Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Xây dựng mô hình học kết hợp (blended – learning) và thử nghiệm với sakai cle...

Tài liệu Xây dựng mô hình học kết hợp (blended – learning) và thử nghiệm với sakai cle

.PDF
143
854
93

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP.HCM KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGUYỄN THỊ DIỄM HẰNG BÙI NGUYỄN MINH HẢI XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỌC KẾT HỢP (BLENDED – LEARNING) VÀ THỬ NGHIỆM VỚI SAKAI CLE THẠC SĨ - LÊ ĐỨC LONG TP. HỒ CHÍ MINH - 2011 - Trang 1- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp đã giúp chúng em học tập thêm nhiều kiến thức mới. Trước hết, chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Thầy ThS Lê Đức Long và Cô Nguyễn Thị Ngọc Hoa là những người đã trực tiếp dìu dắt và giúp đỡ chúng em trong trong cả suốt quá trình nghiên cứu luận văn cũng như trong việc truyền đạt những kinh nghiệm của công tác giảng dạy. Chúng em xin cám ơn các thầy cô của trường Đại học Sư Phạm nói chung và các thầy cô trong khoa Công Nghệ Thông Tin nói riêng đã giúp đỡ, hướng dẫn chúng em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại ngôi trường Đại học Sư Phạm . Thầy cô đã truyền đạt những kiến thức quý giá, tạo cho chúng em kiến thức và niềm tin khi bước vào đời. Cảm ơn các bạn của lớp Tin 5 Ninh Thuận – Đồng Nai đã luôn bên cạnh động viên , giúp chúng em phấn đấu vươn lên trong suốt quá trình học tập. Ngoài ra em cũng muốn gửi lời cảm ơn đến thầy Phan Nhật Thịnh – Khoa Công Nghệ Thông Tin trường Đại học Bách Khoa tp Hồ Chí Minh đã giúp đỡ em nhiều trong bài luận văn này. Chúng em cũng xin gửi lời cám ơn đến gia đình, những người luôn bên cạnh, ủng hộ, giúp đỡ tạo mọi điều kiện tốt nhất để chúng em có được như ngày hôm nay. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, song chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được sự thông cảm và chỉ bảo tận tình của quý thầy cô và các bạn. Một lần nữa, chúng em xin cám ơn rất nhiều. Nhóm sinh viên thực hiện khóa luận Nguyễn Thị Diễm Hằng Bùi Nguyễn Minh Hải - Trang 2- LỜI MỞ ĐẦU Trong thời đại ngày nay, công nghệ thông tin và truyền thông luôn đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đi cùng với sự phát triển của thời đại, xu hướng nghiên cứu để tìm ra các giải pháp mới, ứng dụng nền tảng công nghệ hiện có,luôn tạo ra sự thu hút đối với mọi đối tượng .Việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật – công nghệ thông tin ngày càng đi sâu vào cuộc sống, đặc biệt đối với ngành giáo dục, nó không những hỗ trợ cho cách dạy học truyền thống mà còn tạo ra hình thức, phương pháp học tập mới. Từ đó, eLearning ra đời nhằm phục vụ cho nhu cầu học tập mọi lúc, mọi nơi của mọi người. e-Learning (tạm dịch là học trực tuyến ,trong phạm vi nghiên cứu của luận văn ) – là giải pháp sử dụng công nghệ cao để hỗ trợ quá trình học tâp, cung cấp các dịch vụ đào tạo, các khóa học qua mạng Internet. Hệ thống e-Learning có nhiều ưu điểm vượt bậc so với hệ thống giáo dục truyền thống. e-Learning đang phát triển trên toàn thế giới, và sử dụng e-Learning thông qua môi trường học tập ảo (Virtual Learning Environment – VLE ). VLE trong một số hoàn cảnh nó được xem như là LMS (Learning Management System)/LCMS (Learning Content Management System) – cổng giao tiếp thông tin trong hệ thống e-Learning. Trên thế giới hiện có rất nhiều hệ thống LMS/LCMS mã nguồn mở, miễn phí nhưng mang lại hiệu quả cao đã và đang được sử dụng rộng rãi. Một trong số các hệ thống đó là Sakai CLE – được đánh giá là có xu hướng phát triển trong tương lai. Với sự phát triển của e-Learning như trên, một số người dự đoán rằng một phần giáo viên sẽ được thay thế bằng hệ thống đào tạo trực tuyến này. Tuy nhiên thực tế cho thấy việc giảng dạy trực tiếp của người thầy vẫn là cách giảng dạy hiệu quả nhất, không gì có thể thay thế được người thầy cũng như các kĩ năng sư phạm của thầy. Công nghệ là hữu ích nhưng không thể để công nghệ điều khiển, con người là trung tâm của quá trình dạy và học. Blended learning (tạm dịch là học kết hợp, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn) là xu hướng học tập trong thời đại công nghệ mới, đang được các nhà nghiên cứu lý thuyết sư phạm quan tâm, nghiên cứu và phát triển ở các trường đại học trên thế giới. Với những ưu điểm nổi trội, phù hợp với nhiều môi trường dạy và học, blended learning là giải pháp được đặt ra cho ngữ cảnh giáo dục đại học ở Việt Nam. Nhóm chúng tôi đã nghiên cứu đề tài xây dựng mô hình học kết hợp (blended learning model) áp dụng cho ngữ cảnh của các trường đại học ở Việt Nam. Để xây dựng được mô hình này nhóm cần một VLE làm môi trường cộng tác học tập chung, trong quá trình nghiên cứu nhóm nhận thấy LMS Sakai - là một môi trường Web mở, được xây dựng bằng ngôn ngữ lập trình Java rất linh hoạt và dễ sử dụng - phù hợp với nghiên cứu của đề tài. Đây là một môi trường được phát triển bởi cộng đồng các viện nghiên cứu, các tổ chức thương mại và các cá nhân hợp tác với nhau để phát triển một Môi trường Cộng tác và Học tập chung (Collaboration and Learning - Trang 3- Environment - CLE). Sakai có những ưu điểm thích hợp với nội dung đề tài nên nhóm quyết định chọn Sakai để cài đặt thử nghiệm cho đề tài của mình. Nội dung đề tài “Xây dựng mô hình học kết hợp (Blended – Learning) và thử nghiệm với Sakai CLE” gồm có các chương chính như sau: Chương 1: Tổng quan về e-Learning Chương 2: Bleanded – Learning và ngữ cảnh dạy – học đại học ở Việt Nam. Chương 3: Khảo sát Sakai CLE Chương 4: Cài đặt và thử nghiệm và ứng dụng mô hình Blended learning vào Sakai. - Trang 4- MỤC LỤC Chƣơng 1: Tổng quan về e-Learning 1. Tổng quan về e-Learning ................................................................................. 1 1.1 Định nghĩa e-Learning ............................................................................ 12 1.2 Lợi ích của e-Learning............................................................................ 12 1.3 Ưu điểm, khuyết điểm của e-Learning .................................................... 12 1.4 Những đặc trưng của e-Learning [21] ....................................................... 14 2. Kiến trúc tổng quát của hệ e-Learning ............................................................ 14 2.1 Hệ thống e-Learning tổng quát ............................................................... 14 2.2 Giải pháp tiếp cận ................................................................................... 15 3. Môi trường học ảo - VLE as an user portal of e-Learning............................... 15 4. Tương lai phát triển của e-Learning trên thế giới và ở Việt Nam. ................... 16 4.1 Sự phát triển của e-Learning từ trước đến nay: ....................................... 16 4.2 Tương lai phát triển của e-Learning. ....................................................... 22 Chƣơng 2: Bleanded – Learning và ngữ cảnh dạy – học đại học ở Việt Nam. 1. Tổng quan về blended-learning (tạm dịch là học kết hợp) [7] .......................... 26 1.1 Một số định nghĩa về học kết hợp ........................................................... 26 1.2 Tình hình phát triển blended learning trên thế giới ................................. 27 2. Lợi ích và hạn chế khi dùng mô hình học kết hợp .......................................... 29 2.1 Lợi ích của việc dùng mô hình học kết hợp ............................................ 29 2.2 Những hạn chế khi dùng mô hình học kết hợp[7] ..................................... 30 3. Các dạng mô hình học kết hợp ....................................................................... 31 3.1 Mô hình kết hợp theo nội dung[7] ............................................................ 31 3.2 Mô hình học kết hợp theo mục đích học tập[4]......................................... 32 3.3 Mô hình học kết hợp theo môi trường học tập[4] ..................................... 32 3.4 Bảng tóm tắt công nghệ cho việc học kết hợp[6] ...................................... 33 4. Thực tế việc dạy và học của đại học Việt Nam [5] ........................................... 34 5. Áp dụng mô hình học kết hợp vào ngữ cảnh đại học Việt Nam ...................... 36 Chƣơng 3: Khảo sát Sakai CLE 1. Sơ lược về LMS (Learning Management System):[17] ..................................... 43 2. Sakai là gì?..................................................................................................... 43 2.1 Giới thiệu: .............................................................................................. 43 2.2 Đôi nét về lịch sử : ................................................................................. 45 2.3 Cộng đồng Sakai: ................................................................................... 45 2.4 Một vài thông tin được thu thập vào năm 2006 ....................................... 46 2.5 Kiến trúc hệ thống của Sakai .................................................................. 48 3. Tổng quát về đặc điểm và chức năng của Sakai .............................................. 49 - Trang 5- 3.1 Đặc điểm chính của Sakai ....................................................................... 49 3.2 Các chức năng của Sakai: ....................................................................... 50 3.3 Các dạng môi trường làm việc được thiết kế trên Sakai .......................... 53 4. Một vài tổ chức thành công trong việc sử dụng Sakai ..................................... 55 Chƣơng 4: Cài đặt và thử nghiệm và ứng dụng mô hình Blended learning vào Sakai 1. Cài đặt và thử nghiệm trên Sakai .................................................................... 59 2. Cài đặt và cấu hình Scorm-Cloud vào Sakai: .................................................. 62 3. Chức năng và hoạt động của các User trong hệ thống Sakai ........................... 64 3.1 Chức năng của Guest (Khách viếng thăm hệ thống)................................ 65 3.2 Chức năng cơ bản của Admin ................................................................ 68 3.3 Các hoạt động của Instructor/ Teacher Assistant trong Community activities ........................................................................................................... 73 3.4 Các hoạt động của Admin trong Community activities ........................... 78 3.5 Các hoạt động của Student trong Community activities .......................... 79 3.6 Các hoạt động của Instructor/ Teacher Assistant trong Collaborative activities ........................................................................................................... 80 3.7 Các hoạt động của Admin trong Collaborative activities ........................ 96 3.8 Các hoạt động của Student trong Collaborative activities ...................... 97 3.9 Các hoạt động của Student trong Self-Studied activities ...................... 104 - Trang 6- DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1 : Mô hình hệ thống e-Learning tổng quát ............................................................ 14 Hình 2 : Mô hình giải pháp tiếp cận e-Learning .............................................................. 15 Hình 3: Biểu đồ thể hiện việc sử dụng máy tính và Internet ở châu Á[5] .......................... 18 Hình 4: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các loại hình e-Learning tạo Bắc Mỹ và Châu Âu[1] .......... 19 Hình 5: Biểu đồ thể hiện qui mô thị trường e-Learning ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản [5] ............................................................................................................................. 19 Hình 6 : Các trường đại học ở Việt Nam có sử dụng e-Learning .................................... 21 Hình 7 : Mô phỏng việc học kết hợp ............................................................................... 26 Hình 8 : Mô hình học kết hợp tổng quát ......................................................................... 27 Hình 9 : biểu đồ thể hiện tỉ lệ sinh viên thành công ở 3 môi trường học tập được áp dụng ở University of Central Florida ....................................................................................... 28 Hình 10 : biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên trong 2 môi trường học tập fully online và blended ở University of Central Florida .......................................................... 28 Hình 11 : Mô hình TPCK của Koehler về học kết hợp (2007)......................................... 31 Hình 12 : Mô hình học kết hợp theo mục đích học tập .................................................... 32 Hình 13: Mô hình học kết hợp theo môi trường học tập .................................................. 32 Hình 14 : Mô hình lập kế hoạch áp dụng công nghệ cho việc giáo dục ở trường đại học [4] ....................................................................................................................................... 33 Hình 15: Sinh viên thiếu tập trung và chán nản trong một buổi học truyền thống............ 35 Hình 16 : Giảng đường của một trường đại học Việt Nam .............................................. 36 Hình 17 : Mô hình blended learning cho việc học kết hợp ở Việt Nam[] ......................... 37 Hình 18 : Các nơi nghiên cứu và sử dụng Sakai trên thế giới .......................................... 44 Hình 19: Màn hình của Sakai sau khi cài đặt ................................................................. 45 Hình 20 : Thống kê về 3 hệ thống Moodle , Sakai, Blackboard/WebCT ......................... 47 Hình 21 : Thống kê số lượng website của Sakai và Moodle ............................................ 47 Hình 22: Thống kê kinh phí đầu tư vào Sakai và Moodle ............................................... 48 Hình 23: Tóm lược mô hình môi trường Sakai................................................................ 48 Hình 24: Màn hình chính của Sakai sau khi hiệu chỉnh ................................................... 59 Hình 25: Giao diện giới thiệu đôi nét về hệ thống ........................................................... 60 Hình 26 : Giao diện giới thiệu các chức năng của hệ thống ............................................. 60 Hình 27: Các link chứa video demo hướng dẫn sử dụng Sakai ....................................... 61 Hình 28 :Chỉnh sửa file pom.xml trong thư mục scorm-cloud ........................................ 63 Hình 29: Giao diện sau khi deploy Scorm-Cloud thành công .......................................... 63 Hình 30 : Cấu hình Scorm Cloud .................................................................................... 64 Hình 31: Các hoạt động chính của User trong mô hình học kết hợp ................................ 65 Hình 32: Sơ đồ tạo mới tài khoản ................................................................................... 66 Hình 33 : Màn hình tạo mới account ............................................................................... 66 Hình 34: Nhập thông tin user để tạo account .................................................................. 67 Hình 35: Sơ đồ user chỉnh sửa thông tin profiles ............................................................ 67 - Trang 7- Hình 36: Giao diện profile của user ................................................................................ 68 Hình 37: Sơ đồ Admin tạo mới một user ........................................................................ 68 Hình 38: Admin tạo mới user ......................................................................................... 69 Hình 39: Sơ đồ Admin chỉnh sửa thông tin user.............................................................. 69 Hình 40: Màn hình chỉnh sửa thông tin user ................................................................... 70 Hình 41: Sơ đồ Addmin xoá một user ............................................................................. 70 Hình 42: Màn hình admin xóa user ................................................................................. 71 Hình 43 :Admin quản lý tất cả các khóa học đã được tạo trên hệ thống .......................... 71 Hình 44 :Plugin Scorm Cloud ......................................................................................... 72 Hình 45 : Add gói zip chuẩn scorm vào Resource ........................................................... 72 Hình 46: Các hoạt động của Instructor/ Teacher Assistant trong Community activities.. 73 Hình 47: Giao diện của một khóa học khi giảng viên đăng nhập vào Sakai ..................... 74 Hình 48 :Giao diện của chức năng Chat .......................................................................... 74 Hình 49: Giao diện của Forum........................................................................................ 75 Hình 50 : Giao diện các thành viên viết bài để post ........................................................ 75 Hình 51 : Danh các các bài đã post và comments trên các blog của khóa học ................. 76 Hình 52 : Giao diện Wiki của khóa học .......................................................................... 76 Hình 53 : Lưu địa chỉ trang web con hỗ trợ cho việc giảng dạy ...................................... 77 Hình 54: Liên kết đến trang web khác đã chọn ............................................................... 77 Hình 55: Các hoạt động của Admin trong Community activities .................................... 78 Hình 56 : Các hoạt động của Student trong Community activities .................................. 79 Hình 57: Các hoạt động của Instructor/ Teacher Assistant trong Collaborative activities ....................................................................................................................................... 80 Hình 58 : Sơ đồ giảng viên tạo mới khoá học ................................................................. 81 Hình 59 : Tạo mới khóa học (Course site) ...................................................................... 81 Hình 60 : Tạo mới khóa học(tt)....................................................................................... 82 Hình 61 : Tạo mới khóa học(tt)....................................................................................... 82 Hình 62 : Giao diện Site info của khóa học ..................................................................... 83 Hình 63 : Sơ đồ teacher thêm user vào khoá học............................................................. 83 Hình 64 : Thêm user vào khóa học ................................................................................. 84 Hình 65 : Danh sách các user của khóa học đã được cấp quyền ...................................... 84 Hình 66 : Sơ đồ giảng viên tạo nhóm .............................................................................. 85 Hình 67: Tạo nhóm mới cho khóa học ............................................................................ 85 Hình 68 : Giáo viên quản lý thông tin các thành viên của các nhóm ............................... 86 Hình 69 : Sơ đồ tạo một đề cương của giảng viên ........................................................... 86 Hình 70 : Màn hình tạo đề cương ................................................................................... 87 Hình 71 : Post đề cương thành công ............................................................................... 87 Hình 72 : Sơ đồ Upload bài giảng ................................................................................... 88 Hình 73: Sơ đồ đưa bài giảng lên hệ thống ..................................................................... 88 Hình 74 : Màn hình upload file ....................................................................................... 89 Hình 75: Các file có chứa trong Resource ....................................................................... 89 Hình 76 : Sử dụng nội dung trong gói scorm do admin add để dạy ................................. 90 - Trang 8- Hình 77 : Giảng viên tạo bài tập ..................................................................................... 90 Hình 78: Giảng viên tạo ngân hàng câu hỏi .................................................................... 91 Hình 79: Thêm câu hỏi vào ngân hàng câu hỏi ............................................................... 91 Hình 80: Giảng viên tạo mới bài kiểm tra ....................................................................... 92 Hình 81: Thêm câu hỏi vào bài kiểm tra từ ngân hàng câu hỏi. ....................................... 92 Hình 82: Thiết lập các thuộc tính cho bài kiểm tra ......................................................... 93 Hình 83: Giảng viên xem danh sách sinh viên đã làm bài hay chưa ................................ 93 Hình 84: Giảng viên quản lý điểm của tất cả sinh viên trong khóa học ........................... 94 Hình 85: Giảng viên lên lịch làm việc cho khóa học ....................................................... 94 Hình 86 : Giảng viên tạo thông báo ................................................................................ 95 Hình 87: Giảng viên thông báo đến sinh viên việc cần làm ............................................. 95 Hình 88: Các hoạt động của Admin trong Collaborative activities .................................. 96 Hình 89: Gói Scorm do Admin upload lên khóa học ....................................................... 97 Hình 90: Các hoạt động của Student trong Collaborative activitis.................................. 97 Hình 91: Trang home của student khi tham gia khóa học ................................................ 98 Hình 92: Chức năng Site info của student ....................................................................... 99 Hình 93: Sinh viên xem đề cương khóa học .................................................................... 99 Hình 94: Sinh viên download tài liệu ............................................................................ 100 Hình 95: Sinh viên sử dụng gói Scorm để học .............................................................. 100 Hình 96: Sinh viên làm bài tập ..................................................................................... 101 Hình 97: Sinh viên bắt đầu làm bài ............................................................................... 101 Hình 98: Sinh viên làm bài kiểm tra ............................................................................. 102 Hình 99: Sinh viên xem điểm của mình ........................................................................ 102 Hình 100: Sinh viên xem lịch của khóa học .................................................................. 103 Hình 101: Sinh viên xem các thông báo ........................................................................ 103 Hình 102:Các hoạt động của Student trong Self-Studied activities............................... 104 Hình 103: Sơ đồ khái quát quá trình giáo viên kiểm tra việc học của sinh viên ............. 105 - Trang 9- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Ưu điểm của e-Learning .................................................................................... 13 Bảng 2 : Khuyết điểm của e-Learning............................................................................. 13 Bảng 3 : Khảo sát một số VLE thông dụng ..................................................................... 16 Bảng 4: Các công nghệ cho việc học kết hợp ................................................................. 34 Bảng 5: Bảng biểu tượng cho các loại sự kiện ............................................................... 53 Bảng 6: Các worksite của Sakai ...................................................................................... 55 Bảng 7: Chi tiết các chức năng với từng loại user trong Course Site ............................. 107 - Trang 10- Chƣơng 1 Tổng quan về e-Learning Tóm tắt 1. Tổng quan về e-Learning 2. Kiến trúc tổng quát của hệ thống e – Learning 3. Môi trường học ảo - VLE as an user portal of eLearning 4. Tương lai phát triển của e-Learning trên thế giới và ở Việt Nam. - Trang 11- 1. Tổng quan về e-Learning 1.1 Định nghĩa e-Learning Một số định nghĩa e-Learning tiêu biểu: e-Learning [6] là việc sử dụng công nghệ thông tin và máy tính trong học tâp. (Horton 2006) e-Learning [1] là tất cả những hoạt động dựa vào máy tính và Internet để hỗ trợ dạy và học – cả ở trên lớp và ở từ xa. (Bates 2009) “e” nên được hiêu theo nghĩa “lý thú” (exciting), “năng đông” (energetic), “phong phú” (enriching), “kinh nghiêm thưc tiễn” (exceptional learning experience) – và còn nữa, thêm cho ngữ nghĩa chỉ là “điên tử” (electronic) [8] (Luskin 2010). Như vậy ta có thể hiểu e-Learning là hình thức đào tạo mới , sử dụng công nghệ thông tin và mạng toàn cầu internet để hỗ trợ dạy và học, nó có thể được biết như là học từ xa, học trực tuyến, học truyền thống với máy tính trợ giúp, có thể đồng bộ hoặc không đồng bộ. 1.2 Lợi ích của e-Learning. e-Learning cung cấp nhiều tiên ích cho các tổ chức và cá nhân:  Cải tiến việc trình bày/ biểu diễn nội dung học tập (Means et al. 2009) [10]  Gia tăng đươc sự truy câp access (e.g. MIT OpenCourse Ware program) [7]  Sự thuân tiên và linh hoat đôi vơi người hoc (WorldWideLearn 2010)[21]  Phát triên những kĩ năng và khả năng cân thiêt trong thế kỉ 21, cụ thể là đảm bảo người hoc có những kĩ năng “văn hoá sô” (digital literacy skills) đươc đòi hỏi trong chương trinh hoc và nghề nghiêp tương lai. (Bates, 2009)[1] 1.3 Ưu điểm, khuyết điểm của e-Learning 1.3.1 Ưu điểm: Giáo viên/ Giảng viên Đỡ mất công sức của giáo viên vì không phải viết quá nhiều. Tự động hóa quá trình cho điểm, theo dõi quá trình học tập trên mạng. Tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí và công sức đi lại. Sử dụng chung các tài nguyên Học sinh/ Học viên Có thể học bất cứ lúc nào, tại bất kỳ nơi đâu. Tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí và công sức đi lại. Dễ dàng điều chỉnh thời gian học phù hợp với thời gian làm việc của mình. Học viên có thể lựa - Trang 12- Người quản lý giáo dục Giải quyết vấn đề thiếu hụt giảng viên cho các vùng sâu, vùng xa có nhu cầu nhân lực. Khả năng kết nối với các Trung tâm đào tạo khác trên thế giới. Bắt kịp với xu hướng phát triển của thời đại. Giảm chi phí tổ chức và học tập, bài giảng, giáo trình điện tử, tiết kiệm chi phí chuẩn bị bài giảng, sách giáo khoa. Sử dụng các phần mềm Tin học cho phép mô hình bài giảng, thể hiện trực quan bằng các phương tiện truyền tải nhanh và nhiều tri thức. Tích hợp các dữ liệu trên Internet vào giáo trình. Tài liệu, giáo trình được chuẩn bị kỹ và chịu sự kiểm tra, đánh giá của nhiều người (do công khai trên mạng) nên là những tài liệu có chất lượng. chọn cách học và khoá học sao cho phù hợp với mình. Khả năng truy cập được nâng cao. Tổng hợp được kiến thức. quản lý đào tạo. Sau khi đã phát triển xong, một khoá học E-learning có thể dạy cho hàng ngàn học viên. Rút ngắn thời gian đào tạo: có thể đào tạo cấp tốc cho một lượng lớn học viên mà không bị giới hạn bởi số lượng giảng viên hướng dẫn hoặc lớp học. Cần ít phương tiện hơn. Các máy chủ và phần mềm cần thiết cho việc học trên mạng có chi phí rẻ hơn rất nhiều so với chi phí của phòng học truyền thống. Bảng 1: Ưu điểm của e-Learning 1.3.2 Khuyết điểm Giáo viên/ Giảng viên Cần đội ngũ vừa am hiểu chuyên môn, vừa có thể ứng dụng CNTT để tạo nên các tài nguyên điện tử có chất lượng. Tương tác giữa giáo viên và học viên kém Phải theo dõi quá trình học tập của học viên thong qua diễn đàn, bài kiểm tra, bài thu hoạch, …, cách đánh giá này nhiều khi không khách quan. Học sinh/ Học viên Khi thực hiện bài tập theo nhóm thì các học viên ở xa khó theo dõi. Kỹ thuật phức tạp: học viên mới tham gia khoá học phải thông thạo các kỹ năng mới. Chi phí kỹ thuật cao Việc học có thể buồn tẻ Yêu cầu ý thức cá nhân cao hơn Người quản lý giáo dục Chi phí phát triển một khoá học lớn Phụ thuộc quá nhiều vào tốc độ đường truyền và các thiết bị truyền. Cần các kỹ thuật viên quản lý hệ thống và nhiều người cho công tác quản lý ở mỗi nơi triển khai. Yêu cầu kỹ năng mới. Đòi hỏi phải thiết kế lại. Bảng 2 : Khuyết điểm của e-Learning - Trang 13- 1.4 Những đặc trưng của e-Learning [21] Hình thức dạy học “self-paced” và “self-directed”, phù hợp với nhiều kiểu học tập khác nhau, được thiết kế hướng về người hoc (student-centred) , loại bỏ được giới hạn về không gian, đia lí, khả năng truy cập 24/7 ,giảm/bỏ được thời gian di chuyên và những chi phí linh tinh ,tông chi phí học tập thường giảm (giảng dạy, cư ngụ, ăn uống) Tiêm năng chi phí đâu tư thâp cho những công ty/đơn vị cân huân luyên nghiêp vu, và cho những nhà cung câp ,nuôi dưỡng nhiêu hơn sự tương tác và công tác của người hoc ,nâng cao những kĩ năng về máy tính và Internet , thiêt kế và xây dựng dưa trên những nguyên lý thiêt kế day hoc ,được quan tâm và phát triên ở nhiêu trường đai học/hoc viên lớn trên thế giới, hâu hêt với những khoá học câp băng/chứng nhân trưc tuyên. 2. Kiến trúc tổng quát của hệ e-Learning 2.1 Hệ thống e-Learning tổng quát Hình 1 : Mô hình hệ thống e-Learning tổng quát - Trang 14- 2.2 Giải pháp tiếp cận Hình 2 : Mô hình giải pháp tiếp cận e-Learning 3. Môi trường học ảo - VLE as an user portal of e-Learning Hiên nay, xu hướng tao môt môi trường học ảo - Virtual Learning Environment (VLE), trong đó tât cả moi thứ trong 1 khoá học (môn học) được quản lý bởi môt giao diên người dùng (user interface) nhât quán – công thông tin người dùng (user portal). VLE là môt phân mêm máy tính đê tao thuân tiên cho tin hoc hóa học tâp hoăc eLearning. Những hệ thông e-Learning như vây đôi khi được gọi với nhiêu tên khác nhau như: Learning Management System (LMS), Content Management System or Course Management System (CMS), Learning Content Management System (LCMS), Managed Learning Environment (MLE), Learning Support System (LSS), Online Learning Centre (OLC), OpenCourseWare (OCW), hay Learning Platform (LP); NÓ LÀ S GIÁO D C B NG GIAO TI P QUA TRUNG TInNH Một số VLEGIAN thông MÁY dụng hiê nay (Computer-Mediated Communication) HAY GIÁO D C TR C TUY N (Online Education) Moodle1; Atutor2; Illias3; Dokeos4; Sakai5; Claroline6; - Trang 15- Bảng 3 : Khảo sát một số VLE thông dụng Liên kết website chính thức của VLEs  1Moodle: http://moodle.org/  2Atutor: http://www.atutor.ca/  3Ilias: http://www.ilias.de  4Dokeos: http://www.dokeos.com/  5Sakai: http://sakaiproject.org/  6Claroline: http://www.claroline.net/  7Blackboard: http://www.blackboard.com/  8JoomlaLMS: http://www.joomlalms.com/  9SharePointLMS: http://www.sharepointlms.com/ 4. Tương lai phát triển của e-Learning trên thế giới và ở Việt Nam. 4.1 Sự phát triển của e-Learning từ trước đến nay: 4.1.1 Tình hình phát triển và ứng dụng E-learning trên thế giới: E-learning phát triển không đồng đều tại các khu vực trên thế giới. E-learning phát triển mạnh nhất ở khu vực Bắc Mỹ. Ở châu Âu E-learning cũng rất có triển vọng, trong khi đó châu Á lại là khu vực ứng dụng công nghệ này ít hơn. - Trang 16- Tại Mỹ, dạy và học điện tử đã nhận được sự ủng hộ và các chính sách trợ giúp của Chính phủ ngay từ cuối những năm 90. Theo số liệu thống kê của Hội Phát triển và Đào tạo Mỹ (American Society for Training and Development, ASTD), năm 2000 Mỹ có gần 47% các trường đại học, cao đẳng đã đưa ra các dạng khác nhau của mô hình đào tạo từ xa, tạo nên 54.000 khoá học trực tuyến. Theo các chuyên gia phân tích của Công ty Dữ liệu quốc tế (International Data Corporation, IDC), cuối năm 2004 có khoảng 90% các trường đại học, cao đẳng Mỹ đưa ra mô hình E-learning, số người tham gia học tăng 33% hàng năm trong khoảng thời gian 1999 - 2004. E-learning không chỉ được triển khai ở các trường đại học mà ngay ở các công ty việc xây dựng và triển khai cũng diễn ra rất mạnh mẽ. Có rất nhiều công ty thực hiện việc triển khai E-learning thay cho phương thức đào tạo truyền thống và đã mang lại hiệu quả cao. Do thị trường rộng lớn và sức thu hút mạnh mẽ của E-learning nên hàng loạt các công ty đã chuyển sang hướng chuyên nghiên cứu và xây dựng các giải pháp về E-learning như: Click2Learn, Global Learning Systems, Smart Force... Trong những gần đây, châu Âu đã có một thái độ tích cực đối với việc phát triển công nghệ thông tin cũng như ứng dụng nó trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, đặc biệt là ứng dụng trong hệ thống giáo dục. Các nước trong Cộng đồng châu Âu đều nhận thức được tiềm năng to lớn mà công nghệ thông tin mang lại trong việc mở rộng phạm vi, làm phong phú thêm nội dung và nâng cao chất lượng của nền giáo dục. Công ty IDC ước đoán rằng thị trường E-learning của châu Âu sẽ tăng tới 4 tỷ USD trong năm 2004 với tốc độ tăng 96% hàng năm. Ngoài việc tích cực triển khai Elearning tại mỗi nước, giữa các nước châu Âu có nhiều sự hợp tác đa quốc gia trong lĩnh vực E-learning. Điển hình là dự án xây dựng mạng xuyên châu Âu EuroPACE. Đây là mạng E-learning của 36 trường đại học hàng đầu châu Âu thuộc các quốc gia như Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Anh, Pháp cùng hợp tác với công ty E-learning của Mỹ Docent nhằm cung cấp các khoá học về các lĩnh vực như khoa học, nghệ thuật, con người phù hợp với nhu cầu học của các sinh viên đại học, sau đại học, các nhà chuyên môn ở châu Âu. Tại châu Á, E-learning vẫn đang ở trong tình trạng sơ khai, chưa có nhiều thành công vì một số lý do như: các quy tắc, luật lệ bảo thủ, tệ quan liêu, sự ưa chuộng đào tạo truyền thống của văn hóa châu Á, vấn đề ngôn ngữ không đồng nhất, cơ sở hạ tầng nghèo nàn và nền kinh tế lạc hậu ở một số quốc gia châu Á. Tuy vậy, đó chỉ là những rào cản tạm thời do nhu cầu đào tạo ở châu lục này cũng đang trở nên ngày càng không thể đáp ứng được bởi các cơ sở giáo dục truyền thống buộc các quốc gia châu Á đang dần dần phải thừa nhận tiềm năng không thể chối cãi mà E-learning mang lại. Một số quốc gia, đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển hơn tại châu Á cũng - Trang 17- đang có những nỗ lực phát triển E-learning tại đất nước mình như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan,Trung Quốc,... Nhật Bản là nước có ứng dụng E-learning nhiều nhất so với các nước khác trong khu vực. Môi trường ứng dụng E-learning chủ yếu là trong các công ty lớn, các hãng sản xuất, các doanh nghiệp... và dùng để đào tạo nhân viên. Hình 3: Biểu đồ thể hiện việc sử dụng máy tính và Internet ở châu Á[5] - Trang 18- Hình 4: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các loại hình e-Learning tạo Bắc Mỹ và Châu Âu[1] Hình 5: Biểu đồ thể hiện qui mô thị trường e-Learning ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản [5] - Trang 19- 4.1.2 Tình hình phát triển và ứng dụng e-Learning ở Việt Nam [15]  < 2002: tài liệu nghiên cứu, tìm hiểu về E-learning ở Việt Nam không nhiều.  2003-2004: việc nghiên cứu E-learning ở Việt Nam đã được nhiều đơn vị quan tâm.  Các hội nghị, hội thảo về công nghệ thông tin và giáo dục đề cập đến vấn đề E-learning và khả năng áp dụng vào môi trường đào tạo ở Việt Nam:  Hội thảo nâng cao chất lượng đào tạo ĐHQGHN năm 2000  Hội nghị giáo dục đại học năm 2001  Hội thảo khoa học quốc gia lần thứ nhất về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông ICT/rda 2/2003  Hội thảo khoa học quốc gia lần II về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông ICT/rda 9/2004  Hội thảo khoa học “Nghiên cứu và triển khai E-learning” do Viện Công nghệ Thông tin (ĐHQGHN) và Khoa Công nghệ Thông tin (Đại học Bách khoa Hà Nội) phối hợp tổ chức đầu tháng 3/2005 là hội thảo khoa học về E-learning đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam.  Dịch vụ E-learning:  Các trường đại học: ICTC-MOET, HUT, HCMC-UT,… - Trang 20-
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan