Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng mô hình xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thương mại tại việt nam hàng minh...

Tài liệu Xây dựng mô hình xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thương mại tại việt nam hàng minh thảo

.PDF
175
485
86

Mô tả:

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HÀNG MINH THẢO XÂY DỰNG MÔ HÌNH XẾP HẠNG TÍN NHIỆM NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh - Năm 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 2 TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HÀNG MINH THẢO XÂY DỰNG MÔ HÌNH XẾP HẠNG TÍN NHIỆM NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN HOÀNG NGÂN TP.Hồ Chí Minh - Năm 2012 3 LỜI CAM ĐOAN Đề tài nghiên cứu này do chính tác giả thực hiện, các kết quả nghiên cứu chính trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tất cả những phần kế thừa, tham khảo đều đƣợc trích dẫn và ghi nguồn cụ thể trong danh mục tài liệu tham khảo. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2012 Tác giả Hàng Minh Thảo 4 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục i Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt vii Danh mục các bảng viii Danh mục các hình vẽ, đồ thị ix PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Giới thiệu 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 1 3. Phƣơng pháp, phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu 2 4. Ý nghĩa nghiên cứu 3 5. Cấu trúc đề tài 3 6. Các điểm mới và giới hạn của luận văn 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XẾP HẠNG TÍN NHIỆM NGÂN HÀNG 5 THƢƠNG MẠI 1.1. Định nghĩa xếp hạng tín nhiệm 5 1.1.1. Xếp hạng tín nhiệm 5 1.1.2. Xếp hạng tín nhiệm NHTM tại VN 6 1.2. Sự cần thiết phải XHTN NHTM VN 8 1.2.1. Do yêu cầu minh bạch hóa thông tin 9 1.2.2. Do yêu cầu hạn chế rủi ro của thị trƣờng 9 1.2.3. Do yêu cầu lựa chọn ngân hàng trong hoạt động đầu tƣ 10 1.2.4. Do yêu cầu trong việc thực hiện các chính sách tiền tệ 10 5 1.3. Vai trò của XHTN NHTM VN 11 1.3.1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc 11 1.3.2. Đối với Ngân hàng thƣơng mại: 14 1.3.3. Đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài 15 1.3.4. Đối với các nhà đầu tƣ và thị trƣờng chứng khoán 16 1.4. Sơ lƣợc XHTN trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 17 1.4.1. Sơ lƣợc XHTN trên thế giới 17 1.4.1.1. Lịch sử ra đời XHTN và phát triển của XHTN 17 1.4.1.2. Sơ lƣợc một số mô hình XHTN trên thế giới 20 1.4.2. Bài học kinh nghiệm về XHTN cho Việt Nam 30 1.5. Tổng hợp và phân nhóm các yếu tố ảnh hƣởng đến XHTN NHTM 32 1.5.1. Nhóm các yếu tố tài chính 33 1.5.1.1. Nhóm chỉ số đảm bảo an toàn vốn 33 1.5.1.2. Nhóm chỉ số chất lƣợng tài sản 33 1.5.1.3. Nhóm chỉ số về khả năng thanh khoản 33 1.5.1.4. Nhóm chỉ số về khả năng sinh lời 33 1.5.1.5. Nhóm chỉ số hiệu quả 33 1.5.2. Nhóm các yếu tố phi tài chính 34 1.5.2.1. Nhóm các yếu tố môi trƣờng bên ngoài 34 1.5.2.2. Nhóm các yếu tố về năng lực quản trị điều hành của ban lãnh đạo 34 1.5.2.3. Nhóm các yếu tố hệ thống kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro 34 1.5.2.4. Nhóm các yếu tố về vị thế cạnh tranh, uy tín và năng lực kinh 34 doanh 1.5.2.5. Nhóm các yếu tố về hệ thống công nghệ 35 1.5.2.6. Nhóm các yếu tố về biến động tình hình tài chính trong thời gian 35 qua 6 1.5.2.7. Nhóm các yếu tố về nhân sự 35 1.5.2.8. Đặc điểm hoạt động 35 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 36 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG XẾP HẠNG TÍN NHIỆM NGÂN HÀNG 37 THƢƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM 2.1. Thực trạng xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thƣơng mại tại Việt 37 Nam 2.1.1. Hệ thống khung pháp lý 37 2.1.1.1. Ƣu điểm 39 2.1.1.2. Hạn chế 39 2.1.2. Hoạt động NHTN NHTM tại Việt Nam của các công ty XHTN tại 39 VN 2.1.2.1. Thực trạng hoạt động xếp hạng tín nhiệm 39 2.1.2.2. Đánh giá ƣu điểm và nhƣợc điểm 49 2.1.3. Hoạt động xếp hạng tín nhiệm NHTM tại Việt Nam của NHNN 50 2.1.3.1. Thực trạng hoạt động xếp hạng tín nhiệm 50 2.1.3.2. Đánh giá ƣu điểm và nhƣợc điểm 51 2.1.4. Hoạt động XHTN NHTM tại Việt Nam của tổ chức xếp hạng tín 52 nhiệm trên thế giới 2.1.4.1. Thực trạng hoạt động xếp hạng tín nhiệm 52 2.1.4.2. Đánh giá ƣu điểm và nhƣợc điểm 53 2.2. Nguyên nhân của việc hạn chế thực hiện XHTN NHTM tại VN 54 2.2.1. Về phía Ngân hàng nhà nƣớc 54 2.2.2. Về phía Ngân hàng thƣơng mại 55 2.2.3. Về phía các công ty xếp hạng tín nhiệm 56 2.2.4. Quan điểm nhìn nhận của thị trƣờng 57 7 2.2.5. Hệ thống khung pháp lý 57 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 59 CHƢƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH XHTN NHTM VÀ GIẢI PHÁT 60 PHÁT TRIỂN XHTN NHTM TẠI VIỆT NAM 3.1. Đề xuất mô hình XHTN NHTM 60 3.1.1 Vấn đề nghiên cứu và xác định phƣơng pháp nghiên cứu 60 3.1.1.1 Vấn đề nghiên cứu 60 3.1.1.2 Xác định phƣơng pháp nghiên cứu: 62 3.1.2 Quy trình nghiên cứu 63 3.1.3. Mô hình XHTN NHTM tại Việt Nam 64 3.1.3.1 Nghiên cứu định tính 64 3.1.3.2  Mục tiêu nghiên cứu định tính của đề tài 65  Quy trình thực hiện 65  Chọn mẫu, phỏng vấn: 66  Phân tích số liệu 67  Kết quả nghiên cứu định tính 68 Nghiên cứu định lƣợng 77  Mục tiêu nghiên cứu định lƣợng 76  Chọn mẫu và thu thập số liệu 77  Xây dựng thang đo lƣờng các vấn đề nghiên cứu 78  Kết quả phân tích hồi quy 82 3.2. Giải pháp xây dựng và phát triển XHTN NHTM tại Việt Nam 99 3.2.1. Cơ sở đề xuất giải pháp phát triển XHTN NHTM tại VN 99 3.2.2. Giải pháp xây dựng và phát triển XHTN NHTM tại VN 101 3.2.2.1. Nhóm giải pháp đối với ngân hàng thƣơng mại 101 8 3.2.2.2. Nhóm giải pháp đối với thị trƣờng 101 3.2.2.3. Nhóm giải pháp đối với Ngân hàng nhà nƣớc 103 3.2.2.4. Nhóm giải pháp đối với Công ty xếp hạng 104 3.2.2.5. Nhóm giải pháp đối với hệ thống khung pháp lý 106 3.2.2.6. Mô hình XHTN NHTM: 111 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Phụ lục 1: Dàn bài hƣớng dẫn thảo luận, phỏng vấn Phụ lục 2: Kết quả phân tích định tính vê mặt tài chính của XHTN NHTM Phụ lục 3: Kết quả phân tích định tính vê mặt phi tài chính của XHTN NHTM Phụ lục 4: Kết quả phân tích định tính về mức độ ảnh hƣởng các yếu tố phi tài chính đối với XHTN NHTM Phụ lục 5: Bảng câu hỏi nghiên cứu định lƣợng Phụ lục 6: Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha - Đánh giá độ tin cậy của các thang đo yếu tố tài chính - Đánh giá độ tin cậy của các thang đo yếu tố phi tài chính Phụ lục 7: Phân tích nhân tố EFA - Phân tích nhân tố EFA của các nhân tố quan trọng trong yếu tố tài chính - Phân tích nhân tố EFA của các nhân tố quan trọng trong yếu tố phi tài chính Phụ lục 8: Phân tích hồi quy tuyến tính bội - Phân tích hồi quy tuyến tính bội đối với các yếu tố tài chính 115 9 - Phân tích hồi quy tuyến tính bội đối với các yếu tố phi tài chính Phụ lục 9: Bảng chấm điểm phi tài chính của mô hình xếp hạng tín nhiệm NHTM 10 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT NH Ngân hàng NHTM Ngân hàng thƣơng mại NHNN Ngân hàng nhà nƣớc TCTD Tổ chức tín dụng TP Thành phố HCM Hồ Chí Minh TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh XHTN Xếp hạng tín nhiệm VN Việt Nam CRV Công ty Cổ phần Xếp Hạng Tín Nhiệm Doanh Nghiệp Việt Nam CIC Trung tâm Thông tin Tín dụng VCIS Hệ thống quản lý thông tin tín nhiệm tập trung VCI Chỉ số tín nhiệm Việt Nam PCB Công ty Cổ phần Thông tin tín dụng Việt Nam IFC Tổ chức Tài chính Quốc tế CP Cổ phần NN Nhà nƣớc BLĐ Ban lãnh đạo QLRR Quản lý rủi ro CN Chi nhánh CAR Hệ số đảm bảo an toàn vốn tối thiểu VCSH Vốn chủ sở hữu 11 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1.1: Xếp hạng tín nhiệm dựa trên chỉ số Z” 23 Bảng 2.1: Thang đo phân loại tín dụng của CRV 41 Bảng 2.2: Kết quả xếp hạng 32 NHTM của CRV 41 Bảng 2.3: Kết quả Xếp hạng các ngân hàng của Vietnam Credit 46 Bảng 2.4: Ví dụ về kết quả xếp hạng của S&P đối với VietinBank 52 Bảng 3.1: Khung lý thuyết về xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thƣơng mại 60 Bảng 3.2: Quá trình phỏng vấn, thu thập thông tin nghiên cứu định tính 67 Bảng 3.3: Tỷ trọng trong trƣờng hợp báo cáo tài chính có kiểm toán 69 Bảng 3.4: Tỷ trọng trong trƣờng hợp báo cáo tài chính không có kiểm toán 69 Bảng 3.5: Kết quả phân tích định tính về mức độ ảnh hƣởng các yếu tố tài chính đối với XHTN NHTM 71 Bảng 3.6: Kết quả điều chỉnh khung lý thuyết ảnh hƣởng các yếu tố tài chính đối với XHTN NHTM 71 Bảng 3.7: Kết quả điều chỉnh khung lý thuyết ảnh hƣởng các yếu tố phi tài chính đối với XHTN NHTM 73 Bảng 3.8: Ý nghĩa của từng ký hiệu trong XHTN NHTM 74 Bảng 3.9: Mức điểm ứng với từng ký hiệu 75 Bảng 3.10: Điều chỉnh khung lý thuyết về các yếu tố tài chính và phi tài chính tác động đến xếp hạng tín nhiệm ngân hàng 76 Bảng 3.11: Thông tin về kết quả chọn mẫu: 78 Bảng 3.12: Thang đo tác động của các chỉ số bảo đảm an toàn vốn 78 Bảng 3.13: Thang đo tác động các yếu tố chất lƣợng tài sản 79 Bảng 3.14: Thang đo tác động các yếu tố chỉ số khả năng thanh khoản 79 Bảng 3.15: Thang đo tác động các yếu tố chỉ số hiệu quả hoạt động 79 Bảng 3.16: Thang đo khái niệm chỉ số tài chính 79 Bảng 3.17: Thang đo tác động các yếu tố môi trƣờng 80 Bảng 3.18: Thang đo tác động các yếu tố năng lực quản trị điều hành 80 12 Bảng 3.19: Thang đo tác động các yếu tố hệ thống kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro 80 Bảng 3.20: Thang đo tác động các yếu tố vị thế cạnh tranh, uy tín và năng lực kinh doanh 80 Bảng 3.21: Thang đo tác động các yếu tố hệ thống công nghệ 81 Bảng 3.22: Thang đo tác động các yếu tố nhân sự 81 Bảng 3.23: Thang đo tác động các yếu tố các yếu tố hoạt động 81 Bảng 3.24: Thang đo khái niệm yếu tố phi tài chính 81 Bảng 3.25: Hệ số Cronbach alpha của các khái niệm nghiên cứu sau khi loại bỏ biến rác 84 Bảng 3.26: Phân tích nhân tố EFA của các nhân tố quan trọng trong yếu tố tài chính 85 Bảng 3.27: Phân tích nhân tố EFA của các nhân tố quan trọng trong yếu tố phi tài chính 85 Bảng 3.28: Phân tích nhân tố của khái niệm yếu tố tài chính 87 Bảng 3.29: Phân tích nhân tố của khái niệm yếu tố phi tài chính 87 Bảng 3.30: Kết quả dự báo của mô hình hồi quy bội 89 Bảng 3.31: Kết quả dự báo của mô hình hồi quy bội 91 Bảng 3.32: Kiểm định tƣơng quan hạng Spearman trong mô hình (1) 95 Bảng 3.33: Kiểm định tƣơng quan hạng Spearman trong mô hình (2) 95 Bảng 3.34: Hệ số VIF trong kiểm định đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy (1) 98 Bảng 3.35: Hệ số VIF trong kiểm định đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy (2) 98 Bảng 3.36: Ý nghĩa của từng ký hiệu trong XHTN NHTM 111 Bảng 3.37: Chấm điểm chỉ tiêu tài chính 112 Bảng 3.38: Chấm điểm chỉ tiêu phi tài chính 114 13 DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Trang Hình 3.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu 63 Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu định tính 65 Hình 3.3: Biểu đồ tần số phần dƣ trong mô hình (1) 96 Hình 3.4: Biểu đồ tần số phần dƣ trong mô hình (2) 96 Hình 3.5: Mô hình xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam 114 14 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu Việt Nam là đất nƣớc đang phát triển, đang từng bƣớc hội nhập vào thị trƣờng thế giới về mọi mặt. Đặc biệt khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thƣơng mại thế giới thì một trong những lĩnh vực mà Việt Nam cam kết mở cửa là lĩnh vực tài chính. Song hành với việc mở cửa lĩnh vực tài chính là vấn đề minh bạch hóa thông tin trong lĩnh vực tài chính nói chung và lĩnh vực ngân hàng nói riêng. Một trong những vấn đề về minh bạch hóa thông tin trong lĩnh vực ngân hàng là việc xếp hạng tín nhiệm các ngân hàng và công bố kết quả xếp hạng. Tuy nhiên do thói quen hoạt động trong điều kiện, môi trƣờng hoạt động mà sự minh bạch còn nhiều hạn chế thì hệ thống tài chính Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam nói riêng vẫn chƣa có thói quen chấp nhận sự đánh giá về mình và công bố kết quả đánh giá của các tổ chức tƣ nhân hay phi tƣ nhân thông qua việc xếp hạng tín nhiệm trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Để tìm hiểu về việc xếp hạng tín nhiệm các NHTM, nguyên nhân tại sao các ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam lại không có thói quen này? Tại sao việc xếp hạng tín nhiệm các NHTM Việt Nam chƣa phát triển? Tại sao các NHTM tại VN lại cần phải đƣợc xếp hạng? Các tiêu chí để xếp hạng tín nhiệm NHTM tại VN là gì? Mô hình xếp hạng đƣợc xây dựng nhƣ thế nào để khi thực hiện xếp hạng và công bố thông tin các NHTM không có cơ sở phản đối. Vì vậy đề tài: “XÂY DỰNG MÔ HÌNH XẾP HẠNG TÍN NHIỆM NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM” đƣợc tác giả lựa chọn thực hiện luận văn nhằm giải quyết các vấn đề nêu trên. 2. Mục tiêu nghiên cứu Xuất phát từ vấn đề thực tế trên, tác giả đã thực hiện đề tài nghiên cứu với mục tiêu: - Tìm hiểu sơ lƣợc về vấn đề xếp hạng tín nhiệm. - Tìm hiểu thực trạng xếp hạng tín nhiệm NHTM tại Việt Nam. - Khám phá các yếu tố ảnh hƣởng đến xếp hạng tín nhiệm NHTM tại VN. - Xác định mức độ tác động của từng yếu tố đến kết quả xếp hạng tín nhiệm NHTM tại VN. Từ đó xây dựng mô hình xếp hạng tín nhiệm NHTM tại VN phù hợp. 15 - Trên cơ sở kết quả phân tích có đƣợc, đề xuất một số giải pháp để phát triển thị trƣờng xếp hạng tín nhiệm NHTM tại VN 3. Phƣơng pháp, phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu i. Phƣơng pháp nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp kết hợp với quy trình nghiên cứu đƣợc thực hiện thông qua các bƣớc: thứ nhất: xác định vấn đề nghiên cứu; thứ hai: tổng hợp các yếu tố ảnh hƣởng đến xếp hạng tín nhiệm NHTM từ các lý thuyết xếp hạng tín nhiệm, các quy định và các nghiên cứu có liên quan; thứ ba: nghiên cứu khám phá bằng phƣơng pháp nghiên cứu định tính; thứ tƣ: nghiên cứu chính thức và kiểm định bằng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng; đề xuất một số giải pháp dựa trên kết quả nghiên cứu. - Phƣơng pháp nghiên cứu định tính và phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng. + Nghiên cứu định tính: phƣơng pháp thảo luận nhóm tìm hiểu sâu về quan điểm, nhận thức đánh giá của NHTM về vấn đề xếp hạng tín nhiệm NHTM tại VN. Tìm hiểu và khám phá các yếu tố ảnh hƣởng đến xếp hạng tín nhiệm NHTM tại VN. Từ đó xây dựng các thang đo lƣờng để thực hiện nghiên cứu định lƣợng. + Nghiên cứu định lƣợng: xác định lại các yếu tố ảnh hƣởng và đo lƣờng mức độ tác động của từng yếu tố tác động đến xếp hạng tín nhiệm NHTM tại VN. Phƣơng pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) đƣợc sử dụng để rút gọn các biến phân tích. Phƣơng pháp hồi quy bội để xác định yếu tố ảnh hƣởng đến xếp hạng tín nhiệm NHTM tại VN. Ngoài hai phƣơng pháp chính trên, luận văn sẽ sử dụng một số phƣơng pháp: thống kê, phân tích, diễn dịch, tổng hợp, quy nạp cùng với phƣơng pháp chuyên gia kết hợp để đề tài đạt kết quả tốt nhất. ii. Phạm vi nghiên cứu Do hạn chế về thời gian, kinh phí, nhân lực nên luận văn chỉ thực hiện nghiên cứu tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên TPHCM là nơi tập trung hầu hết các NHTM tại VN nên TPHCM là địa bàn chính cho các NHTM hoạt động. Do đó, phạm vi nghiên cứu của luận văn đƣợc thực hiện tại địa bàn TPHCM. iii. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu là Ngân hàng thƣơng mại tại VN, cụ thể là các cán bộ công tác trong ngành ngân hàng, có những kiến thức nhất định về xếp hạng (đã từng thực hiện xếp hạng tín nhiệm hoặc đọc kết quả xếp hạng hoặc đọc qua các thông tin liên 16 quan đến xếp hạng, …) sẽ là đối tƣợng trong các cuộc phỏng vấn định tính và định lƣợng. 4. Ý nghĩa nghiên cứu - Xếp hạng tín nhiệm ngân hàng giúp ngân hàng thƣơng mại nhìn nhận đúng vị trí của mình trên thị trƣờng tài chính VN. - Xếp hạng tín nhiệm NHTM và công bố kết quả xếp hạng tín nhiệm giúp cho hệ thống tài chính VN nói chung và hệ thống ngân hàng TM VN trở nên minh bạch hơn. - Xếp hạng tín nhiệm NHTM giúp NHNN thực thi các chính sách tiền tệ. - Xếp hạng tín nhiệm NHTM giúp công chúng có sự nhìn nhận đúng đắn về thực trạng hệ thống NHTM VN. 5. Cấu trúc đề tài Nhằm đạt đƣợc tính chặt chẽ cho đề tài nghiên cứu trong việc trình bày, kết nối các nội dung, giúp cho ngƣời đọc có thể tham khảo một cách liền mạch các vấn đề và kết quả của quá trình nghiên cứu, đề tài đƣợc xây dựng trên kết cấu 5 chƣơng bao gồm cả chƣơng tổng quan với kết cấu nhƣ sau: - Phần mở đầu - Chƣơng 1: Tổng quan về xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thƣơng mại - Chƣơng 2: Thực trạng xếp hạng tín nhiệm NHTM tại Viêt Nam - Chƣơng 3: Xây dựng mô hình và giải pháp phát triển xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam 6. Các điểm mới và giới hạn của luận văn - Điểm mới của đề tài: Xếp hạng tín nhiệm NHTM tại VN là vấn đề tƣơng đối mới đối với thị trƣờng tài chính VN nói chung và hệ thống NHTM nói riêng. Bên cạnh những ý nghĩa về tài chính, kinh tế, xã hội, luận văn cũng có những đóng góp về mặt lý thuyết cũng nhƣ về mặt phƣơng pháp nghiên cứu: Mặt lý thuyết: + Nghiên cứu đã tổng hợp khung lý thuyết chung về yếu tố ảnh hƣởng đến xếp hạng tín nhiệm NHTM (yếu tố tài chính và yếu tố phi tài chính). + Nghiên cứu khám phá và xây dựng mô hình các yếu tố tác động đến xếp hạng tín nhiệm NHTM. 17 + Nghiên cứu định lƣợng và kiểm định mô hình các yếu tố tác động đến xếp hạng tín nhiệm NHTM. + Dựa trên kết quả nghiên cứu định tính và định lƣợng, xây dựng mô hình XHTN NHTM tại VN. Mặt phƣơng pháp: + Luận văn đã sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu kết hợp giữa phƣơng pháp nghiên cứu định tính và phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng kết hợp với những lý thuyết trong xếp hạng và những lý thuyết về phân tích tài chính ngân hàng để đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng các nhân tố trong việc xây dựng mô hình xếp hạng tín nhiệm NHTM. + Phƣơng pháp và kết quả nghiên cứu có thể định hƣớng cho những nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực xếp hạng tín nhiệm NHTM hoặc ứng dụng trong thực tế để thực hiên xếp hạng tín nhiệm hệ thống NHTM tại Việt Nam. - Giới hạn của luận văn: + Về phạm vi nghiên cứu: Chỉ thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh chƣa mở rộng ra cả nƣớc hoặc một số Thành phố lớn khác tại VN nhƣ: Thành phố Hà Nội, Thành phố Đà Nẵng, Thành phố Nha Trang, …. + Về đối tƣợng nghiên cứu: Chỉ thực hiện chọn mẫu, do đó kết quả nghiên cứu chƣa bao quát toàn thị trƣờng. + Ngƣời thực hiện phỏng vấn: Do hạn chế về kinh phí nên chƣa thuê đƣợc bộ phận chuyên về nghiên cứu thị trƣờng để thực hiện nghiên cứu định tính và cả nghiên cứu định lƣợng mà do chính tác giả thực hiện. + Nội dung nghiên cứu: chƣa so sánh trực tiếp với mô hình xếp hạng tín nhiệm NHTM trên thế giới mà một số tổ chức có uy tín đang sử dụng nhƣ: Moody, S&P, Fitch, …. Mặt khác nghiên cứu cũng chƣa thực hiện nghiên cứu các yếu tố tác động đến Chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài tại Việt Nam. Những hạn chế này sẽ tiếp tục mở ra những cơ hội và vấn đề nghiên cứu sâu hơn trong thời gian tới. CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XẾP HẠNG TÍN NHIỆM NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Định nghĩa xếp hạng tín nhiệm 18 1.1.1. Xếp hạng tín nhiệm Xếp hạng tín nhiệm (Credit ratings) là thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Anh (credit: sự tín nhiệm, ratings: sự xếp hạng) do John Moody đƣa ra vào năm 1909 trong cuốn “Cẩm nang chứng khoán đƣờng sắt” khi tiến hành nghiên cứu, phân tích và công bố bảng xếp hạng tín nhiệm lần đầu tiên cho 1.500 loại trái phiếu của 250 công ty trên thị trƣờng chứng khoán Mỹ theo một hệ thống ký hiệu gổm 3 chữ cái ABC đƣợc xếp lần lƣợt từ Aaa đến C (Hiện nay những ký hiệu này đã trở thành chuẩn mực quốc tế). Việt Nam thì thuật ngữ “Credit ratings” đƣợc dịch ra với nhiều nghĩa khác nhau nhƣ xếp hạng tín nhiệm, xếp hạng tín dụng, định mức tín dụng, định mức tín nhiệm, đánh giá tín nhiệm, …. Trong luận văn này tôi thống nhất dùng thuật ngữ xếp hạng tín nhiệm gọi tắt là XHTN. Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về XHTN. Mỗi tổ chức, cá nhân khi nghiên cứu vấn đề về XHTN đều đƣa ra một định nghĩa cho riêng. Tham khảo một số định nghĩa của các tổ chức, cá nhân nổi tiếng trên thế giới. Theo Standards & Poor, xếp hạng tín nhiệm là những ý kiến đánh giá hiện tại về rủi ro tín dụng, chất lƣợng tín dụng, khả năng và thiện ý của chủ thể đi vay trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ và đúng hạn. Theo Moody's, xếp hạng tín nhiệm là những ý kiến đánh giá về chất lƣợng tín dụng và khả năng thanh toán nợ của chủ thể đi vay dựa trên những phân tích tín dụng cơ bản và biểu hiện thông qua hệ thống ký hiệu Aaa-C. Theo định nghĩa của Viện nghiên cứu Nomura (Nomura Research Institute) thì XHTN là sự đánh giá hiện thời về mức độ sẵn sàng và khả năng trả (gốc, lãi) đối với chứng khoán nợ của một nhà phát hành trong suốt thời gian tồn tại của chứng khoán đó. Theo M.Ong trong cuốn “Credit Rating” thì Xếp hạng tín nhiệm là việc phân loại. Xếp hạng tín nhiệm là một sự sắp xếp thứ hạng của tín nhiệm. Xếp hạng tín nhiệm là một quá trình phân biệt giữa tín dụng “tốt” và tín dụng "xấu". Khoảng giữa của tín dụng “tốt” và tín dụng "xấu"là bao gồm tất cả các mức đƣợc xếp dƣới mức tốt và trên mức xấu. Sự phân biệt này phụ thuộc vào văn hóa xếp hạng của các tổ chức xếp hạng và mục đích sử dụng. Do đó, Xếp hạng tín nhiệm là một quá trình đánh giá các khoản tín dụng đã đƣợc xếp hạng và phân loại thành các cấp độ rủi ro khác nhau. 19 Mỗi mức độ phân loại đại diện cho một tuyên bố rõ ràng và chính xác về khả năng tín dụng của công ty đƣợc đánh giá. Xếp hạng tín nhiệm cũng là một quá trình dự đoán hƣớng tới tƣơng lai. Bời vì xếp hạng tín nhiệm đƣợc xác định tại thời điểm khởi đầu của quá trình tín dụng, xếp hạng tín dụng là việc sử dụng thông tin quan sát để cập nhật kết quả xếp hạng, mục tiêu cuối cùng của quá trình Xếp hạng tín nhiệm là để cố gắng dự báo về sự mất mát tiềm năng (nhƣ định lƣợng bởi sự mất mát dự kiến) tín dụng làm giảm giá trị toàn bộ của cấu trúc cho đến khi sự sụp đổ cuối cùng của nó hoặc mặc định. Vì vậy, xếp hạng tín dụng là một quá trình dự báo sử dụng những thông tin đƣợc biết đến và những thông tin hiện có để dự báo hậu quả tiềm năng trong tƣơng lai. Theo Trần Đắc Sinh trong cuốn “Định mức tín nhiệm tại Việt Nam” do Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2002 thì XHTN là việc đƣa ra các nhận định hiện tại về mức độ tín nhiệm của nhà phát hành đới với một trách nhiệm tài chính nào đó, hoặc là đánh giá mức độ rủi ro gắn liền với các loại đầu tƣ khác nhau. Các loại đầu tƣ có thể dƣới dạng chứng khoán nhƣ là trái phiếu, cổ phiếu ƣu đãi và giấy nhận nợ hoặc các công cụ cho vay khác nhƣ vay và tiền gửi tại ngân hàng, các thƣơng phiếu. Từ các định nghĩa trên, theo tác giả thì XHTN là việc đƣa ra các nhận định hiện tại của một tổ chức xếp hạng, thể hiện ý kiến chuyên gia để nhận định về mức độ tín nhiệm tài chính nào đó, hoặc đánh giá mức độ rủi ro gắn liền với các loại đầu tƣ khác nhau và đƣợc thể hiện thông qua một hệ thống các ký hiệu xếp hạng. Các đầu tƣ này có thể dƣới dạng: chứng khoán nhƣ cổ phiếu ƣu đãi, trái phiếu, và giấy nhận nợ hoặc các công cụ cho vay khác nhƣ vay, gởi tiền tại ngân hàng và các loại thƣơng phiếu. 1.1.2. Xếp hạng tín nhiệm NHTM tại VN Theo CRV thì “Xếp hạng tín nhiệm” để chỉ khả năng cạnh tranh trên trƣờng quốc tế của mỗi quốc gia; để chỉ năng lực của các địa phƣơng trong việc thu hút vốn đầu tƣ cũng nhƣ tạo cơ sở cho phát triển kinh tế; để chỉ mức đóng góp của mỗi ngành đối với nền kinh tế cũng nhƣ vạch ra các ngành then chốt trong các giai đoạn phát triển của quốc gia; để chỉ ra khả năng tiếp cận với công nghệ mới của các địa phƣơng, các ngành cũng nhƣ mỗi doanh nghiệp và cuối cùng mới là để chỉ ra khả năng tài chính của mỗi công ty trong việc hoàn trả nợ trong việc phân định mức độ tin tƣởng 20 trong khả năng chi trả của một doanh nghiệp hay nhà phát hành. Tóm lại thuật ngữ “ Xếp hạng tín nhiệm của CRV gồm 5 nội dung sau: (1) Xếp hạng khả năng cạnh tranh quốc gia; (2) Xếp hạng năng lực cạnh tranh của các địa phƣơng; (3) Xếp hạng đóng góp của các ngành đối với tăng trƣởng của cả nƣớc; (4) Xếp hạng tiến bộ công nghệ của các địa phƣơng, các ngành và các doanh nghiệp và cuối cùng là xếp hạng tín nghiệm của các doanh nghiệp theo thuật ngữ mà John Moody đƣa ra năm 1909. Tuy nhiên, trong luận văn này tác giả chỉ nghiên cứu một khía cạnh nhỏ của nội dung xếp hạng đó là XHTN NHTM tại Việt Nam. Với vai trò là trung gian tài chính, các NHTM sẽ nhận đƣợc rất nhiều hỗ trợ của các cơ quan chính phủ. Các biện pháp hỗ trợ có thể là: bơm thêm vốn, mua tài sản, cung cấp thanh khoản,... Khi một cam kết đƣa ra, các tổ chức xếp hạng phải xem xét đánh giá về mức độ khả thi của cam kết và mức ảnh hƣởng của nó đến hệ thống ngân hàng. Do ảnh hƣởng của các yếu tố bên ngoài nên các tổ chức xếp hạng sẽ đồng thời đƣa ra hai đánh giá cho cùng một ngân hàng. Chỉ số độc lập (Stand-alone rating) chỉ phản ánh sức mạnh nội tại của ngân hàng và khả năng vỡ nợ của ngân hàng. Còn All-in rating xem xét đến tất cả các yếu tố hỗ trợ bên ngoài ảnh hƣởng đến ngân hàng. Chủ nợ và các đối tác sẽ sử dụng All-in rating, trong khi đó Stand-alone rating có ý nghĩa nhiều đối với các cơ quan chính phủ. Do luận văn chỉ nghiên cứu trong phạm vi là các NHTM tại Việt Nam nên tất cả các NHTM hoạt động tại Việt Nam đều nhận đƣợc sự hỗ trợ từ các yếu tố bên ngoài, từ các cơ quan chính phủ với giả thuyết chung đƣợc xem là gần nhƣ nhau. Do đó, luận văn chỉ nghiên cứu về xếp hạng tín nhiệm sức mạnh tài chính nội tại của các NHTM tại Việt Nam. Xếp hạng tín nhiệm sức mạnh tài chính các ngân hàng (tiếng Anh gọi là Bank financial strength ratings gọi tắt là BFSRs) thƣơng mại tại Việt Nam phản ánh sức mạnh nội lực của các ngân hàng hay sức mạnh tài chính tƣơng đối của bản thân nó so với các NHTM khác đƣợc xếp hạng tại VN. BFSRs không đặt trọng tâm vào xác suất trả nợ đúng hạn hay các khoản thua lỗ mà nhà đầu tƣ phải gánh chịu khi xảy ra sự kiện rủi ro tín dụng. Thay vào đó, BFSRs là một thƣớc đo xác suất mà một ngân hàng có thể sẽ phải phụ thuộc vào nguồn hỗ trợ (bên ngoài) để tránh đỗ vỡ tín dụng cũng nhƣ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng