Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Lớp 1 Xây dựng nội dung và giáo án dạy học giáo dục giới tính cho học sinh lớp 1...

Tài liệu Xây dựng nội dung và giáo án dạy học giáo dục giới tính cho học sinh lớp 1

.PDF
81
87
65

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG NỘI DUNG VÀ GIÁO ÁN DẠY HỌC GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH LỚP 1 GVHD: TS. Nguyễn Minh Giang SVTH: Lê Thị Thu Lý – K40.901.118 Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018 LỜI CẢM ƠN Trở thành sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh là niềm mơ ƣớc từ nhỏ của tôi. Đúng nhƣ ƣớc mơ, bốn năm học ở trƣờng là khoảng thời gian quý báu và đáng trân trọng trong cuộc đời. Tôi cảm thấy mình rất may mắn khi có cơ hội học hỏi không những kiến thức mà còn cả kinh nghiệm, cách sống từ các thầy cô. Tất cả sẽ là hành trang hữu ích giúp tôi bƣớc vào nghề nghiệp tƣơng lai sắp tới. Để vận dụng tất cả những gì mình đã học hỏi từ các thầy cô trong suốt thời gian qua, tôi đã quyết định làm khóa luận tốt nghiệp này. Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Minh Giang, ngƣời đã hƣớng dẫn tận tình cho tôi hoàn thành khóa luận này. Có những lúc tôi cảm thấy mệt mỏi và hối hận vì sao mình không học môn thay thế nhƣ các bạn, thì cô là ngƣời đã cho tôi động lực để vững tin vào con đƣờng mình đã chọn. Tôi thực sự biết ơn cô đã cho tôi cơ hội nghiên cứu, học tập và thực hiện niềm đam mê của mình. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn thầy cô Khoa Giáo dục Tiểu học đã nhiệt tình truyền nghề, truyền ngọn lửa nhiệt huyết và đam mê cho tôi trong suốt 4 năm học vừa qua. Tôi sẽ nhớ mãi những lời khuyên, những lời động viên, những bài học của các thầy cô khi đối mặt với những con đƣờng đầy thử thách và chông gai sắp tới. Trong quá trình thực tế để hoàn thành khóa luận, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của cô Lê Thị Mỹ Tiên trƣờng Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, Quận 4; cô Lê Thị Đào trƣờng Tiểu học Lƣơng Thế Vinh Quận 7 và cô Đinh Hoài Phƣơng trƣờng Tiểu học Nguyễn Thị Định, Quận 12. Tôi trân trọng cảm ơn các thầy cô đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận của mình. Ngoài ra tôi xin cảm ơn đến gia đình đã là chỗ dựa vững chắc cho tôi trong suốt thời gian qua. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn sự quan tâm, động viên của các bạn khóa 40 khoa Giáo dục Tiểu học, những ngƣời đã tin tƣởng và giúp đỡ tôi vƣợt qua những giai đoạn khó khăn nhất. MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH ẢNH .................................................................................................... 1 DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................ 2 MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 3 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................ 3 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ............................................................................................ 4 3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................... 4 4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................... 4 5. Bố cục công trình nghiên cứu ....................................................................................... 4 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................................... 5 1.1. Những vấn đề chung về GDGT ở tiểu học ................................................................ 5 1.1.1. Khái niệm GDGT ................................................................................................ 5 1.1.1. GDGT trên thế giới .............................................................................................. 6 1.1.2. Giáo dục giới tính ở Việt Nam ............................................................................ 8 1.2. Cơ sở sinh lý và tâm lí của GDGT cho HS lớp 1..................................................... 10 1.2.1. Về sinh lý ........................................................................................................... 10 1.2.2. Về tâm lý ............................................................................................................ 11 1.3. Nội dung giáo dục liên quan đến GDGT trong chƣơng trình tiểu học .................... 14 1.3.1. Giai đoạn lớp 1, 2, 3 .......................................................................................... 14 1.3.2. Giai đoạn lớp 4, 5 .............................................................................................. 14 1.4. Tích hợp GDGT ....................................................................................................... 15 CHƢƠNG 2: CÁCH TIẾP CẬN, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH....................................................................................................................... 17 2.1. Cách tiếp cận ............................................................................................................ 17 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................................... 17 2.3. Công cụ và phần mềm nghiên cứu ........................................................................... 18 2.4. Các bƣớc tiến hành ................................................................................................... 18 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................... 19 3.1. Thực trạng dạy học GDGT cho HS lớp 1 ................................................................ 19 3.1.1. Kết quả khảo sát................................................................................................. 19 3.1.2. Kết luận sau khi khảo sát ................................................................................... 26 3.2. Đề xuất nội dung GDGT cho HS lớp 1 .................................................................... 27 3.2.1. Phân biệt đƣợc sự khác nhau trên cơ thể ngƣời nam và ngƣời nữ ................... 27 3.2.2. Con đƣợc sinh ra từ đâu và hình thành nhƣ thế nào? ........................................ 28 3.2.3. Vùng riêng tƣ - Quy tắc 5 ngón tay .................................................................. 28 3.3. Thiết kế một số kế hoạch dạy học ............................................................................ 28 3.3.1. Mục đích, yêu cầu chung của những hoạt động GDGT cho HS lớp 1 .............. 29 3.3.2. Mô tả hoạt động ................................................................................................. 30 3.4. Thực nghiệm ............................................................................................................ 49 3.4.1. Đối tƣợng thực nghiệm ...................................................................................... 49 3.4.2. Kết quả thực nghiệm .......................................................................................... 49 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ............................................................................................... 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 58 PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 61 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. GDGT: giáo dục giới tính 2. GV: Giáo viên 3. HS: Học sinh DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 3. 1. Hình ảnh GV sử dụng khi đặt vấn đề ................................................................ 31 Hình 3. 2. Hình ảnh GV sử dụng khi đặt vấn đề ................................................................ 32 Hình 3. 3. Hình ảnh từ đoạn phim “Cơ thể chúng ta đƣợc hình thành nhƣ thế nào?” ....... 33 Hình 3. 4. Trò chơi “Xây dựng nông trại”.......................................................................... 34 Hình 3. 5. Những trƣờng hợp nên rửa tay .......................................................................... 34 Hình 3. 6. Đánh răng .......................................................................................................... 35 Hình 3. 7. Lƣu ý khi tắm rửa .............................................................................................. 35 Hình 3. 8. Những trƣờng hợp nên thay quần áo ................................................................. 35 Hình 3. 9. Đoạn phim “Giữ gìn vệ sinh cá nhân”............................................................... 36 Hình 3. 10. Hình ảnh GV sử dụng khi đặt vấn đề .............................................................. 37 Hình 3. 11. Hình ảnh từ đoạn phim “Con trai – Con gái” .................................................. 38 Hình 3. 12. Trò chơi “Đào vàng” ....................................................................................... 39 Hình 3. 13. Trò chơi: “Bạn trai – bạn gái” ......................................................................... 40 Hình 3. 14. Trò chơi: “Vùng riêng tƣ của em” ................................................................... 42 Hình 3. 15. Hình ảnh từ đoạn phim “Vùng riêng tƣ” ......................................................... 42 Hình 3. 16. Trò chơi: “Lu Lu về nhà” ................................................................................ 43 Hình 3. 17. Một số câu hỏi trong trò chơi: “Lu Lu về nhà” ............................................... 44 Hình 3. 18. Hoạt động “Đóng vai” ..................................................................................... 45 Hình 3. 19. “Những ngƣời quanh em” ............................................................................... 46 Hình 3. 20. Hình các ngón tay và cách ứng xử phù hợp .................................................... 48 Hình 3. 21. Hình ảnh từ đoạn phim “Quy tắc 5 ngón tay” ................................................. 48 1 DANH MỤC BẢNG Bảng 3. 1. Số lƣợng GV và các trƣờng khảo sát ................................................................ 19 Bảng 3. 2. Nhận định của GV về sự cần thiết trong việc GDGT ở trƣờng tiểu học .......... 19 Bảng 3. 3. Nhận định của GV về sự cần thiết dạy GDGT cho HS lớp 1 ........................... 21 Bảng 3. 4. Các nội dung GDGT cần đƣợc dạy cho HS lớp 1............................................. 22 Bảng 3. 5. Những khó khăn khi GDGT cho HS lớp 1 ....................................................... 23 Bảng 3. 6. Các hoạt động GDGT đã thiết kế ...................................................................... 28 Bảng 3. 7. Đánh giá chung của HS về các nội dung GDGT .............................................. 49 Bảng 3. 8. Những hoạt động HS thích................................................................................ 50 Bảng 3. 9. Đánh giá chung của HS về tính bổ ích của các nội dung .................................. 51 Bảng 3.10. Đánh giá chung của GV về các nội dung GDGT............................................. 52 Bảng 3.11. Đánh giá của GV về phƣơng pháp và phƣơng tiện dạy học ............................ 53 Bảng 3.12. Nhận xét của GV về nội dung và cách thức triển khai dạy học các nội dung GDGT ................................................................................................................................. 55 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công ƣớc Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em (1990) khẳng định: “Trẻ em có quyền đƣợc hƣởng tiêu chuẩn chăm sóc sức khỏe ở mức cao nhất có thể đƣợc… và có quyền đƣợc biết các thông tin để giúp họ giữ gìn sức khỏe” (Điều 24). Trên cơ sở đó, Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển (ICPD) tại Cairo năm 1994 nhấn mạnh rằng: “Giáo dục giới tính (GDGT) là một quyền của con ngƣời, rất cần thiết để con ngƣời phát triển và khỏe mạnh” [16]. Vì vậy, quyền lợi của trẻ em về GDGT phải đƣợc nhìn nhận nhƣ quyền sống, quyền có nguồn thực phẩm sạch sẽ và quyền đƣợc giáo dục [4]. GDGT là một vấn đề đang đƣợc xã hội đặc biệt quan tâm, do số trẻ em bị xâm hại, bắt cóc, hiếp dâm ngày càng tăng cao. Theo số liệu từ Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội, trong 5 năm từ 2011 đến 2015, nƣớc ta có khoảng 5300 vụ xâm hại tình dục trẻ em. Tính trung bình, cứ 8 giờ trôi qua lại có một trẻ em Việt Nam bị xâm hại. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng con số này chỉ là những vụ việc đƣợc báo cáo, còn rất nhiều vụ nạn nhân bị chính kẻ xâm hại dọa dẫm hoặc vì lý do nào đó đã không đƣợc thống kê. Độ tuổi các em bị xâm hại tập trung chủ yếu từ 5 đến 13 tuổi [17]. Cũng tức là tập trung ở độ tuổi tiểu học. Điều này đòi hỏi học sinh (HS) tiểu học cần đƣợc trang bị những kiến thức cơ bản về GDGT cũng nhƣ các kỹ năng tự bảo vệ bản thân để tránh nguy cơ trở thành nạn nhân của những vụ xâm hại, lạm dụng tình dục. Do đó GDGT cần đƣợc dạy từ rất sớm. Tuy nhiên ở mỗi độ tuổi sẽ có một mức độ kiến thức cần cung cấp khác nhau để đảm bảo HS nắm đƣợc kiến thức cần thiết mà không lợi bất cập hại. Ở Việt Nam, đã có rất nhiều trƣờng tiểu học đã dạy GDGT cho HS. Tuy nhiên những nội dung này chƣa đƣợc hệ thống và vẫn còn chung chung, bên cạnh đó một số kiến thức chƣa đƣợc cung cấp cho các em một cách hợp lý và khoa học. Mặt khác kiến thức về GDGT chỉ đƣợc cung cấp chính thức trong môn Khoa học 5 và hầu nhƣ không có nội dung GDGT cho HS các lớp nhỏ hơn. Nguyên nhân có thể là do phụ huynh và GV nghĩ rằng các em HS nhỏ chƣa đủ tuổi để học GDGT. GDGT cần đƣợc xem nhƣ là một việc hết sức bình thƣờng và cần thiết trong cuộc sống [12]. Trên thế giới, vấn đề GDGT đã đƣợc đƣa vào học đƣờng từ những năm 70 của thế kỉ XX, ban đầu tập trung ở lứa tuổi 3 thanh thiếu niên và dần dần mở rộng sang độ tuổi mầm non, tiểu học ở một số quốc gia [4], [14], [15]. Triết lý GDGT chính là trẻ càng nhỏ việc dạy GDGT càng tự nhiên và càng hiệu quả [18]. Chúng tôi cũng mong muốn HS tiểu học ở Việt Nam ngay giai đoạn lớp 1 đƣợc tiếp cận với các nội dung GDGT một cách hệ thống, đƣợc trang bị những kiến thức và kỹ năng bảo vệ bản thân và phòng chống xâm hại. Đó chính là lý do chúng tôi chọn đề tài “Xây dựng nội dung và giáo án dạy học GDGT cho học sinh lớp 1” 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài Đề tài “Xây dựng nội dung và giáo án dạy học GDGT cho học sinh lớp 1” nhằm hỗ trợ giáo viên (GV) lớp 1 thiết kế đƣợc một số nội dung và hoạt động dạy học phù hợp để dạy GDGT cho HS. Qua đó giúp hình thành kỹ năng tự bảo vệ bản thân và kỹ năng sống cho HS lớp 1. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lí luận: nghiên cứu về cơ sở sinh lý và tâm lý, GDGT ở tiểu học; - Nghiên cứu thực tiễn: nghiên cứu lý luận về GDGT, tìm hiểu về tình hình GDGT trên thế giới và tại Việt Nam, về thực trạng GDGT tại một số trƣờng tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh; - Nghiên cứu nội dung dạy học GDGT phù hợp với HS lớp 1; - Thiết kế hoạt động dạy học GDGT lồng ghép trong tiết học, các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp hoặc sinh hoạt chủ nhiệm; - Thực nghiệm sƣ phạm để xác định tính hiệu quả và khả thi của đề tài. 4. Phạm vi nghiên cứu - Lĩnh vực khoa học: GDGT cho HS lớp 1 - Phạm vi điều tra: Một số trƣờng tiểu học trong địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Bố cục công trình nghiên cứu Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, đề tài gồm có 3 chƣơng là Chƣơng 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu; Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu và các bƣớc tiến hành; Chƣơng 3: Kết quả và thảo luận. Bên cạnh 58 trang chính văn, đề tài gồm có 17 trang phụ lục bao gồm: Phiếu khảo sát GV về thực trạng; Phiếu điều tra GV; Kế hoạch dạy học các hoạt động giáo dục đã thiết kế; Một số hình ảnh thực nghiệm. 4 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Những vấn đề chung về GDGT ở tiểu học 1.1.1. Khái niệm GDGT Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa về giới tính. Theo nghĩa thông thƣờng, giới tính đƣợc hiểu là sự khác biệt giữa nam và nữ. Theo từ điển Tiếng Việt, thì “Giới tính là một danh từ chỉ những đặc điểm phân biệt nam với nữ, giống đực với giống cái”. Theo từ điển Sinh học phổ thông, “Giới tính là tính trạng phân biệt giống đực, giống cái, thể hiện cấu tạo ngoài của cơ thể sinh vật, có những điểm khác nhau giữa giống vật đực và giống vật cái, giữa đàn ông và đàn bà. Giới tính (đực, cái) do nhiễm sắc thể giới tính quy định” [7], [8]. Còn theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), “giới tính” là những đặc điểm sinh học và sinh lý nhằm xác định một cá thể là nam hay nữ [19]. Theo nghĩa rộng GDGT còn chỉ tổng thể những đặc điểm tâm sinh lý, hành vi của từng giới, là toàn bộ những biểu hiện mà chúng ta quan sát đƣợc. Giới và giới tính không giống nhau, trong đó theo SEAGEP (2001), giới tính là sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam giới và nữ giới. Giới tính của mỗi ngƣời không thể thay đổi đƣợc. Còn giới là sự khác biệt về mặt xã hội giữa nam và nữ nhƣ vai trò, thái độ, hành vi ứng xử và các giá trị. Những sự khác biệt hình thành trong quá trình sống và có thể thay đổi theo thời gian, theo không gian văn hóa, theo bối cảnh xã hội, bị chi phối bởi các yếu tố xã hội, lịch sử, tôn giáo, kinh tế [11, tr.6]. Theo Hiệp hội Tâm lí học Hoa Kỳ APA, giới tính chỉ những đặc điểm về sinh học về thể chất nhằm phân biệt giữa giới nam và giới nữ (“Sex” refers to a person’s biological status and is typically categorized as male, female). Giới chỉ những đặc điểm về thái độ, cảm xúc, hành vi mang tính văn hóa xã hội của giới tính sinh học (“Gender” refers to the attitudes, feelings, and behaviors that a given culture associates with a person’s biological sex) [16]. Nhƣ vậy giới và giới tính là hai khái niệm độc lập nhƣng có một quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Ở một mức độ nào đó giới tính cũng chỉ là giới hoặc giới tính lại là một thành phần của giới. Giới là cơ sở để tạo nên giới tính. Ngƣợc lại, giới tính lại phải phù hợp với giới và bị xã hội đánh giá theo giới, giới tính cũng góp phần khắc họa rõ nét thêm về giới [5]. 5 “Giáo dục giới tính” là một môn khoa học mà theo nghĩa rộng gồm bao gồm nhiều nội dung khác nhau nhƣ: giải phẫu sinh dục, sự sinh sản, quan hệ tình dục, tránh thai, quyền sinh sản và các khía cạnh khác của thái độ tình dục loài ngƣời. Giáo dục giới tính cũng có thể đƣợc miêu tả là “giáo dục tình dục”, nghĩa là giáo dục về mọi khía cạnh của hoạt động tình dục [20]. 1.1.1. GDGT trên thế giới 1.1.1.1. Châu Phi Theo tổ chức phi chính phủ SC-S của Thuỵ Điển đang hoạt động tại châu Phi thì Châu Phi là khu vực có tỷ lệ trẻ em nhiễm HIV rất cao. Kết quả điều tra ở tiểu vùng Sahara nói riêng và châu Phi nói chung, trẻ em rất muốn biết thêm về giới tính và cách tự bảo vệ mình trƣớc đại dịch HIV/AIDS [21]. Trong thực tế hầu hết HS tiểu học ở đây đều chƣa đƣợc học những kiến thức về giới tính cũng nhƣ cách bảo vệ mình trƣớc đại dịch AIDS. Tuy nhiên ngƣời lớn ở đây lại cho rằng đây là điều không nên nói ra khi các em còn nhỏ. Vì vậy các chƣơng trình GDGT ở tiểu học của châu Phi còn rất nhiều hạn chế. 1.1.1.2. Châu Á Ở Châu Á các chƣơng trình GDGT đang đƣợc thực hiện ở nhiều mức độ phát triển rất khác nhau, phụ thuộc vào chính sách giáo dục của từng quốc gia [22]. Ví dụ ở Indonesia các vấn đề sức khỏe sinh sản sẽ đƣợc giảng dạy ở tất cả cấp học, từ giáo dục mầm non cho đến trung học. Tại Thái Lan, GDGT đƣợc giảng dạy kỹ cho HS từ lớp 4 đến lớp 6 vì HS nam ở lứa tuổi này thƣờng hay có những hành động không lành mạnh với các bạn gái [23]. Ở Malaysia, nội dung GDGT trở thành một môn học chính thức ở các trƣờng học và chính phủ khuyến cáo trẻ em nên đƣợc GDGT từ năm 4 tuổi. Nội dung chƣơng trình GDGT cho trẻ em gồm kiến thức sinh sản cần thiết, sự phát triển của con ngƣời, cuộc sống hôn nhân và gia đình, kỹ năng giao tiếp cũng nhƣ cách quan hệ tình dục an toàn [24]. Ở Ấn Độ có một số chƣơng trình GDGT không chính thức với mục tiêu hƣớng tới trẻ em từ chín tới mƣời sáu tuổi và các chủ đề về giới tính sẽ đƣợc HS và GV trao đổi một cách thẳng thắn với nhau [25]. Tại Nhật Bản, GDGT là bắt buộc từ 10 - 11 tuổi, chủ yếu đề cập tới các chủ đề sinh học nhƣ kinh nguyệt và xuất tinh. Ngay từ giai 6 đoạn mẫu giáo trẻ đã đƣợc học cách tự làm sạch cơ thể và hiểu đƣợc sự khác biệt giữa cậu bé và cô bé ở điểm nào. Trẻ đã có ý thức tự bảo vệ vùng kín của mình và đƣợc cô giáo ở lớp dạy cách sử dụng nhà vệ sinh, giấy vệ sinh hay mặc đồ lót [26]. Ở Trung Quốc, HS đƣợc GDGT ngay từ tiểu học. Năm 2017 Trƣờng Đại học Sƣ phạm Bắc Kinh đã cho ra bộ sách GDGT cho HS từ 6 - 13 tuổi. Các nội dung đƣợc đề cập đến trong bộ sách nhƣ: bình đẳng giới, cuộc sống đƣợc hình thành nhƣ thế nào, em bé đƣợc ra đời ra sao, thủ dâm, tình dục an toàn, các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục. Đáng chú ý, hình minh họa trong các bài học gồm cả dị tính và đồng tính luyến ái. Bên cạnh đó, sách giáo khoa mới chỉ ra rằng những ngƣời thuộc giới tính khác nhau đều nên đƣợc đối xử công bằng, có quyền sống hạnh phúc và làm cha mẹ [27]. 1.1.1.3. Châu Âu Châu Âu có nền giáo dục khá hiện đại, vì vậy rất nhiều các quốc gia có khung hệ thống về GDGT. Tại Phần Lan, GDGT thƣờng đƣợc tích hợp vào nhiều bài học bắt buộc, chủ yếu nhƣ một phần của các bài giảng về sinh học ở các lớp thấp và các bài giảng liên quan tới các vấn đề sức khoẻ nói chung ở các lớp cao hơn [20]. Ở Thuỵ Điển, GDGT đƣợc tích hợp vào nhiều môn học nhƣ sinh học, lịch sử,… khi trẻ 7 - 10 tuổi. HS không những có đƣợc các kiến thức sinh học liên quan đến giới tính mà còn đƣợc học cả quá trình lịch sử của giới tính và tình dục [20]. Chƣơng trình cung cấp đầy đủ kiến thức về phòng tránh thai cho các em ngay từ khi còn nhỏ. Tại Hà Lan, trẻ em đƣợc GDGT từ rất sớm lúc 4 tuổi. Khi lên 8, trẻ đƣợc học cách tự nhận thức về bản thân và các loại giới tính. Lên 11, trẻ thảo luận về khuynh hƣớng tình dục và biện pháp tránh thai. HS còn đƣợc thầy cô dạy phải tôn trọng những ngƣời chuyển đổi giới tính, những ngƣời lƣỡng tính, ngƣời đồng tính. Theo qui định của pháp luật, tất cả HS tiểu học Hà Lan phải đƣợc GDGT [28]. Ở Thuỵ Sĩ, GDGT tại các trƣờng tiểu học đƣợc khởi động với mục tiêu giúp trẻ nhận thức đƣợc điều không đƣợc phép và có thể nói "Không" [20]. Tại Đan Mạch, các trƣờng tiểu học bắt đầu đƣa chƣơng trình về giới tính vào giảng dạy nhƣng tập trung vào giải phẫu sinh học, giải thích các giá trị tinh thần, thái độ, kỹ năng giải quyết các vấn đề tuổi dậy thì [25]. Ở nƣớc Anh theo quy định trong pháp luật, trẻ em khi đủ 5 tuổi sẽ bắt đầu đƣợc học về giới tính nhƣ một môn bắt buộc cho đến khi tốt nghiệp trung học cơ sở 7 [24]. Tại nƣớc Pháp và Đức, GDGT là một phần của chƣơng trình học trong trƣờng bắt buộc đối với HS từ nhỏ đến lớn [20]. 1.1.1.4. Bắc Mỹ Ở Mỹ, nội dung GDGT do các bang quyết định. Ở một số bang, nội dung GDGT đƣợc GV tiểu học giới thiệu sơ lƣợc về những bộ phận nhạy cảm trên cơ thể và sự khác nhau giữa đàn ông và đàn bà. Bên cạnh nội dung trên thì ngƣời Mỹ còn dạy cho trẻ em biết quý trọng mạng sống của mình và yêu quý ngƣời khác giới [20]. 1.1.2. Giáo dục giới tính ở Việt Nam GDGT ở Việt Nam đƣợc tích hợp trong một số bài học trong môn học nhƣ Khoa học lớp 5, Sinh học 8 và môn Giáo dục công dân. Trong môn Khoa học 5, HS đƣợc học những kiến thức đơn giản về sự sinh sản, sự khác biệt giữa nam và nữ, cơ thể con ngƣời đƣợc hình thành nhƣ thế nào, cách vệ sinh ở tuổi dậy thì. Trong môn Sinh học lớp 8, HS đƣợc học về cấu tạo cơ quan sinh dục nam và nữ, quá trình thụ tinh, phát triển của phôi thai, cách phòng tránh thai và các bệnh lây lan qua đƣờng tình dục. Nội dung này cũng đƣợc đề cập trong môn giáo dục công dân về tình yêu, hôn nhân và gia đình ở bậc trung học phổ thông. Ở Việt Nam vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về GDGT. Một số phụ huynh thì cho rằng không cần thiết phải dạy những điều tế nhị này mà đợi “trăng đến rằm trăng tròn”,… Tuy nhiên nhiều phụ huynh bày tỏ sự lo ngại với GV rằng trẻ em cần đƣợc cung cấp các kiến thức về giới tính và không nơi nào có thể đảm nhận việc giảng dạy nội dung này tốt hơn nhà trƣờng. Vì vậy một số năm gần đây vấn đề GDGT cho HS đã đƣợc cởi mở hơn. Nội dung GDGT cũng còn đƣợc cho là khá nhạy cảm vì thế nhiều trƣờng học vẫn chƣa thật sự khai thác triệt để những nội dung cần thiết để dạy cho HS. Trong thực tế, các nội dung này đƣợc GV đề cập đến một cách hết sức sơ sài, mơ hồ và bỏ qua hầu hết những mục “khó nói” nhƣ liên quan đến cấu trúc, hoạt động của cơ quan sinh sản, thụ tinh, tình dục,… Kết quả điều tra thực trạng tỷ lệ nạo phá thai của hội nghị sản khoa quốc tế năm 2010, Việt Nam là một trong mƣời quốc gia có tỷ lệ nạo phá 8 thai nhiều nhất thế giới. Nguyên nhân cơ bản đƣợc xác định là 90% trẻ vị thành niên không biết độ tuổi có thai thích hợp và 61% không biết thời điểm dễ bị mang thai, 50% không biết các biện pháp tránh thai an toàn. Cho đến thời điểm niện nay nƣớc ta là quốc gia có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất Đông Nam Á và đứng thứ 5 trên thế giới, đồng thời đƣợc dự đoán tỷ lệ này khó có thể giảm trong những năm tới [29]. Đứng trƣớc thực trạng trên, GDGT không những đƣợc các nhà khoa học, nhà giáo dục mà cả xã hội đang rất quan tâm. Đã có các công trình nghiên cứu về đặc điểm giới tính và các tài liệu hƣớng dẫn về GDGT đƣợc phổ biến trong cộng đồng cho mọi lứa tuổi. Tuy nhiên việc lựa chọn nội dung gì, cách thức tổ chức và phƣơng pháp dạy học GDGT ra sao đang còn rất nhiều tranh cãi. Các chuyên gia tâm lý khẳng định, đã đến lúc xem GDGT nhƣ một phần bắt buộc trong chƣơng trình sƣ phạm, phải kết hợp giữa nhà trƣờng và gia đình mới mong mang lại hiệu quả cao nhất [30]. GDGT và sức khỏe sinh sản là bộ phận quan trọng của nội dung giáo dục toàn diện và có ý nghĩa rất thiết thực, cần đƣợc nhà trƣờng thực hiện nghiêm túc và phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi. Ngoài các tài liệu học tập khoa học, chuẩn xác thì ngƣời đứng lớp phải là các chuyên gia về GDGT để khi HS thắc mắc, thầy cô không đƣợc né tránh mà phải giải thích tƣờng minh để HS có thể tiếp nhận một cách tự nhiên không gƣợng ép. Tại thành phố Hồ Chí Minh, GDGT đƣợc thực hiện theo nội dung chƣơng trình bắt buộc, kết hợp với các hoạt động giáo dục ngoại khóa nhƣ: phối hợp với Chi cục Dân số kế hoạch hóa gia đình của Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh tập huấn cho GV và truyền thông cho HS từ trung học cơ sở đến trung học phổ thông về chăm sóc sức khỏe sinh sản. Đặc biệt, các em có kỹ năng phòng tránh những tình huống xấu dễ xảy ra ở lứa tuổi vị thành niên nhƣ quan hệ tình dục trƣớc tuổi trƣởng thành, quan hệ tình dục không an toàn, mang thai sớm, nạo phá thai, mắc bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục, xâm hại tình dục,… Hoặc một số trƣờng đã mời chuyên gia tâm lý, bác sĩ nói chuyện chuyên đề về GDGT, sức khỏe sinh sản cho HS, giải đáp những thắc mắc thầm kín của các em… Tuy nhiên khi đánh giá hiệu quả của GDGT thì hầu nhƣ cho kết quả giống nhƣ “cƣỡi ngựa xem hoa”, vì thực tế tỷ lệ HS bị lạm dụng tình dục từ khi còn nhỏ, quan hệ tình dục từ lớp 8, nạo phá thai khi tuổi vị thành niên ở Thành phố Hồ Chí Minh khá cao so với cả nƣớc… [31]. Đặc 9 biệt thực trạng trẻ em lứa tuổi tiểu học bị bạo hành tình dục vẫn tăng lên hàng năm, báo động cho cả xã hội về các tổn thƣơng nghiêm trọng mà trẻ em phải đối mặt [29]. Trong một cuộc khảo sát mới đây tại Thành phố Hồ Chí Minh, các em HS bày tỏ băn khoăn khi những nhu cầu về kiến thức giới tính, sức khỏe sinh sản của tuổi mới lớn các em không biết tìm hiểu từ đâu [32]. Hơn thế nữa, điều kiện dinh dƣỡng của trẻ em Việt Nam hiện nay ngày càng tốt hơn cộng với tác động của nhiều yếu tố xã hội mà tỉ lệ các bé dậy thì sớm ngày càng tăng lên, các nhu cầu hiểu biết về sinh lí, tình dục cũng bộc lộ sớm hơn so với các thế hệ trƣớc. Hiện nay có một số bé 7, 8 tuổi đã bắt đầu dậy thì. Trong khi đó, một phần do tâm lí xã hội Á Đông ngại đề cập đến những chuyện tế nhị, một phần vì chính cha mẹ, thầy cô giáo và bạn bè các em cũng không đƣợc trang bị tốt về kiến thức GDGT để truyền đạt cho các em, làm cho các em không đƣợc định hƣớng rõ ràng, tỉ mỉ. Nhiều cha mẹ còn cho rằng nếu nói ra thì giống nhƣ “vẽ đƣờng cho hƣơu chạy” nên họ sẽ không bao giờ nói ra các vấn đề này với con mình khi còn là HS tiểu học. Thậm chí còn bị ngăn cấm khi cố gắng tìm hiểu về các kiến thức GDGT. Điều đó, một mặt khiến các em càng tò mò, càng muốn tự tìm hiểu và dễ bị kích thích ảnh hƣởng bởi các hình ảnh trên phim, ấn phẩm giải trí dễ dãi, dẫn đến việc các em bị lệch lạc về nhận thức cũng nhƣ hành động nông nổi thiếu suy nghĩ không lƣờng trƣớc đƣợc hậu quả [33]. Nhu cầu hiểu biết của con ngƣời để tự bảo vệ mình trƣớc các nguy cơ là một nhu cầu chính đáng. Vì vậy GDGT cho HS từ sớm là cách hữu hiệu nhất để giải quyết cái gốc của vấn đề giới tính và sức khỏe sinh sản của giới trẻ hiện nay. 1.2. Cơ sở sinh lý và tâm lí của GDGT cho HS lớp 1 1.2.1. Về sinh lý Ở giai đoạn HS tiểu học có những thay đổi cơ bản về những đặc điểm giải phẫu sinh lý nhƣ sau: Hệ thần kinh cấp cao đang hoàn thiện về mặt chức năng, do vậy tƣ duy của các em chuyển dần từ trực quan hành động sang tƣ duy hình tƣợng, tƣ duy trừu tƣợng. Do đó, 10 các em rất hứng thú với các trò chơi trí tuệ nhƣ đố vui trí tuệ, các cuộc thi trí tuệ,... Hệ xương còn nhiều mô sụn, xƣơng sống, xƣơng hông, xƣơng chân, xƣơng tay đang trong thời kỳ phát triển (thời kỳ cốt hoá) nên dễ bị cong vẹo, gẫy dập,... Hệ cơ đang trong thời kỳ phát triển mạnh nên các em rất thích các trò chơi vận động nhƣ chạy, nhảy, nô đùa,... Chiều cao mỗi năm tăng thêm 4 cm; trọng lƣợng cơ thể mỗi năm tăng 2 kg. Nếu trẻ vào lớp 1 đúng 6 tuổi thì có chiều cao khoảng 106 cm (nam) 104 cm (nữ) cân nặng đạt 15,7 kg (nam) và 15,1 kg (nữ). Tuy nhiên, con số này chỉ là trung bình, chiều cao của trẻ có thể xê dịch khoảng 4 - 5 cm, cân nặng có thể xê dịch từ 1 - 2 kg. Tim của trẻ đập nhanh khoảng 85 - 90 lần/ phút, mạch máu tƣơng đối mở rộng, áp huyết động mạch thấp, hệ tuần hoàn chƣa hoàn chỉnh [10]. 1.2.2. Về tâm lý 1.2.2.1. Nhận thức cảm tính Các cơ quan cảm giác của trẻ em gồm thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác đều phát triển và đang trong quá trình hoàn thiện. Tri giác của HS tiểu học mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mang tính không ổn định. Ở giai đoạn đầu tuổi tiểu học tri giác thƣờng gắn với hành động trực quan [34]. 1.2.2.2. Nhận thức lý tính Tƣ duy của HS tiểu học mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ƣu thế ở tƣ duy trực quan hành động. Các phẩm chất tƣ duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tƣ duy trừu tƣợng khái quát. Tƣởng tƣợng của HS tiểu học đã phát triển phong phú hơn so với trẻ mầm non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng dày dặn. Tuy nhiên, tƣởng tƣợng của HS đầu tuổi tiểu học còn đơn giản, chƣa bền vững và dễ thay đổi. Chú ý có chủ định của trẻ còn yếu, khả năng kiểm soát, điều khiển chú ý còn hạn chế. Ở giai đoạn này chú ý không chủ định chiếm ƣu thế hơn chú ý có chủ định. Trẻ lúc này chỉ quan tâm chú ý đến những môn học, giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều tranh ảnh, trò chơi hoặc có cô giáo xinh đẹp, dịu dàng,… Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính bền vững, chƣa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập [34]. 11 Hầu hết HS tiểu học có ngôn ngữ nói thành thạo. Khi trẻ vào lớp 1 bắt đầu thực hiện ngôn ngữ viết. Nhờ có ngôn ngữ phát triển mà trẻ có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung quanh và tự khám phá bản thân thông qua các kênh thông tin khác nhau. Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm tính và lý tính của trẻ, nhờ có ngôn ngữ mà cảm giác, tri giác, tƣ duy, tƣởng tƣợng của trẻ phát triển dễ dàng và đƣợc biểu hiện cụ thể thông qua ngôn ngữ nói và viết của trẻ. Mặt khác, thông qua khả năng ngôn ngữ của trẻ ta có thể đánh giá đƣợc sự phát triển trí tuệ của trẻ [34]. Ở giai đoạn HS tiểu học trí nhớ trực quan hình tƣợng chiếm ƣu thế hơn trí nhớ từ ngữ - lôgic. Giai đoạn lớp 1, 2 ghi nhớ máy móc phát triển tƣơng đối tốt và chiếm ƣu thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa. Nhiều HS chƣa biết tổ chức việc ghi nhớ có ý nghĩa, chƣa biết dựa vào các điểm tựa để ghi nhớ, chƣa biết cách khái quát hóa hay xây dựng dàn bài để ghi nhớ tài liệu. Các hoạt động của HS còn phụ thuộc nhiều vào yêu cầu của ngƣời lớn (học để đƣợc bố cho đi ăn kem, học để đƣợc cô giáo khen, quét nhà để đƣợc ông cho tiền,…). Khi đó, sự điều chỉnh ý chí đối với việc thực thi hành vi ở các em còn yếu. Đặc biệt các em chƣa đủ ý chí để thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra nếu gặp khó khăn [34]. Tóm lại khi trẻ em bắt đầu học lớp 1 là bƣớc ngoặt lớn. Hoạt động học tập chiếm ƣu thế hơn so với hoạt động vui chơi, do đó đòi hỏi trẻ phải tập trung chú ý thời gian liên tục từ 30 – 35 phút. Nhận thức chuyển từ hiếu kỳ, tò mò sang tính ham hiểu biết, hứng thú khám phá. Ở độ tuổi này trẻ cũng đã bắt đầu nhận thức rõ thế giới xung quanh. Vì vậy việc dạy cho trẻ một số nội dung GDGT phù hợp với lứa tuổi là rất cần thiết. 1.2.2.3. Đặc điểm về tình cảm Tình cảm của HS tiểu học mang tính cụ thể trực tiếp và luôn gắn liền với các sự vật hiện tƣợng sinh động, rực rỡ,... Lúc này khả năng kiềm chế cảm xúc của trẻ còn non nớt, trẻ dễ xúc động và cũng dễ nổi giận, biểu hiện cụ thể là trẻ dễ khóc mà cũng nhanh cƣời, rất hồn nhiên vô tƣ... Vì thế có thể nói tình cảm của trẻ chưa bền vững, dễ thay đổi. Tuy nhiên so với tuổi mầm non thì tình cảm của trẻ tiểu học đã “ngƣời lớn” hơn rất nhiều. Trong quá trình hình thành và phát triển tình cảm của HS tiểu học luôn luôn kèm theo sự phát triển năng khiếu: Trẻ nhi đồng có thể xuất hiện các năng khiếu nhƣ thơ, ca, hội họa, 12 kĩ thuật, khoa học,... khi đó cần phát hiện và bồi dƣỡng kịp thời cho trẻ sao cho vẫn đảm bảo kết quả học tập mà không làm thui chột năng khiếu của trẻ [34]. HS lớp 1 khi chuyển từ mẫu giáo lên tiểu học, sẽ phát triển tình cảm bạn bè. Đời sống xúc cảm, tình cảm ổn định hơn so với trẻ 4-5 tuổi, mức độ phong phú, phức tạp tăng dần theo các mối quan hệ giao tiếp với những ngƣời xung quanh. Các sắc thái xúc cảm con ngƣời trong quan hệ với các lứa tuổi khác nhau, vị trí xã hội khác nhau, đƣợc phát triển nhƣ: tình cảm mẹ con, ông bà, anh chị em, tình cảm với cô giáo, với ngƣời thân, ngƣời lạ,… Tuy nhiên đời sống xúc cảm của trẻ còn dễ dao động, mang tính chất tình huống. Tình cảm trí tuệ của trẻ phát triển, mỗi nhận thức mới đều kích thích niềm vui, hứng thú, say mê, thích thú của trẻ: tính tò mò ham hiểu biết, làm nảy sinh nhiều xúc cảm tích cực; trong vui chơi, học tập, lao động tự phục vụ nhiều thành công thất bại củng cố sự phát triển tình cảm trí tuệ ở trẻ [10]. 1.2.2.4. Đặc điểm về giới tính Từ khoảng 6, 7 tuổi, trẻ đã hiểu biết khá rõ về những khác biệt cơ bản giữa nam, nữ (hình thể, phong cách). Do đó trẻ bắt đầu cảm thấy e ngại, không còn muốn tự nhiên phô bày thân thể nhƣ trƣớc. Ý thức giới tính ở trẻ 6, 7 tuổi biểu hiện ở sự phân hóa các hoạt động và định hƣớng giá trị. Các em trai và em gái chơi trò chơi khác nhau dƣới góc độ giới tính. Nhƣ vậy, ở trẻ 6, 7 tuổi, các đặc điểm giới tính không bộc lộ rõ rệt mặc dù có những biểu hiện giữa em trai và em gái trong hoạt động vui chơi (loại trò chơi hay loại đồ chơi). Giữa trẻ trai và trẻ gái chƣa có sự khác biệt rõ ràng về đặc điểm cơ thể do hoạt động của tuyến sinh dục nam và nữ chƣa phát triển mạnh về chứ năng sinh lí giới tính. Ở giai đoạn này trẻ trai và trẻ gái quan hệ với nhau hồn nhiên, trong sáng, chƣa bị chi phối bởi cảm xúc giới tính [1],[6],[9]. 1.2.2.5. Đặc điểm nhân cách Đối với HS lớp 1, trong khi nhân cách đang hình thành là giai đoạn dễ tiếp thu những cái mới cũng nhƣ xác định những điều đúng điều tốt và tránh xa những điều xấu, 13 trẻ hiểu bản thân, giới tính của mình mới biết bảo vệ mình khỏi những cám dỗ, xâm hại bên ngoài cũng nhƣ biết tôn trọng thân thể ngƣời khác. Đó chính là quá trình giúp các em hoàn thiện nhân cách an toàn cho bản thân. Tiến sĩ Vũ Thu Hƣơng (Giảng viên Trƣờng ĐHSP Hà Nội) cho rằng: “GDGT không thể nói vài lần là hết, mà phải có sự đồng hành của cả xã hội từ lúc trẻ bắt đầu đến trƣờng cho đến khi có đủ kiến thức để tự bảo vệ hoặc chịu trách nhiệm về việc mình làm” [35]. Chính vì vậy GDGT cho HS lớp 1 không phải là sớm nhƣng cần biết chọn lựa những nội dung phù hợp để đạt hiệu quả tốt nhất mà không lợi bất cập hại. 1.3. Nội dung giáo dục liên quan đến GDGT trong chƣơng trình tiểu học 1.3.1. Giai đoạn lớp 1, 2, 3 Ở giai đoạn này trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3 có riêng một nội dung về con ngƣời và sức khỏe, trong đó tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Ở giai đoạn này HS có thể học đƣợc các kiến thức về giới tính thông qua việc so sánh sự giống, khác nhau giữa nam và nữ bắt đầu tìm hiểu tên gọi các bộ phận trên cơ thể ngƣời. GV thông qua các kiến thức về con ngƣời và sức khỏe, gia đình và nhà trƣờng để tích hợp nội dung GDGT nhƣ: phân biệt đƣợc sự khác nhau trên cơ thể ngƣời nam và ngƣời nữ, hay vai trò của từng giới. 1.3.2. Giai đoạn lớp 4, 5 Ở giai đoạn này trẻ đã để ý tới những thay đổi của cơ thể, cảm nhận đƣợc những dấu hiệu đầu tiên của tuổi trƣởng thành đang tiến gần lại với mình. Vì thế trẻ cần có sự chuẩn bị kiến thức về các nội dung liên quan đến tuổi dậy thì nhƣ: Sự thay đổi sinh lý, tâm lý trong giai đoạn dậy thì; Thế nào gọi là kinh nguyệt và xuất tinh; Thế nào thụ tinh, mang thai và sinh con; Cần làm gì để cả mẹ và em em đều khỏe; Vệ sinh kinh nguyệt, vệ sinh cơ thể trong nội dung con ngƣời và sức khỏe của môn Khoa học [3]. GDGT ở tiểu học là một hình thức quan trọng và hiệu quả nhằm nâng cao kiến thức, thái độ và hành vi của HS. GDGT phải thích ứng với văn hóa lối sống xã hội mà trẻ đang sống, hƣớng đến tình yêu hôn nhân bền vững, chứ không nhằm thỏa mãn sự hiếu kì nhất thời. GDGT có định hƣớng nội dung liên quan mật thiết đến tâm sinh lý dạy trẻ, đặc 14 biệt tuổi vị thành niên. Mỗi độ tuổi khác nhau sẽ tƣơng ứng với với một giáo dục khác nhau trong nội dung GDGT [3]. 1.4. Tích hợp GDGT Tích hợp là sự kết hợp chặt chẽ, có cân nhắc, lựa chọn về mặt nội dung, phƣơng pháp, phƣơng tiện, hình thức tổ chức dạy học nhằm thực hiện nhiệm vụ dạy học đạt kết quả tốt nhất. Việc tích hợp có thể thực hiện trong cùng môn học, hoặc giữa các môn học khác nhau với điều kiện các kiến thức đó phải có liên quan đến nhau hoặc có những điểm tƣơng đồng. Vậy sự tích hợp kiến thức GDGT cho HS tiểu học có thể đƣợc tích hợp hoặc lồng ghép trong các môn sau nhƣ Tự nhiên- Xã hội, Hoạt động ngoài giờ lên lớp, các tiết hoạt động ngoại khóa, tiết tự học hoặc đề tài cho tiết sinh hoạt chủ nhiệm. Đối với HS ở lứa tuổi đầu tiểu học, có thể đƣợc cung cấp các kiến thức về GDGT nhƣ tìm hiều các bộ phận của cơ thể ngƣời, phân biệt đƣợc những điểm khác nhau về cơ thể giữ nam và nữ, vai trò của từng giới,... và những phản ứng cần làm khi gặp ngƣời lạ. Đối với trẻ ở độ tuổi cuối tiểu học, HS đƣợc giáo dục về các giai đoạn chính trong chu kì của đời ngƣời nhƣ sinh đẻ, tăng trƣởng, phát dục,… Ngoài ra, HS cũng cần đƣợc trang bị thêm các kỹ năng phản ứng khi gặp vấn đề ở các môi trƣờng khác nhau có thể là ngoài đƣờng, trong thang máy, ở nhà một mình, lạc đƣờng,… Các nội dung này có thể đƣợc tích hợp lồng ghép vào các môn học cũng nhƣ các buổi sinh hoạt tập thể. Đối với chƣơng trình lớp 1, GDGT hầu nhƣ không đƣợc đề cập đến trong các phân môn. Đồng nghĩa với việc chƣa có hƣớng dẫn hay nội dung, phƣơng pháp hiệu quả về vấn đề GDGT cho HS lớp 1. Trong các tiết sinh hoạt chủ nhiệm hay hoạt động ngoài giờ lên lớp thì chủ đề các thầy cô thƣờng tránh nhiều nhất đó chính là GDGT. Nguyên nhân theo bà Lê Thị Lan Anh – Viện trƣởng Viện Giáo dục và trí tuệ Việt giải thích là: “Do GV chƣa đƣợc đào tạo bài bản. Hơn thế, GV vẫn giữ tâm lý ngại ngùng khi nói đến giới tính, lúng túng về phƣơng pháp, kỹ năng khi giảng dạy cho trẻ. Hầu hết các nội dung GDGT chuyên sâu và tình dục an toàn đang khuyết hẳn trong trƣờng học” [36]. Theo quan niệm của nhiều nhà giáo dục Việt Nam thì lứa tuổi này chƣa cần phải học về GDGT. Có chăng thì GDGT cũng chỉ đƣợc nhắc tới dƣới dạng lý thuyết nặng nề 15 và ép HS phải cố nhớ mặc dù chúng không hiểu cũng nhƣ không giải đáp đƣợc những thắc mắc của trẻ. Chính điều đó khiến trẻ ở giai đoạn này thƣờng cảm thấy bỡ ngỡ về sự thay đổi cơ thể của bản thân mà không có nguồn thông tin hỗ trợ. Thiếu kỹ năng tự bảo vệ mình trƣớc các nguy cơ mất an toàn là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị bạo hành, xâm hại tình dục. Với yêu cầu đảm bảo cung cấp đầy đủ kiến thức về GDGT cần thiết cho trẻ cũng nhƣ sử dụng kiến thức phù hợp thì việc GDGT bằng cách tích hợp và lồng ghép trong các phân môn của chƣơng trình lớp 1 là cần thiết. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan