Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng hệ thống câu hỏi mở trong dạy học ngữ văn trung học phổ thông...

Tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi mở trong dạy học ngữ văn trung học phổ thông

.PDF
108
741
147

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TRỊNH THỊ NGỌC THÚY XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI MỞ TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN HÀ NỘI – 2014 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TRỊNH THỊ NGỌC THÚY XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI MỞ TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC (BỘ MÔN NGỮ VĂN) Mã số: 60 14 01 11 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Trọng Hoàn HÀ NỘI – 2014 2 LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng tới Lãnh đạo trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc Gia Hà Nội, các Thầy Cô giáo đã tham gia giảng dạy và cung cấp những kiến thức cơ bản, chuyên sâu, tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, rèn luyện tại nhà trường. Tôi xin trân trọng gửi tới Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hoàn – Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Bộ Giáo dục và Đào tạo tình cảm biết ơn sâu sắc nhất. Thầy đã hướng dẫn tôi rất tận tình, khoa học trong quá trình viết luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường THPT Phan Đình Phùng, bạn bè đồng nghiệp cùng những người thân trong gia đình đã giúp đỡ tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này. Hà Nội, tháng 11 năm 2014 Tác giả luận văn Trịnh Thị Ngọc Thúy i DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT GD& ĐT : Giáo dục và Đào tạo GV : Giáo viên HS : Học sinh KTĐG : Kiểm tra đánh giá NXB : Nhà xuất bản SGK : Sách giáo khoa TL : Tự luận THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TNKQ : Trắc nghiệm khách quan ii MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn................................................................................................ i Danh mục viết tắt ..........................................................................................ii Mục lục ......................................................................................................... iii MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÂU HỎI MỞ TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.................................................8 1.1. Cơ sở lí luận ...........................................................................................8 1.1.1. Lí thuyết về hệ thống câu hỏi trong dạy học Ngữ văn .........................8 1.1.2. Lí thuyết về hệ thống câu hỏi mở trong dạy học Ngữ văn ...................9 1.2. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................... 13 1.2.1. Đặc điểm của môn Ngữ văn Trung học phổ thông (THPT) ................ 13 1.2.2. Khảo sát các ý kiến bàn bạc về đổi mới đánh giá đối với môn Ngữ văn ................................................................................................ 21 1.2.3. Việc xây dựng hệ thống câu hỏi mở trong dạy học Ngữ văn và trong đánh giá thi cử .................................................................................... 24 1.2.4. Việc tiếp nhận câu hỏi mở của học sinh Trung học phổ thông............. 33 1.2.5. Ý nghĩa, tác dụng của việc xây dựng hệ thống câu hỏi mở trong dạy học Ngữ văn .......................................................................................... 36 1.2.6. Đánh giá sơ bộ về thực trạng sử dụng câu hỏi mở trong dạy học Ngữ văn hiện nay .......................................................................................... 37 Tiểu kết Chương 1 ........................................................................................ 39 Chương 2: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNG ĐỀ MỞ, 40 ĐÁP ÁN MỞ MÔN NGỮ VĂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ..................... 2.1. Phương hướng xây dựng hệ thống câu hỏi mở, đề mở trong dạy học Ngữ văn Trung học phổ thông ............................................................... 40 2.1.1. Vấn đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng tiếp cận năng lực ........................................................................ 40 2.1.2. Hệ thống đề mở, đáp án mở phải phù hợp thực tế dạy và học .............. 41 2.1.3. Hệ thống câu hỏi mở, đề mở phải có đáp án mở ................................43 iii 2.1.4. Hệ thống câu hỏi mở, đề mở phải phát huy được năng lực vốn có của người học ........................................................................................................... 44 2.1.5. Hệ thống câu hỏi mở, đề mở phải tương thích các phương pháp dạy học tích cực ........................................................................................... 45 2.1.6. Hệ thống câu hỏi mở, đề mở phải mang tính sáng tạo ......................... 47 2.2. Xây dựng hệ thống đề mở, đáp án mở cho quá trình dạy học Ngữ văn (đánh giá thường xuyên và định kì) ........................................................ 48 2.2.1. Đối với bài kiểm tra thường xuyên ...................................................... 48 2.2.2. Đối với bài kiểm tra định kì ............................................................... 58 2.3. Xây dựng hệ thống đề mở, đáp án mở cho kì thi tốt nghiệp Trung học phổ thông ............................................................................................... 66 2.3.1. Hệ thống đề mở, đáp án mở cho “phần đọc hiểu” ............................... 66 2.3.2. Hệ thống đề mở, đáp án mở cho “phần viết bài văn” ........................... 74 Tiểu kết Chương 2 ........................................................................................ 78 79 Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM................................................... 3.1. Mục đích thực nghiệm ........................................................................... 79 3.2. Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm.......................................... 79 3.3. Nội dung và tiến trình thực nghiệm ........................................................ 79 3.4. Thiết kế đề mở, đáp án mở thực nghiệm ................................................ 80 3.5. Kết quả thực nghiệm .............................................................................. 95 3.5.1. Tiến hành kiểm tra .............................................................................. 95 3.5.2. Kết quả kiểm tra .................................................................................. 95 3.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm ................................................................ 96 98 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 1. Kết luận ................................................................................................ 98 2. Khuyến nghị ............................................................................................. 99 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... iv MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Những đổi thay không ngừng của xã hội theo xu hướng toàn cầu hoá và sự phát triển của khoa học, kĩ thuật hiện đại là những thách thức lớn cho giáo dục trong việc phát triển nguồn nhân lực có tri thức cao, thông minh và sáng tạo. Đổi mới quy trình, chương trình đào tạo và phương pháp dạy học (PPDH) là những vấn đề thời sự của tất cả hệ thống giáo dục. Rất nhiều các PPDH mới được thử nghiệm nhằm đào tạo những người lao động có bản lĩnh, có năng lực chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, sẵn sàng thích ứng với những đổi thay của xã hội hiện đại… Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động tập thể để tự phát hiện, tự giải quyết các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống được quan tâm hơn lúc nào hết; từ đó, người học tự chiếm lĩnh và vận dụng các kiến thức và kĩ năng cơ bản dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên (GV). Trong dạy học Ngữ văn, việc xây dựng hệ thống câu hỏi, đặc biệt là câu hỏi mở là một đòi hỏi quan trọng, quyết định lớn đến chất lượng dạy và học. Câu hỏi mở giúp cho học sinh (HS) chiếm lĩnh tác phẩm, hình thành ở các em một phương pháp tự tìm hiểu, phám phá, liên hệ, cảm nhận tác phẩm văn chương; đồng thời, câu hỏi mở còn có vai trò trong khâu cuối cùng của quá trình dạy học – khâu kiểm tra đánh giá (KTĐG) kết quả học tập. Muốn đào tạo những con người chủ động, sáng tạo, bản lĩnh, dạy học nói chung, dạy học Ngữ văn nói riêng cần phải đổi mới PPDH, không thể duy trì phương pháp truyền thống, áp đặt, cung cấp kiến thức nặng nề. Đã đến lúc dạy học cần một phương pháp khoa học. Dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông cần lấy hoạt động của HS làm trung tâm. Theo đó, một tác phẩm văn chương được tiếp cận từ hai phía: người dạy và người học; nói cách khác, tác phẩm văn chương được nhìn ở ba điểm nhìn khác nhau: nhà văn – giáo viên – học sinh. Vậy nhiệm vụ của giờ văn là phải tạo được sự tương tác của ba chủ thể đó. Để đạt được hiệu quả, một giờ dạy học Ngữ văn cần có sự chuẩn bị và hoạt động của cả thầy và trò. Khi ấy, việc xây dựng hệ thống câu hỏi mở được quan tâm bàn bạc và áp dụng. Khi đã có kĩ năng giải quyết các câu hỏi mở trong các giờ đọc văn, HS sẽ thành thục trong việc giải quyết đề văn ra theo hướng mở. Đề mở giúp nâng 1 cao tính suy luận, sáng tạo ở người học, chống học vẹt, học tủ, đòi hỏi cả thầy và trò phải đổi mới cách dạy và học. Đây cũng là biện pháp nâng cao chất lượng môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông và đánh giá đúng thực chất kết quả học tập cũng như tự học của HS. Muốn xây dựng và áp dụng được hệ thống câu hỏi mở vào quá trình dạy học đòi hỏi phẩm chất của người GV. Họ phải là những người tổ chức, dẫn dắt, điều khiển quá trình dạy học. GV cần duy trì được thói quen tự rèn luyện, không ngừng sáng tạo, có năng lực tự học, tự nghiên cứu, giỏi cả chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. Trong đó, kĩ năng đặt câu hỏi mở là một kĩ năng quan trọng. Câu hỏi mở, đề mở trong dạy học Ngữ văn không phải là vấn đề hoàn toàn mới nhưng trong quan niệm của người dạy và cả xã hội ngày nay còn nhiều vấn đề cần bàn bạc. GV còn lúng túng trong việc xác định câu hỏi như thế nào là mở, đáp án ra sao là phù hợp. Về phần dư luận xã hội, họ băn khoăn tính giáo dục hay độ công bằng trong đánh giá thi cử khi áp dụng đề mở. Khi ấy câu hỏi mở, đề mở phải thực sự có hiệu quả khi sử dụng trong giờ dạy học Ngữ văn, phù hợp với nhu cầu học và tích lũy tri thức, kĩ năng của HS. Hệ thống câu hỏi mở sẽ đặt người học vào những “ tình huống có vấn đề”, đòi hỏi HS phải trau dồi khả năng tự tư duy, liên hệ, khám phá, sáng tạo. Từ đó, năng lực người học dần được hình thành, củng cố. Mấy năm trở lại đây, việc xây dựng câu hỏi mở, đề mở đã được sự quan tâm, áp dụng của các nhà sư phạm nhiều cấp. Thực tế, trong giờ dạy học Ngữ văn, giáo viên đã có ý thức đưa ra những câu hỏi có tính sáng tạo nhưng phần nhiều còn ngẫu hứng, tản mạn. Vì thế tính định hướng của những câu hỏi này chưa cao và chưa đạt kết quả mong muốn. Vấn đề câu hỏi mở gần đây đã được các nhà nghiên cứu khoa học quan tâm bàn đến và đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này. Ở nước ta đã có một cuốn sách và hai cuốn luận án làm riêng về hệ thống câu hỏi trong dạy học văn như “ Câu hỏi trong giảng văn” (Trương Dĩnh), “Hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa Văn học” ( Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Quang Cương), “Câu hỏi nêu vấn đề trong giờ giảng văn” ( Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Thị Ngân). Bên cạnh đó còn có những bài báo, cuốn tạp chí về đề mở, câu hỏi mở như tập “Đề mở, đáp án mở” của Tạp chí Văn học tuổi trẻ và cuốn “Hệ thống đề mở Ngữ văn” (Đỗ Ngọc Thống chủ biên). 2 Nhưng chưa có ai bàn riêng đến việc xây dựng câu hỏi mở trong dạy học Ngữ văn Trung học phổ thông (THPT). Trong chương trình Ngữ văn THPT, câu hỏi mở, đề mở không chỉ được sử dụng trong các giờ dạy học Ngữ văn mà còn được sử dụng trong các kì kiểm tra định kì, kì thi Tốt nghiệp THPT, thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng, thi chọn học sinh giỏi các cấp. Vì thế, việc xây dựng câu hỏi mở, đề mở sao cho có hiệu quả là mục tiêu cần đạt tới của giáo dục phổ thông nói chung và môn Ngữ văn nói riêng. Xuất phát từ những lí do trên và từ thực tiễn dạy học môn Ngữ văn của người viết, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Xây dựng hệ thống câu hỏi mở trong dạy học Ngữ văn Trung học phổ thông” cho luận văn thạc sĩ của mình nhằm góp thêm tiếng nói về vấn đề đổi mới PPDH Ngữ văn ở phổ thông. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Những năm gần đây do yêu cầu đổi mới PPDH, GV Ngữ Văn các cấp đã được bồi dưỡng nhiều tri thức về việc xây dựng câu hỏi mở, ra đề, đáp án mở nhằm áp dụng vào dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông. Bên cạnh đó cũng có một số công trình nghiên cứu, các tạp chí, bài viết định hướng việc xây dựng câu hỏi mở. Các tác giả, trong chuyên luận của mình, khi nói về vấn đề đổi mới PPDH và đổi mới KTĐG trong dạy học môn Ngữ văn, đều không bỏ qua hoạt động xây dựng câu hỏi mở nhằm tổ chức học sinh đọc hiểu văn bản Ngữ văn và đáp ứng những kì kiểm tra thi cử. Tiêu biểu là các công trình của các tác giả: Trong cuốn Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể (Nhà xuất bản (NXB) Đại học Sư phạm, 2006), PGS - TS Nguyễn Viết Chữ đã xây dựng cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề câu hỏi trong dạy học văn. Từ đó, tác giả đề ra những yêu cầu của việc xây dựng câu hỏi trong dạy học tác phẩm văn chương và xác lập một hệ thống câu hỏi cảm thụ để dạy học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông Việt Nam. Ở chuyên luận này, tác giả nối tiếp quan điểm của các nhà sư phạm Nga đã vận dụng linh hoạt hệ thống câu hỏi cảm thụ để dạy học tác phẩm văn chương. Ông đưa ra những yêu cầu cho việc đặt câu hỏi trong quá trình dạy học và vận dụng cách thức đặt câu hỏi cho những thể loại văn học tiêu biểu. Còn trong công trình nghiên cứu chuyên biệt về hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa Văn học của Tiến sĩ Nguyễn Quang Cương mang tên Câu hỏi và bài tập 3 với việc dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường (NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2002) tập trung vào những vấn đề xung quanh hệ thống câu hỏi, bài tập văn học, từ thực trạng dạy học đến các vấn đề lí luận, từ mô hình lí thuyết đến sự vận dụng trong thực tế dạy học tác phẩm văn chương. Tác giả đã khảo sát, đánh giá hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa (SGK) Văn học cải cách; từ đó, xây dựng một số nguyên tắc cũng như đưa ra những tiêu chí để xây dựng hệ thống câu hỏi cho SGK Ngữ văn THPT với mong muốn mang lại cho bộ SGK này một diện mạo mới với hệ thống câu hỏi có chất lượng cao. Trong cuốn Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương (NXB Giáo dục, 2002), Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hoàn đã đi sâu vào trình bày những biện pháp nhằm rèn luyện tư duy cho HS. Tác giả có phân loại hệ thống câu hỏi trong dạy học Ngữ văn. Theo Tiến sĩ, “việc đặt câu hỏi đối với học sinh trong quá trình tiếp nhận văn học có ý nghĩa làm thay đổi tình thái của giờ học, hay nói cách khác là mở tình huống “có vấn đề”, xác định tâm thế thực tại và đặt học sinh vào các yêu cầu của việc nhận thức”. Thêm nữa, “các câu hỏi liên tưởng và tưởng tượng trong hệ thống các câu hỏi sáng tạo trong bài học tác phẩm văn chương được xem như một trong những giải pháp liên kết phương hướng triển khai quá trình hình thành kiến thức, góp phần làm phong phú các hướng tiếp nhận tích cực ở học sinh”[17]. Như vậy theo tác giả, hệ thống câu hỏi và bài tập trong giờ dạy học Ngữ văn có ý nghĩa tạo ra các tình huống có vấn đề cho HS tìm hiểu và giúp họ tiếp nhận bài học một cách tích cực. Ở bài viết Phân tích nêu vấn đề với khả năng phát huy năng lực cảm thụ văn chương của học sinh trong cuốn Văn chương bạn đọc sáng tạo của Giáo sư Phan Trọng Luận (NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2003) đã khẳng định loại câu hỏi trong hoạt động tái hiện thường vụn vặt, rời rạc và đưa ra những yêu cầu của câu hỏi nêu vấn đề như sau: + Câu hỏi nêu vấn đề chứa đựng một dung lượng lớn, mang tính chất tổng hợp, bao gồm nhiều mối liên hệ giữa các yếu tố, các sự kiện nhằm làm sáng tỏ quan điểm chung của tác giả trong tác phẩm văn chương. + Câu hỏi nêu vấn đề thường có tính chất phức tạp về nội dung, chứa đựng mâu thuẫn. 4 + Câu hỏi nhất thiết phải vạch ra được (hoặc định hướng) mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố cụ thể với những vấn đề tổng hợp của tác phẩm. + Câu hỏi mang tính hệ thống liên tục. Mỗi câu hỏi là một cái mốc trong quá trình khám phá. Câu sau bổ sung cho câu trước, câu trước chuẩn bị cho câu sau. + Câu hỏi phải sát hợp với tác phẩm văn học, khơi gợi được hứng thú của bản thân HS. Trong bài “Đa dạng và hiệu quả của câu hỏi trong dạy học Văn” (Tạp chí Giáo dục số 148/2006), Giáo sư Nguyễn Thanh Hùng khẳng định: “Xây dựng được hệ thống câu hỏi có chất lượng là công việc khó khăn nhất trong dạy học Ngữ văn”. Ông quan niệm: Tiếp cận tái hiện, chúng ta có câu hỏi nhằm vào dạng thức bên ngoài, về số lượng, tính chất và đặc điểm của số lượng, vào trí nhớ, việc học, việc đọc thuộc lòng và liệt kê. Tác giả còn xây dựng những tiêu chí của câu hỏi tốt và nội dung câu hỏi ngắn, rõ, chính xác, trực tiếp, tránh đánh đố; câu hỏi có tác dụng kích thích HS, phải thách thức gợi trí tò mò, đòi hỏi muốn trả lời phải vận dụng kiến thức đã học; câu hỏi phù hợp lứa tuổi, khả năng và mối quan tâm của HS; câu hỏi phải tác động tới cảm xúc, thẩm mĩ của HS. Ngoài ra, tác giả còn khuyên GV đặt câu hỏi phải có kĩ thuật mới hiệu quả. Những năm gần đây, việc nêu câu hỏi mở, đề mở trong dạy học Ngữ văn được chú ý hơn. PGS - TS. Đỗ Ngọc Thống trong cuốn Hệ thống đề mở Ngữ văn 10 (NXB Giáo dục, 2007) đã nhận định: “Điều đáng ghi nhận nhất là việc tăng cường ra các đề theo dạng mở đã kích thích được nhiều sự suy nghĩ độc lập, độc đáo và sáng tạo của học sinh”[32, tr.5]. “Trong nhà trường của ta hiện nay, hiện tượng học sinh chép văn mẫu, bài làm văn không có suy nghĩ sáng tạo gì còn rất nhiều. Nguyên nhân một phần là do đề văn chưa đổi mới, chưa buộc học sinh phải sáng tạo…Để góp phần khắc phục tình trạng trên, nhằm khuyến khích những suy nghĩ đa dạng, phong phú của nhiều đối tượng học sinh khác nhau, xu hướng ra đề mở ngày càng phổ biến”[32,tr.7]. Những công trình nghiên cứu trên bằng nhiều hình thức khác nhau để cùng đi đến khẳng định: nếu GV biết xây dựng và sử dụng hiệu quả hệ thống câu hỏi, nhất là câu hỏi mở trong quá trình dạy học Ngữ văn sẽ mang lại niềm say mê học tập bộ môn cho HS, kích thích được tư duy sáng tạo, bày tỏ ý kiến độc lập ở HS. Tuy nhiên, 5 những công trình đi sâu, cụ thể vào vấn đề xây dựng hệ thống câu hỏi mở trong dạy học Ngữ văn ở bậc THPT thì chưa nhiều. Trên cơ sở học hỏi và tiếp thu thành tựu của người đi trước, luận văn này đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề “Xây dựng hệ thống câu hỏi mở trong dạy học Ngữ văn Trung học phổ thông”. 3. Mục đích nghiên cứu Vận dụng lý luận về dạy học hiện đại và đáp ứng yêu cầu đổi mới trong KTĐG HS, đề xuất việc xây dựng hệ thống câu hỏi mở trong dạy học Ngữ văn ở THPT. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khái quát những kiến thức chung về xây dựng câu hỏi, ra đề KTĐG kết quả học tập của HS. - Khảo nghiệm việc xây dựng câu hỏi, ra đề kiểm tra theo hướng mở dành cho bậc học THPT. - Đề xuất phương hướng xây dựng hệ thống đề mở, đáp án mở môn Ngữ văn cho bậc THPT. - Thiết kế một số đề bài mở, đáp án mở. Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng kết quả nghiên cứu. 5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Việc xây dựng câu hỏi mở, đề mở trong dạy học Ngữ văn THPT. 5.2. Khách thể nghiên cứu Học sinh, GV dạy Ngữ văn ở một số trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội. 6. Giả thuyết khoa học Trong bối cảnh GV Ngữ Văn đang có nhiều lúng túng khi xây dựng hệ thống câu hỏi mở trong dạy học, việc xác định tính khả thi và vận dụng linh hoạt hệ thống câu hỏi mở trong dạy học Ngữ văn sẽ góp phần đa dạng hóa PPDH Ngữ Văn, giúp GV khai thác sâu tác phẩm văn chương, tạo hứng thú và tích cực hóa hoạt động của HS; đồng thời hình thành năng lực giải quyết đề mở cho HS. 7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Lí thuyết xây dựng câu hỏi mở và đề xuất phương hướng xây dựng đề mở, đáp án mở trong dạy học Ngữ Văn THPT. 6 8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa lý luận của đề tài Cung cấp một cách rõ ràng và hệ thống cơ sở lý luận những vấn đề cơ bản về xây dựng hệ thống câu hỏi mở trong dạy học Ngữ văn lớp THPT. - Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Những đề xuất về phương hướng xây dựng đề mở, đáp án mở trong dạy học Ngữ văn có thể được áp dụng rộng rãi vào các trường THPT trong cả nước và đáp ứng được yêu cầu đổi mới của việc dạy học Ngữ văn hiện nay. 9. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được đề tài này, chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu chính sau đây: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tham khảo các tài liệu, giáo trình có nội dung liên quan. - Phương pháp khảo sát, thực nghiệm, thống kê, phân tích. - Phương pháp nghiên cứu cơ sở lí luận, qui trình xây hệ thống câu hỏi, các biện pháp rèn luyện kĩ năng đưa câu hỏi mở đã nêu, tiến hành thực nghiệm câu hỏi mở ở một số bài học và kì thi, kiểm tra. - Phương pháp nghiên cứu theo quan điểm liên ngành: Vận dụng kiến thức về Văn học Việt Nam, Lí luận dạy học hiện đại vào quá trình giải quyết đề tài. - Phương pháp quy nạp, tổng hợp, khái quát. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 10. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được trình bày theo 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc nghiên cứu xây dựng câu hỏi mở trong dạy học Ngữ văn ở Trung học phổ thông. Chương 2: Đề xuất phương hướng xây dựng đề mở, đáp án mở môn Ngữ văn Trung học phổ thông. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. 7 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÂU HỎI MỞ TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Lí thuyết về hệ thống câu hỏi trong dạy học Ngữ văn 1.1.1.1. Khái niệm câu hỏi Trong quá trình dạy học nói chung và trong dạy học Ngữ văn nói riêng, câu hỏi được đặt ra khi người dạy muốn tạo “tình huống có vấn đề” đòi hỏi HS phải suy nghĩ trả lời nhằm thu được kiến thức và kĩ năng nào đó. Có thể hiểu câu hỏi là một dạng cấu trúc ngôn ngữ để diễn đạt một yêu cầu, đòi hỏi, một mệnh lệnh của GV mà người học cần giải quyết. Câu hỏi thường có cấu trúc: “cái đã biết” cộng với “cái chưa biết”. Mục đích của việc đặt câu hỏi trong dạy học là giúp GV thực hiện việc dạy học nhằm mục đích luyện tập, thực hành, nhằm hướng dẫn tổ chức HS học, nhằm khích lệ và kích thích suy nghĩ, nhằm đánh giá HS. 1.1.1.2. Vai trò của câu hỏi trong quá trình dạy học Đối với HS, câu hỏi có vai trò như sau: Câu hỏi giúp HS lĩnh hội tri thức một cách có hệ thống, tạo không khí học tập sôi nổi và tránh tình trạng ghi nhớ máy móc. Câu hỏi giúp HS hình thành và tự rèn luyện được phương pháp tìm hiểu, khám phá và cảm nhận nội dung bài học; điều này có ý nghĩa lớn đối với môn Ngữ văn, câu hỏi giúp các em rèn luyện tốt phương pháp đọc hiểu, phân tích, cảm nhận tác phẩm văn học. Đối với GV, theo Giáo sư Nguyễn Thanh Hùng: “….câu hỏi còn để dạy tiếp nữa. Như vậy, đáng xếp phương pháp nêu câu hỏi trong dạy học Ngữ văn vào phương pháp dạy học hiện đại, vì chẳng những nó phát huy tính tích cực chủ động của học sinh mà còn thực hiện phương châm: dạy học để thầy trò cùng học và tiếp tục phát triển.”[17]. Câu hỏi có vai trò giúp GV đánh giá được năng lực của HS, giúp người dạy có thông tin phản hồi từ phía người học để có những điều chỉnh phù hợp. Việc đặt câu hỏi còn nâng cao tầm hiểu biết của GV bởi vì hỏi cũng là một các bổ ích cho việc người dạy đi sâu vào tìm hiểu bài học. Hệ thống câu hỏi còn giúp GV 8 xây dựng cho mình một PPDH tối ưu, thích hợp với hoàn cảnh và đối tượng dạy học. Trên thực tế chúng tôi nhận thấy việc đưa ra những câu hỏi trên lớp của thầy và việc chuẩn bị câu hỏi trong giáo án có thể không trùng khít nhau, nhưng chúng đều hướng tới một mục tiêu là giúp HS lĩnh hội tri thức và hình thành kĩ năng cần thiết. 1.1.2. Lí thuyết về hệ thống câu hỏi mở trong dạy học Ngữ văn 1.1.2.1. Khái niệm câu hỏi mở Có thể hiểu câu hỏi mở là loại câu hỏi chỉ nêu ra yêu cầu về nội dung hay đề tài cần bàn bạc, phân tích, không nhất thiết có yêu cầu về thao tác nghị luận hay phương thức biểu đạt cũng như phạm vi tư liệu, đòi hỏi người trả lời phải lựa chọn cách trình bày phù hợp, sáng tạo và có sức thuyết phục cao. Theo PGS – TS Đỗ Ngọc Thống nội dung của câu hỏi mở “chỉ nêu ra vấn đề cần bàn luận trong bài nghị luận hoặc chỉ nêu đề tài để viết văn bản tự sự, miêu tả..., không nêu mệnh lệnh cụ thể về thao tác lập luận như kiểu: hãy chứng minh, hãy giải thích, hãy phân tích... hoặc về phương thức biểu đạt như: hãy kể, hãy tả, hãy phát biểu cảm nghĩ,..." [32,tr.7]. Cũng có dạng câu hỏi mở, đề mở theo hướng nêu ra một gợi dẫn, HS sẽ tiếp tục phát triển theo các mạch cảm nhận và suy nghĩ riêng của mỗi cá nhân. Đề mở khác với loại đề theo truyền thống, thường không có đầy đủ các yếu tố như: lời dẫn, yêu cầu về thao tác cụ thể, nguồn tư liệu cần huy động; đề mở thường chỉ định hướng nội dung của bài viết. Đề mở còn có thể được thể hiện ở những câu hỏi mở, những câu hỏi có thể chấp nhận nhiều cách trả lời, thậm chí có những câu trả lời đối ngược nhau miễn là HS bộc lộ được nhận thức và lập luận lô gích trong quá trình đi đến câu trả lời. 1.1.2.2. Vai trò của câu hỏi mở trong dạy học Ngữ văn Câu hỏi mở là loại câu hỏi không có câu trả lời duy nhất nên luôn kích thích được suy nghĩ, mở ra những tranh luận, trao đổi ở HS. Việc đặt câu hỏi mở tốt sẽ tạo điều kiện cho người học đưa ra quan điểm khác nhau, làm phong phú nội dung trao đổi và kinh nghiệm của người học. Câu hỏi mở nếu là câu hỏi lớn sẽ mở ra được các nội dung mới hay hình thành được trọng tâm cho giờ học. Ví dụ: Khi dạy học bài ”Người lái đò sông Đà”, GV đặt câu hỏi: Suy nghĩ của anh /chị về sự ổn định và phát triển của phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân từ văn bản ”Chữ người tử tù” (lớp 11) đến ”Người lái đò sông Đà? 9 Còn câu hỏi mở nếu là câu hỏi nhỏ hơn sẽ giúp GV áp dụng ngay lập tức khi giờ học phát sinh tình huống mới; câu hỏi này sẽ khuyến khích HS suy nghĩ kĩ hơn về một ý kiến hay đào sâu ý tưởng của chính mình. Ví dụ: Khi dạy học bài ”Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, HS đang tranh luận sôi nổi về việc người đàn bà hàng chài có nên bỏ người chồng vũ phu không, GV có thể gợi ý, định hướng cuộc thảo luận bằng câu hỏi: Theo em, người đàn bà này theo lô gíc cuộc sống, sẽ đứng trên lập trường nào để đưa ra quyết định của mình (theo lí lẽ thông thường hay theo lí lẽ kì diệu của những người trải đời như chị)? Loại câu hỏi mở này nếu GV càng có tay nghề cao khả năng áp dụng càng lớn, giờ học sẽ hiệu quả hơn. Khi HS trả lời được những câu hỏi này thì chủ đề bài học sẽ được phát triển thông qua suy nghĩ và diễn đạt của HS, cùng với sự hướng dẫn của GV. Câu hỏi mở còn trực tiếp khuyến khích được mọi đối tượng HS, nhất là những HS ít nói, rụt rè, ngại phát biểu ý kiến. Nếu chia câu hỏi mở thành câu hỏi bậc thấp và câu hỏi bậc cao (theo hệ thống phân loại các mức độ câu hỏi của Bloom), thì câu hỏi mở bậc thấp (câu hỏi biết, câu hỏi hiểu, câu hỏi áp dụng) có những vai trò sau đối với người học: + Giúp HS ôn lại những gì đã biết, đã trải qua để làm cơ sở lĩnh hội, tìm tòi kiến thức, thông tin mới có hệ thống. + Giúp người học có khả năng nêu ra được những yếu tố cơ bản trong bài học; biết cách so sánh, phân biệt các nội dung khác nhau trong bài học. + Giúp HS hiểu được nội dung kiến thức, kĩ năng mà bài học trang bị, từ đó biết vận dụng vào thực tế tiếp nhận, đọc hiểu văn bản văn học. + Đồng thời, HS biết cách lựa chọn nhiều phương pháp để giải quyết bài tập, đề văn và các vấn đề trong cuộc sống liên quan... Còn câu hỏi mở bậc cao (câu hỏi phân tích, câu hỏi tổng hợp, câu hỏi đánh giá) có thể giúp người học: + Tìm ra được các mối quan hệ trong hiện tượng, sự kiện, tự diễn giải hoặc đưa ra kết luận riêng. + Từ đó phát triển được tư duy lôgic; kích thích sự sáng tạo của học HS, hướng các em tìm ra nhân tố mới, hướng sáng tạo mới. + Thúc đẩy sự tìm tòi tri thức, sự xác định giá trị khoa học, giá trị thẩm mỹ của HS. 10 Có thể nói, câu hỏi mở trong dạy học có vai trò rất quan trọng: tạo môi trường giao tiếp; tạo môi trường học tập; là công cụ khai thác kiến thức, phát triển tư duy cho người học; đồng thời câu hỏi mở được sử dụng để KTĐG kết quả của người học, khuyến khích tư duy sáng tạo, suy nghĩ độc lập của HS. Mặt khác loại câu hỏi này còn thúc đẩy quá trình đổi mới PPDH của GV. 1.2.2.3. Đặc điểm của câu hỏi mở trong dạy học Ngữ văn Câu hỏi mở, đề văn mở bao giờ cũng hay, hấp dẫn, kích thích được hứng thú của HS, nhưng nói như PGS. TS Đỗ Ngọc Thống, dù “mới mẻ”, “khác lạ”, “mở” đến đâu vẫn phải đảm bảo “sự chính xác, tính khoa học, tính thẩm mỹ và yêu cầu giáo dục tư tưởng cho thế hệ trẻ”[32,tr.5]. Thật vậy, cách ra đề theo hướng mở yêu cầu người viết cần vận dụng tổng hợp những kiến thức, kĩ năng và sự trải nghiệm của cá nhân để giải quyết tốt nhất vấn đề hay đề tài được nêu ra ở đề bài; tùy vào nội dung vấn đề, đề tài mà người viết sẽ lựa chọn và quyết định các thao tác và phương thức biểu đạt phù hợp. Việc ra đề mở do vậy nhằm đánh giá tốt hơn khả năng tư duy, năng lực giải quyết vấn đề, khả năng diễn đạt của người học. Các đề văn ra theo hướng mở thường đem đến cho HS một cơ hội thể hiện trí tưởng tượng, sức sáng tạo, tạo điều kiện để HS thể hiện những cảm nhận, suy nghĩ của cá nhân trước những gì HS được quan sát, tiếp nhận trong các tác phẩm, được trải nghiệm trong cuộc sống. Cách ra đề như vậy sẽ tránh được lối học tủ, học theo văn mẫu đang diễn ra trong môn học này lâu nay. Ví dụ các đề văn như sau: Về một phẩm chất quan trọng của người học trong xã hội hiện nay; Vì sao nhà trường và xã hội cần chú trọng trang bị kĩ năng sống cho học sinh; Một trải nghiệm để lại bài học cuộc sống cho anh /chị; ..., HS có thể huy động những kiến thức, kĩ năng mà nhà trường và xã hội trang bị cho các em để tự bộc lộ suy nghĩ, quan điểm cá nhân. Khi ấy, người học không thể trông chờ vào một loại tài liệu nào có sẵn. Khi tiếp xúc với đề văn mở, HS sẽ rèn luyện được phương pháp học tập, tích lũy tri thức, kĩ năng phù hợp để đáp ứng yêu cầu của đề bài; từ đó, HS có thể trình bày ý kiến, thể hiện khả năng cảm xúc thẩm mĩ nhằm thuyết phục người đọc. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần hiểu cho đúng thế nào là ”đề văn mở”. Việc lựa chọn nội dung đưa vào đề phải có sự cân nhắc, tránh tình trạng GV không kiểm soát nổi những hướng triển khai đa dạng của HS. Bởi cho dù ra đề theo hướng mở thì một 11 đề kiểm tra Ngữ văn trước hết vẫn phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản, đó là tính mô phạm trong cách diễn đạt, trong nội dung đề cập đến, là sự phù hợp với nội dung chương trình và đối tượng người học; là tính thẩm mĩ, hướng thiện của môn học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Do đó, việc ra đề trước hết cần đáp ứng được mục tiêu đánh giá và các tiêu chí đánh giá đã được xác định. Chẳng hạn, với một đề kiểm tra theo hướng kể chuyện sáng tạo (đóng vai nhân vật trong truyện để kể lại câu chuyện, chọn một cách kết thúc khác cho câu chuyện,...), HS có thể có những sáng tạo trong cách kể, cách kết thúc bất ngờ, thú vị, song vẫn phải đảm bảo đúng đặc trưng thể loại của tác phẩm và cách kể chỉ có thể gọi là sáng tạo khi làm tăng thêm ý nghĩa và giá trị cho tác phẩm, vẻ đẹp của hình tượng nhân vật và cốt truyện. Đối với các đề nghị luận xã hội cũng cần nêu ra những vấn đề có ý nghĩa thực tiễn, gần gũi với HS, kích thích những suy nghĩ và cảm nhận sâu sắc của người học từ chính những gì mình đã được trải nghiệm. Các đề nghị luận văn học cũng cần nêu ra những vấn đề có ý nghĩa, không bị bó vào những tác phẩm được học trong chương trình hoặc những hướng tiếp nhận đã định sẵn mà cần có cách khơi gợi, nêu vấn đề một cách đa dạng để HS có thể bộc lộ được năng lực cảm thụ thẩm mĩ về tác phẩm văn học. Thực tế cho thấy đã có những đề văn và bài văn nêu ra những vấn đề xa lạ hoặc phi lô gích, thiếu thực tế hoặc quá ”nhạy cảm” (chẳng hạn: Tưởng tượng cuộc hội ngộ của Tấm và Cám ở thủy cung, Kiều lấy đại gia để cứu cha và em,...). Mặt khác, theo PGS - TS Đỗ Ngọc Thống trong cuốn Hệ thống đề mở Ngữ văn 10, thì: quan niệm “đề mở” dẫn đến đáp án và hướng dẫn chấm cũng cần mở; tức là, không nên bó chặt người viết vào một số ý nào có sẵn, cho trước, mà cần xem xét định hướng về cách giải quyết, còn nội dung cụ thể thì để cho HS tự xác định, tự bộc lộ và trình bày, GV căn cứ vào nội dung và hình thức trình bày của HS mà đánh giá, cho điểm. Đồng thời, chất lượng của bài viết cũng không thể dựa vào dung lượng mà đánh giá được, vấn đề là HS viết mạch lạc, sáng rõ, trình bày những suy nghĩ hoặc kể lại câu chuyện nào đó một cách trung thực, cảm động. Như vậy, tuy là đáp án mở nhưng vẫn cần có những tiêu chí và yêu cầu cơ bản trong việc xây dựng một bài văn phù hợp với đề bài mà HS cần đáp ứng. Có thể nói, câu hỏi mở trong dạy học Ngữ văn là câu hỏi hướng tới sự phát triển khả năng tư duy phê phán và sáng tạo của người học, phù hợp với môi trường 12 dạy học và có sự liên kết với hệ thống câu hỏi trong bài học, được đặt ra theo các bậc nhận thức từ thấp đến cao, nhằm hình thành nên những tri thức, kĩ năng hoàn chỉnh, đáp ứng yêu cầu mục đích của người học. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Đặc điểm của môn Ngữ văn Trung học phổ thông (THPT) 1.2.1.1. Cấu trúc Môn Ngữ văn THPT gồm ba khối lớp: 10, 11, 12. Trên cơ sở nâng cao, hoàn thiện những tri thức, kĩ năng đã được trang bị từ bậc THCS, môn Ngữ văn của ba khối lớp này gồm các phần: + Văn học sử + Đọc văn + Lí luận văn học + Tiếng Việt + Làm văn Các phần trên được sắp xếp xen kẽ, cân đối giữa các tuần học. Cụ thể, kế hoạch dạy học bộ môn được sắp xếp như sau (dành cho ban Cơ bản): Lớp Số tiết /tuần Số tuần Tổng số tiết /năm học 10 3 35 105 11 3,5 35 122,5 12 3 35 105 Cộng (toàn cấp) 332,5 1.2.1.2. Nội dung Môn Ngữ văn bao gồm 3 phân môn: Đọc văn, Tiếng Việt, Làm văn. Cả ba phân môn này đều hướng tới việc hình thành và phát triển năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản cho HS. Nội dung dạy học từng khối lớp của môn Ngữ văn THPT như sau: Lớp 10: Phần Tiếng Việt: gồm bốn nội dung sau: - Phong cách ngôn ngữ và biện pháp tu từ (ngôn ngữ dạng nói và dạng viết, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật) 13 - Hoạt động giao tiếp (hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ) - Một số kiến thức khác (khái quát về lịch sử tiếng Việt, yêu cầu về sử dụng tiếng Việt, một số yếu tố Hán Việt thường dùng để cấu tạo từ) - Củng cố hoàn thiện một số kiến thức, kĩ năng đã học ở Trung học cơ sở ( từ vựng, ngữ pháp, hoạt động giao tiếp, các biện pháp tu từ). Phần làm văn: gồm hai nội dung sau: - Những vấn đề chung về văn bản và tạo lập văn bản (hệ thống hóa kiến thức chung về văn bản đã học ở Trung học cơ sở). - Các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt (Hệ thống hóa các kiếu văn bản đã học ở THCS: văn bản tự sự, văn bản thuyết minh, văn bản nghị luận; luyện nói, luyện viết đoạn văn, bài văn tự sự, thuyết minh, nghị luận; một số kiểu văn bản khác: kế hoạch cá nhân, quảng cáo). Phần văn học: gồm ba nội dung sau: - Văn bản văn học: + Văn học dân gian Việt Nam (sử thi: Đam Săn – trích đoạn Chiến thắng Mtao Mxây; truyền thuyết: An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy; truyện cổ tích: Tấm Cám; truyện cười: Nhưng nó phải băng hai mày, Tam đại con gà; đọc thêm truyện thơ: Tiễn dặn người yêu – trích đoạn Lời tiễn dặn; ca dao: một số bài ca dao yêu thương tình nghĩa, ca dao than thân, ca dao châm biếm, hài hước). + Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (Thơ: Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão; Bảo kính cảnh giới, số 43 – Nguyễn Trãi; Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm; Độc “Tiểu Thanh kí” – Nguyễn Du; đọc thêm: Quốc tộ - Đỗ Pháp Thuận; Cáo tật thị chúng – Mãn Giác thiền sư; Quy hứng – Nguyễn Trung Ngạn. Phú: Bạch Đằng giang phú – Trương Hán Siêu. Ngâm khúc: Chinh phụ ngâm khúc – trích đoạn Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ. Nghị luận: Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi; “Trích diễm thi tập” tự - Hoàng Đức Lương; đọc thêm: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia – Thân Nhân Trung. Sử kí: Đại Việt sử kí toàn thư – trích đoạn Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn của Ngô Sĩ Liên. Truyện: Truyền kì mạn lục – trích Tản viên phán sự lục của Nguyễn Dữ. Truyện thơ Nôm: Truyện Kiều – trích đoạn Trao duyên, Nỗi thương mình, Chí khí anh hùng – Nguyễn Du; đọc thêm: Truyện Kiều – trích đoạn Thề nguyền – Nguyễn Du). 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng