996); cuốn Nguyễn Công Trứ: Về tác gia và tác phẩm do Trần Nho Thìn giới thiệu và tuyển chọn (Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2003); cuốn Những người đi qua hai thế kỷ do Đinh Xuân Lâm chủ biên (Nxb. Lao Động, Hà Nội, 2001); cuốn Lịch sử và văn hoá Việt Nam - Những gương mặt trí thức do Nguyễn Quang Ân chủ biên (Nxb. Văn hoá Thông Tin, 1998), v.v... 16 nhận của các cá nhân xuất chúng, trong việc phân tích, đánh giá về tiềm năng, đặc điểm của nguồn lực trí tuệ Việt Nam đã được phát huy trong những lĩnh vực cụ thể. Nhóm thứ sáu là các công trình nghiên cứu về chiến lược, chính sách và thực trạng phát triển khoa học công nghệ và giáo dục Việt Nam14. Đây là nhóm công trình nghiên cứu đề cập khá nhiều vấn đề liên quan đến xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam. Ngoài ra, không thể không kể đến các văn kiện của Đảng, các văn bản pháp quy của Nhà nước về văn hóa, trí thức, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, đặc biệt là trong thời kỳ Đổi mới; các tác phẩm của Hồ Chí Minh và một số đồng chí lãnh đạo Đảng và nhà nước như Trường Chinh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, v.v.. Đây là nguồn cung cấp các cơ sở tư tưởng, cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý cho việc triển khai nghiên cứu về nguồn lực trí tuệ Việt Nam. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước cho thấy, đề tài “Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước trong thế kỷ XXI” là một đề tài mới. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài là phong phú và có giá trị khoa học to lớn, là cơ sở quan trọng đảm bảo tính khả thi của đề tài. 4. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 4.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ thực trạng, đề xuất giải pháp và kiến nghị về xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước trong thế kỷ XXI. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, Đề tài xác định các nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau đây: - Phân tích các vấn đề lý luận liên quan đến khái niệm trí tuệ, nguồn lực trí tuệ, phát huy nguồn lực trí tuệ: Các vấn đề lý luận về trí tuệ, nguồn lực trí tuệ, phát huy 14 Thuộc loại công trình này, không thể không nhắc đến cuốn Nhân tài trong chiến lược phát triển quốc gia của Nguyễn Đức Hưng, Phan Xuân Dũng (Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004); cuốn Chiến lược phát triển giáo dục trong thế kỷ XXI - kinh nghiệm của các quốc gia của Viện nghiên cứu phát triển giáo dục (Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002); cuốn Báo cáo phát triển con người Việt Nam 2001. Đổi mới và sự nghiệp phát triển con người của Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia (Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001); cuốn Những quan điểm của các nhà kinh điển mácxít về tầng lớp trí thức và yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta đối với đội ngũ trí thức Việt Nam hiện nay của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (Hà Nội, 2000), Trí thức Khoa học xã hội và nhân văn trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước (Luận án Tiến sĩ triết học của Ngô Thị Phượng, Hà Nội, 2006); gần đây còn phải kể đến đề tài “Xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020” (Mã số: KX.04.16/06 - 10) do Đàm Đức Vượng chủ trì; v.v.. 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng