Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng phần mềm thống kê thép trên nền autocad 5tk...

Tài liệu Xây dựng phần mềm thống kê thép trên nền autocad 5tk

.PDF
40
297
126

Mô tả:

1 MỤC LỤC I. Sự cần thiết của đề tài : ....................................................................................................................2 II. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài : ....................................................................................................2 III. Đối tượng nghiên cứu của đề tài : ................................................................................................ 2 IV. Phương pháp nghiên cứu : .............................................................................................................. 3 4.1 Lý Thuyết áp dụng về Autocad : ............................................................................. 3 4.2 Giao diện về Autocad : .......................................................................................... 4-5 4.3 Hệ Trục Tọa Độ Dùng Trong Autocad : ............................................................... 5-6 4.4 Các Phương Pháp Nhập Tọa Độ Điểm : ............................................................... 6-7 4.5 Lệnh quan sát cơ bản trong AutoCad: ...................................................................... 7 4.6 Các Lệnh Vẽ Cơ Bản Trong AutoCad : ............................................................. 7-9 4.7 Các lệnh hiệu chỉnh cơ bản trong Autocad sử dụng cho việc thống kê thép …….9-15 V .Lý Thuyết Áp Dụng VBA Trong AutoCad :.................................................................... 16 5.1 Giới Thiệu Chung:.................................................................................................. 16 5.2 Cơ Sở Lý Thuyết .................................................................................................... 16 5.3 Giao Diện Trong AutoCad: ............................................................................... 16-17 5.4 Dự Án VBA trong Autocad.................................................................................... 17 5.5 Mô Hình Đối Tượng AutoCad : ............................................................................. 18 5.6 Các Hàm Cơ Bản Trong VBA........................................................................... 18-19 VI. Các quy định về thống kê thép 6.1 Khoảng cách tối thiểu giữa các thanh cốt thép...........................................................20 6.2 Neo cốt thép không căng……………………………………...………..…...…20-23 6.3 Bố trí cốt thép dọc cho cấu kiện……………………………………………...…24-27 6.4 Bố trí cốt thép ngang cho cấu kiện……………………………………………....27-30 6.5 Nối chồng cốt thép không căng (nối buộc)……………………………………..30-33 6.6 Mối nối các cấu kiện của kết cấu lắp ghép………………………..……………33-35 VII . Sản Phẩm Nghiên Cứu :................................................................................................ 35 VIII. Hướng Dẫn Sử Dụng Phần Mềm: ........................................................................... 35-38 IX. Độ tin cậy của đề tài......................................................................................................39 X. Ý nghĩa của đề tài............................................................................................................39 Kết luận và kiến nghị............................................................................................................39 1 XÂY DỰNG PHẦN MỀM THỐNG KÊ THÉP TRÊN NỀN AUTOCAD: 5TK I. Sự cần thiết của đề tài Sau khi tiến hành nghiên cứu hững sản phẩm có liên quan đến đề tài tại các công ty tư vấn thiết kế có sử dụng phần mềm liên quan đến vấn đề thông kế thép thì nhóm tác giả nhận thấy còn tồn tại những vấn đề sau đây: 1. Một số công ty còn thông kê thép bằng tay, rất bất tiện làm chậm tiến độ thiết kế công trình. 2. Một số phần mềm thống kê thép hiện nay đều không nằm trong giao diện của Autocad do đó rất bất tiện trong việc thông kê thép, in ấn bản vẽ. 3. Đối với phần mềm đã nằm trong giao diện của Autocad thì tính năng còn thiếu và chưa hoàn chỉnh, chưa có cập nhật mới. 4. Các phần mềm sử dụng được đều có bán bản quyền. Và nhóm tác giả nhận thấy cần phải cho ra đời một phiên bản thông kê thép với những tính năng đầy đủ, cập nhật liên tục. Giúp người sử dụng có thể hoàn thành tốt công việc một cách chinh xác , nhanh chóng.Và đây chính là ly do hình thành nên phần mềm thống kê thép trên nền Autocad: 5TK II. Mục tiêu của nghiên cứu 1. Tạo ra một công cụ thống kê thép trên nền Atocad sử dụng ngôn ngữ lập trình VBA. 2. Cung cấp cho đội ngũ kỹ sư chuyên môn một công cụ hỗ trợ, giúp đẩy nhanh và chính xác hóa quá trình thống kế thép. 3. Sự ra đời của phần mềm sẽ là một công cụ hỗ trợ sinh viên trong quá trinh học tập và thực hiện các đồ án chuyên ngành có liên quan đến thống kê thép. III. Đối tượng nghiên cứu 1. Đội ngũ kĩ sư hành nghề liên quan đến thống kê thép 2. Sinh viên học tập tại khoa KTCT 3. Các cá nhân liên quan khác 2 IV. Phương pháp nghiên cứu 4.1 - Lý thuyết áp dụng về Autocad Phần mềm AutoCAD của hãng AutoDesk là một trong những phần mềm trợ giúp thiết kế phổ biến được nhiều người sử dụng. CAD là chữ viết tắt của Computer Aided Design (Thiết kế với sự trợ giúp của máy tính). - Phần mềm AutoCAD được giới thiệu đầu tiên vào 1982 với phiên bản Release 1.0. Đến phiên bản AutoCAD 20010 xuất hiện và chạy trên môi trường Windows. - Phần mềm AutoCAD dùng để thực hiện các bản vẽ kỹ thuật trong ngành xây dựng, cơ khí, kiến trúc, điện, bản đồ… - AutoCAD là công cụ hỗ trợ cho kỹ sư xây dựng, kiến trúc sư, kỹ thuật viên, họa viên… thực hiện các bản vẽ thiết kế một cách nhanh chóng và chính xác hơn so với việc vẽ bằng tay trước đây. - Sử dụng phần mềm AutoCAD chúng ta có thể thiết kế các bản vẽ hai chiều (2D) và thiết kế mô hình 3 chiều (3D). - Sử dụng phần mềm AutoCAD chúng ta có thể thiết kế các bản vẽ hai chiều (2D) và thiết kế mô hình 3 chiều (3D). Các phần mềm CAD có các đặc điểm nổi bật như sau: • Chính xác. • Năng suất cao. • Dễ dàng trao đổi dữ liệu - Hiện nay có rất nhiều phần mềm CAD và một trong những phần mềm trên máy tính cá nhân phổ biến nhất là AutoCAD. - Mỗi phiên bản mới của AutoCAD kèm theo những lệnh và những đặc điểm mới, AutoCAD 2010 ra đời có rất nhiều nét mới so với phiên bản AutoCAD 2002 trước đó. 3 4.2 - Giao diện của Autocad Command line: Cửa sổ lệnh bao gồm nhiều dòng lệnh. Số dòng lệnh mặc định là 3 dòng, có thể thay đổi số dòng lệnh hiển thị. Đây là nơi ta nhập lệnh vẽ và là nơi hiển thị các dòng nhắc lệnh của AutoCAD, hay còn gọi là command window. - Menu bar :Là danh mục chính, nằm phía trên vùng đồ họa. AutoCAD 2010 có 11 danh mục bao gồm: File, Edit, View, Insert, Format, Tools, Draw, Dimension, Modify, Windows và Help. - Pull-down menu: Danh mục lệnh kéo xuống là danh mục xuất hiện khi ta chọn một danh mục trên danh mục chính. Tại danh mục này ta có thể gọi các lệnh cần thực hiện. Nếu lệnh nào có dấu X thì sẽ xuất hiện một danh sách lựa chọn lệnh hoặc danh sách các lệnh con liên quan. - Toolbar: Thanh công cụ, AutoCAD 2006 có 24 toolbars (standard toolbar, draw toolbar, modify toolbar, object properties toolbar,…), mỗi lệnh có một nút chọn icon với biểu tượng lệnh trong toolbars. - Model: Model space còn gọi là không gian bản vẽ, là nơi thao tác vẽ hình. 4 - Layout: Không gian giấy, là không gian thể hiện bản vẽ trên một khổ giấy được ấn định cho việc in ấn. - Scroll bar: Thanh cuộn gồm thanh bên phải màn hình dùng để dùng để kéo trượt màn hình bản vẽ lên hoặc xuống, thanh bên dưới màn hình dùng để kéo trượt màn hình sang trái hay sang phải. 4.3 USC icon: Biểu tượng thể hiện hệ tọa hiện hành. Hệ trục tọa độ dùng trong Autocad Hệ tọa độ Đề các (Cartesian Coordinate system) - Được sử dụng phổ biến trong toán học và đồ họa, dùng để xác định vị trí trong mặt phẳng hai chiều hoặc không gian ba chiều. - Hệ tọa độ hai chiều được thiết lập bởi một điểm gốc tọa độ là giao điểm giữa trục hoành X và trục tung Y. Điểm gốc được gán cho tọa độ là (0,0). o Hệ tọa độ cực (Polar coordinate system) - Là hệ tọa độ được sử dụng để xác định vị trí của một điểm trong mặt phẳng (XY). - Tọa độ cực chỉ định khoảng cách và góc xoay của điểm so với gốc tọa độ (0,0). 5 - Đường chuẩn đo góc theo chiều dương trục X của hệ tọa độ Đề các, góc dương là góc ngược chiều kim đồng hồ. 4.4 - Các phương pháp nhập tọa độ điểm Nhập tọa độ tuyệt đối Nhập tọa độ tuyệt đối (X,Y) của một điểm theo gốc tọa độ (0,0). Chiều dương qui định theo hệ tọa độ Đề các. - Nhập tọa độ tương đối Nhập tọa độ của một điểm theo điểm cuối cùng xác định trên bản vẽ, tại dòng nhắc ta nhập (@X,Y). Dấu (-) trước giá trị tọa độ thể hiện chiều âm của tọa độ. (Dấu @ đọc là at sign). - Tọa độ cực Nhập tọa độ cực của một điểm M (D<α) theo khoảng cách D so với gốc tọa độ (0,0) và góc nghiêng α của điểm cần nhập so với đường chuẩn (theo chiều dương của trục X). Góc dương là góc quay theo ngược chiều kim đồng hồ. - Tọa độ cực tương đối Nhập tọa độ của điểm (@D< ) với D là khoảng cách giữa điểm cần vẽ và điểm xác định cuối cùng nhất trên bản vẽ, góc là góc xoay giữa điểm cần vẽ và đường chuẩn (theo chiều dương của trục X). - Nhập khoảng cách trực tiếp: Nhập tọa độ của điểm cần vẽ bằng cách nhập trực tiếp khoảng cách của điểm cần vẽ so với điểm cuối cùng nhất, hướng được xác định bằng sợi tóc trỏ chuột. - Dùng sợi tóc - con chuột: Nhập tọa độ trực tiếp trên màn hình bằng cách kéo rê con chuột. - Dùng Polar Tracking: Để nhập tọa độ điểm theo hướng định trước, chỉ cần nhập khoảng cách tại dòng nhắc. Góc nghiêng được mặc định trên hộp thoại Tool - Drafting Setting – Polar Tracking. 4.5 Lệnh quan sát cơ bản trong Autocad 6 1. Lệnh ZOOM Phóng to và thu nhỏ hình Command: ZOOM Specify corner of window, enter a scale factor (nX or nXP), or [All/Center/Dynamic/Extents/Previous/Scale/Window] : ª Nếu như bấm enter thì chuyển sang chế độ Zoom Real time. Press ESC or ENTER to exit, or right-click to display shortcut menu ª Thóat khỏi lệnh Zoom bằng cách bấm phím ECS hoặc bấm phím phải chuột sau đó chọn Exit. 2. Lệnh Pan Di chuyển màn hình quan sát hình vẽ  Command: PAN↵ Press ESC or ENTER to exit, or right-click to display shortcut menu. ª Chuyển sang chế độ lệnh Zoom bằng cách bấm phím phải, sau đó chọn Zoom. ª Thóat khỏi lệnh Pan bằng cách bấm phím ECS hoặc bấm phím phải chuột sau đó chọn Exit. 3. Lệnh Regen Tái tạo màn hình quan sát  Command: REGEN↵ Regenerating model. ª Tái tạo toàn bộ các đối tượng trên màn hình và cập nhật sự thay đổi 4.6 Các lệnh vẽ cơ bản trong Autocad sử dụng cho việc thống kê thép 1. Lệnh Line Vẽ đoạn thẳng  Command: LINE ↵ (LỆNH TẮT L ) Specify first point: 0,0 ª Nhập tọa độ điểm bắt đầu. Specify next point or [Undo]: 10,15 ª Nhập tọa độ điểm kế tiếp. Specify next point or [Undo]:↵ ª Bấm phím Enter để kết thúc lệnh. 2. Lệnh Rectangle Vẽ hình chữ nhật  Command: RECTANGLE ↵(LỆNH TẮT REC ) Specify first corner point or [Chamfer/Elevation/Fillet/Thickness/Width]: ª Nhập tọa độ điểm thứ nhất (góc phía dưới bên trái hình chữ nhật). Specify other corner point:↵ 7 ª Nhập tọa độ điểm thứ hai (góc trên bên phải hình chữ chữ nhật). ª Bấm phím Enter để kết thúc lệnh. 4. Lệnh Arc * Vẽ cung tròn qua 3 điểm  Command: ARC ↵ Specify start point of arc or [CEnter]: 0,0 ª Nhập tọa độ điểm bắt đầu Specify second point of arc or [CEnter/ENd]: 20,15 ª Nhập tọa độ điểm thứ hai Specify end point of arc: 40,10 ª Nhập tọa độ điểm cuối cùng. Bấm phím Enter để kết thúc lệnh. 3. Lệnh Circle Vẽ đường tròn qua tâm & có bán kính R  Command: CIRCLE ↵(LỆNH TẮT C ) CIRCLE Specify center point for circle or [3P/2P/Ttr (tan tan radius)]: 0,0 ª Nhập tọa độ tâm của đường tròn. Specify radius of circle or [Diameter] <52>: 20 ª Nhập bán kính của đường tròn. ª Bấm phím Enter để kết thúc lệnh. 4. Lệnh Ellipse Vẽ hình Ellipse  Command: ELLIPSE ↵(LỆNH TẮT EL ) Specify axis endpoint of ellipse or [Arc/Center]: 0,0 ª Nhập tọa độ điểm đầu của trục thứ nhất (phương ngang). Specify other endpoint of axis: 40,0↵ ª Nhập tọa độ điểm cuối của trục thứ nhất (phương ngang). Specify distance to other axis or [Rotation]: 15 ª Nhập khoảng cách của điểm đầu trục thứ hai (phương đứng) đến trục thứ nhất. 8 5. Lệnh Text Tạo dòng chữ  Command: TEXT ↵ (LỆNH TẮT T ) Current text style: "Standard" Text height: 2.5 Specify start point of text or [Justify/Style]: 0,0 ª Nhập tọa độ của điểm đặt chữ. Specify height <2.5>:3 ª Nhập chiều cao cỡ chữ. Specify rotation angle of text <0>:15 ª Nhập góc nghiêng của dòng chữ. Enter text: Thuc hanh AutoCAD 2010 ª Nhập nội dung dòng chữ. Enter text: ª Enter để xuống dòng, sau đó Enter để kết thúc lệnh. 4.7 Các lệnh hiệu chỉnh cơ bản trong Autocad sử dụng cho việc thống kê thép 1. Lệnh Move Di chuyển đối tượng hình vẽ  Command: MOVE ↵ (LỆNH TẮT M ) Select objects: Specify opposite corner: 1 found ª Chọn đối tượng cần di chuyển, sau đó bấm phím Enter. Specify base point or displacement: 0,0 ª Nhập tọa độ điểm chuẩn (Điểm bắt đầu). Specify second point of displacement or : 20,15 ª Nhập tọa độ của điểm cần dời hình đến (Điểm cuối). Bấm phím Enter để kết thúc lệnh. 2. Lệnh Rotate Xoay hình xung quanh một điểm  Command: ROTATE ↵(LỆNH TẮT RO ) Current positive angle in UCS: ANGDIR=counterclockwise ANGBASE=0 Select objects: Specify opposite corner: 1 found ª Chọn đối tượng cần xoay. Specify base point: 0,0 ª Nhập tọa độ tâm xoay. 9 Specify rotation angle or [Reference]: 30 ª Nhập vào giá trị góc xoay. Bấm phím Enter để kết thúc lệnh. 3. Lệnh Copy Sao chép hình  Command: COPY ↵(LỆNH TẮT CO HOẶC CP ) Select objects: Specify opposite corner: 1 found ª Chọn đối tượng cần sao chép. Specify base point or displacement, or [Multiple]: 0,0 ª Nhập tọa độ của điểm chuẩn. Specify second point of displacement or : 50,0 ª Nhập tọa độ của điểm cần sao chép đến. Bấm phím Enter để kết thúc lệnh. 4. Lệnh Explore Phá vỡ đối tượng  Command: EXPLODE ↵ (LỆNH TẮT X ) Select objects: Chọn đối tượng cần phá vỡ ↵ ª.Chia nhỏ, phá vỡ các đối tượng 5. Lệnh Array Sao chép thành dãy  Command: ARRAY ↵(LỆNH TẮT AR ) Select objects: Specify opposite corner: 1 found ª Chọn đối tượng cần sao chép thành dãy. Enter the type of array [Rectangular/Polar] : ª Chọn lọai dãy cần sao chép. Có hai lựa chọn: R sao chép thành hàng và cột. P sao chép quanh một tâm tròn. Enter the number of rows (---) <1>: 3 ª Số hàng cần sao chép. Enter the number of columns (|||) <1> 5 ª Số cột cần sao chép. Enter the distance between rows or specify unit cell (---): 60 ª Khoảng cách giữa các hàng. Specify the distance between columns (|||): 70 ª Khoảng cách giữa các cột. ª Bấm phím Enter để kết thúc lệnh. 6. Lệnh Fillet Nối 2 đường thẳng bằng cung tròn hoặc giao nhau  Command: FILLET ↵ 10 Current settings: Mode = TRIM, Radius = 0.0000 Select first object or [Polyline/Radius/Trim]: R Specify fillet radius <0.0000>: 50 ª Nhập giá trị bán kính của cung tròn cần nối hai đường thẳng. Bấm phím Enter để kết thúc lệnh lần thứ nhất.  Command: FILLET ↵ ª Nhập lại lệnh bằng cách bấm phím Enter. Current settings: Mode = TRIM, Radius = 50.0000 Select first object or [Polyline/Radius/Trim]: Select second object: ª Chọn hai đối tượng cần nối. Bấm phím Enter để kết thúc lệnh. 7. Lệnh Chamfer Vát cạnh hai đối tượng  Command: CHAMFER ↵ (TRIM mode) Current chamfer Dist1 = 0, Dist2 = 0 Select first line or [Polyline/Distance/Angle/Trim/Method]: D↵ ª Chọn chế độ vát cạnh bằng cách xác định chiều dài hai cạnh vát. Specify first chamfer distance <0>: 25 ª Nhập chiều dài cạnh thứ nhất cần vát, ví dụ là 25. Specify second chamfer distance <25>: 15 ª Nhập chiều dài cạnh thứ hai cần vát, ví dụ là 15. Bấm phím Enter để kết thúc lệnh lần thứ nhất.  Command: CHAMFER ↵ (TRIM mode) Current chamfer Dist1 = 25, Dist2 = 15 ª Nhập lại lệnh lần 2 bằng cách bấm phím Enter. Select first line or [Polyline/Distance/Angle/Trim/Method]: ª Chọn cạnh thứ nhất cần vát. Select second line: ª Chọn cạnh thứ hai cần vát. ª Bấm phím Enter để kết thúc lệnh. 8. Lệnh Extend Kéo dài đối tượng đến đối tượng biên  Command: EXTEND ↵(LỆNH TẮT EX ) Current settings: Projection=UCS Edge=None 11 Select boundary edges ... ª Chọn đối tượng là đường biên. Select objects: 1 found Select object to extend or [Project/Edge/Undo]: ª Chọn đối tượng cần kéo dài. ª Bấm phím Enter để kết thúc lệnh. 9. Lệnh Trim Cắt một phần đối tượng bằng đối tượng giao với nó  Command: TRIM ↵ (LỆNH TẮT TR ) Current settings: Projection=UCS Edge=None Select cutting edges ... Select objects: 1 found ª Chọn đối tượng dùng để cắt đối tượng khác. Sau đó bấm phím Enter. Select object to trim or [Project/Edge/Undo]: ª Chọn đối tượng bị cắt. Bấm phím Enter để kết thúc lệnh. 10. Lệnh Offset Tạo đối tượng song song với đối tượng sẵn có  Command: OFFSET ↵(LỆNH TẮT O ) Specify offset distance or [Through] : 30 ª Nhập khoảng cách song song so với đối tượng có trước. Select object to offset or : ª Chọn đối tượng cần tạo một đối tượng song song với nó. Specify point on side to offset: ª Chọn phía cần tạo đối tượng mới song song. Có thể tạo thành đối tượng mới về cả hai phía của đối tượng có sẵn. Select object to offset or : ª Tiếp tục thực hiện lệnh, hoặc Enter để kết thúc lệnh. 11. Lệnh Scale Phép biến đổi hình theo tỉ lệ  Command: SCALE ↵(LỆNH TẮT SC ) Select objects: Specify opposite corner: 1 found ª Chọn đối tượng cần thay đổi tỉ lệ hình học. Specify base point:0,0 ª Nhập tọa độ điểm chuẩn. Specify scale factor or [Reference]: 2 12 ª Nhập hệ số tỉ lệ thay đổi kích thước hình học, ví dụ chọn là 2 lần, phóng to hình gấp đôi. Bấm phím Enter để kết thúc lệnh. 12. Lệnh Mirror Tạo đối tượng đối xứng  Command: MIRROR ↵(LỆNH TẮT MI ) Select objects: 1 found ª Chọn đối tượng cần tạo đối xứng. Specify first point of mirror line: ª Chọn điểm đầu của trục đối xứng. Specify second point of mirror line: ª Chọn điểm cuối của trục đối xứng. Delete source objects? [Yes/No] :Y ª Chọn N nếu như không xóa đối tượng gốc, chọn Y sẽ xóa đối tượng gốc. 13. Lệnh Stretch Kéo dài đối tượng  Command: STRETCH ↵(LỆNH TẮT S ) Select objects to stretch by crossing-window or crossing-polygon... Select objects: Specify opposite corner: 1 found ª Chọn phần đối tượng cần kéo dài. Select objects:↵ ª Bấm Enter để kết thúc chọn phần đối tượng cần kéo dài. Specify base point or displacement: ª Chọn điểm gốc để kéo dài. Specify second point of displacement: ª Chọn điểm cần kéo dài đến. Đường nét trong Autocad 1. Nét cơ bản ª Là đường bao thấy của vật thể, có dạng đường liên tục không đứt quãng. ª Bề rộng của nét cơ bản từ (0,5 ÷ 1,5)mm tùy theo độ lớn và mức độ phức tạp của hình biểu diễn. ª Bề rộng của nét phải thống nhất trên cùng một bản vẽ. ª Trong ACAD 2010 có tên gọi là đường CONTINUOUS. 2. Nét liền mảnh 13 ª Là đường liên tục thể hiện các đường gióng, đường ghi kích thước, đường gạch của mặt cắt. ª Nét liền mảnh có bề rộng bằng 1/2, 1/3 nét cơ bản. ª Trong ACAD 2010 có tên gọi là đường CONTINUOUS. 3. Đường tâm & đường trục ª Là những đường có dạng chấm gạch xen kẽ nhau. ª Bề rộng đường tâm và đường trục là nét mảnh. ª Trong ACAD 2010 có tên gọi là đường CENTER, CENTER2… 4. Đường khuất ª Là đường có dạng các nét gạch cách khoảng với nhau. ª Đường khuất thể hiện các đường bao khuất của vật thể không nhìn thấy hay bị che khuất. ª Trong ACAD 2010 có tên gọi là dạng đường HIDDEN, hoặc HIDDEN2... h. Layer trong Autocad AutoCAD cho phép ta quản lý các đối tượng bằng một công cụ gọi là lớp (layer). Layer dùng để tập hợp các đối tượng có cùng một tính chất về: ª Màu sắc (Color) ª Dạng đường nét (linetype) ª Bề rộng nét (lineweight) ª Kiểu in (plot style) i.Vẽ mặt cắt ª Để thể hiện hình cắt thì cần vẽ mặt cắt. Trong ACAD 2006, mặt cắt là một đối tượng, do đó có thể thực hiện các lệnh hiệu chỉnh (Erase, Move, Copy, Mirror…) đối với đối tượng mặt cắt. ª Các mẫu mặt cắt trong ACAD 2006 theo tiêu chuẩn ANSI (American National Standards Institude) và ISO (International Standards Organization). Lệnh Bhatch Vẽ mặt cắt 14 Chọn lựa các kiểu thể hiện mặt cắt hình dáng, tỉ lệ cho phù hợp 15 V. Lý thuyết áp dụng về VBA trong Autocad 5.1 Giới thiệu chung Sự quen thuộc với AutoCAD của người làm công tác thiết kế là hiển nhiên bởikhả năng hỗ trợ tạo bản vẽ kỹ thuật tuyệt vời cùng tính dễ dùng của nó. Tuyvậy, với đòi hỏi ngày càng cao của công việc, AutoCAD đang dần phát triển, từ một môi trường hỗ trợ tạo bản vẽ, đã biến thành một môi trường tích hợp,mà ở đó người dùng có thể lấy AutoCAD làm nền để xây dựng cho mình những công cụ làm việc có khả năng tùy biến cao, vượt ra khỏi giới hạn là công cụ tạo bản vẽ thông thường. Chúng tôi đã nghiên cứu các công cụ phát triển AutoCAD vàthấy rằng VBA thực sự thích hợp. ªThứ nhất, nó được tích hợp sẵn trongAutoCAD và có thể khai thác mọi khả năng sẵn có trong AutoCAD. ªThứ hai,ngôn ngữ lập trình VB rất phổ biến bởi tính dễ sử dụng và nhiều tài liệu thamkhảo, điều này rất hữu ích cho người lập trình bằng VBA. ªHơn nữa, tài liệu bằng tiếng Việt về lĩnh vực này hiện nay rất hiếm và không đầy đủ. 5.2 Cơ sở lý thuyết: Không gian để tạo bản vẽ được chia thành hai loại: ª Không gian mô hình (Model), là nơi mà người dùng có thể vẽ hay dựng mô hình của bất cứ vật thể nào mà không cần quan tâm đến giới hạn về kích thước của đối tượng ª Không gian trình bày hay còn gọi là không gian in (Layout), là nơi mà người dùng có thể vẽ hay dựng mô hình như không gian mô hình, nhưng đây không phải là mục đích chính của không gian in 5.3 Giao diện của AutoCAD ªGiao diện của AutoCAD, về cơ bản, là một giao diện đồ họa khá linh hoạt, bao gồm vùng để vẽvà các thành phần trợ giúp cho các thao tác vẽ. ªCác lệnh của AutoCAD có thể được thực hiệntừ thanh trình đơn, từ thanh công cụ và từ dòng lệnh trong giao diện chính (như hình dưới). Vớicách thiết kế tương tác trực quan, người dùng có thể lựa chọn hay định vị một cách linh hoạt các đối tượng trên bản vẽ, giúp cho việc vẽ được nhanh và chính xác. ªTrong thanh trình đơn và thanh công cụ, các lệnh được tổ chức theo nhóm chức năng và ngườidùng có thể tự do thêm bớt hay thay đổi các thành phần trong các thanh 16 này thông qua các thiếtlập tùy chọn trong Customize (bấm phím phải chuột trên thanh công cụ) hoặc điều chỉnh nộidung tệp ACAD.MNU của AutoCAD. Không gian vẽ và không gian in (với hai khái niệmtương đương trong phần sau là ModelSpace và PaperSpace) được tổ chức độc lập và cho phéptham chiếu, cùng với việc cho phép người dùng tạo đối tượng hình học trong cả hai không gian này khiến cho việc tổ chức bản vẽ đạt hiệu quả cao. 5.4 Dự án VBA trong AutoCAD Các dự án VBA trong AutoCAD được phân thành 2 loại sau: ªDự án nhúng (Embedded Project): là dự án VBA được lưu trữ trong tệp DWG cùng với các thông tin khác của bản vẽ trong AutoCAD. Dự án nhúng có một số đặc điểm sau: ªKhông thể đóng hoặc mở các bản vẽ AutoCAD bởi dự án loại này được thiết lập là chỉ làm việc bên trong bản vẽ chứa nó. ªKhi sử dụng dự án nhúng, người dùng không cần phải nhớ nơi lưu trữ dự án, không cần phải thực hiện tải dự án vào AutoCAD mỗi khi cần sử dụng các chức năng có trong dự án bởi tất cả các thao tác đó đều được thực hiện tự động khi mở bản vẽ có chứa dự án nhúng. ªCác chức năng được lập trình trong dự án VBA nhúng chỉ có hiệu lực đối với bản vẽ chứa nó, và như vậy, khi muốn sử dụng các chức năng này cho những bản vẽ khác, người sử dụng buộc phải sao chép dự án VBA đó sang các tệp bản vẽ này. ªDự án độc lập (Global Project): là dự án được lưu tách biệt trong một tệp có phần mở rộng là *.DVB và không phụ thuộc vào một bản vẽ nào cả. Dự án VBA đọc lập có một số đặc điêm sau: ª Để sử dụng một tính năng nào đó trong dự án VBA độc lập, người sử dụng phải tải dự án đó vào AutoCAD. ª Dự án VBA độc lập có khả năng làm việc linh hoạt hơn, có khả năng đóng hoặc mở bản vẽ bất kỳ hay có thể tác động lên tất cả các bản vẽ đang mở trong phiên làm việc của AutoCAD. Với dự án độc lập, việc phân phối và chia sẻ mã lệnh được thực hiện dễ dàng hơn so với loại dự án nhúng. Dự án độc lập cũng rất thích hợp để lưu trữ, tập hợp thành bộ thư viện để sử dụng trong tất cả các bản vẽ. 17 5.5 Mô hình đối tượng trong AutoCAD 5.6 Các hàm cơ bản trong VBA 9 Mở bản vẽ Để mở bản vẽ, sử dụng phương thức Open có trong tập đối tượng Documents. Bản vẽ vừa được mở sẽ được chuyển thành bản vẽ hiện hành. Cú pháp của phương thức Open như sau: object.Open Name[, ReadOnly] 9 Tạo bản vẽ mới Để tạo bản vẽ mới, sử dụng phương thức Add có trong tập đối tượng Documents. Giá trị trả về của phương thức này là một đối tượng kiểu Document chứa bản vẽ vừa được tạo. Cú pháp của phương thức Open như sau: 18 Set RetVal = Documents.Add([TemplateName]) 9 Lưu bản vẽ Để lưu bản vẽ, có thể sử dụng phương thức Save (lưu bản vẽ với tên hiện hành) hoặc SaveAs (lưu bản vẽ với tên khác). Cú pháp của các phương thức trên như sau: Object.Save Object.SaveAs FileName[, FileType] 9 ZoomAll Trong chế độ 2D, phương thức này sẽ phóng màn hình bản vẽ theo giới hạn của bản vẽ hoặc theo vùng bao tất cả các đối tượng tuỳ thuộc vào vùng nào rộng hơn. Còn trong chế độ 3D, phương thức này tương đương với phương thức ZoomExtents. Đoạn mã sau phóng màn hình bản vẽ sử dụng phương thức ZoomAll: Application.ZoomAll 9 Tạo đối tượng Line Phương thức thức AddLine sẽ tạo đối tượng Line, là một đoạn thẳng đi qua hai điểm: Set RetVal = object.AddLine(StartPoint, EndPoint) 9 Tạo đối tượng LWPolyline, Polyline LWPolyline là đối tượng dùng để biểu diễn đường đa tuyến “phẳng” và do đó chỉ dùng để thể hiện các đối tượng trong không gian 2D. Điều này giúp cho dữ liệu của đối tượng LWPolyline gọn nhẹ hơn và các thao tác đồ hoạ sẽ thực hiện nhanh hơn. Đó cũng chính là lý do tại sao đối tượng này là có tên là “LightWeight - Nhẹ”. Để tạo đối tượng LWPolyline, sử dụng phương thức AddLightweightPolyline. Cú pháp phương thức này như sau: Set RetVal = object.AddLightweightPolyline(VerticesList) 19 VI. Các quy định về thống kê thép (Trích tiêu chuẩn xây dựng 356-2005) 6.1 Khoảng cách tối thiểu giữa các thanh cốt thép 6.1.1 Khoảng cách thông thủy giữa các thanh cốt thép (hoặc vỏ ống đặt cốt thép căng) theo chiều cao và chiều rộng tiết diện cần đảm bảo sự làm việc đồng thời giữa cốt thép với bê tông và được lựa chọn có kể đến sự thuận tiện khi đổ và đầm vữa bê tông. Đối với kết cấu ứng lực trước cũng cần tính đến mức độ nén cục bộ của bê tông, kích thước của các thiết bị kéo (kích, kẹp). Trong các cấu kiện sử dụng đầm bàn hoặc đầm dùi khi chế tạo cần đảm bảo khoảng cách giữa các thanh cốt thép cho phép đầm đi qua để làm chặt vữa bê tông. 6.1.2 Khoảng cách thông thủy giữa các thanh cốt thép dọc không căng hoặc cốt thép căng được kéo trên bệ, cũng như khoảng cách giữa các thanh trong các khung thép hàn kề nhau, được lấy không nhỏ hơn đường kính thanh cốt thép lớn nhất và không nhỏ hơn các trị số quy định sau: a) Nếu khi đổ bê tông, các thanh cốt thép có vị trí nằm ngang hoặc xiên: phải không nhỏ hơn: đối với cốt thép đặt dưới là 25 mm, đối với cốt thép đặt trên là 30 mm. Khi cốt thép đặt dưới bố trí nhiều hơn hai lớp theo chiều cao thì khoảng cách giữa các thanh theo phương ngang (ngoài các thanh ở hai lớp dưới cùng) cần phải không nhỏ hơn 50 mm. b) Nếu khi đổ bê tông, các thanh cốt thép có vị trí thẳng đứng: không nhỏ hơn 50 mm. Khi kiểm soát một cách có hệ thống kích thước cốt liệu bê tông, khoảng cách này có thể giảm đến 35 mm nhưng không được nhỏ hơn 1,5 lần kích thước lớn nhất của cốt liệu thô. Trong điều kiện chật hẹp, cho phép bố trí các thanh cốt thép theo cặp (không có khe hở giữa chúng). Trong các cấu kiện có cốt thép căng được căng trên bê tông (trừ các kết cấu được đặt cốt thép liên tục), khoảng cách thông thủy giữa các ống đặt thép phải không nhỏ hơn đường kính ống và trong mọi trường hợp không nhỏ hơn 50 mm. Chú ý: khoảng cách thông thủy giữa các thanh cốt thép có gờ được lấy theo đường kính danh định không kể đến các gờ thép. 6.2 Neo cốt thép không căng 6.2.1 Đối với những thanh cốt thép có gờ, cũng như các thanh cốt thép tròn trơn dùng trong các khung thép hàn và lưới hàn thì đầu mút để thẳng, không cần
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan