Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cho chi nhánh công ty cổ phần bảo vệ thực vậ...

Tài liệu Xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cho chi nhánh công ty cổ phần bảo vệ thực vật an giang tại hậu giang năm 2008

.PDF
62
92
72

Mô tả:

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ĐỖ THỊ TUYẾT CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1.ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu Phát triển nông nghiệp và nông thôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế cả nước, đòi hỏi mọi lĩnh vực trong nền kinh tế cần nỗ lực thực hiện, trong đó kể cả những đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, việc kinh doanh của những đơn vị này không chỉ quan tâm đến việc đưa ra thị trường sản phẩm gì, với giá bao nhiêu mà còn đưa sản phẩm ra thị trường theo kênh tiêu thụ nào thích hợp để vừa có thể đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng vừa mang lại lợi nhuận cho đơn vị. Để làm được điều này đòi hỏi những đơn vị thực hiện phải có kế hoạch kinh doanh phù hợp và hiệu quả. Đơn vị Công Ty Cổ Phần Bảo Vệ Thực Vật An Giang- một công ty lớn và hoạt động có hiệu quả cao nhiều năm, đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển nền nông nghiệp nói riêng và sự phát triển của đất nước nói chung, xứng đáng với vị trí danh hiệu hàng đầu trong cả nước. Kể đến sự thành công của đơn vị này đó là đóng góp của mạng lưới phân phối sản phẩm rộng khắp các chi nhánh ở các tỉnh, trong đó có chi nhánh phân phối ở Hậu Giang - chi nhánh này đã mang lại hiệu quả đáng kể ngay từ bước đầu thành lập. Tuy nhiên, để việc kinh doanh có hiệu quả trong sự biến động liên tục của thị trường ngày càng mạnh mẽ, tình hình cạnh tranh trở nên khốc liệt, đặc biệt là trong lĩnh vực thuốc bảo vệ thực vật thì các đơn vị kinh doanh kể cả đơn vị phân phối phải luôn thấu hiểu thị trường và linh hoạt với những biến đổi đó bằng cách phân tích, thu thập đánh giá thông tin ở địa bàn hoạt động, từ đó thiết lập ra những kế hoạch kinh doanh cho tương lai giúp đạt được mục tiêu đề ra. Qua tìm hiểu và trao đổi với lãnh đạo chi nhánh Hậu Giang, tôi thấy lãnh đạo chi nhánh đã thấy được điều này và muốn trong năm tới có thể đảm bảo mức tăng doanh số ổn định và đạt được mục tiêu công ty đề ra, đồng thời có thể mở rộng thị phần, vừa tạo uy tín vừa có thể đứng vững trên thị trường cạnh tranh hiện tại cũng như trong tương lai, thông qua việc lập ra những kế hoạch kinh doanh phù hợp để từ đó giúp cho hoạt động của chi nhánh ngày càng có hiệu quả, hoàn thành nhiệm vụ và đem lại SVTH: ĐẶNG THỊ THU HÀ -1- Luận văn tốt nghiệp GVHD: ĐỖ THỊ TUYẾT lợi nhuận cho công ty. Vì việc lập kế hoạch sẽ giúp chi nhánh thực hiện được mục tiêu của mình nên việc lập kế hoạch là rất quan trọng và được chi nhánh công ty quan tâm nhiều nhất. Đây cùng chính là lý do tại sao tôi chọn đề tài “ Xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cho chi nhánh Công Ty Cổ Phần Bảo Vệ Thực Vật An Giang tại Hậu Giang năm 2008” Điều này một phần giúp tôi áp dụng những kiến thức đã tích lũy được vào thực tiễn, một phần để tôi có thể chia sẽ và đóng góp phần nhỏ công sức của mình giúp chi nhánh hoàn thành nhiệm vụ, đạt được mục tiêu. Nhằm xác định vị trí và các điểm mạnh cho cả công ty trên thị trường, tránh được những hạn chế hiện có và xác định những bước đi đúng hơn trong kinh doanh. 1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn Trong nền kinh tế hội nhập hiện nay, sự cạnh tranh khốc liệt và biến động thường xuyên của thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp luôn luôn phải đặt ra cho mình những kế hoạch kinh doanh sao cho phù hợp và hiệu quả mới có thể tồn tại và phát triển. Các đơn vị kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, phân phối hay dịch vụ ngoài việc quản lý và tổ chức các hoạt động bằng chiến lược kinh doanh vẫn tất yếu cần phải xây dựng kế hoạch và tổ chức kinh doanh, điều hành tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh bằng kế hoạch. Do đó, việc lập kế hoạch kinh doanh là vô cùng cần thiết và là một bước quan trọng mà bất cứ một nhà doanh nghiệp nào cũng cần tiến hành cho dù quy mô của doanh nghiệp ở mức độ nào đi nữa.Vì khi lập kế hoạch kinh doanh thì điều đầu tiên và trên hết là nó sẽ giúp xác định và tập trung mục tiêu của doanh nghiệp bằng cách sử dụng và phân tích những thông tin phù hợp. Trong đó, phân tích thị trường gíúp nhận ra điểm mạnh điểm yếu, dự đoán những cơ hội thách thức đe doạ tới sự thành công của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những kế hoạch phù hợp tận dụng những cơ hội và né tránh các đe dọa. Ngoài ra, kế hoạch kinh doanh còn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, đánh giá được những hoạt động trong quá khứ và tăng cường vị thế cạnh tranh đảm bảo cho sự phát triển liên tục và bền vững của doanh nghiệp. Cuối cùng, việc xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh còn tạo ra căn cứ vững chắc cho việc đề ra các chính sách và quyết định phù hợp với những biến động của thị trường. Thực tiễn hoạt động của nhiều doanh nghiệp đã cho thấy, nếu doanh nghiệp có kế hoạch kinh doanh phù hợp và hiệu quả , có sự chuẩn bị tốt, nhằm hướng tới SVTH: ĐẶNG THỊ THU HÀ -2- Luận văn tốt nghiệp GVHD: ĐỖ THỊ TUYẾT mục tiêu chiến lược cụ thể, giúp hoàn thiện chiến lược của doanh nghiệp thì doanh nghiệp mới có thể đứng vững và thành công trong cạnh tranh hiện nay. Còn nếu ngược lại thì sẽ rơi vào tình trạng bế tắc, hoạt động không có hiệu quả hoặc đi đến phá sản. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 1.2.1. Mục tiêu chung Thực trạng kinh doanh những sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật ngày càng cạnh tranh mạnh mẽ đòi hỏi các công ty cũng như các chi nhánh phân phối cần có những kế hoạch kinh doanh phù hợp. Do đó dựa trên cơ sở phân tích thực trạng tiêu thụ tại địa bàn hoạt động, kênh phân phối, đánh giá thị trường khách hàng và các yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ các sản phẩm của chi nhánh ở Hậu Giang là mục tiêu để xây dựng kế hoạch tiêu thụ phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, định hướng vào các mùa vụ năm 2008. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng tiêu thụ của chi nhánh trong thời gian qua, thông qua việc phân tích kết quả hoạt động qua 3 năm 2005, 2006, 2007; phân tích về nhân sự và công tác marketing, từ đó rút ra điểm mạnh và điểm yếu cốt lõi của chi nhánh. - Phân tích các yếu tố tác động của môi trường bên ngoài, các yếu tố này có thể trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ các sản phẩm của chi nhánh. Trên cơ sở này rút ra những cơ hội và đe doạ của các yếu tố đó có liên quan đến hoạt động của chi nhánh. - Từ những điểm mạnh và yếu, cơ hội và đe dọa kết hợp lại thông qua ma trận SWOT để lựa chọn đưa ra chiến lược phù hợp. Từ đó xác định mục tiêu và xây dựng kế hoạch tiêu thụ cho năm 2008 và trên cơ sở này đề xuất một số biện pháp đối với công ty. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 1.3.1. Không gian - Phạm vi kế hoạch là kế hoạch bộ phận lập cho chi nhánh phân phối của công ty. - Quá trình nghiên cứu được tiến hành tại chi nhánh công ty Cổ Phần Bảo Vệ Thực Vật An Giang tại Hậu Giang SVTH: ĐẶNG THỊ THU HÀ -3- Luận văn tốt nghiệp GVHD: ĐỖ THỊ TUYẾT - Về phần phân tích thị trường chỉ xét tại tỉnh Hậu Giang, đây chính là thị trường chủ yếu của chi nhánh công ty đang hoạt động. - Việc thu thập thông tin về các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, thông tin thu thập được chỉ mang tính chất tương đối, và được thu thập bằng số liệu sơ cấp đại diện cho tổng thể. - Thông tin thu thập và phân tích chủ yếu về cây lúa, hoa màu và cây ăn trái. Do đây là nhóm cây phù hợp với việc tiêu thụ sản phẩm của chi nhánh. 1.3.2. Thời gian - Kế hoạch chỉ lập cho một năm nên đây chỉ là kế hoạch ngắn hạn. - Số liệu kinh doanh của công ty được lấy từ 1/4/2005 đến 31/3/2008 và số liệu được tính theo mùa vụ - Để tiện cho việc phân tích thì thời gian mùa vụ được chia thành 2 vụ: vụ Đông xuân (1/10-31/3) và vụ Hè thu (1/4-30/9). 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu - Đề tài này chỉ tập trung phân tích đến những vấn đề và thông tin cần thiết có liên quan đến việc lập kế hoạch tiêu thụ cho chi nhánh ở tỉnh Hậu Giang. - Lĩnh vực nghiên cứu là về sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật. Do đây là sản phẩm chủ lực của chi nhánh. SVTH: ĐẶNG THỊ THU HÀ -4- Luận văn tốt nghiệp GVHD: ĐỖ THỊ TUYẾT CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Các khái niệm 2.1.1.1. Khái niệm thuốc bảo vệ thực vật: là những chất độc có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp dược dùng để phòng trừ các vật hại nông nghiệp như sâu, bệnh, cỏ dại, chuột… Thuốc BVTV có nhiều nhóm khác nhau để trừ những đối tượng khác nhau và dùng trong những hoàn cảnh khác nhau. Phải lựa chọn đúng thuốc, đúng dạng, đúng lúc, đúng hoàn cảnh thì mới phát huy được tác dụng. 2.1.1.2. Khái niệm về kênh phân phối Hiện tại có nhiều định nghĩa khác nhau về kênh Marketing. Kênh Marketing có thể được coi là đường đi của sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng. Nó cũng được coi như một dòng chuyển quyền sở hữu các hàng hoá khi chúng được mua bán qua các tổ chức khác nhau. Một số người lại mô tả kênh Marketing như là các hình thức liên kết lõng lẽo của các công ty để cùng thực hiện một mục đích thương mại. Vậy, kênh Marketing là một tổ chức các quan hệ bên ngoài doanh nghiệp để quản lý các hoạt động phân phối, tiêu thụ sản phẩm nhằm đạt các mục tiêu của doanh nghiệp trên thị trường. 2.1.1.3. Vai trò của kênh phân phối Phân phối có vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: - Là cầu nối giúp nhà sản xuất cung cấp sản phẩm cho khách hàng đúng sản phẩm, thời điểm, đúng kênh, luồng hàng. - Tập trung sản phẩm, điều hoà và phân phối sản phẩm. - Làm tăng giá trị sản phẩm (thời gian, không gian, hình thể sản phẩm). - Tổ chức điều hành vận chuyển tiết kiệm chi phí, hạn chế rủi ro và thiệt hại. SVTH: ĐẶNG THỊ THU HÀ -5- Luận văn tốt nghiệp GVHD: ĐỖ THỊ TUYẾT 2.1.1.4. Chức năng của kênh phân phối Xử lý đơn hàng thu thập chứng từ và lập hoá đơn Vận chuyển Tiếp cận người mua, thông tin bán hàng và giao hàng Chức năng của phân phối Tồn trữ lưu kho Cung cấp tài chính tín dụng và thu hồi tiền hàng Phân chia và tạo ra các Bán hàng và giúp phân cấp mặt hàng đỡ bán hàng Hình 1: SƠ ĐỒ CÁC CHỨC NĂNG CỦA KÊNH PHÂN PHỐI Chức năng vận chuyển và giao hàng hóa là chuyển hàng hóa từ địa điểm này đến địa điểm khác. Chức năng tồn trữ lưu kho liên quan đến dự trữ hàng hóa cho đến khi nào có nhu cầu thị trường. Chức năng cung cấp tài chính là cung cấp tiền mặt và tín dụng cần thiết cho sản xuất, vận tải, lưu kho, xúc tiến, bán và mua sản phẩm. Phân chia và tạo ra các phân cấp mặt hàng liên quan đến sắp xếp hàng hóa theo chủng loại và số lượng. Điều này làm cho việc mua bán dễ dàng hơn bởi vì giảm được nhu cầu kiểm tra và lựa chọn. Tiếp cận người mua và thông tin bán hàng liên quan đến thu thập, phân tích và phân phối tất cả các thông tin cần thiết cho lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra các hoạt động Marketing của tất cả các doanh nghiệp cả ở thị trường trong nước lẫn quốc tế. Bán hàng và giúp đỡ bán hàng bao gồm việc bán hàng cá nhân, quảng cáo và các phương pháp Marketing khác nhau, liên quan đến cả việc xúc tiến sản phẩm. Xử lý đơn hàng thu thập chứng từ và lập hoá đơn là việc thu thập các chứng từ và lập các hóa đơn trong việc mua bán hàng hóa cho khách hàng. SVTH: ĐẶNG THỊ THU HÀ -6- Luận văn tốt nghiệp GVHD: ĐỖ THỊ TUYẾT 2.1.1.5. Các dạng kênh phân phối thông dụng Sản xuất Tiêu dùng Dạng 1 Sản xuất Buôn lẻ Tiêu dùng Dạng 2 Buôn sỉ Buôn lẻ Sản xuất Tiêu dùng Đại lý Dạng 3 Hình 2: CÁC DẠNG KÊNH PHÂN PHỐI 2.1.1.6. Khái niệm về kế hoạch Kế hoạch là quá trình xây dựng các mục tiêu và xác định các nguồn lực, quyết định cách tốt nhất để thực hiện các mục tiêu đã đề ra. 2.1.2 Phân loại kế hoạch 2.1.2.1 Phân loại  Theo thời gian Kế hoạch dài hạn: Là kế hoạch có thời gian từ 5 năm trở lên. Kế hoạch trung hạn: Là kế hoạch có thời gian trên 1 năm nhưng dưới 5 năm. Kế hoạch ngắn hạn: Là kế hoạch có thời gian từ 1 năm trở xuống  Theo mức độ hoạt động: Kế hoạch chiến lược: Hoạch định cho một thời kỳ dài hạn do các nhà quản trị cấp cao xây dựng mang tính khái quát cao và rất uyển chuyển. Kế hoạch chiến thuật: Là kết quả triển khai kế hoạch chiến lược, ít mang tính tập trung hơn và ít uyển chuyển hơn. SVTH: ĐẶNG THỊ THU HÀ -7- Luận văn tốt nghiệp GVHD: ĐỖ THỊ TUYẾT Kế hoạch tác nghiệp: Hoạch định chi tiết cho thời gian ngắn, do các nhà quản trị điều hành xây dựng và ít thay đổi.  Theo phạm vi lập kế hoạch Kế hoạch tổng thể Kế hoạch bộ phận 2.1.2.2 Tầm quan trọng của kế hoạch Kế hoạch là cần thiết để có thể ứng phó với những yếu tố bất định và những thay đổi của môi trường bên ngoài và bên trong của một doanh nghiệp. Kế hoạch sẽ chú trọng vào việc thực hiện các mục tiêu, vì kế hoạch bao gồm việc xác định công việc, phối hợp các hoạt động của các bộ phận trong hệ thống nhằm thực hiện mục tiêu chung của toàn hệ thống. Kế hoạch sẽ tạo ra hiệu quả kinh tế cao, vì kế hoạch quan tâm đến mục tiêu chung là đạt hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Nếu không có kế hoạch các đơn vị bộ phận trong hệ thống sẽ hoạt động tự do, tự phát, trùng lặp gây ra những rối loạn và tốn kém không cần thiết. Kế hoạch có vai trò to lớn làm cơ sở quan trọng cho công tác kiểm tra và điều chỉnh toàn bộ hoạt động của cả hệ thống nói chung cũng như các bộ phận trong hệ thống nói riêng. SVTH: ĐẶNG THỊ THU HÀ -8- Luận văn tốt nghiệp GVHD: ĐỖ THỊ TUYẾT 2.1.3 Nội dung kế hoạch  Hệ thống bảng kế hoạch tổng thể bao gồm những nội dung cơ bản sau: Mô tả Phân tíchhoạch định Lượng hoáĐánh giá mục tiêu và chiến lược chung Mô tả công ty Mô tả sản phẩm hay dịch vụ Mô tả thị trường và môi trường kinh doanh Kế hoạch tiếp thị Tổng hợp nhu cầu nguồn lực Kế hoạch hoạt động Kết quả tài chính Kế hoạch nhân sự Phân tích rủi ro Hình 3: SƠ ĐỒ LIÊN KẾT NỘI DUNG CÁC BẢN KẾ HOẠCH Các mũi tên trong sơ đồ trên cho thấy mối quan hệ về trình tự thông tin cũng như lôgíc ý tưởng của một bảng kế hoạch kinh doanh. Các mũi tên theo hướng xuôi từ trái sang phải còn có chiều ngược lại, nghĩa là quá trình lập kế hoạch kinh doanh phải được xem là một quá trình lặp. Khi đã phân tích và đánh giá kết quả tài chính cùng với phân tích rủi ro, từ đó ta có thể quay trở lại các phần đầu để xem xét và hiệu chỉnh sao cho có một kết quả cuối cùng thỏa mãn nhất với mục tiêu và ý tưởng kinh doanh của Công ty. Quá trình này cũng cho thấy mục tiêu, nguồn lực và ý tưởng kinh doanh của Công ty có thực tế hay không. + Nội dung đầu tiên được trình bày bao gồm các mô tả và phân tích về doanh nghiêp, sản phẩm và thị trương, giúp hiểu rõ về doanh nghiệp, về đặc điểm khách hàng và nhu cầu của họ, về sản phẩm mà doanh nghiệp và cá đối thủ cạnh tranh đang đáp ứng, đồng thời còn biết toàn cảnh về môi trường kinh doanh và những xu thế đang diễn ra. + Nội dung tiếp theo là phần trọng tâm của kế hoạch kinh doanh. Nó bao SVTH: ĐẶNG THỊ THU HÀ -9- Luận văn tốt nghiệp GVHD: ĐỖ THỊ TUYẾT gồm mục tiêu doanh nghiệp, chiến lược chung và phương cách cùng với hoạt động chức năng cụ thể mà doanh nghiệp dự định triển khai thực hiện để đạt mục tiêu. + Cuối cùng là phần chi tiết hóa các nguồn lực cần thiết để thực hiện KHKD và đánh giá/dự báo các kết quả tài chính mà doanh nghiệp dự kiến sẽ đạt được trong và cuối kỳ kế hoạch. Bên cạnh đó còn có phần phân tích rủi ro để xét đến khả năng xảy ra những tình huống thực tế thay đổi đáng kể so với những thông tin được sử dụng làm cơ sở cho kế hoạch  Hệ thống bảng kế hoạch tiêu thụ cho chi nhánh hậu Giang: Kế hoạch kinh doanh có thể thiết lập cho nhiều mục đích khác nhau, nhiều tình huống doanh nghiệp khác nhau và có nhiều đối tượng đọc khác nhau. Tuy nhiên hầu hết kế hoạch kinh doanh đều đề cập tới những nội dung tương tự nhau. Điểm khác biệt giữa chúng là ở sự điều chỉnh về mức độ chi tiết của mỗi phần tùy theo tầm quan trọng của chúng đối với đối tượng đọc. Kế hoạch kinh doanh này nhằm giúp chi nhánh hoạt động cho Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang trong năm tiếp theo 2008. Một cách tổng quát, nội dung của kế hoạch bộ phận này có thể được thể hiện một cách hệ thông theo sơ đồ sau: Mô tả Phân tíchhoạch định Lượng hoáĐánh giá Mục tiêu bộ phận Mô tả hoạt động của bộ phận Mô tả thị trường và môi trường kinh doanh Kế hoạch hành động bộ phận Tổng hợp nhu cầu Kế hoạch nhân sự bộ phân Đề xuất các giải pháp Hình 4: SƠ ĐỒ LIÊN KẾT NỘI DUNG CÁC BẢN KẾ HOẠCH BỘ PHẬN SVTH: ĐẶNG THỊ THU HÀ - 10 - Luận văn tốt nghiệp GVHD: ĐỖ THỊ TUYẾT 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu thứ cấp: - Việc phân tích các yếu tố tác động của môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động của chi nhánh công ty thì thông tin sẽ được thu thập trên báo, trên các trang web và một số thông tin từ sách có liên quan. - Dựa vào số liệu kinh doanh công ty Cổ Phần Bảo Vệ Thực Vật An Giang – Chi Nhánh Long Mỹ - Hậu Giang lấy từ 1/04/2005 đến 31/03/2008 phục vụ cho việc phân tích đánh giá môi trường nội bộ của công ty. - Dựa vào báo cáo tổng kết qua các năm của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, thu thập các số liệu về nông nghiệp và các thông tin về nông nghiệp Hậu Giang từ năm 2005-2008. - Ngoài ra còn tham khảo ý kiến và trao đổi một số thông tin từ lãnh đạo chi nhánh để phục vụ cho việc phân tích một số thông tin có liên quan . Số liệu sơ cấp a) Câu hỏi nghiên cứu 1. Đại lý: - Đại lý thường nhận hàng từ những kênh phân phối như thế nào, cách thức nhận hàng ra sao và hình thức thanh toán như thế nào ? - Đại lý bán sản phẩm của bao nhiêu công ty? Ai là nhà cung cấp chính? - Sản phẩm nào là chủ lực của đại lý? Hiện tại sản phẩm của công ty nào bán chạy trên thị trường nhất? - Các ưu điểm của đại lý về vị trí bán hàng ? - Các hình thức thưởng mà hiện tại đại lý được hưởng nhhuw thế nào? Và những mong muốn của đại lý ra sao? - Các yếu tố nào là quan trọng mà đại lý chọn để làm nhà cung cấp? 1. Nông hộ: - Xác định lượng thuốc từng nhóm được sử dụng trên từng loại cây trồng trung bình trên một ha chi phí là bao nhiêu? và loại nào sử dụng nhiều nhất? - Đo lường mức độ nhận thức về công ty của nông hộ là tên công ty nhắc đến đầu tiên là ai? - Thu thập thông tin về thói quen sử dụng sản phẩm của nông hộ + Thường sử dụng thuốc của công ty nào? Yếu tố nào để lựa chọn? + Mua ở đâu? Tại sao? Hình thức thanh toán như thế nào? Nếu mua thuốc tại đó không có thì sao? SVTH: ĐẶNG THỊ THU HÀ - 11 - Luận văn tốt nghiệp GVHD: ĐỖ THỊ TUYẾT + Thông tin để nhận biết thuốc BVTV từ những nguồn nào? + Có dự định tăng giảm diên tích không? Nếu có sản phẩm mới thì sử dụng không và công dụng mong muốn là gì? + Các hình thức khuyến khích mong muốn trong việc giới thiệu sản phẩm mới như thế nào? + Khi có sản phẩm mới có sẵn sàn sử dụng không? Và có công dụng gì? b) Đối tượng phỏng vấn Qua thực tế cho thấy những hộ nông dân sản xuất nông nghiệp là những người trực tiếp sử dụng thuốc BVTV thông qua những đại lý cung cấp mà trong đó đại lý cấp 1 là khách hàng trực tiếp của chi nhánh. Vì vậy hộ nông dân và đại lý cấp 1ở Hậu Giang là đối tượng để phỏng vấn trực tiếp và thu thập thông tin thông thông qua bảng câu hỏi. c) Phương pháp chọn mẫu Theo số liệu thống kê của tỉnh hậu Giang - Có 5 huyện 2 thị xã với cơ cấu diện tích và dân số như sau: BẢNG 1: CƠ CẤU DIỆN TÍCH DẤT VÀ DÂN SÔ Ở HẬU GIANG 1. Thị xã Vị Thanh 73.052 11.865,39 Đất nông nghiệp (ha) 9.672,65 2. Thị xã Ngã Bảy 62.631 7.926,29 6.223,16 103.625 15.658,73 13.896,95 4. Huyện Châu Thành 85.429 13.447,24 11.526,53 5. Huyện Phụng Hiệp 210.089 48.528,28 41.723,68 6. Huyện Vị Thủy 100.248 23.021,19 20.966,28 7. Huyện Long Mỹ 167.723 39.611,57 35.168,06 802.797 160.058,69 (Nguồn: Sở nông nghiệp Hậu Giang) 139.177,31 Đơn vị Dân số (người) 3. Huyện Châu Thành A Tổng Diện tích (ha) Dựa vào những thông trên chọn ra những huyện có diện tích đất nông nghiệp và số dân chiếm tỉ lệ cao trong toàn tỉnh làm mẫu đại diện cho việc thu thập đó là: Huyện Châu Thành A, Huyện Long Mỹ, Huyện Phụng Hiệp. d) Cách lấy mẫu - Đối với đại lý cấp 1: mỗi huyện được chọn sẽ phỏng vấn 4 đại lý, riêng Châu Thành A phỏng vấn 2 đại lý vì gần với chi nhánh Cần Thơ nên dễ bị trùng mẫu. SVTH: ĐẶNG THỊ THU HÀ - 12 - Luận văn tốt nghiệp GVHD: ĐỖ THỊ TUYẾT - Đối với nông hộ: dựa trên địa chỉ phỏng vấn đại lý thì cứ 1 đại lý sẽ phỏng vấn 2 nông hộ và 2 nông hộ còn lại thì phỏng vấn bất kỳ nơi nào trong huyện. + Kích thước mẫu n = 41 + Khung mẫu 41 người: đại lý bán thuốc(10 mẫu) và nông dân những người sử dụng thuốc (31 mẫu). e) Địa điểm phỏng vấn Đại lý cấp 1: do các đại lý cấp 1 chủ yếu tập trung địa bàn là trung tâm thị trấn của huyện nên việc phỏng vấn sẽ được tiến hành tại cửa hàng của mỗi đại lý. Nông hộ: phỏng vấn trực tiếp tại nhà. f) Cách chọn mẫu Đối với đại lý thì chọn ngẫu nhiên các đại lý nào bán thuốc BVTV trong thị xã để phỏng vấn nhưng phải là đại lý cấp 1 mới chọn. Nông hộ được chọn theo mỗi địa chỉ đại lý tìm ra 2 nông hộ ngẫu nhiên nhưng theo quan sát thì chỉ là những gia đình có sản xuất từ 5000 m2 trở lên sẽ phỏng vấn, còn 2 nông hộ còn lại chọn ngẫu nhiên bất kỳ. Đơn vị Đại lý Nông hộ Huyện Châu Thành A 2 10 Huyên Long Mỹ 4 11 Huyện Phụng Hiệp 4 10 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp so sánh (tuyệt đối, tương đối), so sánh hàng ngang, so sánh dọc để phân tích đánh giá tình hình tiêu thụ qua các năm. - Xử lý dữ liệu sơ cấp: phục vụ cho việc phân tích các thông tin về thị trường và khách hàng: + Dùng phần mềm Exel để mã hóa bảng câu hỏi. + Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu đã mã hóa thông qua việc xác định tần xuất các ý kiến thu được. - Dùng phương pháp phân tích các yếu tố trong môi trường kinh doanh, xác định điểm mạnh - yếu cũng như các cơ hội và đe dọa, lập ma trận SWOT kết hợp các yếu tố để đưa ra các phương hướng trong kinh doanh. SVTH: ĐẶNG THỊ THU HÀ - 13 - Luận văn tốt nghiệp GVHD: ĐỖ THỊ TUYẾT + Hình thành ma trận SWOT Khi phân tích môi trường bên trong và bên ngoài chi nhánh sẽ rút ra được các cơ hội, đe doạ, điểm mạnh, điểm yếu của chi nhánh, làm cơ sở cho việc hình thành và lựa chọn các phương án của chi nhánh. Ma trận SWOT là một công cụ giúp các nhà quản lý trong việc phân tích và đánh giá các yếu tố trên. Sau khi phân tích, dựa vào các yếu tố ta đưa ra các phương án chiến lược cho chi nhánh. Điểm mạnh (S): Là những gì mà chi nhánh đã làm tốt hơn so với đối thủ khác hoặc chúng giúp làm tăng khả năng cạnh tranh. Điểm yếu (W): Là những gì mà chi nhánh thiếu hoặc không có hoặc kém hơn so với công ty khác hoặc làm mất vị thế cạnh tranh của công ty và chi nhánh. Cơ hội (O): Là những điều kiện bên ngoài tác động có lợi cho hoạt động của chi nhánh. Đe doạ (T): Là những điều kiện bên ngoài gây bất lợi cho chi nhánh, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của chi nhánh. + Các bước lập ma trận SWOT: Liệt kê các cơ hội lớn từ bên ngoài của chi nhánh Liệt kê các đe doạ quan trọng bên ngoài chi nhánh Liệt kê các điểm mạnh cốt lõi của chi nhánh Liệt kê các điểm yếu của chi nhánh Phối hợp SO: Kết các điểm mạnh bên trong với các cơ hội bên ngoài để hình thành các phối hợp SO và ghi vào ô SO. Phối hợp ST: Kết hợp các điểm mạnh bên trong để tránh các đe doạ từ bên ngoài và ghi vào ô ST. Phối hợp WO: Kết hợp khai thác các cơ hội để khắc phục những điểm yếu của chi nhánh và ghi vào ô WO. Phối hợp WT: Cố gắng làm giảm thiểu các điểm yếu của chi nhánh và tránh né các nguy cơ và ghi vào ô WT. SVTH: ĐẶNG THỊ THU HÀ - 14 - Luận văn tốt nghiệp GVHD: ĐỖ THỊ TUYẾT Mô hình ma trận SWOT Môi trường CƠ HỘI ĐE DOẠ bên ngoài Liệt kê các cơ hội Liệt kê các đe doạ 1. 1. Môi trường 2. 2. bên trong 3. 3. ĐIỂM MẠNH Phối hợp SO Phối hợp ST Liệt kê những điểm mạnh Sử dụng các điểm mạnh Sử dụng điểm mạnh để 1. để tận dụng các cơ hội tránh né các đe doạ ĐIỂM YẾU Phối hợp WO Phối hợp WT Liệt kê các điểm yếu Vượt qua các điểm yếu Tối thiểu hoá điểm yếu 1. bằng cách tận dụng các và tránh né các đe doạ 2. cơ hội 2. 3. 3. SVTH: ĐẶNG THỊ THU HÀ - 15 - Luận văn tốt nghiệp GVHD: ĐỖ THỊ TUYẾT CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT AN GIANG TẠI TỈNH HẬU GIANG 3.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT AN GIANG 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển - Tên công ty: Công Ty cổ phần Bảo Vệ Thực Vật An Giang - Tên tiếng anh: An Giang Plant Protection Joint Stock Company (Tên viết tắt: AG-PPS) - Trụ sở chính: Số 23-Hà Hoàng Hổ, TP Long Xuyên, Tỉnh An Giang - Điện thọai: 076.841272, Fax: 076.847824 - Lọai hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần Tiền thân của công ty là Chi Cục Bảo Vệ Thực Vật An Giang Năm 1993 thành lập công ty Dịch Vụ Bảo Vệ Thực Vật An Giang với số vốn điều lệ là 18 tỷ đồng Năm 2004 thành lập Công Ty Cổ Phần Bảo Vệ Thực Vật An Giang theo quyết định 1717 của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh An Giang với số vốn điều lệ là 150 tỷ đồng, Nhà Nước nắm giữ 30% cổ phần. Qua hơn 10 năm phát triển hiện nay vốn điều lệ của công ty là 180 tỷ đồng với đội ngũ cán bộ công nhân viên trên 800 người gồm 1 tiến sĩ, 4 thạc sĩ, hơn 200 công nhân và hơn 500 nhân viên trình độ đại học, cao đẳng và trung học, doanh số của công ty vào năm 2007 là 1.818 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2006, hiện công ty đang dẫn đầu ngành về kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật. Tầm nhìn: BVTVAG là nhà phân phối dẫn đầu thị trường Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp, là cầu nối giữa các nhà cung cấp với mạng lưới phân phối và nông gia Sứ mạng: BVTVAG cam kết mang lại một dịch vụ phân phối hữu hiệu, thỏa mãn lợi ích mong đợi của các nhà cung cấp và hệ thống đại lý, mang lại những giải pháp hiệu quả cho mùa màng, cho cuộc sống của người nông dân. Tự hào với năng lực marketing, năng lực quản lý tài chính, hoạt động phân phối hiệu SVTH: ĐẶNG THỊ THU HÀ - 16 - Luận văn tốt nghiệp GVHD: ĐỖ THỊ TUYẾT quả, dịch vụ khách hàng ưu việt và một thương hiệu dẫn đầu, BVTVAG sẽ không ngừng phấn đấu nâng cao các khả năng của mình để đáp ứng tốt hơn những nhu cầu và thách thức của tương lai, theo đuổi sự phát triển bền vững và đóng góp vào sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp Việt Nam. Các đơn vị và hoạt động của công ty CP BVTV An Giang: CTY BVTV AN GIANG CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC 1) Trụ sở chính ở Long Xuyên 2) Văn phòng đại diện tại TPHCM và Campuchia 3) Hai nhà máy sản xuất và gia công thuốc BVTV tại Châu Thành và nhà máy Lê Minh Xuân 4) Các nhà máy sản xuất bao bì giấy, chế biến và đóng gói hạt giống 5) Trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống, trung tâm thự phẩm an toàn Sao QUAN HỆ ĐỐI TÁC 1) Công ty Thụy Sĩ: Suyngenta 2)CôngtyMonsanto(M ỹ3) Công ty Đức: Detlef Von Appen (DVA) 4) Công ty Nhật : Itochu, Meiwa, Sanyo. 5) Nhiều công ty khác thuộc Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ, Đài Loan (Upl, Forward, Mcw, Sanoda, Mastra…) 6) Sài gòn tourist và nhiều công ty du lịch khác QUAN HỆ CỘNG TÁC VỚI CÁC VIỆN TRƯỜNG CÁC HOẠT ĐỘNG Xà HỘI 1) Đại Học Cần Thơ 2) Đại Học An Giang 3) Đại Học Nông Nghiệp I Hà Nội 4) Đại Học Kinh Tế TPHCM 5) Cục Bảo Vệ Thực Vật 6) Cục Nông Nghiệp 7) Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long 8)Viện Cây Ăn Quả Miền Nam 9) Hội Nông Dân Việt Nam 10) Hội Khuyến Học và nhiều cơ quan 1) Tài trợ:giải bóng đá nông dân, các giải đua xe đạp, hoạt động đua thuyền truyền thống ở Châu Phú-An Giang, đồng bào bị lũ lụt, chương trình Nhịp Cầu Nhà Nông 2) Thành lập Quỹ Chăm Sóc Sức Khỏe Cho Nông Dân với kinh phí trên 10 tỷ đồng 3) Tặng hơn một triệu chiếc cặp cho học sinh nghèo trị giá gần 20 tỷ đồng và nhiều hoạt động tài trợ khác. Các họat động xã hội: Khẩu hiệu của công ty là “ Góp phần chăm lo cho lợi ích xã hội ngày hôm nay chính là vì sự phát triển của Công Ty trong tương lai” do đó công ty đã tài trợ cho rất nhiều họat động xã hội với mong muốn đem lại ấm no hạnh phúc cho mọi người và tạo ra sự gắn bó giữa Bà Con Nông Dân và Công Ty. SVTH: ĐẶNG THỊ THU HÀ - 17 - Luận văn tốt nghiệp GVHD: ĐỖ THỊ TUYẾT 3.1.2. Mô hình tổ chức Hình 5: CƠ CẤU TỔ CHỨC TẠI CÔNG TY CP BVTVAG Ngành thuốc Bảo vệ thực vật Hình 6 : CƠ CẤU TỔ CHỨC NGÀNH BVTV TẠI CÔNG TY CP BVTVAG SVTH: ĐẶNG THỊ THU HÀ - 18 - Luận văn tốt nghiệp GVHD: ĐỖ THỊ TUYẾT Hệ thống phân phối: gồm có 17 tỉnh trong cả nước An Giang, Bình Định, Bình Phước, Cần Thơ, Đăk Lăk, Đà Nẵng, Đồng Tháp, Hà Nội, Hậu Giang, TP Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Long An, Nghệ An, Phú Yên, Sóc Trăng, Thái Bình,Vĩnh Long 3.1.3. Lĩnh vực họat động Đi lên từ một đơn vị do nhà nước nắm quyền chi phối 100% ( chi cục bảo vệ thực vật ) Công Ty Cổ Phần Bảo Vệ Thực Vật An Giang hoạt động theo hướng theo dõi và dự báo tình hình sâu rầy, dịch bệnh đồng thời ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp, chuyển giao khoa học kỹ thuật nông nghiệp cho bà con nông dân dưới nhiều hình thức: Hội thảo đầu bờ, Nhịp Cầu Nhà Nông, Chương trình khuyến nông, Cùng nông dân ra đồng, Cùng nông dân bàn cách làm giàu…,để nhằm bảo vệ mùa màng và tăng năng suất cho bà con nông dân. Nhờ vào những hoạt động chí tình, chí nghĩa của công ty đối với bà con nông dân mà công ty đã nhận được những sự đền đáp hết sức quý báo từ phía bà con. Minh chứng cho điều này đó chính là sự vươn lên và không ngừng phát triển của công ty trong suốt thời gian qua, từ một doanh nghiệp cung ứng nông dược cấp tỉnh, hiện nay công ty đã trở thành nhà sản xuất và phân phối nông dược hàng đầu tại Việt Nam, sản phẩm của công ty có mặt khắp từ Nam chí Bắc và cả ở nước bạn Campuchia. Hiện nay công ty đã mở rộng kinh doanh trên nhiều lĩnh vực: Bao bì cát tông, lúa giống, các loại giống hoa màu, dịch vụ du lịch Trăng Việt, rau an toàn Sao Việt, phân bón và sắp tới rất có thể công ty sẽ gia nhập thị trường kinh doanh cao ốc văn phòng, nhà hàng và khách sạn. 3.1.4. Đặc thù kinh doanh của ngành - Miền Nam nước ta mỗi năm được chia làm hai mùa là mùa mưa và mùa nắng. Công việc đồng áng, trồng trọt của người dân phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, khí hậu, sự phá hoại của sâu rầy, dịch hại. Về vụ mùa thì có nơi làm hai vụ, có nơi làm ba vụ, thậm chí có nơi làm một vụ. Để tiện cho công việc quản lý thì công ty đã chia ra làm hai vụ lúa chính là vụ đông xuân và vụ hè thu. Do tính chất của các mùa vụ khác nhau nên diện tích trồng trọt, nuôi cấy, sâu bệnh …cũng khác nhau tuỳ theo mùa vụ. Do vậy công việc kinh doanh của công ty cũng phụ thuộc rất lớn vào vụ mùa. - Vụ hè thu được công ty quy định từ ngày 01 tháng 04 đến ngày 30 tháng 9: đây là khoảng thời gian thường xảy ra nắng nóng, khô hạn vào tháng 04 và tháng SVTH: ĐẶNG THỊ THU HÀ - 19 - Luận văn tốt nghiệp GVHD: ĐỖ THỊ TUYẾT 05 đất đai không được màu mỡ, khí hậu không thuận lợi cho cây lúa phát triển. Do vậy năng suất lúa trong vụ này thường không cao mặc dù vụ này thường ít sâu bệnh hại lúa, cây trồng. Thường thì nông dân canh tác vụ này với suy nghĩ lấy công làm lời do vậy phần đầu tư của nông dân cho vụ này tương đối ít so với vụ đông xuân. Điều đó dẫn đến kết quả là doanh số của công ty trong vụ này tương đối thấp ( khoảng 35% tổng doanh số cả năm ). - Vụ đông xuân được công ty quy định từ ngày 01 tháng 10 đến ngày 30 tháng 3 năm sau: đây là khoảng thời gian có khí hậu rất thuận lợi cho cây lúa phát triển, hơn nữa đất đai lại mầu mỡ do lượng phù sa được mang về từ hệ thống sông Mekong. Do đó diện tích đất được nông dân tận dụng triệt để để sản xuất lúa trong vụ này, năng suất lúa vụ này thường đạt rất cao ( từ 30 đến 50 giạ cho một công ruộng ). Ngoài ra với điều kiện về thời tiết ẩm và có sương mù trong thời gian này là điều kiện thuận lợi cho các lọai sâu hại và dịch bệnh phát triển. Từ hai yếu tố nêu trên có thể giải thích tại sao trong vụ này nông dân thường tăng cường đầu tư cho đồng ruộng, do vậy doanh số của công ty trong vụ này thường đạt rất cao (Chiếm 60 – 65% tổng doanh số cả năm ). 3.2. KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT AN GIANG TẠI HẬU GIANG 3.2.1. Lịch sử hình thành - Tên gọi: Công Ty Cổ Phần Bảo Vệ Thực Vật An Giang chi nhánh Hậu Giang. - Địa chỉ: 132 đường Nguyễn Trung Trực, ấp 5 thị trấn Long Mỹ - Điện thoại:071.510577 - Fax: 071.510578 Do đặc thù kinh doanh và lĩnh vực hoạt động nên từ lâu công ty thực hiện việc phân công các cán bộ kỹ thuật theo địa bàn ở mỗi tỉnh trong cả nước, theo đó thì mỗi cán bộ kỹ thuật sẽ có trách nhiệm phụ trách địa bàn nơi công ty giao phó nhằm nắm bắt tình hình kinh doanh tại nơi mình phụ trách gồm: Thông tin về khách hàng, đối thủ cạnh tranh, tình hình tiêu thụ, triển khai các chính sách của công ty, tổ chức hội thảo, quảng bá sản phẩm tại địa phương, hỗ trợ bán hàng, thu tiền. Do đó cán bộ địa bàn nắm rất rõ thông tin liên quan tại địa phương mình quản lý, kịp thời đề xuất các giải pháp với lãnh đạo cấp trên để ban lãnh đạo đưa ra các quyết định một cách chính xác và kịp thời. Trên cơ sở đó Chi nhánh Công Ty Cổ SVTH: ĐẶNG THỊ THU HÀ - 20 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan