Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng quy trình bảo trì máy đúc đầu và tay khóa kéo tại công ty phu liệu may ...

Tài liệu Xây dựng quy trình bảo trì máy đúc đầu và tay khóa kéo tại công ty phu liệu may nha trang

.PDF
70
122
77

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA CƠ KHÍ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP XÂY DỰNG QUY TRÌNH BẢO TRÌ MÁY ĐÚC ĐẦU VÀ TAY KHÓA KÉO TẠI CÔNG TY PHU LIỆU MAY NHA TRANG Giảng viên hướng dẫn : T.S NGUYỄN HỮU THẬT Sinh viên thực hiện : LÊ XUÂN TRIỆU Mã số sinh viên : 56130717 Khánh Hòa: 2018 Khánh Hòa: 2018 i TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA CƠ KHÍ BỘ MÔN CHẾ TẠO MÁY ---------------o0o--------------- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP XÂY DỰNG QUY TRÌNH BẢO TRÌ MÁY ĐÚC ĐẦU VÀ TAY KHÓA KÉO TẠI CÔNG TY PHỤ LIỆU MAY NHA TRANG GVHD : TS.Nguyễn Hữu Thật SVTH : Lê Xuân Triệu MSSV : 56130717 Khánh Hòa - 2018 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài “Xây dựng quy trình bảo trì máy đúc đầu và tay khóa kéo tại công ty ISE Nha Trang” là đề tài nghiên cứu của cá nhân tôi, chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này Sinh viên thực hiện iii LỜI CẢM ƠN Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý thầy cô trường Đại học Nha Trang, các thầy trong Khoa Cơ Khí đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho chúng em nhiều kiến thức và các kỹ năng trong quá trình học tập và rèn luyện, giúp chúng em có nhiều kiến thức để hoàn thành đồ án tốt nghiệp và tạo ra cơ hội việc làm sau khi ra trường. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy Nguyễn Hữu Thật, các anh chị và ban giám đốc trong công ty phụ liệu may ISE Nha Trang, những người trực tiếp hướng dẫn chúng em trong suốt thời gian thực hiện đồ án. Sự hướng dẫn tận tình giúp đỡ của Thầy và các anh chị đã giúp chúng em rất nhiều trong việc hoàn thành đồ án. Trong quá trình làm đồ án không thế tránh khỏi những sai sót, kính mong quý thầy cô góp ý để đồ án được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! iv TÓM TẮT ĐỒ ÁN Trong ngành cơ khí nói riêng, ngành công nghiệp ở Việt Nam ta nới chung đang trên con đường phát triển. Nhu cầu sử dụng máy móc để tự động hóa dây chuyền sản xuất. Đông nghĩa với việc áp dụng kỹ thuật khoa học cũng phải phát triển theo. Bảo trì máy cũng là một kỹ thuật mà chung này cần phải chú ý đến. Bảo trì máy móc giúp phát hiện sớm các vấn đê hư hỏng, ngăn chặn chúng trước khi hư hỏng hình thành, tăng tuổi thọ má, giảm thời gian ngừng máy do hư hỏng từ đó làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh với thị trường. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ iv TÓM TẮT ĐỒ ÁN ..........................................................................................................v MỤC LỤC ..................................................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... ix DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................................ ix CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU .............................................................................................1 1.1 Lựa chọn đề tài: .....................................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: .............................................................................................1 1.2.1Mục tiêu chung ...........................................................................................1 1.2.2Mục tiêu cụ thể ...........................................................................................1 1.3 Phương pháp thực hiện:.........................................................................................1 1.4 Kết quả đạt được: ..................................................................................................2 1.5 Phạm vi nguyên cứu: .............................................................................................2 1.5.1Phạm vi không gian: ...................................................................................2 1.5.2Phạm vi thời gian: .......................................................................................2 1.5.3Đối tượng nghiên cứu: ................................................................................2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGUYÊN CỨU .....................3 2.1. Cơ sở lý luận..........................................................................................................3 2.1.1Tổng quan bảo trì ........................................................................................3 2.1.1.1Định nghĩa về bảo trì. ..........................................................................3 2.1.1.2Lịch sữ bảo trì và các yêu cầu bảo trì ..................................................3 2.1.1.3Các chiến lược bảo trì hiện nay ...........................................................5 2.1.1.4Mục tiêu của bảo trì .............................................................................6 2.1.1.5Lựa chọn phương án bảo trì tối ưu: .....................................................7 2.1.1.6Các chỉ số đánh giá hiệu quả hiện nay: ...............................................8 2.1.2Các phương pháp bảo trì tiến tiến được áp dụng hiện nay. ........................9 2.1.2.1Bảo trì tập trung độ tin cậy (RCM - Reliability centered maintenance) .................................................................................................................................9 2.1.2.2Bảo trì năng suất toàn bộ (TPM – Total Productive Maintenance) ...11 2.2 Phương pháp nguyên cứu. ...................................................................................12 2.2.1Phương pháp thu thập số liệu. ..................................................................12 2.2.2Phương pháp phân tích số liệu. .................................................................12 vi CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG MÁY ĐÚC ĐẦU KHÓA KÉO TẠI CÔNG TY PHỤ LIỆU MAY NHA TRANG ......................................................................................................................... 13 3.1. Giới thiệu tổng quát về công ty. ..........................................................................13 3.2 Cơ cấu tổ chức và quy trình sản xuất. ..............................................................14 3.3 3.2.1 Sơ đồ tổ chức công ty. .........................................................................14 3.2.2 Sơ đồ bộ phận bảo trì. .........................................................................15 3.2.3 Sơ đồ phân bố của xưởng đúc cúc ........................................................16 Giới thiệu máy đúc đầu khóa AI – 602. .............................................................16 3.3.1 Máy gắn liền với đề tài: .........................................................................16 3.3.2 3.4 Nguyên lý hoạt động của máy: ............................................................17 Thực trạng hoạt động quản lý và sử dụng máy đúc: ..........................................18 3.4.1 Loại hình bảo trì mà công ty đang áp dụng. .........................................18 3.4.1.1 Bảo trì khẩn cấp ( bảo trì không có kế hoạch) : ................................18 3.4.1.2 Bảo trì phục hồi ( bảo trì không có kế hoạch): .................................18 3.4.2 Tình hình hư hỏng của các máy đúc đầu khóa trong tháng 4 và 5: ......18 3.4.3 Tính toán chỉ số hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị: ...........................23 3.4.3.1 Chỉ số hiệu quả sử dụng của máy: ....................................................23 3.4.3.2 Tính toán các chỉ số hiệu quả sử dụng máy. .....................................24 3.5 Đánh giá chung về công tác bảo trì và sử dụng máy. .............................................25 3.5.1 Những thành tích đạt được. .....................................................................25 3.5.2 Những tồn tại cần khắc phục. ...............................................................25 3.5.3 Nguyên nhân. ...........................................................................................25 CHƯƠNG IV: XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ BẢO TRÌ CỤM MÁY. ...................................27 4.1 Cụm chi tiết đẩy khuôn đúc: ....................................................................................27 4.1.1 Cấu tạo của cụm đẩy khuôn đúc. .............................................................27 4.1.2Quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo, lắp bộ phận cụm đẩy khuôn ............29 4.2 4.1.3 Các dạng hư hỏng thường gặp ở cụm đẩy khuôn đúc: ........................31 4.1.4 Xây dựng chế độ bảo trì cho cụm đẩy khuôn đúc. ..............................39 Cụm piston : ......................................................................................................40 4.2.1 Cụm piston 1: ........................................................................................40 4.2.1.1 Nhiệm vụ, cấu tạo của piston 1:........................................................40 4.2.1.2Quy trình và kỹ thuật tháo, lắp cụm piston 1: ...................................41 4.2.1.3 Các dạng hư hỏng thường gặp ở cụm piston 1: ................................42 4.2.1.3 Xây dựng chế độ bảo trì cho cụm piston 1: ......................................42 4.2.2 Cụm piston 2. ........................................................................................43 vii 4.2.2.1 Nhiệm vụ, cấu tạo của piston 2:........................................................43 4.2.2.2Quy trình và yêu cầu tháo lắp cụm piston 2: .....................................43 4.2.2.3Các dạng hư hỏng thường gặp ở cụm piston 2: .................................44 4.2.2.4Xây dựng chế độ bảo trì cho cụm piston 2: .......................................44 4.2.3Cụm piston 3. ............................................................................................45 4.2.3.1 Nhiệm vụ, cấu tạo của pittong 3: .....................................................45 4.2.3.2Quy trình và yêu cầu tháo lắp cụm piston 3: .....................................46 4.2.3.3Xây dựng chế độ bảo trì cho cụm piston 3. .......................................46 4.3 Cụm van điều áp và bơm dầu: .............................................................................47 4.4 Một số chi tiết khác quan trong khác trong máy. ................................................47 4.5 Lập bảng tần xuất bảo trì cho máy đúc đầu khóa kéo AI -602. ..........................50 CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ BẢO TRÌ VÀ SỬ DỤNG MÁY MÓC, THIẾT BỊ TẠI CÔNG TY ..........................................................51 5.1 Cơ sở thực tiển:...............................................................................................51 5.2 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý bảo trì và sử dụng máy: ............51 5.2.1 Biện pháp 1: thay đổi hình thức bảo trì máy móc thiết bị hiện nay: ...51 5.2.2 Biện pháp 2: Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ vận hành và quản lý cho cán bộ, công nhân trực tiếp sản xuất và nhân viên bảo trì..............................56 CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN...........................................................................................58 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................59 viii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Mối quan hệ giữa các chỉ số khả năng sẵn sàng và thời gian tương ứng........8 Bảng 2.2. Tỷ lệ phần trăm OEE của Việt Nam và thế giới. ............................................9 Bảng 3.1: Tình hình hư hỏng của máy đúc 1 trong tháng 4 và 5 ..................................19 Bảng 3.2. Tình hình hư hỏng của máy đúc 4 trong tháng 4 và 5 ..................................21 Bảng 3.3.Tình hình hư hỏng của máy đúc 14 trong tháng 4 và 5 .................................22 Bảng 3.4. Thời gian dừng máy 1 trong 2 tháng 4 và 5 năm 2018. ................................23 Bảng 3.5. Thời gian dừng máy 4 trong 2 tháng 4 và 5 năm 2018 .................................23 Bảng 3.6. Thời gian dừng máy 14 trong 2 tháng 4 và 5 năm 2018 ...............................24 Bảng 3.7. Các chỉ số thể hiện hiệu quả hoạt động máy của 2 tháng 4 và 5 năm 2018 .24 Bảng 4.1. Trình tự tháo cụm đẩy khuôn đúc: ................................................................29 Bảng 4.2. Quy trình tháo cụm piston1:..........................................................................41 Bảng 4.3. Trình tự tháo cụm piston 2: ...........................................................................43 Bảng 4.4. Quy trình lắp của cụm piston 3: ....................................................................46 Bảng 4.5. Tần suất bảo trì định kỳ cho máy đúc đầu khóa kéo AI – 602 .....................50 Bảng 5.1. Các bước thực hiện TPM và RCM ...............................................................51 ix DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ Hình 2.1. Lịch sữ của bảo trì ...........................................................................................4 Hình 2.2. Các kỹ thuật mới đi cùng mới lịch sử bảo trì ..................................................4 Hình 2.3. Các bên thực hiên RCM ................................................................................10 Hình 3.1. Một số sản phẩm của công ty. .......................................................................13 Hình 3.2. Sơ đồ tổ chức công ty. ...................................................................................14 Hình 3.3. Sơ đồ bộ phận bảo trì. ...................................................................................15 Hình 3.4 : Sơ đồ phân bố máy của xưởng đúc cúc ........................................................16 Hình 3.5. Máy đúc đầu khóa kéo AI – 602 ...................................................................17 Hình 3.6. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của máy đúc đầu khóa AI – 602. .......................17 Hình 3.7. Máy đúc số 1 của phân xưởng đúc ................................................................19 Hình 3.8. Máy đúc số 4 của phân xưởng đúc ................................................................20 Hình 3.9. Máy đúc số 14 của phân xưởng đúc ..............................................................22 Hình 4.1. Cấu tạo của cụm đẩy khuôn đúc....................................................................27 Hình 4.2a. Thanh truyền của cụm đẩy khuôn đúc: .......................................................28 Hình 4.2b. Một số thanh truyền trong cụm máy. ...........................................................28 Hình 4.3. Chi tiết số 6 ....................................................................................................28 Hình 4.4. Chi tiết di động số 3.......................................................................................29 Hình 4.6. Trục bị nứt ở giữa ..........................................................................................32 Hình 4.7. Hàn nối trục ...................................................................................................33 Hình 4.8. Thỏa mặt đầu lớn của trục ............................................................................34 Hình 4.9. Khoan tâm .....................................................................................................34 Hình 4.10. Tiện thô đầu lớn ...........................................................................................35 Hình 4.11. Tiện tinh đầu lớn..........................................................................................35 Hình 4.12. Thỏa mặt đầu nhỏ ........................................................................................36 Hình 4.13. Tiện thô đầu nhỏ ..........................................................................................36 Hình 4.14. Tiên tinh đầu nhỏ .........................................................................................37 Hình 4.15: Tiện ren đầu nhỏ .........................................................................................37 Hình 4.15: Tiện ren đầu lớn ..........................................................................................38 Hình 4.16. Thanh truyền bị gãy đôi. ..............................................................................38 Hình 4.17: Chi tiết số 6 bị mòn lỗ .................................................................................39 Hình 4.18. Cụm piston 1. ...............................................................................................40 Hình 4.19. Cấu tọa cụm piston1:...................................................................................41 Hình 4.20. Cấu tạo của cụm piston 2: ...........................................................................43 Hình 4.21. Cấu tạo cụm piston 3:..................................................................................45 x Hình 4.22. Phát hiện lỗ khí lớn trên đàu vòi liệu. .........................................................49 Hình 5.1. Nhiệt kế bức xạ tia hồng ngoại AR - 6500 ....................................................53 Hình 5.2. Thiết bị đo lực căng dây dai Trummeter .......................................................62 Hình 5.3. Thiết bị kiểm tra khuyết tật ...........................................................................55 Hình 5.4. Thiết bị kiểm tra khuyết tật X-RAY ................................................................55 Hình 5.5. Hệ thống giám sát thiết ị nhờ máy tính trong nhà máy .................................56 xi CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU 1.1 Lựa chọn đề tài: Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng những thuận lợi và nhưng thách thức to lớn là làm thế nào để bắt kịp với tốc độ sản xuất của các nước trên thế giới Để thực hiện điều này, vấn đề đặt ra là làm sao loại trừ lảng phí trong quá trình sản xuất do độ tin cậy kém cũng như khả năng sẵn sàng thấp, hiệu quả thiết bị toàn bộ thấp, chi phí bảo trì và chi phí phụ tùng thay thế cao. Các loại lảng phí này trực tiếp làm giảm năng suất mà còn ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp như làm giảm chất lượng sản phẩm, tăng giá thành cũng như làm chậm trễ thời gian giao hàn. Nguyên nhân gây ra tình trạng ngừng máy một phẩn nhỏ là do thiết bị hỏng hóc, phần lớn là do các nguyên nhân tự nhiên như bụi bẩn, rò rỉ, ăn mòn, chà sát, biến dạng, rung động,... hoặc do chưa áp dụng các hình thức bảo tri thích hợp. Do vây công tác bảo trì hết sức quan trọng với việc phòng ngừa hư hỏng, kéo dài tuổi thọ thiết bị, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Đề tài “ Xây dựng quy trình bảo trì máy đúc đầu và tay khóa kéo tại công ty ISE Nha Trang” thực hiện nhằm giúp công ty cải thiện được năng suất,chất lượng sản phẩm, hiệu quả sự dụng và tăng tuổi thọ sử dụng của máy đúc đầu và tay khóa kéo tại xí nghiệp Đúc – Cúc của công ty phụ liệu may ISE Nha Trang 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích thực trạng của hoạt động quản lý bảo trì và sử dụng máy đúc đầu khóa tại công ty, từ đó đưa ra giải pháp hiệu quả nâng cáo hiệu quả quản lý bảo trì và sử dụng máy đúc đầu khóa 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của máy đúc đầu khóa - Phân tích thực trạng sử dụng máy - Tìm hiểu về các hư hỏng thường gặp của máy - Xây dựng chế độ bảo trì cho từng cụm máy - Đề xuất các phương pháp bảo trì tiên tiến cho công ty 1.3 Phương pháp thực hiện: Tìm hiểu các tài liệu liên quan đến đề tài: sổ tay bảo dưỡng công nghiệp, lý thuyết bảo trì, quy trình bão dưỡng máy móc, giáo trình quản lý bảo trì công nghiệp, sách báo, báo cáo khoa học về các hình thức bảo trì, các luận văn nguyên cứu nâng cao hiệu quả quản lý bảo trì,.. Khảo sát trực tiếp tại công ty để thu thập số liệu, thao tác tháo lắp, vận hành phục vụ cho quá trình thực hiện đồ án Sữ dụng các phần mềm 2D, 3D như Auto Cad, Solidwork để vẽ và hiến hành mô phỏng dựa vào các số liệu đo được, sử dụng các kiến thức về bảo trì để xây dựng chế độ bảo trì cho máy 1 1.4 phẩm 1.5 1.5.1 Kết quả đạt được: Thiết lập tần suất bảo trì cho từng cụm máy Giữ cho máy hoạt động ổn định theo lịch trình mà bộ phận sản xuất kế hoạch Giảm số lần ngưng mày do thiết bị hư hỏng Gia tăng tuổi thọ của máy Nâng cao khả năng sẵn sàng cho thiết bị để nâng cao năng suất, chất lượng sản Giảm chi phí bảo trì máy do áp dụng hình thức không phù hợp Phạm vi nguyên cứu: Phạm vi không gian: Đề tại được thực hiện tại xí nghiệp Đúc – Cúc của công ty phụ liệu may ISE Nha Trang 1.5.2 Phạm vi thời gian: Đề tài thực hiện từ 3/2018 đến 7/2018 1.5.3 Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu vào việc tìm hiểu nguyên lý hoạt động , các hư hỏng và tần xuất hư hỏng thường gặp từ đó xây dựng chế độ bảo trì và tần xuất bảo trì cho máy đúc đầu khóa kéo tại công ty phụ liệu máy ISE Nha Trang 2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGUYÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1 Tổng quan bảo trì 2.1.1.1 Định nghĩa về bảo trì. Theo quan điểm thực hành bảo trì là việc thực hiện cacacstacs vụ giúp bảo tồn năng lực thiết bị, qua đó đảm bảo tính liên tục và chất lượng sản xuất Bảo trì là bất kỳ hành động nào nhằm duy trì các thiết bị không bị hư hỏng ở một tình trạng vận hành được yêu cầu về mật độ tin cậy, an toàn và nếu chúng bị hư hỏng thì phục hồi chúng về tình trạng này 2.1.1.2 Lịch sữ bảo trì và các yêu cầu bảo trì a. Lịch sữ bảo trì trải qua ba thế hệ. Thế hệ thứ nhât: xuất hiện từ xa xưa đến đầu chiến tranh thế giới thứ II - Công nghê chưa phát triển - Máy móc đơn giản, thời gian ngừng máy ít ảnh hưởng đến sản xuất - Công việc bảo trì cũng rất đơn giản - Ý thức ngăn ngừa các thiết bị hư hỏng chưa được phổ biến - Không cần thiết phải có các phương pháp bảo trì hợp lý - Bảo trì mang tính sửa chữa khi có hư hỏng xảy ra Thế hệ thứ hai: mọi thứ đã thay đổi trong suốt thời kỳ chiến tranh thế giới thứ II - Nhu cầu sử dụng hàng hóa tăng, trong khi nguồn nhân lực giảm - Vào những năm 1950, máy móc các loại đã đưa vào sản xuất nhiều hơn và phức tạp hơn - Quan tâm nhiều hơn đến thời gian ngừng máy - Bắt đầu xuất hiện khái niệm bảo trì phòng ngừa mà mục tiêu chủ yếu là giữ cho thiết bị luôn hoạt động ở trạng thái ổn định chứ không phải sửa chữa có hư hỏng - Những năm 1960 giải pháp này chủ yếu là đại tu lại thiết bị vào những thời gian nhất định Thế giới thứ ba: từ giữa những năm 1970, công nghiệp thế giới đã có thay đổi lón lao 3 THẾ HỆ THỨ BA THẾ HỆ THỨ HAI THẾ HỆ THỨ NHẤT - Sửa chữa máy khi bị hư hỏng 1940 1950 - Khả năng sẵn sàn máy cao hơn - Tuổi thọ thiết bị dài hơn - Chi phí thấp 1960 1970 - Khả năng sẵn sàng và độ tin cậy cao hơn - An toàn cao hơn - Chất lượng sản phẩm tốt hơn - Không gây tác hại đến môi trường - Tuổi thọ thiết bị dài hơn - Hiệu quả kinh tế lớn hơn 1980 2000 2010 Hình 2.1. Lịch sữ của bảo trì b. Những kỹ thuật mới: THẾ HỆ THỨ BA THẾ HỆ THỨ HAI THẾ HỆ THỨ NHẤT - Sửa chữa máy khi bị hư hỏng 1940 1950 - Các hệ thống lập kế hoạch và điều hành công việc - Sửa chữa đại tu theo kế hoạch - Máy tính lớn, chậm 1960 1970 - Giám sát tình trạng - Thiết kế đảm bảo độ tin cậy và khả năng bảo trì - Nghiên cứu nguy hiểm / rủi ro - Máy tính nhỏ và nhanh - Phân tích các dạng và tác động của hư hỏng - Sử dụng hệ thống chuyên gia - Đào tạo kỹ năng và làm việc nhóm 1980 2000 Hình 2.2. Các kỹ thuật mới đi cùng mới lịch sử bảo trì 4 2010 Những phát triển mới của bảo trì gồm: - Các công cụ hỗ trợ quyết định: nguyên cứu rủi ro, phân tích dạng và hậu quả hư hỏng và hệ thống chuyên gia - Áp dụng kỹ thuật mới như giám sát tình trạng - Thiết kế máy móc quan tâm đến độ tin cậy và khả năng dễ bảo trì - Một sự nhận thức mới về tổ chức công tác bảo trì theo hướng thúc đẩy sự tham gia của mọi người, làm việc theo nhóm và tính linh hoạt khi thực hiện bảo trì năng suất toàn bộ ( TPM). 2.1.1.3 Các chiến lược bảo trì hiện nay a. Bảo trì không có kế hoạch: ❖ Bảo trì phục hồi: Bảo trì phục hồi không có kế hoạch là loại bảo trì không lập kế hoạch. Một công việc được xếp loại bảo trì phục hồi không kế hoạch khi mà thời gian dành cho công việc ít hơn 8 giờ. Nhân lực, phụ tùng và các tài liệu kỹ thuật cần thiết đối với công việc bảo trì này không thể lập kế hoạch và chuẩn bị trước khi công việc bắt đầu mà phải thực hiện đồng thời với công việc. Các hoạt động bảo trì được thực hiệ khi có hư hỏng đột xuất để phục hồi thiết bị về trạng thái hoạt động bình thường nhằm thực hiện các chức năng yêu cầu ❖ Bảo trì khẩn cấp: Bảo trì khẩn cấp là bảo trì cần được thực hiện ngay sau khi xảy ra sự cố hư hỏng xảy ra để tránh những hậu quả nghiêm trọng tiếp theo. Do sự thiếu tính linh hoạt và không thể kiểm soát chi phí nên bảo trì khẩn cấp là phương án bất đắt dĩ và ít được chấp nhận b. Bảo trì có kế hoạch: ❖ Bảo trì phòng ngừa: Bảo trì phòng ngừa là hoạt động bảo trì được lập kế hoạch và thực hiện một trình tự nhất định để ngăn ngừa các hư hỏng xảy ra khi phát hiện các hư hỏng trước khi chúng phát triển đến mức làm ngừng máy và gián đoạn sản xuất. Có hai giải pháp thực hiện chiến lược bảo trì phòng ngừa: - Bảo trì phòng ngừa trực tiếp : Bảo trì phòng ngừa gián tiếp được thực hiện định kỳ nhằm ngăn ngừa hư hỏng xảy ra bằng các tác động và cải thiện một cách trực tiếp trạng thái vật lý của máy móc, thiết bị. Bảo trì phòng ngừa trực tiếp được thực hiện định kỳ ( theo thời gian hoạt động, theo số km,..), bao gồm các công việc: thay thế chi tiết, phụ tùng, kiểm tra các bộ phận, bôi trơn thay dầu mỡ, lau chùi, làm sạch máy móc,.. - Bảo trì phòng ngừa gián tiếp: Bảo trì phòng ngừa gián tiếp được thực hiện để tìm ra các hư hỏng ngay trong giai đoạn ban đầu trước khi các hư hỏng có thể xảy ra. Trong giải pháp này, công việc bảo trì không tác động đến trạng thái vật lý của thiết bị mà thay vào đó các giám sát tình trạng (CBM – Condition Based Maintenance) hay bảo trì dự đoán (Predictive Maintenance) hoặc bảo trì tích cực (Proactive Maintenance) + Giám sát tình trạng chủ quan: là giám sát được thực hiện bằng các giác quan của con người: nghe, nhìn, sờ, ngửi để đánh giá tình trạng của thiết bị. 5 + Giám sát tình trạng khách quan: là giám sát được thực hiện thông qua việc đo đạc và giám sát bằng nhiều thiết bị khác nhau ❖ Bảo trì cải tiến: Bảo trì cải tiến được tiến hành khi được thay đổi thiết bị cũng như cải tiến tình trạng bảo trì. Chiến lược bảo trì được thực hiện bởi hai giải pháp sau: Bảo trì thiết kế lại (Design – Out Maintenance, DOM); Bảo trì kéo dài tuổi thọ (Life – Time Extension, LTE) 2.1.1.4 Mục tiêu của bảo trì - Xác định mức độ tin cậy và khả năng bảo trì tối ưu - Thu thập các dữ liệu thời gian vận hành đến khi hư hỏng và xây dựng đường cong dạng bồn tắm để ghi nhận tỉ lệ hư hỏng của một bộ phận hoặc thiết bị tương ứng với tuổi đời của nó: + thời gian chạy ra và thời gian làm nóng tối ưu + Thời gian bảo hành tối ưu và chi phí tối ưu + Thời gian thay thế phòng ngừa tối ưu của các bộ phận quan trọng + Các nhu cầu phụ tùng tối ưu - Thực hiện phân tích các dạng tác động và khả năng giới hạn của hư hỏng để xác định những bộ phận nên tập trung thiết kế lại, nguyên cứu và phát triển từ quan điểm bảo trì. - Nguyên cứu hậu quả của các hư hỏng để xác định thiệt hại của những bộ phận lân cận, thiệt hại về sản xuất, lợi nhuận và sinh mang của con người cũng như tổn hại uy tín công ty - Nguyên cứu các kiểu hư hỏng của các chi tiết, các bộ phận, sản phẩm, hệ thống và tỷ lệ hư hỏng tương quan để đề nghị thiết kế, nguyên cứu và phát triển nhằm giảm thiểu hư hỏng. - Xác định phân bố thời gian vận hành đến khi hư hỏng của các chi tiết, các bộ phận các sản phẩm và hệ thống hổ trợ cho việc tính toán tỉ lệ hư hỏng và độ tin câỵ - Xác nhận phân bố các thời gian phục hồi thiết bị hư hỏng: thời gian ngừng máy và những phân bố của mỗi thành phần thời gian ngừng máy( ngừn máy để phục hồi, chuẩn đoán, chuẩn bị,...) - Xác định nhu cầu dự phòng để đạt mục tiêu độ tin cậy mong muốn - Lựa chọn các vật liệu tốt hơn - Sử dụng các phiếu kiểm tra kỹ thuật bảo trì trong tất cả các giai đoạn hoạt động của thiết bị - Xây dựng một hệ thống báo cáo về hư hỏng và bảo trì để thu thập một cách khoa học những dữ liệu về độ tin cậy và khả năng bảo trì cần thiết - Xác định trách nhiệm hư hỏng do ai: kỹ thuật, chế tao, mua sắm, kiểm soát chất lượng, kiểm tra, thử nghiệm, đóng gói vận chuyển, bán hàng, dịch vụ tại chổ,.. - Hướng dẫn ra quyết định hoạt động phục hồi để giảm thiểu tối đa các hư hỏng , giảm thời gian bảo trì và sửa chữa, loại bỏ việc thiết kế thừa cũng như thiếu. - Thông qua thử nghiệm để xác định có cần những thay đổi để cải thiện tuổi thọ, độ tin cây, khả năng bảo trì của thiết bị nhằm đạt đến mức độ mong muôn hay không. - Thực hiệ việc xem xét thiết kế độ tin cậy, khả năng bảo trì và cải thiện thiết kế kỹ thuật, mua sắm, chế tạo, kiểm soát chất lượng, thử nghiệm, làm nóng máy, bao gói, 6 vận chuyển, lắp đặt, khởi động sao cho thiết bị được thiết kế và chế tạo đúng ăn đắng ngay từ đầu. - Giảm thiểu đến mức thấp nhất những sai sót trong lắp ráp, kiểm tra , kiểm soát chất lượng và kiểm tra thông qua danh sách kiểm tra - Thiết lập bảng cảnh báo và hướng dẫn sử dung thiết bị để người vận hành tránh lạm dụng khả năng tải và tốc độ giới hạn. - Giám sát hiệu quả sử dụng thực tế của thiết bị, tính toán các khả năng bảo trì và tỷ lệ sửa chữa những chi tiết và bộ phận hư hỏng. - Tiến hành những nghiên cứu liên quan giữa độ tin cậy, khả năng bảo trì, chi phí, khả năng vận hành và an toàn để xác định giải pháp có hiểu quả kinh tế cao nhất. - Xác định những phụ tùng có mức độ tin cậy cao, chi phí tối thiểu, tối ưu để cung cấp cho thiết bị và nhờ vậy giảm các chi phí tồn kho. - Giảm các chi phí bảo hành bằng cách giảm các chi phí sửa chữa, thay thế và hỗ trợ sản phẩm trong thời gian bảo hành. 2.1.1.5 Lựa chọn phương án bảo trì tối ưu: Việc lựa chọn các phương án bảo trì phụ thuộc vào các yếu tố: ❖ Lợi ích kinh tế: chi phí bảo trì là nhỏ nhất CM = CMP + CMM + CPP + CRP + CRM + CMT Trong đó: CM: chi phí bảo trì hằng năm CMP: chi phí phân công lao động cho bảo trì, sửa chữa CMM: chi phí vật tư, phụ tùng cho bảo trì, sửa chữa CPP: chi phí nhân công lao động cho bảo trì phòng ngừa CPM: chi phí vật tư, thiết bị cho bảo trì phòng ngừa CRP: chi phí nhân công lao động cho tân trang CRM: chi phí vật tư cho tân trang CMT: chi phí đào tạo liên tục cho người bảo trì ❖ Tính hiệu quả của công tác bảo trì: lựa chọn chính sách bảo trì mang lại chất lượng và hiệu quả cao nhất. Bước 1: Tính số lượng hư hỏng kỳ vọng Bước 2: Tính toán chi phí hư hỏng kỳ vọng mỗi tháng khi không có hợp đồng bảo trì phòng ngừa. Bước 3: Tính toán chi phí bảo trì phòng ngừa Bước 4: So sánh các lựa chọn và chọn phương án có chi phí thấp hơn Ngoài ra còn có các yếu tố khác như: ❖ Quy mô sản xuất ❖ Đặc thù ngành/ địa phương Sự sẵn có chất lượng, trình độ của các dịch vụ bảo trì sửa chữa có thể thuê bên ngoài. - Năng lực làm chủ thiết bị của công ty. - Yêu cầu về chất lượng và thời gian giao hàng. - Chiến lược của công ty. 7 2.1.1.6 Các chỉ số đánh giá hiệu quả hiện nay: a. Chỉ số khả năng sẵn sàng. Chỉ số khả năng sẵn sàng là số đo khả năng hoạt động của thiết bị mà không xảy vấn đề gì. Nó phụ thuộc một phần vào các đặc tính của hệ thống kỹ thuật và một phần vào hiệu quả của công tác bảo trì. Chỉ số khả năng sẵn sàng được tính theo công thức: - A : chỉ số khả năng sẵn sàng MTBF ( thời gian trung bình sửa chữa các lần hư hỏng ): độ tin cậy MWT ( thời gian chờ đợi trung bình): chỉ số hỗ trợ bảo trì MTTR (thời gian sửa chữa trung bình) : chỉ số khả năng bảo trì 𝑀𝑇𝐵𝐹 𝐴= × 100% 𝑀𝑇𝐵𝐹 + 𝑀𝑊𝑇 + 𝑀𝑇𝑇𝑅 Hoặc 𝑀𝑇𝐵𝐹 𝐴= × 100% 𝑀𝑇𝐵𝐹 + 𝑀𝐷𝑇 ( MDT = MWT + MTTR) Hoặc 𝐴= 𝑇𝑢𝑝 × 100% 𝑇𝑢𝑝 + 𝑇𝑑𝑚 Bảng 2.1. Mối quan hệ giữa các chỉ số khả năng sẵn sàng và thời gian tương ứng. Chỉ số khả năng sẵn sàng % Thời gian Khả năng không sẵn sàng không sẵn sàng Năm Tháng % 0 100 8760 h 730 h 24 h 50 50 4380 h 365 h 12 h 80 20 1752 h 146 h 4.8 h 90 10 876 h 73 h 2.4 h 99 1 87.6 h 7.3 h 14.4’ 99.9 0.1 8.76 h 43’ 1.4’ 99.99 0.01 53’ 4.3’ 8.6” 99.999 0.001 5.3’ 26” 0.86” 99.9999 0.0001 32” 2.6” 0.086” b. Ngày Chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ. Chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ ( OEE – Overall Equipment Effectiveness) được dùng để đánh giá một cách toàn diện hiệu quả sử dụng dây chuyền thiết bị trong sản xuất công nghiệp. OEE được tính như sau: OEE = A.H.C 8 Trong đó: - A: Chỉ số khả năng sẵn sàng - H: Hiệu suất sử dụng thiết bị, bằng sản xuất thực tế chia cho sản lượng mà dây chuyền thiết bị có thể làm ra được. - C: Hệ số chất lượng, bằng số lượng sản phẩm đạt yêu cầu chia cho tổng số sản lượng sản xuất. Trong sản xuất trình độ thế giới ( world class manufacturing), người đưa ra giá trị cần đạt như sau: A = 90% H = 95% C = 99% Nghĩa là OEE = 85% = (90% x 95% x 99%) Bảng 2.2. Tỷ lệ phần trăm OEE của Việt Nam và thế giới. Các yếu tố OEE OEE trình độ thế giới Chỉ số khả năng sẵn sàng A % 90 Hiệu suất sử dụng máy H % 95 Hệ số chất lượng C % 99,9 Chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ OEE % 85 2.1.2 Các phương pháp bảo trì tiến tiến được áp dụng hiện nay. 2.1.2.1 Bảo trì tập trung độ tin cậy ( RCM - Reliability centered maintenance) a. Định nghĩa: Bảo trì tập trung vào độ tin cậy ( RCM - Reliability centered maintenance) là một phương pháp mang tính hệ thống nhằm đánh giá một cách định lượng nhu cầu để thực hiện hoặc xem xét lại công việc và kế hoạch bảo trì phòng ngừa. RCM là một quá trìn được sử dụng nhằm xác định các yêu cầu bảo trì bất kỳ tài sản vật lý nào trong điều kiện vận hành của nó. b. Bảy vấn đề cơ bản của RCM Trước khi tiến hành phân tích bảo trì bất kỳ cơ cấu nào trong hệ thống, chúng ta cần phải biết cơ cấu đó là gì và quyết định xem những bộ phận nào của cơ cấu phù hợp theo quy định của RCM. Để thực hiện được hệ thống RCM cần phải xác định được bảy câu hỏi sau đây cho tài sản được chọn: - Các chức năng và tiêu chuẩn hiệu năng của tài sản trong điều kiện vận hành hiện tại là gì? - Vì sao tài sản không hoàn thành chức năng của nó? - Cái gì gây ra hư hỏng chức năng này? - Cái gì xảy ra khi hư hỏng xuất hiện? - Cần phải làm gì dể phòng tránh hư hỏng? - Nên làm gì trong trường hợp không có công việc phòng ngừa thích hợp? c. Thực hiện RCM Việc kiểm soát các yêu cầu bảo trì bất kỳ tài sản nào nên được thực hiện bởi nhiều nhóm nhỏ bao gồm ít nhất là một người phụ trách bảo trì và một người phụ trách 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất