Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Xây dựng mô hình thư viện xanh trường th hoằng thắng....

Tài liệu Xây dựng mô hình thư viện xanh trường th hoằng thắng.

.PDF
13
138
114

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GD&ĐT HOẰNG HÓA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM XÂY DỰNG MÔ HÌNH THƯ VIỆN XANH TRƯỜNG TIỂU HỌC HOẰNG THẮNG _ HOẰNG HÓA THANH HÓA Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Chức vụ: Cán bộ thư viện Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Hoằng Thắng SKKN thuộc lĩnh vực: Thư viện THANH HÓA NĂM 2018 MỤC LỤC TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Các phần của sáng kiến kinh nghiệm Trang 1. Phần mở đầu 1 1.1. Lí do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 1 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 2. Phần nội dung của sáng kiến 2 2.1. Cơ sở lí luận 2 2.2. Thực trạng vấn đề 2 2.3. Giải pháp, biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 3 2.4. Hiệu quả của sáng kiến 6 3. Phần kết luận, kiến nghị 7 3.1. Kết luận 7 3.2. Những kiến nghị, đề xuất 8 Những hình ảnh của Thư viện xanh Trường tiểu học Hoằng 9 Thắng – Hoằng Hóa – Thanh Hóa 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1: Lí do chọn đề tài: Trường Tiểu học Hoằng Thắng là một trường học đạt chuẩn quốc gia mức độ I và đang phấn đấu trở thành trường học đạt chuẩn quốc gia mức độ II trong năm học tới: 2018-2019 và thư viện trường cũng đã đạt danh hiệu Thư viện tiên tiến năm học 2009-2010 nên cần phải phát triển thư viện hơn nữa để giữ vững được danh hiệu đó. Hiện nay đa phần mô hình hoạt động thư viện ở các trường học phổ thông nói chung và trường tiểu học nói riêng trong huyện đều hoạt động trong điều kiện khép kín đó là thư viện truyền thống trong nhà. Có nhiều quan niệm cho rằng : Thư viện chỉ là kho chứa sách, thiếu đồ dùng thiếu cơ sở vật chất cơ bản như: bàn ghế, nguồn sách nghèo nàn, chưa phong phú, cán bộ thư viện ở các trường chủ yếu là kiêm nhiệm chưa chăm lo đến công tác thư viện trường mình nên hiệu quả hoạt động của thư viện chưa cao. Mặt khác để hưởng ứng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ Giáo dục và đào tạo thì các hoạt động giáo dục trong nhà trường phải đảm bảo an toàn, thân thiện, gần gủi và hiệu quả thì vai trò của thư viện trường học thân thiện càng trở nên quan trọng và cần thiết. Thư viện phải làm thế nào để thu hút được nhiều bạn đọc, tạo thuận lợi cho giáo viên và học sinh khi tham gia đọc sách, phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và nâng cao chất lượng dạy và học. Do đó mô hình xây dựng thư viện xanh,thư viện ngoài trời,thư viện thân thiện của trường Tiểu học Hoằng Thắng mang tên “Thư viện xanh” được ra đời nhằm đáp ứng các yêu cầu đó. 1.2: Mục đích nghiên cứu: Việc xây dựng “THƯ VIỆN XANH” nhằm giữ vững danh hiệu thư viện đã đạt được, tăng chỗ ngồi cho học sinh,tạo môi trường học tập mở, tạo cơ hội cho HS tiếp cận thông tin, rèn luyện thói quen và kỹ năng đọc sách giúp HS gắn bó với thư viện và tham gia tích cực hoạt động thư viện. Củng cố và phát huy thư viện trường học, nhằm tạo sự yêu thích đọc sách trong giáo viên và học sinh để thư viện là nơi thu hút là nơi để giáo viên giải trí, bồi dưỡng kiến thức là môi trường thân thiện cho các em học sinh học tập và sáng tạo và phát triển tư duy, thực hiện các hoạt động giải trí, giảm bớt căng thẳng sau các giờ học trên lớp. Tạo thói quen đọc sách trong giáo viên và học sinh và kích thích nhu cầu đọc sách báo tìm hiểu qua sách báo, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và học sinh. Giúp bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh. Hỗ trợ tích cực cho việc dạy và học trong hoạt động chuyên môn. Phát triển mối quan hệ thân ái, tích cực giữa các thầy cô giáo với các em học sinh theo nhiều chiều và có sự tham gia các cấp lãnh đạo, các thầy cô giáo và cả hội cha mẹ học sinh. Góp phần thực hiện thành công phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 1.3: Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng áp dụng nghiên cứu là: Cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường, các bậc phụ huynh học sinh . Phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực là một phong trào mang tính tích cực và cần thiết cho các trường học. Trong đó mô hình thư viện xanh, thư viện ngoài trời, là một nội dung rất mới với trường Tiểu học Hoằng Thắng cũng như các trường bạn trong địa bàn cần được tổ chức xây dựng và đưa vào hoạt động có hiệu quả. Qua đó có thể nhân rộng đối với tất cả các đơn vị nhà trường trên địa bàn huyện Hoằng Hóa. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tài liệu: Đọc tài liệu sách, báo, sách tham khảo, qua mạng internet. Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động của cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh trong toàn trường, phụ huynh học sinh. Phương pháp điều tra: Tìm hiểu thực trạng đọc sách ở trường. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm bản thân. 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận: Thư viện trường học, chúng ta hiểu đó là nơi mượn sách và nghiên cứu tài liệu của giáo viên và học sinh trong nhà trường. Tuy nhiên, những năm gần đây Bộ GD&ĐT đã đưa ra những quy định, tiêu chuẩn rất cụ thể về cơ sở vật chất, trang thiết bị; về diện tích không gian, tiêu chuẩn tài liệu và các hình thức tổ chức hoạt động cho một thư viện trường học. Chỉ rõ tầm quan trọng của thư viện trong một tổ chức nhà trường. Trong những năm gần đây, khi Bộ GD&ĐT phát động phong trào " xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" thì thư viện trường học được biết đến với tên và nội dung mới: Thư viện trường học thân thiện, thư viện ngoài trời, thư viện xanh. Thư viện trường học thân thiện, thư viện ngoài trời, thư viện xanh được hiểu: Đó là nơi để CB, GV, NV và các em học sinh có thể vui chơi, đọc sách, thể hiện năng khiếu, sở trường của bản thân, thể hiện tinh thần đoàn kết, thân ái, không phân biệt đối tượng; là nơi trao đổi và tìm hiểu thông tin qua các phương tiện Internet; đồng thời là nơi lưu giữ nét văn hóa của địa phương. Dựa theo những nội dung trên và một số tiêu chuẩn khác, ngoài việc xây dựng các nội dung tại phòng thư viện chính. Trường Tiểu học Hoằng Thắng đã bám sát tình hình thực tế của nhà trường để xây dựng kế hoạch và đưa vào tổ chức hoạt động mô hình thư viện trường học thân thiện với nội dung: Thư viện ngoài trời “ Thư viện xanh” tại các gốc cây ở một góc sân trường với mục đích tăng thêm các điểm đọc sách cho giáo viên và học sinh; tạo môi trường thân thiện cho học sinh trên cơ sở học sinh tự quản và tự do sử dụng tài liệu, tạo sự hòa đồng giữa học sinh các khối. Mở rộng thêm đối tượng phục vụ là các phụ huynh học sinh có thể sử dụng thư viện xanh vào giờ đón con. 2.2. Thực trạng vấn đề: a. Thuận lợi – khó khăn: * Thuận lợi: Công tác thư viện trường học trong những năm gần đây đang được Đảng, nhà nước, các cấp, các ban ngành, đoàn thể từ TW đến địa phương rất quan tâm. Ban giám hiệu luôn chú trọng đầu tư vào việc xây dựng cơ sở vật chất. Luôn quan tâm đến công tác tổ chức tuyên truyền giới thiệu sách, báo, công tác phục vụ bạn đọc. Phụ trách thư viện có chuyên môn nghiệp vụ, nhiệt tình, năng nổ, hòa nhã, vui vẽ, thường xuyên quan tâm đến công tác bạn đọc. Luôn đổi mới hình thức phục vụ vì vậy bạn đọc rất ham muốn đến thư viện. Nhà trường đã có những thuận lợi trong việc đã được công nhận trường TH đạt chuẩn quốc gia giai đoạn I và thư viện đã đạt danh hiệu “Thư viện tiên tiến” năm 2010 . Nhà trường có đội ngũ giáo viên, học sinh rất hiếu học, ham đọc sách. * Khó khăn: Do điều kiện kinh phí còn hạn chế nên việc bổ sung vốn tài liệu hằng năm ít, vì vậy ảnh hưởng không nhỏ đến việc bạn đọc tới thư viện. Những lúc thời tiết mưa gió sẽ không phục vụ được bạn đọc. Hay bị mất tài liệu. Phòng kho sách, kho đồ dùng - thiết bị, phòng đọc còn chung 1 phòng nên chỗ ngồi đọc sách của hs và gv rất ít. Số tài liệu trong thư viện chưa phong phú ,đã cũ, bị bẩn, rách rất nhiều. b.Các nguyên nhân, yếu tố tác động: Cán bộ thư viện phải là người chịu khó, hết lòng với công việc, Phải nắm bắt được nhu cầu của bạn đọc như nhu cầu của chính bản thân mình, phải hòa nhã, gần gũi, thân thiện thì bạn đọc đến thư viện ngày càng đông hơn. Mưa gió ảnh hưởng đến công tác bảo quản. Tài liệu dễ bị mất,bị rách, bị giành giật tranh nhau. c. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra: Lúc đầu số lượng học sinh xuống thư viện truyền thống chưa nhiều, rải rác ở các lớp, thậm chí có lớp chưa có học sinh tham gia. Do diện tích phòng đọc chật, thiếu bàn đọc,và các em còn ngại không giám xuống thư viện, chưa biết cách tra cứu mục lục, tìm kiếm còn chậm, mất nhiều thời gian. Vào giữa năm học 2017-2018 thư viện xây dựng kế hoạch và đã được sự đồng ý của Ban giám hiệu. Tiến hành xây dựng và đưa thư viện ngoài trời vào hoạt động, phát động phong trào đọc sách đến toàn thể giáo viên và học sinh trong nhà trường cùng hưởng ứng. Dần về sau, số lượng học sinh đến đọc sách, mượn sách ngày một nhiều hơn. Số lượng sách luân chuyển cũng cao hơn. Ngoài sự quan tâm của Ban giám hiệu, thư viện còn được sự hỗ trợ nhiệt tình của các đoàn thể, tập thể giáo viên, là những người luôn khuyến khích, cổ vũ, động viên học sinh đến thư viện đọc sách, báo, tìm hiểu trao dồi kiến thức.Đặc biệt là Tổ cộng tác viên thư viện và Giáo viên chủ nhiệm lớp là người nhắc nhở hướng dẫn các em học sinh thực hiện nội quy thư viện có hiệu quả cao nhất. Thu hút nhiều bạn đọc đến với thư viện tích cực hơn, vòng quay vốn tài liệu nhiều hơn, giới thiệu sách đến với đọc giả nhanh chóng, thuận tiện hơn. 2.3. Giải pháp, biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp: Rà soát tình hình và điều kiện thực tế, xác định những thuận lợi, khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực và kinh phí để xây dựng và đưa “Thư viện xanh” vào hoạt động. b. Cách thức xây dựng mô hình và tổ chức hoạt động của “Thư viện xanh”: - Cách thức xây dựng mô hình “Thư viện xanh”: Sau khi cán bộ thư viện (CBTV) trình bày ý tưởng xây dựng “Thư viện xanh” và được BGH đồng ý, CBTV lên kế hoạch cụ thể, báo cáo Ban Giám hiệu nhà trường các nội dung cần triển khai và xây dựng, các trang thiết bị cần đầu tư mua sắm, thiết kế cổng thư viện, hộp đựng sách, vị trí đặt hộp, vốn tài liệu và các nội dung khác. Công việc cụ thể để tiến hành xây dựng thư viện ngoài trời mang tên “Thư viện Xanh” được tiến hành thực hiện với bảng phân công công việc như sau: Cụ thể: - Mỗi khối phụ trách một gốc cây: Trang trí, treo hộp đựng sách, theo dõi, bảo quản, tu bổ và hoạt động đọc sách tại khu vực của khối . T Nội dung công việc Đối tượng thực hiện T 1 Chỉ đạo, theo dõi chung BGH Căng dây, làm cổng chào, treo các hộp đựng Bảo vệ , GV nam sách, trang trí cờ đuôi neo, kê ghế ngồi, treo 2 khẩu hiệu thư viện, bảng nội quy thư viện xanh,... Trang trí hộp, trang trí giọ hoa, trang trí khuôn Giáo viên và học sinh 3 viên của gốc cây số: 1 khối: 1 Trang trí hộp, trang trí giọ hoa, trang trí khuôn Giáo viên và học sinh 4 viên của gốc cây số: 2 khối: 2 Trang trí hộp, trang trí giọ hoa, trang trí khuôn Giáo viên và học sinh 5 viên của gốc cây số: 3 khối: 3 Trang trí hộp, trang trí giọ hoa, trang trí khuôn Giáo viên và học sinh 6 viên của gốc cây số: 4 khối : 4 Trang trí hộp, trang trí giọ hoa, trang trí khuôn Giáo viên và học sinh 7 viên của gốc cây số: 5 khối : 5 8 9 Hướng dẫn trang trí, hỗ trợ trang trí cùng các CBTV, KT, GV đặc khối thù, tổ cộng tác viên thư viện - Lên kế hoạch hoạt động của thư viện - CBTV, GV trực - Chịu trách nhiệm nội dung hoạt động - Toàn trường - Bảo quản, theo dõi , tu bổ CSVC “Thư viện - GVCN và HS khối xanh” của khối. đó - Tổ chức hoạt động của “Thư viện xanh”: Khi đã xây dựng được cơ sở vật chất cho thư viện xanh thì việc tổ chức hoạt động thư viện ngoài trời cũng là cả một vấn đề cần lưu ý. Mới đầu đi vào hoạt động sẽ gặp rất nhiều sự khó khăn lúng túng, vấn đề phát sinh. Thư viện xanh đòi hỏi phải có sự tổ chức tốt để có thể quản lý được lượng sách báo ngoài thư viện xanh mà ai cũng có thể lấy được đồng thời sử dụng có hiệu quả. Ngoài hoạt động của cán bộ thư viện, phải huy động sự vào cuộc có trách nhiệm cao của toàn nhà trường. Cụ thể: Mô hình thư viện xanh đi vào hoạt động với bảng phân công sau: TT Nội dung hoạt động Đối tượng thực Thời gian hiện Phân loại từng khu vực để sách cho dễ sử CBTV Giờ giao ban 1 dụng,trực tiếp xuất sách, báo vào vị trí đã mỗi tuần quy định, kiểm soát sách xuất ra- thu vào. Mang sách ra và thu về. Mỗi tuần luân CBTV, các em Đầu tuần, 2 chuyển sách một lần. trong tổ CTV cuối tuần Phân công cho các em trong đội Cộng tác CBTV,GV Thường viên, các lớp trưởng, lớp phó phụ trách trực, GVCN xuyên từng khu vực sách hoặc gốc cây của khối 3 nào khối đó bảo quản, sử dụng. Nhắc nhở học sinh thường xuyên.Hướng dẫn hs đọc sách, bảo quản sách, cất sách đúng nơi quy định. GV,HS hoạt động đọc sách tại thư viện GV,HS Đầu buổi 4 xanh cần tự giác giữ gìn sách, thực hiện học, giờ ra, nội quy thư viện tan học Phát động “quyên góp sách” truyện và Toàn trường 1 hoặc 2 lần/ 5 sách tham khảo nhằm “góp 1 cuốn được năm học đọc nhiều cuốn”. Có khen thưởng những cá nhân, tập thể BGH,CBTV Cuối kỳ,cuối thực hiện tốt . Nhắc nhở những cá nhân năm 6 tập thể thực hiện không tốt.Đánh giá xếp loại thi đua. c. Điều kiện thực hiện tác dụng của giải pháp, biện pháp: Từng bước triển khai xây dựng và tổ chức các hoạt động của thư viện ngoài trời “ Thư viện xanh”: Chọn vị trí hợp lí trên sân trường, đảm bảo học sinh tham gia sử dụng hộp sách thuận tiện, đồng thời để nhân viên thư viện và giáo viên dễ quan sát các hoạt động của học sinh khi tham gia đọc sách. Hộp sách được treo ở các gốc cây nhằm sử dụng bóng mát của cây làm chỗ ngồi cho học sinh khi đọc sách. Trang trí khu vực rào chắn thư viện xanh phải đảm bảo tính thẩm mĩ, thân thiện với môi trường. Bố trí ghế đá làm chỗ ngồi dưới các tán lá cây sà cừ để lám bóng mát, có thể đặt thêm ghế nhựa để tăng thêm chỗ ngồi khi có số lượng học sinh tham gia đông. Trên các gốc cây bố trí các khẩu hiệu với mục đích nhắc nhở các em học sinh khi sử dụng thư viện xanh. Có thể dùng các khẩu hiệu sau: - Nhớ cất sách vào đúng hộp bạn nhé! - Em hãy tìm tòi và ham học hỏi nhé! - Hãy giữ gìn sách nhé em! -Em hãy đi nhẹ nói khẽ nhé! Phát triển vốn tài liệu bằng hình thức phát động phong trào quyên góp sách từ giáo viên và học sinh trong toàn trường với khẩu hiệu: “Góp một cuốn sách được đọc nhiều cuốn sách khác”, “ Hãy phát huy tính tích cực của học sinh để xây dựng thư viện trường học thật sự thân thiện”. Để tăng thêm ý nghĩa và hiệu quả của phong trào quyên góp sách, Thư viện nhà trường đã tham mưu với Ban Giám hiệu, kết hợp cùng Tổng phụ trách đội và giáo viên chủ nhiệm. Kêu gọi quyên góp nhắc nhở các em vào buổi chào cờ đầu tuần, khích lệ, động viên học sinh tham gia phong trào nhiệt tình, đạt kết quả cao hơn. Đầu tư mua thêm tài liệu, sách tham khảo, báo tạp chí phù hợp với lứa tuổi học sinh. Thực hiện lựa chọn, luân chuyển sách trong tủ sách lưu động theo kế hoạch từng tuần, tháng, từng kì hoặc khi có tài liệu mới. Kiểm kê, quản lý số lượng, chất lượng tài liệu khi luân chuyển. Thành lập đội học sinh cộng tác viên thư viện ở cả 5 khối lớp. Có lịch hoạt động hàng tuần cho từng thành viên, phù hợp với lịch học của từng khối. Đội cộng tác viên có nhiệm vụ quan sát các hoạt động học sinh tham gia sử dụng thư viện xanh, nhắc nhở các bạn khi các bạn thực hiện chưa đúng quy định và báo cáo cho cán bộ quản lí thư viện kịp thời để thư viện nhà trường có hình thức nhắc nhở và xử lí kịp thời những em học sinh thực hiện nội quy của Thư viện chưa tốt. d. Những rủi ro và hướng khắc phục: Do là thư viện ngoài trời nên CSVC: Hộp đựng sách, dây treo, dây nơ phải chịu nắng mưa nên sẽ bị hao mòn nhanh hơn trong nhà. Khắc phục: Do những loại trên dễ kiếm, dễ thay thế và giá thành rẽ nên việc thay thế thì không đáng lo ngại nhiều. Khi hoạt động đọc sách toàn trường sẽ rất lộn xộn, khó khăn bước đầu khi gv,hs mới được làm quen.Tài liệu dễ bị mất,bị rách, bị giành giật tranh nhau . Khắc phục: Cần sự quan tâm nhiệt tình,nhắc nhở hs thường xuyên của toàn thể CBGV,phụ huynh để các em thực hiện tốt nội quy thư viện và dần dần vào nếp hơn. Yêu cầu Tổ cộng tác viên thư viện phải hoạt động thực sự hiệu quả. Các em học sinh phải có ý thức bảo quản giữ gìn tốt. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: Khắc phục được những tồn tại mà thư viện truyền thống chưa làm được. a. Đối với đối tượng bạn đọc: CBGV, phụ huynh, học sinh và phong trào giáo dục trong nhà trường. Sau khi mô hình Thư viện xanh được đưa vào hoạt động đã được sự hưởng ứng nhiệt tình của cán bộ, giáo viên, nhân viên, đặc biệt là các em học sinh trong toàn trường. Từ đó thấy được tính tích cực của học sinh khi tham gia các phong trào mang tính tập thể mà nhà trường tổ chức và phát động. Đổi mới và mở rộng các hình thức phục vụ bạn đọc đã phát huy tác dụng của sách báo đối với chất lượng giáo dục của nhà trường là phát triển vòng quay của sách. Bên cạnh các hình thức phục vụ truyền thống thư viện sáng tạo ra nhiều hình thức phục vụ bạn đọc hiệu quả: Thư viện xanh đáp ứng được chỗ ngồi rộng, thoáng mát,thoải mái cho gv, hs đọc sách, chơi cờ...Nhờ thay đổi hình thức này mà Thư viện đã thu hút được rất nhiều giáo viên đến mượn sách, báo. Cán bộ Thư viện đã gợi mở, hướng dẫn bạn đọc tìm sách, phân loại nội dung từng cuốn sách, gây hứng thú trong đọc giả, khơi dậy sự tò mò cho người đọc, để giáo viên tích cực tìm tài liệu đọc sách báo ở thư viện nhà trường. Phong trào học tập, nghiên cứu tài liệu của các em học sinh từ khối 1 đến khối 5 phát triển rõ rệt: 100 % giáo viên, 90% học sinh tham gia đọc sách tại thư viện xanh, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu đọc sách ngày càng cao của giáo viên và học sinh trong trường, góp phần trong công tác giữ gìn và phát huy văn hóa đọc. Tăng tính đoàn kết, thân thiện giữa nhà trường với phụ huynh học sinh, giữa học sinh với học sinh, học sinh và giáo viên. Thu hút cả những phụ huynh học sinh đọc sách tại thư viện xanh trong lúc chờ đón con em tan học. Thư viện xanh là nơi để các em học sinh giải tỏa tâm lí, giảm bớt áp lực về học tập sau mỗi tiết học căng thẳng trên lớp. Là nơi các em cảm nhận được sự thoải mái, gần gủi với thiên nhiên, thân thiện với môi trường góp phần tạo ra một nền giáo dục thời hiện đại. Qua việc lựa chọn và luân chuyển các loại tài liệu phù hợp với lứa tuổi học sinh trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đã cơ bản cải thiện và tăng thêm hiểu biết cho phần lớn học sinh trong trường. b. Đối với CBTV: Bản thân đã thấy mình hiểu về sách hơn, gần gủi với bạn đọc hơn trong quá trình thực tế xây dựng và tổ chức hoạt động mô hình “Thư viện xanh” tại trường. Đạt được mục đích giới thiệu tới các đồng nghiệp và trao đổi kinh nghiệm với các cán bộ thư viện của các trường khác,để xây dựng mô hình thư viện xanh đạt hiệu quả ngày một tốt hơn. 3. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGH 3.1. Kết luận: Trên thực tế để tổ chức hoạt động của mô hình Thư viện ngoài trời có hiệu quả thì người cán bộ thư viện phải thật sự tâm huyết và xác định được phương châm: Sẵn sàng phục vụ bạn đọc trong mọi hoàn cảnh. Tất cả tài liệu trước khi chuyển vào thư viện xanh đều phải được sử lí kĩ thuật thư viện: Có số đăng kí, có dấu thư viện trên trang tên sách và trang 17 của sách. Đội cộng tác viên thư viện phải được chọn ở tất cả các khối lớp. Mỗi lớp hai em học sinh nhanh nhẹn, trung thực và nhiệt tình trong công tác được giao. Kế hoạch hoạt động tự quản của đội Cộng tác viên Thư viện được lập thật cụ thể cho từng cộng tác viên trong từng ngày, từng tuần và không ảnh hưởng tới lịch học của các em. Cán bộ thư viện phải thường xuyên nắm được số lượng của tài liệu trước và sau khi luân chuyển định kì, để từ đó có hình thức giáo dục học sinh phù hợp thì hoạt động của thư viện xanh mới duy trì có hiệu quả lâu dài. Để hoạt động lâu dài, có hiệu quả thì cán bộ Thư viện phải thường xuyên kết hợp chặt chẽ với tổng phụ trách Đội và các giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc nhắc nhở, tuyên dương các em học sinh khi tham gia đọc sách tại thư viện xanh một cách kịp thời. Cần lắng nghe những ý kiến góp ý xây dựng hoặc ý kiến phản ánh của bạn đọc để xây dựng thư viện xanh ngày càng hoàn thiện, phục vụ bạn đọc được tốt hơn. * Khả năng phát triển và mở rộng phạm vi của SKKN: Mô hình Thư viện xanh của trường Tiểu học Hoằng Thắng có thể là mô hình tham khảo và áp dụng cho tất cả các trường học phổ thông, thư viện các trường tiểu học trên địa bàn Huyện Hoằng Hóa. Đặc biệt là các trường có số lượng học sinh đông mà phòng đọc của thư viện truyền thống hẹp thì mô hình thư viện nêu trên càng trở nên cần thiết hơn. 3.2. Những kiến nghị, đề xuất: Mô hình Thư viện xanh là một hình thức hoạt động rất mới, đòi hỏi cần có sự quan tâm thường xuyên của Ban Giám hiệu nhà trường, Phòng Giáo dục cùng Ban đại diện cha mẹ học sinh trong vấn đề đầu tư về cơ sở vật chất, nguồn tài liệu. Chính vì vậy, Thư viện nhà trường rất mong các cấp quản lí quan tâm hơn nữa trong vấn đề cung cấp nguồn tài liệu trong thời gian tới và những năm tiếp theo để các hoạt động của thư viện xanh ngày càng phát huy được hiệu quả hơn nữa. Bản thân cũng mong mô hình thư viện xanh được nhân rộng ở tất cả các trường phổ thông trong Huyện. Tại mỗi đơn vị trường học đều có Cán bộ thư viện có chuyên môn nghiệp vụ, nếu là Cán bộ thư viện kiêm nhiệm thì phải được đào tạo nghiệp vụ thư viện để có thể làm công tác thư viện được, tránh tình trạng cán bộ thư viện phải đi liên trường gây khó khăn trong công tác nghiệp vụ tại trường mới và gây gián đoạn quá trình hoạt động của thư viện trường sở tại. Cán bộ thư viện phải được duy trì hằng năm tại mỗi trường coi đó là biên chế chính thức , có trách nhiệm cao, có tính sáng tạo , làm việc khoa học. Được hưởng trợ cấp , phụ cấp như giáo viên nhằm động viên, khuyến khích CBTV làm tốt công tác. Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân trong quá trình thực hiện mô hình Thư viện xanh. Rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hoằng Thắng, ngày 10 tháng 5 năm 2018 XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi viết, không sao chép nội dung CƠ QUAN ĐƠN VỊ của người khác. Người viết sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Hồng MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA THƯ VIỆN XANH TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC HOẰNG THẮNG
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan