Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam...

Tài liệu Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam

.PDF
123
14
95

Mô tả:

®¹i häc quèc gia hµ néi khoa luËt ph¹m ®¨ng toµn x©y dùng nhµ n-íc ph¸p quyÒn x· héi chñ nghÜa viÖt nam luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc Hµ néi - 2011 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM ĐĂNG TOÀN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số : 60 38 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Đào Trí Úc HÀ NỘI - 2011 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU 1 Chương 1: Cơ sở lý luận về Nhà nước pháp quyền và Nhà nước pháp 5 quyền xã hội chủ nghĩa 1.1. Khái quát sự hình thành và nội dung tư tưởng về Nhà nước pháp quyền trong lịch sử nhân loại 5 1.1.1. Sự hình thành và nội dung tư tưởng Nhà nước pháp quyền ở phương Tây 5 1.1.2. Sự hình thành và nội dung tư tưởng Nhà nước pháp quyền ở phương Đông 9 1.2. 15 Khái niệm và đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền 1.2.1. Khái niệm Nhà nước pháp quyền 15 1.2.2. Đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền 19 1.3. Quá trình nhận thức và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 23 1.3.1. Tư tưởng của C. Mác, Ph. Ăngghen và V.I. Lênin về Nhà nước và pháp luật 23 1.3.2. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền 24 1.3.3. Quá trình nhận thức của Đảng cộng sản Việt Nam về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa 30 1.3.4. Những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân 35 Chương 2: Khái quát về thực trạng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã 41 hội chủ nghĩa Việt Nam 2.1. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam một nội dung quan trọng của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta 41 2.1.1. Tính tất yếu lịch sử và tính tất yếu khách quan của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 41 2.1.2. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam một nội dung quan trọng của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta 42 2.2. 50 Những kết quả bước đầu trong việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dận, do nhân dân, vì nhân dân; hạn chế, tồn tại và nguyên nhân 2.2.1. Những kết quả bước đầu 50 2.2.2. Những hạn chế, tồn tại 63 2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại 69 Chương 3: Những kiến nghị về việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện 74 Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời gian tới 3.1. Nhận thức rõ chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tiếp tục nghiên cứu, làm sâu sắc hơn những luận điểm cơ bản đã được khẳng định 74 3.1.1. Chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 74 3.1.2. Tiếp tục nghiên cứu, làm sâu sắc hơn những luận điểm cơ bản đã được khẳng định 75 3.2. Nhận thức rõ những vấn đề đặt ra trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 77 3.3. Trong quan hệ giữa Nhà nước và công dân 82 3.4. Đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 85 3.5. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được tổ chức và phân công quyền lực nhà nước thực sự khoa học, phát huy mạnh mẽ hiệu lực, hiệu quả quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 87 3.6. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, vừa phải bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng vừa phải tránh khuynh hướng buông lỏng hoặc bao biện, làm thay 89 3.7. Dân chủ xã hội chủ nghĩa trong điều kiện một Đảng cầm quyền nhu cầu khách quan của sự kiểm tra, giám sát của nhân dân 92 3.8. Tài phán Hiến pháp và xây dựng tài phán Hiến pháp ở Việt Nam 96 3.9. Nhiệm vụ xây dựng bộ máy Đảng và Nhà nước trong sạch, vững mạnh, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và việc xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát của nhân dân với hoạt động của bộ máy Đảng và Nhà nước 100 Kết luận 109 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 111 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự phát triển của xã hội được đánh giá bằng những khác biệt về chất giữa các hình thái, các giai đoạn lịch sử, chứ không phải dựa trên trật tự trước sau, và vì thế cái phát triển hơn có thể xuất hiện trước hoặc đồng thời với cái kém phát triển hơn. Kiên định con đường cách mạng vô sản cũng có nghĩa là chúng ta đang tiến hành xây dựng một xã hội ở trình độ phát triển cao hơn về chất so với mọi xã hội đã tồn tại. Trong số các vấn đề cấp bách, cần được giải quyết một cách triệt để về mặt lý luận, vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một trọng điểm. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thức IX đã khẳng định: Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Hiến pháp 1992 sửa đổi đã thể chế hóa Nghị quyết Đại hội Đảng ghi nhận tại Điều 2: "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân". Đảng ta chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là một trong những điều kiện và môi trường tiên quyết của một quốc gia tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa và một xã hội phát triển tiên tiến. Công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng của toàn Đảng, toàn dân. Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học pháp lý vấn đề đặt ra cho các nhà khoa học pháp lý là nghiên cứu Nhà nước pháp quyền với những vấn đề lý luận và thực tiễn. Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức (lý luận). Lý luận xác định mục tiêu, khuynh hướng cho hoạt động thực tiễn, điều chỉnh hoạt động thực tiễn làm cho hoạt động thực tiễn có hiệu quả hơn. Triết học Mác - Lênin đã khẳng định mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, vấn đề Nhà nước pháp 1 quyền ở Việt Nam là vấn đề còn nhiều tranh luận, nhiều quan điểm khác nhau. Chính vì những lí do trên mà tôi đã chọn đề tài: "Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam" cho luận văn này. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Hiện nay, việc đẩy mạnh nghiên cứu những vấn đề lý luận về Nhà nước pháp quyền và tổng kết kinh nghiệm xây dựng nó trong lịch sử nhân loại, cũng như việc phân tích cụ thể những điều kiện thuận lợi và khó khăn của đất nước, đang là một nhu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Xây dựng đất nước thời kỳ quá độ đến nay, mô hình lý luận về Nhà nước pháp quyền và tư tưởng xây dựng xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được quan tâm nghiên cứu và bước đầu thu được một số kết quả: Như tăng cường pháp chế; xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, quản lý xã hội bằng pháp luật; Nhà nước pháp luật, khái niệm, đặc trưng cơ bản, điều kiện và con đường hình thành Nhà nước pháp quyền ở nước ta. Có thể nói, xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam là một lĩnh vực nghiên cứu liên ngành, nó thu hút vào bản thân mình các nhà khoa học ở mọi lĩnh vực và Nhà nước pháp quyền được tiếp cận ở nhiều chiều cạnh khác nhau. Đã xuất hiện nhiều ý kiến khác nhau nhưng thống nhất với nhau ở việc đưa ra các đề xuất, kế sách để sao cho công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền của chúng ta trở nên tối ưu, hợp lý, đáp ứng được lòng dân, ý đảng và đã thu được nhiều kết quả. Lý luận và thực tiễn về xây dựng Nhà nước pháp quyền, có thể thấy qua các công trình nghiên cứu của GS.TSKH. Đào Trí Úc, GS.VS. Nguyễn Duy Quý, GS.TSKH. Lê Cảm, GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế, GS.TS. Nguyễn Đăng Dung, LS. Nguyễn Văn Thảo cùng các bài viết của các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước và của nhiều tác giả khác. Tuy nhiên, quá trình xây dựng và tăng cường nhà nước trong các năm qua cho thấy, hàng loạt vấn đề lý luận 2 về tổ chức và hoạt động của Nhà nước vẫn chưa được tổng kết làm rõ. Do vậy, các giải pháp đổi mới và tổ chức hoạt động của Nhà nước được triển khai trong nhiều giai đoạn lịch sử chưa đem lại các kết quả mong muốn. Sự bất cập trong tổ chức bộ máy nhà nước và cơ chế vận hành của bộ máy này đang cản trở việc phát huy vai trò của nhà nước ta trong cơ chế kinh tế mới. Nhận thức lý luận về chế độ pháp quyền trong hoạt động nhà nước và xã hội vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển và do vậy chưa tạo lập được các cơ sở khoa học vững chắc cho việc tìm kiếm các giải pháp thực tiễn đối với đời sống nhà nước. Chính vì thế, việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về Nhà nước pháp quyền, xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta đang là một vấn đề cấp thiết hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Mục đích: Nhằm khảo sát các giá trị phổ biến của nhà nước pháp quyền, đồng thời đưa ra nhận xét, đánh giá thực trạng và kiến nghị xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ của luận văn là: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về Nhà nước pháp quyền và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. - Nghiên cứu cơ sở thực tiễn cũng như thực trạng của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta. - Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tổng kết lịch sử, tổng kết các quan điểm về Nhà nước pháp quyền và luận chứng về tính tất yếu lịch sử và tính tất yếu khách quan của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, qua đó nhận xét, đánh giá đúng thực trạng của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền 3 và đưa ra kiến nghị nhằm đóng góp một phần ý tưởng của bản thân vào việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời gian tới. 4. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu của luận văn Luận văn tìm hiểu về Nhà nước pháp quyền, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Từ đó đánh giá thực trạng của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, các mặt đạt được và tồn tại, hạn chế cũng như nguyên nhân của tồn tại, hạn chế đó. Đưa ra một số kiến nghị của bản thân nhằm hướng tới việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, các nguyên tắc của lý luận về Nhà nước và pháp luật, các quan điểm của Đảng về Nhà nước, pháp luật trong thời kỳ đổi mới và sử dụng vào việc tập hợp và xử lý tài liệu trong tiến hành nghiên cứu đối tượng. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về Nhà nước pháp quyền và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Chương 2: Khái quát về thực trạng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Chương 3: Những kiến nghị về việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời gian tới. 4 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN VÀ NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN Xà HỘI CHỦ NGHĨA 1.1. KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG TƢ TƢỞNG VỀ NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI 1.1.1. Sự hình thành và nội dung tƣ tƣởng Nhà nƣớc pháp quyền ở phƣơng Tây Sự hình thành của tư tưởng về nhà nước pháp quyền luôn gắn liền với tư tưởng phát triển dân chủ, loại trừ chuyên quyền, độc đoán, vô chính phủ, vô pháp luật. Lịch sử tư tưởng Nhà nước pháp quyền là lịch sử hình thành và phát triển của tư tưởng về sự hợp lý và sự công bằng của việc tổ chức một hình thức chính trị hợp lý của đời sống xã hội. Khái niệm "Nhà nước pháp quyền’ được các học giả phương Tây đưa ra từ thế kỷ XVIII - XIX nhằm chống lại sự nhà nước chuyên chế, độc đoán, chuyên quyền. Nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước tương ứng với hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử phát triển nhân loại. Từ thời cổ đại người ta đã tìm kiếm các nguyên tắc, hình thức và cơ cấu để thiết lập mối quan hệ qua lại, sự phụ thuộc lẫn nhau, sự tác động qua lại, hài hòa giữa pháp luật và quyền lực. Quyền lực muốn trở thành sức mạnh thực tế phải dựa vào pháp luật, đồng thời lại bị ràng buộc bởi pháp luật. Vào thế kỷ thứ VI trước Công nguyên, nhà thông thái Solon (638 - 559 TCN) đã diễn đạt tư tưởng của mình: "Ta giải phóng tất cả mọi người bằng quyền lực của pháp luật, bằng sự kết hợp sức mạnh với pháp luật" và đã đưa ra những quy chế, những nguyên tắc tổ chức nhà nước, mong sao có sự nhượng bộ cho nhân dân, hạn chế những đặc quyền, đặc lợi của giới quý tộc. Aristote (384 - 322 TCN) đã đồng tình với tư tưởng của Solon, đề cao vai trò của pháp luật tự nhiên trong việc tạo ra sự công bằng trong xã hội. Các 6 tư tưởng gia thời cổ đại như Heraclite (530 - 470 TCN), Platon (427 - 347 TCN) cũng có quan điểm đề cao vai trò của pháp luật, coi luật có tính tối cao. Vào thời kỳ quá độ từ xã hội phong kiến lên chế độ tư bản, những quan niệm mới về nhà nước pháp quyền đều có ý nghĩa quan trọng là những vấn đề về quyền lực chính trị dưới hình thức phân quyền phù hợp với tương quan mới của lực lượng chính trị, xã hội, giai cấp, đồng thời loại trừ khả năng độc quyền hóa trong tay một người hay một cơ quan. Nhà tư tưởng người Anh là J. Locke (1632 - 1704) là người đầu tiên khởi thảo ra thành hệ thống lý luận hoàn chỉnh về học thuyết phân quyền, được thể hiện trong tác phẩm "Khởi thảo thứ hai về chính quyền". Về quyền lực nhà nước, ông cho rằng "chỉ có thể có một quyền lực tối cao, là cơ quan lập pháp, mà tất cả các quyền lực còn lại là, và phải là những cái phụ thuộc vào nó". Theo đó, quyền lập pháp là quyền lực cao nhất trong nhà nước và phải thuộc về nghị viện; nghị viện phải họp định kỳ thông qua các đạo luật, nhưng không thể can thiệp vào việc thực hiện chúng. Quyền hành pháp phải thuộc về nhà vua. Nhà vua lãnh đạo việc thi hành pháp luật, bổ nhiệm các chức vị, chánh án và các quan chức khác. Hoạt động của nhà vua phụ thuộc vào pháp luật và vua không có đặc quyền nhất định nào với nghị viện nhằm không cho phép vua thâu tóm toàn bộ quyền lực về tay mình và xâm phạm vào các quyền tự nhiên của công dân. Nhà vua thực hiện quyền liên minh, tức là giải quyết các vấn đề chiến tranh, hòa bình và đối ngoại. Những luận điểm phân quyền của J. Locke đã được nhà khai sáng người Pháp, C.L.Montesquieu (1698 - 1755) phát triển. Ông đã phát triển một cách toàn diện thông qua học thuyết phân quyền. Ông nhận thấy pháp luật gồm nhiều lĩnh vực, phân ngành rõ rệt, cho nên tập trung vào một người duy nhất là trái với bản chất của nó; gắn với bản chất chế độ chuyên chế là tình trạng lạm quyền. Vì vậy việc thanh toán hiện tượng lạm quyền chỉ có thể là đồng thời, là sự thanh toán chế độ chuyên chế. Trong tác phẩm "Tinh thần pháp luật", ông đã lập luận tinh tế và chặt chẽ tính tất yếu của việc tách bạch 7 các nhánh quyền lực và khẳng định: "Trong bất cứ quốc gia nào đều có ba thứ quyền: quyền lập pháp, quyền thi hành những điều hợp với quốc tế công pháp và quyền thi hành những điều trong luật dân sự". Từ đó ông chủ trương phân quyền để chống lại chế độ chuyên chế, thanh toán nạn lạm quyền, để chính quyền không thể gây hại cho người bị trị và đảm bảo quyền tự do cho nhân dân. Cũng không có gì là tự do nếu như quyền tư pháp không tách rời quyền lập pháp và hành pháp. Nếu quyền tư pháp được nhập với quyền lập pháp, thì người ta sẽ độc đoán với quyền sống, quyền tự do của công dân; quan tòa sẽ là người đặt ra luật. Nếu quyền tư pháp nhập lại với quyền hành pháp thì quan tòa sẽ có sức mạnh của kẻ đàn áp. Nếu một người hay một tổ chức của quan chức, hoặc của quý tộc, hoặc của dân chúng, nắm luôn cả ba thứ quyền lực nói trên thì tất cả sẽ mất hết. Theo quan niệm của phương Tây, Nhà nước pháp quyền là khái niệm đồng hành với khái niệm xã hội công dân, khi nói về lịch sử tư tưởng Nhà nước chúng ta không thể không đề cập lịch sử tư tưởng xã hội công dân. Cơ sở của xã hội công dân chính là tư tưởng của khế ước xã hội - tư tưởng của Rousseau (1712-1778) được trình bày rõ trong tác phẩm "Bàn về Khế ước xã hội", ông chủ trương nêu cao tinh thần tập quyền, tất cả quyền lực nhà nước nằm trong tay cơ quan quyền lực tối cao tức toàn thể công dân trong xã hội. Nhưng ông lại chỉ ra rằng phân chia quyền lực nhà nước thành quyền lập pháp và quyền hành pháp, giao chúng vào tay cơ quan quyền lực tối cao và chính phủ là cách thức hợp lý duy nhất để đảm bảo sự hoạt động có hiệu quả cho nhà nước, cũng như ngăn chặn được xu hướng lạm quyền. Do vậy, để đảm bảo các quyền tự do cơ bản của công dân, ngăn ngừa các hành vi lạm quyền của các chủ thể nắm giữ quyền lực nhà nước thì phải thiết lập pháp chế nhằm giới hạn quyền lực nhà nước. Cách tốt nhất để chống lạm quyền là giới hạn quyền lực bằng các công cụ pháp lý và cách thực hiện không phải là tập trung quyền lực, mà là phân chia nó ra. 8 Trong lịch sử tư tưởng về Nhà nước pháp quyền phương Tây người ta cũng thường gắn những dấu hiệu của nhà nước pháp quyền với quan niệm phân quyền. Quan niệm về phân chia quyền lực trong xã hội: quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Để tránh lạm quyền, ba quyền đó cần giao cho ba cơ quan khác nhau, có khả năng kiềm chế lẫn nhau, đó là điều kiện chủ yếu để bảo đảm tự do chính trị trong Nhà nước. I. Kant (1724 - 1804) cho rằng Nhà nước là tổ chức chính trị của xã hội - một xã hội dân sự trong đó, mọi người đều phải phục tùng ý chí chung được thể hiện dưới hình thức đạo luật và đạo luật đó phù hợp với pháp luật tự nhiên. Theo Hêghen (1770 - 1831), pháp luật là tư tưởng tự do còn nhà nước cũng chính là pháp luật, pháp luật cụ thể, có nội dung phong phú và là toàn bộ hệ thống pháp luật, một hệ thống bao hàm việc thừa nhận mọi quyền khác quyền của cá nhân, của gia đình và của xã hội. Ông đặt Nhà nước lên trên hết, trên xã hội và trên cá nhân và đề cao tính tối cao của luật, bởi vì luật của Nhà nước chính là sự thể hiện cụ thể của pháp luật tự nhiên. Nhà triết học Heraclit (530 - 470 TCN) thể hiện quan điểm cần phải kính trọng pháp luật của ông trong tuyên bố: "Người dân cần phải chiến đấu bảo vệ cho pháp luật, như bảo vệ ngôi nhà của mình" [20]. Nếu như tư tưởng nhà nước pháp quyền hình thành từ thời cổ đại, thì thuật ngữ "Nhà nước pháp quyền" chỉ xuất hiện vào nửa đầu thế kỷ XIX ở Đức. Các luật gia người Đức Rôbec phônmôhn, Cac Têôđô Vanke là những người đầu tiên dùng thuật ngữ "Nhà nước pháp quyền". Các luật gia Đức đã đề ra nguyên tắc về tính tối cao của luật như tiêu chuẩn quan trọng nhất của nhà nước pháp quyền. Đó chính là sự bình đẳng của tất cả mọi người trước pháp luật, tức là thừa nhận mục đích sống còn của tất cả mọi người không phụ thuộc vào địa vị của họ, sự áp dụng các quy phạm chung phải thực sự khách quan. Mục tiêu quan trọng hơn cả của nhà nước pháp quyền là: Làm thế nào để tổ chức được đời sống chung của nhân dân sao cho mỗi thành viên trong 9 đó nhận được sự giúp đỡ và khuyến khích sự phát triển tự do tối đa và hoàn thiện năng lực tổng hợp của mình. 1.1.2. Sự hình thành và nội dung tƣ tƣởng Nhà nƣớc pháp quyền ở phƣơng Đông Trong lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới cũng đã tồn tại một loại hình tư tưởng gần với nhà nước pháp quyền, đó là nhà nước pháp trị, đối lập là đức trị. Những tư tưởng của loại hình Nhà nước này được sinh ra ở phương Đông trong thời kỳ Nhà nước Trung Quốc cổ đại. Nhà tư tưởng lớn nhất thời Trung Quốc cổ đại - Khổng Tử (551 - 479 TCN) đã xây dựng một học thuyết Nho giáo với nội dung đức trị. Sau đó được Mạnh Tử, Tuân Tử, Đổng Trọng Thư và các đồ đệ khác bổ sung hoàn chỉnh. Đạo Khổng đề cao "Nhân" và "Lễ", nghĩa là lấy nhân ái mà trị quốc và khuyên dạy người ta làm những điều hợp với lễ nghĩa, cư xử đúng đạo lý trong các quan hệ vua, tôi, cha con, vợ chồng. Trong đó, lấy tu nhân làm gốc, bởi vậy nó không cần tới pháp luật. Nội dung cơ bản cách thức cai trị của Nho giáo là đức trị - đề cao quy phạm đạo đức để điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội. Đề ra các chính sách nhằm thiết lập tôn ti, đẳng cấp, bắt dưới phục tùng trên, mạt sát người lao động. Đức trị, lễ trị, nhân trị là một tính chất đặc trưng của pháp luật Trung Quốc cổ đại, dùng quy phạm đạo đức để duy trì trật tự xã hội của giai cấp chủ nô, phong kiến. Đối lập với thuyết đức trị của Khổng Tử, thuyết pháp trị là học thuyết chính trị của các nhà luật học phái pháp gia, sản sinh cùng thời với đạo Khổng do Quản Trọng, Thương Uyển, Thân Bất Hại, Thận Đáo đề xướng, Hàn Phi Tử phát triển và hoàn chỉnh. Nội dung cơ bản và quan điểm cai trị của học thuyết là: Chỉ thừa nhận pháp luật và dùng nghiêm hình phạt, vì vậy không thừa nhận Nho giáo. Theo thuyết pháp trị thì Vua trị nước phải có ba yếu tố: pháp, thế, thuật. Nghĩa là: pháp luật, mệnh lệnh, chiếu chỉ của Vua là khuôn mẫu của thiên hạ; nhằm trừng trị, răn đe, dân phải sợ, phải tuân thủ. Vua phải 10 có thế, phải tạo ra uy quyền tuyệt đối của mình. Vua phải có thuật dùng người và chế độ thưởng phạt. Một khi Vua đã có đủ ba yếu tố pháp, thế, thuật thì vua phải chuyên quyền, độc đoán, thẳng tay dùng nghiêm hình phạt để cai trị. Mô hình pháp luật Trung Quốc đã ảnh hưởng lớn đến các nước phương Đông từ thời cổ đại, trung đại, cận đại và cả đến ngày nay. Nhà nước pháp trị không phải là Nhà nước pháp quyền, mặc dù cũng đề cao pháp luật. Đó là luận điểm của các pháp gia Trung Quốc cổ đại, mà đặc biệt của Hàn Phi Tử. Nhà nước có điểm tiến bộ là đã chống lại nhà nước đức trị đã ngự trị hàng nghìn năm trước đó với hệ tư tưởng của đạo Khổng: Hình phạt chỉ dành cho hạng thứ dân, mà bậc trượng phu không phải chịu hình phạt. Nguyên tắc pháp trị chỉ dành cho bậc thần dân nô lệ, với sự phục tùng đối với pháp luật tối thượng của nhà vua. Những người theo trường phái pháp gia tuy đều có tư tưởng chung là đề cao vai trò của pháp luật, nhưng không phải giữa họ có lập trường hoàn toàn giống nhau. Thương Ưởng là đại diện cho một phái chủ trương dùng pháp luật để trị nước; phái Thân Bất Hại chủ trương dùng thế; phái Hàn Phi Tử chủ trương dùng thuật nhưng cũng kết hợp với hai chủ trương trên. Hàn Phi Tử cho rằng, trong việc trị nước thì pháp luật là cái quan trọng nhất, mọi việc làm của Vua đều phải dựa vào pháp luật, ngay cả việc tiến cử người giữ những chức vụ nhất định cũng vậy. Một khi pháp luật đã được ban hành thì việc thi hành pháp luật phải như nhau đối với mọi người, có nghĩa là mọi người kể cả vua cũng bình đẳng trước pháp luật. Việt Nam cũng có những nhân tố Nhà nước pháp quyền trong các triều đại phong kiến, từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay, cụ thể như sau: Thứ nhất, nhân tố Nhà nước pháp quyền trong các triều đại phong kiến. Cách thức tổ chức và các định chế pháp luật của các triều đại trước đây đều xuất phát từ ý niệm cơ bản, vua là "con" của Trời, nhận lệnh của Trời để trị nước, an dân và tự coi mình là Thiên tử. Người lên ngôi vua, được coi là 11 thừa lệnh Trời, đều xưng hiệu Hoàng Đế. Từ Đinh Bộ Lĩnh (968) xưng hiệu Tiên Hoàng đế đến Lê Đại Hành (980) xưng hiệu là Lê Đại Hành Hoàng Đế, Lý Công Uẩn (1010) xưng Thuận Thiên Hoàng Đế và rất nhiều Vua sau này đều xưng hiệu Hoàng Đế. Đặc điểm của các quyền hành Hoàng đế, xét trên sự phân tích về các nhân tố Nhà nước pháp quyền, thì Nhà vua có quyền hành hết sức rộng rãi và tuyệt đối: Nắm cả quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; đặt ra pháp luật và các đạo dụ; đứng đầu nền hành chính, có quyền bổ nhiệm, điều động, thăng thưởng, bãi chức các quan trong triều và quan chức địa phương; là vị Thẩm phán cao nhất, quyết định tối hậu về các vụ án hình sự cũng như dân sự. Ngoài những quyền lực đó, Vua còn có những ưu quyền tuyệt đối, xem dân như con cái, có quyền sinh sát đối với hết thảy mọi người, gặp vua phải phục xuống bên vệ đường, ý nguyện của vua là thánh ý, thánh chỉ. Dấu ấn của vua gọi là ngọc tỷ, nơi vua ở là cung cấm, y phục của vua màu vàng, không ai được dùng màu đó. Tuy nhiên, vẫn có một cơ chế hạn chế vương quyền mà sự hạn chế này của các triều đại phong kiến ở nước ta chỉ là một cách đánh giá tương đối so với trình độ phát triển bộ máy nhà nước giai đoạn lịch sử đó, bao gồm: Một là, Nhà vua vẫn phải cai trị bằng một nền tư tưởng "Nho giáo", chịu khuôn phép triết lý đó khi điều khiển hành vi cai trị của mình. Vua không được làm gì trái với ý dân, ý dân là ý Trời, trái lệnh trời thì không còn xứng đáng làm Hoàng đế. Nếu không đúng như vậy, nhà vua sẽ mang tiếng là bạo chúa, hôn quân. Ảnh hưởng của Nho giáo dẫn đến chính sách thân dân của các Hoàng đế Việt Nam đã hạn chế khá nhiều mức chuyên chế độc tài của vương quyền. Do đó, ở nước ta những vị vua lấy dân làm gốc như Lý Thánh Tông (1054 - 1071) nhiều hơn các vua tàn ác và bạo ngược như Lê Long Đĩnh (1005 - 1009). 12 Hai là, chế độ đình nghị trong nhiều triều đại cho thấy nhà vua phải họp với các quan văn võ trong triều để bàn xét việc nước, người dự họp có thể có ý kiến khác với vua đều được thẳng thắn nói ý kiến của riêng mình. Cách tổ chức chính quyền ở cấp trung ương đã dần phát triển, hình thành những tổ chức và định chế can ngăn, giúp vua có thể sáng suốt hơn khi ra quyết định, có nhiệm vụ giám sát các quan chức, cơ quan cấp cao của triều đình và đã hình thành cơ chế kiểm soát của triều đình đối với các hoạt động hành chính ở các cấp chính quyền địa phương. Ba là, các biện pháp kiểm soát hoạt động hành chính địa phương khá phong phú, đặc biệt là các biện pháp kiểm soát của triều đình đối với các làng, xã, nhằm thực hiện phép nước. Chế độ làng xã tự trị ở Việt Nam là một chế độ truyền thống, mỗi làng có phong tục, tập quán riêng, có cách thức điều hành công việc trong làng, xã riêng, triều đình rất khó can thiệp, "phép vua thua lệ làng". Phải tôn trọng chế độ tự trị đó, nhưng cũng phải thống nhất thi hành phép nước, nhà vua đặt ra nhiều định chế nhằm kiểm tra các hành vi hành chính của các quan chức làng, xã. Cơ quan chấp hành xã do toàn dân trong xã bầu ra gồm Lý trưởng, Phó lý, Trương tuần phải được quan đầu tỉnh duyệt y mới hợp lệ. Duyệt y dưới hình thức bổ nhiệm là một phương thức kiểm soát của triều đình. Các biện pháp kiểm soát khác, từ biện pháp ôn hòa như quân cấp công điền, chế độ thuế khóa, đến các biện pháp trừng phạt cá nhân, trừng phạt cả làng đều được áp dụng. Bốn là, chế độ tuyển dụng quan lại đều lựa chọn trong những người trúng tuyển các kỳ thi do vua đặt ra, trở thành một cơ chế phát hiện nhân tài công bằng và dân chủ, mọi người sang hèn, giàu nghèo ai cũng có quyền ứng thi, nếu đỗ đạt đều được nhà vua trọng dụng. Chế độ tuyển dụng như vậy đã hình thành một đội ngũ quan chức tài năng, hiểu biết, không chịu khuất mình làm điều xằng bậy, là cơ sở để hình thành một bộ máy nhà nước biến đặt mình dưới kỷ cương, phép nước. Tuyển dụng thông qua phương pháp thi cử là cách phổ biến nhất của thời Trần, Lê, Nguyễn, nhưng không phải là phương pháp duy nhất mà 13 còn nhiều phương pháp khác như phương pháp chọn người có đạo đức, chọn người thuộc con nhà gia thế, những người có tiền đóng góp cho đất nước. Năm là, trong tất cả các thời vua chúa Việt Nam trước thời pháp thuộc, chỉ có đời vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) bắt đầu đặt ra ở cấp đạo (cả nước có 12 đạo) có ba tòa: Tòa đô coi việc binh, Tòa thừa coi việc hành chính, Tòa hiến coi việc xử án. Cách thức tổ chức tư pháp riêng biệt, độc lập là một nhân tố của Nhà nước có pháp quyền. Trong lịch sử Việt Nam cũng đã có những biểu hiện của tư tưởng đề cao tính tối cao của pháp luật, đặc biệt là giai đoạn lịch sử từ thế kỷ XIV đến giữa thế kỷ XVIII. Thời kỳ Lý - Trần (thế kỷ XII - XIV), các đời vua đã coi trọng tới việc dùng pháp luật để trị nước. Thời Lê Sơ đã để lại cho chúng ta nhiều công trình, văn bản luật đã được pháp điển hóa. Đó là Quốc triều hình luật gồm 6 quyển (do Nguyễn Trãi biên soạn vào những năm 1440 - 1442), đây là Bộ luật quan trọng và chính thống không chỉ trong thời Lê Sơ mà còn đối với cả triều Hậu Lê nói chung (1428 - 1789) Luật này được ban hành vào thời Lê Thánh Tông (năm 1483 - niên hiệu Hồng Đức) nên còn được gọi là Bộ luật Hồng Đức. Tư tưởng pháp trị của triều Lê đã rõ, tuy nhiên việc dùng pháp luật để quản lý xã hội không thể tránh khỏi những hạn chế về quan điểm, sự công bằng, tính khách quan của pháp luật. Nhưng đây có thể được coi là những nhân tố của tư tưởng Nhà nước pháp quyền. Vào giữa thế kỷ XIX, lịch sử Việt Nam có một nhân vật theo chủ nghĩa cách tân, ủng hộ quan điểm pháp trị và ở chừng mực nhất định đã có suy nghĩ về tính khách quan của pháp luật, sự bình đẳng của mọi người, kể cả vua trước pháp luật. Người đó là Nguyễn Trường Tộ (1830 - 1871) đã có quan điểm cho rằng nói đến phép trị nước tức là phải nói đến dùng pháp luật để duy trì trật tự xã hội. Luật pháp, theo quan điểm của ông phải hợp với lòng người, lòng trời. Muốn vậy, luật pháp không nên cưỡng ép mà phải xét đến 14 những yếu tố trọng tâm, tức là được xây dựng trên cơ sở tự do và công bằng. Luật đã được ban hành thì phải được mọi người tuân thủ, mọi người đều bị ràng buộc bởi pháp luật, kể cả những người đã ban hành ra luật. Ông ủng hộ chủ nghĩa cách tân và cho rằng muốn cách tân phải có những con người cách tân, những con người khép mình theo pháp luật chung. Như vậy, có thể nói rằng, trong tư tưởng cách tân, quan điểm ủng hộ thuyết pháp trị của Nguyễn Trường Tộ ở mức độ nhất định đã có những dấu hiệu của tư tưởng về một nhà nước pháp quyền. Đó là vì, quan niệm của Nguyễn Trường Tộ về pháp luật: "Pháp luật không phải là sản phẩm của sự duy ý chí, một khi pháp luật đã ban hành thì phải thực hiện nguyên tắc mọi người (kể cả vua) đều phải bình đẳng trước pháp luật" [27, tr. 26]. Thứ hai, nhân tố Nhà nước pháp quyền từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt nền móng tư tưởng pháp quyền cho Nhà nước và xã hội Việt Nam. Tuyên ngôn độc lập ngày 02/9/1945 và bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 đã ghi nhận phản ánh những ý tưởng, nhân tố Nhà nước pháp quyền trong cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước, thực hiện một chính quyền mạnh mẽ sáng suốt của nhân dân. Tổ chức chính quyền Việt Nam có những đặc điểm của một bộ máy hiện đại, dân chủ có hiệu lực từ trung ương đến cơ sở, mặc dù trong một giai đoạn đất nước bị chia cắt bởi chiến tranh. Với Bản Hiến pháp năm 1946 và nhiều sắc lệnh được ban hành từ năm 1945 đến năm 1959, một thể chế bộ máy có nhiều nhân tố của một Nhà nước pháp quyền đã hình thành. Tiêu chuẩn về một chính quyền mạnh, một chính quyền sáng suốt, một chính quyền của nhân dân, do dân thành lập và hoạt động vì nhân dân là một tư tưởng nhất quán và liên tục, một quan niệm cốt lõi của Nhà nước pháp quyền theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Như phân tích ở trên, trong nội dung tư tưởng Nhà nước pháp quyền ở phương Tây và ở phương Đông chứa đựng những đặc trưng chung như sau: 15 Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước; Tôn trọng và bảo vệ quyền công dân và quyền con người; Bảo đảm và phát huy dân chủ; Sự ngự trị của pháp luật trong đời sống Nhà nước và xã hội; Tổ chức theo nguyên tắc phân định quyền lực, dùng quyền lực kiểm tra và giám sát quyền lực; Nhà nước pháp quyền gắn bó mật thiết với xã hội công dân; có quan niệm đúng về mối tương quan giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế; Nhà nước pháp quyền là một trong những thành tựu của loài người trong việc tổ chức và vận hành xã hội. Những ý tưởng về nhà nước pháp quyền đã có từ lâu trong lịch sử nhân loại và được các nhà khoa học chính trị, luật học, xã hội học, sử học nghiên cứu từ nhiều phương diện khác nhau, được định nghĩa bằng những ngôn ngữ và diễn đạt khác nhau, song về bản chất có thể tóm lại như sau: nhà nước pháp quyền là nhà nước thực thi quyền lực của mình dựa trên nền tảng pháp luật được ban hành theo thủ tục hiến định nhằm bảo đảm các quyền tự do, dân chủ của nhân dân và công lý. Như vậy, nếu phân tích đầy đủ khái niệm này từ góc độ pháp luật, có thể thấy rằng một nhà nước pháp quyền phải là nhà nước chịu sự kiểm soát, sự chế ngự của pháp luật trong mọi hoạt động của mình. 1.2. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TRƢNG CƠ BẢN CỦA NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN 1.2.1. Khái niệm Nhà nƣớc pháp quyền Nhà nước pháp quyền được nghiên cứu từ rất lâu nhưng cho đến nay, vẫn chưa có một khái niệm chung nhất về Nhà nước pháp quyền. Các nhà nghiên cứu tùy theo góc độ nghiên cứu, nội dung, mục đích nghiên cứu khác nhau mà đưa ra những khái niệm riêng. Có người đưa ra khái niệm nhà nước pháp quyền trên cơ sở lý luận, cũng có người nhìn nhận khái niệm nhà nước pháp quyền từ thực tiễn, có người tiếp cận khái niệm nhà nước pháp quyền từ góc độ cụ thể, cũng có người đưa ra khái niệm trên cơ sở liệt kê các dấu hiệu đặc trưng của nó, cũng có người tiếp cận khái niệm bằng cách phân tích mối 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan