Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Xây dựng mô hình thư viện xanh, thân thiện góp phần nâng cao chất lượng giáo dục...

Tài liệu Xây dựng mô hình thư viện xanh, thân thiện góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở trường tiểu học

.PDF
23
12
128

Mô tả:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẬU LỘC TRƯỜNG TIỂU HỌC LỘC TÂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM XÂY DỰNG MÔ HÌNH “THƯ VIỆN XANH, THÂN THIỆN” GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG TIỂU HỌC Người thực hiện: Vũ Thị Thư Chức vụ: Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Lộc Tân, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa SKKN thuộc lĩnh vực: Thư viện HẬU LỘC, NĂM 2018 MỤC LỤC Nội dung 1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài 1.2. Mục đích nghiên cứu 1.3. Đối tượng nghiên cứu 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2.2. Thực trang của vấn đề 2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện xây dựng mô hình "Thư viện xanh, thân thiện" 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 3. Kết luận và kiến nghị 3.1. Kết luận 3.2. Kiến nghị Trang 1 1 2 2 2 3 3 4 7 17 19 19 20 1/ MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài. Trường học nói chung và trường Tiểu học nói riêng là trung tâm văn hóa giáo dục, là nơi đào tạo ra con người phát triển toàn diện. Để đạt mục tiêu đó thì sách, báo là một trong những cơ sở vật chất có vai trò hết sức quan trọng. "Không có sách là không có tri thức, Không có tri thức là không có Chủ nghĩa xã hội". Sách, báo không chỉ là một thứ sản phẩm văn hóa vật chất đơn thuần mà còn là một thứ vật chất có tính chất đặc trưng trong đó chứa đựng những tư tưởng, văn hóa, trí tuệ và tình cảm mà mỗi dân tộc đã tích lũy và khẳng định. Những giá trị ấy đã truyền lại cho nhiều thế hệ. Sách, báo không những chứa đựng nội dung giáo dục mà còn là công cụ, phương tiện đảm bảo tốt mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục mới. Trong nhà trường, hoạt động chủ yếu của giáo viên, học sinh là giảng dạy và học tập. Cả hai hoạt động này đều phải sử dụng công cụ sách, báo. Sách, báo chỉ có thể sử dụng và phát huy tốt tác dụng của nó trên cơ sở tổ chức tốt công tác thư viện trường học. "Thư viện là trái tim của nhà trường", là bộ phận không thể thiếu trong trường học. Thư viện là một kho báu giúp cán bộ giáo viên, học sinh tham khảo để mở rộng tri thức, bồi dưỡng tâm hồn góp phần nâng cao quá trình giảng dạy cũng như học tập. Hoạt động thư viện, đọc sách, báo, tài liệu sẽ khuyến khích sự ham hiểu biết, óc tìm tòi sáng tạo và hình thành cho giáo viên, học sinh “văn hóa đọc” trong nhà trường. Đứng trước tình hình thực tế, khi công nghệ thông tin bùng nổ thì văn hóa đọc trong xã hội nói chung và trong học sinh nói riêng có nhiều hạn chế do các loại hình văn hóa khác như: Phim ảnh, truyền hình, internet…chiếm ưu thế và được giới trẻ ưa chuộng. Với lứa tuổi học sinh tiểu học, các em thường thích những chuyện tranh màu sắc đẹp, chứa đựng những yếu tố li kì, các chuyện cổ tích, các câu chuyện có yếu tố viễn tưởng… Hứng thú đọc của các em chưa hình thành rõ rệt, vì vậy khi đọc sách các em chỉ đọc qua loa, xem qua các hình hấp dẫn ở bìa…Thực tế gần đây ngay cả giáo viên cũng nhiều người ngại đọc với các lí do: nào là giáo viên phải lên lớp cả ngày không có thời gian…còn học sinh ngại đọc vì lí do: một phần là không thích đọc sách, đa phần các em ngại đến phòng đọc thư viện vì phải làm thủ tục mượn sách mất thời gian, không gian chật hẹp, hơn nữa các em hay e ngại, thiếu tự tin khi giao tiếp với thầy cô…Vậy để kết nối được bạn đọc đến với sách, với thư viện không phải là một việc làm dễ dàng. Tôi thiết nghĩ, chất lượng hoạt động của thư viện muốn nâng cao, thu hút được bạn đọc thì cần phải có biện pháp, hình thức phù hợp để khắc phục được tồn tại và phát huy hết vai trò thực sự của thư viện trường học. Cùng với phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", trường Tiểu học Lộc Tân xây dựng mô hình "Thư viện xanh, thân thiện" với mục tiêu nâng cao văn hóa đọc, phát triển các kĩ năng, kiến thức do phong trào đọc sách hiện nay đang bị mai một. Đây không chỉ là nơi bồi dưỡng 1 kiến thức mà còn tạo môi trường thân thiện để học sinh phát triển toàn diện tri thức, hình thành thói quen đam mê đọc góp phần rèn luyện kĩ năng đọc, kĩ năng tương tác giữa các học sinh và phát triển văn hóa đọc trong trường học. Xuất phát từ lí do trên tôi chọn đề tài: Xây dựng mô hình “Thư viện xanh, thân thiện” góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trường tiểu học làm vấn đề nghiên cứu. 1.2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu vấn đề này nhằm tìm ra các biện pháp nâng cao năng lực của bản thân trong lĩnh vực thư viện trường học. Là một cán bộ quản lí, cùng chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi đồng nghiệp để đưa hoạt động thư viện trường ngày một hiệu quả. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: - Nhiệm vụ công tác thư viện trong trường học. - Công tác nghiệp vụ thư viện. - Quá trình hoạt động của “thư viện xanh, thân thiện” của giáo viên, học sinh trường tiểu học Lộc Tân. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: - Phương pháp điều tra, quan sát, thu thập thông tin. - Phương pháp đối chứng giữa thực tế và lí luận để làm rõ vấn đề mình nghiên cứu. 2 2/ NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. 2.1.1. Một số khái niệm: 2.1.1.1. Thư viện: Năm 1970, UNESCO (Tổ chức văn hóa - khoa học - giáo dục của Liên hiệp quốc) đã định nghĩa Thư viện như sau: “Thư viện, không phụ thuộc vào tên gọi của nó, là bất cứ bộ sưu tập có tổ chức của sách, ấn phẩm định kì hoặc các dạng tài liệu khác, kể cả đồ họa, nghe - nhìn và nhân viên phục vụ có trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử dụng các tài liệu đó nhằm mục đích thông tin, nghiên cứu khoa học, giáo dục hoặc giải trí”. 2.1.1.2. Thư viện trường học. Thư viện trường học là loại hình thư viện chuyên ngành ở cấp cơ sở, phục vụ hai nhiệm vụ chính là dạy và học. Đối tượng phục vụ chính của thư viện trường học là học sinh và cán bộ giáo viên trong nhà trường. Theo quyết định 61/1998/QĐ/BGD-ĐT ngày 6 tháng 11 năm 1998 thì “Thư viện trường phổ thông (bao gồm trường tiểu học, trường trung học cơ sở, và trường trung học phổ thông) là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, là trung tâm sinh hoạt văn hóa và khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học thư viện và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học, đồng thời thư viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên của nhà trường”. 2.1.2. Vị trí, vai trò của Thư viện trường học. Thư viện trường học có vị trí vai trò, nhiệm vụ và chức năng vô cùng quan trọng. Hoạt động chủ yếu của giáo viên và học sinh trong nhà trường phổ thông là giảng dạy và học tập. Cả hai hoạt động này đều sử dụng công cụ là sách báo. Với chức năng lưu trữ và luân chuyển sách, báo; thông qua nội dung sách báo, thư viện góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng dạy và học; tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và nhà nước; xây dựng thế giới quan khoa học, nếp sống văn minh cho giáo viên và học sinh. Thư viện là nguồn tài liệu tham khảo, tham vấn rất hữu ích cho việc học cá nhân của mỗi cán bộ giáo viên học sinh hoặc nhóm cán bộ giáo viên học sinh. Đặc biệt, học sinh tiểu học rất tò mò muốn tìm hiểu về thế giới xung quanh mình, do đó thư viện hoàn thành được vai trò quan trọng của mình khi giúp học sinh thỏa mãn sự tò mò đó bằng cách cho các em đọc, tìm hiểu về các chủ đề mà các em thấy thích và hứng thú nhất. Thư viện đồng thời cũng được sử dụng để giúp học sinh giải trí và phát triển óc sáng tạo. Sách, báo là nguồn giải trí rất lớn đối với trẻ em cũng như người lớn. Qua việc đọc, chúng ta có thể giáo dục chính mình, tích lũy và tăng khả năng tưởng tượng, trải nghiệm một cách gián tiếp. Ví dụ như các em được thưởng thức một chuyến du hành vũ trụ khi đọc bộ sách “Vũ trụ quanh em”; còn khi đọc cuốn “Những điều kì diệu trong cuộc sống động vật” các em sẽ lạc vào 3 một khu rừng nguyên sơ nơi có mọi loài động vật hoang dã, hoặc nữa các em sẽ được chu du dưới đáy đại dương kì vĩ với cuốn “Đại dương và những cuộc sống diệu kì”…. Thư viện xanh, thân thiện được xây dựng dựa trên hướng tiếp cận của mô hình trường học thân thiện lấy quyền trẻ em làm nền tảng cho mọi hoạt động. Đó là một không gian học tập mở, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thông tin, xây dựng thói quen đọc sách, các em có thể đọc sách ở mọi lúc, mọi nơi, sử dụng một cách linh hoạt, hiệu quả góp phần phát triển mối quan hệ thân ái, cởi mở, tích cực giữa các đối tượng trong thư viện, cảm nhận được sự thân thiện với môi trường trong không gian đọc thật sự thoải mái, thoáng mát tạo cảm hứng cho sự sáng tạo và phát huy được trí tưởng tượng, sự hợp tác, chia sẻ và đoàn kết… Với những vai trò quan trọng như vậy để hoạt động thư viện nhà trường có hiệu quả, học sinh có thể đọc sách mọi lúc, mọi nơi, đọc sách nhiều hơn thì “Thư viện xanh, thân thiện” là một trong những lựa chọn hữu ích cho các em học sinh đọc sách trong thư viện trường. 2.2. Thực trạng của vấn đề: 2.2.1. Vài nét về tình hình địa phương: Lộc Tân là xã gần trung tâm huyện Hậu Lộc, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Địa phương luôn quan tâm chăm lo đến công tác giáo dục. Xã có ba trường đều được công nhận đạt Chuẩn quốc gia. Trong những năm gần đây xã đã có nhiều sự phát triển về chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục và tập trung hoàn thành 19 tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới và được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới vào tháng 12 năm 2017. Phong trào khuyến học phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên nhận thức của nhân dân địa phương về công tác thư viện trường học chưa cao. 2.2.2. Vài nét tình hình nhà trường: Trường TH Lộc Tân đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 năm 2012. Trường đã tham gia vào chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học (SEQAP). Nhà trường luôn là một trong những đơn vị dẫn đầu huyện về chất lượng giáo dục. Vì vậy, chất lượng giáo dục được nhà trường đặc biệt quan tâm. Các mặt giáo dục, hoạt động bổ trợ cho quá trình giáo dục luôn được nhà trường đầu tư. Năm học 2017- 2018, trường Tiểu học Lộc Tân có 11 lớp gồm 321 học sinh. Tổng số CBGV trong nhà trường là 23 đ/c. Trong đó có 22/23 đ/c có trình độ trên chuẩn ( ĐH: 22, THSP:1). 100% giáo viên đã có sự đầu tư thời gian vào nghiên cứu tài liệu, sách, báo; vận dụng linh hoạt đổi mới phương pháp dạy học. 100% giáo viên sử dụng các công cụ như sách báo, tài liệu, mạng Internet,… để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Do đó tất cả giáo viên đều đạt giờ dạy khá giỏi. Trong đó có 3 giáo viên giỏi cấp huyện, 1 tổng phụ trách Đội giỏi. Học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập; các em tự giác trong các hoạt động của nhà trường, kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp từng bước được nâng lên. Chất lượng học sinh năng khiếu luôn đứng ở top đầu của huyện. Trong những năm gần đây, ban giám hiệu nhà trường không chỉ quan tâm đến chất lượng Dạy - Học mà công tác thư viện trường cũng luôn được quan 4 tâm, chỉ đạo kịp thời, tập trung kiện toàn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho tổ cộng tác viên thư viện; hằng năm xây dựng kế hoạch bổ sung sách theo chủ đề, chủ điểm, tăng cường bổ sung số lượng sách tham khảo đảm bảo yêu cầu của thư viện Tiên tiến tạo điều kiện cho học sinh, CBGV khai thác nguồn tài liệu phong phú … Chính vì thế hoạt động thư viện luôn duy trì tốt và ngày càng phát triển, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. 2.2.3. Tình hình thư viện trường Tiểu học Lộc Tân: Thư viện trường được công nhận thư viện Tiên tiến cấp tỉnh năm học 20062007. Thư viện nhà trường hiện có: 4899 bản sách. Trong đó có 1107 bản sách giáo khoa, 993 bản sách nhiệp vụ, 1002 bản sách truyện Kim Đồng, 1797 bản sách tham khảo. 100% học sinh có đủ sách giáo khoa để học tập, 100% cán bộ giáo viên có đủ sách giáo khoa, sách nghiệp vụ để phục vụ công tác giảng dạy; sách tham khảo đạt tỷ lệ 8,7 cuốn/học sinh. Thư viện trường gồm 3 phòng: 1 kho sách, 2 phòng đọc. Tổng diện tích 2 64m . Trang thiết bị chuyên dùng đã đáp ứng nhu cầu hoạt động của thư viện. Thư viện có 1 máy tính nối mạng Internet để CBTV sử dụng và phục vụ bạn đọc tra cứu thông tin. Nghiệp vụ thư viện đảm bảo theo quyết định 01/QĐ-BGD&ĐT của Bộ giáo dục và đào tạo. Hồ sơ, sổ sách được cập nhật đầy đủ, khoa học, thường xuyên. Đặc biệt, công tác phục vụ bạn đọc được đặc biệt quan tâm và đầu tư lớn. Thư viện tổ chức phục vụ cho bạn đọc là giáo viên ở tất cả các ngày trong tuần; bạn đọc là học sinh được tổ chức cho đọc tại phòng đọc theo lịch. Giáo viên khi đến phòng đọc ngoài tìm hiểu những thông tin trên sách, báo, tài liệu còn có thể tìm hiểu thông tin trên mạng Internet. Học sinh ở trường không những được đọc sách tại phòng đọc, dưới các tán cây bóng mát trong sân trường mà còn được mượn sách về các lớp, về nhà. Các lớp mượn sách về lớp để sử dụng trong những giờ giải lao, những phút đầu giờ hay những giờ sinh hoạt lớp. Những học sinh có nhu cầu đọc sách cao, cán bộ thư viện tổ chức cho các em mượn sách về nhà để tham khảo. Với cơ sở vật chất, sách báo hiện có trong thư viện của nhà trường có thể phục vụ tốt cho học sinh tại phòng đọc. Nhưng để đáp ứng theo nhu cầu giáo viên, học sinh mượn về lớp, về nhà thì số bản sách vẫn chưa đảm bảo để phục vụ theo nhu cầu thực tế. 2.2.4. Thuận lợi - khó khăn: a) Thuận lợi: - Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm và tạo điều kiện về mọi mặt để thư viện hoạt động tốt. - Phong trào đọc sách của nhà trường luôn duy trì và phát triển. 100% cán bộ giáo viên, học sinh tích cực tham gia và phối hợp với cán bộ thư viện để hoạt động khoa học, hiệu quả. Cán bộ giáo viên, học sinh trong nhà trường luôn hưởng ứng nhiệt tình và tích cực tham gia các phong trào thư viện ngày càng phát triển. - Nhà trường có Tổ cộng tác viên thư viện nhiệt tình, có kinh nghiệm. 5 - Học sinh ham học hỏi, hiếu động, thích tìm tòi, khám phá. - Từ lớp 1,các em đã được làm quen với thư viện, cách đọc sách, mượn sách. - Cán bộ thư viện đào tạo đúng chuyên môn, năng lực vững vàng; chủ động, sáng tạo trong công việc. b) Khó khăn: - Vẫn còn một bộ phận phụ huynh học sinh, nhân dân địa phương chưa coi trọng về vai trò của thư viện trong nhà trường. - Kinh phí đầu tư bổ sung hàng năm vào thư viện chưa đáp ứng với yêu cầu Thư viện đạt Tiên tiến xuất sắc. Vì thế số bản sách còn ít, chủng loại chưa phong phú. - Cách tổ chức hoạt động đọc sách tại lớp còn hạn chế nhất định, nhất là học sinh lớp 1, 2 chưa đi vào nề nếp. 2.2.5. Kết quả thực trạng: - 100% giáo viên sử dụng sách, báo, tài liệu phục vụ công tác giảng dạy. - Học sinh đến thư viện đọc sách báo với niềm đam mê, tìm tòi, học hỏi còn hạn chế, chủ yếu mới chỉ thu hút được số học sinh giỏi có lòng ham mê đọc sách, báo và một số ít thích đọc các loại truyện mang tính giải trí, hay học sinh chỉ đến thư viện sau những buổi giới thiệu sách. Học sinh chưa có phương pháp đọc sách, chưa thấy hết giá trị, tầm quan trọng của từng cuốn sách và ảnh hưởng của việc đọc sách, báo đối với việc học tập của mình còn hạn chế. Kết quả thống kê trong hai năm học 2015-2016 và 2016-2017 qua bảng số liệu sau: Năm học Khối Khối 1 Khối 2 Khối 3 Khối 4 Khối 5 Cộng Số lượng học sinh tham gia đọc sách. Năm học 2015-2016 Năm học 2016-2017 Học sinh tham gia đọc sách Học sinh tham gia đọc sách Số lượt Số lượt Tổng số Số HS Tổng số Số HS học sinh học sinh Tỷ lệ Tỷ lệ học sinh tham gia học sinh tham gia 70 71 47 59 52 299 41 47 38 52 48 226 58.6 66.2 80.9 88.1 92.3 75.6 1140 1330 970 1412 1440 6292 56 67 71 46 48 288 38 47 57 42 46 230 67.9 70.1 80.3 91.3 95.8 79.9 1230 1530 1440 1621 1623 7444 Qua bảng số liệu trên ta thấy tỉ lệ học sinh đến thư viện sử dụng sách báo, tài liệu phục vụ học tập, giải trí năm học 2015 - 2016 đạt 75.6%, năm học học 2016 - 2017 đạt 79.4%. Như vậy, chứng tỏ công tác thư viện của trường vẫn chưa phát huy hết vai trò, tầm quan trọng của thư viện để thu hút 100% học sinh đến với thư viện, vòng quay của sách còn hạn chế. Mặt khác, vẫn còn bộ phận học sinh e dè, ngại đến thư viện do thấy đông người, hoặc chờ đợi lâu,….vì thế hoạt động thư viện chưa góp phần đắc lực vào nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Vậy làm thế nào để thu hút được tất cả học sinh trong nhà trường chủ động đến với thư viện ngoài giờ học? Từ đó các em có thể tìm tòi, khám phá các nguồn thông tin bổ ích từ sách báo, tài liệu sẵn có trong thư viện để phục vụ cho 6 học tập, rèn luyện đạo đức tác phong của người học sinh. Làm thế nào để xử lý khâu mượn sách nhanh hơn, chính xác hơn, đảm bảo nhu cầu thực tế của học sinh trong từng thời điểm? Đó là điều luôn làm tôi băn khoăn, trăn trở để tìm giải pháp đưa sách đến gần các em hơn, hiệu quả thư viện trường học ngày một cao hơn. 2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện xây dựng mô hình "Thư viện xanh, thân thiện". 2.3.1. Xây dựng kế hoạch. Căn cứ vào nhiệm vụ năm học cũng như tình hình và điều kiện thực tế, xác định những thuận lợi, khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực và kinh phí…Bàn bạc, thống nhất với các đồng chí trong ban giám hiệu và cán bộ phụ trách chuyên môn để xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết các nội dung cần triển khai, trang thiết bị cần đầu tư, mua sắm, kinh phí, nguồn sách báo lấy từ đâu? Cách thức tổ chức hoạt động và bảo quản ra sao?… a) Thuận lợi trong xây dựng kế hoạch mang tính khả thi. Tôi xác định lợi thế lớn nhất để xây dựng thành công mô hình "Thư viện xanh, thân thiện" đó là hệ thống cây bóng mát dọc hai đường bên từ cổng vào và các bồn cây xanh rợp bóng mát trong sân trường; lợi thế thứ hai là nhà trường đã xây dựng mô hình "tủ sách lớp học" và duy trì hoạt động rất hiệu quả. *) Một số hình ảnh "cây bóng mát trong khuôn viên" và "Tủ sách lớp học" trường Tiểu học Lộc Tân: Hình ảnh "Cây bóng mát trong khuôn viên trường" Hình ảnh "Tủ sách lớp học" Hình ảnh "Giáo viên - học sinh lớp 1A" đọc sách 15 phút đầu giờ b) Khó khăn trong thực hiện kế hoạch: Trong quá trình xây dựng kế hoạch thì khó khăn lớn nhất của nhà trường là kinh phí đầu tư cho xây dựng, đầu tư cho không gian thư viện xanh và vốn tài liệu. c) Xây dựng và thực hiện kế hoạch. Xác định được khó khăn, tôi tiến hành xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực từ xã hội hóa giáo dục, từ tiết kiệm trong nguồn ngân sách nhà nước cấp và đặc biệt là xây dựng ý tưởng về mô hình phải có sự đổi mới, tác dụng hiệu quả cao và thực thi được để tham mưu với địa phương phối hợp cùng các tổ chức đoàn thể triển khai, tuyên truyền và kêu gọi, vận động ngay từ đầu năm học trong hội nghị phụ huynh, trong hội nghị cán bộ viên chức và hội nghị của các tổ chức đoàn thể cùng tham gia. 7 Khi xây dựng dự thảo kế hoạch xong phải được dân chủ bàn bạc trong hội đồng sư phạm, ban đại diện cha mẹ học sinh trường để cùng tham gia đóng góp ý kiến và để mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên và cha mẹ học sinh sẽ phải thực sự là một tuyên truyền viên trong thực hiện mô hình "Thư viện xanh, thân thiện". Đặc biệt mỗi giáo viên chủ nhiệm sẽ đóng vai trò là một thủ thư của thư viện lớp mình phụ trách. Trong xây dựng kế hoạch phải có lộ trình sát với điều kiện thực tế của nhà trường và có tính khả thi cao. 2.3.2. Tổ chức tuyên truyền và hình thức huy động nguồn lực: a) Công tác tuyên truyền: Trong các buổi họp phụ huynh đầu năm, hội nghị các tổ chức đoàn thể của địa phương, Ban giám hiệu tuyên truyền về mục đích, vai trò và ý nghĩa của việc xây dựng mô hình "thư viện xanh, thân thiện" và mong được sự ủng hộ của phụ huynh cùng nhân dân và đặc biệt là sự vào cuộc của cán bộ giáo viên, học sinh trong nhà trường. Tổ chức tuyên truyền, vận động cán bộ giáo viên và học sinh quyên góp sách là một việc làm vô cùng quan trọng, nó quyết định hiệu quả của thư viện trường học với phương châm: "Góp một quyển sách để đọc nhiều quyển sách". Thực tế, có những em học sinh được bố mẹ đầu tư rất nhiều sách, truyện nhưng các em thường đọc xong là cất đi nên rất lãng phí, trong khi ấy có nhiều em say mê đọc sách nhưng việc có nhiều quyển sách lại là mơ ước bởi hoàn cảnh gia đình còn rất khó khăn. Vì vậy việc ủng hộ sách cho nhà trường là việc làm mang ý nghĩa thiết thực, giúp các em có thể san sẻ niềm yêu thích đọc sách và xây dựng nên ý thức, hình thành nên văn hóa đọc cho các em học sinh ngay từ nhỏ. b) Hình thức huy động nguồn lực: Phối hợp với tổ chức Công đoàn; Đoàn - Đội tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp với hình thức sân khấu hóa cho các em học sinh tham gia biểu diễn thời trang, văn nghệ, kể chuyện, đọc thơ…trong dịp "Vui trung thu" mời phụ huynh, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường đến tham dự và ủng hộ vào quỹ "Thắp sáng ước mơ" để xây dựng mô hình "Thư viện xanh, thân thiện", mô hình này hỗ trợ đắc lực cho việc đổi mới hoạt động dạy và học với các góc hoạt động mở, đa dạng về hình thức, với không gian xanh, thân thiện là nơi tạo điều kiện thuận tiện nhất cho học sinh cũng như giáo viên chủ động khám phá và tìm tòi kiến thức. Tạo cơ hội cho học sinh được tiếp cận thông tin, xây dựng thói quen đọc sách và tích cực tham gia các hoạt động của thư viện. Thư viện đến với người sử dụng một cách linh hoạt, hiệu quả. Với biện pháp này trường đã nhận được trên 10.000.000đ từ vận động "Quỹ thắp sáng ước mơ"; 1 ti vi banasonic 55 inh trị giá 15.000.000đ. Hình thức phát động quyên góp sách để phát triển vốn tài liệu từ giáo viên và học sinh trong toàn trường với khẩu hiệu: "Hãy phát huy tính tích cực của học sinh để xây dựng thư viện trường học thật sự thân thiện". Để tăng thêm ý nghĩa và hiệu quả của phong trào quyên góp sách, tổ chức quyên góp sách bằng hình thức trực tiếp vào các buổi chào cờ đầu tuần, dưới sự chứng kiến của toàn thể cán bộ giáo viên, học sinh. Đặc biệt là tập thể cán bộ giáo viên trong trường 8 thực hiện quyên góp trước nhằm giúp các em thấy được ý nghĩa của phong trào, từ đó khích lệ động viên học sinh tham gia phong trào nhiệt tình đạt kết quả trong tháng 12 quyên góp trên 500 đầu sách. Phát động cán bộ giáo viên, học sinh sưu tầm các giỏ hoa trong dịp 20/10; 20/11; 8/3; các giỏ quà tết… sử dụng làm giỏ đựng sách, các tranh ảnh, hoa giấy, bìa để dán trang trí giỏ hoa. Với cách làm trên, giáo viên, học sinh đã sưu tầm được trên 60 giỏ các loại để làm giỏ sách. Tổ chức các khối thi trang trí mô hình thư viện xanh theo các khu vực cây bóng mát trong khuôn viên để huy động được lực lượng cán bộ, giáo viên học sinh trong trường cùng tham gia. Nhà trường tiết kiệm nguồn ngân sách bổ sung thêm sách, làm trang trí khuôn viên thư viện xanh trên 30 triệu đồng. Hình ảnh tổ chức vận động quỹ "Thắp sáng ước mơ" 2.3.3. Cách trang trí không gian đọc sách. Trong năm qua, nhà trường đã quan tâm đầu tư cho hệ thống "Thư viện xanh, thân thiện" đây là mô hình thư viện được xây dựng dưới các tán cây với những giỏ sách được bố trí hợp lí, không gian rộng, thoáng mát, trang trí sinh động với tiêu chí " thân thiện, gần gũi với thiên nhiên" đã thu hút được bạn đọc, tạo cảm giác thoải mái và hứng thú đọc sách cho bạn đọc đồng thời có cảm nhận thân thiện với môi trường, tạo cảm hứng cho sự sáng tạo và phát huy trí tưởng tượng cho học sinh. Khi bước chân vào cổng trường, ấn tượng đầu tiên là không gian thư viện xanh, thân thiện được trang trí bằng các loại dây hoa, lá, qủa theo dàn hình vòm hai bên dọc đường cổng trường vào và có các dây hoa để treo các giỏ đựng sách, báo, có khẩu hiệu dưới các thân cây, có cổng chào hình vòng cung với biểu tượng bảy sắc cầu vồng và dòng chữ "Vườn ươm tri thức - thắp sáng tương lai", dưới các cây xanh rợp bóng mát xung quanh sân trường cũng được trang trí sinh động, phù hợp với tâm lí lứa tuổi, là môi trường hấp dẫn, lôi cuốn được học sinh, rất thuận tiện cho các em sử dụng. Các giỏ đựng sách, báo đa dạng, phong phú về chủng loại, kiểu dáng, chất liệu và cũng được trang trí rất bắt mắt với các hình ngộ nghĩnh, rất xinh sắn đáng yêu. Các dây treo giỏ sách được làm bằng dây dù quấn dây hoa mềm mại treo xung quanh các tán cây xuống trông xa như chùm hoa leo, có mấu treo giỏ sách vừa tầm tay và rất thuận tiện cho các em khi sử dụng cũng như khi lấy ra, thu vào lớp mình trước và sau giờ đọc và quản lí số sách của lớp mình không bị mất mát. Chỉ cần với tay là các em có thể chọn được những cuốn sách, cuốn truyện ưng ý, phù hợp với lứa tuổi để đọc tại chỗ. Ngay trên sân trường trong giờ ra chơi, các em có thể tìm cho mình một nơi mát mẻ dưới gốc cây để đọc sách. * Một số hình ảnh minh họa cách trang trí không gian đọc sách 9 Hình ảnh trang trí không gian học sinh đọc sách dọc 2 bên cổng trường đi vào Hình ảnh trang trí không gian HS đọc sách quanh gốc cây trong khuôn viên trước phòng học 2.3.4. Tổ chức hoạt động của mô hình "Thư viện xanh, thân thiện". Khi đã xây dựng hoàn thiện về cơ sở vật chất cho thư viện xanh thì việc tổ chức hoạt động thư viện ngoài trời cũng là cả một vấn đề cần lưu ý. Hoạt động của thư viện xanh đòi hỏi phải có sự tổ chức khoa học từ bố trí vị trí hợp lí khu vực đọc sách cho từng khối lớp đến kế hoạch đọc sách hàng tuần, việc giao mượn sách cho từng lớp, cách sắp xếp sách theo chủ đề trong từng giỏi sách của mỗi lớp đảm bảo phong phú về chủ đề, phù hợp đối tượng, dễ lựa chọn khi sử dụng và không bị lẫn lộn giữa các lớp. a) Lịch và thời gian hoạt động của "Thư viện xanh, thân thiện". Hoạt động của mô hình "Tủ sách lớp học" trong nhà trường vẫn duy trì tốt, hằng ngày học sinh có thể mượn sách tại tủ lớp và đọc sách tại lớp mình, nên hoạt động của mô hình "Thư viện xanh, thân thiện" chỉ tăng cường thêm vào một số buổi trong tuần, với mô hình thư viện xanh học sinh được đọc sách trong không gian mở thoáng mát, hấp dẫn, mặt khác tăng kỹ năng chia sẻ, giao lưu, hợp tác và thức tự học, tự quản và thói quen ham đọc sách cho các em. Cụ thể: - Lịch đọc sách: Hoạt động vào 3 ngày trong tuần là thứ 2, thứ 4 và thứ 6 trong các giờ ra chơi. - Thời gian đọc: Học sinh đọc sách vào các giờ ra chơi, các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp. Trên bảng tin của thư viện có ghi nội quy đọc sách và lịch đọc sách hàng tuần. b) Quản lí việc đọc sách: Cán bộ thư viện phối hợp với Ban chấp hành Đoàn. Đặc biệt là Tổng phụ trách đội chia vị trí, không gian thư viện xanh để các em đọc sách theo khối lớp đảm bảo thuận lợi nhất trong di chuyển từ lớp học ra vị trí đọc sách để tiết kiệm được thời gian khi di chuyển; khối lớp 4,5 kết nghĩa với khối lớp 1,2 thì phân về cùng vị trí để các anh chị giúp đỡ các em như đọc cho các em nghe, hướng dẫn mang giỏ sách và cất, bảo quản, ...dưới sự hướng dẫn của cán bộ thư viện và thành viên tổ cộng tác viên thư viện của lớp. Để duy trì tốt hoạt động của thư viện xanh cần huy động sự vào cuộc cán bộ thư viện, ban chấp hành Chi đoàn, ban chỉ huy liên độicùng các giáo viên chủ nhiệm thường xuyên theo dõi, quản lí việc đọc sách của các em. Riêng đối với học sinh lớp 1 trong học kì I vì các em chưa đọc được sách nên giáo viên chủ nhiệm; các anh chị khối 5 kết nghĩa sẽ đọc sách cho các em nghe. Các loại sách được thay đổi và luôn chuyển hàng tuần giữa các lớp theo lịch luân chuyển sách của giáo viên thư viện. Chỉ đạo cụ thể: - Giáo viên thư viện: Tổ chức cho các lớp mượn, trả và luân chuyển sách hàng tuần để cho học sinh luôn luôn có sách mới để đọc; hướng dẫn sắp xếp sách theo chủ đề, chủng loại vào mỗi giỏ sách; theo dõi hướng dẫn hoạt động 10 đọc sách để đánh giá tuyên dương hàng tuần. Tổ chức các buổi giới thiệu sách theo chủ đề, điểm sách mới… - Giáo viên chủ nhiệm và chi đội trưởng: Nhận quản lí và bảo quản sách đã mượn tại lớp đảm bảo không hư hỏng, mất mát. Sắp xếp sách vào các giỏ sách của lớp theo chủ đề, vào các đầu giờ của các ngày sinh hoạt sách theo kế hoạch mang giỏ sách ra các khu vực cây của lớp mình, tổ chức cho học sinh đọc sách, hết giờ mang các giỏ sách vào lớp treo ở các vị trí phù hợp trong lớp hoặc để vào tủ sách lớp học. - Tổng phụ trách đội: Phân công học sinh trong đội tuyên truyền măng non, cộng tác viên thư viện theo dõi, quán xuyến, nhắc nhở các bạn trong các giờ đọc sách toàn trường, phối hợp với giáo viên thư viện, giáo viên chủ nhiệm tổ chức các hội thi như: Kể chuyện theo tranh; giải đố; giao lưu câu lạc bộ yêu thơ; câu lạc bộ toán học; câu lạc bộ văn học hoặc có thể giao lưu giữa các khối trong các buổi hoạt động tập thể, chào cờ đầu tuần để đánh giá, khen thưởng khích lệ các em trong tham gia hoạt động thư viện xanh. - Đối với bạn đọc: Ngoài lịch đọc sách quy định, thư viện xanh, thân thiện là nơi giáo viên, học sinh có thể đọc sách ở bất cứ thời gian nào, kể cả thời gian ngoài giờ hành chính. Các em có thể đọc sách trong thời gian chờ bố mẹ đón về cuối mỗi buổi học dưới bóng cây râm mát, chủ động mang giỏ sách của lớp mình và lựa chọn vị trí ngồi đọc theo ý muốn. Với cách tổ chức trên, hoạt động thư viện xanh thật sự sôi nổi, tạo ra không khí hào hứng, vui tươi, phấn khởi của cha mẹ học sinh, cán bộ giáo viên, học sinh trong nhà trường. Mô hình "Thư viện xanh, thân thiện" không chỉ mang đến niềm vui và khơi dạy sở thích "đọc" sách cho học sinh, giáo viên mà còn tạo cho cảnh quan nhà trường xanh- sạch- đẹp hơn, học sinh cảm thấy gần gũi với thiên nhiên hơn, giáo dục các em ý thức giữ gìn cảnh quan trường, ý thức tự quản, kỹ năng hợp tác... Có thể nói hoạt động của mô hình "Thư viện xanh, thân thiện" đã mang lại hiệu quả tích cực, mang đến cho các em học sinh "khu vườn tri thức" đầy màu sắc, khơi dạy niềm đam mê "đọc" sách của các em, củng cố "văn hóa đọc" trong nhà trường, qua đó góp phần không nhỏ trong phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. * Một số hình ảnh minh họa hoạt động của thư viện xanh, thân thiện. Hình ảnh học sinh khối 1, khối 4,5 trong "Giờ đọc sách toàn trường" Hình ảnh GVTV và học sinh trong buổi "Giới thiệu sách theo chủ đề" Hình ảnh GV và HS khối 3 trong "giờ đọc sách toàn trường" 11 Hình ảnh GV và HS khối 2 trong "giờ đọc sách toàn trường" 12 Học sinh lớp 1B đọc sách theo nhóm trong giờ ra chơi 13 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: Mô hình “Thư viện xanh, thân thiện” đã tạo được sức hấp dẫn, thu hút và kích thích được học sinh, cán bộ giáo viên đọc sách, tạo ra một không gian đọc, học tập thoải mái và tích cực góp phần gợi mở, gần gũi và thân thiện, đánh thức được sự ham đọc, ham tìm hiểu kiến thức trong sách, báo của đông đảo học sinh. Học sinh dễ tập trung, cảm nhận thoải mái và tự do hơn khi được đọc sách dưới những gốc cây xanh thoáng mát xung quanh trường. Thư viện xanh còn là nơi lí tưởng để tổ chức các hoạt động ngoài giờ, hoạt động ngoại khóa hàng tuần, hàng tháng và sinh hoạt truyền thống theo chủ đề, chủ điểm; giúp tình cảm bạn bè thêm đầm ấm, chan hòa, rèn luyện tính tự giác, ý thức tự quản, tự học và giúp các em gìn giữ và phát huy giá trị truyền thống góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Mô hình "Thư vện xanh, thân thiện thật sự hấp dẫn và phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học vừa học vừa chơi, tạo ra một môi trường học tập mở cho các em, các em được tiếp cận với nguồn tri thức mới đa dạng, phong phú một cách chủ động, linh hoạt, tạo được sự ham mê đọc sách trong học sinh, thư viện trở thành nơi sinh hoạt, giải trí lành mạnh và bổ ích không thể thiếu đối với các em học sinh và cán bộ giáo viên khi đến trường, là môi trường thân thiện giúp các em học tập, sáng tạo, phát triển tư duy. Hoạt động của Thư viện nhà trường có những bước phát triển mới, tỉ lệ thu hút bạn đọc của thư viện ngày càng tăng, cụ thể; chất lượng giáo dục toàn diện và mũi nhọn ngày càng được nâng lên. Bảng 1: So sánh số lượng học sinh tham gia đọc sách. Năm học Năm học 2015-2016 Học sinh tham gia đọc sách Khối Tổng Số học số sinh học tham sinh gia Khối 1 70 41 Khối 2 71 47 47 38 59 52 52 48 Khối 3 Khối 4 Khối 5 Cộng 299 226 Tỷ lệ 58. 6 66. 2 80. 9 88. 1 92. 3 75. Số lượt học sinh Năm học 2016-2017 Học sinh tham gia đọc sách Tổng Số học số sinh học tham sinh gia 1140 56 38 1330 67 47 970 71 57 1412 46 42 1440 48 46 6292 288 230 Tỷ lệ 67. 9 70. 1 80. 3 91. 3 95. 8 79. Số lượt học sinh 1230 1530 1440 1621 1623 7444 Năm học 2017-2018 (Thực hiện mô hình thư viện xanh, thân thiện) Học sinh tham gia đọc sách Số lượt Tổng Số học học số sinh Tỷ lệ sinh học tham sinh gia 100. 0 100. 59 59 0 100. 67 67 0 100. 69 69 0 100. 37 37 0 321 321 100. 89 89 2728 3031 3482 3270 2122 14633 14 6 9 0 Nhìn vào bảng trên ta thấy, khi có mô hình "Thư viện xanh, thân thiện" trong nhà trường đưa vào hoạt động năm 2017- 2018 thì đã thu hút được 100% học sinh tham gia. Đặc biệt là số lượt học sinh tham gia đọc sách tăng gần gấp đôi so với những năm học trước (bình quân số lượt học sinh tham gia đọc sách lên tới 45.6 lượt/1học sinh/năm) 15 Bảng 2: Chất lượng giáo dục Năm học Số HS 2015-2016 299 2016-2017 288 2017- 2018 321 Đánh giá nội dung các môn học T H C 2 0.7 174 60.4 212 66.0 297 99.3 114 35.6 109 34.0 0 0 C Xếp thứ giao lưu CLB, thi huyện 0 16 0 11 0 6 Đánh giá Năng lực Đánh giá Phẩm chất T Đ C 2 0.7 174 60.4 214 66.7 297 99.3 114 35.6 107 33.3 0 0 T Đ 207 71.9 232 72.3 299 100.0 81 28.1 89 27.7 Qua bảng số liệu trên ta thấy số học sinh tham gia sử dụng tài liệu, sách, báo, tạp chí của thư viện để phục vụ học tập, giải trí được nâng lên rõ rệt. Qua đây ta thấy rằng sách, báo, tài liệu của thư viện đã đến gần hơn với nhiều đối tượng học sinh. Số lượt học sinh mượn sách, tài liệu tăng lên theo từng năm. chất lượng giáo dục toàn diện và mũi nhọn của nhà trường cũng được nâng lên rõ rệt. Cụ thể: Năm học 2015-2016 toàn trường có số học sinh tham gia sử dụng tài liệu, sách, báo thư viện phục vụ học tập và giải trí đạt tỉ lệ 75.6%. Chất lượng giáo dục toàn diện đạt 99,3%; mũi nhọn xếp thứ 16 toàn huyện. Năm học 2016-2017 toàn trường có số học sinh tham gia sử dụng tài liệu, sách, báo thư viện phục vụ học tập và giải trí đạt tỉ lệ 79.9%. Chất lượng giáo dục toàn diện đạt 100%; mũi nhọn xếp thứ 11 toàn huyện. Năm học 2017-2018 toàn trường có số học sinh tham gia sử dụng tài liệu, sách, báo thư viện phục vụ học tập và giải trí đạt tỉ lệ 100%; mũi nhọn xếp thứ 6 toàn huyện; chất lượng đại trà xếp thứ 5/ toàn huyện. Như vậy qua nghiên cứu vận dụng kinh nghiệm vào công tác thư viện trường Tiểu học Lộc Tân, kết quả đạt được hết sức khả quan. Trước hết bản thân đã nhận thấy rằng những kinh nghiệm này rất phù hợp với công tác thư viện trường Tiểu học nói chung và trong công tác thư viện áp dụng cho mô hình “Trường tiểu học kiểu mới”. 16 3/ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 3.1. Kết luận. Thư viện trường học là trung tâm sinh hoạt văn hóa, khoa học của nhà trường. Thư viện trường học góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh, xây dựng thói quen tự học cho học sinh. Mặt khác, thư viện trường học còn tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học, xây dựng nếp sống văn hóa cho các thành viên trong trường. Đặc biệt, trong mô hình “Trường tiểu học kiểu mới” muốn tăng cường khả năng tự học, tự tìm hiểu của học sinh, thì nguồn thông tin từ thư viện lại càng trở nên quan trọng hơn. Mô hình hoạt động "Thư viện xanh, thân thiện" đã hỗ trợ đắc lực cho việc dạy và học, với không gian thư viện xanh, thân thiện là nơi tạo đều kiện thuận lợi nhất cho học sinh cũng như giáo viên chủ động khám phá và tìm tòi kiến thức. Đặc biệt là sự tham gia tích cực, chủ động của học sinh, giáo viên, cha mẹ học sinh và các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường đã tạo sự gắn kết, đồng thuận trong thực hiện phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Tóm lại: Để mô hình "Thư viện xanh, thân thiện" hoạt động hiệu quả đòi hỏi cần có sự quan tâm thường xuyên, kịp thời của Ban giám hiệu nhà trường; sự nhiệt tình của cán bộ giáo viên, các tổ chức đoàn thể trong trường cùng vào cuộc. Đặc biệt là cán bộ thư viện phải thật sự tâm huyết và xác định được phương châm: Sẵn sàng phục vụ bạn đọc trong mọi điều kiện, hoàn cảnh. Nắm vững số lượng tài liệu trước và sau khi luân chuyển định kì, xử lí kĩ thuật thư viện trước khi luân chuyển sách tới bạn đọc để hạn chế tối đa thất thoát tài liệu. Làm tốt công tác tuyên truyền, huy động nguồn lực (cả về nhân lực, tài lực, vật lực) cho việc xây dựng thư viện xanh, thân thiện. Tổ chức hoạt động thư viện xanh, thân thiện thật sự khoa học, duy trì thường xuyên và có tuyên dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong phong trào xây dựng và tổ chức hoạt động hiệu quả mô hình để làm động lực phát huy hiệu quả hơn mô hình. Vận dụng hiệu quả từ mô hình vào học tập và hoạt động ngoài giờ lên lớp như tổ chức các cuộc thi, giao lưu để khích lệ học sinh tham gia tích cực hơn. Hằng năm tổ chức tốt ngày hội đọc sách để các em hiểu đọc sách là việc làm cần thiết, đọc sách nhiều giúp con người ta hướng tới Chân - Thiện - Mĩ, đem lại cho ta nhiều kiến thức quý báu. Trong thời đại ngày nay, thời đại mà công nghệ thông tin đang ngày càng chiếm ưu thế thì việc đọc sách ngày càng phải phát huy, phải giữ gìn. Đặc biệt trong môi trường giáo dục thì việc đọc sách nhiều là điều kiện thật sự cần thiết đối với mỗi giáo viên trong công tác giảng dạy cũng như đối với học sinh trong quá trình học tập. Đó cũng chính là điều mà tôi mong muốn và xây dựng mô hình "Thư viện xanh, thân thiện" để bạn đọc đến với thư viện nhiều hơn và hãy thật sự quan tâm tới chính mình bởi sự học là vô hạn. Từ tổ chức hoạt động mô hình "Thư viện xanh, thân thiện" đã góp phần đắc lực cho nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục theo yêu cầu mới, nâng chất lượng giáo dục đại trà cũng như mũi nhọn của nhà trường ngày càng cao. 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan