Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp trong mô hình thực hành ngân hàn...

Tài liệu Xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp trong mô hình thực hành ngân hàng

.PDF
68
82
146

Mô tả:

MỤC LỤC CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ......................................................................................... 1 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ....................................................................................... 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...............................................................................2 1.3 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU...................................................2 1.4 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................2 1.5 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ............................................................ 2 1.6 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............................................................. 4 1.7 KẾT CẤU ĐỀ TÀI .............................................................................................. 4 Tóm tắt chƣơng 1: .........................................................................................................5 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG .........................................6 2.1 TỔNG QUAN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ................6 2.1.1 Tổng quan về rủi ro tín dụng .........................................................................6 2.1.1.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng ............................................................... 6 2.1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng ........................................................................7 2.1.1.3 Đo lƣờng rủi ro tín dụng ........................................................................7 2.1.1.4 Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng .................................8 2.1.2 Tổng quan về quản trị rủi rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng ....9 2.1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng trong NHTM ..................................9 2.1.2.2 Mục tiêu của công tác quản trị rủi ro tín dụng ......................................9 2.1.2.3 Các công cụ chính để quản trị rủi ro tín dụng .....................................10 2.2 TỔNG QUAN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG ...................................................10 2.2.1 Khái niệm xếp hạng tín dụng ......................................................................10 2.2.2 Vai trò xếp hạng tín dụng ..........................................................................11 2.2.3 Các nguyên tắc xếp hạng và quy trình xếp hạng tín dụng ........................... 11 2.2.3.1 Các nguyên tắc xếp hạng .....................................................................11 2.2.3.2 Quy trình xếp hạng tín dụng .................................................................12 2.2.4 Các chỉ tiêu thƣờng dùng để xếp hạng hạng tín nhiệm doanh nghiệp. ........13 2.2.4.1 Các chỉ tiêu tài chính. ...........................................................................13 2.2.4 2 Các chỉ tiêu phi tài chính. ..................................................................... 14 2.2.5 Các phƣơng pháp xếp hạng tín dụng ........................................................... 15 2.2.5.1 Phƣơng pháp chuyên gia .................................................................... 15 2.2.5.2 Phƣơng pháp thống kê ......................................................................... 16 2.2.6 Giới thiệu mô hình hồi quy logit dùng trong dự báo rủi ro ........................ 17 2.2.7 Các nhân tố ảnh hƣởng đến XHTD doanh nghiệp ..................................... 19 2.3 MỘT SỐ MÔ HÌNH XẾP HẠNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG... 20 2.3.1 Một số mô hình áp dụng trên thế giới ......................................................... 20 2.3.1.1 Hệ thống xếp hạng tín nhiệm của Moody’s và S&P ............................ 20 2.3.1.2 Mô hình điểm số tín dụng doanh nghiệp của Edward I.Altman .......... 21 2.3.1.3 Mô hình điểm số tín dụng cá nhân của Fico ........................................ 21 2.3.2 Một số mô hình xếp hạng tín dụng tại Việt Nam ........................................ 22 2.3.2.1 Hệ thống xếp hạng tín nhiệm của CIC ................................................. 22 2.3.2.2 Hệ thống xếp hạng tín dụng của BIDV ................................................ 22 2.3.2.3 Hệ thống xếp hạng tín dụng của Vietinbank ........................................ 23 2.3.2.4 Hệ thống xếp hạng tín dụng của E&Y ................................................. 23 Tóm tắt chƣơng 2: ....................................................................................................... 24 CHƢƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TRONG MÔ HÌNH NGÂN HÀNG THỰC HÀNH ................................ 25 3.1 SO SÁNH PHƢƠNG PHÁP XHTD CỦA MỘT SỐ TỔ CHỨC TÍN DỤNG ....................................................................................................................................... 25 Trong quá trình nghiên cứu nhóm tác giả đã tổng hợp đƣợc phƣơng pháp xếp hạng tín dụng của BIDV, VCB, Vietinbank và CIC. Sau đây đề ........................... 25 3.2 QUY TRÌNH XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP ĐƢỢC ĐỀ XUẤT ............................................................................................................................ 29 3.3 XÂY DỰNG MÔ HÌNH LOGIT TÍNH XÁC SUẤT NỢ KHÓ ĐÕI........... 36 3.3.1 Cơ sở dữ liệu và các chỉ số dùng để phân tích ............................................ 36 3.3.2 Lựa chọn biến trong mô hình ...................................................................... 36 Tóm tắt chƣơng 3......................................................................................................... 39 CHƢƠNG 4: VẬN DỤNG MÔ HÌNH LOGIT ĐỂ DỰ BÁO XÁC SUẤT KHẢ NĂNG TRẢ NỢ ........................................................................................................... 40 4.1 KIỂM ĐỊNH HỆ SỐ TƢƠNG QUAN CỦA CÁC BIẾN .............................. 40 4.2 ƢỚC LƢỢNG VÀ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH LOGIT....................................41 Tóm tắt chƣơng 4 ....................................................................................................47 CHƢƠNG 5: NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT ............................................................ 48 5.1 MINH HỌA MỘT TÌNH HUỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG ...................... 48 5.2 NHẬN XÉT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 53 5.2.1 Những kết quả đạt đƣợc của đề tài .............................................................. 53 5.2.2 Những mặt hạn chế của đề tài......................................................................54 5.3 ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÒNG THỰC HÀNH NGÂN HÀNG ........................................................................................................................... 54 5.4 KIẾN NGHỊ .......................................................................................................60 5.4.1 Kiến nghị với Khoa Tài chính – Ngân hàng ................................................60 5.4.1.1 Nâng cao trình độ chuyên môn............................................................. 60 5.4.1.2 Mời giáo viên giảng là chuyên gia có kinh nghiệm ............................. 60 5.4.2 Kiến nghị với Trƣờng Đại học Lạc Hồng .................................................... 60 5.4.2.1 Ứng dụng công nghệ thông tin vào thiết kế phần mềm mô hình xếp hạng tín dụng .................................................................................................................60 5.4.2.2 Nâng cao ý thức và tinh thần tự học của sinh viên .............................. 61 Tóm tắt chƣơng 5 .........................................................................................................61 KẾT LUẬN ..................................................................................................................62 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Bảng so sánh phƣơng pháp xếp hạng tín dụng ............................................. 26 Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu phân tích tài chính trong chấm điểm XHTD doanh nghiệp 31 Bảng 3.3: Điểm trọng số các chỉ tiêu phi tài chính chấm điểm XHTD doanh nghiệp.. 34 Bảng 3.4: Điểm trọng số các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính chấm điểm XHTD ..... 34 Bảng 3.5: Hệ thống ký hiệu XHTD doanh nghiệp ........................................................ 35 Bảng 4.1: Ma trận hệ số tƣơng quan của các iến số .................................................... 37 Bảng 4.2: Hệ thống mô tả bộ số liệu ............................................................................. 37 Bảng 4.3: Kết quả ƣớc lƣợng mô hình logit lần 1 ......................................................... 38 Bảng 4.4: Bảng kiểm định ý nghĩa thống kê của các biến X3,X4,X6,X8,X9 ............... 40 Bảng 4.5: Kết quả ƣớc lƣợng mô hình logit lần 2 ......................................................... 41 Bảng 4.6: Bảng kiểm định ý nghĩa thống kê của các biền X2, X10 ............................. 43 Bảng 4.7: Kết quả hồi quy với mức ý nghĩa 10% ......................................................... 45 Bảng 4.8: Kết quả tính xác suất vỡ nợ của các doanh nghiệp ....................................... 46 Bảng 4.9: Mô tả hạng dựa trên xác suất vỡ nợ của khách hàng ................................... 46 Bảng 4.10: Bảng kết quả xếp hạng rủi ro của các doanh nghiệp .................................. 46 Bảng 5.1:Bảng xác định quy mô doanh nghiệp ............................................................ 48 Bảng 5.2: Phân tích các chỉ tiêu tài chính ..................................................................... 49 Bảng 5.3: Phân tích các chỉ tiêu phi tài chính ............................................................... 50 Bảng 5.4: Bảng điểm tổng hợp ...................................................................................... 52 Bảng 5.5: Thông tin về quy mô doanh nghiệp .............................................................. 56 Bảng 5.6: Thông tin về chỉ tiêu phi tài chính ................................................................ 56 Bảng 5.7a: Thông tin bảng cân đối kế toán ................................................................... 56 Bảng 5.7b: Thông tin bảng cân đối kế toán (tiếp theo) ................................................. 58 Bảng 5.7c: Thông tin bảng cân đối kế toán (tiếp theo) ................................................. 59 Bảng 5.8: Thông tin tình hình hoạt động kinh doanh.................................................... 59 Bảng 5.9: Bảng kết quả xếp hạng tín dụng ................................................................... 60 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Phân loại rủi ro tín dụng ................................................................................ 7 Sơ đồ 3.1: Quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng doanh nghiệp .......................... 29 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN Đây là chƣơng quan trọng trong bài nghiên cứu, chƣơng này giúp cho nhóm tác giả định hƣớng đƣợc hƣớng đi, tổng quát về đề tài, giúp tác giả xác định đƣợc đối tƣợng và mục tiêu đúng đắn. Bên cạnh đó giúp cho ngƣời đọc có một cái nhìn tổng quan cũng nhƣ những điểm mới trong bài nghiên cứu. 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Với việc xây dựng chuẩn đầu ra chất lƣợng cao “tinh giảm tối đa học phần lý thuyết và chú trọng nâng cao tự học và thực hành” nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh về chất lƣợng đào tạo trong các trƣờng Đại học, cũng nhƣ khả năng tác nghiệp của sinh viên. Sinh viên rèn luyện năng lực tự học, khả năng suy nghĩ độc lập về nghề nghiệp để có thể giải quyết những tình huống, nghiệp vụ phát sinh trong thực tiễn. Hơn thế nữa, chƣơng trình học phải đƣợc xây dựng dựa trên nguyên tắc giáo dục của nƣớc ta đó là “Học phải đi đôi với hành”, “Lý luận phải gắn liền với thực tiễn”. Sinh viên khi tham gia vào phòng thực hành Ngân hàng sẽ có điều kiện để quan sát học hỏi, tiếp thu những kiến thức thực tế, đƣợc thực hành những kỹ năng đã học, kiểm nghiệm những tri thức đã tiếp thu và gặt hái đƣợc nhiều kinh nghiệm có ích cho công việc thực tế sau này. Khoa Tài chính - Ngân hàng với trọng trách đào tạo các chuyên viên ngành Tài chính và Ngân hàng, trong đó nhu cầu đào tạo ngành ngân hàng ngày càng gia tăng. Không dần lại ở đó, mà Khoa Tài chính - Ngân hàng còn mang đến cho sinh viên những thông tin nổi bật trong thị trƣờng ngân hàng hiện nay là các ngân hàng đều chú trọng đến quản lý rủi ro, trong các loại rủi ro hiện nay thì rủi ro tín dụng là loại rủi ro chiếm tỷ trọng cao nhất tại các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam. Thực tế cho thấy, trong quá trình cạnh tranh và điều kiện hội nhập hệ thống xếp hạng tín dụng là một điều kiện tiên quyết cho việc quản lý rủi ro tín dụng tiên tiến và mỗi tổ chức tín dụng đều mong muốn thiết lập một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho riêng mình. Với những lý do nêu trên, nhóm tác giả quyết định đề xuất mô hình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại phòng thực hành ngân hàng. Qua đó, giúp sinh viên có thể hình dung đƣợc quy trình xếp hạng tín dụng cơ ản đang đƣợc áp dụng tại các ngân hàng thƣơng mại (NHTM). Chính vì vậy, nhóm tác giả đã chọn đề tài: “Xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp trong mô hình ngân hàng thực hành” 2 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Trên cơ sở tiếp cận các lý thuyết hiện đại về xếp hạng tín nhiệm, phân tích hiện trạng và kiểm chứng các chỉ tiêu đánh giá trong XHTD nội bộ bằng mô hình logit để dự đoán nguy cơ phá sản và xếp hạng rủi ro tín dụng. Đề tài cũng xây dựng các bộ tiêu chí để chấm điểm xếp hạng tín dụng đối với các khách hàng theo từng nhóm ngành nghề khác nhau. Qua đó, giúp sinh viên chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng có thể hình dung các công việc cũng nhƣ các nghiệp vụ thực tế liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng trong tƣơng lai. 1.3 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU  Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu ộ chỉ tiêu đánh giá xếp hạng tín dụng doanh nghiệp  Phạm vi nghiên cứu: + Đề tài đi sâu nghiên cứu hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp. + Phòng thực hành Ngân hàng, trƣờng Đại học Lạc Hồng.  Thời gian nghiên cứu: + Đề tài tập trung đánh giá xếp hạng tín dụng doanh nghiệp giai đoạn 2009-2011. + Thời gian tổng hợp và xử lý số liệu: tháng 03 năm 2012 đến tháng 04 năm 2012. + Mô hình xếp hạng tín dụng do nhóm tác giả đề xuất dự kiến áp dụng giai đoạn 2013 và trở về sau cho phòng Thực hành Ngân hàng. 1.4 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Đề tài sử dụng phƣơng pháp phân tích số liệu định tính và định lƣợng để làm rõ thực trạng XHTD doanh nghiệp. - Phƣơng pháp so sánh giữa các tiêu chuẩn của hệ thống XHTD giữa các tố chức xếp hạng trong nƣớc và quốc tế. - Xử lý số liệu bằng phần mềm Eview 5.1 để ƣớc lƣợng mô hình hồi quy logit 1.5 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Trƣớc đây, để đánh giá mức độ tín nhiệm, các tổ chức tài chính thƣờng sử dụng phƣơng pháp “chuyên gia” trong hệ thống đánh giá rủi ro tín dụng của các doanh nghiệp. Các chuyên gia đánh giá sử dụng thông tin về đặc điểm của doanh nghiệp, 3 danh tiếng, vốn, độ bất ổn của lợi suất và các tiêu chí liên quan khác. Đồng thời, các tác giả đó phối hợp những biến định danh và các biến định tính để đi đến việc đánh giá rủi ro tín dụng của khách hàng. Phần lớn sự đánh giá này đều mang tính chủ quan của các chuyên gia. Từ kết quả đánh giá này, ngƣời ta sẽ quyết định việc cấp hay không cấp các khoản tín dụng. Đã có rất nhiều những phân tích chuyên sâu về phƣơng pháp luận đã đƣợc công bố trên tạp chí JBF, nhƣ DA tiếp đó là phân tích ằng mô hình Logit. Trong bài viết của Altman trên tạp chí JBF tháng 6 năm 1997 đã phát triển mô hình phân biệt và đƣợc coi nhƣ cơ sở cho các mô hình tiếp cận theo phƣơng pháp này. Phân tích phân iệt tìm một hàm tuyến tính của các biến tài chính và thị trƣờng để có thể phân biệt một cách tốt nhất giữa hai lớp doanh nghiệp vỡ nợ và không vỡ nợ. Tƣơng tự, phân tích logit sử dụng các biến tài chính dự báo xác suất vỡ nợ của ngƣời vay. Với giả thuyết khả năng vỡ nợ có phân phối Logistic, hàm mật độ xác suất vỡ nợ đƣợc gọi là hàm logistic. Bởi vậy, giá trị của nó nằm trong khoảng (0, 1). Martin (1977) sử dụng mô hình Logit và phân tích phân biệt trong dự báo phá sản của các Ngân hàng trong giai đoạn 1975-1976. Khi đó, đã có 25 ngân hàng vỡ nợ, cả hai mô hình đã cho kết quả phân lớp phù hợp với thực tế. West (1985) đã sử dụng mô hình logit kết hợp với sự phân tích nhân tố để đo lƣờng điều kiện tài chính của các tổ chức tài chính và đƣa ra xác suất vỡ nợ của những ngân hàng. Đặc biệt, những nhân tố đƣợc sử dụng trong mô hình Logit tƣơng tự nhƣ mô hình Camel dùng để xếp hạng các ngân hàng. Platt (1991) đã sử dụng mô hình Logit trong kiểm định và lựa chọn các biến tài chính và cho rằng, việc sử dụng các biến tài chính trong ngành tốt hơn sử dụng những biến tài chính của một doanh nghiệp đơn lẻ, trong dự báo phá sản của doanh nghiệp. Lawrence (1992) sử dụng mô hình Logit dự báo xác suất vỡ nợ của những ngƣời vay mua nhà có thế chấp. Smith và Lawrence (1995) sử dụng mô hình Logit trong lựa chọn biến tốt nhất khi dự báo vỡ nợ của các quốc gia. Họ cho rằng, sử dụng dữ liệu trả nợ trong quá khứ là quan trọng nhất trong dự báo vỡ nợ. Trong một số năm trở lại đây, đã có rất nhiều phƣơng pháp khác nhau sử dụng mô hình không có tham biến trong quá trình phát triển. Bao gồm mô hình cây phân lớp, mạng nơron, logic mờ. Mặc dù một số kết quả nghiên cứu đã công ố và cho kết quả rất tốt nhƣ: Galindo&Tamayo (2000) và Caiazza (2004), những họ lại cho rằng vẫn chỉ 4 sử dụng mô hình Logit và Pro it vì ƣớc lƣợng các tham số dễ dàng, có thể giải thích đƣợc, cũng nhƣ ƣớc lƣợng rủi ro khi thay đổi kích thƣớc mẫu là thấp. Altman, Marco & Varetto (1994) và Yang (1999) sử dụng mô hình mạng nơron và cho kết quả phân tích tốt hơn so với mô hình phân lớp cổ điển. Tại Việt Nam, có một số công trình nghiên cứu đã gặt hái đƣợc nhiều thành công mang tính ứng dụng thực tiễn rất sâu sắc nhƣ sau: + Nguyễn Văn Hiếu, (2005), Xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Á Châu, Đại học kinh tế Tp.HCM, luận văn thạc sỹ kinh tế. + Dinh Thi Huyen Thanh và Stefanie Kleimeier đã tiến hành nghiên cứu nguồn số liệu đƣợc tổng hợp từ các NHTM Việt nam theo 20 biến số gồm độ tuổi, thu nhập trình độ học vấn,….để xác định mức độ ảnh hƣởng của các biến này đến rủi ro tín dụng và qua đó xây dựng mô hình điểm số tín dụng cá nhân cho các NH bán lẻ ở Việt Nam. + Nghiên cứu của Lê Tất Thành, (2009), Ứng dụng hàm Logit xây dựng mô hình dự báo hạng mức tín nhiệm các doanh nghiệp Việt Nam, Đại học Kinh tế Tp.HCM, luận văn thạc sỹ kinh tế. + Vƣơng Quân Hoàng, Đào Gia Hƣng, Nguyễn Văn Hữu, Trần Minh Ngọc và Lê Hồng Phƣơng (2006), Phƣơng pháp thống kê xây dựng mô hình định mức tín nhiệm khách hàng thể nhân. Qua việc tổng kết các kết quả nghiên cứu trƣớc đây ta thấy đã có rất nhiều các phƣơng pháp hay mô hình đã đƣợc đề xuất, áp dụng và thu đƣợc những kết quả khá tốt trong thực tiễn. Trong phạm vi của đề tài này, nhóm tác giả xin đƣợc tiếp thu các kết quả nghiên cứu trên đề đƣa vào quy trình nghiên cứu tại phòng thực hành ngân hàng, trƣờng Đại học Lạc Hồng. 1.6 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Kết hợp với Khoa Công nghệ thông tin để xây dựng phần mềm quy trình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nhằm tạo sự trực quan sinh động cho sinh viên dễ tiếp thu. 1.7 KẾT CẤU ĐỀ TÀI Mục lục Danh mục từ ngữ viết tắt Danh mục bảng biểu, sơ đồ Chƣơng 1: Tổng quan 5 Chƣơng 2: Cơ sở lý luận về mô hình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp và quản trị rủi ro tín dụng Chƣơng 3: Xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp trong mô hình ngân hàng thực hành Chƣơng 4: Vận dụng mô hình logit để dự báo xác suất khả năng trả nợ Chƣơng 5: Nhận xét và đề xuất Kết luận Phụ lục Tóm tắt chƣơng 1 Nhƣ vậy trong chƣơng 1 nhóm tác giả đã trình ày tổng quan về đề tài nghiên cứu gồm các nội dung chính nhƣ: lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu, tổng quan nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài và kết cấu từng chƣơng. Tất cả những điều trên sẽ là cơ sở định hƣớng cho những ƣớc thực hiện tiếp theo trong đề tài. 6 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG Chƣơng 1 đã giới thiệu tổng quát về đề tài nghiên cứu. Đến chƣơng 2 tác giả sẽ giới thiệu về tổng quan về rủi ro và quản trị rủi ro, các mô hình xếp hạng doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc. Từ các lý thuyết đó sẽ làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp trong mô hình ngân hàng thực hành. Chƣơng này sẽ trình ày cơ sở lý luận về rủi ro và quản trị rủi ro tín dụng 2.1 TỔNG QUAN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG 2.1.1 Tổng quan về rủi ro tín dụng 2.1.1.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng [9] Ngân hàng thƣơng mại là loại doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa đặc biệt – hàng hóa tiền tệ. Đa phần trong đó là các khoản tiền gửi phải trả khi có yêu cầu. Tài sản của NH chủ yếu là các động sản tài chính (các khoản cho vay, chứng khoán) với tính rủi ro thị trƣờng, rủi ro tín dụng rất cao. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh NH có thể đƣợc phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau song đều có chung bản chất, đó là khả năng xảy ra những tổn thất cho Ngân hàng. Hoạt động tín dụng mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng, đồng thời cũng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Rủi ro tín dụng là kết quả của việc ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng và trong hợp đồng tín dụng ngân hàng nhận đƣợc cam kết là sẽ thanh toán cả gốc và lãi đầy đủ đúng hạn của khách hàng. RRTD phát sinh trong trƣờng hợp ngân hàng không thu đƣợc đầy đủ cả gốc và lãi của khoản cho vay, hoặc là việc thanh toán nợ gốc và lãi không đúng kỳ hạn. Theo quan điểm quản lý toàn bộ ngân hàng, RRTD là không thể tránh khỏi, là khách quan. Nhiều quan điểm cho rằng RRTD là bạn đƣờng trong kinh doanh, có thể đề phòng, hạn chế chứ không thể loại trừ. Do vậy, RRTD dự kiến luôn đƣợc xác định trƣớc trong chiến lƣợc hoạt động chung của ngân hàng. 7 2.1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng [9] - Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng đƣợc chia thành: Rủi ro tín dụng Rủi ro danh mục Rủi ro giao dịch Rủi ro lựa chọn Rủi ro đảm bảo Rủi ro nghiệp vụ Rủi ro nội tại Rủi ro tập trung (Nguồn: Nghiệp vụ Tín dụng và thẩm định tín dụng, Nguyễn Minh Kiều) Sơ đồ 2.1: Phân loại rủi ro tín dụng Rủi ro giao dịch là một hình thức của RRTD mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch bao gồm: rủi ro lựa chọn (rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, phƣơng án vay vốn để quyết định tài trợ của ngân hàng); rủi ro bảo đảm (rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm nhƣ mức cho vay, loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo,…); rủi ro nghiệp vụ (rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề). Rủi ro danh mục là RRTD mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, đƣợc phân thành rủi ro nội tại (xuất phát từ đặc điểm hoạt động và sử dụng vốn của khách hàng vay vốn, lĩnh vực kinh tế) và rủi ro tập trung (rủi ro do ngân hàng tập trung cho vay quá nhiều vào một số khách hàng, một ngành kinh tế hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao). - Căn cứ theo tính khách quan, chủ quan của nguyên nhân gây ra rủi ro + Rủi ro tín dụng khách quan + Rủi ro tín dụng chủ quan. 2.1.1.3 Đo lường rủi ro tín dụng [9 ] Các nhà kinh tế, các nhà phân tích ngân hàng đã sử dụng nhiều mô hình khác nhau để đánh giá RRTD. Bao gồm các mô hình phản ánh về mặt định lƣợng 8 (quantity models) và những mô hình phản ánh về mặt định tính – phƣơng pháp chất lƣợng, phƣơng pháp chủ quan hay phƣơng pháp truyền thống (quality, subjective, expert, or traditional methods) của RRTD. Ngoài ra, các mô hình này không loại trừ nhau, nên một ngân hàng có thể sử dụng nhiều mô hình để phân tích đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng. 2.1.1.4 Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng[9 ] Theo quy định của ngân hàng nhà nƣớc theo nội dung quyết định số 493/2005/QĐNHNN ngày 22/04/2005 và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc ngân hàng nhà nƣớc thì tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ thành 5 nhóm nhƣ sau:  Nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm nợ trong hạn đƣợc đánh giá có khả năng thu hồi đủ gốc và lãi đúng hạn và các khoản nợ có thể phát sinh trong tƣơng lai nhƣ các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay, chấp nhận thanh toán.  Nhóm 2: nợ cần chú ý, bao gồm nợ quá hạn dƣới 90 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ.  Nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dƣới 90 ngày.  Nhóm 4: nợ nghi ngờ, bao gồm nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày.  Nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn, bao gồm nợ quá hạn trên 360 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên 180 ngày và nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý. Cần lƣu ý là cho dù có tiêu chí thời gian quá hạn trả nợ cụ thể để phân loại nợ nhƣ trên, tổ chức tín dụng vẫn có quyền chủ động tự quyết định phân loại bất kỳ khoản nợ nào vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tƣơng ứng với mức độ rủi ro nếu đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng suy giảm. Tỷ lệ trích lập và công thức tính dự phòng cụ thể. Cho dù đƣợc phân loại theo phƣơng pháp nào, tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ 1, 2, 3, 4, và 5 lần lƣợt là 0%, 5%, 20%, 50% và 100%. Quyết Định 493 đƣa ra cách tính số tiền dự phòng bằng công thức hoàn toàn mới khác với cách tính dự phòng quy định tại các quy định trƣớc đây. Theo các quy định trƣớc đây, số 9 tiền dự phòng chỉ đơn giản bằng tỷ lệ trích dự phòng nhân với tài sản có từng nhóm. Trong khi đó, Quyết Định 493 đƣa ra công thức tính số tiền dự phòng nhƣ sau: R = max {0, (A-C)} x r Trong đó: R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích A: giá trị khoản nợ C: giá trị tài sản bảo đảm (nhân với tỷ lệ phần trăm do Quyết Định 493 quy định đối với từng loại tài sản bảo đảm) r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể Nhƣ vậy, số tiền dự phòng cụ thể không chỉ phụ thuộc vào giá trị khoản nợ và tỷ lệ trích lập dự phòng, mà còn phụ thuộc vào giá trị tài sản bảo đảm. Nếu giá trị tài sản bảo đảm sau khi đƣợc tính theo tỷ lệ phần trăm lớn hơn giá trị khoản nợ, thì số tiền dự phòng cũng ằng không có nghĩa là tổ chức tín dụng trên thực tế không phải lập dự phòng cho khoản nợ đó. 2.1.2 Tổng quan về quản trị rủi rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng 2.1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng trong NHTM [2] Quản trị rủi ro tín dụng trong NHTM là quá trình NH tác động đến hoạt động tín dụng thông qua bộ máy và công cụ quản lý để phòng ngừa, cảnh áo, đƣa ra các iện pháp nhằm hạn chế đến mức tối đa việc không thu đƣợc đầy đủ cả gốc và lãi của khoản vay hoặc thu gốc và lãi không đúng hạn 2.1.2.2 Mục tiêu của công tác quản trị rủi ro tín dụng [2] Mục tiêu công tác QTRRTD trong NHTM là đảm bảo hoạt động cho vay phát triển, an toàn và hiệu quả cao; hạn chế và kiểm soát đƣợc những tổn thất phát sinh từ hoạt động tín dụng; từ đó đem lại lợi nhuận cao nhất cho hoạt động NH. Để tối đa hóa giá trị cho chủ sở hữu của NH (các cổ đông), hoạt động tín dụng ngoài mục tiêu tạo ra giá trị và bảo toàn đƣợc giá trị đó, còn phải bảo vệ đƣợc thƣơng hiệu NH. Nhƣ vậy, mục tiêu của QTRRTD là tối đa hóa tỷ lệ thu nhập đã đƣợc điều chỉnh rủi ro của NH bằng việc duy trì mức độ RRTD trong phạm vi chấp nhận đƣợc. Do vậy, các NH cần QTRR vốn có, hiện hữu cả danh mục đầu tƣ cũng nhƣ trong từng khoản vay, từng hoạt động kinh doanh riêng lẻ. RRTD cần đƣợc xem xét trong mối tƣơng quan với các loại rủi ro khác. 10 2.1.2.3 Các công cụ chính để quản trị rủi ro tín dụng [2]  Chính sách tín dụng.  Giới hạn cấp tín dụng.  Định giá khoản vay.  Xếp hạng tín dụng.  Tài sản thế chấp.  Đa dạng hóa danh mục đầu tƣ. Tóm lại, quản trị rủi ro tín dụng là việc nhận diện-đánh giá-đo lƣờng và đề ra các biện pháp quản lý nhằm hạn chế sự xuất hiện của rủi ro và những thiệt hại khi chúng phát sinh, đồng thời xác định tƣơng quan hợp lý giữa vốn tự có của ngân hàng với mức độ mạo hiểm có thể trong sử dụng vốn của ngân hàng. Trong thời gian dài, các ngân hàng thực hiện quản trị rủi ro tín dụng dựa vào phân tích tín dụng truyền thống. Ngày nay, phƣơng pháp quản trị rủi ro thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đƣợc nhiều ngân hàng trên thế giới áp dụng. Ở Việt Nam, quản trị rủi ro tín dụng thông hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đang đƣợc Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam khuyến khích các ngân hàng áp dụng. 2.2 TỔNG QUAN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG 2.2.1 Khái niệm xếp hạng tín dụng [8] Tại Việt Nam thuật ngữ “corporate credit rating” đƣợc dịch với rất nhiều nghĩa khác nhau nhƣ xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, phân loại tín dụng doanh nghiệp, xếp loại doanh nghiệp, phân loại doanh nghiệp, định dạng tín dụng, xếp hạng khách hàng,… Trong đề tài nhóm tác giả xin đƣợc sử dụng thuật ngữ “Xếp hạng tín dụng” Theo khái niệm của công ty Moody’s thì “Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là đánh giá vị thế hiện tại và dự báo về triển vọng tƣơng lai của doanh nghiệp trên cơ sở tổng hợp các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính một cách có hiệu quả” Đứng trên góc độ của ngân hàng thƣơng mại thì “Xếp hạng doanh nghiệp là đánh giá hiện thời và dự đoán tƣơng lai về khả năng của ngƣời đi vay về việc hoàn trả tiền gốc và lãi của một khoản nợ nhất định’’ 11 2.2.2 Vai trò xếp hạng tín dụng [3] Hệ thống xếp hạng tín dụng (XHTD) của NHTM nhằm cung cấp những dự đoán khả năng xảy ra rủi ro tín dụng có thể đƣợc hiểu là sự khác iệt về mặt kinh tế giữa những gì mà ngƣời đi vay hứa thanh toán với những gì mà NHTM thực sự nhận đƣợc. Hệ thống XHTD giúp NHTM quản trị rủi ro tín dụng ằng phƣơng pháp tiên tiến, giúp kiểm soát mức độ tín nhiệm khách hàng, thiết lập mức lãi suất cho vay phù hợp với dự áo khả năng thất ại của từng nhóm khách hàng. NHTM có thể đánh giá hiệu quả danh mục cho vay thông qua giám sát sự thay đổi dƣ nợ và phân loại nợ trong từng nhóm khách hàng đã đƣợc xếp hạng, qua đó điều chỉnh danh mục theo hƣớng ƣu tiên nguồn lực vào những nhóm khách hàng an toàn. Đối với nhà đầu tƣ: XHTD giúp nhà đầu tƣ có thêm công cụ đánh giá rủi ro tín dụng, giảm thiểu chi phí thu thập, phân tích, giám sát khả năng trả nợ của các tổ chức phát hành trái phiếu, công cụ nợ. Đối với doanh nghiệp: XHTD giúp các công ty mở rộng thị trƣờng vốn trong và ngoài nƣớc, giảm ớt sự phụ thuộc vào các khoản vay ngân hàng. XHTD cũng giúp duy trì sự ổn định nguồn tài trợ cho công ty, các công ty đƣợc xếp hạng cao có thể duy trì đƣợc thị trƣờng vốn hầu nhƣ trong mọi hoàn cảnh, ngay cả khi thị trƣờng vốn có những iến động ất lợi. XHTD càng cao thì chi phí vay (lãi suất) càng giảm, các nhà đầu tƣ sẵn sàng nhận một mức lãi suất thấp hơn cho một chứng khoán an toàn hơn. XHTD giúp cho nguồn tài trợ linh hoạt hơn, công ty phát hành có thể cơ cấu thời hạn và tổng giá trị chứng khoán phát hành một cách thích hợp. Đối với Chính Phủ và thị trƣờng tài chính: XHTD giúp thị trƣờng tài chính minh ạch hơn, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế và tăng cƣờng khả năng giám sát thị trƣờng của Chính Phủ. 2.2.3 Các nguyên tắc xếp hạng và quy trình xếp hạng tín dụng 2.2.3.1 Các nguyên tắc xếp hạng [9] Xếp hạng tín nhiệm ra đời từ đầu thế kỷ 20 với mục tiêu cơ ản là dự đoán khả năng vỡ nợ và dự đoán giá trị hợp đồng tại những thời điểm có khả năng vỡ nợ. Việc phân tích dựa trên các nguyên tắc cơ ản sau :  Nguyên tắc 1 : Phân tích các yếu tố định tính và định lượng. 12 (1) Các dữ liệu định lƣợng: Là những quan sát đƣợc đo lƣờng bằng số, các dữ liệu đƣợc lấy trên các báo cáo tài chính. Ví dụ nhƣ những chỉ tiêu lợi nhuận, chi phí trả lãi vay, vốn lƣu động. (2) Các dữ liệu định tính: Đó là những quan sát không đo lƣờng đƣợc bằng số. Trong tập dữ liệu định tính mỗi quan sát sẽ và chỉ thuộc về một kiểu loại nào đó. Ví dụ nhƣ tình hình cạnh tranh, xu hƣớng thị trƣờng, vị thế kinh doanh của công ty, sự đa dạng hoá hoạt động và các luật lệ, quy định.  Nguyên tắc 2 : Việc phân tích được tiến hành bằng phương pháp “trên xuống”, có nghĩa là phân tích từ các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến công ty đến các yếu tố của bản thân công ty theo trình tự sau: (1) Phân tích rủi ro mang tính vĩ mô về xu hƣớng của quốc gia, ngành nhƣ tốc độ tăng trƣởng kinh tế của quốc gia, sự ổn định về chính trị, chính sách tài chính, sự mở cửa thị trƣờng …; (2) Phân tích rủi ro hoạt động kinh doanh nhƣ tình hình cạnh tranh, xu hƣớng thị trƣờng, vị thế kinh doanh của công ty, sự đa dạng hoá hoạt động và các quy định; (3) Phân tích rủi ro tài chính bao gồm hàng loạt chỉ tiêu phụ thuộc vào từng ngành nghề, kết hợp so sánh giữa rủi ro tài chính và rủi ro kinh doanh, xem xét độ linh hoạt tài chính cũng nhƣ chính sách tài chính; (4) Phân tích hƣớng phát triển của công ty nhƣ chất lƣợng ban quản lý và chiến lƣợc kinh doanh; (5) Phân tích tình trạng pháp lý của doanh nghiệp.  Nguyên tắc 3 : Xây dựng thang điểm các chỉ tiêu đơn giản, dễ hiểu, dễ so sánh. Các chỉ tiêu được cho điểm, sau đó tổng hợp lại và phản ánh qua ký hiệu xếp hạng. 2.2.3.2 Quy trình xếp hạng tín dụng [3] Quy trình xếp hạng đƣợc các TCTD xây dựng dựa trên chính sách tín dụng và các quy định có liên quan. Tuy nhiên, một quy trình thông thƣờng nhất gồm có 3 bƣớc cơ bản nhƣ sau:  Bước 1: Thu thập thông tin liên quan đến các chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá đƣợc thiết lập trong hệ thống XHTD nội bộ của đơn vị. Hầu hết các bộ cẩm nang hƣớng dẫn xếp hạng đều thiết kế bảng câu hỏi thu thập thông tin khách hàng. Cán bộ tín 13 dụng sẽ cập nhật thông tin qua quá trình thẩm định, qua các tài liệu khách hàng cung cấp cũng nhƣ qua các kênh thông tin đáng tin cậy khác nhƣ CIC, Internet…  Bước 2: Nhập các dữ liệu đầu vào và phân tích bằng mô hình để đƣa ra kết luận về mức xếp hạng. Mô hình này đƣợc cài đặt và chay thử theo đúng thời gian quy định của NHNN trƣớc khi chính thức đƣợc áp dụng. Trong đó, hệ thống sử dụng đồng thời các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính. Đối với chỉ tiêu phi tài chính chỉ là định tính nên yêu cầu phải đƣợc sử dụng khách quan, linh hoạt và phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp, từng lĩnh vực ngành nghề kinh doanh. Hệ thống chấm điểm sẽ tự động đƣa ra kết quả về tổng số điểm đạt đƣợc, mức xếp hạng và tình trạng phân loại nợ tƣơng ứng. Kết quả xếp hạng tín dụng tại các TCTD chỉ mang tính nội bộ và thƣờng không đƣợc công bố rộng rãi.  Bước 3: Theo dõi tình trạng tín dụng của các đối tƣợng đƣợc xếp hạng. Định kỳ TCTD lập các báo cáo phân tích đánh giá, so sánh giữa kết quả xếp hạng và tình hình thực tế rủi ro xảy ra, và dựa trên tần suất phải điều chỉnh mức xếp hạng đã thực hiện đối với khách hàng để xem xét, kiến nghị điều chỉnh mô hình. 2.2.4 Các chỉ tiêu thƣờng dùng để xếp hạng hạng tín nhiệm doanh nghiệp. Để xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp, thông thƣờng gồm hai nhóm chỉ tiêu sau : 2.2.4.1 Các chỉ tiêu tài chính.[9] Đây là các chỉ tiêu định lƣợng, đƣợc lấy trực tiếp hoặc kết quả tính toán dựa trên các áo cáo tài chính nhƣ ảng tổng kết tài sản, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng lƣu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp. a. Các tỷ số khả năng thanh toán. + Khả năng thanh toán tổng quát. + Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. + Khả năng thanh toán nhanh. + Khả năng thanh toán nợ. + Khả năng thanh toán lãi vay. b. Các chỉ số phản ánh hiệu suất sử dụng vốn sản xuất kinh doanh. + Vòng quay vốn lƣu động. + Vòng quay toàn bộ tài sản. + Vòng quay hàng tồn kho. 14 + Vòng quay các khoản phải thu c. Các tỷ số phản ánh kết cấu tài chính. + Tỷ số tự tài trợ. + Tỷ số nợ d. Các tỷ số phản ánh khả năng sinh lời. + Tỷ suất lợi nhuận doanh thu.(ROS) +Tỷ suất lợi nhuận của tài sản (ROA). + Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). 2.2.4 2 Các chỉ tiêu phi tài chính. [9] Đây là các chỉ tiêu định tính, nguồn của các chỉ tiêu này đƣợc lấy không phải chỉ dựa trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, các thông tin này đƣợc thu thập từ nhiều nguồn cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Để xác định các chỉ tiêu này một cách chính xác đòi hỏi ngƣời xếp hạng phải có trình độ, am hiểu về lĩnh vực nhất định. a. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh phản ánh triển vọng phát triển của ngành, của sản phẩm mà doanh nghiệp đang hoạt động. Những lĩnh vực đang phát triển. có sự tăng trƣởng cao thì mức độ tín nhiệm sẽ cao hơn so với những lĩnh vực, những ngành đang suy thoái. b. Uy tín trong quan hệ với các tổ chức tín dụng. Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp trong quan hệ với các tổ chức tín dụng có trả nợ đúng hạn, thực hiện đầy đủ các cam kết hay không. Khi doanh nghiệp luôn trả nợ đầy đủ và đúng hạn cho thấy doanh nghiệp có tín nhiệm với các tổ chức tín dụng, sử dụng vốn có hiệu quả. c. Khả năng trả nợ từ lƣu chuyển tiền tệ. Chỉ tiêu này cho biết khả năng trả nợ gốc trung dài hạn trong tƣơng lai. Tính toán chỉ tiêu này dựa vào nguồn thu nhập dự kiến từ phƣơng án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tƣ. Dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao thì khả năng trả nợ từ lƣu chuyển tiền tệ sẽ lớn. d. Trình độ quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp. Trình độ quản lý thể hiện ở kinh nghiệm chuyên môn, trình độ học vấn, khả năng lãnh đạo điều hành, tính năng động, nhậy bén trong hoạt động kinh doanh… đây là yếu 15 tố rất quan trọng trong quản lý doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có an lãnh đạo có năng lực, có chuyên môn cao sẽ tạo đƣợc niềm tin trong quan hệ với ngân hàng. e. Các chỉ tiêu khác. Doanh nghiệp cũng chỉ là một chủ thể trong hoạt động kinh doanh, chịu sự tác động bởi rất nhiều các yếu tố từ ên ngoài nhƣ chính sách của nhà nƣớc, nhà cung cấp, ngƣời tiêu dùng, sản phẩm thay thế, sự phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên…, những doanh nghiệp phụ thuộc vào bên ngoài nhiều thì mức độ tín nhiệm sẽ thấp hơn so với những doanh nghiệp có ít sự phụ thuộc hơn. 2.2.5 Các phƣơng pháp xếp hạng tín dụng [9] Căn cứ vào mục đích và đối tƣợng của XHTD có thể chia thành các phƣơng pháp sau: 2.2.5.1 Phương pháp chuyên gia [11] Phƣơng pháp chuyên gia là phƣơng pháp thu thập và xử lý những đánh giá dự áo ằng cách tập hợp và hỏi ý kiến các chuyên gia giỏi thuộc một lĩnh vực hẹp của khoa học. Quá trình áp dụng phƣơng pháp chuyên gia có thể chia thành a giai đoạn lớn:  Lựa chọn chuyên gia;  Trƣng cầu ý kiến chuyên gia;  Thu thập và xử lý các đánh giá dự áo. Chuyên gia giỏi là ngƣời thấy rõ nhất những mâu thuẫn và những vấn đề tồn tại trong lĩnh vực hoạt động của mình, đồng thời về mặt tâm lý họ luôn luôn hƣớng về tƣơng lai để giải quyết những vấn đề đó dựa trên hiểu iết sâu sắc, kinh nghiệm phong phú và linh cảm nghề nghiệp nhạy én. Phƣơng pháp chuyên gia dựa trên cơ sở đánh giá tổng kết kinh nghiệm, khả năng phản ánh tƣơng lai một cách tự nhiên của các chuyên gia giỏi và xử lý thống kê các câu trả lời một cách khoa học. Nhiệm vụ của phƣơng pháp là đƣa ra những dự áo khách quan về tình hình hiện tại và tƣơng lai phát triển của một lĩnh vực khoa học dựa trên việc xử lý có hệ thống các đánh giá dự áo của các chuyên gia. Trong XHTD phƣơng pháp này dựa trên những kinh nghiệm đã đƣợc đúc kết của các chuyên gia, qua đó để có thể tìm ra ản chất của mối quan hệ giữa có nguy cơ phá sản và các nhân tố ảnh hƣởng đến nó. Kinh nghiệm đƣợc tích lũy từ:  Những quan sát và trải nghiệm thực tế mang tính chủ quan.  Phỏng đoán về mối tƣơng quan của việc kinh doanh và có nguy cơ phá sản.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan