Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng mạng lưới nhà vườn du lịch ở tỉnh bến tre...

Tài liệu Xây dựng mạng lưới nhà vườn du lịch ở tỉnh bến tre

.PDF
66
33
52

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI NHÀ VƯỜN DU LỊCH Ở TỈNH BẾN TRE Mã số: T2012.27.156 Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. ĐOÀN THỊ MỸ HẠNH TP. HCM, 12/2013 MỤC LỤC Trang Giới thiệu Lý do nghiên cứu đề tài 1 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2 Đối tượng nghiên cứu 2 Phạm vi nghiên cứu 2 Phương pháp nghiên cứu 2 Kết cấu của báo cáo đề tài 3 Chương 1. MẠNG LƯỚI NÔNG TRẠI DU LỊCH 4 1.1 Du lịch nông thôn, du lịch nông nghiệp và du lịch nông trại 4 1.2 Mô hình nông trại du lịch và mạng lưới nông trại du lịch 9 1.3 Thị trường du lịch nông trại 17 Chương 2. CÁCH THỨC THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU 20 2.1 Quy trình nghiên cứu 20 2.2 Tổ chức thực hiện nghiên cứu 20 Chương 3. HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ VƯỜN 24 DU LỊCH 3.1 Tổng quan phát triển nhà vườn du lịch ở tỉnh Bến Tre 24 3.2 Hoạt động của các nhà vườn du lịch 25 Chương 4. MÔ HÌNH NHÀ VƯỜN DU LỊCH VÀ MẠNG LƯỚI 31 NHÀ VƯỜN DU LỊCH 4.1 Thị trường du lịch nhà vườn 4.2 Mô hình nhà vườn du lịch 43 4.3 Mạng lưới nhà vườn du lịch 46 4.4 Kiến nghị 49 Kết luận 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO 52 1 PHỤ LỤC 1. PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN DU KHÁCH ĐẾN 54 BẾN TRE PHỤ LỤC 2. CÂU HỎI CHỦ NHÀ VƯỜN 56 PHỤ LỤC 3. CÂU HỎI ĐẠI DIỆN CƠ QUAN QUẢN LÝ 58 NHÀ NƯỚC 2 MỞ ĐẦU 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở trong và ngoài nước Du lịch nông thôn đã có quá trình phát triển hơn nửa thế kỷ nay, phát xuất ở Châu Âu sau đó lan ra các nước khác trên thế giới. Vì vậy những nghiên cứu về du lịch nông thôn, nông nghiệp, nông trại cũng đã có nhiều từ hình thành và phát triển khái niệm đến tình huống thường tập trung vào những khu vực mà du lịch nông thôn có quá trình phát triển lâu dài. Những nghiên cứu trong khoảng 10 năm gần đây mà nhóm nghiên cứu đã tham khảo được như: Du lịch nông thôn ở Hungary: chìa khóa của năng lực cạnh tranh, (2009) của Noemi Kulcsar (Rural tourism in Hungary: the key of competitiveness). Trong nghiên cứu này chủ yếu phân tích mức độ cạnh tranh của các làng du lịch và đưa ra giải pháp để nâng cao lợi thế cạnh tranh. Tác giả nhận định rằng du lịch nông thôn chỉ có thể cạnh tranh được nếu như tạo ra giá trị cho cả bên cung và bên cầu đồng thời các bên tham gia tại địa phương phải hợp tác với nhau. Du lịch nông nghiệp ở Thụy sĩ – Phân tích hiện trạng và khuyến nghị, (2008) của Thomas Egger, (L’agrotourisme en Suisse – Analyse de la situation actuelle et recommandations). Nghiên cứu này làm rõ khái niệm du lịch nông trại, phân tích cầu, cung và đánh giá hiện trạng phát triển du lịch nông trại ở Thụy sĩ. Nghiên cứu cũng so sánh với hiện trạng phát triển du lịch nông trại ở các nước châu Âu khác như Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, rút ra những khác biệt về cơ chế chính sách phát triển, cách quản lý điều hành, những hạn chế bởi luật và đề xuất những hiệu chỉnh cần thiết chủ yếu là về luật để tạo điều kiện cho du lịch nông trại ở Thụy sĩ phát triển. Du lịch nông nghiệp là chiến lược phát triển nông thôn ở Hàn Quốc, (2006) của Lee Seoung Woo (Argo-tourism as a tourism development strategy in Korea). Trong nghiên cứu này ông đã phân tích những chính sách phát triển du lịch nông nghiệp ở Hàn Quốc được áp dụng qua nhiều thời kỳ. Trong đó nhấn mạnh vai trò của du lịch tại nông thôn trong quá trình nổ lực duy trì sản xuất nông nghiệp, hạn chế di dân về thành thị của chính phủ Hàn quốc với mô hình “làng du lịch xanh trải nghiệm”. Du lịch nông trại: Nghiên cứu sơ bộ về mong đợi và mức độ chấp nhận các chương trình du lịch nông trại của các bên liên quan (2003) của Coomber và Christine Lim năm. (Farm tour: a preliminary study of participants’ expectations and perceptions of farm tours). Nghiên cứu này làm rõ vai trò của 1 du lịch trong việc phân phối lại thu nhập tại các vùng, sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực kinh doanh du lịch tại Australia cùng với mô hình phát triển cộng đồng và nông thôn. Đồng thời nghiên cứu cũng phân tích sự khác biệt giữa sự mong đợi và mức độ chấp nhận của các bên liên quan tham gia vào chương trinh tour du lịch tại các nông trại, đề xuất mô hình quản lý tour du lịch nông trại góp phần phát triển bền vững khu vực nông thôn. Ở trong nước cũng có những nghiên cứu về du lịch nông thôn nhưng chưa có những nghiên cứu về mô hình nhà vườn du lịch và mạng lưới nhà vườn du lịch. Ở Bến Tre đã có Quy hoạch phát triển du lịch đến năm 2020 và đề án phát triển du lịch đến năm 2015 nhưng chưa có nghiên cứu cụ thể đến mô hình phát triển nhà vườn du lịch và mạng lưới nhà vườn du lịch. 2. Lý do nghiên cứu đề tài Các nền kinh tế phát triển trên thế giới hiện nay hầu hết đều có giá trị ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong GDP. Đó là kết quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp và sau đó là từ công nghiệp sang dịch vụ trải qua hằng trăm năm. Trong những thập niên gần đây do nền kinh tế thế giới đã có nhiều thay đổi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế không còn theo xu hướng cũ, một số nước kém phát triển đã có điều kiện chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang dịch vụ. Vùng đồng bằng sông Cửu Long vốn là vùng thuần nông, những năm vừa qua cũng đã chuyển dần từ nông nghiệp sang dịch vụ. Bến tre là một tỉnh nằm trong vùng đồng bằng cũng đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng chung của vùng là với khu vực I: 50,8%; khu vực II: 16,6%; khu vực III: 32,7%. Trong những năm tới sẽ tiếp tục chuyển dịch cơ cấu theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành dịch vụ và công nghiệp trong GDP. Với những vùng kinh tế có lợi thế sản xuất nông nghiệp như tỉnh Bến Tre, phát triển du lịch nông thôn là con đường thuận lợi nhất để thay đổi bộ mặt nông thôn vì có thể sử dụng những nguồn lực sẵn có không đòi hỏi nguồn vốn đầu tư quá lớn cũng như thời gian để đào tạo nhân lực. Du lịch vốn được coi là ngành công nghiệp không khói sẽ ít gây ô nhiễm môi trường hơn là các ngành công nghiệp khác, nên sẽ bảo đảm cho sự phát triển song hành của ngành nông nghiệp. Ngoài ra du lịch còn là ngành tăng trưởng nhanh và ít bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế. Thật vậy, mặc dù nền kinh tế toàn cầu bị suy thoái mấy năm qua nhưng ngành du lịch thế giới vẫn tăng trưởng trung bình 4%/năm. Du lịch nông thôn có đặc tính là dựa trên sự khác biệt của tài nguyên thiên nhiên, nhân văn, sự kiện và sản vật của vùng nông thôn, là sản phẩm gần gũi với nông nghiệp và văn hóa của người dân nông thôn. Du lịch nông thôn phát triển vừa làm tăng thu nhập cho người dân nông thôn vừa bảo đảm cung cấp lương thực không chỉ cho dân cư 2 trong vùng mà cho cả những vùng không có điều kiện thuận lợi để sản xuất nông nghiệp. Với đặc thù của tỉnh Bến Tre rất thuận lợi để phát triển loại hình nhà vườn du lịch nhưng nếu không tổ chức quản lý tốt có thể dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh làm xấu đi hình ảnh của ngành du lịch Bến Tre. Đó là chưa nói đến nguy cơ làm mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, và mất đi những nét văn hóa truyền thống của vùng miền quê sông nước. Việc nghiên cứu xây dựng mạng lưới nhà vườn du lịch không chỉ giúp ngành du lịch Bến Tre phát triển ổn định mà còn giúp các nhà vườn tăng nhanh thu nhập, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống hiện nay và cho tương lai xa. Vì vậy đề tài “Xây dựng mạng lưới nhà vườn du lịch ở tỉnh Bến Tre” được triển khai nghiên cứu với mong muốn góp phần tìm ra giải pháp phát triển các nhà vườn du lịch thành một hệ thống cung cấp dịch vụ du lịch nông thôn giúp ngành du lịch cũng như nền kinh tế của tỉnh Bến Tre phát triển bền vững. 3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu của đề tài là tìm ra mô hình tổ chức mạng lưới các nhà vườn du lịch phù hợp cho tỉnh Bến Tre. Để đạt được mục tiêu này, đề tài sẽ đi tìm câu trả lời cho hai câu hỏi nghiên cứu sau: - Nhà vườn du lịch ở Bến Tre nên phát triển theo mô hình nào? - Mạng lưới nhà vườn du lịch ở Bến Tre nên được tổ chức quản lý theo mô hình nào để bảo đảm phát triển bền vững? 4. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch của các nhà vườn ở tỉnh Bến Tre. Nhà vườn du lịch là các hộ gia đình có đất trồng cây ăn trái có tổ chức đón khách tham quan, nghỉ dưỡng với các dịch vụ cung cấp như tham quan vườn cây, hái quả, phục vụ các món ăn dân dã được chế biến từ nguồn nguyên liệu tại chỗ, nghỉ ngơi trong ngày và qua đêm... Các nhà vườn này có thể đón khách theo hợp đồng do các công ty lữ hành đưa đến hoặc khách lẻ. Nhà vườn du lịch được coi là một dạng nông trại du lịch cung cấp dịch vụ du lịch song song với sản xuất nông nghiệp. 5. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ nghiên cứu hoạt động của các nhà vườn du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre không bao gồm các khu du lịch sinh thái vườn trong tỉnh và các nhà vườn du lịch ở các tỉnh khác. 6. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, các phương pháp nghiên cứu sau đây đã được sử dụng: 3 - Phương pháp thống kê mô tả được dùng để mô tả hiện trạng phát triển du lịch nông thôn và của các nhà vườn du lịch ở tỉnh Bến Tre. - Phương pháp điều tra lấy ý kiến: được dùng để tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của du khách đối với loại hình du lịch nông thôn và lấy ý kiến của các chủ nhà vườn để tìm hiểu khả năng cung cấp dịch vụ của họ. - Phương pháp chuyên gia: được dùng để tìm hiểu cách thức hỗ trợ và quản lý của chính quyền địa phương, của các tổ chức phi chính phủ đối với các nhà vườn trong quá trình phát triển. Phương pháp này cũng được dùng để thu thập ý kiến của các chuyên gia về mô hình đề xuất. Chuyên gia là những người am hiểu về hoạt động du lịch nông thôn, nông nghiệp, nông trại bao gồm các nhà quản lý ở Sở du lịch và các Sở có liên quan, chính quyền tỉnh, huyện, xã và các nhà quản lý điều hành, hướng dẫn viên ở các công ty lữ hành. Cách sử dụng các phương pháp này được trình bày cụ thể trong chương cách thức triển khai nghiên cứu và dữ liệu sơ cấp thu được. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, báo cáo kết quả nghiên cứu gồm có 4 chương: Chương 1. Mạng lưới nông trại du lịch: là chương cơ sở lý thuyết, nội dung chương này trước hết làm rõ các khái niệm du lịch nông thôn, du lịch nông nghiệp và du lịch nông trại, từ đó tiến đến trình bày mô hình nông trại du lịch và mạng lưới nông trại du lịch. Một số mạng lưới nông trại du lịch hoạt động hiệu quả cũng được giới thiệu trong chương này như một tham khảo thực tế. Chương 2. Cách thức triển khai thực hiện nghiên cứu: nội dung chương này trình bày cách thức mà nhóm nghiên cứu đã thực hiện đề tài bao gồm quy trình nghiên cứu, quá trình tổ chức nghiên cứu và cách sử dụng các phương pháp nghiên cứu. Chương 3. Hiện trạng hoạt động của nhà vườn du lịch: chương này giới thiệu tổng quan về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình hoạt động của ngành du lịch và đánh giá về hiện trạng hoạt động của các nhà vườn du lịch qua khảo sát ý kiến của các chủ nhà vườn và các nhà quản lý hoạt động du lịch ở tỉnh Bến Tre. Chương 4. Xây dựng mô hình nhà vườn du lịch và mạng lưới nhà vườn du lịch: chương này trình bày ý kiến của khách du lịch mà nhóm nghiên cứu thu thập được qua cuộc khảo sát vào tháng 9/2013, trên cơ sở đó kết hợp với những tham khảo các mô hình thành công, xây dựng mô hình nhà vườn du lịch và mạng lưới nhà vườn du lịch cho tỉnh Bến Tre. 4 Chương 1. MẠNG LƯỚI NÔNG TRẠI DU LỊCH 1.1 DU LỊCH NÔNG THÔN, DU LỊCH NÔNG NGHIỆP VÀ DU LỊCH NÔNG TRẠI 1.1.1 Du lịch nông thôn1: Du lịch nông thôn bao gồm tất cả các dịch vụ du lịch được thực hiện trong khu vực nông thôn (Bourdeau, 2001; Cawley và Gaffey, 2002). Du lịch nông thôn cũng bao gồm các hoạt động vui chơi giải trí diễn ra ở nông thôn và các hoạt động này không có ở các khu đô thị (Small Farm Center, 2004). Tuy nhiên, trong thực tế khó xác định một cách rõ ràng vùng nông thôn và thành thị vì các vùng ven đô cũng có thể cung cấp các dịch vụ du lịch như các vùng nông thôn thực sự. Du lịch được gọi là du lịch nông thôn khi văn hóa nông thôn là một trong những thành tố chính của sản phẩm/dịch vụ được cung ứng. Tùy thuộc vào hoạt động chính hình thành nên sản phẩm/dịch vụ đó là gì mà các thuật ngữ có thể được sử dụng là du lịch nông nghiệp (agri-tourism), du lịch xanh (green tourism), du lịch ẩm thực (gastronomic tourism), du lịch cưỡi ngựa (equestrian tourism), du lịch chèo thuyền (nautical tourism), du lịch săn bắn (hunting tourism), du lịch thám hiểm (adventure tourism), du lịch văn hóa lịch sử (historical/cultural tourism). Những hoạt động du lịch liên quan tới các kỳ nghỉ tại các khu du lịch, nhà nghỉ, khách sạn lớn, khu chơi gôn thì không thể gọi là du lịch nông thôn. Đặc điểm phân biệt các sản phẩm du lịch trong khái niệm du lịch nông thôn đó là những sản phẩm đó phải đem tới cho khách du lịch những sự tiếp xúc trực tiếp, trải nghiệm môi trường làng quê và con người ở nông thôn, và cho phép họ tham gia vào các hoạt động sinh hoạt truyền thống của người địa phương. Trong loại hình du lịch nông thôn, yếu tố văn hóa và giáo dục cũng rất mạnh. Các hoạt động du lịch nông thôn rất phong phú, thường là: Cung cấp nơi lưu trú cho khách du lịch: bao gồm cả phòng khách, phòng chơi cho trẻ em, nhà vệ sinh, nơi ăn nghỉ nhóm, cắm trại ở các nông trại, cắm trại tự nhiên... Phục vụ ăn uống: trong nhà nông dân hay các quán ăn, nhà hàng nông thôn. 1 Tourisme rural (tiếng Pháp) hay Rural tourism (tiếng Anh) 5 Hoạt động thể thao giải trí: câu cá, săn bắn, cưỡi ngựa, đi bộ đường dài, đi xe đạp, chèo xuồng, các trò chơi vận động ở nông thôn… Hoạt động văn hóa và giáo dục: khám phá di sản nông nghiệp và nông thôn, tham quan học tập, thực hành nông nghiệp. Bán trực tiếp các sản phẩm nông nghiệp: thu hoạch nông sản, bán các sản phẩm chất lượng đã qua xử lý hay không... Việc xác định khi nào một sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm trở thành một sản phẩm du lịch nông nghiệp là không dễ. Vì nếu các nông sản này được bán cho một khách hàng địa phương, thì rõ ràng nó không thể được coi là một hoạt động du lịch nông nghiệp (Begon et Disez 1995). Trái lại, nếu nông sản được bán cho du khách, thì đó chính là một trong các hoạt động du lịch nông nghiệp. Vì vậy, Ohe (2001) cho rằng, hai tiêu chí để phân biệt sản phẩm du lịch và sản phẩm thực phẩm là: (1) việc chuyển giao sản phẩm (ví dụ như mua hàng trực tiếp từ nhà sản xuất chứ không phải mua qua trung gian như siêu thị) và (2) là người mua (khách du lịch hay người tiêu dùng hàng ngày). Khách đi du lịch nông thôn rất đa dạng và do đó có thể có nhiều cách phân khúc thị trường khác nhau tùy vào mục đích phân khúc. Chẳng hạn với mục tiêu xác định nhóm khách nào mang lại lợi nhuận nhiều cho ngành du lịch thì có thể chia ra thành 3 nhóm khách là khách về quê, khách du lịch xã hội và khách ưa thích du lịch nông thôn2. Khách về quê: đây là những người có nguồn gốc xuất thân từ nông thôn, hiện tiếp tục duy trì các quan hệ với vùng nông thôn như có tài sản hay bà con họ hàng ở nông thôn. Họ đi du lịch bằng cách trở về nhà của cha mẹ, họ hàng, bạn bè hay ở trong ngôi nhà thứ hai của họ. Nhóm khách này chi tiêu ít vì không thuê nơi lưu trú, chỉ mua các sản vật địa phương và tiêu dùng các dịch vụ vui chơi, giải trí mà thôi. Khách du lịch xã hội: là những người đi nghỉ theo các chương trình do các tổ chức xã hội tài trợ nhân các ngày lễ, ngày kỷ niệm hay các dự án giáo dục cộng đồng. Đa phần trong số này là những người có thu nhập thấp như những người trẻ tuổi, gia đình trẻ, người nghỉ hưu, người tàn tật, vv... Chi tiêu cá nhân của nhóm khách này rất ít vì họ chỉ thụ hưởng những gì được tài trợ. Những tổ chức tài trợ cũng thường chỉ yêu cầu chất lượng dịch vụ trung bình để với nguồn tài chính có hạn, nhiều người được thụ hưởng. Khách ưa thích du lịch nông thôn: đây là những khách hàng nhiệt tình và chịu chi tiêu nên đem lại nhiều lợi nhuận cho du lịch nông thôn. Khúc thị trường này tăng trưởng cao, vì nhóm khách này gần như tiêu thụ tất cả các loại dịch vụ. Họ là những khách hàng tương đối dễ chịu, từ những người về hưu giàu có đến 2 Le tourisme rural, http://www.dgcis.gouv.fr/tourisme/tourisme-rural 6 những thanh niên có việc làm có thu nhập cao, các gia đình trẻ chưa có con, người độc thân và người nước ngoài. Theo báo cáo của Ủy ban châu Âu3 (2000) thì khách du lịch nông thôn có thể được chia ra thành: khách du lịch dã ngoại, khách đi nghỉ ngắn ngày, khách đi theo cùng gia đình, khách lớn tuổi, khách du lịch giải trí, khách du lịch theo nhóm và khách khuyết tật. Cách phân loại này không phân định rõ mục đích du lịch của khách hay thời gian lưu trú của khách mà nhằm mục đích tìm hiểu xu hướng lựa chọn dịch vụ của khách. Tiếp cận ở một góc độ khác, theo thời lượng của chuyến du lịch, thì có thể chia khách du lịch nông thôn ra thành khách du lịch dã ngoại, khách đi nghỉ ngắn ngày, khách du lịch dài ngày. Khách du lịch dã ngoại: thường là các nhóm học sinh, sinh viên hay các tổ chức khác thường đi đến vùng ven thành phố trong ngày. Khách đi nghỉ ngắn ngày: lưu trú từ 1 đến 3 đêm thường vào các kỳ nghỉ ngắn hay cuối tuần. Họ mong muốn trải nghiệm cuộc sống ở nông thôn với chất lượng tốt, sử dụng các dịch vụ giải trí. Khách du lịch dài ngày: thường là những người lớn tuổi đã nghỉ hưu, muốn tìm nơi yên tĩnh để nghỉ ngơi, gợi nhớ kỷ niệm... nhưng bảo đảm điều kiện chăm sóc sức khỏe hoặc các gia đình trẻ sống ở đô thị có trẻ con mong muốn trẻ con được sống trong môi trường thiên nhiên trong lành và có cơ hội khám phá thế giới nông thôn. Họ là những người có thu nhập cao, mong muốn được hưởng thụ dịch vụ chất lượng cao. 1.1.2 Du lịch nông nghiệp Du lịch nông nghiệp bao gồm các dịch vụ du lịch có liên quan đến hoạt động nông nghiệp hoặc vì mục đích nông nghiệp do nông dân cung cấp. Những dịch vụ du lịch nông thôn không gắn với hoạt động sản xuất nông nghiệp thì không được coi là du lịch nông nghiệp chẳng hạn như các hoạt động diễn ra tại các vùng nông thôn, nhưng là hoạt động phi nông nghiệp như dịch vụ lưu trú ở các nhà nghỉ, dịch vụ ăn uống ở các nhà hàng nông thôn. Như vậy, phạm vi của du lịch nông nghiệp4 hẹp hơn du lịch nông thôn, vì chỉ bao gồm những dịch vụ du lịch gắn với hoạt động sản xuất nông nghiệp mà thôi. Nông dân góp phần đáng kể vào sự phát triển du lịch nông nghiệp và ngược lại du lịch nông nghiệp cũng mang lại nhiều lợi ích cho họ. Các lợi ích có thể kể đến là: 3 Commission européenne, Pour un tourisme rural de qualité, Office des publications officielles des Communautés européennes, 2000, ISBN 92-828-7555-5 4 Agrotourisme (tiếng Pháp) hay agrotourism (tiếng Anh) 7 - Làm tăng giá trị và bảo tồn các di sản tự nhiên và kiến trúc: những ngôi nhà cổ, giếng nước, bến sông, sân phơi, cảnh quan yên bình của làng quê... gắn với cuộc sống thường nhật của người nông dân không có gì lạ với họ nên họ không thấy chúng có giá trị. Nhưng với du khách chúng rất có giá trị và do đó họ sẵn lòng trả tiền để được thụ hưởng. Nguồn thu từ du khách giúp cho địa phương có kinh phí để bảo tồn các di sản. - Đa dạng hóa các hoạt động của nông dân: việc cung cấp các dịch vụ du lịch nông nghiệp giúp nông dân có thêm việc làm ngoài các công việc đồng áng. Nhờ vậy họ có thể giảm được thời gian nông nhàn. - Giúp nông dân có thêm thu nhập: thu nhập từ việc cung cấp các dịch vụ du lịch giúp nông dân tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống đồng thời giảm được rủi ro về thu nhập so với việc chỉ sản xuất nông nghiệp. - Tạo cơ hội cho nông dân đón tiếp và gặp gỡ những người từ các nơi khác đến: ở những làng quê xa đô thị, cuộc sống của nông dân yên bình nên không tránh khỏi đơn điệu, nhàm chán. Việc đón tiếp du khách giúp họ có cơ hội giao lưu với nhiều người đến từ nhiều nơi khác nhau. Điều đó làm cho cuộc sống thêm phần thú vị hơn và tầm nhìn cũng được rộng mở hơn. Các dịch vụ du lịch nông nghiệp có thể được cung cấp bởi các khu du lịch nông nghiệp, các khu bảo tồn thiên nhiên hoặc các nông trại. Nông trại là khu vực sản xuất nông nghiệp của người nông dân có thể vừa là nơi ở vừa là nơi sản xuất hoặc chỉ là nơi sản xuất nhưng phải là đang tiến hành các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Những nông trại không còn sản xuất được dùng để kinh doanh dịch vụ du lịch không thuộc phạm vi du lịch nông trại. 1.1.3 Du lịch nông trại 5 Nông trại là khu vực sản xuất nông nghiệp thường cũng đồng thời là nơi cư trú của gia đình chủ nông trại. Có nhiều loại nông trại tùy vào sản phẩm chủ yếu do nông trại sản xuất như vườn trái cây, ruộng lúa, hoa cây kiểng hay trại chăn nuôi bò, ngựa... Những nông trại có cung cấp dịch vụ du lịch kết hợp với sản xuất nông nghiệp gọi là nông trại du lịch. Nông trại du lịch khác về cơ bản với các khu du lịch ở chỗ hoạt động du lịch gắn với sản xuất nông nghiệp và do chính người chủ nông trại và gia đình họ phục vụ. Trong trường hợp có thuê mướn thì cũng không thường xuyên và nhân lực thuê ngoài thường là những người ở quanh vùng mang tính hỗ trợ nhiều hơn là làm thuê. Du lịch nông trại là một bộ phận của du lịch nông thôn cùng với 4 loại hình du lịch khác là du lịch sinh thái, văn hóa, mạo hiểm và dã ngoại. Thuật ngữ du lịch nông trại được sử dụng ở một số nơi gần với thuật ngữ du lịch nông nghiệp, 5 Agritourisme hay tourisme à la ferme (tiếng Pháp) hay farm tourism (tiếng Anh) 8 cho dù sử dụng dưới hình thức nào thì loại hình du lịch này cũng liên quan tới “hoạt động du lịch diễn ra ở vùng nông thôn tại các nông trại có sản xuất các sản phẩm nông nghiệp”. Ở góc độ của nhà cung cấp, du lịch nông trại là sự kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp và kinh doanh dịch vụ du lịch. Hay nói cách khác đó là hoạt động du lịch được thực hiện bởi nhà nông trong nông trại của họ. Ở góc độ người tiêu dùng đó là chuyến đi xa nơi cư trú vì những mục đích khác nhau nhưng đều có liên quan đến nông nghiệp và thường có lưu trú ở nông trại ít nhất 1 đêm. Nếu chuyến đi chỉ trong một ngày thì đó là chuyến đi dã ngoại chứ chưa phải là du lịch nông trại. Trong khi du lịch nông thôn bao gồm tất cả các hoạt động du lịch diễn ra trong các vùng nông thôn thì du lịch nông nghiệp được thực hiện trong một môi trường nông nghiệp hoặc cho các mục đích nông nghiệp, và du lịch nông trại được giới hạn trong phạm vi các nông trại. Ngoài ra sản phẩm du lịch nông nghiệp không chỉ là một sản phẩm vật thể mà là một dịch vụ. Do đó, để phân biệt sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm du lịch nông nghiệp có thể dựa trên các tiêu chí: (1) vị trí thị trường và vận chuyển (di chuyển của khách hàng hay di chuyển sản phẩm), (2) loại thị trường (hẹp hay đại chúng), (3) loại nhu cầu (như giải trí hoặc khám phá các sản phẩm địa phương hay nhu cầu lương thực cơ bản) và (4) loại sản phẩm (sản phẩm bao gồm dịch vụ hay chỉ hàng hóa mà thôi). Tuy nhiên, trong trường hợp khách du lịch chỉ lưu trú ở nông trại mà không tham gia vào bất kỳ hoạt động nào của nông trại thì cũng có thể coi đó là du lịch nông trại. Ngược lại, trong trường hợp các nông trại cung cấp dịch vụ giải trí khác trong ngày cho khách hàng địa phương thì đây là nông trại giải trí6 chứ không phải là nông trại du lịch. Nghiên cứu của Donne (1999) cũng đã làm rõ được khả năng xác định sản phẩm du lịch nông trại là những gì. Theo ông, một hoạt động du lịch là du lịch nông trại nếu du khách ở trong nhà của nông dân, ăn uống do chủ nhà phục vụ, món ăn được chế biến từ các sản phẩm của nông trại và các hoạt động này có tính chất gia đình; tính hấp dẫn trong hoạt động du lịch với chủ đề ý nghĩa giáo dục, văn hóa nông nghiệp (ví dụ như thăm nông trại) và có thể chuyên nghiệp hơn với các buổi biểu diễn ở trung tâm văn hóa, hay bảo tàng và thương mại dịch vụ được giới hạn trong việc bán nông sản. Cùng với sự phát triển của các nông trại du lịch, danh mục sản phẩm du lịch nông trại ngày nay rất phong phú có thể chia thành các dòng sản phẩm như sinh thái, mạo hiểm, thể thao, văn hóa, ẩm thực. Tất cả những hoạt động cung cấp sản phẩm đều do chủ nhà quản lý với sự 6 Agritainment 9 giúp đỡ của các thành viên trong gia đình. Khách đến các nông trại du lịch thường là: - Những cư dân thành thị đã từng lớn lên ở nông thôn hoặc những người trẻ tuổi có kỷ niệm với ông bà, người thân ở nông thôn. Họ đi du lịch nông trại để hồi tưởng về những kỷ niệm đã có trong đời. - Những người nghỉ hưu muốn có một kỳ nghỉ với nhịp sống chậm để hưởng thụ sự nhàn nhã. - Những học sinh, sinh viên muốn tìm một không gian rộng rãi, thoáng mát để tiến hành những hoạt động nhóm tự phát hoặc theo tổ chức của trường học. - Những người yêu thích các hoạt động ngoài trời. 1.2 MÔ HÌNH NÔNG TRẠI DU LỊCH VÀ MẠNG LƯỚI NÔNG TRẠI DU LỊCH 1.2.1 Mô hình nông trại du lịch Ở châu Âu, du lịch nông thôn đang lan rộng ở khắp mọi nơi đặc biệt là ở Ý, Thụy sĩ và Pháp. Vài năm gần đây các nông trại có cung cấp dịch vụ du lịch đã tăng nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu của du khách là cư dân ở các đô thị. Các nông trại du lịch rất đa dạng, không chỉ ở vùng đồng bằng mà còn có ở miền núi. Dựa vào đặc điểm của dịch vụ được cung cấp có thể phân loại các nông trại du lịch ra thành các loại như sau: Nông trại giáo dục: đến các nông trại này du khách sẽ được học cách nuôi gia súc, trồng hoa màu và được thực hành làm thử. Thông qua nhiều hoạt động, các nông trại giáo dục làm công việc truyền bá kiến thức thuộc các lĩnh vực mà du khách quan tâm một cách thoải mái, vui vẻ. Các nông trại loại này nhắm đến nguồn khách là học sinh, sinh viên với các kỳ nghỉ được thiết kế theo chủ đề phù hợp với từng lứa tuổi hay các chương trình học ngoại khóa do các trường thiết kế. Nông trại khám phá: sản phẩm của các nông trại này nhằm đáp ứng nhu cầu cho những du khách muốn tìm hiểu, khám phá thế giới cây trồng, gia súc và đời sống ở các nông trại. Nguồn khách mà các nông trại loại này nhằm đến là các gia đình trẻ hay những thanh niên muốn tìm kiếm những điều mới lạ. Sản phẩm mà các nông trại này cung cấp thường là đưa khách đi thăm nông trại, giới thiệu các hoạt động của nông trại như chăn nuôi, trồng trọt, chế biến các món ăn từ nguồn nguyên liệu do nông trại sản xuất, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi một số cây trồng và vật nuôi... Du khách tham gia sẽ được thực sự sống trong thế giới nông nghiệp. Du khách cũng được phục vụ bữa ăn để thưởng thức các sản phẩm địa phương và đặc sản của nông trại từ đó khám phá những điều thú vị của văn hóa ẩm thực bản địa. 10 Nông trại nghỉ dưỡng: đến các nông trại này du khách sẽ có được một cuộc sống dễ chịu hòa mình với thiên nhiên, đồng thời trải nghiệm cuộc sống ở làng quê mà cư dân thành phố ít được biết. Các nông trại loại này cung cấp dịch vụ chất lượng cho người lớn và cả trẻ em với các hoạt động phong phú phù hợp với mong đợi của mọi người. Ở các nông trại này trẻ em có thể chơi các trò chơi ngoài trời và tìm hiểu việc bảo vệ môi trường. Người lớn thì có thể bàn luận về mọi vấn đề mà họ quan tâm như cách trồng cây, chăm sóc cho vật nuôi, ẩm thực, gìn giữ môi trường... Du khách cũng có thể tham gia các hoạt động văn hóa diễn ra ở làng quê như xem xiếc, múa hay âm nhạc. Ở các nông trại nghỉ dưỡng còn có dịch vụ nhà ở cho thuê với đủ trang thiết bị trong nhà để du khách tự nấu ăn như ở nhà mình. Mỗi loại hình nông trại cung cấp những dòng sản phẩm tương tự nhau đáp ứng cùng một khúc thị trường nhưng sản phẩm của mỗi nông trại có sự khác nhau tạo ra sự đa dạng sản phẩm. Sự khác biệt của dịch vụ được cung cấp sẽ kích thích tăng trưởng nhu cầu và mỗi nông trại sẽ có được những khách hàng riêng. Ví dụ như về dịch vụ lưu trú ở các nông trại khác nhau rất khác nhau hoặc ở những nông trại có quy mô lớn thì cung cấp cả dòng sản phẩm chứ không chỉ một sản phẩm. Chẳng hạn như nhà ở tiện nghi cho các gia đình có trẻ em hoặc không có trẻ em nhằm tạo cho họ có không gian riêng tư trong những ngày hội nhập vào cuộc sống ở nông trại, hay phòng ở ngay trong nhà ở của chủ nông trại để đáp ứng cho các du khách mong muốn có một cuộc sống thực sự như nông dân, hay cung cấp nơi cắm trại cho du khách là thanh niên... Nhà ở tự phục vụ hiện nay cũng đang được nhiều du khách ưa chuộng. Ở Ấn Độ, nông nghiệp được coi là ngành kinh tế chủ lực. Tuy nhiên, đóng góp của ngành nông nghiệp vào GDP đang sụt giảm và người nông dân cảm thấy rất khó khăn nếu như chỉ duy trì nghề nông mà không có thu nhập tăng thêm. Trong khi đó, du lịch được xem là công cụ tạo ra việc làm, xóa đói giảm nghèo và tăng trưởng. Vì vậy kết nối ngành nông nghiệp với ngành du lịch cho phép tạo được thế cân bằng cùng phát triển, đồng thời giúp cho ngành du lịch mở rộng được quy mô. Du lịch nông nghiệp ở Ấn độ được hỗ trợ và liên kết chặt chẽ với vận tải đường không, đường thủy và đường bộ. Dịch vụ du lịch nông nghiệp ở đây bao gồm: tour du lịch nông trại, thử lái máy kéo và xe bò, hái nho, xoài, tham quan vườn trái cây, tìm hiểu cách nuôi gia súc trong các nông trại nuôi dê, bò sữa... Từ khi du lịch nông nghiệp phát triển, đời sống của người nông dân đã thay đổi đáng kể, họ tự phát triển kinh doanh dịch vụ và học các kỹ năng mềm để làm dịch vụ khách hàng và marketing sản phẩm của họ. Ở Hàn Quốc, du lịch nông nghiệp đã trở thành một trong những chiến lược chính phát triển nông thôn ở Hàn Quốc. Năm 1960, GNP của Hàn Quốc là 80 đô la Mỹ/ năm, cùng mức với Ghana và Sudan và đứng sau Ấn Độ. Sau đó, Hàn 11 Quốc đã đứng trong nhóm các nước có mức tăng trưởng cao trên thế giới, với tỷ lệ tăng trưởng hơn 8%/năm trong vòng 40 năm. Để có thể hiện đại hóa nền kinh tế, Hàn Quốc đã áp dụng một chiến lược tăng trưởng công nghiệp hóa không cân bằng. Sự mất cân đối thể hiện ở trên các lĩnh vực như: giữa nông thôn và thành thị, doanh nghiệp quy mô lớn và nhỏ, xuất khẩu và sản xuất trong nước. Mặc dù chính phủ đã có nhiều nỗ lực nhằm thu hẹp khoảng cách giữa vùng nông thôn và thành thị nhưng không có nhiều kết quả. Các chiến lược tập trung vào các đô thị đã khiến cho các cộng đồng nông thôn truyền thống bị mai một. Năm 2005, tỷ lệ nông hộ chỉ còn 7% trong khi tỷ lệ này là 28% vào năm 1980. Tỷ lệ thu nhập của các nông hộ so với các hộ gia đình ở thành thị cũng giảm mạnh. Sau đó chính phủ Hàn Quốc đã áp dụng chiến lược phát triển cân bằng nhằm xóa bỏ khoảng cách nông thôn thành thị bằng cách đẩy nhanh việc phát triển các khu vực nông thôn, các làng đánh cá và làm nông nghiệp. Chính sách này được chia thành 4 kế hoạch cấp quốc gia (thực hiện từ năm 2000 đến 2020): - Phát triển các vùng nông thôn, ưu tiên phát triển các khu vực yếu kém - Kích thích phát triển ngành nông, ngư nghiệp thành ngành công nghiệp tạo ra giá trị tăng thêm - Đa dạng hóa hoạt động kinh tế nông thôn và kết hợp hỗ trợ công nghiệp - Nâng cao phúc lợi người dân nông thôn bằng việc cải thiện cơ sở hạ tầng và khuyến khích sự liên kết nông thôn và thành thị. Kế hoạch này nhằm mục đích tận dụng vùng nông thôn thành nơi để sản xuất, nghỉ ngơi, sinh thái và cư trú của tất cả mọi người từ nông thôn tới thành thị. Chính phủ cho rằng, phát triển nông thôn cải tiến chất lượng cuộc sống không chỉ cho người dân nông thôn mà còn cho người dân thành thị. Du lịch nông thôn là một lĩnh vực rất hứa hẹn cho những người nông dân Hàn Quốc để cải thiện thu nhập từ nông nghiệp đang bị sụt giảm. Để tăng cường sự liên kết giữa thành thị và nông thôn, chính phủ đã xúc tiến các chương trình trao đổi văn hóa nông thôn thành thị và quảng bá hoạt động du lịch như du lịch xanh và du lịch nông trại ở vùng nông thôn. Cụ thể, chính phủ đã phát triển 32 “làng trải nghiệm văn hóa nông nghiệp xanh” 7 vào năm 2004. Mỗi làng được nhận khoản tiền đầu tư 200.000 USD để chi tiêu cho việc tiếp thị và duy trì bộ máy quản lý làng. Tại những làng này, các hộ dân được yêu cầu duy trì đúng lối sống nông thôn, giảm tối đa những nét sinh hoạt thành thị đã du nhập. Các làng này cung cấp cho khách du lịch chương trình khám phá cuộc sống nông thôn, trải nghiệm đời sống nông thôn giống nhau. Khách du lịch cùng ăn cùng ở với nông dân, cùng ra đồng làm việc, cùng trồng cây ươm giống, cùng chăm sóc gia súc... Đến các làng nghề, khách du lịch tham gia may quần áo truyền thống, cùng nhào đất nặn các sản phẩm gốm với nghệ nhân làng nghề... 7 Green agricultural experience villages 12 Hiện chính phủ Hàn quốc đang tập trung để hoàn tất 1.000 làng du lịch xanh vào cuối năm 2013. Khách du lịch thành thị sẽ được tham gia vào các hoạt động giải trí, học hỏi thông qua trải nghiệm, lưu trú và nghỉ ngơi tại vùng nông thôn. Để vận hành được các làng du lịch xanh, chính phủ đã hỗ trợ chương trình đào tạo 800 nông dân là những người đã về hưu có nhiều kinh nghiệm, trở thành những người lãnh đạo các làng du lịch này. Đồng thời chính phủ cũng kêu gọi các doanh nghiệp tham gia chiến dịch “Mỗi công ty - Một làng nông nghiệp”. Mỗi công ty sẽ đầu tư cho một làng với số tiền tối thiểu 300.000 USD. Hàng năm công ty đưa nhân viên, công nhân về các làng này tham gia thu hoạch và tiêu thụ các loại nông sản. Các nhân viên, công nhân cũng được khuyến khích lệ đưa người thân về các làng du lịch. Ở nước ta du lịch nông thôn mới bắt đầu phát triển vài năm gần đây. Những khu du lịch sinh thái, vườn du lịch, trang trại du lịch đồng quê hình thành và hoạt động hiệu quả ở nhiều vùng nông thôn chẳng hạn như khu trang trại đồng quê Ba Vì (Hà Tây), vườn Vinh Sang (Vĩnh Long), làng du lịch Mỹ Khánh (Cần Thơ)... Các khu du lịch này đầu tư xây dựng mô hình cung cấp dịch vụ du lịch nông thôn nhưng không đồng thời sản xuất nông nghiệp nên không được coi là nông trại du lịch. Các nông trại du lịch đúng nghĩa đã hình thành và hoạt động với qui mô nhỏ và chưa liên kết thành mạng lưới nên chưa được nhiều khách du lịch biết đến. Trang trại đồng quê Ba Vì có liên kết với các nông hộ, trang trại tại các làng nông nghiệp truyền thống quanh vùng, hỗ trợ cách thức hoạt động du lịch nông nghiệp cho họ để cùng đón khách du lịch. Vì vậy khách du lịch đến trang trại cũng được tham quan các làng sản xuất nông nghiệp truyền thống lâu đời trong khu vực, được thưởng thức các sản vật thiên nhiên trong khung cảnh gia đình ấm cúng và có thể tập xay lúa, giã gạo, kéo lưới, úp cá, nướng cá, nhổ cỏ, tráng bánh cuốn, nấu xôi, chè… Tóm lại, dù cho các dịch vụ mà nông trại cung cấp có phong phú đến đâu đi nữa thì hoạt động du lịch cũng vẫn là một hoạt động cộng thêm của nông trại nhằm tạo ra thêm doanh thu cho nông trại mà thôi. Nếu những hoạt động sản xuất nông nghiệp không còn được tiến hành bình thường thì nông trại đã trở thành một khu du lịch cung cấp dịch vụ du lịch chuyên nghiệp. Mặc dù cung cấp dịch vụ du lịch không chuyên nghiệp nhưng điều đó không có nghĩa là chất lượng các dịch vụ này kém hơn ở các khu du lịch. Tính không chuyên nghiệp được coi là một đặc trưng của dịch vụ du lịch nông trại. 1.2.2 Mô hình mạng lưới nông trại du lịch 13 Như trên đã nói các nông trại du lịch tiến hành đồng thời hai hoạt động sản xuất nông nghiệp và cung cấp dịch vụ du lịch mang tính gia đình. Do đó quy mô của việc cung cấp dịch vụ du lịch là không đủ lớn để tổ chức quản lý theo mô hình của các khu du lịch 8. Nhưng nếu các nông trại hoạt động riêng lẻ thì quy mô quá nhỏ sẽ kém hiệu quả vì khó áp dụng kỹ thuật và công nghệ mới trong cung cấp dịch vụ du lịch. Thực tế cho thấy giải pháp khả thi trong trường hợp này là các nông trại liên minh với nhau. Châu Âu là nơi có quá trình phát triển du lịch nông thôn lâu đời do đó việc tham khảo các bài học kinh nghiệm về tổ chức mạng lưới du lịch nông trại là rất hữu ích làm nền cho những ý tưởng về xây dựng mạng lưới du lịch nhà vườn ở Việt nam nói chung và ở Bến Tre nói riêng. Pháp là quốc gia được coi là nơi phát triển du lịch nông nghiệp sớm nhất. Ngay từ những năm 1950, Bộ Nông nghiệp và Du lịch đã hỗ trợ cho các nhà nông muốn cung cấp dịch vụ cho thuê phòng nghỉ liên kết với nhau thành lập chuỗi nhà nghỉ đầu tiên lấy tên là “Gîtes de France” (1955). Đến nay du lịch nông thôn có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của ngành du lịch Pháp. Năm 2011, du lịch nông thôn chiếm 36% tổng doanh thu du lịch của Pháp (39,2 tỷ €), hơn 81 triệu lượt du khách quốc tế đã đến Pháp9. Đạt được con số này là nhờ Phòng Nông nghiệp đã phát triển một chương trình hỗ trợ cho nông dân bằng cách cung cấp tư vấn kỹ thuật, đào tạo chuyên môn, chuyên nghiệp hóa và kết nối thành mạng lưới để tạo ra các thương hiệu. Hiện nay ở Pháp có các mạng lưới có quy mô lớn và đã xây dựng được thương hiệu khá nổi tiếng như: Mạng lưới “Bienvenue à la ferme”: là một trong những mạng lưới có uy tín được thành lập vào năm 1988. Mạng lưới này là đối tác của “Gîtes de France”. Hiện mạng lưới này tập hợp được 6.200 chủ nông trại tham gia trong đó có 218 nông trại nuôi ngựa, 544 nông trại khám phá, 366 nông trại giáo dục, 97 nhà nghỉ hè dành cho trẻ em, 8 lâm trại săn bắn, 402 nhà trọ, 3.238 điểm bán hàng trực tiếp, 29 điểm dã ngoại, 105 điểm cắm trại, 692 phòng nghỉ và nhiều hình thức khác. Bốn lĩnh vực hoạt động chính của mạng lưới này là bán trực tiếp các loại thực phẩm, dịch vụ ẩm thực, lưu trú và các dịch vụ giải trí. (1) Bán trực tiếp sản phẩm của nông trại. Các sản phẩm do nông trại sản xuất được bán trực tiếp cho du khách đến nông trại, nhưng cũng bán trên thị trường và ở một số điểm đặc biệt. Nông dân bán trực tiếp các sản phẩm do họ sản xuất như các loại rau và trái cây, các loại thịt (cừu, heo, bê, bò, gia cầm, gan ngỗng), pho mát, rượu, mật ong, mứt,... Tất cả các sản phẩm địa phương - một số từ nông nghiệp hữu cơ – đều được đưa ra bán bảo đảm tươi mới, chất lượng, và tất nhiên nguồn gốc rõ ràng. 8 9 Resort http://agriculture.gouv.fr/Le-tourisme-a-la-campagne-les 14 (2) Ẩm thực: nông trại cung cấp các bữa ăn nhẹ hoặc bữa chính để du khách khám phá các hương vị đích thực của sản phẩm do nông trại sản xuất (thịt muối, trái cây và rau, phó mát, rượu vang...). Chủ nông trại sẵn sàng trả lời mọi thắc mắc của du khách về nguồn gốc của sản phẩm, cách bảo quản rau, trái cây... Một số nông trại còn cung cấp túi đi dã ngoại để du khách vừa đi vừa thưởng thức, tổ chức các lớp dạy nấu ăn với các sản phẩm địa phương và nhiều hoạt động khác. (3) Lưu trú: các nông trại cung cấp những hình thức lưu trú khác nhau phù hợp với nhu cầu của mọi người. Tùy theo phương tiện du khách dùng để đến nông trại du khách có thể ở ngay trong xe hơi như một kiểu cắm trại, cắm trại tự nhiên, thuê phòng ngủ trong nhà của chủ nông trại hay thuê nguyên căn nhà ở trong nông trại. (4) Các dịch vụ giải trí: đua ngựa Mạng lưới “Accueil Paysan”: bên cạnh mạng lưới “Bienvenue à la ferme” là mạng lưới “Accueil Paysan” với các nông trại có quy mô nhỏ hơn. Mạng lưới này hiện có 800 thành viên được tổ chức thành 15 hiệp hội. Các hoạt động rất đa dạng như bán các sản phẩm địa phương, tiểu thủ công, cắm trại, lưu trú,... Thành lập năm 1987, Accueil Paysan tập hợp nông dân và các tổ chức nông thôn trong vùng Rhône-Alpes, tổ chức sản xuất nông nghiệp tích hợp, tôn trọng con người và môi trường để phát triển hài hòa vùng đất này. Các tổ chức nông thôn mà những người nông dân đang tham gia giúp họ giàu thêm dựa vào một phương thức sản xuất coi trọng chất lượng, kiểm soát các khoản đầu tư và giá cả, quảng bá sản phẩm của họ. Họ muốn bảo đảm và chịu trách nhiệm đối với di sản được thừa hưởng mà không cần phải vắt kiệt chúng hoặc làm cho chúng bị biến dạng. Tất cả các trang trại thành viên trong hai mạng lưới này đều đang lo lắng về yêu cầu cung cấp cho khách hàng một chế độ ăn uống lành mạnh, không sử dụng thực phẩm biến đổi gen và có thuốc trừ sâu, tôn trọng cuộc sống, dựa trên sản phẩm của trang trại. Đối với họ, sự tiếp đón dựa trên chất lượng của các mối quan hệ con người và mong muốn tạo ra mối liên hệ xã hội thông qua vai trò giáo dục của họ. Họ muốn du khách khám phá nghề nghiệp của họ, lối sống của họ, môi trường của họ, chia sẻ với du khách kiến thức, chuyên môn, hoạt động của họ. Chuỗi nhà nghỉ “Gîtes de France”: được thành lập vào năm 1955, hiện là mạng lưới nhà nghỉ tại nhà của người dân có quy mô lớn nhất ở Pháp. Từ chỗ chỉ kết nối các nhà nông Pháp cung ứng phòng nghỉ ở nông thôn, đến nay mạng lưới này đã mở rộng sang phòng nghỉ ở thành phố và vượt ra khỏi nước Pháp trở thành mạng lưới của châu Âu. Thụy Sĩ bắt đầu phát triển du lịch nông thôn trong những năm 1975 – 1979, cho đến năm 2001 thì mạng lưới du lịch nông thôn hình thành có tên là “Réseau 15 Tourisme rural”. Mạng lưới này tập hợp các chuỗi đã hình thành theo khu vực trong thời gian trước đó như SAB, AGORA, AGRIDEA Lausanne, USP, Fédération suisse du Tourisme, Alpenbüro.10 Đến năm 2008 có 3 mạng lưới tầm quốc gia cùng hoạt động trong lĩnh vực du lịch nông nghiệp ở Thụy sĩ là Ferien auf dem Bauernhof (Nghỉ ở nông trại), Schlaf im Stroh! (Ngủ trên rơm) và Tourisme-rural.ch11 (Liên đoàn du lịch nông thôn Thụy sĩ vùng nói tiếng Pháp). Ba mạng lưới này đều thâm nhập vào thị trường yếu vì các nhà cung cấp không là một phần của mạng lưới. Cần có nhiều hiệp hội địa phương hay vùng kết nối các kênh marketing du lịch đến các khách hàng tiềm năng. Cả 3 tổ chức này chủ yếu quan tâm đến việc quản lý thành viên, xúc tiến và quản lý chất lượng. Ferien auf dem Bauernhof: được thành lập vào năm 1988, dựa trên kinh nghiệm của các nông trại tư nhân đã hoạt động nhiều năm. Mục đích của hiệp hội này là phát triển và xúc tiến hoạt động lưu trú ở trang trại trên khắp Thụy Sĩ nhưng hiện giờ chủ yếu chỉ hoạt động ở vùng nói tiếng Đức. Mạng lưới này có một trung tâm đặt chỗ cho phép liên lạc với khách hàng trong giờ hành chánh một cách chuyên nghiệp. Nhờ vậy các nông trại không phải làm những việc sự vụ này. Hiệp hội còn marketing cho các nông trại qua trung tâm đặt chỗ. Ngoài ra hiệp hội còn sản xuất và sử dụng các tài liệu quảng cáo, tiếp nhận thành viên mới, đào tạo và đào tạo liên tục các thành viên, kiểm soát chất lượng... Schlaf im Stroh! được thành lập vào năm 1994 ở bang Jura. Mục đích của hiệp hội là tạo nguồn cung cấp nơi lưu trú với chất lượng và giá cả hợp lý cho khách hàng, các nông trại dễ dàng đầu tư vì không cần nhiều vốn, linh hoạt và phù hợp với những chuẩn mực trong tương lai. Fédération du tourisme rural de Suisse romande, tourisme-rural.ch: được thành lập vào năm 2005 trong vùng nói tiếng Pháp. Mục tiêu của mạng lưới này là tập hợp và hỗ trợ các nông trại du lịch ở Thụy sĩ, liên kết với các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực du lịch nông thôn, nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch nông thôn, quảng bá du lịch nông thôn, cải thiện tiện nghi nông thôn, thu thập dữ liệu định lượng và định tính về cung và cầu du lịch nông thôn ở Thụy Sĩ... Đức là quốc gia mà du lịch nông nghiệp xuất hiện rất sớm, từ trước chiến tranh thế giới lần thứ hai, giai đoạn mà các cư dân thành thị tìm về với thiên nhiên để nghỉ ngơi. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều người tị nạn đến sống ở các trang trại nên nông dân đã phải tiếp đón họ và sau khi những người tị nạn này rời đi, nông dân bắt đầu làm du lịch. Năm 1972, hiệp hội đầu tiên của các nông trại du lịch đã được thành lập với tên là "die Arbeitsgemeinschaft Urlaub & Freizeit auf dem Lande e.V.” Hiệp Thomas Egger, L’agrotourisme en Suisse – Analyse de la situation actuelle et recommandations, Étude mandatée par Agora et tourisme-rural.ch, 2008 11 Fédération du tourisme rural de Suisse romande 10 16 hội đã tạo ra các sản phẩm du lịch nông nghiệp như khách sạn rơm "Heuhotels", trang trại cà phê, và một số dịch vụ khác trong thập niên 1980. Hiệp hội cũng tham gia vào việc tạo ra các nhóm khách trong nước cho các ngày nghỉ ở trang trại vào năm 1991. Hiệp hội tập hợp các nông trại cung cấp các dịch vụ khác nhau lấy tên là Bundeslän-der vào năm 1991 nhằm mục tiêu xúc tiến các kỳ nghỉ ở nông trại và các hình thức du lịch nông thôn khác, tham gia vào các vấn đề du lịch nông thôn ở tầm quốc gia, Quan hệ công chúng, Marketing, thúc đẩy chất lượng thông qua sự hợp tác với Liên đoàn Du lịch Đức và chuẩn bị các hội thảo cho các nhà cung cấp... Trung tâm nghỉ dưỡng đồng quê được thành lập vào năm 1955, là nơi xuất bản các tài liệu chủ đề du lịch nông thôn và bán hàng trực tiếp. Trung tâm quan tâm đến việc marketing các kỳ nghỉ ở nông trại và du lịch nông thôn ở Đức và xuất bản một cuốn hướng dẫn về những kỳ nghỉ ở nông trại tại Đức, Áo, Ý, Pháp, Đan Mạch, Ba Lan, Hà Lan, Tây Ban Nha và Thụy Sĩ. Trung tâm cũng duy trì một trang web với hơn 3.500 nhà cung cấp (trong số đó có 2.200 là tại Đức) và biên tập tạp chí "Hof Direkt" nhằm mục đích hỗ trợ các nhà cung cấp Đức và Áo bán trực tiếp sản phẩm. Hiệp hội nông dân Đức (DLG): xúc tiến du lịch nông nghiệp là một trong những nhiệm vụ của hiệp hội. Từ 40 năm nay Hiệp hội xuất bản catalogue “Urlaub auf dem Bauernhof” tập hợp 1400 địa chỉ và sách hướng dẫn “Fit on Farm”. Hiệp hội cung cấp nhãn chất lượng cho các nông trại du lịch. Từ năm 1998 Hiệp hội liên kết với Trung tâm du lịch Đức cung cấp các kỳ nghỉ ở nông trại ở Hà Lan, Bỉ và Anh. Hiệp hội cũng quản lý trang web www.landtourismus.de. Ý hiện có ba mạng lưới có quá trình hoạt động dài lâu và tập hợp nhiều nông trại làm du lịch, đó là: Anagritur hình thành năm 1981, đại diện cho 80% trang trại ở Ý. Hiệp hội tổ chức nghiên cứu và hỗ trợ dự án, tư vấn cho các trang trại cách quản lý và sau này là các hoạt động marketing. Agriturist là một hiệp hội quốc gia về du lịch nông nghiệp, môi trường và lãnh thổ. Hiệp hội này được thành lập vào năm 1965, hiện có khoảng 5.000 thành viên. Hiệp hội quan tâm đến việc bảo vệ môi trường, quảng bá sản phẩm địa phương và rượu vang. Công cụ xúc tiến của hiệp hội là xuất bản catalogue hằng năm, các tạp chí bán nguyệt san, trang web www.agriturist.it và trung tâm đặt phòng “Farm Holidays”. Terranostra được thành lập vào năm 1973, là một hiệp hội theo đuổi những mục tiêu giống như Agriturist. Hiệp hội hỗ trợ các trang trại tham gia cung cấp 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng