Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng và bảo hộ thương hiệu hàng nông sản việt nam trong thời kỳ hội nhập kin...

Tài liệu Xây dựng và bảo hộ thương hiệu hàng nông sản việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế

.PDF
68
177
133

Mô tả:

Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật Xây dựng và bảo hộ thương hiệu hàng nông sản Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT NIÊN KHÓA 2009 – 2013 Đề tài: XÂY DỰNG VÀ BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ G Giiảả nngg vviiêênn hhưướớ nngg ddẫẫ nn:: nn:: Tiến sĩ: Cao Nhất Linh Bộ môn: Luật Thương Mại SSiinnhh vviiêênn tthhựự cc hhiiệệ Nguyễn Thanh Khoa MSSV: 5095617 Lớp: Luật Thương Mại 2- K35 Cần Thơ, 5/2013 GVHD: TS. Cao Nhất Linh SVTH: Nguyễn Thanh Khoa Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật Xây dựng và bảo hộ thương hiệu hàng nông sản Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế LỜI CẢM ƠN ñ&ó Nhìn lại những năm tháng được học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Cần Thơ, giờ đây là một sinh viên sắp ra trường, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến: Tất cả quý Thầy, Cô trường Đại học Cần Thơ nói chung và Thầy, Cô đang công tác trong Khoa Luật nói riêng đã tận tình dạy bảo, truyền đạt những kiến thức quý báo trong suốt khoảng thời gian em theo học tại trường. Đặc biệt, để hoàn thành luận văn này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy Cao Nhất Linh. Trong suốt thời gian thực hiện luận văn, mặc dù rất bận rộn trong công việc nhưng Thầy vẫn giành rất nhiều thời gian và tâm quyết trong việc hướng dẫn em. Thầy đã cung cấp cho em rất nhiều hiểu biết về một lĩnh vực mới khi em mới bắt đầu bước vào thực hiện luận văn. Trong quá trình thực hiện luận văn Thầy luôn định hướng, góp ý sửa chữa những chỗ sai giúp em không bị lạc lối trong biễn kiến thức mênh mông. Cho đến hôm nay, luận văn tốt nghiệp của em đã được hoàn thành, cũng chính nhờ sự nhắc nhở, đôn đốc, sự giúp đỡ nhiệt tình của Thầy. Ngoài ra em xin gửi lời cảm ơn đến Thầy, Cô đang công tác tại Trung tâm học liệu Trường Đại học Cần Thơ, Thư viện Khoa Luật Trường Đại học Cần Thơ đã nhiệt tình giúp em trong việc cung cấp thông tin, tài liệu để phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình. Cùng tất cả bạn bè đã cùng tôi trải qua và chia sẻ những khó khăn nơi giảng đường. Cuối cùng con xin gửi lời tri ân vô vàng đến Cha, Mẹ và người thân trong gia đình đã tạo điều kiện cho con có thể theo đuổi ước mơ của mình. Xin gửi đến Cha, Mẹ, Thầy, Cô cùng tất cả bạn bè lời chúc sức khỏe, chúc mọi người luôn thành công trong cuộc sống, trong công việc và học tập./. Xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày tháng 5 năm 2013 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thanh Khoa GVHD: TS. Cao Nhất Linh SVTH: Nguyễn Thanh Khoa Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật Xây dựng và bảo hộ thương hiệu hàng nông sản Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ---- ---BLDS : Bộ Luật dân sự. DN : Doanh Nghiệp. EU : Liên minh Châu Âu. GATT : Hiệp định chung về thuế quan và thương mại – GATT 1994. GDP : Tổng sản phẩm nội địa. TNHH : Trách nhiệm hữu hạn. TRIPS : Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ. SHTT : Sở hữu trí tuệ. WIPO : Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới. WTO : Tổ chức thương mại thế giới. GVHD: TS. Cao Nhất Linh SVTH: Nguyễn Thanh Khoa Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật Xây dựng và bảo hộ thương hiệu hàng nông sản Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ---- ---................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2013 Giảng viên hướng dẫn TS. Cao Nhất Linh GVHD: TS. Cao Nhất Linh SVTH: Nguyễn Thanh Khoa Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật Xây dựng và bảo hộ thương hiệu hàng nông sản Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế NHẬN XÉT CỦA THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG ---- ---................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2013 Thành viên hội đồng GVHD: TS. Cao Nhất Linh SVTH: Nguyễn Thanh Khoa Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật Xây dựng và bảo hộ thương hiệu hàng nông sản Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... . 1 2. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................ . 2 3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... . 2 4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... . 2 5. Bố cục Luận văn ........................................................................................................ . 2 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VẾ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU ........................... 3 NÔNG SẢN VIỆT NAM .................................................................................................... 3 1.1. Khái quát về thương hiệu....................................................................................... . 3 1.1.1. Định nghĩa .......................................................................................................... 3 1.1.2 Các yếu tố tạo nên thương hiệu........................................................................... 5 1.1.3. Ý nghĩa của thương hiệu .................................................................................... 7 1.1.4 Vai trò của thương hiệu đối với nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập................. 10 1.1.5 Phân loại thương hiệu ....................................................................................... 10 1.2. Khái niệm hàng nông sản....................................................................................... 13 1.2.1. Định nghĩa hàng nông sản................................................................................ 13 1.2.2. Đặc điểm hàng nông sản .................................................................................. 14 1.3 Ý nghĩa việc bảo hộ thương hiệu hàng nông sản trong thời kỳ hội ......................... 15 1.4 Pháp luật về xây dựng và bảo hộ thương hiệu hàng nông sản tại VN ..................... 17 1.4.1 Giai đoạn trước khi ban hành Luật Sở hữu trí tuệ 2005 ................................... 17 1.4.2 Giai đoạn khi ban hành Luật Sở hữu trí tuệ 2005 ............................................. 17 1.4.3 Các điều ước quốc tế Việt Nam tham gia ........................................................ 18 CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ XÂY DỰNG VÀ BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP ........................ 22 2.1 Dấu hiệu được bảo hộ dưới danh nghĩa là thương hiệu........................................... 22 2.1.1 Quy định của pháp luật pháp luật quốc tế ......................................................... 22 2.1.2 Quy định của pháp luật Việt Nam.................................................................... 26 2.2 Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa là thương hiệu .................................. 28 2.2.1 Quy định của pháp luật quốc tế......................................................................... 28 2.2.2 Quy định của pháp luật Việt Nam..................................................................... 29 2.3 Thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu ....................................................................... 31 2.3.1 Quy định của pháp luật quốc tế......................................................................... 31 2.3.2 Quy định của pháp luật Việt Nam..................................................................... 34 2.4 Tranh chấp và giải quyết tranh chấp đối với thương hiệu ....................................... 35 2.4.1 Quy định của pháp luật quốc tế......................................................................... 35 2.4.2 Quy định của pháp luật Việt Nam..................................................................... 36 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG BẢO HỘ THUƠNG HIỆU HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM RONG THỜI GIAN TỚI ............................................ 40 3.1 Thực trạng đăng ký bảo hộ thương hiệu hàng nông sản .......................................... 40 3.2 .Tình hình cụ thể xây dựng và bảo hộ thương hiệu của một số hàng nông sản chủ lực của Việt nam ............................................................................................................ 42 GVHD: TS. Cao Nhất Linh SVTH: Nguyễn Thanh Khoa Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật Xây dựng và bảo hộ thương hiệu hàng nông sản Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế 3.2.1 Thực trạng xây dựng thương hiệu gạo .............................................................. 42 3.2.2 Mặt hàng cà phê ............................................................................................... 44 3.2.3 Thực trạng xây dựng thương hiệu một số mặt hàng nông sản khác ................. 45 3.3 Đánh giá chung về thực trạng xây dựng và bảo hộ thương hiệu hàng nông sản Việt nam trong thời gian qua. ................................................................................................ 47 3.4 Giải pháp kiến nghị .................................................................................................. 49 3.4.1 Về mặt pháp luật ............................................................................................... 49 3.4.2 Về phía Doanh nghiệp....................................................................................... 51 3.4.3 Về phía Nông dân.............................................................................................. 52 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 54 Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật Xây dựng và bảo hộ thương hiệu hàng nông sản Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều khởi sắc. Kể từ khi tiến hành chuyển đổi nền kinh tế tập chung bao cấp lạc hậu sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã đem lại những bước nhảy vọt trong nền kinh tế Việt Nam. Đưa Việt Nam thoát khỏi nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu và đang dần tiến lên trở thành một nền công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Tuy nhiên những yếu tố của truyền thống vẫn chưa thể mất mà vẫn còn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Đó là ngành sản xuất nông nghiệp với nhiều mặt hàng nông sản quan trọng như: gạo, cà phê, trái cây… Nhưng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mỡ cửa, tham gia hội nhập với nền kinh tế thế giới, trên thị trường sẽ tràng ngập mặt hàng nông sản của các nước như: Mỹ, Nhật, Trung Quốc…Do đó chúng ta phải chấp nhận sự cạch tranh khốc liệt của các thương hiệu hàng hóa nổi tiếng trên thế giới. Các doanh nghiệp của Việt Nam muốn đứng vững trên thị trường thì nhất định phải xây dựng được những thương hiệu có chất lượng để có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập tổ chức kinh tế lớn nhất thế giới WTO. Ngày nay vấn đế thương hiệu đang trở thành vần đế nóng bỏng đang được nhiều người quan tâm. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang bị rơi vào những vụ tranh chấp, kiện tụng, mua bán chuyển nhương thượng hiệu, điển hình như vụ tranh chấp thương hiệu của Công Ty Cổ Phần Cà phê Trung Nguyên tại Mỹ trong thời gian vừa qua. Trong thời kỳ hội nhập WTO, thì vấn đề thương hiệu càng phải quan tâm một cách rỏ ràng hơn nhất là vấn đề pháp lý trong việc bảo hộ thương hiệu hàng nông sản, nhằm tìm hiểu những quy định của pháp luật Việt Nam và Pháp luật quốc tế được đề cập đến thủ tục, cách thức bảo hộ và phương thức giải quyết khiếu nại thương hiệu theo pháp luật Việt Nam và quốc tế như thế nào. Chính vì vậy em đã chọn đề tài “Xây dựng và bảo hộ thương hiệu hàng nông sản Việt Nam trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tê” làm đề tài tốt nghiệp của mình. GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 1 SVTH: Nguyễn Thanh Khoa Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật Xây dựng và bảo hộ thương hiệu hàng nông sản Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế 2. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập chung nghiên cứu nhãn hiệu hàng hóa và chỉ dẫn địa lý hàng hóa, theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam và những Điều ước quốc tế mà Việt Nam gia nhập có liên quan đến nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý hai đối tượng được pháp luật sở hữu trí tuệ ghi nhận và bảo hộ, là tiêu chuẩn gần nhất để xây dựng thương hiệu cho một vài loại nông sản chủ yếu và quan trọng như Gạo, Cà phê, một số trái cây nổi. 3. Phương pháp nghiên cứu Người viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau như: nghiên cứu trên giấy, phân tích, so sánh, báo chí… để hoàn thành đề tài của mình. 4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài có nghiên cứu những quy định của Bộ luật dân sự 2005, luật sở hữu trí tuệ 2005, luật luật thương mại 2005 và những văn bản pháp luật quốc tế như Hiệp định TRIPs 1995, Công ước Paris 1883, Thỏa ước và Nghị định thư Madrid 1994, Thỏa ước Lisbon 1958, được người viết đề cập một cách có chọn lọc và phù hợp tùng nội dung trình bày. 5. Bố cục Luận văn Bố cục luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về xây dựng thương hiệu hàng nông sản. Chương 2: Một số vấn đề pháp lý về xây dựng và hộ thương hiệu hàng nông sản Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Chương 3: Thực trạng và giải pháp xây dựng và bảo hộ thương hiệu hàng nông sản Việt Nam trong thời gian tới. GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 2 SVTH: Nguyễn Thanh Khoa Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật Xây dựng và bảo hộ thương hiệu hàng nông sản Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VẾ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU NÔNG SẢN VIỆT NAM 1.1. Khái quát về thương hiệu 1.1.1. Định nghĩa Hiện nay, trong văn bản pháp lý của Việt Nam chưa có định nghĩa về thương hiệu. Nhưng khái niệm thương hiệu đã được sử dụng rất phổ biến trong lĩnh vực kinh tế, báo chí và rất nhiều các cuộc hội thảo khoa học lấy thương hiệu là chủ đề nghiên cứu và bình luận, kể từ năm 2003 Chương trình Thương hiệu Quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 253/2003/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2003,1 giao Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm phối hợp với các Bộ, Ngành triển khai thực hiện. Với mục tiêu Xây dựng hình ảnh Việt Nam gắn với các giá trị "Chất lượng - Đổi mới, sáng tạo - Năng lực lãnh đạo". Tăng thêm uy tín, niềm tự hào và sức hấp dẫn cho đất nước và con người Việt Nam, góp phần khuyến khích du lịch và thu hút đầu tư nước ngoài. Kể từ đó Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 20 tháng 4 hàng năm là "Ngày Thương hiệu Việt Nam" nhằm tôn vinh, quảng bá thương hiệu và hình ảnh Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.2 Nhưng khi nghiên cứu thương hiệu dưới gốc độ pháp lý người viết nhận thấy rằng để xây dựng thương hiệu cho hàng nông sản Việt Nam. Một mặt nhằm tạo ra thương hiệu có uy tín có chất lượng đối với người tiêu dùng trong nước và quốc tế, mặt khác thương hiệu được pháp luật bảo hộ thì trước mắt phải thông qua việc đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý. Để thuận lợi cho việc phân tích người viết dùng khái niệm thương hiệu để chỉ đến nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý trong nội dung của luận văn. 1 Quyết định số 253/2003/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ Về việc phê duyệt đề án xây dựng và phát triển Thương hiệu Quốc gia đến năm 2010. 2 Cục súc tiến thương mại, Tóm tắt một số nét chính về Chương trình Thương hiệu quốc gia: http://www.vietrade.gov.vn/gioi-thieu.html, [Truy cập ngày 10/4/2013]. GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 3 SVTH: Nguyễn Thanh Khoa Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật Xây dựng và bảo hộ thương hiệu hàng nông sản Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế Theo Luật Nhãn hiệu của Trung Quốc 1995 Điều VIII thì thương hiệu là “dấu hiệu như là một thương hiệu có thể được bất kỳ thể nhân, pháp nhân, tổ chức khác, dùng làm dấu hiệu phân biệt các hàng hóa với những người khác, bao gồm văn bản, đồ thị chữ cái, nhãn hiệu ba chiều và sự kết hợp màu sắc, và sự kết hợp của những yếu tố này, có thể áp dụng cho đăng ký như nhãn hiệu hàng hóa”.3 Và theo tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) thì tổ chức này có định nghĩa khá rộng “Thương hiệu là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức”.4 Tuy nhiên đến Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005 được sửa đổi và bổ sung năm 2009, một văn bản chuyên ngành định nghĩa rất ngắn gọn ở phần giải thích từ ngữ rằng “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”.5 Với gốc độ kinh tế ta có rất nhiều định nghĩa thương hiệu của những chuyên gia kinh tế học một trong những tác giả đó là Nguyễn Quốc Thịnh và Nguyễn Thành Trung trong quyển sách “Thương Hiệu Với Nhà Quản Lý” đã đưa ra định nghĩa “Thương hiệu không chỉ đơn thuần là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp hay một tổ chức này với hàng hóa dịch vụ của các doanh nghiệp và tổ chức khác, mà cao hơn, đó chính là một cơ sở khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thương trường cũng như uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng”.6 Như vậy ta có thể định nghĩa thương hiệu khái quát nhất rằng thương hiệu là tập hợp các dấu hiệu (hữu hình hoặc vô hình) có chức năng phân biệt các loại hàng hóa giữa các doanh nghiệp và phải để lại dấu ấn đặc biệt trong tâm trí của khác hàng. 3 Luật Nhãn hiệu Trung Quốc 1995. Bách khoa toàn thư, Thương hiệu: http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C6%B0%C6%A1ng_hi%E1%BB%87u, [Truy cập ngày 12/4/3013]. 5 Điều 4, khoản 16, Luật Sở Hữu Trí Tuệ 2005, được sửa đổi và bổ sung 2009. 6 Nguyễn Quốc Thịnh và Nguyễn Thành Trung, Thương Hiệu Với Nhà Quản Lý, Nhà xuất bản: Nxb Lao động Xã hội, tr 21. 4 GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 4 SVTH: Nguyễn Thanh Khoa Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật Xây dựng và bảo hộ thương hiệu hàng nông sản Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế 1.1.2 Các yếu tố tạo nên thương hiệu Nói đến thương hiệu, người ta thường đề cập tới các đối tượng của sở hữu trí tuệ như: nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý hay kiểu dáng công nghiệp. Thế nên chúng ta có thể gọi các thành phần khác nhau đó của một thương hiệu là các yếu tố thương hiệu. 1.1.2.1 Nhãn hiệu hàng hóa Một nhãn hiệu hàng hoá là bất kỳ dấu hiệu nào có khả năng phân biệt hàng hoá của doanh nghiệp này với hàng hoá của các đối thủ cạnh tranh. Những dấu hiệu này có thể là từ ngữ, tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình hoạ và tổ hợp các màu sắc,... Cụ thể theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam,“Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”.7 Khái niệm nhãn hiệu cũng được Tiến Sỹ Lê Nết ghi nhận một các khái quát “Nhãn hiệu có thể bao gồm từ ngữ, hình khối, màu sắc hay là sự kết hợp của những yếu tố đó”.8 Theo đó các dấu hiệu trên thường phải thoả mãn hai điều kiện khác nhau để trở thành nhãn hiệu hàng hoá, đó là có chức năng phân biệt và không gây hiểu lầm hoặc vi phạm trật tự công cộng hay đạo đức xã hội. Để có chức năng phân biệt thì các dấu hiệu phải thể hiện tính độc đáo hoặc có khả năng phân biệt các sản phẩm khác nhau. Ví dụ, từ “táo” hoặc hình một quả táo không thể dùng làm nhãn hiệu cho mặt hàng táo nhưng có thể dùng làm nhãn hiệu cho máy tính và nhãn hiệu này mang tính độc đáo. Đó chính là trường hợp nhãn hiệu “Apple” với hình trái táo bị gặm một miếng là nhãn hiệu máy tính nổi tiếng của tập đoàn công nghệ máy tính của Mỹ Apple Inc. Nhãn hiệu có tính phân biệt khi giúp người tiêu dùng phân biệt được sản phẩm bán dưới nhãn hiệu đó với những hàng hoá của doanh nghiệp khác bán trên thị trường. 1.1.2.2 Tên thương mại Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định “Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh”.9 Luật doanh nghiệp Điều 4, khoản 16, Luật Sở Hữu Trí Tuệ 2005 được sữa đổi, bổ sung 2009. Lê Nết, Tài liệu bài giảng Luật sở hữu trí tuệ, Nhà xuất bản Đại học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh 2006, tr 84. 9 Điều 4, khoản 21, Luật Sở Hữu Trí Tuệ 2005 được sữa đổi, bổ sung 2009. 7 8 GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 5 SVTH: Nguyễn Thanh Khoa Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật Xây dựng và bảo hộ thương hiệu hàng nông sản Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế 2005 cũng đưa ra khái niệm tên thương mại nhưng cụ thể hơn theo đó “Tên doanh nghiệp phải được viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và phải có ít nhất hai thành phần sau đây. Thành phần thứ nhất là loại hình doanh nghiệp và thành phần thứ hai là tên riêng”.10 Tên thương mại là thành phần của thương hiệu có thể là tên đầy đủ theo tên khi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. Do đó tên thương mại thường được cấu tạo bởi hai thành phần chủ yếu là thành phần mô tả và thành phần phân biệt. Thành phần mô tả bao gồm các thông tin về hình thức kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh, xuất xứ địa lý,… liên quan đến chủ thể kinh doanh. Thành phần phân biệt (tên riêng) là dấu hiệu để phân biệt các chủ thể kinh doanh. Ví dụ tên thương mại: Công ty công nghiệp cao su miền nam CASUMINA, trong đó thành phần mô tả là Công ty Công nghiệp ca su miền nam (Hình thức pháp lý là Công ty, lĩnh vực kinh doanh là công nghiệp cao su, xuất xứ địa lý miền nam) và thành phần phân biệt là CASUMINA. 1.1.2.3 Chỉ dẫn địa lý “Champagne”, “Chianti” hay “Tequila” là những địa danh nổi tiếng ở Pháp, Ý và Mehico. Nhưng khi nhắc đến chúng, người ta lại liên tưởng ngay “Champagne” với rượu vang nổ, “Chianti” với rượu vang đỏ và “Tequila” với loại rượu mạnh. Đây chỉ là một số ít các ví dụ về những địa danh nổi tiếng làm người ta nghỉ ngay đến những sản phẩm tự nhiên và có chất lượng cao trên thế giới. Điều đó có nghĩa là những tên gọi này là tài sản thương mại có giá trị, những cái tên như thế được gọi là chỉ dẫn địa lý. Pháp luật Việt Nam quy định rằng “chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể”.11 Cũng tại Điều 22 khoản 1 Hiệp định TRIPs quy định “chỉ dẫn địa lý là những chỉ dẫn về hàng hoá bắt nguồn từ lãnh thổ của một nước hoặc từ khu vực hay địa phương thuộc lãnh thổ đó, có chất lượng, uy tín hoặc đặc tính nhất định chủ yếu do xuất xứ địa lý quyết định”.12 Cách hiểu này của Hiệp định TRIPs được thừa nhận ở 152 nước thành viên. Thuật ngữ “chỉ dẫn địa lý” không Điều 32, Luật Thương Mại 2005. Điều 4, khoản 22, Luật Sở Hữu Trí Tuệ 2005 được sữa đổi, bổ sung 2009. 12 Hiệp định TRIPs 1994. 10 11 GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 6 SVTH: Nguyễn Thanh Khoa Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật Xây dựng và bảo hộ thương hiệu hàng nông sản Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế nhất thiết phải là địa danh mà có thể là biểu tượng gián tiếp chỉ ra xuất xứ của hàng hoá. Ví dụ Tháp Eiffel là biểu tượng của Paris, Tượng Nữ thần Tự do của nước Mỹ... Thuật ngữ “chỉ dẫn địa lý” được hiểu với nghĩa rộng nhất thì bao gồm những tên gọi và biểu tượng chỉ ra rằng chất lượng của một sản phẩm nào đó có được là nhờ nguồn gốc địa lý của nó hoặc chỉ đơn thuần là xác định nơi xuất xứ của một sản phẩm. Việc sử dụng tuỳ thuộc vào các yêu cầu do cơ quan nhà nước đặt ra. Do đó, việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý là ngăn cấm những chủ thể không có thẩm quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý hoặc ngăn cấm các sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý đã nêu. 1.1.2.4 Kiểu dáng công nghiệp Kiểu dáng của sản phẩm là dấu hiệu mà người tiêu dùng luôn hướng tới khi quyết định mua một sản phẩm nào đó. Với một sản phẩm có kiểu dáng đẹp, trang nhã và lịch sự sẽ là cách tốt nhất tạo nên thương hiệu có chổ đứng trên thị trường. Nhưng gốc độ pháp lý kiểu dáng được công nhận khi “kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này”.13 1.1.3. Ý nghĩa của thương hiệu 1.1.3.1 Đối với khách hàng Thương hiệu có ý nghĩa đặc biệt đối với khách hàng, nó giúp khách hàng xác định nguồn gốc của sản phẩm hoặc nhà sản xuất của một sản phẩm và giúp khách hàng xác định nhà sản xuất cụ thể hoặc nhà phân phối nào phải chịu trách nhiệm. Nhờ có những kinh nghiệm đối với một sản phẩm và chương trình tiếp thị của sản phẩm đó qua nhiều năm, khách hàng biết đến các thương hiệu, họ tìm ra các thương hiệu thoả mãn nhu cầu của họ. Kết quả là, các thương hiệu là các công cụ nhanh chóng hoặc là cách đơn giản hoá đối với quyết định mua sản phẩm của khách hàng. Đây chính là điều quan trọng nhất mà một thương hiệu cũng như một công ty được gắn với thương hiệu đó cần vươn tới. 13 TS Lê Đình Nghị .và TS Vũ Thị Hải Yến, Giáo trình luật sở hữu trí tuệ, Nhà Xuất Bản Trí Tuệ, tr.88. GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 7 SVTH: Nguyễn Thanh Khoa Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật Xây dựng và bảo hộ thương hiệu hàng nông sản Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế Qua nghiên cứu cho thấy quá trình ra quyết định mua của người tiêu dùng bao gồm năm giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là nhận thức vấn đề, thứ hai tìm kiếm thông tin, thứ ba là đánh giá các lựa chọn, thứ tư là quyết định mua và cuối cùng là hành vi sau mua. Như vậy, nếu khách hàng nhận ra một thương hiệu và có một vài kiến thức về thương hiệu đó, họ sẽ không phải suy nghĩ hoặc tìm kiếm, xử lý nhiều thông tin để đưa ra quyết định về tiêu dùng sản phẩm. Tức là, từ khía cạnh kinh tế, thương hiệu cho phép khách háng giảm bớt chi phí tìm kiếm sản phẩm cả bên trong (họ phải suy nghĩ mất bao nhiêu) và bên ngoài (họ phải tìm kiếm mất bao nhiêu). Dựa vào những gì họ đã biết về thương hiệu chất lượng, đặc tính của sản phẩm,... Mặt khác, các thương hiệu có thể xem như một công cụ biểu tượng để khách hàng tự khẳng định giá trị bản thân. Một số thương hiệu được gắn liền với một con người hoặc một mẫu người nào đó để phản ánh những giá trị khác nhau hoặc những nét khác nhau. Do vậy, tiêu thụ sản phẩm được gắn với những thương hiệu này là một cách để khách hàng có thể giao tiếp với những người khác hoặc thậm chí với chính bản thân họ mẫu người họ đang hoặc muốn trở thành. 14 Ví dụ như đối với các doanh nhân, họ cho rằng sử dụng các loại điện thoại di động cao cấp của Samsung như là một bằng chứng để thể hiện mình trong kinh doanh, hay sử dụng Mercedes đời mới là một bằng chứng cho những thương nhân năng động và thành đạt. Ngoài ra, thương hiệu còn giúp khách hàng giảm thiểu những rủi ro khi tiêu thụ sản phẩm. Bao gồm các rủi ro như rủi ro chức năng (sản phẩm không được như mong muốn), rủi ro vật chất (sản phẩm đe doạ sức khoẻ hoặc thể lực của người sử dụng hoặc những người khác), rủi ro tài chính (sản phẩm không tương xứng với giá đã trả), rủi ro xã hội (sản phẩm không phù hợp với văn hoá, tín gưỡng hoặc chuổn mực đạo đức xã hội), rủi ro tâm lý (sản phẩm ảnh hưởng đến sức khoẻ, tinh thần của người sử dụng), rủi ro thời gian (sản phẩm không như mong muốn dẫn đến mất chi phí cơ hội để tìm sản phẩm khác). Mặc dù khách hàng có những cách khác nhau để sử lý những rủi ro này, nhưng có một cách chắc chắn mà họ sẽ chọn, đó là những thương hiệu nổi tiếng, nhất là những thương 14 Trang Tài nguyên giáo dục mở Việt Nam, Quá trình thông qua quyết định mua hàng, http://www.voer.edu.vn/module/kinh-te/qua-trinh-thong-qua-quyet-dinh-mua-hang.html, [Truy cập ngày 16/4/2013]. GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 8 SVTH: Nguyễn Thanh Khoa Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật Xây dựng và bảo hộ thương hiệu hàng nông sản Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiệu mà họ đã có những kinh nghiệm tốt trong quá khứ. Vì vậy, thương hiệu có thể là một công cụ sử lý rủi ro rất quan trọng. Như vậy, với khách hàng ý nghĩa đặc biệt của thương hiệu là có thể làm thay đổi nhận thức và kinh nghiệm của họ về các sản phẩm. Sản phẩm giống hệt nhau có thể được khách hàng đánh giá khác nhau tùy thuộc vào sự khác biệt và uy tín của thương hiệu hoặc các thuộc tính của sản phẩm. Với người tiêu dùng, thương hiệu làm cho sinh hoạt hằng ngày cũng như cuộc sống của họ trở nên thuận tiện và phong phú hơn. 1.1.3.2 Đối với người sản xuất Về cơ bản, thương hiệu đáp ứng mục đích nhận diện để đơn giản hóa việc xử lý sản phẩm hoặc truy tìm nguồn gốc sản phẩm cho công ty. Về mặt hoạt động, thương hiệu giúp tổ chức kiểm kê, tính toán và thực hiện các ghi chép khác. Thương hiệu cho phép công ty bảo vệ hợp pháp những đặc điểm và hình thức đặc trưng riêng có của sản phẩm. Thương hiệu có thể được bảo hộ độc quyền sở hữu trí tuệ, đem lại tư cách hợp pháp cho người sở hữu thương hiệu. Tên gọi sản phẩm hoặc dịch vụ có thể được bảo hộ thông qua việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Các quy trình sản xuất có thể được bảo vệ thông qua bằng sáng chế, giải pháp hữu ích. Bao bì, kiểu dáng thiết kế có thể được bảo vệ thông qua kiểu dáng công nghiệp hoặc các bản quyền cho các câu hát, đoạn nhạc. Các quyền sở hữu trí tuệ này bảo đảm rằng công ty có thể đầu tư một cách an toàn cho thương hiệu và thu lợi nhuận từ một tài sản đáng giá.15 Như đã nói ở trên, việc đầu tư cho thương hiệu có thể mang lại cho sản phẩm những đặc điểm và thuộc tính riêng có nhằm phân biệt nó với những sản phẩm khác. Thương hiệu là cam kết về một tiêu chuẩn hay đẳng cấp chất lượng của một sản phẩm và đáp ứng mong muốn của khách hàng giúp họ tìm kiếm, lựa chọn sản phẩm một cách dễ dàng, thuận tiện. Lòng trung thành với thương hiệu của khách hàng cho phép công ty dự báo và kiểm soát thị trường. Hơn nữa, nó tạo nên một rào cản, gây khó khăn cho các công ty khác muốn xâm nhập thị trường. Mặc dù các quy trình sản xuất và các thiết kế sản phẩm 15 Bùi Hữu Đạo, Vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp, Báo thương mại, http://luatminhkhue.vn/nhanhieu/vai-tro-cua-thuong-hieu-doi-voi-doanh-nghiep.aspx, [Truy cập ngày 16/3/2013]. GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 9 SVTH: Nguyễn Thanh Khoa Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật Xây dựng và bảo hộ thương hiệu hàng nông sản Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế có thể dễ dàng bị sao chép lại, nhưng những ấn tượng ăn sâu trong đầu người tiêu dùng qua nhiều năm về sản phẩm thì không thể dễ dàng bị sao chép. Về khía cạnh này, thương hiệu có thể được coi như một cách thức hữu hiệu để bảo đảm lợi thế cạnh tranh. Do đó, đối với các công ty, thương hiệu được coi như một tài sản có giá trị rất lớn bởi nó có khả năng tác động đến thái độ và hành vi của người tiêu dùng. Nó được mua và bán bởi có thể bảo đảm thu nhập bền vững trong tương lai cho chủ sở hữu thương hiệu. 1.1.4 Vai trò của thương hiệu đối với nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập Đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, thương hiệu đóng một vai trò quan trọng bởi: Thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập. Vì thế, thương hiệu thực sự là biểu tượng cho sức mạnh và niềm tự hào quốc gia. Một quốc gia có nhiều thương hiệu nổi tiếng với truyền thống lâu đời là biểu hiện của sự trường tồn và phát triển đi lên của một quốc gia. Thứ hai, trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, việc xây dựng được các thương hiệu mạnh sẽ là rào cản chống lại sự xâm nhập của các hàng hóa kém phẩm chất, giá rẻ từ bên ngoài, bảo vệ thị trường nội địa. Thứ ba, nếu thương hiệu của các sản phẩm Việt Nam được nổi tiếng tại thị trường nước ngoài sẽ cũng cố cho sản phẩm Việt Nam và vị thế Việt Nam ngày càng tăng trên trường quốc tế. Và chính điều này cũng sẽ góp phần tích cực cho việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam, tạo tiền đề đưa đất nước tiến nhanh, tiến vững chắc và từng bước rút ngắn khoảng cách so với các nước khác về kinh tế. 1.1.5 Phân loại thương hiệu Cũng như có nhiều quan niệm khác nhau về thương hiệu, viêc phân loại thương hiệu cũng không giống nhau. Theo quan điểm của các chuyên gia kinh tế thương hiệu được phân chia nhiều cách khác nhau như “Thương hiệu cá biệt, Thương hiệu gia đình, GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 10 SVTH: Nguyễn Thanh Khoa Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật Xây dựng và bảo hộ thương hiệu hàng nông sản Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế Thương hiệu tập thể, Thương hiệu quốc gia”.16 Nhưng pháp luật Việt Nam không có sự phân chia nào đơn giản vì pháp luật sở hữu trí tuệ không có khái niệm thương hiệu mà chỉ thừa nhận khái niệm nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý, chính vì lý do đó mà phân loại thương hiệu là phân loại nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý. Luật sở hữu trí tuệ cho chúng ta bốn loại nhãn hiệu và một chỉ dẫn địa lý. 1.1.5.1 Nhãn hiệu tập thể Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.17 Như nhãn hiệu Trà Tân Cương của Công ty TNHH Tân Cương Xanh. Đặc biệt Tân Cương Xanh vinh Dự nhận Cúp Vàng trong Lễ Tôn Vinh các thương Hiệu Trà nổi tiếng Việt Nam.18 1.1.5.2 Nhãn hiệu chứng nhận Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.19 Đại diện cho 24 nhãn hiệu chứng nhận đã được cấp giấy chứng nhận là nhãn hiệu "Cà phê Di Linh" đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu số 135829.20 1.1.5.3 Nhãn hiệu liên kết Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với 16 Võ Văn Quang, 7Phương pháp phân loại thương hiệu: http://www.vovanquang.com/vi/thuong-hieu/2-/372-7phuong-phap-phan-loai-thuong-hieu-.html, [Truy cập ngày 22/3/2013]. 17 Điều 4, khoản 17, Luật Sở Hữu Trí Tuệ 2005 được sữa đổi, bổ sung 2009. 18 Công ty TNHH Tân Cương Xanh: http://tancuongxanh.vn/tin-tc-s-kin/th-trng/176-che-tan-cuong-xanh-vinh-dunhan-cup-vang-tai-lien-hoan-tra-quoc-te-lan-thu-nhat, [Truy cập ngày 22/3/2013]. 19 Điều 4, khoản 18, Luật Sở Hữu Trí Tuệ 2005 được sữa đổi, bổ sung 2009. 20 http://www.dalat.gov.vn/web/tabid/169/Add/yes/ItemID/14953/categories/5/Default.aspx, [Truy cập ngày 22/3/2013]. GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 11 SVTH: Nguyễn Thanh Khoa Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật Xây dựng và bảo hộ thương hiệu hàng nông sản Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế nhau21. Ông Lê Văn Bé, Chủ tịch Hội làm vườn tỉnh Trà Vinh cho biết, sản phẩm trái dừa sáp hay còn gọi là dừa đặc ruột, loại trái cây đặc sản của Hợp tác xã dừa sáp xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè (Trà Vinh) vừa được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học-Công nghệ) cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa. Trong trường hợp nộp đơn đăng ký các nhãn hiệu liên kết, nếu yếu tố liên kết là nhãn hiệu, người nộp đơn phải chỉ rõ nhãn hiệu nào là nhãn hiệu cơ bản, nếu yếu tố liên kết là hàng hóa, dịch vụ, thì phải chỉ rõ hàng hóa, dịch vụ nào là cơ bản. Nếu không thì tất cả nhãn hiệu và các hàng hóa, dịch vụ sẽ bị coi là độc lập với nhau.22 1.1.5.4 Nhãn hiệu nổi tiếng Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Trên thế giới, những nhãn hiệu như IBM, Coca Cola, Honda, Sony, Apple có giá trị hàng tỷ USD và mang lại cho chủ sở hữu nhãn hiệu những giá trị rất lớn về thương mại và danh tiếng.23 Điều 75 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định, tiêu chí để ghi nhận là nhãn hiệu nổi tiếng phải thỏa những điều kiện như sau. Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo, phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành, doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp, thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu, uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu, số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu, số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng và giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.24 1.1.5.5 Chỉ dẫn địa lý Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là Nhà nước và Nhà nước cho phép cá nhân, tổ chức trong khu vực địa lý sản xuất háng hóa được sử dụng chỉ dẫn địa lý trong Điều 4, khoản 19 Luật Sở Hữu Trí Tuệ 2005 được sữa đổi, bổ sung 2009. Điều 43, điều 44, điều 45, Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ban hành ngày 14 tháng 02 năm 2007 hướng dẫn chi tiết thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp. 23 Điều 4, khoản 20. Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sữa đổi, bổ sung 2009. 24 Điều 75, Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sữa đổi, bổ sung 2009. 21 22 GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 12 SVTH: Nguyễn Thanh Khoa Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật Xây dựng và bảo hộ thương hiệu hàng nông sản Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hoạt động mua bán háng hóa.25 Vừa qua Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ vừa có quyết định 2837/QĐ-SHTT về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00031 cho sản phẩm bưởi Tân Triều, thuộc khu vực địa lý các xã: Bình Hòa, Tân Bình, Bình Lợi, Thiện Tân, Tân An huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai.26 1.2. Khái niệm hàng nông sản 1.2.1. Định nghĩa hàng nông sản Theo sự phân chia có tính chất tương đối của Việt Nam, hàng nông sản là sản phẩm của ngành nông nghiệp mà nông nghiệp thường được hiểu theo nghĩa rộng là bao gồm nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), thuỷ sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp. Nhưng Theo WTO thì nông sản lại bao gồm toàn bộ sản phẩm thuộc Chương 1 đến 24 (trừ cá và sản phẩm từ cá) và một số sản phẩm thuộc các chương khác trong Hệ thống thuế mã HS của Việt Nam.27 Với cách hiểu này, nông sản bao gồm một phạm vi khá rộng các loại hàng hoá có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp được chia thành 4 nhóm chính. Nhóm thứ nhất là các sản phẩm nông nghiệp cơ bản như lúa gạo, lúa mỳ, bột mỳ, sữa, động vật sống, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả tươi…Nhóm thứ hai gồm các sản phẩm phái sinh như bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt….Nhóm thứ ba là các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp như bánh kẹo, sản phẩm từ sữa, xúc xích, nước ngọt, rượu, bia, thuốc lá, bông xơ, da động vật thô…Và nhóm thứ tư là các sản phẩm còn lại trong Hệ thống thuế mã HS được xem là sản phẩm phi nông nghiệp hay còn được gọi là sản phẩm công nghiệp. Là một lĩnh vực quan trọng của Việt Nam nhưng cho đến hiện nay các văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực Nông nghiệp gồm 34 nghị định được ban hành từ 1981 và 170 thông tư được ban hành 1985 đến nay người viết chưa tìm thấy một định nghĩa nào ghi nhận nông sản là gì hay hàng nông sản là gì cả. Nay Hiệp định Nông nghiệp của WTO lại định nghĩa theo cách liệt kê như thế rất khó nghiên cứu và ắc hẳn sẽ thiếu sót với điều kiện thực tế của từng quốc gia, với quan điểm của người viết thì hàng nông Điều 124, khoản 4, Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sữa đổi, bổ sung 2009. Trang Tin tức và Sự Kiện, Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “TÂN TRIÊU” cho sản phẩm Bưởi: http://www.noip.gov.vn/noip/cms_vn.nsf/vwDisplayContentNews/0EAF5332AFD08FF947257AB7003844C6?Ope n Document, [Truy cập ngày 24/3/2013]. 27 Hiệp định Nông nghiệp 1995 của WTO. 25 26 GVHD: TS. Cao Nhất Linh Trang 13 SVTH: Nguyễn Thanh Khoa
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan