Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại Công ty Cổ phần thương mại máy v...

Tài liệu Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại Công ty Cổ phần thương mại máy và thiết bị Nam Dương

.PDF
76
660
116

Mô tả:

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ TIỀN MẶT TRONGDOANH NGHIỆP 1.1. Các vấn đề khái quát về tiền mặt 1.1.1. Khái niệm về tiền mặt, tiền mặt trong HĐ SXKD Tiền mặt Tiền mặt là tiền giấy hoặc tiền kim loại do Ngân hàng nhà nƣớc phát hành. Tiền là vật ngang giá chung có tính thanh khoản cao nhất dùng để trao đổi hàng hóa và dịch vụ, nhằm thỏa mãn bản thân và mang tính dễ thu nhận (nghĩa là mọi ngƣời đều sẵn sàng chấp nhận sử dụng) và đƣợc Nhà nƣớc phát hành bảo đảm giá trị bởi các tài sản khác nhƣ vàng, kim loại quý, trái phiếu, ngoại tệ... Tiền đã ra đời từ chính nhu cầu kinh tế của con ngƣời. Khi nền sản xuất, thƣơng mại phát triển, hoạt động thƣơng mại không chỉ gói gọn trong một khu vực nhỏ mà còn mở rộng ra toàn lãnh thổ và những quốc gia khác. Nhận thấy những nhƣợc điểm của phƣơng tiện thanh toán là vàng hay các kim loại quý trong việc vận chuyển, sử dụng để trao đổi mua bán hàng hóa; vì vậy mà tiền ra đời trở thành phƣơng tiện thanh toán thay cho vàng và các kim loại quý... Đƣợc quy ƣớc, ban hành và quản lý bởi nhà nƣớc. Tiền mặt trong hoạt động SXKD Trong hoạt động SXKD, tiền mặt là một thành phần quan trọng trong tài sản lƣu động của doanh nghiệp, tồn tại dƣới 2 hình thức là: Tiền mặt tại quỹ (Cash on hand) và tiền gửi ngân hàng (Cash in Bank). Tiền mặt = Nợ dài hạn + VCSH + Nợ ngắn hạn – TSLĐ khác tiền mặt – TSCĐ 1.1.2. Lý do, chi phí của việc nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp Lý do nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp Về lý do tại sao doanh nghiệp lại luôn quan tâm đến việc sẽ nắm giữ tiền mặt bao nhiêu và nhƣ thế nào có thể giải thích qua ba lý do lớn sau: Động cơ giao dịch (động cơ thanh toán): đây chính là động cơ chính khiến doanh nghiệp duy trì lƣợng tiền mặt nhất định. Chính là lƣợng tiền mặt cần thiết để doanh nghiệp chi trả cho các hoạt động SXKD nhƣ: mua nguyên vật liệu, trả lƣơng, nộp thuế....và rất nhiều các khoản cần đến tiền mặt để thanh toán. Với tính chất luôn quay vòng tuần hoàn liên tục của tiền mặt, doanh nghiệp luôn phải đối mặt với sự chênh lệch giữa thời gian, lƣợng tiền mặt chi ra và thu vào. Vì vậy, doanh nghiệp không thể không duy trì một lƣơng tiền mặt để lấp đầy sự chênh lệch này. Nhƣng không phải chênh lệch lƣợng tiền thu và chi bao nhiêu thì dự trữ bấy nhiêu, doanh nghiệp cũng luôn cố gắng tiến hành sắp xếp việc thu chi tiền mặt đạt đƣợc tính đồng 1 bộ nghĩa là giảm bớt sự chênh lệch về thời gian và lƣợng tiền mặt thu – chi, để giảm bớt lƣợng tiền mặt cần thiết để giao dịch. Động cơ dự phòng: trong hoạt động SXKD, doanh nghiệp không thể lƣờng trƣớc đƣợc những sự cố bất ngờ nhƣ thiên tai, tai nạn sản xuất...Nên việc duy trị lƣợng tiền mặt nhất định để ứng phó với những sự việc ngoài ý muốn là vô cùng cần thiết. Nếu không dự phòng tiền mặt, khi phải đối mặt với những sự cố bất ngờ sẽ làm doanh nghiệp rơi vào khủng hoảng. Động cơ đầu cơ: chính là những khoản tiền mặt đƣợc doanh nghiệp tạm không sử dụng để mong có đƣợc lợi nhuận bởi sự dao động của chứng khoán có giá trị dự định hoặc là dao động giá cả vật tƣ nguyên vật liệu. Đầu cơ thực tế là đầu tƣ trong ngắn hạn. Thay vì gửi tiền vào tài khoản ngân hàng hay chỉ để trong quỹ tiền mặt thì việc doanh nghiệp biết nắm bắt các cơ hội đầu tƣ ngắn hạn sẽ giúp cho lƣợng tiền mặt của doanh nghiệp tăng lên và kiếm lời từ chênh lệch giá giữa mua vào khi giá rẻ, bán ra khi giá tăng. Chi phí của việc nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp Tiền mặt tại quỹ không có khả năng sinh lời. Còn tiền mặt gửi tại ngân hàng với lãi suất thấp nên khả năng sinh lời của tiền gửi ngân hàng thông thƣờng thấp hơn so với khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Việc nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp đã khiến doanh nghiệp phát sinh hai loại chi phí là chi phí dự trữ và chi phí cơ hội. Chi phí dự trữ: khi thị trƣờng tiền tệ xuất hiện lạm phát, sự thay đổi của tỉ giá, với lƣợng tiền mặt hay loại tiền mặt doanh nghiệp đang nắm giữ đang bị giảm giá trị hoặc thay đổi giá trị. Khiến cho các kế hoạch chi trả, sử dụng tiền mặt tại thời điểm nắm giữ sẽ bị ảnh hƣởng. Sự chênh lệch của giá trị tiền mặt khi lạm phát và thay đổi tỉ giá chính là chi phí dự trữ tiền mặt mà doanh nghiệp phải bỏ ra. Chi phí cơ hội: chính là khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể có đƣợc nếu đem tiền mặt đi đầu tƣ thay vì giữ lại trong quỹ hay tài khoản ngân hàng. Chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền mặt có thể đƣợc xác định chính bằng khoản lợi tức thông qua lãi suất của chứng khoán ngắn hạn có tính thanh khoản cao. 1.1.3. Mục đích của việc quản trị tiền mặt Việc nắm giữ tiền mặt vừa không sinh lợi cho doanh nghiệp và còn tạo ra các chi phí khi nắm giữ tiền mặt, nhƣng doanh nghiệp lại cần dự trữ tiền mặt để đáp ứng những động cơ của mình. Bởi vậy, thực chất mục đích của việc quản trị tiền mặt là giảm tối thiểu lƣợng tiền mặt nắm giữ trong doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo đƣợc khả năng thanh toán tiền mặt, dự phòng những biến động có thể xảy ra trong quá trình lƣu chuyển tiền tệ, cũng nhƣ tận dụng đƣợc tối đa các cơ hội đầu tƣ. Trong bối cảnh hiện tại, khi lãi suất và chi phí cơ hội có xu hƣớng ngày càng tăng cao, việc doanh nghiệp 2 Thang Long University Library tìm kiếm và lựa chọn mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả và phù hợp với tình hình hoạt động SXKD là vô cùng cần thiết. 1.1.4. Sự luân chuyển của tiền mặt trong quá trình SXKD Một doanh nghiệp bắt đầu hoạt động SXKD bằng tiền mặt - là đầu tƣ của chủ sở hữu, kết hợp với một số khoản đi vay, việc thu mua hàng hóa hay dịch vụ, cùng với quá trình sản xuất hay cung cấp dịch vụ, chuyển tiền mặt thành hàng tồn kho hoặc dịch vụ sẽ đƣợc thực hiện. Khi cung cấp hàng hóa (bán hàng hóa cho khách hàng) hoặc cung cấp dịch vụ, hàng hóa dịch vụ đƣợc chuyển thành các khoản phải thu. Kết thúc quá trình thu nợ, các khoản phải thu chuyển thành tiền. Nếu quá trình SXKD vận hành một các trơn tru, thì tiền mặt thu về sẽ lớn hơn lƣợng tiền mặt bơm ra khi bắt đầu hoạt động SXKD (bắt đầu chu kì kinh doanh). Với nhu cầu về tiền mặt để chi trả thanh toán các chi phí và các khoản nợ đến hạn, thì doanh nghiệp thƣờng có đƣợc lƣợng tiền mặt từ 4 nguồn sau:  Bán CP: Dƣới dạng CP hay quyền sở hữu doanh nghiệp.  Vay tiền: Từ rất nhiều nguồn: bạn bè và ngƣời thân, khách hàng (yêu cầu khách hàng ứng trƣớc hoặc đặt cọc tiền khi mua hàng), nhà cung ứng (trả sau), nhân viên (bán CP cho nhân viên, chƣa đến hạn trả lƣơng cho nhân viên..) và các định chế tài chính.  Chuyển tài sản thành tiền mặt: Bán các trang thiết bị nhàn rỗi hoặc không cần thiết. Hàng tồn kho và thu nợ các khoản phải thu đƣợc thể hiện rất rõ trong chu kì kinh doanh đã đƣợc nói đến ở trên.  Lợi nhuận tái đầu tƣ: Lợi nhuận có đƣợc từ những khoản thu tiền mặt thực tế đóng góp vào lợi nhuận ròng, từ doanh số đƣợc ghi chép và cả không thể thu về. Dƣới đây là mô hình về sự luân chuyển tiền mặt trong doanh nghiệp 3 Sơ đồ 1.1 Dòng tiền mặt luân chuyển trong doanh nghiệp Các hoạt động thƣờng xuyên Bán hàng thu tiền mặt, nợ phải thu Nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng Dài hạn Ngắn hạn Lƣơng , Nguyên vật liệu chi phí Đầu tƣ vốn Mua sắm nhà xƣởng và thiết bị mới Bán tài sản Thuế Hoạt động TIỀN MẶT Nguồn tiền tài trợ Đáo hạn, thu nhập từ cho vay, vay ngắn hạn Thanh toán lãi vay, mua chứng khoán, hoàn nợ Thanh toán lãi suất, cổ tức, hoàn nợ, mua lại cổ phần Vốn góp mới, tiền vay Thị trƣờng vốn Thị trƣờng tiền tệ (Nguồn: Sách “Quản trị hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhỏ” (2013),NXB Tri thức) Ở góc độ hẹp hơn, ta có thể quan sát và phân tích sự luân chuyển của dòng tiền mặt thành chu kỳ. Kỳ luân chuyển tiền mặt nằm trong chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp, đƣợc tính từ lúc doanh nghiệp thực sự trả tiền cho nhà cung cấp đến khi thực sự thu hồi tiền của khách hàng. Ta có thể thấy khoảng cách về thời gian giữa thời điểm thu tiền mặt và chi tiền mặt. Khoảng cách này càng lớn thì sẽ kéo dài thời gian doanh nghiệp không còn tiền mặt. Đây cũng là nguyên nhân có thể khiến doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán và phá sản. 4 Thang Long University Library Sơ đồ 1.2 Dòng tiền và chu kỳ kinh doanh ngắn hạn của một công ty sản xuất tiêu biểu Mua hàng Bán hàng trả chậm Thời gian quay vòng hàng lƣu kho Thời gian thu tiền trung bình Thu tiền bán hàng Chu kì kinh doanh Thời gian trả chậm trung bình Thời gian quay vòng tiền Trả tiền Ta có thể xem tiền mặt nhƣ là nhiên liệu để vận hành công ty. Khi có đủ lƣợng tiền mặt thì công ty có thể trú trọng vào tăng trƣởng, tìm kiếm ngành nghề kinh doanh mới, thu hút khách hàng, tìm kiếm đối tác kinh doanh, phát triển sản phẩm mới,v.v... Còn lƣợng tiền mặt không đủ buộc doanh nghiệp phải tập trung kiếm nhiều tiền hơn, đôi khi làm cản trở sự tăng trƣởng và phát triển của công ty. 1.1.5. Sự khác nhau giữa lợi nhuận và dòng tiền mặt Có rất nhiều doanh nghiệp hiện tại rơi vào tình trạng kinh doanh luôn có lãi (có lợi nhuận) nhƣng lƣợng tiền trong doanh nghiệp lúc nào cũng thiếu. Điều này minh chứng cho sự khác biệt giữa lợi nhuận và dòng tiền mặt. Lợi nhuận thể hiện việc có đạt mức thu hồi thỏa đáng từ vốn và tài sản đã đầu tƣ. Còn dòng tiền mặt thì sẽ đảm bảo cho việc thanh toán và những khoản cần thiết cho các hoạt động tiếp tục diễn ra. Ngay cả phƣơng thức xác định lợi nhuận và dòng tiền mặt cũng khác nhau. Để biết đƣợc doanh nghiệp có lợi nhuận hay thua lỗ doanh nghiệp thƣờng dựa trên tính toán thời điểm xảy ra sự kiện kinh tế, những nguyên tắc đánh giá yêu cầu về mặt kế toán và tính linh hoạt cho phép, lợi nhuận đƣợc xác định một phần từ sự suy đoán hợp lệ của kế toán viên khi lập bản báo cáo kết quả kinh doanh. Nhƣng với dòng tiền mặt là sự ghi chép lại liên tục lƣợng tiền mặt đƣợc chi ra bao nhiêu, thu vào bao nhiêu trong suốt chu kì kinh doanh – tiền mặt là thực tế và hoàn toàn có thể đo lƣờng đƣợc một cách chính xác mức tiền mặt khả dụng, dựa vào việc xem xét các biên lai thu tiền mặt thực tế và giải ngân thực tế. Với hàng loạt các hóa đơn trong quá trình SXKD, doanh nghiệp sử dụng chính tiền mặt để thanh toán chứ không dùng lợi nhuận kế toán để chi trả đƣợc. Vì vậy, việc chỉ dựa vào lợi nhuận để kết luận doanh nghiệp hoạt động tốt hay xấu là một sai lầm, ta phải dựa vào dòng tiền mặt để thấy đƣợc rằng tiền của doanh nghiệp đi đâu về đâu, tại sao cả năm làm ăn có lãi... và đánh giá khả năng phát triển của một doanh nghiệp. 5 1.2. Các vấn đề khái quát về quản trị tiền mặt 1.2.1. Khái niệm về quản trị tiền mặt Quản trị tiền mặt là một quá trình từ thu hồi nợ, kiểm soát thu chi, bù đắp thâm hụt ngân sách, dự báo nhu cầu tiền mặt của doanh nghiệp, đầu tƣ những khoản tiền nhàn rỗi và trả tiền cho các ngân hàng cung cấp những hoạt động thuộc quá trình kể trên. 1.2.2. Nội dung quản trị tiền mặt Quản trị tiền mặt bao gồm các nội dung:  Kiểm soát thu, chi tiền mặt  Hoạch định ngân sách tiền mặt  Xác định nhu cầu tồn trữ tiền mặt tối ƣu  Chính sách tài chính trong quản trị tiền mặt 1.2.2.1 Kiểm soát thu, chi tiền mặt Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay doanh nghiệp lớn đều thu tiền mặt từ rất nhiều nguồn, từ nhiều khu vực khác nhau, thậm chí là từ nhiều nƣớc khác nhau. Gần nhƣ hoạt động quản trị tiền mặt hay cụ thể hơn là kiểm soát các dòng nhập quỹ và dòng xuất quỹ của tiền mặt đƣợc thực hiện cùng lúc bởi doanh nghiệp và các ngân hàng của doanh nghiệp. Nội dung kiểm soát thu, chi tiền mặt bao gồm:  Đồng bộ hóa dòng tiền  Sử dụng kỹ thuật vốn trôi nổi  Đẩy nhanh tốc độ thu tiền mặt  Kiểm soát thanh toán Ta có thể thấy thời điểm dòng nhập quỹ và xuất quỹ tiền mặt của doanh nghiệp trong sơ đồ biểu diễn phạm vi của quản trị tiền mặt dƣới đây: Sơ đồ 1.3 Phạm vi của quản trị tiền mặt Khách hàng thanh toán cho doanh nghiệp Ghi có vào tài khoản tiền mặt Thanh toán cho nhà cung cấp Ghi giảm số dƣ trong tài khoản Độ lớn khả dụng của tiền mặt (Nguồn: Sách “Quản trị tài chính”,Nguyễn Thanh Liêm, 2009, NXB Thống kê) 6 Thang Long University Library Đồng bộ hóa dòng tiền mặt Kỹ thuật đồng bộ hóa dòng tiền là việc sắp xếp sao cho luồng tiền vào xảy ra đồng thời với luồng tiền ra. Có nghĩa là, doanh nhiệp sắp xếp sao cho thời điểm thanh toán cho nhà cung cấp tƣơng ứng với thời điểm khách hàng thanh toán các hóa đơn cho doanh nghiệp. Đây là một trong những cách thức để giảm thiểu lƣợng tiền mặt lƣu trữ cần thiết cho duy trì hoạt động thƣờng xuyên. Và việc cân bằng giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra này sẽ giúp doanh nghiệp giảm vay nợ ngân hàng khi xuất hiện sự chệnh lệch thời gian thu chi mà doanh nghiệp không có đủ tiền mặt, do đó giảm đƣợc chi phí lãi vay và tăng lợi nhuận Sử dụng kĩ thuật vốn trôi nổi Vốn trôi nổi là khoảng cách chệnh lệch giữa số dƣ trong sổ sách của doanh nghiệp và số dƣ trong sổ ghi của ngân hàng. Ta xét một ví dụ sau: Bình quân mỗi ngày doanh nghiệp viết sec khoảng 100 triệu đồng và mất 6 ngày để sec đƣợc chuyển và trừ ra khỏi tài khoản ngân hàng. Nhƣ vậy là trong 4 ngày chờ sec chuyển và trừ tại tài khoản ngân hàng thì tại sổ sách của doanh nghiệp đã ghi giảm 600 triệu đồng. trong khi đó số dƣ tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp vẫn không đổi. Khoản chênh lệch 600 triệu đồng này đƣợc gọi là vốn trôi nổi chi. Ngƣợc lại, doanh nghiệp nhận sec 100 triệu đồng mỗi ngày và mất 5 ngày để khoản tiền này đƣợc gửi và chuyển vào tài khoản của doanh nghiệp. Tƣơng tự nhƣ vốn trôi nổi chi ở trên, một khoản chênh lệch 500 triệu đồng sẽ đƣợc tạo ra giữa sổ sách và tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp; đƣợc gọi là vốn trôi nổi thu hồi nợ.  Vốn trôi nổi ròng là khoảng chênh lệch giữa vốn trôi nổi chi và vốn trôi nổi thu hồi nợ. Lƣợng tiền trôi nổi (vốn trôi nổi ròng) Số dƣ tài khoản tiền gửi ngân hàng Số dƣ tài khoản tiền mặt theo sổ sách Ở ví dụ trên, vốn trôi nổi ròng bằng 100 triệu đồng. Nguyên nhân của tiền nổi có thể đƣợc giải thích nhƣ sau: sự xuất hiện của vốn trôi nổi là do thời gian để sec chuyển qua bƣu điện, doanh nghiệp nhận sec và xử lý, chuyển khoản qua hệ thống ngân hàng. Quá trình này đƣợc thể hiện trong sơ đồ tiến trình thu tiền mặt. 7 Sơ đồ 1.4 Tiến trình thu tiền mặt (mô tả VD nói trên, tiến trình chi tiền mặt tƣơng tự) Sec đƣợc Sec đƣợc nhận ở văn phòng chuyển khoản tại ngân hàng công ty Khách hàng gửi sec cho công ty Tài khoản ngân hàng công ty ghi nợ Thời gian (ngày) 0 1 Thời gian thƣ tín 4 3 2 Thời gian xử lý 5 Thời gian chuyển khoản Để tận dụng tốt nhất cũng nhƣ tăng quy mô của vốn trôi nổi ròng, doanh nghiệp thƣờng đẩy nhanh quá trình thu hồi séc từ khách hàng, tức là rút ngắn tối đa thời gian thƣ tín, thời gian xử lý và thời gian chuyển khoản sec của khách hàng vào tài khoản ngân hàng. Và ngƣợc lại, doanh nghiệp sẽ trì hoãn tiến trình chuyển sec cho nhà cung cấp hết mức trong phạm vi có thể chấp nhận đƣợc. Điều này giúp cho doanh nghiệp có thể tối thiểu hóa mức tiền mặt duy trì cần thiết. Đẩy nhanh tốc độ thu tiền mặt Doanh nghiệp luôn tìm kiếm phƣơng thức thu hồi nợ nhanh nhất. Mức độ phức tạp và tính linh động của hệ thống thu tiền phụ thuộc vào quy mô và phạm vi hoạt động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì hệ thống thu tiền rất đơn giản và tốc độ thu hồi nợ chậm hơn nhiều so với các doanh nghiệp lớn áp dụng hệ thống rộng rãi đến từng địa phƣơng. Từ khi hình thức bán hàng tín dụng trở nên phổ biến, thì việc thu hồi nợ trở nên dễ dàng và nhanh hơn rất nhiều. Nhƣ đã đề cập ở phần kỹ thuật vốn trôi nổi, doanh nghiệp đẩy nhanh tốc độ thu tiền mặt bằng cách giảm thời gian chuyển tiền của khách hàng (gồm thời gian thƣ tín, thời gian xử lý chứng từ, thời gian chuyển khoản). Phƣơng thức đƣợc sử dụng để đẩy nhanh tốc độ thu tiền Hệ thống tài khoản thu gom Đây là một trong những công cụ quản lý tiền mặt truyền thống và lâu đời nhất. Trong hệ thống tài khoản thu gom, sec của khách hàng sẽ đƣợc gửi tới ngân hàng địa phƣơng nơi khách hàng cƣ trú thay vì gửi tới ngân hàng nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Ngân hàng ở địa phƣơng có thể kiểm tra hộp thƣ nhiều lần trong ngày và chuyển tiền vào tài khoản của công ty ngay tại thành phố đó. Sau đó, ngân hàng báo cáo cho doanh nghiệp những biên lai đã nhận trong ngày thông qua hệ thống chuyển dữ liệu điện tử giữa doanh nghiệp và ngân hàng. 8 Thang Long University Library Sơ đồ 1.5 Hệ thống thu gom Sec Sec Sec Hộp thƣ số 1 Sec Sec Hộp thƣ số 2 Sec Hộp thƣ số 3 Ngân hàng địa phƣơng thu sec từ các hộp thƣ bƣu điện Xử lý Sec Gửi thông tin chi tiết cho Chuyển sec vào tài doanh nghiệp khoản ngân hàng Doanh nghiệp cập nhật vào Sec đƣợc chuyển qua sổ cái quá trình xử lý Một số phƣơng thức khác  Yêu cầu khách hàng lớn thanh toán qua điện thoại hay ghi nợ tự động: với hệ thống ghi nợ điện tử, ngân quỹ đƣợc tự động trừ ra khỏi tài khoản này và cộng vào tài khoản kia. Sự tiến bộ trong hoạt động thu nợ tốc độ cao và công nghệ thông tin đang ngày càng làm cho quá trình này trở nên khả thi và hiệu quả hơn.  Xử lý đặc biệt: theo phƣơng thức này, doanh nghiệp có thể cử ngƣời thu trực tiếp những khoản sec lớn để giảm thời gian chuyển thƣ hoặc thời gian chuyển khoản tới nhà cung cấp, khách hàng...  Sec đƣợc ủy quyền trƣớc: khi doanh nghiệp nhận nhiều những khoản thanh toán cố định, doanh nghiệp có thể hình thành hệ thống sec đƣợc ủy quyền trƣớc, khách hàng ủy quyền cho doanh nghiệp rút sec thanh toán trực tiếp trên tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng. Phƣơng pháp này rút ngắn thời gian chuyển thƣ và thời gian xử lý chứng từ, tăng tính đều đặn và chắc chắn của luồng tiền vào doanh nghiệp.  Đòi hỏi hóa đơn thanh toán: doanh nghiêp yêu cầu khách hàng gửi sec thanh toán để doanh nghiệp có thể nhận vào một ngày định trƣớc, giúp rút ngắn thời 9 gian thƣ tín. Phƣơng thức này có thể áp dụng nếu khách hàng muốn hƣởng chiết khấu thanh toán của doanh nghiệp. Tất cả các phƣơng thức đều gây ra chi phí và lợi ích liên quan đến giảm thời gian chuyển tiền, Nên doanh nghiệp cần tính toán và xem xét kĩ lƣỡng khi xác định phƣơng thức hiệu quả nhất trong quá trình thiết kế hệ thống thu tiền của doanh nghiệp. Kiểm soát thanh toán Cũng giống với việc giảm thời gian thu nợ, doanh nghiệp cũng phải xây dựng hệ thống chi tiền để có thể kiểm soát hoạt động thanh toán của mình. Với mục đích trì hoãn dòng tiền ra đến mức có thể mà không làm giảm lòng tin của các nhà cung cấp, doanh nghiệp thƣờng trả hóa đơn đúng hạn chứ không trả trƣớc hay trả sau ngày hẹn. Một số phƣơng thức kiểm soát thanh toán: Hệ thống số dƣ bằng không Hóa đơn của các nhà cung cấp thƣờng đƣợc gửi tới các ngân hàng địa phƣơng của khu vực để yêu cầu thanh toán. Mỗi khu vực có ngân hàng chi tiêu riêng, sẽ tạo ra dƣ thừa trong số dƣ tiền và là giảm hiệu quả hệ thống chi tiền của doanh nghiệp. Để tránh rủi ro này và tiện cho việc thanh toán nhanh vào ngày hẹn trả tiền với nhà cung cấp, doanh nghiệp thiết lập hệ thống số dƣ bằng không. Sơ đồ 1.6 Hệ thống tài khoản số dƣ bằng không Chú thích: ZBA- zero bank account Luồng thông tin Công ty Báo cáo ZBA hàng ngày Ngân hàng tập trung trung ƣơng của doanh nghiệp ZBA khu vực A ZBA khu vực B ZBA khu vực C Tại ngân hàng trung ƣơng của doanh nghiệp, một tài khoản mẹ đƣợc thiết lập để nhận tất cả các khoản tiền gửi đến từ các ngân hàng địa phƣơng và đƣa vào hệ thống số dƣ không. Mỗi ngân hàng vẫn tiếp tục tự viết sec nhƣng sec đƣợc rút ra và gửi từ tài khoản mẹ. Các tài khoản số dƣ bằng không này giống nhƣ tài khoản tiền gửi không kỳ hạn cá nhân nhƣng nó không có tiền trong đó. Do đó nó có tên gọi là “số dƣ bằng không” Hàng ngày sec đƣợc viết trên tài khoản chi cá nhân đƣợc trình để thanh toán sẽ đƣợc trả bởi ngân hàng tập trung để chi trả các khoản tiêu, làm cho tài khoản này có số 10 Thang Long University Library dƣ bằng không vào cuối ngày. Hàng ngày, doanh nghiệp nhận báo cáo tóm lƣợc các hoạt động của nhiều tài khoản. Các tài khoản số dƣ bằng không cho phép có thể quản lý chặt chẽ đồng thời duy trì đƣợc quyền tự quyết của các khu vực. Hệ thống tài khoản số dƣ bằng không thƣờng đƣợc xem là phƣơng pháp hiệu quả để quản lý hệ thống chi tiền. Cực đại hóa vốn trôi nổi chuyển sec Một số doanh nghiệp thanh toán cho các nhà cung cấp từ các tài khoản ở vị trí rất xa nhà cung cấp. Điều này làm tăng thời gian chuyển khoản qua hệ thống ngân hàng. Một số doanh nghiệp duy trì một mạng lƣới phức tạp các tại khoản chi tiêu. Sec đƣợc phát hành từ tài khoản cách xa khách hàng nhất, do đó có thể tối đa hóa vốn trôi nổi chuyển khoản. Tính giờ kí phát sec Các sec đƣợc kí tại các thời điểm xác định trong tuần, làm cho thời gian chuyển tiền có thể kéo dài. Nếu thời gian thƣ tín trung bình là 2 ngày. Giả sử ta gửi thƣ vào thứ 2 thì thứ 4 sec sẽ tới nơi. Thay vào đó, ta kí sec vào thứ 4 hoặc thứ 5 thì doanh nghiệp có thể kéo dài thêm hai ngày thời gian chuyển tiền (thông qua ngày nghỉ cuối tuần). Trên thực tế có rất nhiều phƣơng thức chi tiền khác, dù phân tích chọn lựa phƣơng thức nào doanh nghiệp cũng phải cân nhắc giữa chi phí và lợi ích của các phƣơng thức chi tiền. 1.2.2.2 Hoạch định ngân sách tiền mặt Việc sử dụng hệ thống, phƣơng thức để tăng tốc độ thu hồi tiền, làm chậm quá trình thanh toán của doanh nghiệp là những nội dung quan trọng của quản trị tiền mặt. Tuy nhiên, những hệ thống phƣơng thức trên không đủ hỗ trợ cho các nhà quản lý tài chính trong việc thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu và đầu từ sinh lời bằng tiền của doanh nghiệp. Bởi vậy, hoạch định ngân sách tiền mặt cũng vô cùng quan trọng với doanh nghiệp khi quản trị tiền mặt. Để lập đƣợc kế hoạch ngân sách, doanh nghiệp phải dự báo đƣợc tổng thu và nhu cầu chi tiền trong kỳ. Tổng lƣợng tiền thu đƣợc trong kỳ thƣờng gồm:  Tiền hàng bán chịu kỳ trƣớc  Tiền hàng bán trả ngay  Tiền hàng ngƣời mua trả trƣớc  Các khoản thu khác Tổng lƣợng tiền chi trong kỳ thƣờng gồm:  Tiền hàng mua chịu kỳ trƣớc 11  Tiền hàng mua trả ngay  Tiền hàng trả trƣớc cho ngƣời bán  Trả lƣơng cán bộ công nhân viên trong kỳ  Tiền thuế phải nộp trong kỳ  Lãi vay phải phải trả trong kỳ  Các khoản chi khác. Doanh nghiệp thƣờng xây dựng kế hoạch ngân sách theo quý, tháng, tuần thậm chí chi tiết cụ thể theo ngày. Bảng dƣới đây cho thấy một mẫu về hoạch định ngân sách thu chi tiền của doanh nghiệp Bảng 1.1 Dự báo thu chi tiền tệ của doanh nghiệp Tháng Khoản mục 12 1 2 3 4... Thu 1. Doanh số bán 2. Bán chịu 3. Thu sau 1 tháng 4. Thu sau 2 tháng 5. Thu tiền bán hàng trả ngay trong tháng Tổng thu trong tháng Chi 1. Trị giá nguyên vật liệu mua trong tháng 2. Trả tiền nguyên vật liệu mua trong tháng 3. Trả tiền nguyên vật liệu mua chịu kỳ trƣớc 4. Trả lƣơng+thƣởng 5. Các khoản chi phí khác 6. Thuế 7. Đầu tƣ vào TSCĐ 8. Chia lợi tức CP Tổng chi trong tháng (2+3+...+8) Chênh lệch thu chi trong tháng Mức tiền cần duy trì trong tháng Số dƣ (thiếu hụt) tiền so với mục tiêu (Nguồn “Giáo trình quản trị tài chính”, Nguyễn Thị Phương Liên, NXB Thống kê, 2011) Kết quả dự báo về tình hình thu chi tiền là cơ sở quan trọng giúp nhà quản trị tài chính có thể đƣa ra các giải pháp thích hợp nhằm đảm bảo ổn định tài chính và nâng cao hiệu quả sử dụng tiền mặt của doanh nghiệp. Khi dự báo thấy tiền dƣ thừa, doanh 12 Thang Long University Library nghiệp có thể tận dụng lƣợng tiền dƣ thừa này để đầu tƣ chứng khoán có khả năng thanh khoản cao, ngƣợc lại nếu thiếu hụt tiền, cần tổ chức huy động nguồn thích hợp để đảm bảo khả năng thanh toán. Quản trị dự toán chi thu tiền mặt có trình tự khoa học từ thiết lập cho đến thực hiện. Dƣới đây là trình tự thiết lập, thực hiện quản lý dự toán thu chi tiền mặt hàng tháng: Sơ đồ 1.7 Trình tự cơ bản của phƣơng pháp quản trị dự toán chi thu tiền mặt Thiết lập dự toán thu chi tiền mặt Thiết lập dự toán thu nhập tiền mặt Thiết lập phƣơng án dự toán chi thu tiền mặt Điều chỉnh lại theo thực tế thu chi tiền mặt Thẩm duyệt phƣơng án dự toán chi thu tiền mặt Thực hiện dự toán thu chi tiền mặt Kiểm tra giám sát dự toán chi thu tiền mặt Thiết lập dự toán chi thu tiền mặt Các doanh nghiệp, đơn vị khi tiến hành lập kế hoạch kinh doanh sản xuất và kế hoạch công tác đồng tời cũng tiến hành lập dự toán thu chi tiền mặt để báo cáo với bộ phận tài chính. Khi các bộ phận tiến hành thiết lập dự toán chi thu tiền mặt đều phải tiến hành theo tiêu chuẩn, định mức và hạch toán từng khoản có liên quan. Mấu chốt của vấn đề là chúng ta làm một cách chi tiết, cụ thể và cẩn thận. Nếu nhƣ thiết lập dự toán hời hợt thì trong quá trình thực hiện sẽ không khống chế đƣợc dự toán chi thu, bộ phận tài chính kế toán sẽ yêu cầu làm lại từ đầu một cách chuẩn xác. Thiết lập dự toán thu nhập tiền mặt Bộ phận kế toán sẽ kết hợp với bộ phận tiêu thụ tiến hành thiết lập dự toán thu nhập tiền mặt căn cứ trên kế hoạch và dự đoán tiêu thụ. Dự toán thu chi tiền mặt đƣợc tiến hành thiết lập trên nguyên tắc thực hiện thu chi, do đó nó không những yêu cầu bộ phận tiêu thụ phải hoàn thành mục tiêu thu nhập tiêu thụ của mình mà còn phải thu hồi tiền hàng về kịp thời. Qua việc thiết lập dự toán thu nhập tiền mặt, nhà quản trị doanh nghiệp có thể giao trách nhiệm thu hồi tiền hàng tiêu thụ và thu hồi công nợ tiền hàng cho mỗi bộ phận và nhân viên tiêu thụ của bộ phận đó, đồng thời thực hiện chế độ phân phối thƣởng phạt thu hồi tiền hàng đối với nhân viên tiêu thụ. Dự toán thu nhập tiền mặt là cơ sở của dự toán chi thu tiền mặt. Nhiều khi thu nhập tiền mặt không do doanh nghiệp khống chế. Trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng hiện nay chƣa đạt tiêu chuẩn, mức độ tín dụng rất thấp, khó khăn khi thu hồi tiền hàng rất lớn. Do đó, khi tiến hành thiết lập dự toán thu nhập tiền mặt phải chiết khấu đi một khoản nhất định. 13 Thiết lập phƣơng án dự toán chi thu tiền mặt Giám đốc chủ trì, bộ phận kế toán chịu trách nhiệm chính cùng với tất cả quản lý bộ phận tiến hành thiết lập phƣơng án dự toán chi thu tiền mặt toàn doanh nghiệp. Giám đốc chủ trì ở đây là ngƣời phải đƣa ra đƣờng lối tổng thể, xác định rõ trọng điểm, nguyên tắc, phƣơng hƣớng chi thu để thiết lập dự toán, chỉ đạo bộ phận kế toán tiền hành cân bằng tổng hợp chi thu và cùng với các quản lý bộ phận khác hoàn chỉnh phƣơng án dự toán thu chi tiền mặt. Thẩm duyệt phƣơng án dự toán chi thu tiền mặt Phƣơng án dự toán chi thu tiền mặt đƣợc ban giám đốc hoặc ban dự toán doanh nghiệp thảo luận thông qua, giao cho bộ phận kế toán thực hiện và khống chế. Trong công ty CP, dự toán chi thu tiền mặt hàng năm còn phải đƣợc Hội đồng quản trị thảo luận thông qua. Việc thảo luận thông qua dự toán vì hai mục đích; một là cân bằng tổng hợp thêm một lần nữa sao cho dự toán có tính khả thu, hai là nhờ có sự thảo luận thông qua này mà dự toán mới có hiệu lực pháp luật. Hiệu lực pháp luật của dự toán thể hiện ở chỗ một khi dự toán đƣợc thông qua, bất cứ ngƣời nào cũng không đƣợc tùy ý sửa đổi, bao gồm cả giám đốc. Một số doanh nghiệp khi tiền vốn cấp bách đã thƣờng xuyên thực hiện sửa đổi theo quyết định của giám đốc. Điều này khiến việc quản lý dự toán thu chi tiền mặt không đƣợc quán triệt thực hiện. Thực hiện dự toán thu chi tiền mặt Tất cả các doanh nghiệp hay các bộ phận trong doanh nghiệp có nhu cầu chi tiền mặt đều phải tiến hành chi theo thời gian, hạng mục và số tiền quy định trong dự toán. Những hạng mục không có trong dự toán, bộ phận kế toán có quyền từ chối chi. Sau khi dự toán đƣợc thông qua, trong quá trình thực hiện, bộ phận kế toán chịu trách nhiệm thực hiện và khống chế chính, giám đốc lúc này có thể tạm thời không can thiệp. Những khoản chi tiền mặt của doanh nghiệp hay các bộ phận chỉ cần thông qua ngƣời phụ trách bộ phận ký nhận là có hiệu lực. Đối với những khoản chi không nằm trong dự toán, giám đốc cũng không đƣợc dễ dàng ký duyệt. Kiểm tra giám sát dự toán chi thu tiền mặt Tiến hành khiểm tra tình hình thực hiện dự toán vào cuối kế hoạch. Các bộ phận viết phân tích tài chính, đối chiếu với những khoản chi trong dự toán và truy cứu trách nhiệm đƣơng sự trên cơ sở phân tích tình hình thực hiện dự toán. Việc quản lý dự toán chi thu tiền mặt phải tuân thủ đúng những nguyên tắc cơ bản dƣới đây: Nguyên tắc hai tuyến thu chi: thu tiền mặt và chi tiền mặt phải đƣợc phân định giới hạn rõ ràng. Các khoản thu tiền mặt của các bộ phận và cả doanh nghiệp phải đƣợc nộp về bộ phận tài vụ, bất cứ bộ phận nào cũng không đƣợc lƣu giữ tiền mặt thu 14 Thang Long University Library về. Những khoản chi tiền mặt của các bộ phận đều đƣợc bộ phận tài vụ quyết định phát theo dự toán và từ đó có thể khống chế những khoản chi thu tiền mặt hiệu quả. Nguyên tắc dự toán cứng: dự toán thu chi tiền mặt đã đƣợc phê duyệt đều có hiệu lực pháp luật nhƣ đã đề cập ở trên, bất cứ ai cũng không đƣợc phép tùy tiện sửa đổi. Toàn bộ chi thu tiền mặt của doanh nghiệp đều phải dựa vào phạm vi khống chế của dự toán, không có trong dự toán không đƣợc phép chi tiền, từ chối tất cả những phát sinh vƣợt dự toán. Nguyên tắc chi tiết hóa: dự toán thu chi tiền mặt phải đƣợc thiết lập một cách chi tiết, tỉ mỉ, phải tiến hành phân tích cặn kẽ hạng mục chi tiền mặt, hạch toán từng khoản theo tiêu chuẩn định mức, mỗi chi tiết của từng khoản đều cần phải đƣợc tính toán, chỉ có dự toán chi tiết cụ thể mới có thể phát huy đƣợc vai trò khống chế dự toán thực sự. Nguyên tắc ủy quyền: dự toán chi thu tiền mặt của các bộ phận hay cả doanh nghiệp là do ngƣời phụ trách các bộ phận chủ trì thiết lập nên, sau khi đƣợc phê duyệt thì báo cáo với bộ phận tài vụ thực hiện và khống chế. Những chi phí trong dự toán của doanh nghiệp do quản lý ký tên xác nhận là có hiệu lực, không cần phải qua giám đốc ký duyệt. Những khoản chi ngoài dự tính cần thiết phải chi, không nằm trong dự toán phản cần có giám đốc ký tên mới có hiệu lực. Những hạng mục chƣa đƣa vào dự toán, bộ phận tài vụ có quyền từ chối chi. 1.2.2.3 Xác định nhu cầu tồn trữ tiền mặt tối ưu Quản trị tiền mặt đề cập đến việc quản lý tiền mặt tồn quỹ và tiền gửi ngân hàng. Sự quản lý này liên quan chặt chẽ đến việc quản lý các loại tài sản gắn liền với tiền mặt nhƣ các loại chứng khoán có khả năng thanh khoản cao (chứng khoán khả thị, khả mại). Các loại chứng khoán có khả năng thanh khoản cao giữ vai trò nhƣ một “bƣớc đệm” cho tiền mặt; vì nếu số dƣ tiền mặt nhiều, doanh nghiệp có thể đầu tƣ vào chứng khoán khả thị, nhƣng khi cần thiết cũng có thể chuyển đổi chúng sang tiền mặt một cách nhanh chóng và ít tốn kém chi phí. Vì thế, trong quản trị tài chính nói chung hay quản trị tiền mặt nói riêng; doanh nghiệp sử dụng chứng khoán có khả năng thanh khoản cao để duy chi tiền mặt ở mức độ mong muốn. 15 Sơ đồ 1.8 Luân chuyển giữa tiền mặt và chứng khoán có khả năng thanh khoản cao Các chứng khoán thanh khoản cao Đầu tƣ tạm thời bằng cách mua chứng khoán có tính thanh khoản cao Dòng thu tiền mặt Bán những chứng khoán thanh khoản cao để bổ sung lƣợng tiền mặt Tiền mặt Dòng chi tiền mặt Các mô hình đƣợc sử dụng để xác định nhu cầu tồn trữ tiền mặt tối ƣu thực chất là sự cân bằng giữa tiền mặt và chứng khoán ngắn hạn. Có 3 mô hình thƣờng đƣợc dùng để xác định mức tồn trữ tiền mặt tối ƣu:  Mô hình tồn trữ tiền mặt tối ƣu EOQ – Mô hình Baumol: từ mô hình Baulmol và sơ đồ 1.8 trên cho thấy một cái nhìn tổng quát trong quản trị tiền mặt bởi vì cũng nhƣ các tài sản khác, tiền mặt là một hàng hóa (là tài sản) nhƣng đây là hàng hóa đặc biệt – có tính lỏng cao nhất. Đối với mô hình này, hƣớng tiếp cận của quản trị tiền mặt đơn giản thông qua việc xác định số lƣợng tiền chuyển đổi nhỏ nhất sao cho chi phí hiệu quả nhỏ nhất. Mô hình này thƣờng đƣợc các doanh nghiệp nhỏ áp dụng.  Mô hình Miller – Orr: dựa trên giả thuyết dòng tiền có tính chất chắc chắn. Mô hình cũng đề cập đến quản lý dòng tiền liên tục, căn cứ vào tính thanh khoản và sự nhạy cảm với lãi suất của dòng tiền. Theo tác giả, mô hình này đƣợc xây dựng dựa trên chi phí nắm giữ tiền mặt tối thiểu ở giới hạn trên và khoảng giao động của tiền. Khoảng dao động của tiền này xác định căn cứ vào lƣợng dự trữ tiền mặt theo thiết kế.  Mô hình Stone: mô hình này đƣợc Stone đƣa ra nhằm cải tiến tính thực tiễn của quá trình tối ƣu hóa ở mô hình Miller – Orr bằng cách cho phép nhà quản trị căn cứ vào nhận thức và kinh nghiệm của mình về dòng ngân lƣu để đƣa ra quyết định thích hợp. 1.2.2.4 Chính sách tài chính trong quản trị tiền mặt Các chính sách tài chính trong quản trị tiền đƣợc xây dựng căn cứ vào kết quả của dòng ngân lƣu. Nếu ngân lƣu ròng dƣơng, nhà quản trị phải tìm cơ hội đầu tƣ ngắn hạn để sinh lời. Nếu ngân lƣu dòng âm, nhà quản trị doanh nghiệp phải thu xếp một nguồn tiền ngắn hạn để tài trợ tạm thời cho khoản thiếu hụt đó, doanh nghiệp cần phải: 16 Thang Long University Library  Huy động vốn ngắn hạn cho nhu cầu tiền mặt: các nguồn huy động vốn rất đa dạng, nhà quản trị cần phân tích giữa chi phí đi vay, thời hạn vay và ƣu điểm của các nguồn vay để đƣa ra quyết định sẽ huy động vốn từ nguồn nào là hợp lý nhất.  Đầu tƣ các khản tiền nhàn rỗi: đầu tƣ với danh mục nhƣ thế nào, một lƣợng là bao nhiêu, trong thời gian bao lâu phải là quyết định cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro, đảm bảo tính thanh khoản và tƣơng thích với dự báo ngân sách tiền mặt của doanh nghiệp. 1.3. Mô hình quản trị tiền mặt trong doanh nghiệp 1.3.1. Mô hình Baumol (mô hình EOQ) Nhƣ các tài sản khác, tiền mặt là một hàng hóa (là tài sản) nhƣng đây là loại hàng hóa đặc biệt – tài sản có tính lỏng cao nhất. Vì vậy, mô hình quản lý dự trữ EOQ cũng đƣợc sử dụng để quản trị tiền mặt trong doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần một lƣợng tiền mặt dùng để trả cho các hóa đơn một các đều đặn. Khi lƣợng tiền mặt hết hoặc không đủ, doanh nghiệp phải bán các chứng khoán có tính thanh khoản cao để lại có lƣợng tiền nhƣ ban đầu. Nhƣng doanh nghiệp sẽ tốn chi phí giao dịch cố định cho mỗi lần bán chứng choán. Hoặc nếu doanh nghiệp chọn phƣơng án đi vay để có đủ lƣợng tiền mặt thì vẫn sẽ tốn chi phí giao dịch cho mỗi lần đi vay. Mô hình Baumol dựa trên những giả định  Nhu cầu về tiền của doanh nghiệp là ổn định (có nghĩa là doanh nghiệp có thể xác định đƣợc chắc chắn doanh nghiệp cần một lƣợng tiền là bao nhiêu trong năm).  Doanh nghiệp không có dự trữ tiền mặt cho mục đích an toàn (doanh nghiệp không có động cơ dự trữ dự phòng)  Doanh nghiệp chỉ có hai phƣơng thức dự trữ tiền: tiền mặt và chứng khoán khả thị  Không có rủi ro trong đầu tƣ chứng khoán. Sử dụng mô hình Baumol Nhƣ đã nói đến ở trên, mô hình Baumol đề cập đến chi phí giao dịch cũng nhƣ việc doanh nghiệp nắm dữ tiền sẽ phát sinh chi phí cơ hội. Xác định mức dự trữ tiền tối ƣu đƣợc thực hiện nhƣ sau: Chi phí giao dịch (Transaction Cost – TrC) Chi phí giao dịch là chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện một lần chuyển đổi từ chứng khoán có tính thanh khoản cao thành tiền mặt. 17 Công thức: TrC = Tổng nhu cầu tiền trong năm x Chi phí cố định cho một lần bán chứng khoán Quy mô một lần bán chứng khoán *Quy mô một lần bán chứng khoán cũng chính là lƣợng tiền mặt cần dự trữ. Vì thay vì dự trữ tiền mặt, doanh nghiệp chuyển tiền thành chứng khoán khả thị để nắm dữ. Nên quy mô một lần bán chứng khoán và mức dữ trữ tiền ở công thức chi phí cơ hội dƣới đây là cùng một ẩn – lƣợng tiền dự trữ tối ƣu. Chi phí cơ hội (Opportunity Cost – OC) Chi phí cơ hội chính là chi phí của vốn đầu tƣ bỏ vào dữ trữ tiền mặt thay vì đem đi đầu tƣ. Công thức: Mức dự trữ tiền x Lãi xuất chứng khoán OC = 2 theo năm Tổng chi phí Công thức : TC = TrC + OC Xác định mức dự trữ tiền mặt tối ƣu Áp dụng tích phân vào biểu thức tổng chi phí trên, ta có : Mức dự trữ tiền tối ƣu = 2 x  nhu cầu tiền trong năm x Chi phí CĐ cho một lần bán Lãi suất chứng CK khoán theo năm Đồ thị 1.1 Mức dữ trữ tiền theo mô hình Baulmol Tiền mặt đầu kỳ (C) C/2 Tiền mặt cuối kỳ (0) 1 Thời gian dự trữ tiền tối ƣu Bán CK 2 Thời gian 18 Thang Long University Library Trong sơ đồ, thời gian dự trữ tiền tối ƣu cũng chính là thời gian doanh nghiệp sử dụng hết lƣợng tiền tối ƣu đã dự trữ. Và thời điểm sử dụng hết tiền mặt, doanh nghiệp phải bán chứng khoán để lại có lƣợng tiền mặt cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Đóng góp của mô hình Baulmol Mô hình Baulmol đã giúp cho doanh nghiệp thấy rõ đƣợc sự đánh đổi cơ bản giữa các chi phí cố định của việc bán các chứng khoán và chi phí cơ hội đối với việc nắm giữ tiền mặt. Dựa vào mô hình cho thấy: nếu lãi suất chứng khoán càng cao thì doanh nghiệp sẽ càng giữ ít tiền mặt, vì doanh nghiệp sẽ chọn chuyển đổi tiền sang chứng khoán khả thị để hƣởng lãi và tăng đƣợc lƣợng tiền. Nhƣng trong những trƣờng hợp mà nhu cầu sử dụng tiền mặt cả doanh nghiệp ở mức cao hoặc là chi phí để bán chứng khoán khả thị cao hơn thì doanh nghiệp sẽ chọn nắm giữ lƣợng tiền mặt lớn hơn. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp kịp thời chi trả các hóa đơn ngay lập tức khi cần và tránh việc phải chịu một khoản chi phí giao dịch bán chứng khoán lớn. Mặc khác, mô hình còn lý giải vì sao các doanh nghiệp nhỏ lại lƣu giữ một số dƣ tiền đáng kể. Trong khi đó đối với các doanh nghiệp lớn, các chi phí giao dịch mua và bán chứng khoán lại trở nên quá nhỏ so với chi phí cơ hội mất đi do lƣu giữ một lƣợng tiền mặt nhàn rỗi. Vì vậy, các doanh nghiệp lớn luôn tận dụng triệt để lƣợng tiền mặt nhàn rỗi thay vì dự trữ. Hạn chế của mô hình Baulmol Mô hình này đã có đóng góp quan trọng cho lý thuyết quản trị tiền mặt. Tuy nhiên, mô hình Baulmol vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định do mô hình đƣợc xây dựng dựa trên những giả định không luôn luôn đúng. Trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp rất hiếm khi nào mà lƣợng tiền vào và ra của doanh nghiệp lại đều đặn và có thể dự kiến chắc chắn trƣớc đƣợc. Từ đó điều này tác động đến mức dự trữ tiền mặt tối ƣu đƣợc tính toán trong mô hình cũng không thể đều đặn mà sẽ thay đổi liên tục. Ví dụ: trong một vài tuần, doanh nghiệp có thể có một số lƣợng lớn các hóa đơn nhƣng chƣa đến hạn phải trả cho nhà cung cấp. Do đó, doanh nghiệp nhận về dòng thu thuần bằng tiền mặt. Nhƣng sau đó, doanh nghiệp phải thanh toán các hóa đơn, và sẽ nhận về dòng chi thuần bằng tiền mặt. Và đặc biệt là với những doanh nghiệp SXKD theo mùa vụ hoặc thu mua sản lƣợng nông nghiệp thì việc xác định dòng tiền mặt đều đặn là không khả thi. Ngoài ra việc chuyển đổi chứng khoán ngắn hạn trong thực tế không thể thực hiện nhanh chóng nhƣ tính toán của mô hình. 19 1.3.2. Mô hình Miller – Orr Dựa vào thực tiễn và trải qua quá trình nghiên cứu, các nhà kinh tế học đã xây dựng mô hình phù hợp hơn với thực tế so với mô hình Baulmol. Và mô hình Miller – Orr đã giả quyết đƣợc các hạn chế và những giả định phi thực tế của mô hình Baulmol. Mô hình này là sự kết hợp chặt chẽ giữa mô hình đơn giản và thực tế. Nhƣ đã đề cập tổng quát ở phần “Xác định mức tồn trữ tiền mặt tối ƣu”, mô hình Miller – Orr xác định mức dự trữ tiền mặt dao động trong một khoảng tức là lƣợng tiền dự trữ sẽ biến thiên từ cận thấp nhất đến giới hạn cao nhất. Mô hình Miller – Orr đã lý giải cho câu hỏi : Làm thế nào để doanh nghiệp có thể quản trị đƣợc số dƣ tiền của doanh nghiệp nếu nhƣ không thể dự đoán đƣợc mức thu chi hàng ngày. Mô hình Miller – Orr dựa trên các giả định:  Giả định dòng ngân lƣu của doanh nghiệp là biết động ngẫu nhiên và hoàn toàn không thể dự báo đƣợc. Có những khoản chi có thể chắc chắn biết đƣợc nhƣ tiền lƣơng của công nhân viên hay trả nợ ngân hàng, nhƣng hầu hết dòng tiền mặt của doanh nghiệp là không thể dự báo.  Giả định số dƣ tiền mặt chỉ dao động trong phạm vi giới hạn trên và giới hạn dƣới. Ta có thể quan sát đồ thị mô hình Miller – Orr dƣới đây: Đồ thị 1.2 Mô hình Miller – Orr Lƣợng tiền mặt Giới hạn trên (H) Mức tiền mặt thiết kết (Z) Giới hạn dƣới (L) 0 Thời gian Nhìn vào đồ thị trên, ta thấy số dƣ tiền dao động lên xuống và không thể nào dự đoán đƣợc. Doanh nghiệp cho phép tồn quỹ biến động ngẫu nhiên trong phạm vi giới hạn; nếu nhƣ tồn quỹ vẫn nằm trong mức giữa giới hạn trên (H) và giới hạn dƣới (L), thì doanh nghiệp không cần thiết thực hiện giao dịch mua hay bán chứng khoán ngắn hạn. Khi tồn quỹ chạm trần tại đƣờng (H) thì doanh nghiệp sẽ mua (H-Z) đồng chứng khoán ngắn hạn để giảm tồn quỹ trở về mức tiền thiết kế (Z). Ngƣợc lại, khi lƣợng tiền 20 Thang Long University Library
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất