Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập hoá học thực tiễn phần phi kim trường thpt...

Tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập hoá học thực tiễn phần phi kim trường thpt

.PDF
79
122
106

Mô tả:

Khoá luận tốt nghiệp TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA HÓA HỌC ********** TRƢƠNG THỊ MƠ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP HÓA HỌC THỰC TIỄN PHẦN PHI KIM TRƢỜNG THPT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Hóa học HÀ NỘI - 2010 Trương Thị Mơ - K32A Khoa Hoá Học – Trường ĐHSP Hà Nội 2 1 Khoá luận tốt nghiệp TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA HÓA HỌC ********** TRƢƠNG THỊ MƠ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP HÓA HỌC THỰC TIỄN PHẦN PHI KIM TRƢỜNG THPT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Hóa học Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. ĐÀO THỊ VIỆT ANH HÀ NỘI - 2010 Trương Thị Mơ - K32A Khoa Hoá Học – Trường ĐHSP Hà Nội 2 2 Khoá luận tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Cô giáo - Tiến sĩ Đào Thị Việt Anh, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình xây dựng và hoàn thiện khóa luận. Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy (Cô) giáo trong khoa Hóa học, các Thầy (Cô) trong tổ Phương pháp dạy học đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành bản khóa luận. Trong quá trình nghiên cứu và làm đề tài chắc không tránh khỏi những thiếu sót, vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy (Cô) giáo và các bạn đồng nghiệp để đề tài này càng hoàn thiện và mang lại hiệu quả cao hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2010 Sinh viên Trương Thị Mơ Trương Thị Mơ - K32A Khoa Hoá Học – Trường ĐHSP Hà Nội 2 3 Khoá luận tốt nghiệp LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu là của riêng tôi, không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Sinh viên Trương Thị Mơ Trương Thị Mơ - K32A Khoa Hoá Học – Trường ĐHSP Hà Nội 2 4 Khoá luận tốt nghiệp DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT THPT: Trung học phổ thông THCS: Trung học cơ sở HS: Học sinh GV: Giáo viên BTHH: Bài tập hóa học BTHHTT: Bài tập hóa học thực tiễn SGK: Sách giáo khoa Trương Thị Mơ - K32A Khoa Hoá Học – Trường ĐHSP Hà Nội 2 5 Khoá luận tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Bảng 1: Kết quả bài kiểm tra số 1, hóa học 10……………………………..40 Biểu đồ 1: So sánh kết quả kiểm tra lớp thực nghiệm và lớp đối chứng khối 10 (bài kiểm tra số 1)………………………………………...……………....40 Bảng 2: Kết quả bài kiểm tra số 2, hóa học 10…………………………...…41 Biểu đồ 2: So sánh kết quả kiểm tra lớp thực nghiệm và lớp đối chứng khối 10 (bài kiểm tra số 2)…………………………………………………….......41 Bảng 3: Kết quả bài kiểm tra số 1, hóa học 11……………………………..42 Biểu đồ 3: So sánh kết quả kiểm tra lớp thực nghiệm và lớp đối chứng khối 11 (bài kiểm tra số 1)………………………………………...……………....42 Bảng 4: Kết quả bài kiểm tra số 1, hóa học 11……………………..………43 Biểu đồ 4: So sánh kết quả kiểm tra lớp thực nghiệm và lớp đối chứng khối 11 (bài kiểm tra số 2)………………………………………...………………43 Trương Thị Mơ - K32A Khoa Hoá Học – Trường ĐHSP Hà Nội 2 6 Khoá luận tốt nghiệp MỤC LỤC Mở đầu ……………………………………………………………………….1 1. Lí do chọn đề tài…........................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................1 3. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................1 4. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................1 5. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................2 6. Giả thuyết khoa học.......................................................................................2 7. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................2 Chƣơng 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài............................................3 1.1. Mục tiêu giáo dục THPT............................................................................3 1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ dạy học môn hóa học ở trường THPT. Quan điểm phát triển chương trình bộ môn.........................................................................3 1.3. Cơ sở lí luận về bài tập hóa học thực tiễn..................................................6 1.4. Cơ sở thực tiễn về bài tập hóa học thực tiễn............................................10 Chƣơng 2. Hệ thống câu hỏi và bài tập hóa học thực tiễn phần phi kim trƣờng THPT.................................................................................................14 2.1. Hệ thống câu hỏi và bài tập hóa học thực tiễn phần phi kim trường THPT...............................................................................................................14 2.2. Sử dụng câu hỏi và bài tập hóa học thực tiễn trong dạy học hóa học...................................................................................................................34 Chƣơng 3. Thực nghiệm sƣ phạm................................................................38 3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm...............................................................38 3.2. Nội dung thực nghiệm..............................................................................38 3.3. Tổ chức thực nghiệm sư phạm.................................................................38 3.4. Kết quả thực nghiệm................................................................................40 3.5. Đánh giá về kết quả thực nghiệm.............................................................44 Kết luận và kiến nghị ...................................................................................46 Tài liệu tham khảo ........................................................................................47 Phụ lục ...........................................................................................................48 Trương Thị Mơ - K32A Khoa Hoá Học – Trường ĐHSP Hà Nội 2 7 Khoá luận tốt nghiệp MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đặc thù của môn hóa học là một môn khoa học thực nghiệm, gắn bó mật thiết với thực tiễn. Từ những vật dụng, đồ dùng, những hiện tượng diễn ra trong cuộc sống hàng ngày hay ngay cả những vấn đề lớn toàn cầu mà thế giới đang phải đối mặt như: Mưa axit, hiệu ứng nhà kính, sự suy giảm tầng ozon…đều liên quan trực tiếp đến hóa học. Tuy nhiên, các bài tập thực tiễn có trong SGK, sách bài tập hiện nay không những ít về số lượng mà còn thiếu tính hệ thống để có thể giúp HS hình thành và phát triển các kĩ năng cần thiết. Đồng thời, thực trạng dạy và học hóa học hiện nay ở trường phổ thông cho ta thấy rằng hiểu biết của HS về kiến thức hóa học trong thực tiễn còn hạn chế, trong khi đó, GV lại ngại dạy, ngại tìm tòi để đưa các bài tập thực tiễn vào trong mỗi bài học. Xuất phát từ thực tế đó, em chọn đề tài: “Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập hóa học thực tiễn phần phi kim trường THPT” để phần nào đáp ứng nhu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học nói chung cũng như đổi mới nội dung và phương pháp dạy học môn hóa học nói riêng. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh và nâng cao hiểu biết của HS về vai trò của hóa học trong đời sống. 3. Đối tƣợng nghiên cứu - Phần phi kim trong chương trình hóa học phổ thông. - Các hiện tượng, vấn đề thực tiễn liên quan đến kiến thức hóa học phần phi kim. 4. Phạm vi nghiên cứu Trương Thị Mơ - K32A Khoa Hoá Học – Trường ĐHSP Hà Nội 2 8 Khoá luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập hóa học thực tiễn phần phi kim (nhóm halogen, nhóm oxi – lưu huỳnh, nhóm nitơ – phot pho, nhóm cacbon – silic ) trong chương trình THPT. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài. - Nghiên cứu xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập hóa học thực tiễn phần phi kim trường THPT. - Thực nghiệm sư phạm đánh giá chất lượng hệ thống câu hỏi và bài tập đã xây dựng và kiểm tra tính khả thi của đề tài. 6. Giả thuyết khoa học Nếu hệ thống câu hỏi và bài tập hóa học thực tiễn phần phi kim trường THPT được xây dựng có hệ thống và chất lượng tốt thì sẽ giúp học sinh hiểu rõ bản chất của các hiện tượng hóa học xảy ra trong thực tiễn, vai trò của hóa học trong đời sống, trong sản xuất, kích thích hứng thú học tập bộ môn. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết - Nghiên cứu tài liệu, giáo trình liên quan đến đề tài. - Nghiên cứu nội dung phần phi kim trong SGK hóa học lớp 10, lớp 11. - Nghiên cứu vị trí, vai trò của bài tập thực tiễn trong dạy học hóa học. 7.2. Phương pháp điều tra Điều tra thực trạng dạy học hóa học ở trường phổ thông hiện nay về vấn đề sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học hóa học. 7.3. Phương pháp chuyên gia Hỏi ý kiến của các GV phổ thông trong quá trình thực hiện đề tài. 7.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính khả thi của đề tài trong dạy học hóa học. Trương Thị Mơ - K32A Khoa Hoá Học – Trường ĐHSP Hà Nội 2 9 Khoá luận tốt nghiệp Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Mục tiêu giáo dục THPT Luật Giáo dục năm 1998 quy định: - “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Giáo dục THPT nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông những hiểu biết thông thường về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”. (Điều 23 mục 2 chương II – Luật giáo dục). - “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với từng đặc điểm của từng lớp học; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. (Mục 3 điều 24). Như vậy, giáo dục phổ thông không phải là truyền thụ kiến thức đơn thuần mà cần chú trọng hơn tới: - Bồi dưỡng năng lực tự học, học suốt đời, học để nâng cao trình độ chuyên môn… - Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong đời sống, trong lao động, trong sản xuất… - Khích lệ học sinh phát huy tính chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức, phát huy tính sáng tạo trong việc giải quyết tình huống có vấn đề trong học tập. 1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ dạy học môn hóa học ở trƣờng THPT. Quan điểm phát triển chƣơng trình bộ môn 1.2.1. Mục tiêu Trương Thị Mơ - K32A Khoa Hoá Học – Trường ĐHSP Hà Nội 2 10 Khoá luận tốt nghiệp Môn hóa học trường phổ thông cung cấp cho HS hệ thống kiến thức, kĩ năng cơ bản, hiện đại, thiết thực và gắn bó với đời sống. Nội dung chủ yếu bao gồm cấu tạo chất, sự biến đổi của các chất, những ứng dụng và tác hại của các chất trong đời sống, sản xuất, môi trường. Những nội dung này góp phần giúp cho HS có học vấn phổ thông tương đối toàn diện để có thể tiếp tục học lên đồng thời có thể giải quyết một số vấn đề có liên quan đến hóa học trong đời sống và sản xuất, mặt khác góp phần phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề cho HS. 1.2.2. Nhiệm vụ - Kiến thức: Phát triển và hoàn chỉnh những kiến thức hóa học ở cấp THCS, cung cấp hệ thống kiến thức hóa học phổ thông cơ bản, hiện đại, thiết thực. - Kĩ năng: Phát triển các kĩ năng hóa học, kĩ năng giải quyết vấn đề nhằm phát triển năng lực nhận thức và năng lực hành động cho HS như: - Quan sát thí nghiệm, phân tích, dự đoán, kết luận.. - Làm việc với tài liệu giáo khoa và các tài liệu tham khảo, thu thập tài liệu… - Thực hiện một số thí nghiệm hóa học độc lập và theo nhóm. - Cách làm việc hợp tác với các HS khác trong nhóm nhỏ để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu. - Vận dụng kiến thức để giải quyết một số vấn đề đơn giản của cuộc sống hàng ngày có liên quan đến hóa học. - Lập kế hoạch giải một bài tập hóa học, thực hiện một vấn đề thực tế, một thí nghiệm, một đề tài nhỏ có liên quan đến hóa học… - Thái độ: Tiếp tục hình thành và phát triển thái độ tích cực ở HS như: - Hứng thú học tập môn hóa học. Trương Thị Mơ - K32A Khoa Hoá Học – Trường ĐHSP Hà Nội 2 11 Khoá luận tốt nghiệp - Có ý thức trách nhiệm với một vấn đề của cá nhân, tập thể liên quan đến hóa học. - Nhìn nhận và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa học. - Có ý thức vận dụng những điều đã biết về hóa học vào đời sống, vận động người khác cùng thực hiện. 1.2.3. Quan điểm phát triển chương trình môn hóa học - Đảm bảo tính mục tiêu. - Đảm bảo tính phổ thông, cơ bản, có hệ thống, tính khoa học, hiện đại, tính thực tiễn và tính đặc thù của bộ môn hóa học: + Hình thành những kĩ năng hóa học cho HS: Kĩ năng tiến hành nghiên cứu khoa học, sử dụng hóa chất, dụng cụ, tiến hành thí nghiệm hóa học đơn giản, tư duy hóa học và kĩ năng vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn… + Tăng cường nội dung gắn kiến thức hóa học vào đời sống thực tiễn hàng ngày của bản thân, của cộng đồng để cho việc học hóa học trở nên có ý nghĩa hơn. + Quan điểm thực tiễn và đặc thù bộ môn hóa học cần được hiểu dưới ba góc độ sau đây: * Nội dung hóa học gắn liền với đời sống, xã hội, cộng đồng. * Nội dung hóa học gắn với thực hành, thí nghiệm. * Bài tập hóa học phải có nội dung thiết thực. - Học tập có chọn lọc kinh nghiệm tốt từ chương trình hóa học của các nước tiên tiến trên thế giới. - Đổi mới phương pháp dạy học hóa học theo hướng tích cực: + Hệ thống nội dung hóa học được tổ chức, sắp xếp sao cho: GV thiết kế, tổ chức để HS tích cực hoạt động, xây dựng kiến thức và hình thành kĩ năng mới, vận dụng để giải quyết một số vấn đề thực tiễn được mô phỏng trong các bài tập hóa học. Trương Thị Mơ - K32A Khoa Hoá Học – Trường ĐHSP Hà Nội 2 12 Khoá luận tốt nghiệp + Chú ý khuyến khích GV sử dụng thiết bị dạy học, trong đó có ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học hóa học. - Coi trọng thực hành và thí nghiệm hóa học. - Định hướng về đổi mới cách đánh giá kết quả học tập của HS: + Chú ý hơn tới việc đánh giá trình độ tư duy, năng lực và kĩ năng vận dụng kiến thức hóa học để giải quyết vấn đề. + Đa dạng hóa nội dung, hình thức câu hỏi và bài tập nhằm đánh giá được những mục tiêu đã đặt ra cho môn hóa học. + Tạo điều kiện và bồi dưỡng để HS biết đánh giá và tự đánh giá kết quả học tập hóa học. + Loại bỏ những câu hỏi và bài tập có nội dung lắt léo, quá khó mang tính chất đánh đố HS hoặc xa rời với thực tiễn hóa học. 1.3. Cơ sở lí luận về bài tập hóa học thực tiễn 1.3.1. Khái niệm về bài tập hóa học BTHH là nhiệm vụ học tập giáo viên đặt ra cho người học, buộc người học phải vận dụng các kiến thức đã biết hoặc các kinh nghiệm thực tiễn để giải quyết các nhiệm vụ đó nhằm chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng một cách tích cực, hứng thú và sáng tạo. 1.3.2. Cấu trúc của một bài tập, hệ bài tập - Bài tập gồm những điều kiện và những yêu cầu. - Hệ bài tập chỉ có thể là bài tập nếu nó trở thành đối tượng hành động của một chủ thể (người giải). Bài tập và người giải là một thể thống nhất, vẹn toàn 1.3.3. Vai trò, chức năng của BTHHTT BTHHTT cũng có đầy đủ các vai trò, chức năng của một BTHH nói chung. Ngoài ra, nó còn có các vai trò, chức năng sau: 1.3.3.1. Về kiến thức Trương Thị Mơ - K32A Khoa Hoá Học – Trường ĐHSP Hà Nội 2 13 Khoá luận tốt nghiệp - Thông qua giải bài tập thực tiễn, HS hiểu kĩ hơn các khái niệm, tính chất hóa học; củng cố kiến thức một cách thường xuyên và hệ thống hóa kiến thức mở rộng sự hiểu biết một cách sinh động, phong phú. - Giúp HS thêm hiểu biết về thiên nhiên, môi trường, sản xuất… - Giúp HS bước đầu biết vận dụng kiến thức để lí giải và cải tạo thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống… 1.3.3.2. Về kĩ năng - Rèn luyện và phát triển cho HS năng lực nhận thức, năng lực thích ứng, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác và làm việc theo nhóm… - Rèn luyện và phát triển các kĩ năng học tập như: Kĩ năng thu thập thông tin, vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống có vấn đề một cách linh hoạt, sáng tạo. - Rèn luyện kĩ năng thực hành hóa học. - Bồi dưỡng và phát triển các thao tác tư duy: Quan sát, so sánh, phân tích… 1.3.3.3. Giáo dục - Rèn luyện cho HS tính kiên nhẫn, tự giác, chủ động, sáng tạo trong học tập và trong quá trình giải quyết các vấn đề thực tiễn. - Giúp HS thấy rõ lợi ích của việc học môn hóa học từ đó tạo động cơ học tập tích cực; kích thích trí tò mò, óc quan sát, sự ham hiểu biết…làm tăng hứng thú học môn hóa học và giúp HS có những định hướng nghề nghiệp trong tương lai. 1.3.4. Phân loại BTHH 1.3.4.1. Cơ sở phân loại BTHH nói chung - Dựa vào hình thái hoạt động của HS khi giải bài tập: Bài tập lí thuyết và bài tập thực nghiệm. - Dựa vào tính chất của bài tập: Bài tập định tính và bài tập định lượng. Trương Thị Mơ - K32A Khoa Hoá Học – Trường ĐHSP Hà Nội 2 14 Khoá luận tốt nghiệp - Dựa vào kiểu bài hay dạng bài: Bài tập xác định công thức phân tử của hợp chất, tính phần trăm hỗn hợp, nhận biết, tách, điều chế… - Dựa vào nội dung: Bài tập có nội dung thuần túy hóa học, bài tập có nội dung gắn với thực tiễn. - Dựa vào mức độ nhận thức của HS: Bài tập kiểm tra sự nhớ lại, hiểu, vận dụng và sáng tạo. - Dựa vào khối lượng kiến thức hay mức độ đơn giản hoặc phức tạp: Bài tập cơ bản, bài tập tổng hợp. - Dựa vào cách HS trình bày lời giải của mình: Bài tập trắc nghiệm tự luận, bài tập trắc nghiệm khách quan. 1.3.4.2. Phân loại BTHHTT Dựa vào cơ sở phân loại BTHH nói chung, chúng ta có thể phân chia BTHHTT như sau: - Dựa vào hình thái hoạt động của HS khi giải bài tập: Bài tập lí thuyết, bài tập thực nghiệm. - Dựa vào tính chất của bài tập: Bài tập định tính, bài tập định lượng, bài tập tổng hợp. - Dựa vào lĩnh vực thực tiễn được gắn với nội dung bài tập: + Bài tập về sản xuất hóa học: Xử lí nguyên liệu thô, vận dụng lí thuyết phản ứng để nâng cao hiệu suất, tính hiệu suất quá trình, tinh chế sản phẩm… + Bài tập về các vấn đề trong đời sống, học tập và lao động sản xuất: Giải quyết các vấn đề trong quá trình thực hành, thí nghiệm, sử dụng và bảo quản các hóa chất, sơ cứu tai nạn do hóa chất, an toàn trong lao động sản xuất, an toàn thực phẩm… - Dựa vào mức độ nhận thức của HS: + Mức 1: Chỉ yêu cầu HS tái hiện kiến thức để trả lời câu hỏi lí thuyết. Trương Thị Mơ - K32A Khoa Hoá Học – Trường ĐHSP Hà Nội 2 15 Khoá luận tốt nghiệp + Mức 2: Yêu cầu HS vận dụng kiến thức để giải thích được các sự kiện, hiện tượng của câu hỏi lí thuyết. + Mức 3: Yêu cầu HS vận dụng kiến thức hóa học để giải thích những tình huống xảy ra trong thực tiễn. + Mức 4: Yêu cầu HS vận dụng kiến thức, kĩ năng hóa học để giải quyết những tình huống thực tiễn hoặc để thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học nhỏ, đơn giản, đề ra kế hoạch hành động cụ thể, viết báo cáo. 1.3.5. Một số nguyên tắc khi xây dựng BTHHTT - Nội dung BTHHTT phải đảm bảo tính chính xác, tính khoa học, tính hiện đại. Trong một BTHHTT, bên cạnh nội dung hóa học còn có những dữ liệu thực tiễn. Những dữ liệu đó cần phải được đưa vào một cách chính xác không được tùy tiện thay đổi nhằm mục đích dễ tính toán. Ví dụ: Theo thông tin về hóa học thì hàm lượng flo có trong nước có ảnh hưởng đến chất lượng, vẻ đẹp của hàm răng. Nhưng hàm lượng đó là bao nhiêu? Có phải càng nhiều thì càng tốt không? Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì hàm lượng flo trong nước tối ưu trong khoảng 1,5 mg/lít, nếu hàm lượng đó ít hơn thì phải cho thêm flo vào nước, hay nhiều hơn thì phải khử bớt flo đi, nếu không sẽ làm hỏng men răng. Trong một số bài tập về sản xuất hóa học nên đưa vào các dây chuyền công nghệ đang được sử dụng ở Việt Nam hoặc trên thế giới, không nên đưa các công nghệ đã quá cũ và lạc hậu mà hiện nay không dùng hoặc ít dùng. - BTHHT phải gần gũi với kinh nghiệm sống của HS. Những vấn đề thực tiễn có liên quan đến hóa học thì rất nhiều, rất rộng. Nếu BTHHTT có nội dung về những vấn đề gần gũi với kinh nghiệm, với đời sống và môi trường xung quanh HS thì sẽ tạo cho họ động cơ và hứng thú mạnh mẽ khi giải. - Dựa vào nội dung học tập. Trương Thị Mơ - K32A Khoa Hoá Học – Trường ĐHSP Hà Nội 2 16 Khoá luận tốt nghiệp Các BTHHTT cần có nội dung sát với chương trình mà HS được học. Nếu bài tập thực tiễn có nội dung hoàn toàn mới về kiến thức hóa học thì sẽ không tạo được cho HS động cơ giải bài tập đó. - Đảm bảo tính logic sư phạm. Các tình huống thực tiễn thường phức tạp hơn những kiến thức hóa học phổ thông trong chương trình nên khi xây dựng bài tập thực tiễn cho HS phổ thông cần phải có bước xử lí sư phạm để làm đơn giản tình huống thực tiễn. Các yêu cầu của bài tập thực tiễn cũng phải phù hợp với trình độ, khả năng của HS. - Đảm bảo tính hệ thống, logic. Các bài tập thực tiễn trong chương trình cần phải sắp xếp theo chương, bài, theo mức độ phát triển của HS. Trong quá trình dạy học, thông qua kiểm tra, đánh giá, cần phải xây dựng những bài tập thực tiễn ở mức độ vừa và cao hơn một chút so với mức độ nhận thức của HS để nâng dần trình độ, khả năng nhận thức của HS. 1.4. Cơ sở thực tiễn về bài tập hóa học thực tiễn 1.4.1. Hóa học và những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội – môi trƣờng 1.4.1.1. Kinh tế Để phát triển kinh tế thì vấn đề năng lượng, nhiên liệu và vật liệu cho các ngành sản xuất có một vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên, với tình trạng khai thác, sử dụng như hiện nay thì người ta dự đoán rằng một vài trăm năm nữa các nguồn nhiên liệu trên Trái đất sẽ bị cạn kiệt. Hóa học đã góp một phần không nhỏ vào việc đưa ra giải pháp cho vấn đề này: - Tìm cách sử dụng có hiệu quả nguồn năng lượng vô tận, không cạn kiệt: Năng lượng thủy điện, năng lượng gió, năng lượng Mặt trời, năng lượng địa nhiệt… Trương Thị Mơ - K32A Khoa Hoá Học – Trường ĐHSP Hà Nội 2 17 Khoá luận tốt nghiệp - Sản xuất và sử dụng nguồn nhiên liệu nhân tạo thay thế cho nguồn nhiên liệu thiên nhiên như than, dầu mỏ. Ví dụ: + Điều chế khí metan trong lò bioga để đun nấu, bằng cách lên men các chất thải hữu cơ như phân gia súc (bò, lợn…) + Điều chế etanol từ khí crăckinh dầu mỏ để thay thế etxăng, dầu trong các động cơ đốt trong. + Tổng hợp ra etxăng nhân tạo từ nguồn nguyên liệu vô tận là không khí và nước. + Sản xuất khí than khô và khí than ướt từ than đá và nước…. - Sử dụng các nguồn năng lượng mới một cách khoa học và tiết kiệm. 1.4.1.2. Hóa học và vấn đề xã hội - Sản xuất được phân bón, thuốc bảo vệ và phát triển cây trồng, tạo ra thực phẩm nhân tạo. - Sản xuất tơ sợi tổng hợp để tạo ra vải vóc, len, dạ… - Sản xuất ra các loại thuốc chữa bệnh và vấn đề thuốc gây nghiện, ma túy… 1.4.1.3. Hóa học và vấn đề môi trường - Nhận biết môi trường bị ô nhiễm + Quan sát: Ta có thể nhận thấy môi trường bị ô nhiễm qua mùi, màu sắc…Thí dụ: Nước ô nhiễm thường có mùi khó chịu. Màu sắc của nước ô nhiễm thường có màu tối hơi đen. Hiện nay, nhiều ao, hồ, sông ngòi ở một số thành phố, thị xã, nơi gần khu công nghiệp…đã có những biểu hiện rất rõ ràng về nguồn nước bị ô nhiễm. + Xác định bằng các thuốc thử: Thí dụ, để xác định xem trong nước có các ion gốc axit hoặc các ion kim loại ta cần có những thuốc thử hoặc đến những nơi có thể xác định được Trương Thị Mơ - K32A Khoa Hoá Học – Trường ĐHSP Hà Nội 2 18 Khoá luận tốt nghiệp thành phần của nước để xác định: Các ion kim loại nặng hàm lượng là bao nhiêu? Nồng độ của một số ion gây nên độ cứng của nước? Độ pH của nước? + Xác định bằng các dụng cụ đo: Thí dụ, dùng nhiệt kế để xác định nhiệt độ của nước cao hay thấp; dùng sắc kí để xác định các ion kim loại hoặc các ion khác; máy đo pH để xác định độ pH của đất, nước… - Xử lí chất ô nhiễm như thế nào? + Đối với ô nhiễm diện rộng: Khi phát hiện ô nhiễm ở những nơi có chất thải của nhà máy, xí nghiệp cần có những đề xuất để cơ quan có trách nhiệm xử lí. + Chất thải trong quá trình học tập hóa học: Với một số chất thải sau thí nghiệm ở trên lớp hoặc sau bài thực hành, ta cần thực hiện các bước sau: * Phân loại hóa chất thải xem chúng thuộc loại nào trong số các chất đã học * Căn cứ vào tính chất hóa học của mỗi chất để xử lí cho phù hợp. Ví dụ: Nếu là các chất có tính axit thì thường dùng nước vôi dư để trung hòa. Nếu là khí độc có thể dùng chất hấp phụ là than hoạt tính hoặc chất rắn, dung dịch để hấp thụ chúng tạo nên chất không hoặc ít độc hại hơn… 1.4.2. Phân tích hệ thống BTHHTT trong nội dung, chƣơng trình SGK và sách bài tập hóa học ở bậc THPT hiện nay - Chương trình và nội dung của môn học đã thể hiện khá tốt mục tiêu, nhiệm vụ của môn Hóa học ở THPT. Có thể nói, cấu trúc của khối nội dung nền tảng của môn hóa học THPT đã xác định đúng. Nó gồm hệ thống lí thuyết chủ đạo và hệ thống kiến thức về các chất. Các chất được đưa ra trong chương trình đều có nhiều ứng dụng trong thực tiễn. Trương Thị Mơ - K32A Khoa Hoá Học – Trường ĐHSP Hà Nội 2 19 Khoá luận tốt nghiệp - Tuy nhiên, trong SGK và sách bài tập hóa học hiện hành, tỉ lệ bài tập thực tiễn so với tổng số BTHH được đưa ra (ở những bài có thể sử dụng BTHHTT) là chưa cao. Rất nhiều bài tập trong SGK và sách bài tập đưa ra có thể chuyển thành bài tập thực tiễn nếu thêm một vài từ ngữ, câu chữ gắn nó với một tình huống nào đó trong thực tế nhưng chưa tận dụng. 1.4.3. Thực trạng của việc dạy và học BTHHTT ở trƣờng THPT hiện nay Thực trạng hiện nay cho thấy, rất nhiều HS giỏi về lí thuyết nhưng khi GV đưa ra các bài tập thực tiễn và yêu cầu giải thì phần lớn trong số các em này lại chưa biết diễn đạt, chưa biết vận dụng kiến thức của mình vào từng tình huống cụ thể để hoàn thành bài tập. Nhiều GV khi được hỏi đã rất hứng thú với mảng bài tập này nhưng lại ngại dạy, ngại tìm tòi, sưu tầm do không có thời gian. Chính những điều trên đã đẩy nền Giáo dục của chúng ta thời gian qua có những sản phẩm con người “như những chú gà công nghiệp”, giỏi lí thuyết nhưng lại không năng động, sáng tạo trong thực tiễn. Trương Thị Mơ - K32A Khoa Hoá Học – Trường ĐHSP Hà Nội 2 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất