Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng mối quan hệ thầy trò trong công tác chủ nhiệm ở trường thpt...

Tài liệu Xây dựng mối quan hệ thầy trò trong công tác chủ nhiệm ở trường thpt

.DOC
23
257
89

Mô tả:

SỞ GD – ĐT TP CẦN THƠ TRƯỜNG THPT THUẬN HƯNG KINH NGHIỆM XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ THẦY TRÒ TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG THPT GV thực hiện: Hà Kiên Vinh Tổ CM : Sử - Địa XÂY DƯNG MỐI QUAN HỆ THẦY TRÒ TRONGThốt CÔNG TÁC CHỦ Nốt, tháng 5 năm 2012 NHIỆM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài Làm sao để lớp mình chủ nhiệm đạt những thành tích cao trong học tập, cũng như tham gia các phong trào thi đua của nhà trường.Đó chính là những trăn trở của không ít thầy cô chủ nhiệm.Với đội ngũ giáo viên trẻ, tuy được trang bị những kiến thức khá chuẩn trong công việc dạy học, nhưng khi đứng trước công tác chủ nhiệm,không ít người cảm thấy bở ngỡ và lúng túng. Như vậy khi nói đến giáo viên chủ nhiệm là đề cập đến vị trí, vai trò, chức năng của người làm công tác chủ nhiệm lớp, còn nói đến công tác chủ nhiệm lớp là đề cập đến những nhiệm vụ, nội dung công việc mà người giáo viên chủ nhiệm phải làm, cần làm và nên làm. Để chia sẻ những trăn trở trên,với những gì mình đã tích lũy được suốt một thời gian dài làm công tác chủ nhiệm,tôi xin được đúc kết những điều kiện cần và đủ để XÂY DƯNG MỐI QUAN HỆ THẦY TRÒ TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.Tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm và hệ thống nó bằng các bước thực hiện cụ thể, thông qua việc giải mã các chữ T. II . Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 1. Mục tiêu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong mối quan hệ Thầy – Trò với học sinh mà đề ra những giải pháp hợp lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh và góp phần hoàn thiện nhân cách học sinh ở trường THPT. 2. Nhiệm vụ - Nghiên cứu lý luận về các GVCN lớp đã thể hiện vai trò của mình như thế nào trong công tác quản lý và giáo dục học sinh đã đạt kết quả như thế nào? - Đề ra những giải pháp hiệu quả và cụ thể việc áp dụng nhằm nâng cao khả năng tiếp cận học sinh trong trường THPT của giáo viện chủ nhiệm. - Tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm và hệ thống nó bằng các bước thực hiện cụ thể, thông qua việc giải mã các chữ T. III. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1. Khách thể. - Thực trạng và giải pháp cho GVCN lớp trong việc tiếp cận học sinh, nhằm xây dựng mối quan hệ thầy – trò để giáo dục nhân cách cho học sinh lớp chủ nhiệm. 2. Đối tượng. - Nghiên cứu tiến trình chủ nhiệm lớp. 3. Phạm vi nghiên cứu. - Lớp 12A1 năm học 2009 – 2010. - Lớp 12B2 năm học 2010 – 2011. 4. Giả thuyết khoa học. - Xây dựng một hệ thống khoa học cho đội ngũ giáo viên trẻ trước những tiết lên lớp chủ nhiệm đầu tiên. - Việc nghiên cứu trên nếu áp dụng đại trà thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện trong trường THPT. 5. Phương pháp nghiên cứu. a. Phương pháp tham khảo: + Tham khảo các nguồn : Kinh nghiệm thực tiễn của đồng nghiệp, sách ; báo ; tạp chí , các bài tham luận trên Internet. b. Phương pháp quan sát: + Quan sát hoạt động học và sinh hoạt tập thể của học sinh. c. Phương pháp điều tra: + Tiếp cận trò chuyện, trao đổi với các GVBM, HS, cha mẹ học sinh... d. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: + Tham khảo những bản báo cáo , tổng kết hàng năm của nhà trường. + Tham chiếu kết quả của các giáo viên chủ nhiệm lớp khác trong trường mình. e. Phương pháp thử nghiệm + Thử áp dụng các giải pháp tiếp cận học sinh để giáo dục hành vi học sinh ở lớp 12A1 năm học 2009 – 2010 và lớp 12B2 năm học 2010 – 2011. 6. Thời gian thực hiện. - Bắt đầu : 01/ 01 / 2010 - Kết thúc : 31 / 05 / 2011 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông hiện nay Thầy – trò được hiểu đó là Người dạy chữ và người học chữ.Nếu nhìn ở góc độ hẹp thì có thể xem đây là mối quan hệ một chiều áp đặt của người dạy đến người học.Mở rộng hơn thì Thầy được coi như người được cha mẹ học sinh ủy nhiệm thay mặt mình để dạy cho con cái họ. Thầy dạy chữ là thế, còn thầy chủ nhiệm thì trách nhiệm sẽ nhiều hơn.Thầy không chỉ là người dạy chữ.Thầy là cha, là anh chị trong gia đình. Thầy còn là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp, là người vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các học sinh.Nhưng để có được một tập thể lớp vững mạnh,giáo viên chủ nhiệm không chỉ đơn thuần là người dạy chữ,là người quản lý học sinh mà giáo viên chủ nhiệm phải thực sự là một nhạc trưởng, là một quản gia đầy tài năng. Trong giai đoạn những năm gần đây, trước sụ phát triển không ngừng của khoa học công nghệ đã mang lại nhiều thuận lợi cho những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống vật chất và tinh thần của con người. Việc dạy học cũng được thừa hưởng những thành quả trên bên cạnh đó Đảng, nhà nước và xã hội cũng đã đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục nói chung và việc hoàn thiện nhân cách của học sinh nói riêng. Cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục của nhà trường ngày một khang trang, đầy đủ, đảm bảo cho việc dạy và học. Đội ngũ giáo viên không ngừng được bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ , đặc biệt trong trong nghiệp vụ chủ nhiệm lớp . Bên cạnh những thuận lợi ngành giáo dục cũng đang đứng trước những khó khăn. Kế hoạch hóa gia đình là một chủ trương đúng nhằm hạn chế sự bùng nổ dân số.Tuy nhiên việc sinh ít con, kinh tế ngày càng được cải thiện đã tạo thuận lợi cho trẻ em được quan tâm và chăm sóc tốt hơn. Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã khiến cho rất nhiều em đã tiếp cận với máy tính và mạng Inernet từ khá sớm.Công việc tất bật đã khiến cho các bậc cha mẹ thiếu quan tâm đến việc điều chỉnh hành vi của con .Tình trạng đua đòi chưng diện theo trang phục, mái tóc của các ca sĩ, diễn viên trong phim ảnh không lành mạnh và đặc biệt là game online. Chính những vấn đề này ảnh hưởng không ít đến việc học tập, việc hình thành nhân cách, đạo đức của học sinh. Nhiều phụ huynh đã bất lực trước những hành vi suy đồi đạo đức của con mình, nên trã khóan trắng cho nhà trường và đã gây ra rất nhiều khó khăn cho giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục đạo đức học sinh. Hơn nữa, công tác chủ nhiệm chủ yếu là kiêm nhiệm, thực tế hiện nay chưa có một khoá đào tạo chính thức nào cho GVCN. Chính vì vậy, không nhiều GVCN thực sự có năng lực, làm chủ nhiệm chủ yếu bằng kinh nghiệm của bản thân, cộng với trao đổi học hỏi trong nhà trường. Bên cạnh đó, số tiết dành cho GVCN còn quá ít, chỉ 4 tiết trên tuần, chưa tương xứng công sức giáo viên đầu tư vào công tác chủ nhiệm, dẫn đến nhiều giáo viên chưa hăng say với công tác chủ nhiệm. Nội dung chương trình giảng dạy còn nặng về kiến thức thuần tuý, số tiết giành cho giáo dục công dân, giáo dục đạo đức học sinh còn quá ít, trong khi xã hội ngày càng phát triển. Hơn nữa ở lứa tuổi này, tâm sinh lí của các em đang phát triển mạnh, các em ngày càng có nhiều nhu cầu hiểu biết, tìm tòi, bắt chước, thích giao lưu, đua đòi, thích sự khẳng định mình..., trong khi kiến thức về xã hội, gia đình, sự hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, nên chiều hướng học sinh hư, lười học, hiện tượng bỏ giờ, trốn tiết, vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức ngày càng nhiều. Đó là khó khăn về mặt khách quan gây cản trở cho những người làm công tác chủ nhiệm lớp. Ngoài ra , cũng phải nhìn nhận những thiếu sót về phía đội ngũ giáo viên chủ nhiệm. Một bộ phận giáo viên chưa thật nhiệt tình, một phần do công việc giảng dạy chiếm nhiều thời gian, hiệu quả công tác chủ nhiệm ít nhiều bị ảnh hưởng. Một thiếu sót khác là nhiều giáo viên chủ nhiệm tiến hành công việc khá cảm tính, chưa có phương pháp chủ nhiệm sáng tạo thích hợp. Có người quá nghiêm khắc, có người quá dễ dãi. Người nghiêm khắc gò ép học sinh theo khuôn khổ một cách máy móc. Và như thế, về mặt tâm lí, cả giáo viên và học sinh đều như bị áp lực. Người dễ dãi thì lại buông lỏng công tác quản lí, thiếu quan tâm sâu sát. Thực tế, nhiều khi giữa thầy cô chủ nhiệm và học sinh không phải bao giờ cũng tìm được tiếng nói chung. 2. Một số giải pháp thực hiện trong công tác chủ nhiệm lớp a. Tố chất để làm nên một GVCN lớp tốt. Như đã nói ở trên,yêu cầu cần và đủ cho một giáo viên chủ nhiệm đó là 2 chữ T đầu tiên : Tâm và Tầm. Chúng ta phải tách rạch ròi cách nhìn nhận đó là một giáo viên dạy giỏi chưa hẳn là một giáo viên chủ nhiệm giỏi.Tuy nhiên nếu không có được sự yêu nghề và tâm huyết với nghề thì sẽ không có một giáo viên chủ nhiệm giỏi. Một giáo viên khi làm tốt công việc dạy học, có đầu tư cho công tác chuyên môn , gần gũi học sinh để nâng cao nghiệp vụ , thực hiện đầy đủ, có chất lượng các phương pháp giáo dục thì chắc chắn sẽ đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của công tác chủ nhiệm lớp. Giáo viên chủ nhiệm còn phải có “Nghệ thuật giáo dục”, nhất là trong cách ứng xử với học sinh.Chữ Tâm ở đây chính là lòng yêu nghề,quí trọng học sinh,sẵn sàng dành mọi điều kiện có thể để đầu tư cho công tác chủ nhiệm.Vì lẻ giáo viên chủ nhiệm phải mất rất nhiều thời gian để có được một nội dung công tác phong phú, đa dạng, phức tạp, toàn diện liên quan đến tất cả các mặt hoạt động của học sinh trong lớp. Ở mỗi cấp học , “ độ lớn ” của học sinh khác nhau.Mỗi lớp học các cá thể học sinh cũng không đồng nhất nhau.Chúng xuất phát những nguồn khác nhau, chịu sự chi phối của môi trường và điều kiện sống khác nhau, cho nên giáo viên bước đầu cần phải có một cách nhìn tổng thể đối với lớp mình nhận chủ nhiệm. Tố chất quan trọng của GVCN là tố chất của một con người hành động. Cũng như hiệu trưởng, chủ nhiệm lớp phải nghiêm túc và cần một bộ óc kế hoạch hoá. Đối tượng quản lý trường học, lớp học là con người phải giáo hoá do đó không thể có một chương trình cài đặt sẵn. Thấy đúng thì tổng kết và áp dụng tiếp, thấy sai phải điều chỉnh kế hoạch kịp thời hoặc huỷ bỏ theo quy trình: xây dựng kế hoạch - thực hiện kế hoạch - kiểm tra kế hoạch - tổng kết và vạch kế hoạch mới. Rất cần ở chủ nhiệm lớp các phẩm chất nhiệt tình, sâu sát, cần cù trí nhớ tốt, quan sát tinh, tâm lí giỏi, có khả năng xây dựng đội ngũ cán bộ HS. GVCN phải vừa là thầy vừa là bạn của học trò. Yếu tố quyết định thứ hai đó là kiến thức của một giáo viên chủ nhiệm.Ở đây chúng tôi gọi nó là Tầm.Không ít giáo viên tự mãn trước một khối kiến thức mà mình sở hữu.Thực sự khối thức ấy chỉ để đáp ứng với công việc dạy học mà thôi.Điều mà các em học sinh mong mõi đó là sự cảm thông và chia sẻ trên tất cả các lĩnh vực của cuộc sống.Lứa tuổi học sinh PTTH đâu còn là những “ cô nhỏ,cậu nhỏ ” ở Trường Mầm non.Các em đang tập triết lý, tập làm người lớn.Cho nên trên cương vị là một giáo viên chủ nhiệm,người thầy cần phải có một vốn sống đủ để đáp ứng được những tình huống từ phía học sinh.Những thầy cô giáo trẻ thực sự khiếm khuyết điều này.Họ có lợi thế là trẻ tuổi,năng động,cầu tiến.So với tuổi của các em học sinh,họ không quá chênh lệch.Dưới mắt các em thầy cô giáo trẻ là những người anh,người chị trong gia đình.Buổi đầu tiếp xúc với thầy cô chủ nhiệm các em lúc nào cũng nhìn thầy cô dưới ánh mắt dò xét.Ngay phút gặp gỡ đầu tiên các thầy cô cần phải chứng minh bản lĩnh của mình bằng cách tạo cảm hứng cho học sinh thông qua các mẫu chuyện vui.Muốn vậy các thầy cô giáo trẻ phải tiếp cận nhiều hơn những vốn sống từ sách vỡ,tap chí…đủ để tạo một ấn tượng đẹp khi lần đầu tiếp xúc với lớp chủ nhiệm Trong lớp học, GVCN là người để các em noi theo. Cách hành động, suy nghĩ, cư xử của GV sẽ ảnh hưởng rất nhiều về quan niệm của học sinh và phụ huynh về GV. Bản thân tôi vừa là GVCN đồng thời là GVBM Lịch sử. Vì vậy, khi đến trường hoặc lên lớp, tôi đều có những tác phong làm gương cho học sinh. Phải chuẩn bị bài vỡ và những kiến thức liên quan trước khi đến lớp. Theo tôi, một tiết dạy có hồn thì thầy cô mới truyền cảm hứng sang học sinh. Với đặc thù của môn Lịch Sử , tôi cần phải chuẩn bị đầy đủ tài liệu, đồ dùng dạy học, phải tích hợp những Mẫu chuyện về Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,phải có những mẫu chuyện kể liên quan đến những sự kiện lịch sử.làm sao để các em học sinh chủ động tiếp nhận kiến thức.Vì thế,tôi không thể “ dạy chai ”hoặc "tùy cơ ứng biến". Người dạy càng tận tâm thì các em càng cố gắng học. Khi lên lớp, theo tôi GV cần có lời nói gọn, rõ ràng, dứt khoát. Khi nói nhìn thẳng vào học sinh, nói thẳng với các em chứ đừng nói như nói với chính mình hay nói khơi khơi giữa lớp. Dùng từ, câu dễ hiểu , hợp với trình độ học sinh. Biết lắng nghe học sinh nói. Mỗi khi các em phát biểu ý kiến hay nói một điều gì, thầy cô dù bận rộn cũng phải lắng nghe các em nói. Có như vậy khi thầy cô nói các em mới chú ý nghe trở lại. Bên cạnh đó, GVCN biết thông cảm và chia sẻ những khó khăn của các em. Trả lời những câu hỏi của các em một cách thấu đáo (nếu chưa có câu trả lời, hứa sẽ tìm câu trả lời chính xác). Cho các em biết là các em có thể điện thoại cho thầy cô để nói chuyện hay hỏi bài vở (cách làm bài, giải thích chữ khó, cách trả lời ...). Hỏi các em về những khó khăn trong đời sống, những khó khăn ở trường... giúp các em giải quyết những khó khăn này. Trong lớp học hay ngoài lớp học, thầy cô còn phải đóng vai người anh, người chị mà các em có thể tin tưởng, nhờ cậy được. Qua đó, các em sẽ biết sống nhẫn nại, kiên trì và giàu lòng nhân ái. Tầm ở đây còn là năng lực quản lý của một giáo viên chủ nhiệm. Một giáo viên chủ nhiệm giỏi cần phải có sự phối hợp các lực lượng giáo dục - Phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường: Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa hiệu trưởng với học sinh, truyền đạt chủ trương chính sách của ngành, nội quy của nhà trường đến học sinh không phải bằng mệnh lệnh mà bằng sự thuyết phục cảm hoá, gương mẫu của bản thân mình. Bên cạnh đó GVCN phát hiện kịp thời các hành vi xấu của học sinh, đề nghị nhà trường xét kỷ luật nghiêm khắc nhằm ngăn chặn hành vi xấu khác có thể xẩy ra tiếp. - Phối hợp với giáo viên bộ môn: Biết lắng nghe những nhận xét của giáo viên bộ môn thậm chí là những phê phán cá nhân, tập thể lớp mình sau đó chọn lọc, phân tích thông tin để phối hợp tác động giáo dục cùng chiều, khắc phục khó khăn, vướng mắc của học sinh trong quá trình học tập, đề đạt nguyện vọng của học sinh với giáo viên bộ môn để nâng cao chất lượng giáo dục. - Phối hợp với cha mẹ học sinh.Giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh phải thống nhất được phương hướng phấn đấu của lớp đặt trong kế hoạch chung của nhà trường, đặc biệt là thống nhất được các biện pháp thực hiện. Đây là điều kiện đầu tiên để giáo viên chủ nhiệm có được sự ủng hộ của phụ huynh trong công tác tổ chức lớp học. Đặc biệt với những học sinh vi phạm nội quy của trường, lớp, tuỳ theo mức độ vi phạm GVCN thông báo với phụ huynh bằng văn bản (giấy thông báo), bằng điện thoại hoặc trực tiếp gặp để thống nhất biện pháp giáo dục. Trong thực tế biện pháp này tôi và nhiều giáo viên đã làm và có hiệu quả: học sinh tiến bộ và phụ huynh cũng cảm thấy thoải mái mỗi khi được mời đến gặp. - Nhìn chung nếu biết kết hợp các lực lượng giáo dục, chắc chắn công tác chủ nhiệm sẽ đạt hiệu quả cao. Chúng ta giải mã các chữ T kế tiếp đó là : Tìm, Thân , Thuần , Thưởng , Trị và cuối cùng là Thành. Khi nhận sự phân công chủ nhiệm của lãnh đạo nhà trường , người thầy cần phải Tìm hiểu thật kỹ các đối tượng học sinh của lớp mình Nhà giáo dục Nga K.D Usinski từng nói: “Muốn giáo dục con người về mọi mặt thì phải hiểu con người về mọi mặt”. Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, giáo viên chủ nhiệm phải nắm vững tâm sinh lí, nhu cầu, nguyện vọng, ước mong, khả năng trình độ của học sinh, nắm vững hoàn cảnh sống, những tác động của gia đình, mối quan hệ xã hội, bạn bè của học sinh. Cụ thể như sau: - Tìm hiểu học sinh qua các tài liệu liên quan: Xem học bạ, sơ yếu lí lịch, bản tự nhận xét của học sinh, nhận xét của GVCN cấp THCS ( nếu là học sinh lớp 10 )hoặc của GVCN cũ. Đây là tài liệu đáng tin cậy ban đầu giúp tôi nhận biết và phân loại học sinh. - Tìm hiểu học sinh thông qua quan sát trực tiếp: Quan sát trực tiếp học sinh hằng ngày trong các hoạt động trên lớp, ngoài lớp để biết hành vi thái độ học sinh. Qua đó giáo viên cố gắng tìm ra những nét cá tính nhất của từng em. Quá trình quan sát thường xuyên cả trong giờ học; giờ chơi để nắm cặn kẽ từng đối tượng học sinh. - Tiến hành những thử nghiệm tìm hiểu thái độ học sinh qua các tình huống. Đây là cách làm giúp cho người giáo viên chủ nhiệm có thể thu được thông tin về một hay nhiều vấn đề cần làm sáng tỏ. Ví dụ như yêu cầu học sinh tiến hành nhặt rác trong phòng;vệ sinh bảng ; hoặc cho học sinh trả lời nhanh vào phiếu in sẵn một số câu hỏi về vấn đề định tìm hiểu... Những thử nghiệm nhỏ này có thể áp dụng linh hoạt sao cho phù hợp với học sinh ở từng vùng dân cư. Kết quả thử nghiệm sẽ giúp giáo viên chủ nhiệm lớp có thể nắm bắt được thêm những thông tin mới, bổ sung cho những nhận định của mình về học sinh. Khi đã nắm được đặc tính của lớp , giáo viên chủ nhiệm cần cụ thể hóa công việc chủ nhiệm thông qua việc xây dựng kế hoạch chủ nhiệm.Đây là chiến lược và chiến thuật mà ta sẽ thực hiện trong suốt năm học. Kế hoạch chủ nhiệm phải có nội dung công tác phong phú, đa dạng, phức tạp, toàn diện liên quan đến tất cả các mặt hoạt động của học sinh trong lớp. Vì vậy muốn đạt kết quả cao cần phải sát đúng, phù hợp. Kế hoạch chủ nhiệm phải bám sát mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường trong năm học, đặc điểm tình hình lớp, địa phương, cơ sở vật chất của nhà trường, phải xác định rõ ràng mục đích, chỉ tiêu phấn đấu và các biện pháp chính. Đặc biệt chú trọng chiến lược phối hợp giữa các lực lượng giáo dục để đạt mục đích đề ra, cần có phương hướng phát triển lớp, sự thực hiện tuần tự hợp lí nhằm đi đến mục đích. Kế hoạch phải phát huy được mặt mạnh, khắc phục được hạn chế của lớp. Biện pháp thực hiện cần thể hiện tính phong phú, đa dạng. Tuy nhiên các biện pháp đề ra trong kế hoạch chỉ là “phần cứng”. Trong quá trình thực hiện cần phải vận dụng, điều chỉnh một cách linh hoạt các biện pháp giáo dục sao cho phù hợp với tình hình thực tế để công việc đạt hiệu quả cao. Sau khi đã Tìm hiểu tường tận lớp chủ nhiệm và cụ thể hóa các công việc thông qua việc xây dựng kế hoạch chủ nhiệm.Bước tiếp theo là tiếp cận thường xuyên với các đối tượng của lớp.Quan hệ Thầy – Trò ở đây cần phải được Thân thiết hóa.Có nhiều cách để gần gũi với các em học sinh : sau tiết dạy , thầy có thể nán lại vài phút để gặp gỡ các em cán sự lớp , các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn , các em học sinh cá biệt…Những ngày nghĩ giáo viên chủ nhiệm có thể tổ chức các em cán sự lớp đi thăm gia đình các bạn cùng lớp,gặp gở trao đổi với phụ huynh…Trong quá trình tiêp cận học sinh tránh việc áp đặc gia trưởng…cần khai thác tính trẻ trung và năng động của các em.Thầy phải lắng nghe và tôn trọng ý kiến của trò. Những ý kiến chưa đúng thầy có thể đưa ra ý kiến : “ ý em cũng được…nhưng…vậy thì sao , nếu như ta làm như thế này…thì sẽ tốt hơn.Em thấy sao ? ”.Trong sinh hoạt chủ nhiệm,ngoài những nội dung được coi là những qui định của nhà nước,của nhà trường bắt buộc học sinh phải tuân thủ., còn lại những kế hoạch hoạt động của lớp ở từng giai đoạn…giáo viên chủ nhiệm nên tư vấn để Ban cán sự lớp thực hiện,thậm chí khi sơ kết hoạt động của lớp cũng để cho lớp trưởng,lớp phó phát biểu, thầy chủ nhiệm chỉ hệ thống lại và nêu ý kiến để rút kinh nghiệm.Giáo viên chủ nhiệm phải bám sát vào các đoàn viên của lớp, phải xây dựng được đội ngũ hậu thuẫn mình từ phía học sinh.Đây là lực lượng đi đầu trong các phong trào của lớp và quyết định đến sự thành bại trong công tác chủ nhiệm của mình. Sau khi đã xây dựng xong nền tảng của “ Cơ sở hạ tầng ” , bước tiếp theo là quá trình “ Bình định ” ( Thuần ) lớp của giáo viên chủ nhiệm. Có nhiều phương pháp để Thuần học sinh , đó là : Giáo dục học sinh bằng sức mạnh tâm lí Trong một lớp học bao giờ cũng có học sinh ngoan ngoãn, học sinh nghịch ngợm, cá biệt. Do đó tìm hiểu nắm vững từng đối tượng học sinh sẽ giúp GVCN sử dụng vũ khí tâm lí để giáo dục học sinh có hiệu quả. Đối với những học sinh ngoan, có ý thức thì chỉ cần nhắc nhở chung. Nhưng đối với những học sinh có cá tính, có hoàn cảnh khó khăn thì lại phải vừa nghiêm khắc khi xử lý những sai phạm của các em, vừa phải tình cảm, động viên, thậm chí phải dỗ dành. Giáo dục những học sinh cá biệt điều quan trọng là phải tạo được mối quan hệ gần gũi, cảm thông giữa thầy và trò. Muốn vậy GVCN không chỉ đứng ở cương vị người thầy mà phải biết nhập vai, biết lắng nghe các em nói, tìm hiểu tâm tư của các em, tạo cho các em có cảm giác mình được chia sẻ, cảm thông, được giúp đỡ thì các em sẽ tự giác sửa chữa khuyết điểm, tự giác phấn đấu hơn. Có những học sinh khi mắc khuyết điểm đã nói với bạn bè rằng: không sợ bị kỷ luật, bị phạt mà chỉ sợ làm ảnh hưởng đến thành tích thi đua của lớp, sợ làm thầy buồn… Qua những trường hợp cụ thể vừa nêu, tôi thấy việc sắp xếp thời gian đến thăm gia đình học sinh (đặc biệt là những học sinh cá biệt) cũng đem lại nhiều hiệu quả trong công tác chủ nhiệm. Việc thực hiện nghiêm túc các giờ sinh hoạt lớp Trước tiên giáo viên chủ nhiệm cho học sinh mỗi tuần đọc một mẫu chuyện về Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.Sau mỗi mẫu chuyện Thầy cần gợi ý để học sinh có thể rút ra những bài học cho bản thân. Thông qua các tiết sinh hoạt lớp giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức các tổ tự quản để báo cáo các hoạt động trong tuần.Giáo viên chủ nhiệm thiết kế biểu mẫu định lượng , định chất để học sinh tự đánh giá mức độ thực hiện của mình.Các giờ sinh hoạt trên lớp cũng nên linh hoạt. Giờ sinh hoạt lớp không nên chỉ kiểm điểm học sinh, hoặc có kiểm điểm thì cũng không nên máy móc. Đôi khi có thể biến giờ sinh hoạt thành những hội thảo nhỏ với những chủ đề phù hợp với học đường như: chọn nghề cho tương lai, sự lạc quan trong cuộc sống, những mơ ước tuổi trẻ, làm thế nào để sống đẹp mỗi ngày, văn minh trong cách tặng quà,... Có thể thay những lời phê bình gay gắt bằng một câu chuyện nào đó. Như vậy không kiểm điểm mà lại hoá ra kiểm điểm nhưng giờ sinh hoạt rõ ràng đỡ căng thẳng hơn và lại có hiệu quả. Chú trọng việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Kĩ năng sống của con người nói chung đó là sự tự ý thức vai trò trách nhiệm của bản thân mình trong việc ứng xử với mọi người xung quanh và môi trường tự nhiên trong đó con người đang tồn tại. Những kĩ năng này không chỉ đòi hỏi cho một giai đoạn nào đó mà nó cần thiết cho cả đời người đặc biệt là chuỗi ngày đi học. Kĩ năng sống được biểu hiện đa dạng tuỳ từng người, từng sự việc và từng hoàn cảnh cụ thể. Nhưng dù trong trường hợp nào, đối với ai thì kĩ năng sống nhất thiết phải vươn tới chân lý tốt đẹp: nhân ái, vị tha, bản lĩnh tự tin, khiêm tốn, văn minh lịch sự, dám nghĩ dám làm, hoà đồng và tôn trọng người khác. Giáo viên chủ nhiệm có thể kể những mẫu chuyện về những tấm gương vượt khó trong học tập, có thể đọc cho các em nghe những bài viết trên báo có liên quan đến cách ứng xử…và nên giới thiệu cho các em truy cập trên Internet về những buổi huấn luyện kỹ năng sống của Học kỳ quân đội, của Thầy Trần Đăng Khoa,Thầy Nguyễn Thành Nhân… Ngoài ra tùy điều kiện mà giáo viên chủ nhiệm có thể tổ chức các chuyến dã ngoại để tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong lớp , giữa giáo viên chủ nhiệm với học sinh. Sau khi đã “ Bình định ” xong lớp, giáo viên chủ nhiệm cần phải có biện pháp để khen Thưởng kịp thời những học sinh đạt thành tích trong học tập ở mỗi tuần, chú ý đến những điểm tiến bộ của các học sinh cá biệt.Mức độ khen thưởng có thể là tuyên dương trước tập thể lớp, có thể là những phần quà tượng trưng của thầy…Những khen thưởng kịp thời là niềm khích lệ lớn lao đối với các em học sinh, nhất là những học sinh cá biệt. Bên cạnh khen thưởng thì hình thức phạt ở đây là biện pháp Trị những học sinh chưa tiến bộ.Trị không có nghĩa là trừng phạt. Người giáo viên chủ nhiệm nắm vững vận dụng mọi phương pháp giáo dục cá biệt, phương pháp giáo dục tập thể và biết kết hợp chúng trong hoàn cảnh cụ thể. Phương pháp giáo dục cá biệt ở đây không nên hiểu là giáo dục họcsinh đặc biệt (hư, ngoan) như quan niệm thường thấy ở một số người. Cần hiểu phương pháp giáo dục cá biệt là sự tác động tới từng cá nhân một cách chuyên biệt để đảm bảo tính phù hợp với đối tượng. Ví dụ: cùng mộtbiểu hiện hư như nhau, nhưng có em phải phê bình nghiêm khắc, có em thì nhắc nhẹ, có khi chỉ nhắc chung hoặc có khi phải trực tiếp, có khi thông qua bạn bè, gia đình tập thể… Bằng uy tín và vị thế của giáo viên chủ nhiệm, phương pháp tác động trực tiếp đem lại hiệu quả giáo dục tức thời.Giáo viên không nên la mắng quát tháo học sinh,hay giữ thành kiến đối với những cá thể vi phạm.Thầy phải bao dung và rộng lượng; dừng quá cố chấp trước những vi phạm của các em,giáo viên chủ nhiệm nên thường xuyên quan tâm; động viên và phát huy những điểm tiến bộ của các em. Đối với trường hợp những học sinh cá biệt có những hoàn cảnh éo le,giáo viên chủ nhiệm cần phải thường xuyên thăm hỏi, giáo viên chủ nhiệm cần chú ý đến gia đình nghèo, kiến nghị lên hội cha mẹ học sinh hổ trợ các khoản đóng góp, vận động các nhà hảo tâm, chính quyền hỗ trợ như: áo quần, tập vở , sách giáo khoa…. b.Bài học thực tiễn. Lớp 12A1 ( NH 2009 – 2010 ) - Học kỳ II năm học 2009 – 2010 tôi được lãnh đạo Trường THPT Thuận Hưng phân công chủ nhiệm lớp 12A1 thay cho Thầy Nguyễn Hữu Chí nhận nhiệm vụ mới. - Đặc điểm tình hình : + Sỉ số 30 ( Nam : 19, Nữ :11 ).Trong đó : 26 hs học lực từ khá trở lên. + Thái độ xem thường giáo viên trẻ,thiếu ý thức tập thể. - Biện pháp thực hiện + Tiếp cận khai thác thế mạnh của BCS lớp, đội ngũ Đoàn viên và Thanh niên tiến bộ. + thường xuyên thăm lớp và đến thăm gia đình các em học sinh. + xây dựng kế hoạch thi đua giữa các tổ,khuyến khích bắt thách thi đua giữa các thành viên lớp với nhau. + Mở một BOX trên Diễn đàn Thốt Nốt.Vn và động viên các em đăng ký thành viên,viết bài trên trang của Lớp 12A1 ( đến nay Lớp đã duy trì được 83 trang viết trên diễn đàn ). + Kịp thời uốn nắn những trường hợp học lệch,khen thưởng kịp thời những học sinh đạt thành tích trong thi đua hàng tuần của lớp. - Kết quả : + Tốt nghiệp THPT : 28/30 đạt 93.3 % + Đậu Đại học : NV1 12 ( 43 % ) Nhật ký tin nhắn của thầy – trò 12A1 trong những ngày thi tốt nghiệp Ngày 1/6/2010 ( Ngày chuẩn bị ) 14:30:13 ( Thầy ) : Chúc con làm bài tốt , cố lên nhé ! 14:31:13 ( Nhiển ) : Con cảm ơn thầy,con chúc thầy luôn vui vẻ,hạnh phúc và sức khỏe dồi dào nha thầy. 14:46:17 ( Lệ Trinh ): Dạ con cảm ơn thầy nhiều nha!mà con sợ quá thầy ơi! 14:50:39 ( Hiếu ) : Cảm ơn thầy,em sẽ cố gắng hết mình. 14:51:20 ( Dũng ) : Con cảm ơn thầy nhiều lắm,con sẵn sàng rồi. 14:52:50 ( Tuyến ) : hi hi con thank thầy , con sẽ cố gắng thầy an tâm đi nha , con đã chuẩn bị sẵn sàng hết rồi hi hi. 14:53:20 ( Tùng ) : Dạ con cảm ơn thầy nha. 15:03:22 ( Ngọc Trinh ) : không biết ai nhưng cũng rất cảm ơn.Chúc thi tốt luôn nghe. 16:24:59 ( Tấn ) : Con cảm ơn thầy nhiều lắm , trưa giờ con ngủ nên khóa máy lại thầy đừng buồn nghe.Con cũng chúc thầy một kỳ thi đầy vui vẻ.Con rất thích đáp lại thơ của thầy,thầy làm thơ vô cùng khó đáp lại. 17:56:18 ( Nguyễn Trang ) : Con cảm ơn má nghe.Má cũng vậy luôn nghe. 18:19:21 ( Thầy ) : Tối đi ngũ sớm,đừng thức khuya,đừng căng thẳng,dưỡng sức Sáng đi thi. 18:36:57 ( Tùng ) :Dạ con biết rồi,cảm ơn thầy,chúc thầy ngủ ngon bb. 18:39:52 ( Nhiển):Dạ con cảm ơn thầy ,mai con sẽ cố gắng 19:14:10 ( Lệ Trinh ) : Dạ con biết rồi!mà sao vẫn thấy sợ hả thầy ? 19:31:37 ( Tuyến ) : Yes sir ! hi hi con đọc Văn ùi tới 9g con ngủ.hi hi được thầy quan tâm con zui lắm,đó là động lực lớn nhất của con ! con chúc thầy ngủ ngon nhất, nhớ thầy và các bạn wá Ngày 2/6/2010 : Ngày thi môn Văn ( buổi sang ) , môn Hóa ( buổi chiều ) 4:34:50 ( Thầy ) : Dậy đi thôi , xem lại đã mang đầy đủ giấy tờ cần thiết chưa?Thầy chúc các con làm bài tốt. 4:41:07 ( Tuyến ) : Dạ con thức lâu ùi thầy ui.Con chuẩn bị đủ hết rồi.Con nôn quá nên ngủ không ngon lắm thầy ơi .hi hi chúc thầy một ngày mới tốt đẹp nhất .Con sẽ chiến đấu hết sức mình…! 10:19:26 ( Yến Nhi ) : Hi hi thầy ơi trúng tủ rồi,nhưng hông có chìa khóa ,nhưng nói chung là làm được. 10:23:26 ( Lệ Trinh ) : Thầy ơi ! con bị hiu môn Văn rồi 11:09:58 ( Tấn ) : Thầy ơi hôm nay con làm bài tốt lắm thầy. 11:5:46 ( Thầy Lệ Trinh + Yến Nhi ) : Trúng tủ mà sao kỳ vậy? 11:11:39 ( Lệ Trinh ) : Dạ có trúng tủ đâu thầy ,con thấy hiu quá. 11:12:07 ( Nhiển ): Trúng tủ thầy ơi làm cũng tàm tạm,không biết sao nữa thầy. 11:15:52 ( Dũng ) : không vô nhưng em làm tốt lắm,chắc được 5 đ mà , cảm ơn thầy. 11:19:48 ( Nguyễn Trang ) : Dạ cũng được , không đến nổi tệ lắm. 11:26:30 ( 0166934576) : Không vô bài nào hết , mà làm chắc được 5 đ 11:29:30 ( Ngọc Trinh ) : vô chút xíu hà thầy ơi,bài xã hội hơi khó,cảm ơn thầy 11:31:17 ( Tuyến ) :OK luôn thầy ơi 11:43:29 ( Yến Nhi ): Dạ tại vì em không cảm nghĩ về nhân vật Việt. 15:46:27 ( Yến Nhi ) : Thầy ơi zui quá làm bài tốt nhưng hơi buồn vì sai mấy câu không đáng sai 16:5:15 ( Thầy ) : Chúc mừng con nghe 16:19:26 ( Lệ Trinh ) : hi hi thầy ui hóa con tạm ổn ùi 16:20:15( Thầy ) : Hết khóc rồi hả? chúc mừng nhé! 16:21:36 ( Nhiển ) : Dạ Hóa chắc được 9 đ mai thi Sử ghê quá thầy ơi,mai con thi xong con nhắn tin cho thầy liền.Chúc thầy buổi chiều vui vẻ. 16:25:27 ( Yến Nhi ) : Thanks thầy , thầy ơi lớp mình thi Hóa OK luôn 16:42:10 (0166934576): mai thi Sử địa mỗi môn 3 đ là có thể đậu rồi.Bữa nay Hóa làm tốt điểm cao lắm 17:07:59 ( Tuyến ) : thầy ơi tại con bỏ máy ở nhà .Con mới về nà .He he con làm bài trên 8 đ ùi thầy ơi.Đề dễ lắm thầy ơi.Nói chung bửa nay con thi OK ùi thầy ơi! 17:47:06 ( Tùng ) : Dạ cũng tốt thầy ơi , đề cho cũng dễ lắm 17:33:53 ( Thầy ):Sao rồi Dũng mai mốt thi xong nhắn tin cho thầy nhé! 17:48:76 ( Dũng ) : rất tốt thầy ơi!chỉ lo môn Sử ngày mai thôi 19:55:38 ( Tuyến ) : thầy ơi , sao giờ này con học bài không vô thầy ơi!Con học thuộc mấy bữa trước ùi mà giờ này xem lại hông nổi nữa thầy ơi.Con phải làm sao đây thầy? Ngày 3 / 6 / 2010 : ngày thi môn Địa ( buổi sáng ) , môn Sử ( buổi chiều ) 4:55:17 ( Thầy ) : Dậy chuẩn bị đi thi chưa? 5:02:13 ( Tuyến ) : Dạ rồi thầy ơi! Thầy thức sớm dị thầy? thầy gát thi ở đâu zạ? 5:05:11 ( Lệ Trinh ) Dạ còn nướng tí nữa thầy ui 8:57:52 ( Nhiển ) : thi Địa cũng đỡ thầy ơi!khoảng 5 , 6 đ thầy ơi 9:10:27 ( Tấn ) : Thầy ơi!hôm nay thu hoạch không đậu bằng hôm qua rùi thầy ơi. 9:17:34 ( Yến Nhi ) : hi hi thầy ơi thi Địa mà em ngồi làm Văn 9:48:05 ( Lệ Trinh ) : Tiu con ùi thầy ơi! 9:50:15 ( Thầy gởi Lệ Trinh + Tấn ) : Chiều nay cố lên. 9:58:49 ( Lệ Trinh ) : Dạ mong là còn vớt được ! chúc thầy buổi chiều tốt lành nha thầy! 10:03:34 ( Nguyễn Trang ) : Thầy ơi !không xong rồi,bỏ 1 câu mà mấy câu không chắc nữa. 10:09:39 ( Tấn ) : Dạ con sẽ cố gắng. 10:14:15 ( Yến Nhi ):Dạ mấy bạn con làm Địa tốt lắm thầy ơi 11:12:05 ( Ngọc Trinh ) : Thầy ơi bữa nay làm bài Địa hỏng được,hỏng vô tủ gì hết 11:21:00 ( Thầy ) : Chiều nay cố lên 12:15:11 ( Tùng ) : Dạ em sẽ cố gắng hết sức , cám ơn thấy 16:00:51 ( Nhiển ):Thầy ơi đề cho kỳ cục,mấy đứa làm cũng không được nữa thầy ơi 16:15:24 ( Yến Nhi ):Thầy ơi tiêu rồi,em làm được câu 1 với câu 3 hà.Câu 2 em hỏng biết gì hết 16:18:25 ( Tuyến ):Thầy ơi!hi hi tạm ổn ùi.Thầy ơi! Con làm chắc được 2 câu ùi hi hi 16:47:59 ( Lệ Trinh ): Thầy ơi!tiêu con ùi!!! 16:50:17 ( Tùng ):Cơm chưa thầy khỏe không(?),ăn rồi đi con nói.Thầy ơi làm được 2 câu ,còn 1 câu tàm tạm. 17:05:59 ( Ngọc Trinh):Vô 2 câu thầy ơi 17:24:09 ( Tấn ): Thầy ơi buồn quá thầy ơi con thuộc bài nhưng mà viết nhầm câu ĐCS Qua Hội VN CM Thanh niên rồi thầy ơi 18:11:43 ( Dũng ): Em mới về thầy ơi,làm được 2 câu hà thầy ơi.Câu 2 không biết. 18:24:11 ( Hiếu ): Sử làm được câu 1,3 câu 2 không được mà em tính dư điểm đậu rồi Thầy khỏi lo mà thầy biết bạn Trường thi được không?đề này nguy cơ rớt quá 18:24:29 ( Nguyễn Trang ) : Con làm được 2 câu Ngày 4/6/2010 : ngày thi môn Toán ( buổi sáng ),môn Anh văn ( buổi chiều ) 10:31:08 ( Yến Nhi ):Hi hi thầy ơi! Bữa nay tụi em làm bài quá thành công luôn 10:58:26 ( Tấn ):Thầy ơi hôm nay con làm được thầy ơi 16:48:45 ( Yến Nhi ):huh u anh văn bữa nay em không biết gì hết. 18:03:38 ( Thầy gởi Dũng ):thi cử sao rồi,sao không báo cho thầy vậy? 16:56:54 ( Dũng ):Kết thúc kỳ thi rất tốt thầy ơi.Cảm ơn thầy đã quan tâm. 18:15:18 ( Thầy gởi Tùng ): Trường làm bài được không? 18:19:39 ( Tùng ):Bữa nay làm cũng tạm thầy ơi,chúc thầy mai mắn 18:21:29 ( Tùng ):nghe nói là không được rồi thầy ơi.Con không biết sao nữa 18:39:06 ( Nhiển ):Làm cũng được thầy ơi! Thằng Trường sao thầy? 18:58:47 ( Lệ Trinh ):Dạ toán con làm được!!còn AV có 3,5đ hà thầy ơi! 19:06:07 ( Nguyễn Trang ):Môn Toán thi tốt,AV không biết đúng sai nữa thầy ơi 19:14:50 ( Tuyến ):Toán con làm được,còn anh văn không biết sao nữa,thầy ơi làm xong con nhức đầu quá hà.Cộng lại chắc con đậu được rồi nhưng điểm thi không cao lắm,chỉ được vài môn hà. 20:05:38 ( 01669343537 ): Thầy biết tỉnh nào chấm mình không? Lớp 12B2 ( NH 2010 – 2011 ) - Đặc điểm tình hình : + Sỉ số 30 ( Nam : 19, Nữ :11 ).90 % là Kém đến Trung bình. + Thái độ không hợp tác. - Biện pháp thực hiện + Tiếp cận khai thác thế mạnh của BCS lớp, đội ngũ Đoàn viên và học sinh khá. + thường xuyên thăm lớp và đến thăm gia đình các em học sinh. + xây dựng kế hoạch thi đua giữa các tổ,khuyến khích bắt thách thi đua giữa các thành viên lớp với nhau. + Mở một BOX trên Diễn đàn Thốt Nốt.Vn và động viên các em đăng ký thành viên,viết bài trên trang của Lớp 12B2 + Kịp thời uốn nắn những trường hợp học lệch,khen thưởng kịp thời những học sinh đạt thành tích trong thi đua hàng tuần của lớp. - Kết quả : + Tốt nghiệp THPT : 100 % C. KẾT LUẬN I. Bài học kinh nghiệm Sáng kiến kinh nghiệm(SKKN) này, qua trải nghiệm thực tế, tôi nhận thấy rằng việc xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm với học sinh thành công hay thất bại còn phụ thuộc vào yếu tố khác nữa. Chúng ta không nên áp dụng rập khuôn máy móc bấc kỳ một phương pháp giáo dục tiên tiến nào, mà nên “ Dĩ bất biến,ứng vạn biến ” đó là bản lĩnh của người thầy và đối tượng tiếp nhận là “con người”. Để đạt được mục đích giáo dục, ta cần phải biết chọn điểm xuất phát thích hợp với đặc điểm riêng của từng trường, từng lớp, từng HS,… Muốn duy trì tốt thành quả giáo dục cần có sự phối hợp chặt chẽ với các phong trào khác, những hoạt động khác, và đặc biệt cần phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với Chi Hội CMHS, được sự quan tâm lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền, các đoàn thể và nhân dân địa phương để tạo sức mạnh đồng bộ, toàn xã hội cùng giáo dục thế hệ trẻ đồng thời giữ vững được hướng đi đúng . Sự thành công trong công tác chủ nhiệm lớp, một nhân tố quan trọng mà chúng ta nên thận trọng cân nhắc khi quyết định lựa chọn, đó chính là BCS Lớp. Muốn làm tốt được những điều trên đòi hỏi người GVCN lớp phải là người có uy tín, toàn diện, có năng lực thực sự để chỉ đạo, dám nghĩ, dám làm đi trước, đề xuất được các vấn đề giá trị, tập hợp được sức mạnh tổng hợp, vai trò con chim đầu đàn là yếu tố có phần lớn lao, tạo nên sự thành công hay thất bại ở mỗi HS, mỗi lớp học, mỗi trường học… Sau một thời gian thực hiện và áp dụng SKKN này tôi nhận thấy một vấn đề cần phải nghiên cứu, đó là: “ Tích hợp tấm gương Đạo đức Hồ Chí Minh trong việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh cuối cấp THPT ”. II. Kiến nghị
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan