Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng quy hoạch quản lý môi trường phù hợp với chương trình phát triển chăn n...

Tài liệu Xây dựng quy hoạch quản lý môi trường phù hợp với chương trình phát triển chăn nuôi mới giai đoạn 2020 định hướng đến năm 2025 của tỉnh bình thuận

.PDF
49
78
62

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Đề tài “Xây dựng quy hoạch quản lý môi trường phù hợp với chương trình phát triển chăn nuôi mới giai đoạn 2020 định hướng đến năm 2025 của tỉnh Bình Thuận.” được hoàn thành với sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của PGS.TS. Trương Thanh Cảnh; đã theo sát, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cám ơn ban lãnh đạo Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý môi trường, trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Quản lý Sau đại học và các Thầy, Cô trong Viện đã quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này. Xin cám ơn ban lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận, Chi cục Bảo vệ môi trường Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận, Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện Tánh Linh, Đức Linh, Hàm Tân, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Hàm Thuận Nam, UBND các huyện Tánh Linh, Đức Linh, Hàm Tân, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Hàm Thuận Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, cung cấp thông tin, đóng góp các ý kiến quý báu. Đồng thời, xin chân thành cám ơn các người dân thuộc các huyện Tánh Linh, Đức Linh, Hàm Tân, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Hàm Thuận Nam đã nhiệt tình tham gia trả lời phỏng vấn góp phần hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Học viên Lê Thị Thu Thủy i TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài xây dựng quy hoạch quản lý môi trường phù hợp với chương trình phát triển chăn nuôi mới giai đoạn 2020 định hướng đến năm 2025 của tỉnh Bình Thuận nhằm tích hợp các chương trình quản lý môi trường cho hoạt động chăn nuôi của tỉnh Bình Thuận phù hợp với chương trình phát triển chăn nuôi mới giai đoạn 2020 định hướng đến năm 2025 của tỉnh; đồng thời góp phân thúc đẩy chương trình phát triển chăn nuôi mới giai đoạn 2020 định hướng đến năm 2025. Thực hiện điều tra, đánh giá thu thập các số liệu về tình hình chăn nuôi và chất lượng môi trường tại các địa bàn có hoạt động chăn nuôi tại tỉnh từ đó đánh giá các tác động và ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi đến môi trường xung quanh; phân tích đánh giá về quy hoạch chăn nuôi hiện tại từ đó đưa ra các giải pháp quản lý môi trường chính cho hoạt động chăn nuôi như: xây dựng chuồng trại hợp vệ sinh; thực hiện thu gom, xử lý chất thải; tái sử dụng lại chất thải của quá trình chăn nuôi; hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý nhà nước và các quy định; thực hiện tuyên truyền, thông tin; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; các chính sách ưu đãi cho chăn nuôi… ii ABSTRACT The theme of development of environmental management plan is in line with the new livestock development program of 2020 in orientation to 2025 of Binh Thuan province in order to integrate environmental management programs for animal husbandry in Binh province. Thuan in line with the new livestock development program in the 2020 period with orientation to 2025 of the province; At the same time, it contributes to the development of the new livestock development program in the period of 2020 up to 2025. To carry out surveys and assessments to collect data on livestock situation and environmental quality in the areas where it operates. raising livestock in the province from which the impact and impact of livestock activities on the surrounding environment are assessed; Analyze the current livestock production planning and then propose key environmental management options for livestock production such as hygienic livestock construction; to collect and treat wastes; re-use of waste from livestock production; perfecting the system of state management organizations and regulations; conducting propaganda and information; intensify inspection and supervision; preferential policies for animal husbandry… iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Lê Thị Thu Thủy iv MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................................................................................... v DANH MỤC HÌNH ẢNH ......................................................................................... ix DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ x DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT ................................................................xii MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3 3.1 Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 3 3.2 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 3 4. Cách tiếp cận trong nghiên cứu ........................................................................ 3 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .............................................................................. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU VÀ KHU VỰC TỈNH BÌNH THUẬN ....................................................................................................................... 5 1.1 Tổng quan về hoạt động ngành chăn nuôi ................................................. 5 1.1.1 Thực trạng chăn nuôi............................................................................... 5 1.1.2 Các tác động môi trường của chăn nuôi .................................................. 7 1.2 Tổng quan về quy hoạch môi trường ........................................................... 12 1.2.1 Quy hoạch môi trường .......................................................................... 12 1.2.2 Những nội dung chính của QHMT ....................................................... 14 1.2.3 Mục đích của QHMT ............................................................................ 14 1.2.4 Quan điểm cơ bản về QHMT ................................................................ 15 1.2.5 Các bước thực hiện QHMT ................................................................... 16 1.2.6 Nguyên tắc QHMT ................................................................................ 16 1.3 Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan ..................................... 17 v 1.4 Tổng quan về khu vực nghiên cứu ............................................................... 18 1.4.1 Vị trí địa lý ............................................................................................ 18 1.4.2 Điều kiện về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên .................................. 19 1.4.2.1 Tài nguyên đất .................................................................................. 19 1.4.2.2 Tài nguyên nước và chế độ thủy văn ............................................... 21 1.4.2.3 Điều kiện khí hậu ............................................................................ 21 1.4.2.4 Điều kiện địa hình ........................................................................... 22 1.4.2.5 Đồng cỏ và nguồn thức ăn tự nhiên ................................................ 23 1.4.3 Điều kiện kinh tế .................................................................................. 23 1.4.4 Đặc điểm văn hóa - xã hội.................................................................... 24 1.5 Tổng quan về quy hoạch ngành chăn nuôi tỉnh Bình Thuận ....................... 25 1.5.1 Thực trạng quy hoạch chăn nuôi của tỉnh Bình Thuận ......................... 25 1.5.2 Định huớng quy hoạch chăn nuôi đến năm 2020 của tỉnh Bình Thuận 27 1.5.2.1 Phát triển chăn nuôi ......................................................................... 27 1.5.2.2 Quy hoạch vùng chăn nuôi .............................................................. 29 CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 31 2.1 Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 31 2.1.1 Đánh giá hoạt động chăn nuôi của tỉnh Bình Thuận ............................. 31 2.1.2 Đánh giá hiện trạng môi trường dưới tác động của hoạt động chăn nuôi của tỉnh Bình Thuận .................................................................................................. 32 2.1.3 Xác định các vấn đề môi trường có ý nghĩa từ hoạt động chăn nuôi của tỉnh Bình Thuận......................................................................................................... 32 2.1.4 Xây dựng chương trình quản lý ô nhiễm từ hoạt động chăn nuôi cho đến năm 2020 định hướng đến năm 2025 ................................................................. 32 2.2 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 32 2.2.1 Phương pháp thu thập và tổng hợp số liệu ............................................ 33 2.2.2 Phương pháp khảo sát ........................................................................... 34 2.2.3 Phương pháp điều tra xã hội học ........................................................... 34 vi 2.2.4 Phương pháp ước tính tải lượng ô nhiễm trong nước thải, chất thải rắn trong chăn nuôi .......................................................................................................... 36 2.2.5 Phương pháp xây dựng quy hoạch ........................................................ 36 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................... 37 3.1 Đánh giá hoạt động chăn nuôi tỉnh Bình Thuận ......................................... 37 3.1.1 Khảo sát tình hình chăn nuôi ................................................................. 37 3.1.1.1 Số lượng đàn gia súc, gia cầm ......................................................... 37 3.1.1.2 Sản xuất và sử dụng thức ăn ............................................................ 39 3.1.1.3 Tình hình phát triển cơ sở chăn nuôi tập trung ................................ 40 3.1.2 Hiện trạng quản lý chất thải chăn nuôi.................................................. 45 3.1.2.1 Hiện trạng QLCT ở các trang trại .................................................... 45 3.1.2.2 Công tác quản lý chất thải của chính quyền địa phương và các ngành chức năng đối với chăn nuôi trang trại .............................................. 50 3.1.3 Định hướng quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 ................................................................................................................... 51 3.1.3.1 Quan điểm phát triển ........................................................................ 51 3.1.3.2 Mục tiêu phát triển ........................................................................... 52 3.2 Đánh giá hiện trạng môi trường dưới tác động của hoạt động phát triển chăn nuôi của tỉnh Bình Thuận .......................................................................................... 53 3.2.1 Chất lượng môi trường nước ................................................................. 53 3.2.1.1 Chất lượng nước thải ........................................................................ 53 3.2.1.2 Chất lượng nước ngầm ..................................................................... 60 3.2.1 Chất lượng không khí ............................................................................ 62 3.3. Dự báo diễn biến môi trường dưới tác động của hoạt động phát triển chăn nuôi của tỉnh Bình Thuận .......................................................................................... 62 3.3.1 Nước thải chăn nuôi .............................................................................. 62 3.3.2. Chất thải rắn ......................................................................................... 65 CHƯƠNG 4 XÂY DỰNG CÁC KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CHO HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI .................................................................................... 67 vii 4.1 Cơ sở khoa học, pháp lý về việc thực hiện quy hoạch môi trường cho hoạt động chăn nuôi tại tỉnh Bình Thuận .......................................................................... 67 4.1.1 Cơ sở khoa học phục vụ đề xuất giải pháp........................................... 67 4.1.2 Các nguyên tắc về QH Môi trường ...................................................... 68 4.2 Chương trình quản lý môi trường trong hoạt động chăn nuôi của tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 định hướng đến năm 2025 ...................................................... 69 4.2.1 Mục tiêu và tiêu chí thực hiện .............................................................. 69 4.2.1.1 Mục tiêu thực hiện ........................................................................... 69 4.2.1.2 Tiêu chí thực hiện ............................................................................ 70 4.2.2 Các giải pháp thực hiện ......................................................................... 71 4.2.2.1 Xây dựng chuồng trại hợp về sinh .................................................. 71 4.2.2.3 Thu gom, lưu trữ và xử lý chất thải ................................................. 73 4.2.2.4 Tái sử dụng chất thải ........................................................................ 77 4.2.2.5 Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi. ....................................................................................... 78 4.2.2.6 Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về quản lý môi trường ...... 81 4.2.2.7 Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát ......................... 82 4.2.2.8 Công tác thông tin tuyên truyền ....................................................... 82 4.2.2.9 Về chính sách ................................................................................... 83 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 84 1. Kết luận ......................................................................................................... 84 2. Kiến nghị ....................................................................................................... 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... I PHỤ LỤC: ................................................................................................................. III LÝ LỊCH TRÍCH NGANG CỦA HỌC VIÊN .........................................................IX viii DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Vị trí địa lý vùng tỉnh Bình Thuận ............................................................. 19 Hình 2.1 Sơ đồ các bước xây dựng quy hoạch môi trường ...................................... 36 Hình 3.1 Trang trại gà chuồng kín ............................................................................ 46 Hình 3.2 Nuôi gà công nghiệp kiểu chuồng hở ........................................................ 47 Hình 3.3 Nuôi gà trên kiểu chuồng nhà sàn .............................................................. 47 Hình 3.4 Nuôi gà trên sàn xi măng ........................................................................... 48 Hình 4.1 Sơ đồ thực hiện quy hoạch môi trường ...................................................... 68 Hình 4.2 Hầm xử lý nước thải chăn nuôi .................................................................. 74 ix DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Đặc trưng khí hậu tại một số trạm quan trắc năm 2015 ............................ 22 Bảng 1.2 Tỷ trọng các ngành kinh tế qua các năm ................................................... 24 Bảng 3.1 Sự biến động gia súc, gia cầm tại Bình Thuận (2010-2015) ..................... 37 Bảng 3.2 Quy mô đàn gia súc, gia cầm phân theo huyện, thị xã, thành phố năm 2015 ................................................................................................................................... 38 Bảng 3.3 Số cơ sở chăn nuôi tập trung quy mô lớn và vừa ...................................... 41 Bảng 3.4 Quy mô trung bình của các cơ sở chăn nuôi lớn và vừa............................ 42 Bảng 3.5 Tỷ trọng đàn gia súc, gia cầm được nuôi tập trung trong các cơ sở chăn nuôi lớn và vừa .......................................................................................................... 43 Bảng 3.6 Biện pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi gia cầm ................................... 45 Bảng 3.7 Hiện trạng chuồng trại chăn nuôi gia súc hộ gia đình khu vực nông thôn tỉnh Bình Thuận đến cuối năm 2015 ......................................................................... 49 Bảng 3.8 Chất lượng nước thải chăn nuôi heo (rửa chuồng + phân) ........................ 54 Bảng 3.9 Chất lượng nước thải chăn nuôi heo (hốt phân trước sau đó rửa chuồng) 56 Bảng 3.10 Kết quả phân tích vi sinh trong phân gia súc, gia cầm ........................... 57 Bảng 3.11 Kết quả quan trắc thành phần môi trường nước mặt ............................... 58 Bảng 3.12 Kết quả quan trắc thành phần môi trường nước ngầm tại 2 khu vực điển hình ............................................................................................................................ 61 x Bảng 3.13 Kết quả quan trắc thành phần môi trường không khí tại khu vực chăn nuôi xã Sông Lũy-huyện Bắc Bình ........................................................................... 62 Bảng 3.14 Hệ số phát thải nước thải trong chăn nuôi ............................................... 63 Bảng 3.15 Dự báo lưu lượng và tải lượng ô nhiễm nước thải trong chăn nuôi đến năm 2025 ................................................................................................................... 64 Bảng 3.16 Dự báo tổng lưu lượng và tải lượng ô nhiễm nước thải chăn nuôi đến năm 2025 ................................................................................................................... 65 Bảng 3.17 Hệ số phát thải chất thải rắn trong chăn nuôi .......................................... 65 Bảng 3.18 Dự báo chất thải rắn trong chăn nuôi đến năm 2025 ............................... 66 xi DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT BĐKH Biến đổi khí hậu BVMT Bảo vệ môi trường. CTR Chất thải rắn EMS Hệ thống quản lý môi trường HVS Hợp vệ sinh KKPTCN Khuyến khích phát triển chăn nuôi KT-XH Kinh tế - Xã hội MT Môi trường ÔNMT Ô nhiễm môi trường PPNC Phương pháp nghiên cứu PTBV Phát triển bền vững QH Quy hoạch QHMT Quy hoạch môi trường QHTT Quy hoạch tổng thể QLCT Quản lý chất thải SXNN Sản xuất nông nghiệp TNMT Tài nguyên và Môi trường TNN Tài nguyên nước VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm xii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những thập kỷ gần đây, người ta đã chú trọng nhiều đến việc phát triển hệ thống sản xuất nông nghiệp bền vững, trong đó ngành chăn nuôi là một bộ phận cấu thành quan trọng của tổng thể. Sản xuất ngành chăn nuôi đang phải đương đầu với những khó khăn không chỉ về mặt kỹ thuật như việc cung cấp thức ăn, sức khỏe gia súc, tạo giống và quản lý mà cả những yếu tố môi trường, kinh tế và xã hội. Ở nhiều nước trên thế giới, nông dân đã và đang chuyển sản xuất trang trại thành những hệ thống sản xuất chuyên môn hóa cao. Năng suất cá thể gia súc và năng suất vật nuôi trên một đơn vị ha đất cũng như qui mô trang trại đang tăng lên một cách đáng kể. Tuy nhiên từ sự thâm canh cao độ này, gần đây đã phát sinh một vấn đề thu hút sự quan tâm sâu sắc của xã hội đó là sự ô nhiễm môi trường. Những khó khăn trong việc thu trữ và xử lý các chất thải chăn nuôi là những vấn đề đầu tiên gắn liền với sự thâm canh chăn nuôi. Sự ô nhiễm đất, không khí và nguồn nước ngầm do các chất thải chăn nuôi đã làm ảnh hưởng đáng kể tới hệ sinh thái và sức khỏe con người. Trong quá trình dự trữ chất thải, một lượng lớn các chất độc ở dạng lỏng hay chất khí được tạo ra bởi hoạt động của các vi sinh vật như là SO2, NH3, CO2, H2S, CH4, NO3-, NO2-, indole, schatole, phenole...và các vi sinh vật có hại như enterobacteriacea, ecoli, salmonella, shigella, proteus, klebsiella...Các loại chất độc này có thể làm ô nhiễm không khí và nguồn nước làm ảnh hưởng tới đời sống con người và đến hệ sinh thái. Ô nhiễm mùi và nước thải từ các chất thải chăn nuôi trong chuồng trại, các hệ thống dự trữ hoặc từ quá trình sử dụng phân bón trên đồng ruộng đang là vấn đề quan tâm của nhân dân trong các khu vực chăn nuôi nhất là ở các nơi mà mật độ gia súc cao nhất. Bình Thuận là một trong những tỉnh trọng điểm về sản xuất nông nghiệp của vùng Duyên hải Miền trung với tổng diện tích tự nhiên 781 ngàn ha, chiếm gần 2,4% diện tích tự nhiên cả nước và dân số năm 2010 khoảng 1,17 triệu người, chiếm 1,35% dân số cả nước. GDP ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản (khu vực I) hiện chiếm 1 21,01% tổng GDP của tỉnh. Chăn nuôi là một trong những ngành sản xuất truyền thống và quan trọng của Bình Thuận. Hiện nay, toàn tỉnh có 9.247 con trâu, 223.563 con bò, 269.541 con heo, 32.177 con ngựa, dê, cừu và 2.391.000 con gia cầm. Sản xuất ngành chăn nuôi của tỉnh giai đoạn 2000-2010 tuy gặp nhiều khó khăn về điều kiện khí hậu – thời tiết, tình hình dịch bệnh và giá cả thức ăn tăng, nhưng vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng ở mức 3-4%/năm. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tuy có bị giảm sút nhưng vẫn duy trì ở mức 11,9%. Tuy nhiên, hiện nay việc phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh phần lớn vẫn còn tự phát, quy mô nhỏ lẻ, hiệu quả kinh tế chưa cao. Mặt khác, công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở chăn nuôi, nhất là các trại nuôi lợn, gia cầm hiện vẫn chưa được quan tâm đúng mức, ảnh hưởng đến sự bền vững trong phát triển. Cùng với việc quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi của tỉnh Bình Thuận 20112020 nhằm đưa ngành chăn nuôi cơ bản chuyển sang sản xuất trang trại, đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm; nâng cao tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp, đồng thời tăng thu nhập, cải thiện mức sống cho người dân ở vùng nông thôn của tỉnh thì cần thiết phải ứng dụng linh hoạt công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi, sử dụng hiệu quả từ nguồn chất thải chăn nuôi, tránh tác động ô nhiễm môi trường đến hệ sinh thái cũng như sức khỏe người dân. Vì vậy, việc thể chế hóa thành luật pháp và xây dựng các biện pháp nhằm để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của các hệ thống chăn nuôi đến môi trường, góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển theo hướng bền vững đang là vấn đề cấp thiết. Yêu cầu phát triển chăn nuôi theo định hướng sản xuất hàng hóa trong tình hình mới cần phải thực hiện công tác quy hoạch chăn nuôi để đáp ứng quy hoạch phát triển chung của tỉnh, tỉnh đã thực hiện việc Quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi giai đoạn 2011-2020. Do đó, nhu cầu cấp thiết phải xây dựng quy hoạch MT để đáp ứng quy hoạch phát triển chăn nuôi mới (Quyết định số 384/QĐ-UBND ngày 6/2/2013 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 của UBND Tỉnh) . Đó cũng chính là lý do để lựa chọn nghiên cứu đề tài 2 “Xây dựng quy hoạch quản lý môi trường phù hợp với chương trình phát triển chăn nuôi mới giai đoạn 2020 định hướng đến năm 2025 của tỉnh Bình Thuận”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Tích hợp quy hoạch môi trường cho hoạt động Chăn nuôi Bình Thuận phù hợp với chương trình phát triển chăn nuôi mới giai đoạn 2020 định hướng đến năm 2025 của tỉnh Bình Thuận. - Góp phần thúc đẩy chương trình phát triển chăn nuôi mới giai đoạn 2020 định hướng đến năm 2025. - Xây dựng quy hoạch môi trường nhằm thích ứng với chương trình phát triển chăn nuôi mới giai đoạn 2020 định hướng đến năm 2025 của tỉnh Bình Thuận. - Xây dựng chương trình quản lý môi trường nhằm ngăn ngừa tác động ô nhiễm từ hoạt động chăn nuôi. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của Luận văn là Quy hoạch chăn nuôi của tỉnh Bình Thuận và công tác quản lý môi trường trong hoạt động chăn nuôi của tỉnh Bình Thuận. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về các yếu tố của công tác quản lý môi trường trong hoạt động chăn nuôi tại tỉnh Bình Thuận như: chính sách môi trường, cơ cấu tổ chức và quá trình thực hiện công tác quản lý môi trường làm cơ sở cho việc xây dựng QHQLMT nhằm thích ứng với chương trình phát triển chăn nuôi. 4. Cách tiếp cận trong nghiên cứu Xây dựng các chương trình, giải pháp giải quyết cho các vấn đề môi trường tại tỉnh Bình Thuận bị ảnh hưởng, tác động bởi hoạt động chăn nuôi nhằm xây dựng một biện pháp quản lý môi trường một cách khoa học hơn. 3 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Trên cơ sở phân tích hiện trạng chăn nuôi hiện nay tại tỉnh Bình Thuận. Phát hiện những vấn đề môi trường cần giải quyết từ đó đề xuất các biện pháp khắc phục, ngăn ngừa ô nhiễm và dựa vào quy hoạch phát triển chăn nuôi mới giai đoạn 2020 định hướng đến năm 2025 của tỉnh Bình Thuận để xây dựng một hệ thống quản lý môi trường khoa học, thực tiễn và hiệu quả hơn. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU VÀ KHU VỰC TỈNH BÌNH THUẬN 1.1 Tổng quan về hoạt động ngành chăn nuôi 1.1.1 Thực trạng chăn nuôi Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, ngành chăn nuôi năm 2015 đã có những bước chuyển dịch rõ ràng, từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại, gia trại, ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật, tăng hiệu quả kinh tế. Bên cạnh sự phát triển đạt được, ngành chăn nuôi vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức từ những dịch bệnh đã xảy ra và thực trạng sử dụng chất cấm, chất kháng sinh trong chăn nuôi đến những cạnh tranh khó khăn trên thị trường tiêu thụ khi nhiều mặt hàng thịt nhập khẩu đang có giá thấp hơn thịt gia cầm, gia súc trong nước.[1] Theo số liệu điều tra tổng cục thống kê thời điểm 01/10/2015 đàn trâu cả nước hiện có 2,52 triệu con, sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng ước đạt 85,8 nghìn tấn. Chăn nuôi bò phát triển do Đàn bò sữa tăng mạnh cả nước hiện có 5,36 triệu con bò, trong đó bò sữa có 275,3 nghìn con, sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng ước đạt 299,3 nghìn tấn. Cũng theo số liệu điều tra thì cả nước có khoảng 27,75 triệu con, trong đó lợn nái có 4,06 triệu con, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng năm 2015 ước tính đạt 3,48 triệu tấn. Đàn gia cầm cả nước có khoảng 341,9 triệu con, trong đó đàn gà có 259,3 triệu con, sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng là 908,1 nghìn tấn, sản lượng trứng gia cầm đạt 8874,6 triệu quả.[2] Về phát triển trang trại chăn nuôi thì trang trại chăn nuôi chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lượng trang trại nông nghiệp cả nước, và hiện nay tỷ trọng này đang có chiều hướng tăng lên. Theo ước tính của Hội Chăn nuôi Việt Nam Nam cả nước hiện có khoảng 20.000 trang trại chăn nuôi. Tuy nhiên, theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, hiện nay phổ biến nhất vẫn là trang trại quy mô chăn nuôi theo hộ gia đình, nên đa số hoạt động manh mún, nhỏ lẻ. Kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê cho 5 thấy: Trong số 4.131,6 ngàn hộ nuôi lợn thì số hộ nuôi quy mô nhỏ (<10 lợn/hộ) chiếm tới 86,4% tổng số hộ, nhưng chỉ sản xuất 34,2% tổng sản lượng thịt lợn. Còn về gia cầm: tổng số 7.864,7 ngàn hộ, số hộ nuôi quy mô (< 100 con gia cầm/hộ) chiếm tới 89,62%, nhưng chỉ sản xuất 30% tổng sản lượng thịt gia cầm. Thực tiễn đã chứng minh, chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ thường chịu rủi ro rất cao do không được kiểm soát và hỗ trợ cung cấp thông tin về dịch bệnh, giá cả, thiếu kỹ thuật chăn nuôi, thường chỉ dựa vào kinh nghiệm tích lũy và ít được tập huấn, phổ biến các kiến thức, hướng dẫn mới về chăn nuôi, không có sự am hiểu cơ bản về VSATTP. Ngoài ra, chăn nuôi tại Việt Nam theo cả phương thức trang trại và quy mô hộ gia đình vẫn chưa tạo được vùng hàng hóa tập trung, chưa chú trọng đến việc xây dựng quy trình sản xuất theo chuỗi để giảm chi phí, giá thành, nâng cao lợi nhuận. Về đầu vào của ngành chăn nuôi Việt Nam: Đầu vào còn phụ thuộc khá nhiều vào nước ngoài. Khâu sản xuất giống, người chăn nuôi vẫn trong tình trạng khan hiếm con giống. Bên cạnh đó, tuy nguồn con giống nhập khẩu có chất lượng tốt nhưng phải đảm bảo các quy trình kỹ thuật chăn nuôi hiện đại mới phát triển tốt. Trong khi đó, các trang trại của Việt Nam quy mô nhỏ, những tiêu chuẩn kỹ thuật về chuồng trại thiếu đồng bộ gây khó khăn cho việc vệ sinh, sát trùng, áp dụng các biện pháp vệ sinh an toàn sinh học trong phòng trị bệnh và không phù hợp cho việc áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong quản lý chăm sóc theo đàn. Về thị trường đầu ra đối với các sản phẩm của ngành chăn nuôi: Theo điều tra của Liên minh Nông nghiệp, hiện nay hệ thống chăn nuôi quy mô nhỏ, mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm thấp đang cung cấp ra thị trường gần 70% sản phẩm thịt. Trong khi đó, chăn nuôi thương mại quy mô lớn, công nghệ hiện đại, an toàn thực phẩm cao chỉ mới cung cấp trên 15% lượng thịt cho tiêu dùng. Công nghệ chế biến bảo quản thịt sau giết mổ còn yếu, các phương tiện vận chuyển thịt sau giết mổ và các quầy bán thịt, sản phẩm chăn nuôi tại chợ đa số chưa đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Nguyên nhân do thiếu sự liên kết giữa các trang trại, hộ chăn nuôi với các nhà máy chế biến. Bên cạnh đó, do thiếu sự liên kết hợp tác nên giá cả nguyên 6 liệu không ổn định, gây khó khăn không chỉ cho các nhà máy chế biến mà còn cho cả nông dân không muốn đầu tư tái đàn. [3] Theo đánh giá của Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO): ngành chăn nuôi đến năm 2020 vẫn tiếp tục phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm đảm bảo cho sức khỏe cộng đồng và gia tăng dân số. Sản xuất chăn nuôi đang có xu hướng chuyển dịch từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển, từ phương Tây sang các nước Châu Á Thái Bình Dương. Châu Á sẽ trở thành khu vực sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm chăn nuôi lớn nhất. Sự thay đổi về chăn nuôi ở khu vực này có ảnh hưởng quyết định đến “cuộc cách mạng” về chăn nuôi trên toàn cầu. Nhu cầu tiêu thụ thịt, sữa cho xã hội tăng nhanh ở các nước đang phát triển, ước tính tăng khoảng 7 - 8%/năm. Cũng như các nước trong khu vực, chăn nuôi Việt Nam đứng trước yêu cầu vừa phải duy trì mức tăng trưởng cao nhằm đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước và từng bước hướng tới xuất khẩu. Chăn nuôi phải phát triển bền vững gắn với nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, khả năng cạnh tranh và bảo vệ môi trường là xu hướng tất yếu hiện nay. Giai đoạn 2008 - 2010 đạt 8 - 9% năm; giai đoạn 2010 - 2015 đạt khoảng 6 - 7% năm và dự kiến mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2015 - 2020 đạt khoảng 5 - 6% năm. 1.1.2 Các tác động môi trường của chăn nuôi Chất thải chăn nuôi là nguyên nhân gây ô nhiễm lớn cho môi trường tự nhiên do lượng lớn các khí thải và chất thải từ vật nuôi. Các khí thải từ vật nuôi cũng chiểm tỷ trọng lớn trong các khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Theo báo cáo của Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO), chất thải của gia súc toàn cầu tạo ra 65% lượng Nitơ oxit (N2O) trong khí quyển. Đây là loại khí có khả năng hấp thụ năng lượng mặt trời cao gấp 296 lần so với khí CO2. Động vật nuôi còn thải ra 9% lượng khí CO2 toàn cầu, 37% lượng khí Methane (CH4) – loại khí có khả năng giữ nhiệt cao gấp 23 lần khí CO2. Theo số liệu ước tính của Cục Chăn nuôi, tổng số chất thải rắn hằng năm từ đàn gia súc, gia cầm ở Việt Nam khoảng 73 - 76 triệu tấn. Phần lớn chất thải 7 chăn nuôi được sử dụng làm phân bón. Tuy nhiên trước khi đưa vào sử dụng, việc xử lý chất thải chăn nuôi có sự khác nhau theo quy mô chăn nuôi. Với quy mô chăn nuôi trang trại và gia trại thì việc xử lý chất thải được coi trọng hơn, còn tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ gắn với sản xuất nông nghiệp, chất thải chăn nuôi chủ yếu được vận chuyển trực tiếp từ chuồng nuôi ra ngoài đồng bón cho cây trồng, số lượng được xử lý rất ít. Theo kết quả điều tra chăn nuôi lợn 8 vùng sinh thái, số gia trại, trang trại chăn nuôi lợn có áp dụng các biện pháp xử lý chất thải chiếm khoảng 74%, còn lại không xử lý chiếm khoảng 26%; trong các hộ, các cơ sở có xử lý thì 64% áp dụng phương pháp sinh học (Biogas, ủ v.v...), số còn lại 36% xử lý bằng phương pháp khác. Hiện nay, còn nhiều trang trại chăn nuôi lợn, bò hàng ngày thải ra một lượng lớn chất thải không được xử lý và đổ trực tiếp vào hệ thống thoát nước, kênh mương trong vùng làm nhiều hộ dân không có nước sinh hoạt (nước giếng trong vùng có váng, mùi hôi tanh), tỷ lệ người dân bị mắc bệnh tiêu chảy, mẫn ngứa và ghẻ lở cao. Ô nhiễm do chất thải chăn nuôi không chỉ ảnh hưởng nặng tới môi trường sống dân cư mà còn gây ô nhiễm nguồn nước, tài nguyên đất và ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất chăn nuôi. Các hoạt động gây ô nhiễm do chăn nuôi vẫn đang tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi trên cả nước. Tình trạng chăn nuôi thả rông, chăn thả trên đất dốc, đầu nguồn nước v.v... còn khá phổ biến đã làm tăng diện tích đất xói mòn, suy giảm chất lượng nước, giảm thiểu khả năng sản xuất nông nghiệp trên vùng rộng lớn. Ô nhiễm môi trường còn làm phát sinh dịch bệnh, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chăn nuôi. Trong mười năm qua, từ 1997 đến nay, dịch lở mồm, long móng trên gia súc đã diễn ra thường xuyên và đến nay chưa được khống chế triệt để. Từ cuối năm 2003, dịch cúm gia cầm đã bùng phát. Từ năm 2003 đến nay, dịch đã tái phát 5 đợt, đã phải tiêu huỷ trên 51 triệu gia cầm các loại, thiệt hại ước tính lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Từ đầu năm 2007 đã bùng phát hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (bệnh tai xanh - PSSR) trên lợn, gây tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi, gây mất an toàn thực phẩm và còn có nguy cơ lây nhiễm sang người nguy hiểm không kém bệnh cúm gia cầm, bệnh lở mồm, long móng. 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan