Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng mô hình phát triển tạp chí khoa học đại học sài gòn giai đoạn 2013 – 20...

Tài liệu Xây dựng mô hình phát triển tạp chí khoa học đại học sài gòn giai đoạn 2013 – 2015

.DOCX
90
174
98

Mô tả:

MỤC LỤC Trang Mục lục.................................................................................................................... 01 Phần mở đầu...........................................................................................................03 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TẠP CHÍ KHOA HỌC....................................................................................07 1.1. Khái niệm tạp chí khoa học và bài báo khoa học.......................................... 07 1.1.1. Báo chí và tạp chí khoa học...................................................................... 07 1.1.2. Khái niệm bài báo khoa học..................................................................... 09 1.2. Quy trình hoạt động của một số tạp chí khoa học trong nƣớc và quốc tế . . .12 1.2.1. Hoạt động của một số tạp chí khoa học trong nƣớc....................................12 1.2.2. Quy trình hoạt động của một số tạp chí quốc tế........................................ 24 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA TẠP CHÍ ĐẠI HỌC SÀI GÒN (2008 - 2013)..................................................................33 2.1. Hoạt động của Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn giai đoạn 2008 – 2013 . . . . . . . . 2.2. Mô hình hoạt động của Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn giai đoạn 2008 – 2013.. 33 36 2.2.1. Tổ chức Tòa soạn..................................................................................... 36 2.2.2. Quy trình xuất bản của Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn (từ 2008 đến 2013)... 37 2.2.3. Hệ thống cộng tác viên, chuyên gia phản biện và biên tập.......................39 2.3. Đánh giá những thành tựu, tồn tại và hạn chế của Tạp chí..........................41 2.3.1. Thành tựu................................................................................................. 41 3.2.2. Những khó khăn, tồn tại và hạn chế.........................................................41 CHƢƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN MỚI CHO TẠP CHÍ ĐẠI HỌC SÀI GÒN......................................................................44 3.1. Định hƣớng phát triển của Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn...................44 1 ......... 3.2. Mô hình phát triển của Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn.............................44 ........ 3.2.1. Tổ chức lại hoạt động của Tạp chí............................................................46 3.2.2. Đổi mới quy trình xuất bản theo mô hình quản lí tạp chí trực tuyến............46 3.2.3. Cải tiến hình thức của Tạp chí và hình thức của bài báo khoa học...........51 3.3. Một số biện pháp khác nhằm nâng cao chất lƣợng của Tạp chí..................53 3.3.1. Xây dựng hệ thống cộng tác viên, chuyên gia phản biện và biên tập chuyên sâu.................................................................................................53 3.3.2. Các giải pháp xây dựng uy tín khoa học của Tạp chí Khoa học Đại học Sài 55 Gòn . . . . . Kết luận.................................................................................................................... 58 Tài liệu tham khảo...................................................................................................60 Phụ lục...................................................................................................................... 62 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn là cơ quan ngôn luận về khoa học của Trƣờng Đại học Sài Gòn. Từ khi thành lập đến nay (12/2013), Tạp chí đã xuất bản đƣợc 20 số chính thức và nhiều chuyên san thuộc các lĩnh vực khác nhau, góp phần thúc đẩy các hoạt động khoa học và công nghệ của Trƣờng Đại học Sài Gòn và bƣớc đầu tạo đƣợc uy tín trong giới khoa học. Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn hiện đang hoạt động theo mô hình quản lí đƣợc áp dụng khá phổ biến của các tạp chí khoa học ở Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, sự phát triển của Tạp chí cũng có những hạn chế và đặc biệt là bắt đầu bộc lộ những khó khăn trƣớc những đòi hỏi của xu thế phát triển nhanh chóng của Trƣờng Đại học Sài Gòn cũng nhƣ của hệ thống tạp chí khoa học trong nƣớc và thế giới hiện nay. Để đáp ứng với yêu cầu phát triển theo chiều sâu và hƣớng đến việc thúc đẩy hoạt động khoa học của Trƣờng Đại học Sài Gòn trong thời gian tới, Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn cũng cần có một mô hình phát triển mới với quy mô lớn hơn, chất lƣợng cao hơn và đặc biệt là hƣớng đến khẳng định vị thế và uy tín của mình trong cộng đồng các tạp chí khoa học lớn của Việt Nam, từng bƣớc hội nhập với hệ thống tạp chí khoa học quốc tế. Bởi vậy, việc tìm giải pháp nâng cao chất lƣợng, quy mô của Tạp chí là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Ban Biên tập Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn. Xuất phát từ những yêu cầu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Xây dựng mô hình phát triển Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn giai đoạn 2013 – 2015” nhằm làm cơ sở cho việc xây dựng và phát triển Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn trong giai đoạn sắp tới. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu và xây dựng mô hình phát triển Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn theo định hƣớng nâng cao chất lƣợng và phù hợp với hệ thống tạp chí khoa học có uy tín trong và ngoài nƣớc để làm cơ sở cho sự phát triển của Tạp chí sau năm 2013. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu lí luận về mô hình hoạt động của các tạp chí khoa học. Tổng kết đánh giá về hoạt động của Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn trong 5 năm đầu thành lập (2008 - 2013) để làm rõ những thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm phục vụ cho sự phát triển của Tạp chí. Khảo sát mô hình hoạt động của các tạp chí lớn trong và ngoài nƣớc để vận dụng vào Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn. Xây dựng mô hình phát triển của Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn theo định hƣớng nâng cao chất lƣợng và phù hợp với hệ thống tạp chí khoa học có uy tín trong và ngoài nƣớc, đáp ứng yêu cầu phát triển của Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn nói riêng và Trƣờng Đại học Sài Gòn nói chung. 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Vấn đề xây dựng mô hình hoạt động của tạp chí khoa học tuy chƣa đƣợc nghiên cứu hoàn chỉnh và bài bản, nhƣng trong thực tế đã có nhiều tạp chí khoa học đã xây dựng đƣợc mô hình hoạt động riêng của mình. Sau một thời gian hội nhập quốc tế, các tạp chí khoa học trong nƣớc bắt đầu tìm cách để hội nhập với xu thế chung của các tạp chí quốc tế mà bƣớc đầu tiên đó là chuyển sang hoạt động theo mô hình quản lí trực tuyến giống các tạp chí khoa học quốc tế và hình thức của bài báo cũng đƣợc quy chuẩn. Nghiên cứu về mô hình hoạt động của các tạp chí khoa học nhằm nâng cao chất lƣợng và quốc tế hóa tạp chí đang là một vấn đề đƣợc đặt ra ở Việt Nam hiện nay. Các công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài này có thể kể đến là báo cáo về “Tiến trình xây dựng nâng cấp tạp chí Advances in Natural Sciences Seri A: Nanoscience and Nanotechnology đạt chuẩn quốc tế” của Ban Biên tập Tạp chí Advances in Natural Sciences, tiếp đến là bài báo khoa học “Nâng cao chất lượng tạp chí khoa học xã hội theo tiêu chuẩn quốc tế” của Trần Mạnh Tuấn, đăng trên Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, Số 4/2011. Hai bài báo này đã trực tiếp chỉ ra những hạn chế của hệ thống tạp chí khoa học ở Việt Nam nói chung và tạp chí Advances in Natural Sciences cùng các tạp chí khoa học xã hội của Việt Nam nói riêng. Từ đó đề ra những giải pháp và mô hình hoạt động nhằm hƣớng các tạp chí đến chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó còn có một số công trình khác liên quan đến đề tài nhƣ: “Luật Báo chí”, “Cơ sở lí luận báo chí” của Nguyễn Văn Hà, “Giáo trình các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật” của Đinh Văn Hƣờng, “Thế nào là một “bài báo khoa học”?, “Chín lý do cho công bố quốc tế” của Nguyễn Văn Tuấn, “Ngôn ngữ báo chí” của Vũ Quang Hào, “Công việc của người viết báo” của Hữu Thọ, “Bài báo khoa học, ISI và một số “thước đo” đánh giá nhà khoa học” của Tạ Cao Minh, “Một vài thông tin về mã số chuẩn quốc tế cho tạp chí và sách, về sự phân loại tạp chí khoa học và cách trình bày một bài báo trong tạp chí khoa học” của Trần Văn Nhung … Các công trình này đã đề cập đến mốt số vấn đề lên quan đến quy trình xuất bản của một tạp chí khoa học quốc tế, quy chuẩn hình thức và chất lƣợng của một bài báo khoa học,… Ngoài ra, trong thực tế hiện nay, nhiều tạp chí khoa học quốc tế và một số tạp chí khoa học trong nƣớc đang áp dụng mô hình quản lí tạp chí trực tuyến. Đây chính là những hình mẫu tham khảo hữu ích cho những nghiên cứu về mô hình hoạt động của các tạp chí khoa học nói chung và của Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn nói riêng. Tóm lại, việc nghiên cứu để xây dựng một mô hình phát triển mới cho các tạp chí khoa học ở Việt Nam nói chung và đối với Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn nói riêng theo hƣớng hiện đại, hội nhập với hệ thống tạp chí khoa học của thế giới đến nay vẫn chƣa đƣợc thực hiện một cách đầy đủ. 5. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu của đề tài là Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn và một số tạp chí khoa học khác ở trong và ngoài nƣớc. 6. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu là mô hình phát triển của Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn. 7. Giới hạn nghiên cứu của đề tài Phạm vi nghiên cứu của đề tài đƣợc giới hạn trong những hoạt động của Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn từ năm 2008 đến năm 2013. Tuy nhiên, để có cơ sở cho việc xây dựng mô hình phát triển của Tạp chí, đề tài còn khảo sát thêm một số tạp chí khác ở trong và ngoài nƣớc. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp: thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, phỏng vấn và phƣơng pháp chuyên gia. 9. Cấu trúc của đề tài Chƣơng 1: Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về tạp chí khoa học. Chƣơng 2: Thực trạng phát triển của Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn (2008-2013). Chƣơng 3: Xây dựng mô hình phát triển mới cho Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn. CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TẠP CHÍ KHOA HỌC 1.1. Khái niệm tạp chí khoa học và bài báo khoa học 1.1.1. Báo chí và tạp chí khoa học Trong nghiên cứu khoa học, việc phân loại và định danh đối tƣợng nghiên cứu là công việc không thể thiếu. Sự nhầm lẫn giữa các “loại” có thể sẽ làm cho việc nghiên cứu trở nên chệch hƣớng hoặc dẫn đến những cuộc tranh luận không cần thiết. Nhất là trong bối cảnh khoa học hiện đại, đối tƣợng nghiên cứu ngày càng nhiều, đa dạng, phức tạp, nên việc định danh, phân loại càng khó khăn. Về các thể loại báo chí, ban đầu, thể loại đƣợc hiểu là các thể trong loại hình báo viết. Nhƣng về sau, khi phát thanh, truyền hình trở nên phổ biến thì khái niệm “báo chí” đƣợc hiểu theo nghĩa rộng hơn. Tác phẩm báo chí không chỉ có ngôn ngữ viết mà còn có hình ảnh, âm thanh…Vậy, ta có thể đƣa ra một định nghĩa về thể loại báo chí nhƣ sau: “Thể loại báo chí là hình thức biểu hiện cơ bản thống nhất và tƣơng đối ổn định của các bài báo, đƣợc phân chia theo phƣơng thức phản ánh hiện thực, sử dụng ngôn ngữ và các công cụ khác để chuyển tải nội dung mang tính chính trị 1 tƣ tƣởng nhất định” . Trong Nghị định số 51/2002/NĐ-CP của Chính phủ, thuật ngữ báo chí đƣợc xác định nhƣ sau: 1. “Báo chí” là tên gọi chung đối với các loại hình báo in, báo hình, báo nói, báo điện tử. 2. “Báo in” là tên gọi loại hình báo chí đƣợc thực hiện bằng phƣơng tiện in (báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn). 1 Đinh Văn Hƣờng (2012), Giáo trình các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, trang 7. 3. “Báo nói” là tên gọi loại hình báo chí thực hiện trên sóng phát thanh (chƣơng trình phát thanh). 4. “Báo hình” là tên gọi loại hình báo chí thực hiện trên sóng truyền hình (chƣơng trình truyền hình, chƣơng trình nghe - nhìn thời sự đƣợc thực hiện bằng các phƣơng tiện khác nhau). 5. “Báo điện tử” là tên gọi loại hình báo chí thực hiện trên mạng thông tin máy tính (Internet, Intranet). (…) 18. “Tác phẩm báo chí” là tên gọi chung cho tất cả các thể loại tin, bài, ảnh ... đã đƣợc đăng, phát trên báo chí”. Theo cách phân loại nhƣ trên thì tạp chí khoa học thuộc loại hình báo in. Bài đăng trên tạp chí khoa học cũng đƣợc xem là tác phẩm báo chí. Những đặc điểm mà ta vừa trình bày ở trên thực chất là đặc điểm của báo. Và nó cũng giống với một số “tạp chí” (magazine) nhƣ: tạp chí thời trang, tạp chí văn nghệ… Nhƣng lại rất khác với kiểu tạp chí (journals) nhƣ các tạp chí khoa học… Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên định nghĩa tạp chí nhƣ sau: “Xuất bản phẩm định kỳ, đăng nhiều bài do nhiều ngƣời viết, đóng thành tập, 2 thƣờng có khổ nhỏ hơn báo” . Đây là cách định nghĩa chung về tạp chí, trong thực tế, mỗi loại tạp chí có những đặc điểm riêng. Đối với tạp chí khoa học (journals), yêu cầu quan trọng nhất trong quá trình xuất bản tạp chí đó chính là việc tổ chức phản biện (hay còn gọi là bình duyệt 3 peer reviewed) đối với các bài báo khoa học gửi đến tạp chí trƣớc khi đƣợc xuất bản chính thức. 2 Hoàng Phê (chủ biên)(2001), Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học - NXB Từ điển BK, Hà Nội. Theo Giáo sƣ Nguyễn Văn Tuấn, đối với các tạp chí quốc tế có uy tín, mỗi Tạp chí thƣờng có ban biên tập với thành viên từ nhiều nƣớc trên thế giới. Bài đƣợc gửi đến phải qua 2 hoặc 3 chuyên gia bình duyệt, 3 1.1.2. Khái niệm bài báo khoa học Thế nào là một bài báo khoa học?. Đó không phải là một câu hỏi khó, tuy nhiên vẫn có những ý kiến khác nhau về vấn đề này. Có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm “bài báo khoa học”: Vũ Cao Đàm định nghĩa: “Bài báo khoa học đƣợc viết để công bố trên các tạp chí chuyên môn hoặc trong hội nghị khoa học nhằm nhiều mục đích, nhƣ công bố một ý tƣởng khoa học; công bố từng kết quả riêng biệt của một công trình dài hạn; công bố kết quả nghiên cứu toàn bộ công trình; đề xƣớng một cuộc tranh luận trên tạp chí hoặc hội nghị khoa học; tham gia tranh luận trên các tạp 4 chí hoặc hội nghị khoa học” . Theo Lê Tử Thành thì: “Bài báo khoa học là một tác phẩm khoa học thu nhỏ. Tác giả trình bày một đề tài khoa học nào đó một cách có hệ thống. Những ý kiến của tác giả dựa trên những bằng chứng (luận cứ) chắc chắn và đƣợc sắp xếp, kết nối với nhau (luận cứ) một cách mạch lạc và hợp lí. Tất cả những yếu 5 tố vừa kể đƣợc trình bày một cách súc tích, hạn chế, thu hẹp về khối lƣợng” . 6 Theo GS. Nguyễn Văn Tuấn , bài báo khoa hoc xuất hiện dƣới nhiều hình thức khác nhau, giá trị của chúng cũng không đồng nhất. Sau đây là một số bài báo khoa học thông thƣờng, đƣợc xếp theo thang giá trị (cao nhất đến thấp nhất): Thứ nhất là những bài báo mang tính cống hiến nguyên thủy (original contributions). Đây là những bài báo khoa học nhằm báo cáo kết quả một công trình nghiên cứu, hay đề ra một phƣơng pháp mới, một ý tƣởng mới, hay một cách diễn dịch mới. Có khi một công trình nghiên cứu có thể có nhiều phát hiện mới, và cần phải có nhiều bài báo nguyên thủy để truyền đạt những phát hiện này. Một công trình nghiên cứu lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên (randomized tái bình duyệt, rồi mới đi đến quyết định đăng hay không. Phần lớn bài báo nộp cho tập san quốc tế bị từ chối. Tạp chí có uy tín càng cao (impact factor cao) thì tỉ lệ tự chối càng cao, có khi lên đến 95-99%. 4 Vũ Cao Đàm (2007), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học và Kĩ thuật, HN, tr. 139. 5 Lê Tử Thành (1991), Lôgic học và phương pháp nghiên cứu khoa học, Nxb Trẻ, Tp. HCM, tr. 27-28. 6 Nguyễn Văn Tuấn (2009), Thế nào là một “bài báo khoa học”?, http://huc.edu.vn/chi-tiet/1348/Thenao-la-mot-bai-bao-khoa-hoc-.html/ clinical trials) hay một công trình dịch tễ học lớn có thể có đến hàng trăm bài báo nguyên thủy. Cống hiến mới cho khoa học không chỉ giới hạn trong phát hiện mới, mà có thể bao gồm cả những phƣơng pháp mới để tiếp cận một vấn đề cũ, hay một cách diễn dịch mới cho một phát hiện xa xƣa. Do đó các bài báo khoa học ở dạng này cũng có thể xem là những cống hiến nguyên thủy. Tất cả những bài báo này đều phải qua hệ thống bình duyệt một cách nghiêm chỉnh. Tất cả các bài báo thể hiện những cống hiến nguyên thủy, trên nguyên tắc, đều phải thông qua hệ thống bình duyệt trƣớc khi đƣợc công bố. Một bài báo không hay chƣa qua hệ thống bình duyệt chƣa thể xem là một “bài báo khoa học”. Thứ hai là những bài báo nghiên cứu ngắn, mà tiếng Anh thƣờng gọi là “short communications”, hay “research letters”, hay “short papers”, v.v... Đây là những bài báo rất ngắn (chỉ khoảng 600 đến 1000 chữ, tùy theo qui định của tập san) mà nội dung chủ yếu tập trung giải quyết một vấn đề rất hẹp hay báo cáo một phát hiện nhỏ nhƣng quan trọng. Những bài báo này vẫn phải qua hệ thống bình duyệt nghiêm chỉnh, nhƣng mức độ rà soát không cao nhƣ các bài báo cống hiến nguyên thủy. Cần phải nói thêm ở đây là phần lớn những bài báo công bố trên tập san Nature (một tập san uy tín vào hàng số 1 trong khoa học) là “Letters”, nhƣng thực chất đó là những bài báo nguyên thủy có giá trị khoa học rất cao, chứ không phải những lá thƣ thông thƣờng. Thứ ba là những báo cáo trƣờng hợp (case reports). Trong y học có một loại bài báo khoa học xuất hiện dƣới dạng báo cáo trƣờng hợp, mà trong đó nội dung xoay quanh chỉ một (hay một số rất ít) bệnh nhân đặc biệt. Đây là những bệnh nhân có những bệnh rất hiếm (có thể 1 trên hàng triệu ngƣời) và những thông tin nhƣ thế cũng thể hiện một sự cống hiến tri thức cho y học. Những báo cáo trƣờng hợp này cũng qua bình duyệt, nhƣng nói chung không khó khăn nhƣ những bài báo nguyên thủy. Thứ tư là những bài điểm báo (reviews). Có khi các tác giả có uy tín trong chuyên môn đƣợc mời viết điểm báo cho một tập san. Những bài điểm báo không phải là những cống hiến nguyên thủy. Nhƣ tên gọi (cũng có khi gọi là perspective papers) bài điểm báo thƣờng tập trung vào một chủ đề hẹp nào đó mà tác giả phải đọc tất cả những bài báo liên quan, tóm lƣợc lại, và bàn qua về những điểm chính cũng nhƣ đề ra một số đƣờng hƣớng nghiên cứu cho chuyên ngành. Những bài điểm báo thƣờng không qua hệ thống bình duyệt, hay có qua bình duyệt nhƣng không nghiêm chỉnh nhƣ những bài báo khoa học nguyên bản. Thứ năm là bài xã luận (editorials). Có khi tập san công bố một bài báo nguyên thủy quan trọng với một phát hiện có ý nghĩa lớn, ban biên tập có thể mời một chuyên gia viết bình luận về phát hiện đó. Xã luận cũng không phải là một cống hiến nguyên thủy, do đó giá trị của nó không thể tƣơng đƣơng với những bài báo nguyên thủy. Thông thƣờng, các bài xã luận không qua hệ thống bình duyệt, mà chỉ đƣợc ban biên tập đọc qua và góp vài ý nhỏ trƣớc khi công bố. Thứ sáu là những thƣ cho tòa soạn (letters to the editor). Nhiều tập san khoa học dành hẳn một mục cho bạn đọc phản hồi những bài báo đã đăng trên tập san. Đây là những bài viết rất ngắn (chỉ 300 đến 500 chữ, hay một trang - tùy theo qui định của tập san) của bạn đọc về một điểm nhỏ nào đó của bài báo đã đăng. Những thƣ này thƣờng phê bình hay chỉ ra một sai lầm nào đó trong bài báo khoa học đã đăng. Những thƣ bạn đọc không phải qua hệ thống bình duyệt, nhƣng thƣờng đƣợc gửi cho tác giả bài báo nguyên thủy để họ đáp lời hay bàn thêm. Tuy nói là thƣ bạn đọc, nhƣng không phải thƣ nào cũng đƣợc đăng, nếu không nêu đƣợc vấn đề một cách súc tích và có ý nghĩa. Và sau cùng là những bài báo trong các kỉ yếu hội nghị. Trong các hội nghị chuyên ngành, các nhà nghiên cứu tham dự hội nghị và muốn trình bày kết quả nghiên cứu của mình thƣờng gửi bài báo để đăng vào kỉ yếu của hội nghị. Có hai loại bài báo trong nhóm này: nhóm 1 gồm những bài báo ngắn (proceedings papers), và nhóm 2 gồm những bản tóm lƣợc (abstracts). Những bài báo xuất hiện dƣới dạng “proceeding papers” thƣờng ngắn (khoảng 5 đến 10 trang), mà nội dung chủ yếu là báo cáo sơ bộ những phát hiện hay phƣơng pháp nghiên cứu mới. Tùy theo hội nghị, đại đa số những bài báo dạng này không phải qua hệ thống bình duyệt, hay có qua nhƣng cũng không nghiêm chỉnh nhƣ hệ thống bình duyệt của những bài báo nguyên thủy. Cần nhấn mạnh rằng đây không phải là những bài báo khoa học bởi vì chúng chƣa xuất hiện trên các tập san khoa học và qua bình duyệt nghiêm chỉnh. Các bản tóm lƣợc, nhƣ tên gọi, thực chất là những bản tin khoa học ngắn (chỉ dài từ 250 chữ đến 500 chữ) mà nội dung là tóm tắt một công trình nghiên cứu. Những bản tin này cũng không qua hệ thống bình duyệt. (Thực ra, không ai có thể thẩm định một công trình nghiên cứu với 250 hay 500 chữ!). Phần lớn, nếu không muốn nói là 100%, các bài tóm lƣợc đều đƣợc chấp nhận cho in trong các kỉ yếu của hội nghị. Một lí do để chấp nhận tất cả các bài tóm lƣợc là ban tổ chức muốn có nhiều ngƣời dự hội nghị (nhiều ngƣời tham dự cũng có nghĩa là tăng thu nhập cho ban tổ chức) cho nên họ không muốn từ chối một bài báo nào. Nhƣ vậy, bài báo khoa học có nhiều thể loại, nhƣng đối với bài báo khoa học (tiếng Anh: “scientific paper” hay có khi viết ngắn là paper) đƣợc đăng trên các tạp chí khoa học (scientific journal) thì phải là một bài báo có nội dung khoa học đƣợc tổ chức phản biện và biên tập (bình duyệt - peer-review) bởi các chuyên gia có uy tín của tạp chí. 1.2. Quy trình hoạt động của một số tạp chí khoa học trong nƣớc và quốc tế 1.2.1. Hoạt động của một số tạp chí khoa học trong nước 1.2.1.1. Tổng quan về các tạp chí khoa học ở Việt Nam Hiện nay, ở Việt Nam có khoảng 200 tạp chí khoa học xuất bản định kì đăng tải kết quả nghiên cứu và hoạt động khoa học, giới thiệu các công trình khoa học trong và ngoài nƣớc. Mỗi tạp chí khoa học do một cơ quan chủ quản, có thể là cơ quan nhà nƣớc, các viện nghiên cứu, trƣờng đại học hay tổ chức chính trị, tổ chức xã hội nghề nghiệp quản lí. * Các tạp chí khoa học thuộc các viện nghiên cứu và các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội nghề nghiệp: Đặc điểm nổi bật của hệ thống tạp chí do các viện nghiên cứu quản lí là mỗi tạp chí đều có Hội đồng biên tập gồm nhiều nhà khoa học đầu ngành, có uy tín ở trong và ngoài nƣớc. Các Tạp chí này đều có tổ chức phản biện trƣớc khi xuất bản và chỉ đăng tải các công trình nghiên cứu thuộc một chuyên ngành cụ thể, không mang tính tổng hợp. Hệ thống tạp chí khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và các viện nghiên cứu và cơ quan nhà nƣớc, tổ chức chính trị và các hội xã hội nghề nghiệp hầu hết là những tạp chí có bề dạy lịch sử, có uy tín khoa học và đƣợc các Hội đồng chức danh giáo sƣ ngành xếp vào danh mục các tạp chí khoa học đƣợc tính điểm công trình khoa học (từ 0,5 đến 1,0 điểm) trong quá trình xét công nhận đủ điều kiện bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sƣ và Giáo sƣ. Trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ, hệ thống tạp chí của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam có tổng cộng 11 tạp chí xuất bản bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt: 1. Vietnam Journal of Mechanics (http://vjs.ac.vn/index.php/vjmech, ISSN: 0866-7136, Tạp chí xuất bản thƣờng kỳ 4 số/năm, Ngôn ngữ: tiếng Anh); 2. Communications In Physics (http://vjs.ac.vn/index.php/cip, ISSN: 0868-3166, xuất bản thƣờng kỳ 4 số/năm; Ngôn ngữ: tiếng Anh); 3. Vietnam Journal of Mathematics (http://www.math. ac.vn/publications/vjm, ISSN: 0866-7179, xuất bản thƣờng kì: 4 số/1 năm; Ngôn ngữ xuất bản: tiếng Anh); 4. Tạp chí Tin học và điều khiển học – Journal of Computer Science and Cybernetics (http://vjs.ac.vn/index.php/jcc, ISSN: 18139663, xuất bản thƣờng kì: 4 số/1 năm; Ngôn ngữ xuất bản: tiếng Việt và tiếng Anh); 5. Advances in Natural Sciences (http://iopscience.iop.org, ISSN: ISSN 0866-708X, xuất bản thƣờng kì: 4 số/1 năm; Ngôn ngữ xuất bản: tiếng Anh); 6. Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Journal of Science and Technology (http://vjs.ac.vn/index.php/jst, ISSN: 0866-708x, xuất bản thƣờng kì: 6 số /năm và 2 - 3 số đặc biệt (Special Issue)/năm; Ngôn ngữ xuất bản: tiếng Việt và tiếng Anh); 7. Tạp chí Hóa học – Journal of Chemistry (http://vjs.ac.vn/index.php /vjchem, ISSN: 0866-7144, xuất bản thƣờng kì: 6 số /năm; Ngôn ngữ thể hiện: tiếng Việt và tiếng Anh); 8. Tạp chí Khoa học và công nghệ Biển – Journal of Marine Science and Technology (http://vjs.ac.vn/index.php/jmst, ISSN: 18593097, xuất bản thƣờng kì: 4 số/năm; Ngôn ngữ thể hiện: tiếng Việt và tiếng Anh); 9. Tạp chí Công nghệ sinh học – Journal of Biotechnology (http://vjs.ac.vn /index.php/vjbt, ISSN: 1811-4989, xuất bản thƣờng kì: 4 số/năm; Ngôn ngữ thể hiện: tiếng Việt và tiếng Anh); 10. Tạp chí Các khoa học về Trái đất (http://vjs.ac.vn/index.php/jse, ISSN: 0866-7187, xuất bản thƣờng kì: 4 số/năm; Ngôn ngữ: tiếng Việt); 11. Tạp chí Sinh học – Journal of Biology (http://vjs.ac.vn/index.php/vjbio, ISSN: 0866-7160, xuất bản thƣờng kì: 4 số/năm; Ngôn ngữ: tiếng Việt và tiếng Anh). Trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, hệ thống tạp chí của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam có tổng cộng gần 30 tạp chí xuất bản bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt, bao gồm: 1. Tạp chí Khảo cổ học (http://www.khaocohoc.gov.vn/view_news.aspx ?nid=79, ISSN: 0866-742, xuất bản thƣờng kì: 12 số/năm; Ngôn ngữ xuất bản: tiếng Việt); 2. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam (http://www.vssr.org.vn, ISSN: 1013-4328, xuất bản thƣờng kì: 6 số/năm; Ngôn ngữ: tiếng Việt và tiếng Anh); 3. Tạp chí Nghiên cứu gia đình và giới (http://www.ifgs.org.vn, ISSN: 1859 – 1361, xuất bản thƣờng kì: 12 số/năm; Ngôn ngữ: tiếng Việt); 4. Tạp chí Nghiên cứu Văn học (http://www.vienvanhoc .org.vn, ISSN: 1859-2856, xuất bản thƣờng kì: 12 số/năm; Ngôn ngữ: tiếng Việt); 5. Tạp chí Những vấn đề kinh tế và Chính trị thế giới (http://www.iwep. org.vn, ISSN: 0868-2984, xuất bản: 12 số/năm; Ngôn ngữ: tiếng Việt); 6. Tạp chí Hán Nôm (http://www.hannom.org.vn/default. asp?CatID=7, ISSN: 8066-8639, xuất bản thƣờng kì: 12 số/năm; Ngôn ngữ: tiếng Việt); 7. Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội (ISSN: 0866-756X, xuất bản thƣờng kì: 6 số/năm; Ngôn ngữ: tiếng Việt); 8. Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội (http://www.issi.gov.vn, ISSN: 0866-8647, xuất bản thƣờng kì: 6 số/năm; Ngôn ngữ: tiếng Việt); 9. Tạp chí Vietnam Economic Review (http://www.iwep.org.vn, ISSN: 0868-2984, xuất bản thƣờng kì: 6 số/năm; Ngôn ngữ: tiếng Anh); 10. Tạp chí Khoa học xã hội Miền Trung (ISSN: 1859-2635, xuất bản thƣờng kì: 6 số/năm; Ngôn ngữ: tiếng Việt); 11. Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (ISSN: 0868-2739, xuất bản thƣờng kì: 12 số/năm; Ngôn ngữ: tiếng Việt); 12. Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo (http://www.vjol.info/index.php/rsr, ISSN: 1859-0403, xuất bản thƣờng kì: 12 số/năm; Ngôn ngữ: tiếng Việt); 13. Tạp chí Ngôn ngữ (http://www.vienngonnguhoc.gov.vn, ISSN: 0866-7519, xuất bản thƣờng kì: 12 số/năm; Ngôn ngữ : tiếng Việt); 14. Tạp chí Tâm lý học (http://www.tamly. com.vn, ISSN: 1859-0098, xuất bản thƣờng kì: 12 số/năm; Ngôn ngữ: Tiếng Việt); 15. Tạp chí Khoa học xã hội (http://www.sisd.vn, ISSN: 1859-0136). Tạp chí xuất bản thƣờng kì: 12 số/năm; Ngôn ngữ: tiếng Việt); 16. Tạp chí Xã hội học (http://www.ios.org.vn, ISSN: 0866-7659, xuất bản thƣờng kì: 12 số/năm; Ngôn ngữ: tiếng Việt); 17. Tạp chí Vietnam's Socio-Economic Development, ISSN: 0866-7489, xuất bản thƣờng kì: 6 số/năm; Ngôn ngữ: tiếng Anh); 18. Tạp chí Văn hóa dân gian (ISSN: 0866 – 7284, xuất bản thƣờng kì: 12 số/năm; Ngôn ngữ: tiếng Việt); 19. Tạp chí Triết học (ISSN: 0866 – 7632, xuất bản thƣờng kì: 12 số/năm; Ngôn ngữ: tiếng Việt và tiếng Anh); 20. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế (ISSN: 0866 – 7489, xuất bản thƣờng kì: 12 số/năm; Ngôn ngữ: tiếng Việt); 21. Tạp chí Nghiên cứu Trung Đông và Châu Phi (ISSN: 1859-0136, xuất bản thƣờng kì: 12 số/năm; Ngôn ngữ: tiếng Việt); 22. Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu (ISSN: 0868 – 3581, xuất bản thƣờng kì: 12 số/năm; Ngôn ngữ: tiếng Việt); 23. Tạp chí Nghiên cứu Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á (ISSN: 0868 – 3646, xuất bản thƣờng kì: 12 số/năm; Ngôn ngữ: tiếng Việt); 24. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (ISSN: 0866-7497, xuất bản thƣờng kì: 12 số/năm; Ngôn ngữ: tiếng Việt); 25. Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc (ISSN: 0868-3670, xuất bản thƣờng kì: 12 số/năm; Ngôn ngữ: tiếng Việt); 26. Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á (ISSN: 0866 – 7314, xuất bản thƣờng kì: 6 số/năm; Ngôn ngữ: tiếng Việt); Tạp chí Phát triển bền vững vùng; Tạp chí Khoa học xã hội Tây Nguyên; Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật. Ngoài các tạp chí khoa học của hai viện hàn lâm khoa học nói trên, một số viện nghiên cứu khác cũng xuất bản tạp chí khoa học định kì nhƣ: Tạp chí Khoa học Giáo dục của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Tạp chí Văn hóa học của Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam, Tạp chí Lịch sử quân sự của Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Tạp chí Lịch sử Đảng của Viện Lịch sử Đảng, Tạp chí Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng của Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng, Tạp chí Quản lí Kinh tế của Viện Nghiên cứu quản lí kinh tế Trung ƣơng… Tạp chí Khoa học công nghệ xây dựng (Viện Khoa học công nghệ xây dựng), Tạp chí Dược liệu (Viện Nghiên cứu Dƣợc liệu),... Bên cạnh các viện nghiên cứu, một số cơ quan nhà nƣớc, tổ chức chính trị và các hội xã hội nghề nghiệp cũng xuất bản tạp chí khoa học: Tạp chí Cộng sản của Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam, Tạp chí Xây dựng Đảng của Ban Tổ chức Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam, Tạp chí Tuyên Giáo của Ban Tuyên giáo Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam, Tạp chí Giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tạp chí Dân chủ và pháp luật của Bộ Tƣ pháp, Tạp chí Dược học của Bộ Y tế, Tạp chí Khoa học của Bộ Quốc phòng, Tạp chí Kinh tế và dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp của Văn phòng Quốc hội, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế của Bộ Ngoại giao, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống của Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Tạp chí Pháp lí của Hội Luật gia Việt Nam, Tạp chí Xưa và nay của Hội khoa học Lịch sử Việt Nam, Tạp chí Y học Việt Nam của Tổng hội Y học Việt Nam,… * Các tạp chí khoa học thuộc các trƣờng đại học, học viện: Tạp chí của các đại học và trƣờng đại học đã phát triển nhanh chóng trong khoảng 10 năm trở lại đây. Những tạp chí thuộc loại này có thể chia làm ba nhóm cơ bản nhƣ sau: Thứ nhất là nhóm tạp chí khoa học chuyên ngành do các trƣờng đại học chuyên ngành xuất bản chỉ đăng tải những bài báo khoa học thuộc một lĩnh vực khoa học nhất định. Tiêu biểu cho các nhóm này gồm có: Tạp chí Kinh tế và phát triển (http://ktpt.edu.vn/) của Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân; Tạp chí Phát triển Kinh tế (http://tcptkt.ueh.edu.vn/) của Trƣờng Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh; Tạp chí Kinh tế đối ngoại (http://tapchiktdn.ftu.edu.vn/) của Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng; Tạp chí Công nghệ ngân hàng của Trƣờng Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh; Tạp chí Khoa học công nghệ thuỷ sản của Trƣờng Đại học Nha Trang; Tạp chí Khoa học Giao thông vận tải của Trƣờng Đại học Giao thông vận tải; Tạp chí Khoa học hàng hải của Trƣờng Đại học Hàng hải; Tạp chí Khoa học kĩ thuật thuỷ lợi và môi trường của Trƣờng Đại học Thuỷ lợi; Tạp chí Khoa học mỏ địa chất của Trƣờng Đại học Mỏ - Địa chất; Tạp chí Khoa học pháp lí của Trƣờng Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh; Tạp chí Khoa học tài chính của Học viện Tài chính; Tạp chí Khoa học thương mại của Trƣờng Đại học Thƣơng mại; Tạp chí Lí luận chính trị của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Tạp chí Luật học của Trƣờng Đại học Luật Hà Nội; Tạp chí Nghiên cứu y học của Trƣờng Đại học Y Hà Nội; Tạp chí Quản lí nhà nước của Học viện Hành chính Quốc gia; Tạp chí Y học Tp. Hồ Chí Minh của Trƣờng Đại học Y Dƣợc Tp. Hồ Chí Minh. Thứ hai là nhóm tạp chí khoa học đa ngành do các đại học và trƣờng đại học đa ngành xuất bản, đăng tải những bài báo khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, nhƣng đƣợc chia thành các chuyên san theo từng chuyên ngành khoa học tƣơng ứng với các lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu của đơn vị chủ quản. Mỗi chuyên san đều có ban biên tập riêng do các nhà khoa học có học vị và uy tín khoa học cao đảm nhiệm. Tiêu biểu cho các nhóm này gồm có: Tạp chí Khoa học (Đại học Quốc gia Hà Nội, http://js.vnu.edu.vn/), đƣợc chia làm 13 chuyên san: Chuyên san Khoa học tự nhiên & công nghệ; Chuyên san Nghiên cứu nƣớc ngoài; Chuyên san Kinh tế - Luật; Chuyên san Toán - Vật lý; Chuyên san Khoa học xã hội & nhân văn; Chuyên san Các khoa học Trái đất và Môi trƣờng; Chuyên san Kinh tế và Kinh doanh; Chuyên san Luật học; Chuyên san Nghiên cứu Giáo dục; Chuyên san Vật liệu Tiên tiến và Công nghệ Nano; Chuyên san Khoa học sự sống; Chuyên san Hóa học; Chuyên san Công nghệ Thông tin & Truyền thông. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ (Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, http://www.vjol.info/index.php/JSTD, ISSN: 1859-0128), bao gồm 5 chuyên san: Chuyên san Khoa học xã hội và Nhân văn; Chuyên san Kinh tế Luật; Chuyên san Khoa học Trái đất & Môi trƣờng; Chuyên san Khoa học tự nhiên; Chuyên san Kĩ thuật công nghệ. Tạp chí Khoa học (Đại học Huế, (http://jos.hueuni.edu.vn/, ISSN: 18591388) đƣợc chia thành 3 chuyên san: Khoa học xã hội và Nhân văn; Khoa học tự nhiên và Chuyên san Nông nghiệp, Sinh học và Y Dƣợc. Tạp chí Khoa học và Công nghệ (Đại học Thái Nguyên, ISSN 1859 – 2171), gồm có 3 chuyên san: Chuyên san Nông - Sinh – Y; Chuyên san Khoa học Tự nhiên – Kỹ thuật – Công nghệ; Chuyên san Giáo dục - Kinh tế - Khoa học Xã hội – nhân văn và các vấn đề khác. Tạp chí Khoa học (Trƣờng Đại học Sƣ phạm Tp. Hồ Chí Minh http://tckh.hcmup.edu.vn/, ISSN: 1859 - 3100), đƣợc chia làm 3 chuyên san: Khoa học xã hội - nhân văn; Khoa học tự nhiên - công nghệ và Chuyên san khoa học giáo dục. Thứ ba là nhóm tạp chí khoa học đa ngành do các đại học và trƣờng đại học đa ngành xuất bản, đăng tải những bài báo khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, nhƣng không đƣợc chia thành các chuyên san theo từng chuyên ngành khoa học và chỉ có một ban biên tập chung hoặc có ban biên tập nhƣng đƣợc chia thành các chuyên ngành hẹp hơn do các nhà khoa học có học vị và uy tín khoa học cao đảm nhiệm. Tiêu biểu cho các nhóm này gồm có: Tạp chí Khoa học và Công nghệ (Đại học Đà Nẵng, ISSN: 1859-1531); Tạp chí Khoa học (Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, ISSN: 0868-3719); Tạp chí Khoa học (Trƣờng Đại học Cần Thơ, ISSN: 1859-2333); Tạp chí Khoa học (Trƣờng Đại học Vinh); Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn (ISSN: 1859-3208); Tạp chí Khoa học và Giáo dục (Trƣờng Đại học Sƣ phạm – Đại học Huế, ISSN: 1859-1612); Tạp chí Khoa học và Giáo dục (Trƣờng Đại học Sƣ phạm – Đại học Đà Nẵng, ISSN: 1859-4603); Tạp chí Khoa học (Trƣờng Đại học Trà Vinh, ISSN: 1859-4816); Tạp chí Khoa học (Trƣờng Đại học Hồng Đức, ISSN: 1859 2759); Tạp chí Khoa học Kinh tế (Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, ISSN: 0866-7969); Tạp chí Khoa học (Trƣờng Đại học Hà Tĩnh, ISSN: 08667594); Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một (ISSN: 1859-4433); Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp (0866-7675); Tạp chí Khoa học (Trƣờng Đại học An Giang, ISSN: ); Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Quảng Bình (ISSN: 08667683); Tạp chí Khoa học và Công nghệ (Trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội, ISSN: 1859-3585); Tạp chí Đại học Công nghiệp (Trƣờng Đại học Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh, ISSN: 1859-3712); Tạp chí Nghiên cứu Tài chính-Maketting (Trƣờng Đại học Tài chính – Maketting, ISSN: 1859-3690); Tạp chí khoa học (Trƣờng Đại học Quy Nhơn); Tạp chí Khoa học (Trƣờng Đại học Quảng Nam); Tạp chí Khoa học và Ứng dụng (Trƣờng Đại học Tôn Đức Thắng); Tạp chí Khoa học Đại học Hồng Bàng; Tạp chí Khoa học (Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2); Tạp chí Khoa học (Trƣờng Đại học Hải Phòng); Tạp chí Khoa học và Công nghệ thực phẩm (Trƣờng Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh),… 1.2.1.2. Quy trình hoạt động của tạp chí khoa học ở Việt Nam Hiện nay, hệ thống tạp chí khoa học ở Việt Nam hoạt động theo hai quy trình quản lí cơ bản đó là: quy trình quản lí hoạt động của tạp chí theo mô hình truyền thống và quy trình quản lí hoạt động của tạp chí trực tuyến (online). Quy trình quản lí tạp chí theo mô hình truyền thống: Hiện nay, đa số các tạp chí khoa học ở Việt Nam đều áp dụng quy trình hoạt động theo mô hình quản lí truyền thống. Theo quy trình này, sau khi các tác giả hoàn thành bản thảo bài báo khoa học sẽ gửi đến Ban Biên tập qua đƣờng bƣu điện hoặc qua Email. Sau khi nhận đƣợc bản thảo, Ban Biên tập sẽ sơ duyệt và quyết định gửi phản biện hay không phản biện. Nếu đƣợc chọn để tiếp tục gửi đi phản biện, Ban Biên tập sẽ gửi bài báo đến ngƣời phản biện. Nếu đƣợc phản biện chấp nhận đăng, Thƣ kí tòa soạn sẽ gửi lại phiếu phản biện để tác giả bổ sung, hoàn chỉnh bản thảo. Sau khi đã chỉnh sửa, tác giả chuyển lại bản thảo cho Ban Biên tập để tiến 7 hành khâu biên tập và xuất bản bài báo . Quy trình quản lí tạp chí khoa học trực tuyến: là một quy trình khép kín để quản lý các bài báo và công trình khoa học từ khi tác giả gửi bài đến khi đƣợc xuất bản. Hệ thống sẽ giúp hạn chế đến mức tối đa tƣơng tác trực tiếp giữa tác giả, phản biện, ngƣời biên tập với ban biên tập. Mỗi ngƣời sử dụng chỉ cần một tài khoản dùng chung cho nhiều vai trò khác nhau nhƣ: tác giả, phản biện, quản lý hoặc thành viên ban biên tập. Đây là quy trình quản lí tạp chí khoa học đang đƣợc áp dụng rộng rãi trong quá trình hoạt động của các tạp chí khoa học có uy tín trên thế giới. Hiện nay, các tạp chí khoa học ở Việt Nam đã sử dụng mô hình quản lí trực tuyến này gồm có: Tạp chí Khoa học và Công nghệ (Đại học Đà Nẵng, ISSN: 1859-1531; http://tapchikhcn.udn.vn/) Tạp chí Khoa học (Đại học Huế, ISSN: 1859-1388; http://jos.hueuni.edu.vn/); Tạp chí Khoa học (Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, ISSN: 0868-3719; http://stdb.hnue.edu.vn/). Quy trình quản lí trực tuyến của Tạp chí khoa học và công nghệ (Đại học Đà Nẵng; http://tapchikhcn.udn.vn/): Hiện nay, Tạp chí Khoa học và Công nghệ của Đại học Đà Nẵng đã áp dụng hệ thống quả lí trực tuyến tự động cho toàn bộ quá trình xuất bản của Tạp chí theo quy trình nhƣ sau: 7 Có một số Tạp chí khoa học ở Việt Nam, bài báo đƣợc giao cho một thành viên của Ban Biên tập thẩm định, nếu ngƣời thẩm định thấy bài báo có chất lƣợng đạt yêu cầu thì sẽ quyết định cho đăng và chuyển cho bộ phận biên tập chỉnh sửa và đăng mà không cần thông báo lại cho tác giả.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan