Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật về hàm lượng formaldehyt trên sản phẩm dệt may...

Tài liệu Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật về hàm lượng formaldehyt trên sản phẩm dệt may

.PDF
167
345
79

Mô tả:

BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN DỆT MAY BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI CẤP BỘ XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT VỀ HÀM LƯỢNG FORMALDEHYT TRÊN SẢN PHẨM DỆT MAY Chủ nhiệm đề tài : ThS. HOÀNG THU HÀ Cơ quan chủ trì đề tài : VIỆN DỆT MAY 7673 05/02/2010 HÀ NỘI, THÁNG 12 – 2009 MỤC LỤC Nội dung Trang Lời nói đầu …………………………………………………………………... 2 I. Tóm tắt tài liệu về phơi nhiễm với formaldehyt từ sản phẩm dệt may ……. 3 II. Sự cần thiết xây dựng “Quy chuẩn kỹ thuật về hàm lượng formaldehyt trên sản phẩm dệt may” ……………………………………………………... 5 II.1 Sự cần thiết ……………………………………………………………… 5 II.2 Tổng hợp, đánh giá hiện trạng của các văn bản luật có liên quan ……... 6 III. Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật …………………………………………… 6 III.1 Tóm tắt các yêu cầu của luật và một số tiêu chuẩn tự nguyện khác trên thế giới về hàm lượng formadehyt trên vật liệu dệt …………………………. 6 III.2 Đề xuất các giá trị giới hạn tối đa của hàm lượng formaldehyt trên sản phẩm dệt may ……………………………………………………………….. 9 III.3 Tiếp thu góp ý cho dự thảo “Quy chuẩn kỹ thuật đối với hàm lượng formaldehyt trên sản phẩm dệt may” ………………………………………. 11 III.4 Bố cục của Quy chuẩn kỹ thuật ……………………………………….. 15 Phụ lục ……………………………………………………………………… 16 Tài liệu tham khảo 27 1 LỜI NÓI ĐẦU Formaldehyt là một trong mười hóa chất dùng trong xử lý dệt gây dị ứng cho da. Tỷ lệ người mắc bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng do nhựa xử lý hoàn tất dệt có formaldehyt được báo cáo là từ 0,2% đến 4,2% sau năm 1990[1]. Formaldehyt có mặt trong các sản phẩm hóa chất xử lý hoàn tất nhựa cho vật liệu dệt từ xenlulo và các hỗn hợp của xenlulo với xơ tổng hợp, trong các chất tạo màng cho quá trình in hoa bằng pigment, trong các chất xử lý hoàn tất chống cháy cho vật liệu dệt và dung dịch formaldehyt còn được sử dụng trọng quá trình nhuộm len để bảo vệ len dưới tác dụng của nhiệt độ cao. Có thể nói formaldehyt có mặt trong hầu hết các loại vật liệu dệt được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày của người tiêu dùng. Nhưng formaldehyt trong vật liệu dệt lại gây dị ứng cho những cá nhân bị mẫn cảm, tức là formaldehyt ảnh hướng trực tiếp đến an toàn và sức khỏe của người tiêu dùng. Dự thảo “Quy chuẩn kỹ thuật về hàm lượng formaldehyt trên sản phẩm dệt may” nhằm đưa ra các giá trị giới hạn về hàm lượng formaldehyt trên vật liệu dệt để bảo vệ an toàn cho người tiêu dùng. Quy chuẩn được xây dựng hài hòa với các quy chuẩn/tiêu chuẩn về hàm lượng formaldehyt trên sản phẩm dệt may hiện đang được thực thi trên thế giới để tránh tạo thành rào cản kỹ thuật không cần thiết đối với mậu dịch dệt may. Ngoài ra, quy chuẩn kỹ thuật này còn là một rào cản kỹ thuật hợp pháp theo “Hiệp định về rào cản Kỹ thuật đối với thương mại” của Tổ chức Thương mại Thế giới, nhằm bảo vệ thị trường và ngành dệt nội địa trước các làn sóng nhập khẩu hàng dệt may tiềm ẩn các hóa chất nguy hại, tức là gây ảnh hướng xấu đến sản xuất, thị phần và an toàn của người tiêu dùng Việt Nam. 2 I. Tóm tắt tài liệu về phơi nhiễm với formaldehyt từ sản phẩm dệt may Bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng liên quan đến formaldehyt trong sản phẩm dệt may lần đầu tiên được chuẩn đoán ở các nước thuộc bán đảo Scandinavi và Mỹ vào những năm 1930[2]. Vào năm 1959 nhà nghiên cứu Marcusen (Đan Mạch) đã báo cáo rằng trong giai đoạn 1934-1958 có 26 trường hợp (11% số ca được nghiên cứu) mắc bệnh viêm da do formaldehyt trong quần áo. Ông cũng báo cáo kết quả nghiên cứu tiến hành từ 1938-1955 cho thấy 1-3% trong 36.000 bệnh nhân mắc bệnh eczema là mẫn cảm với formaldehyt[3]. Một tài liệu đã tổng kết lại tỷ lệ người mắc bệnh viêm da do formaldehyt trên sản phẩm dệt may là từ 8,6% tới 65% các bệnh nhân mẫn cảm với formaldehyt (dữ liệu từ năm 1959 tới 1982) [4]. Sự mẫn cảm với formaldehyt xảy ra ở tất cả các lứa tuổi. Phần lớn các trường hợp mẫn cảm với formaldehyt ở trong lứa tuổi 30-60. Phụ nữ có xu hướng dễ mắc bệnh viêm da do formaldehyt trong quần áo gây ra hơn là nam giới, có lẽ là do phụ nữ thường mặc quần áo sát người hơn nam. Tỷ lệ mắc bệnh theo giới tính (nữ/nam) được ước tính từ 5: 1 tới 3: 14. Bệnh thường gặp ở những vị trí quần áo tiếp xúc với da, nhất là vùng da ẩm. Vùng nách, hai bên cổ và gáy, cánh tay trên là những vị trí phổ biến. Ngực, lưng và các bề mặt cơ gấp của khủyu tay là những vị trí thường xuyên bị bệnh. Trong một số trường hợp thấy phát ban trên mặt, tay và bộ phận sinh dục. Khi quần được may từ vải có chứa formaldehyt thì bệnh thường phát ở mặt trong của đùi, nếp gấp ở mông, và vùng khoeo chân bị ảnh hưởng nặng nề[4]. Người ta thấy việc chuyển formaldehyt từ vải vào da mạnh hơn nhiều trong tiếp xúc trực tiếp của da với dung dịch (ví dụ thông qua mồ hôi) hơn là tiếp xúc gián tiếp thông qua lớp không khí[5]. Trong một nghiên cứu con tem (patch test) về việc chuyển formaldehyt từ vải bông và vải bông/polyeste được xử lý bằng DMDHEU có chứa formaldehyt được đánh dấu bằng cacbon phóng xạ C14 vào da thỏ đã được cạo lông trong ba điều kiện thử nghiệm khác nhau mô phỏng các điều kiện mặc quần áo thông thường và ngặt nghèo hơn, người ta thấy tổng lượng cacbon phóng xạ được chuyển từ vải vào da thỏ là chưa đến 3% của lượng formaldehyt có trong miếng dán. Hầu hết thấy cacbon phóng xạ được chuyển vào da là trực tiếp ở dưới ngay miếng dán. Và cũng thấy thêm rằng từ 0,1 % đến 10% formaldehyt được đánh dấu bằng cacbon phóng xạ C14 được da hấp thụ[4]. Cho đến nay, vẫn chưa biết được mức ngưỡng formaldehyt trên quần áo sẽ gây ra bệnh viêm da mãn tính sau khi phơi nhiễm với formaldehyt[2,6], hoặc mức gây ra phản ứng trên những người mẫn cảm với formaldehyt[2]. Hàm lượng hiện nay của 3 formaldehyt trên quần áo không đủ để gây ra kích thích sơ cấp hoặc bệnh viêm da kích thích tích lũy, nhưng có thể đủ để gây ra bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng cho những cá nhân mẫn cảm với formaldehyt. Fisher đã ước tính rằng hàm lượng formaldehyt trên quần áo là 750 ppm (µg/g) đã gây ra bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng trên những bệnh nhân mẫn cảm với formaldehyt. Berrens thấy rằng các bệnh nhân quá mẫn cảm sẽ phản ứng với hàm lượng thấp xuống tới 300 ppm (µg/g). Nhưng các tài liệu trên không nói rõ phương pháp xác định hàm lượng formađêhyt trên quần áo[2]. Hiện nay vẫn chưa nhất trí về các thử nghiệm thích hợp nhất để xác định ngưỡng này[6]. Công nhân làm việc trong nhà máy xử lý hoàn tất vải bằng nhựa dựa trên formaldehyt và trong các nhà máy gia công hàng may mặc từ các vật liệu như vậy đều phơi nhiễm nghề nghiệp với formaldehyt giải phóng ra từ vải. Các khảo sát tại Mỹ cho thấy rằng: công nhân làm việc trong các công ty sản xuất quần áo từ vải được xử lý bằng nhựa formaldehyt với mức phơi nhiễm với formaldehyt từ 1 tới 11 ppm bị kích thích đường hô hấp. Khảo sát tám nhà máy sử dụng nhựa formaldehyt để xử lý chống nhàu với mức phơi nhiễm trung bình với formaldheyt là 0,8 ppm, các ảnh hưởng tới sức khỏe là kích thích đường hô hấp, khát nước nhiều và rối loạn giấc ngủ. Khảo sát các công nhân gia công vật liệu dệt được xử lý bằng nhựa ure formaldehyt và melamin formaldehyt với mức phơi nhiễm tới 5 mg/m3, 72% số công nhân bị kích thích màng kết, 28% số công nhân bị viêm mũi, da đỏ và khô ở 11% số công nhân và 22% bị viêm phế quản mãn tính. Thanh tra một nhà máy may quần áo từ vải được xử lý chống nhàu ở Caliphoocnia (Mỹ) đã thấy mức phơi nhiễm với formaldehyt từ 0,9 tới 2,7 ppm, và công nhân bị chảy nước mắt, kích thích họng và đường thở qua mũi[7]. Năm 2004, dựa trên các dữ liệu thu thập được về phơi nhiễm của 11.030 công nhân ba nhà máy may với formaldehyt từ vải xử lý chống nhàu, Viện Quốc gia Mỹ về An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp (NIOSH) tiến hành nghiên cứu đã đưa ra kết luận nguyên nhân gây tử vong của các công nhân may phơi nhiễm với formaldehyt: rủi ro mắc bệnh ung thư bạch cầu dạng tủy tăng gấp 1,5 lần so với ước tính, còn các công nhân đã làm việc ở các nhà máy trên 10 năm hoặc phơi nhiễm với formaldehyt từ 20 năm trước, rủi ro mắc bệnh ung thư bạch cầu dạng tủy tăng gấp 2 lần[3]. Dữ liệu nghiên cứu tại Đan Mạch cho thấy rằng hàm lượng formaldehyt trên vải trong khoảng 435-855 µg/g có thể dẫn tới mức formaldehyt trong không khí từ 0,5-0,9 mg/m3 trong phân xưởng là hơi – là mức gây kích thích nhẹ đường hô hấp trên. Một nghiên cứu trước đó của Đan Mạch cũng nói rằng hàm lượng formaldehyt trên vật liệu dệt không được vượt quá 200 µg/g (theo phương pháp thử theo Law 112 của Nhật Bản) 4 để giữ mức formaldehyt trong phòng dưới mức phơi nhiễm nghề nghiệp là 1,2 mg/m3 (1 ppm) khi các điều kiện không thuận lợi (thông gió kém, độ ẩm tương đối cao, diện tích vải được xử lý lớn)[2]. Một đường phơi nhiễm nữa là phơi nhiễm với hơi formaldehyt từ vật liệu dệt/quần áo được xử lý bằng nhựa dựa trên formaldehyt bốc ra trong quá trình bảo quản trong kho hoặc cửa hàng. Vào năm 1959, khi mà nhựa formaldehyt ure và melamin formaldehyt đang được sử dụng rộng rãi với lượng formaldehyt tự do trên vải là 1000-1500 ppm, nhân viên cửa hàng bán quần áo phụ nữ được may từ vải xử lý hoàn tất chống nhàu và khách hàng đã phàn nàn bị bỏng mắt, đau đầu, mũi và họng bị kích thích. Lượng formadehyt tự do trên vải đo được là 5-8 mg cho mẫu vật liệu dệt nặng 10 g từ rayon và 3,4 mg/10 g vật liệu dệt từ xơ bông, trong khi các mẫu không khí trong cửa hàng được thử nghiệm có chứa 0,13-0,45 ppm formaldehyt[2]. II. Sự cần thiết xây dựng “Quy chuẩn kỹ thuật về hàm lượng formmaldehyt trên sản phẩm dệt may” II.1 Sự cần thiết Việc sử dụng một số chế phẩm hóa chất có chứa formaldehyt để hoàn tất sản phẩm dệt may đem lại tính thẩm mỹ và nâng cao công năng của sản phẩm dệt, nhưng đồng thời việc giải phóng ra formaldehyt từ những sản phẩm dệt may ấy lại chứa rủi ro tiềm ẩn gây dị ứng cho người tiêu dùng và những người tham gia vào quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm (đề nghị xem thêm phần phụ lục để có thêm thông tin về đánh giá ảnh hưởng sức khỏe do formaldehyt gây ra), nhất là formaldehyt lại được phân loại là chất gây dị ứng mạnh. Vì những lý do này mà một số nước phát triển trên thế giới – đều là các thị trường xuất khẩu chính cho hàng dệt may Việt Nam như EU, Nhật Bản - đã ban hành luật quy định hàm lượng formaldehyt trên sản phẩm dệt may. Vào năm 2010, theo đạo luật cải thiện tính an toàn của sản phẩm tiêu dùng (CPSIA), Ủy ban an toàn hàng tiêu dùng Mỹ (CPSC) sẽ có cuộc khảo sát về formaldehyt trên sản phẩm dệt may và sẽ đưa ra quyết định dựa trên kết quả của khảo sát đó. Một số nhà phân phối lớn hàng đầu thế giới về hàng dệt may như Mark&Spencer, Gap, H&M, Oliver v.v đều hạn chế hàm lượng formaldehyt trên các nhãn hàng dệt may của họ. Trong xu thế hội nhập với mậu dịch dệt may thế giới, chúng ta không thể đứng ngoài dòng chảy nói trên, khi Việt Nam là một trong những nước trong 10 nước xuất khẩu hàng đầu về dệt may, đồng thời là thị trường tiêu thụ hàng dệt may lớn. Việc xây dựng “Quy chuẩn kỹ thuật về hàm lượng formmaldehyt trên sản phẩm dệt may” tuân theo 5 Hiệp định rào cản kỹ thuật với thương mại của Tổ chức Thương mại Thế giới là cần thiết nhằm: + Đảm bảo sức khỏe và an toàn cho người tiêu dùng, ngăn ngừa người tiêu dùng phơi nhiễm với các hàm lượng formaldehyt gây dị ứng da; + Gián tiếp phòng ngừa cho công nhân trong ngành tránh phải phơi nhiễm với hàm lượng formaldehyt cao có thể gây mắc một số bệnh nghề nghiệp; + Đi tiên phong trong việc tuân thủ với quy định về hàm lượng formaldehyt trên sản phẩm dệt may tại các thị trường xuất khẩu là một trong các điều kiện để xây dựng được chuỗi cung cấp dệt bền vững, theo đúng chiến lược phát triển ngành dệt may là tăng hàm lượng nội địa trong sản phẩm dệt may xuất khẩu; + Bảo vệ thị trường và ngành dệt may nội địa trước sự xâm lấn của hàng dệt may nhập khẩu có chứa các hóa chất độc hại với dư lượng cao. II.2 Tổng hợp, đánh giá hiện trạng của các văn bản luật có liên quan Trước yêu cầu của tình hình thực tế là cần có một quy định mang tính pháp lý để để phục vụ việc quản lý nhà nước về tính an toàn của sản phẩm dệt may, vào tháng 6/2009, Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) đã soạn thảo thông tư “Quy định tạm thời về giới hạn cho phép đối với hàm lượng formaldehyt, các amin thơm có thể giải phóng ra từ thuốc nhuộm azo trong các điều kiện khử trên sản phẩm dệt may”. Thông tư này đã qua nhiều lần góp ý của các cơ quan chức năng và các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng hàng hóa; và được ký để ban hành vào ngày 5 tháng 11 năm 2009. III. Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật III.1 Tóm tắt các yêu cầu của luật và một số tiêu chuẩn tự nguyện khác trên thế giới về hàm lượng formadehyt trên vật liệu dệt Với mục đích bảo vệ an toàn cho người tiêu dùng, một số quốc gia trên thế giới đã thiết lập quy chuẩn kỹ thuật về hàm lượng formaldehyt trên sản phẩm dệt may, được tóm tắt trong bảng 1. Bảng 1 – Tóm tắt hàm lượng formaldehyt trên sản phẩm dệt may trong các quy chuẩn kỹ thuật trên thế giới[8] TT 1 Nước Đức Quy chuẩn kỹ thuật Giá trị giới hạn Gefahrstoffveronung (Sắc lệnh về các chất nguy hại) Phụ lục III, Số 9, 26/10/1993 Vật liệu dệt thông thường tiếp xúc với da và giải phóng trên 1500 mg/kg formaldehyt phải có nhãn ghi “có chứa formaldehyt. Khuyến nghị 6 giặt quần áo này trước khi sử dụng lần đầu để tránh kích thích da” 2 Pháp Official Gazette of the French Republic Notification 97/0141/F Quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho các sản phẩm có ý định tiếp xúc trực tiếp với da người, gồm vật liệu dệt, da và giày v.v Vật liệu dệt cho trẻ em bé: 20 mg/kg Vật liệu dệt tiếp xúc trực tiếp với da: 100 mg/kg Vật liệu dệt không tiếp xúc trực tiếp với da: 400 mg/kg. 3 Hà Lan Quy chuẩn kỹ thuật (Đạo luật về hàng hóa ) của Hà Lan về formaldehyt trên vật liệu dệt (tháng 7 năm 2000) Vật liệu dệt tiếp xúc trực tiếp với da phải mang nhãn “Giặt trước khi sử dụng lần đầu” nếu có chứa trên 120 mg/kg formaldehyt và sản phẩm phải không chứa quá 120 mg/kg formaldehyt sau khi giặt. 4 Áo Formaldehydeverodnung, Vật liệu dệt có chứa 1500 mg/kg BGBL số. 194/1990 hoặc hơn phải mang nhãn. 5 Phần Lan Nghị định về lượng formaldehyt tối đa trong các sản phẩm dệt nào đó (nghị định 210/1988) Vật liệu dệt cho trẻ em dưới 2 tuổi: 30 mg/kg Vật liệu dệt tiếp xúc trực tiếp với da: 100 mg/kg Vật liệu dệt không tiếp xúc trực tiếp với da: 300 mg/kg. 6 Na Uy Quy chuẩn khống chế sử dụng các hóa chất trên vật liệu dệt (tháng 4 năm 1999) Vật liệu dệt cho trẻ em dưới 2 tuổi: 30 mg/kg Vật liệu dệt tiếp xúc trực tiếp với da: 100 mg/kg Vật liệu dệt không tiếp xúc trực tiếp với da: 300 mg/kg 7 Trung Quốc Quy chuẩn kỹ thuật an toàn tổng quát quốc gia cho sản phẩm dệt GB 18401-2003 Vật liệu dệt cho trẻ nhũ nhi và trẻ em bé: ≤ 20 mg/kg Vật liệu dệt tiếp xúc trực tiếp với da: 7 ≤ 75 mg/kg Vật liệu dệt không tiếp xúc trực tiếp với da: ≤ 300 mg/kg 8 Nhật Bản Luật Nhật Bản 112 Vật liệu dệt cho trẻ em bé: không phát hiện được (giá trị phát hiện là 16 ppm) Vật liệu dệt tiếp xúc trực tiếp với da: 75 mg/kg Giới hạn formaldehyt trên sản phẩm dệt may trong một số tiêu chuẩn tự nguyện như trong bảng 2. Bảng 2 – Giới hạn hàm lượng formaldehyt trong một số tiêu chuẩn tự nguyện TT Tiêu chuẩn Giá trị giới hạn 1 Tiêu chuẩn 100[9] Oeko-Tex - Vật liệu dệt cho trẻ em bé: không phát hiện được (giá trị phát hiện là 16 ppm) - Vật liệu dệt tiếp xúc trực tiếp với da: 75 mg/kg - Vật liệu dệt không tiếp xúc trực tiếp với da: 300 mg/kg - Vật liệu dệt trang trí: 300 mg/kg 2 Tiêu chuẩn sinh thái EU - Vật liệu dệt tiếp xúc trực tiếp với da: 30 ppm Flower[10] - Các vật liệu dệt khác: 300 ppm 3 Danh sách các chất bị hạn - Từ 0-36 tháng tuổi: 20 ppm chế của Hiệp hội may và - Từ 36 tháng tuổi trở lên (có tiếp xúc trực tiếp với giày dép Mỹ (AFFA)[11] da: 75 ppm - Từ 36 tháng tuổi trở lên (không tiếp xúc trực tiếp với da: 300 ppm 4 Tuyên bố chính sách an toàn của Chính phủ về các giới hạn chấp nhận được của formaldehyt trên quần áo và vật liệu dệt khác (New Zealand)[12] - Quần áo cho trẻ em bé dưới 2 tuổi: không lớn hơn 30 ppm (30 mg/kg) - Quần áo được thiết kế đặc biệt và bán cho những người có da mẫn cảm (cả trẻ em và người lớn) hoặc để tránh bất kỳ phản ứng nhạy cảm với da: không lớn hơn 30 ppm (30 mg/kg) - Quần áo và vật liệu dệt tiếp xúc trực tiếp với da: 8 không lớn hơn 100 ppm (100 mg/kg) hoặc không lớn hơn 100 ppm (100 mg/kg) sau khi giặt nếu có nhãn hoặc hướng dẫn khuyến nghị “giặt trước khi sử dụng) - Quần áo và vật liệu dệt không tiếp xúc trực tiếp với da: không lớn hơn 300 ppm (300 mg/kg) III.2 Đề xuất các giá trị giới hạn tối đa của hàm lượng formaldehyt trên sản phẩm dệt may III.2.1 Đề xuất các giá trị giới hạn tối đa Theo Mục 2.4 của Hiệp định rào cản kỹ thuật đối với thương mại, khi đã có các quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn thích hợp được chấp nhận rộng rãi trên quốc tế, các quốc gia thành viên của WTO được khuyến cáo sử dụng các quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn ấy để làm cơ sở cho quy chuẩn kỹ thuật/tiêu chuẩn của nước mình. Theo các luật và các tiêu chuẩn có liên quan, sản phẩm dệt may đều được chia làm ba nhóm là: - Sản phẩm dệt may cho trẻ em dưới 2 (hoặc 3) tuổi; - Sản phẩm dệt may tiếp xúc trực tiếp với da; và - Sản phẩm dệt may không tiếp xúc trực tiếp với da. Đối với giá trị giới hạn tối đa của formaldehyt trên các nhóm sản phẩm dệt may, có thể thống kê thấy: - Sản phẩm dệt may cho trẻ em dưới 2 (hoặc 3) tuổi: 16 ppm (Nhật Bản và tiêu chuẩn Oeko-Tex 100), 20 ppm (Trung Quốc và Pháp) và 30 ppm (các quy định còn lại); - Sản phẩm dệt may tiếp xúc trực tiếp với da: 75 ppm, hoặc 100 ppm hoặc 120 ppm (Hà Lan); - Sản phẩm dệt may không tiếp xúc trực tiếp với da: 300 ppm hoặc 400 ppm (Pháp). Nhật Bản và Trung Quốc có quy định nghiêm ngặt nhất, đặc biệt là cho nhóm sản phẩm dệt may cho trẻ em và sản phẩm dệt may tiếp xúc trực tiếp với da. Đối với các giá trị formaldehyt áp dụng cho sản phẩm dệt may trẻ em có thể giải thích như sau: Làn da trẻ em bé (dưới 2-3 tuổi) rất nhạy cảm, nhất là khi hệ miễn dịch của các bé chưa phát triển đầy đủ. Đây là chủ thể dễ bị tác động bởi các dị nguyên (chất gây dị ứng). Trong một thí nghiệm để tìm ra ngưỡng phản ứng dị ứng trên những người mẫn 9 cảm với formaldehyt, người ta đã thấy giá trị 30 ppm khi phơi nhiễm với chế phẩm formaldehyt ở vùng nách thông qua thử nghiệm băng hút giữ trong 48 giờ. Thực nghiệm từ các phòng thí nghiệm của châu Âu chỉ ra rằng hàm lượng 10 ppm formaldehyt trên sản phẩm dệt may dành cho trẻ em có thể giải thích là do mức formaldehyt có sẵn trong tự nhiên (background formaldehyt level) không liên quan đến bất kỳ quá trình xử lý hoàn tất nào. Giá trị formaldehyt nằm giữa 10 và 20 ppm chỉ ra rằng về mặt định lượng là có sự hiện diện của formaldehyt. Nếu thử nghiệm cho ra kết quả dưới 20 ppm thì ta có thể cho rằng đó là mức zero. Người ta cũng nhấn mạnh rằng các chất khác (kể cả các aldehyt) cũng có đáp ứng tương tự, chỉ các thử nghiệm đắt tiền mới có thể loại trừ được các tín hiệu dương tính giả. Vì lý do này và để tránh tranh cãi, kết quả thử nghiệm bằng 30 ppm hoặc thấp hơn có thể được xem là giá trị ngưỡng dưới chấp nhận được. Do vậy đa phần các nước chọn hàm lượng formaldehyt là 30 ppm trên sản phẩm dệt may cho trẻ em là an toàn; nhưng nếu đủ năng lực về thiết bị thử nghiệm có độ nhạy cao thì ta có thể quy định các giá trị nghiêm ngặt hơn (như luật của Nhật Bản hoặc tiêu chuẩn Oeko-Tex 100 – 16 ppm, hoặc luật của Trung Quốc – 20 ppm). Đối với sản phẩm dệt may tiếp xúc trực tiếp với da, giá trị formaldehyt bằng 100 ppm được dựa trên các nghiên cứu khoa học rằng rất hiếm những cá thể nhạy cảm với formaldehyt có phản ứng với formaldehyt dưới 100 ppm, nên phần lớn các luật đều đưa ra hàm lượng formaldehyt trên sản phẩm dệt may là 100 ppm. Hiện đã có loại nhựa DMDHEU biến tính mới nhất chứa ít hơn 75 ppm formaldehyt tự do, như sản phẩm Fixapret ECO của Công ty BASF, có thể đôi khi gây phản ứng nhưng các bệnh nhân bị dị ứng tiếp xúc với vật liệu dệt có khả năng vượt qua được[5], nên cũng có luật và tiêu chuẩn áp dụng mức nghiêm ngặt hơn này. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hàm lượng formaldehyt 500 ppm cũng rất hiếm khi gây ra phản ứng dị ứng trên da. Các loại nhựa DMDHEU được biến tính bằng quá trình ete hóa, glycolat hóa hoặc metyl hóa giải phóng ra chưa tới 300 ppm[5]. Do vậy quy định hàm lượng formaldehyt trên sản phẩm dệt may không tiếp xúc trực tiếp với da là 300 ppm là đủ đảm bảo an toàn và khả thi về mặt kỹ thuật. Từ những chứng cứ khoa học nói trên và để hài hòa với các luật và tiêu chuẩn mới nhất về hàm lượng formaldehyt trên sản phẩm dệt may, đề tài đề nghị chia sản phẩm dệt may thành 3 nhóm và đề xuất các giá trị formaldehyt tối đa trên sản phẩm của các nhóm này là: - Sản phẩm dệt may cho trẻ em dưới 3 tuổi: 20 mg/kg ; - Sản phẩm dệt may tiếp xúc trực tiếp với da: 75 mg/kg; - Sản phẩm dệt may không tiếp xúc trực tiếp với da: 300 mg/kg. 10 III.2.2 Xác định phương pháp thử Phương pháp thử được lựa chọn là TCVN 7421-1: 2004 (ISO 17184-1: 1998) Vật liệu dệt – Xác định formaldehyt. Phần 1 – Formaldehyt tự do và bị thủy phân (Phương pháp chiết trong nước). Phương pháp này xác định formaldehyt tự do và formaldehyt được chiết một phần bằng quá trình thủy phân (phản ứng với nước) bằng phương pháp chiết trong nước. Phương pháp này được dùng để xác định formaldehyt tự do và thủy phân trên vải trong khoảng từ 20 ppm tới 3500 ppm. Dưới 20 ppm thì kết quả được báo cáo là không phát hiện được. Phương pháp thử này được chấp nhận trên thế giới để thử formaldehyt tự do và thủy phân trên sản phẩm dệt may; và được quy định trong tất cả các quy chuẩn kỹ thuật lẫn các tiêu chuẩn sinh thái dệt trên thế giới để xác định formaldehyt tự do và thủy phân trên sản phẩm dệt may. III.3 Tiếp thu góp ý cho dự thảo “Quy chuẩn kỹ thuật đối với hàm lượng formaldehyt trên sản phẩm dệt may” Bản dự thảo I của Quy chuẩn, sau khi hoàn thành, đã được gửi cùng với bản thuyết minh quy chuẩn tới các cơ quan hữu quan để lấy ý kiến đóng góp như Phòng Tiêu chuẩn 5 của Tổng cục Đo lường – Tiêu chuẩn – Chất lượng; Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương), Ban Khoa học Công nghệ và Môi trường (Vinatex), văn phòng TBT Việt Nam, Viện Dệt May…, và một số cá nhân có kinh nghiệm trong xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn như PGS TS Phạm Hồng – Nguyên Phó Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ Hà Nội kiêm Chi cục trưởng chi cục Đo lường – Tiêu chuẩn – Chất lượng Hà Nội; PGS TS Cao Hữu Trượng (Khoa Công nghệ Dệt May và thiết kế thời trang (ĐHBK Hà Nội))… Đề tài đã đọc và phân tích các ý kiến đóng góp để tiếp thu có chọn lọc các ý kiến cho bản dự thảo 2 của Quy chuẩn. Sau đó, bản dự thảo 2 đã được gửi lên vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) để đưa lên website của bộ nhằm lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của các cơ quan, cá nhân có liên quan và quan tâm. Song song với quá trình biên soạn Quy chuẩn này, Thông tư của Bộ Công Thương “Quy định tạm thời về giới hạn cho phép đối với hàm lượng formaldehyt, các amin thơm có thể giải phóng ra từ thuốc nhuộm azo trong các điều kiện khử trên sản phẩm dệt may” cũng được soạn thảo và được nhiều ý kiến đóng góp của các cơ quan hữu quan trong các cuộc họp. Bản dự thảo 3 của Quy chuẩn được chỉnh sửa lại dựa trên các đóng góp ý kiến cho hai bản dự thảo nói trên và cho dự thảo của Thông tư để có bố cục gồm 8 điều với 11 các nội dung cụ thể như trong Bản Dự thảo 3 “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hàm lượng formaldehyt trên sản phẩm dệt may”. Ngoài các ý kiến đóng góp về sử dụng từ ngữ và câu chữ, các góp ý cho các nội dung cụ thể trong từng điều đã được đọc, phân tích và chọn lọc để dùng trong việc biên soạn lại các điều khoản của quy chuẩn. Các ý kiến đóng góp đã được tổng hợp lại theo từng mục và tóm tắt trong bảng sau. TT Góp ý Tiếp thu 1 Quy định chung Điểm 1.1 Phạm vi điều chỉnh Đã tiếp thu vào quy chuẩn. Cần nêu rõ “đưa ra các quy định về giới hạn cho phép của hàm lượng formaldehyt trên sản phẩm dệt may, các quy định về thử nghiệm và quản lý …” Điểm 1.3 Đề nghị sửa tiêu đề lại thành Đã tiếp thu vào quy chuẩn. “Giải thích từ ngữ” 2 3 Tiếp thu và đã chỉnh sửa lại. Quy định kỹ thuật Tiêu đề của Bảng 1 sửa lại là “…các giới hạn cho phép của hàm lượng formaldehyt …”. Đề nghị cân nhắc và giải thích tại sao lại chọn các giới hạn cho phép tại sao là 20/75/300 mg/kg chứ không phải là 30/100/300 mg/kg (căn cứ vào tài liệu, tiêu chuẩn các nước nhưng cần phân tích quan điểm lựa chọn trong thuyết minh) - Đã tiếp thu và bổ sung thêm phần phân tích nguyên tắc lựa chọn các giới hạn cho phép của hàm lượng formaldehyt trên các sản phẩm dệt may của từng nhóm sản phẩm như trong bản thuyết minh này. Quy định về lấy mẫu Các ý kiến đóng góp tập trung vào yêu cầu quy định lấy mẫu phải cụ thể, dễ áp dụng cho sản phẩm dệt may để cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý thị trường cũng như quản lý chất lượng sản phẩm có thể thực hiện lấy mẫu mang đi thử nghiệm; Cần nêu rõ số lượng mẫu Sửa lại thành điều 3 – Quy định về lấy mẫu. Sau khi đã phân tích các ý kiến đóng góp, có tham khảo ý kiến của các các cán bộ kỹ thuật và làm công tác xuất nhập khẩu dệt may, tham khảo quy định lấy mẫu từ một vài quy chuẩn của nước ngoài, và quyết định số 12 thế nào là đủ chứ không nên chung 24/2007/QĐ-BKHCN “Quy định về chung là mẫu đủ để thử nghiệm chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, hợp quy” đã sửa lại thành quy định cụ thể về lấy mẫu cho sản phẩm dệt trong mục 3.1 và cho sản phẩm may trong mục 3.2. Đối với sản phẩm hoàn thiện, lượng mẫu phải đủ để thử. Nếu các phần của sản phẩm có thành phần cấu tạo khác nhau thì lấy mẫu tách riêng để xử lý từng phần như từng mẫu. Không đưa quy định về lấy mẫu tách riêng sản phẩm có thành phần khác nhau vì khi thử nghiệm, nhân viên thí nghiệm sẽ thử riêng thành phần theo quy định trong phương pháp thử. 4 Quy định về phương pháp thử Đưa thêm phương pháp thử theo - Bản dự thảo 3 chỉ quy định phương AATCC của Mỹ pháp thử TCVN 7421-1 : 2004 (EN ISO 14184-1 : 1998), do phương pháp này được hài hòa từ phương pháp thử tương đương của tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế và tương đương với phương pháp thử theo Law 112 của Nhật Bản. Phương pháp thử AATCC của Mỹ có quy trình chiết khác với các tiêu chuẩn nêu trên nên đưa ra kết quả cao hơn nhiều lần, nên không được chấp nhận trong Quy chuẩn này. 5 Cần nêu quy định đánh giá sự hợp quy của sản phẩm, phương thức đánh giá sự phù hợp, quy định việc lấy mẫu thích hợp 13 Bổ sung thêm điều 5 – Quy định về đánh giá sự hợp quy Đã tham khảo quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN “Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, hợp quy” và một số quy chuẩn và tiêu chuẩn của nước ngoài để biên soạn Điều 5. 6 Quy định về quản lý Các ý kiến đóng góp tập trung vào việc cần làm rõ quy định về công bố hợp quy: - Quy định về phòng thử nghiệm; - Nên chấp nhận giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức chứng nhận hợp quy nước ngoài được thừa nhận cấp để tránh thử nghiệm hai lần, ách tắc thị trường. Sửa lại thành điều 6 – Quy định về quản lý Sau khi tham khảo quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN “Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, hợp quy” và Điều 4, khoản 1 của Nghị định 132/2008/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng Sản phẩm hàng hóa để viết lại thành điểm 6.1 cho công bố hợp quy của hàng sản xuất trong nước; và Điều 7, khoản 1 của Nghị định 132/2008/NĐCP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng Sản phẩm hàng hóa để viết lại thành điểm 6.2 cho công bố hợp quy của hàng dệt may nhập khẩu. 7 Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân Cần quy định thêm việc thực hiện trách nhiệm của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy 8 Góp ý về bố cục của thuyết minh: 1. Thuyết minh quy chuẩn kỹ thuật - Đã tiếp thu và sửa lại bố cục của bao gồm: thuyết minh như bản mới nhất này. - Sự cần thiết; - Nội dung của quy chuẩn: 14 Điều 7 – Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân Đã bổ sung thêm trách nhiệm của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy như trong điểm 7.1 theo Điều 20 của Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy ban hành kèm theo Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ + Quy định kỹ thuật; + Quy định quản lý Phân tích cơ sở khoa học của sự lựa chọn, quan điểm của nhóm tác giả; ý kiến đề nghị … 2. Nên tách phần chuyên đề khoa - Phần chuyên đề khoa học về sử dụng học ra khỏi thuyết minh (bố trí độc các chế phẩm xử lý hoàn tất có chứa lập) formaldehyt cho sản phẩm dệt may và ảnh hưởng của formaldehyt lên sức khỏe con người được tách thành phụ lục của thuyết minh. III.4 Bố cục của Quy chuẩn kỹ thuật Dự thảo 3 của Quy chuẩn kỹ thuật gồm 8 điều với các nội dung chính như sau: Điều 1. Quy định chung: nêu phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Quy chuẩn, giải thích từ ngữ; Điều 2. Quy định kỹ thuật: quy định các giới hạn cho phép của hàm lượng formaldehyt trên các sản phẩm dệt may của từng nhóm sản phẩm dệt may xác định; Điều 3. Quy định về lấy mẫu: xác định phương thức lấy mẫu sản phẩm cho thử nghiệm; Điều 4. Quy định về phương pháp thử: quy định phương pháp thử được dùng để xác định hàm lượng formaldehyt trên sản phẩm dệt may; Điều 5. Quy định về đánh giá sự hợp quy: quy định tình trạng đạt hoặc không đạt cho lô sản phẩm; Điều 6. Quy định về quản lý: nêu các yêu cầu: - Sản phẩm dệt may phải được công bố hợp quy trước khi đưa ra thị trường; - Phòng thử nghiệm do Bộ Công Thương chỉ định khi đáp ứng các yêu cầu đưa ra trong Quy chuẩn; - Sản phẩm dệt may lưu thông trên thị trường phải chịu sự kiểm tra nhà nước về hợp quy. Điều 7. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân: nêu rõ trách nhiệm của tổ chức cá nhân khi kinh doanh sản phẩm dệt may; Điều 8. Tổ chức thực hiện: nêu rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật này. 15 PHỤ LỤC I. NGUỒN PHÁT SINH FORMALDEHYT TRÊN SẢN PHẨM DỆT MAY Các sản phẩm nhựa dựa trên formaldehyt được sử dụng trong ngành dệt là thành phần của các sản phẩm xử lý hoàn tất chống nhàu, mực in, chất xử lý sau cho nhuộm (gắn màu), chất xử lý hoàn tất chống cháy. Hiện nay, nồng độ formaldehyt tự do trong các sản phẩm này nói chung thấp hơn 2%[6]. I.1 Chất xử lý hoàn tất nhựa cho vật liệu dệt từ xenlulo Vật liệu dệt từ xơ xenlulo là một trong những nguyên liệu lý tưởng cho hàng may mặc và các chủng loại hàng dệt nội thất như bộ đồ giường, vải bọc đệm ghế v.v do khả năng hút chất ẩm tốt, thoáng mát và hợp vệ sinh. Nhưng vật liệu dệt từ xơ xenlulo có nhược điểm là dễ bị nhàu, bị co (độ ổn định kích thước kém) làm giảm tính thẩm mỹ cũng như công năng của sản phẩm dệt may. Nguyên nhân chính gây ra độ co của xơ xenlulo là xơ dễ dàng hút ẩm. Xơ xenlulo có cấu trúc hai pha là cấu trúc tinh thể và cấu trúc vô định hình. Các mạch phân tử xenlulo được liên kết với nhau bởi các liên kết hydro và lực Van-Dec-Van, thiếu hẳn liên kết hóa trị. Các vùng vô định hình là nguyên nhân gây ra các nếp nhăn nhàu trên vật liệu dệt do trong vùng vô định hình các mạch phân tử sắp xếp không trật tự, không gian giữa các mạch phân tử lớn hơn và lực liên kết giữa các phân tử yếu hơn. Khi xơ hút ẩm, xơ trương nở làm các mạch polyme trong vùng vô định hình dễ di chuyển tương đối với nhau và làm đứt các liên kết hydro yếu giữa các mạch phân tử. Các liên kết hydro có thể thay đổi giữa các mạch phân tử ở vị trí đã bị dịch chuyển. Việc không có liên kết hóa trị để kéo mạch phân tử xenlulo quay trở về vị trí ban đầu khi bị biến dạng bởi các nếp nhăn nhàu trong quá trình mặc và giặt để lại các nếp nhăn này trên sản phẩm dệt may cho đến khi có quá trình gia công bổ sung (ví dụ quá trình là) tác dụng đủ độ ẩm và lực cơ học để vượt qua được các nội lực này[13]. Có thể giảm sự trương nở của xơ xenlulo do ẩm gây nên bằng tác đưa các sản phẩm hóa chất tự tạo liên kết ngang như là các nhựa ure formaldehyt hoặc melamin formaldehyt lẫn các sản phẩm có thể chủ yếu tạo liên kết ngang với các phân tử xenlulo. Nếu không được xử lý hoàn tất tạo liên kết ngang, xơ xenlulo có thể hút thêm nước tương đương với 10% khối lượng xơ. Kết quả là khi xơ trương nở lên, vải bị nhàu và co lại để giảm bớt ứng suất bên trong do quá trình trương nở gây ra[13]. Quá trình này không chỉ áp dụng cho vật liệu dệt từ xơ xenlulo mà còn từ các hỗn hợp của xơ xenlulo với các loại xơ tổng hợp khác. Trong tài liệu chuyên môn, ta có thể bắt gặp rất 16 nhiều thuật ngữ để mô tả kết quả của các quá trình này như: dễ chăm sóc (easy-care), không cần là (non-iron), chống nhàu (crease resistant, shrink proof hoặc wrinle free), giữ nếp bền lâu (durable press) v.v. Thuật ngữ mô tả đúng về mặt kỹ thuật sẽ là “chất xử lý hoàn tất chống trương nở cho xenlulo” hoặc “chất tạo liên kết ngang cho xenlulo”. Ngoài ra, độ bóng láng của vải in hoa được xử lý cán láng (permanent chintz) hoặc độ đứng thẳng của các loại vải nổi vòng lông nói chung cũng được cải thiện bằng chất xử lý hoàn tất nhựa. Các tác dụng chính của xử lý hoàn tất nhựa chống nhàu cho xenlulo là: - Giảm sự trương nở và độ co; - Cải thiện độ hồ phục nếp nhàu ở trạng thái khô và ướt; - Ngoại quan phẳng phiu sau khi làm khô; - Giữ được các nếp nhăn và nếp li mong muốn[2]. Các sản phẩm hóa chất được sử dụng trong quá trình xử lý hoàn tất nhựa chống nhàu được trình bày tóm tắt dưới đây cùng với những tính chất nổi bật của chúng. I.1.1 Các loại nhựa có chứa formaldehyt Các sản phẩm nhựa dựa trên formaldehyt gồm ba loại sau[13, 14, 15]: a. Nhựa ure formaldehyt (nhựa U/F) Loại nhựa này được tổng hợp từ dung dịch nước của urê và formaldehyt ở pH từ 7,5-9. Hợp chất N,N’- đimêtylo urê nhận được được cho phản ứng với metanol ở pH từ 8-9 thành hợp chất N,N’ đimêtôxy mêtylen urê lỏng. Phản ứng này là phản ứng cân bằng tùy thuộc vào nồng độ của các chất tham gia phản ứng. Sự cân bằng này giải thích về nồng độ cao của formaldehyt tự do và formaldehyt giải phóng ra từ sản phẩm nhựa urê formaldehyt. Loại nhựa này có chi phí thấp nhưng có nhược điểm là có độ ổn định thấp với quá trình thủy phân, độ bền lâu thấp, khả năng giữ clo cao. b. Nhựa melamin formaldehyt Nhựa melamin formaldehyt có các tính chất được cải thiện hơn so với nhựa ure formaldehyt. Các sản phẩm nhựa này gồm 3 tới sáu nhóm hoạt động N-metylol (NCH2-OH) được nối với một vòng melamin. Điều này dẫn tới tạo liên kết ngang nhiều hơn và là chất xử lý hoàn tất chống nhàu có độ bền giặt tốt hơn. Quá trình tổng hợp loại nhựa này tạo ra tri- hoặc hexamêtylol melamin (TMM hoặc HMM). TMM được sử dụng để xử lý hoàn tất chống nhàu, thường chỉ dùng như là một thành phần của hỗn hợp sản phẩm để tạo ra công công năng của hiệu ứng tốt hơn. TMM cũng được dùng để xử lý hoàn tất vải xenlulo in hoa được xử lý cán láng (permanent chintz). HMM được sử dụng bổ sung trong chất tạo màng của in pigment trên vật liệu dệt. 17 Loại nhựa này có nhược điểm là luợng formaldehyt tự do và formaldehyt giải phóng tương đối cao, khả năng giữ clo cao hơn. Hai loại nhựa này được sử dụng rộng rãi trong những năm 1950. c. Các loại nhựa chứa ít formaldehyt: N,N-Dimetylol-4,5-dihydroxyetylen Ure (DMDHEU) và các dẫn xuất của nhựa này Loại nhựa này được tổng hợp từ ure, glyoxal và formaldehyt và là cơ sở cho tới 90% sản phẩm xử lý hoàn tất chống nhàu trên thị trường, được sử dụng rộng rãi từ những năm 1960. DMDHEU có hoạt tính cao và rất thích hợp cho xử lý chống nhàu bền với giặt. Vải xử lý bằng loại nhựa này có formaldehyt tự do khoảng 500 ppm[19], vẫn gây ra mối quan ngại về vấn đề môi trường và sức khỏe. Để tạo ra sản phẩm giải phóng formaldehyt thấp, DMDHEU được biến tính bằng quá trình ete hóa, glycolat hóa hoặc metyl hóa; các loại nhựa biến tính này giải phóng ra ít formaldehyt hơn (chưa tới 300 ppm)[16] và được bắt đầu sử dụng từ năm 1970. Loại nhựa DMDHEU biến tính mới nhất chứa ít hơn 75 ppm formaldehyt tự do, như sản phẩm Fixapret ECO của Công ty BASF, có thể đôi khi gây phản ứng nhưng các bệnh nhân bị dị ứng tiếp xúc với vật liệu dệt có khả năng vượt qua được[16]. So sánh lượng formaldehyt giải phóng ra của các loại nhựa DMDHEU như trong bảng sau[14]. Bảng 1 - So sánh lượng formaldehyt giải phóng ra từ các loại nhựa DMDHEU Các loại nhựa DMDHEU Formaldehyt giải phóng ra (ppm) (Phương pháp thử AATCC 112) DMDHEU không biến tính 750 – 1000 DMDHEU metyl hóa một phần 300 – 500 DMDHEU metyl hóa toàn phần < 300 DMDHEU+đietylen glycol < 50 I.1.2 Các sản phẩm xử lý chống nhàu không chứa formaldehyt[13,14] a. Nhựa Đimetyl – 4,5 – đihyđroxietylen ure (DMeDHEU) Loại nhựa này được tổng hợp từ nguyên liệu tương đối đắt tiền là N,N-đimêtyl ure và glyoxal thành sản phẩm N, N’-đimêtyl-4,5-đihyđroxyetylen ure (DMeDHEU). Sản phẩm này cho hàng được xử lý bền với giặt, rất bền với clo và hàng mềm hơn xử lý bằng các loại nhựa dựa trên formaldehyt. Điều nổi bật của sản phẩm này là hoàn toàn không có formaldehyt tự do. Do vậy sản phẩm này được khuyến cáo dùng xử lý vật liệu dệt cho hàng may mặc cho trẻ em. 18 Để đạt được hiệu quả chống nhàu và giữ nếp bền lâu tốt, cần sử dụng lượng DMeDHEU gấp hai lần lượng DMDHEU và do vậy chi phí cũng sẽ gấp đôi. Tuy nhiên, phổ biến là dùng hỗn hợp DMeDHEU và DMDHEU với tỷ lệ 1:1 để giảm bớt lượng formaldehyt giải phóng ra và tính chất cơ lý của vật liệu dệt được xử lý chỉ bị giảm nhẹ, với chi phí chấp nhận được. b.Hệ thống axit Polycacboxylic như butantetracacboxylic axit (BTCA), axit xitric hoặc axit polycacboxylic biến tính Vào cuối những năm 1980 của thế kỷ trước, este hóa xenlulo bằng các axit Polycacboxylic là xu hướng mới trong xử lý hoàn tất chống nhàu không có formaldehyt. BCTA hay là Butantetracacboxylic axit chứng tỏ là chất có hiệu quả nhất. Este hóa xenlulo ở nhiệt độ tạo liên kết ngang cao đến 2000C cho các tính chất chống nhàu dễ chăm sóc tốt. Tuy nhiên do một số khó khăn như BTCA khó mua hoặc nhiệt độ phản ứng tạo liên kết ngang quá cao hoặc chất xúc tác natri hipophotphit không dễ tìm và làm thay đổi ánh màu của hàng nhuộm hoạt tính và lưu hóa, mà chất này vẫn chưa được chấp nhận. Ngoài ra, các sản phẩm hóa chất dựa trên axit policacboxylic (APCM) biến tính như axit photphonocacboxylic và axit photphinicocacboxylic đã có mặt trên thị trường. I.2 Hệ thống in trên vật liệu dệt Nhựa dựa trên formaldehyt được sử dụng làm chất tạo liên kết ngang và trong các hệ thống chất tạo màng acrylic để in pigment trên vật liệu dệt xenlulo, xenlulo/polyeste hoặc vật liệu dệt tổng hợp. Nhựa formaldehyt được hòa tan trong nước và được trộn với hồ in. Điển hình là từ 1% đến 3% chế phẩm nhựa được sử dụng trong hồ in phụ thuộc vào độ đậm màu yêu cầu[6]. Hiện nay đã có các hệ thống in thay thế không có formaldehyt. 1.3 Nhuộm vật liệu dệt Nhựa dựa trên formaldehyt được sử dụng làm chất gắn màu, làm tăng độ bền màu của thuốc nhuộm[6]. I.4 Chất bảo vệ len có chứa formaldehyt[22] Len dễ bị tổn thương trong quá trình xử lý trong nước, nhất là tại nhiệt độ cao hoặc pH cao. Để khắc phục điều này, thường sử dụng các tác nhân bảo vệ len, nhất là trong quá trình gia công lại hoặc trong khi nhuộm các hỗn hợp len/polyeste tại nhiệt độ cao. Các tác nhân bảo vệ len thường nằm trong ba chủng loại: * Các sản phẩm dựa trên các protein tan trong nước; * Các sản phẩm dựa trên các este của axit sunphonic béo hoặc các axit alkylsunphonic; 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan