Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng hệ thống bài tập sáng tạo dùng cho dạy học phần cơ học vật lí 10 chương...

Tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập sáng tạo dùng cho dạy học phần cơ học vật lí 10 chương trình nâng cao

.DOC
115
358
58

Mô tả:

Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Trêng ®¹i häc vinh -------------- NguyÔn thÞ xu©n b»ng X¢Y DùNG HÖ THèNG BµI TËP S¸NG T¹O DïNG CHO D¹Y HäC PHÇN C¥ HäC VËT LÝ 10 CH¦¥NG TR×NH N¢NG CAO LuËn v¨n th¹c sÜ gi¸o dôc häc Vinh - 2008 Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Trêng ®¹i häc vinh -------------- NguyÔn thÞ xu©n b»ng X¢Y DùNG HÖ THèNG BµI TËP S¸NG T¹O DïNG CHO D¹Y HäC PHÇN C¥ HäC VËT LÝ 10 CH¦¥NG TR×NH N¢NG CAO Chuyªn ngµnh: lý luËn vµ ph¬ng ph¸p d¹y häc vËt lý M· sè: 60.14.10 LuËn v¨n th¹c sÜ gi¸o dôc häc Ngêi híng dÉn khoa häc PGS.TS. ph¹m thÞ phó Vinh - 2008 Lời cảm ơn Trong quá trình hoàn thành luận văn này tác giả đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, bạn bè, một số đồng nghiệp, người thân. Tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới những người đã giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này. Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với cô giáo, PGS.TS. Phạm Thị Phú, người đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tác giả gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo trong tổ PPGD Vật lí trường Đại học Vinh, các thầy cô giáo trong khoa Sau Đại học trường Đại học Vinh, các thầy cô giáo giảng dạy khoa Vật lí trường Đại học Vinh. Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu và các giáo viên trong trường THPT Quỳnh Lưu 1 Nghệ An, tổ Vật lí – Tin học trường THPT Quỳnh Lưu 1. Quỳnh Lưu, ngày 20 tháng 12 năm 2008 Tác giả Nguyễn Thị xuân Bằng B¶ng viÕt t¾t ViÕt t¾t BTST BT HS GV SGK THPT KHTN Khoa học tự nhiên Côm tõ Bµi tËp s¸ng t¹o Bài tập Häc sinh Gi¸o viªn Sách giáo khoa Trung häc phæ th«ng MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Sáng tạo là lẽ sống còn của mọi quốc gia trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh quyết liệt hiện nay. Dạy học sáng tạo là vấn đề mới mẻ đối với toàn thế giới cũng như ở nước ta. Việc rèn luyện và phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh có thể và cần được tiến hành trong suốt thời gian các em còn ngồi trên ghế nhà trường thông qua việc thực hiện các quá trình sư phạm, việc dạy các bộ môn trong đó có bộ môn vật lý. Cũng như việc học tập môn vật lí nói chung, việc giải bài tập vật lí ở nhà trường nói riêng giúp học sinh hiểu sâu hơn các hiện tượng vật lí xảy ra trong thế giới tự nhiên xung quanh ta, trong các đối tượng của nền công nghệ văn minh mà ta đang sử dụng, và từ sự hiểu biết sâu sắc đó mà thúc đẩy học sinh học giải quyết những vấn đề khác nhau của đời sống và công nghệ sau này. Các bài tập giáo khoa của chúng ta thường rất khác xa với những bài toán mà học sinh sẽ gặp trong cuộc sống. Nếu học sinh không hiểu thấu đáo vật lí học và nhất là không quen với việc giải bài tập vật lí một cách thông minh sáng tạo thì học sinh sẽ khó lòng giải quyết tốt những bài toán thực của cuộc sống. Nội dung dạy học là kiến thức khoa học, là tư duy để chế biến kiến thức, là nhân cách để khắc phục khó khăn trên con đường chiếm lĩnh tri thức nên nhà giáo đồng thời phải là nhà khoa học. Người giáo viên phải lựa chọn phương pháp, biện pháp để giảng dạy và giáo dục cho từng đối tượng học sinh đòi hỏi người thầy lòng nhiệt tình và óc sáng tạo cao. Cơ học lớp 10 là phần kiến thức nền tảng của vật lý THPT. Những kiến thức về cơ học lớp 10 có liên quan rất nhiều đến đời sống và khoa học kỹ thuật. Vì vậy việc nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập sáng tạo trong dạy học vật lý nhằm giúp học sinh nắm vững nội dung này, đặc biệt giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết các tình huống khác nhau để có điều kiện đi sâu vào nghiên cứu trong tương lai và áp dụng tốt vào thực tiễn. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn nói trên tôi chọn đề tài nghiên cứu “Xây dựng hệ thống bài tập sáng tạo dùng cho dạy học phần Cơ học Vật lý 10 chương trình nâng cao”. 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng hệ thống bài tập sáng tạo phần Cơ học và đề xuất phương án sử dụng vào dạy học Cơ học lớp 10 ban KHTN nhằm góp phần bồi dưỡng tư duy cho học sinh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng - Các cơ sở lí luận về tư duy sáng tạo, bài tập sáng tạo ở bậc THPT. - Quá trình dạy học Vật lí THPT. 3.2.Phạm vi - Phần Cơ học lớp 10 chương trình nâng cao. - Bài tập sáng tạo. 4. Giả thuyết khoa học - Có thể xây dựng được hệ thống bài tập sáng tạo phần Cơ học lớp 10 đảm bảo các yêu cầu của khoa học vật lý, tâm lý học và lý luận dạy học. - Việc sử dụng bài tập sáng tạo vào dạy học một cách hợp lí sẽ góp phần bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh, nâng cao hiệu quả dạy học. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh. 5.2 Nghiên cứu lý luận về bài tập sáng tạo trong dạy học vật lý. 5.3 Nghiên cứu mục tiêu, nội dung kiến thức phần Cơ học lớp 10 chương trình nâng cao. 5.4 Thực trạng dạy học bài tập vật lí phần Cơ học lớp 10. 5.5 Xây dựng hệ thống bài tập sáng tạo phần Cơ học lớp 10 chương trình nâng cao. 5.6 Đề xuất các phương án giảng dạy với bài tập sáng tạo đã xây dựng. 5.7 Thực nghiệm sư phạm. 6. Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về tư duy sáng tạo. - Xây dựng hệ thống bài tập sáng tạo phần Cơ học lớp 10 nâng cao. + Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: - Điều tra thực trạng dạy học vật lí ở trường THPT. - Thí nghiệm vật lí giải bài tập sáng tạo. - TNSP. 7. Kết quả đóng góp của đề tài - Đề xuất được phương pháp xây dựng bài tập sáng tạo về Vật lí. - Xây dựng được hệ thống bài tập sáng tạo phần Cơ học lớp 10 chương trình nâng cao. - Đề xuất các hình thức và biện pháp dạy học với BTST nhằm bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh. 8. Cấu trúc của luận văn - Mở đầu. - Nội dung: 3 chương. Chương 1: Cơ sở lí luận về việc xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập sáng tạo trong dạy học vật lí ở trường THPT Chương 2: Xây dựng hệ thống bài tập sáng tạo phần Cơ học lớp 10 chương trình nâng cao Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. - Kết luận. - Tài liệu tham khảo. - Phụ lục. Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG THPT Bài tập sáng tạo - một phương tiện bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh. Cơ sở lí luận của bài tập sáng tạo là tư duy sáng tạo và các biện pháp bồi dưỡng tư duy sáng tạo trong dạy học. Vì vậy phần cơ sở lí luận giải quyết ba vấn đề sau: - Năng lực tư duy sáng tạo - Dạy học sáng tạo - Bài tập sáng tạo. 1.1. Năng lực tư duy sáng tạo Trong các năng lực của con người, năng lực tư duy đóng vai trò số một. Bởi vì tư duy tốt hay tư duy không tốt sẽ có ảnh hưởng quyết định đến đời sống của con người về thể chất, tinh thần, quan hệ với cộng đồng, đến sự giàu có, hạnh phúc một gia đình, đến sự hưng thịnh, hùng cường của một quốc gia. Năng lực tư duy sáng tạo là tiêu chuẩn đánh giá và đào tạo người lao động trong thế kỷ trí tuệ này. Tư duy sáng tạo không những chỉ giúp học tập tốt ở trường học mà còn giúp trở thành người công dân tốt trong việc ra những quyết định thông minh, để tìm ra những giải pháp sáng tạo, thích hợp tối ưu cho mọi vấn đề xã hội yêu cầu; trở thành con người tích cực, tiến bộ, văn minh, tỉnh táo tìm được những giải pháp sáng tạo trong đấu tranh, lao động vì sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Vậy năng lực tư duy sáng tạo là gì? Năng lực tư duy sáng tạo của con người được hình thành và phát triển theo quy luật nào? Làm thế nào để bồi dưỡng tư duy sáng tạo? 1.1.1. Khái niệm về năng lực Theo tâm lí học thì “năng lực là tổng hợp những thuộc tính độc lập của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động đó” [27,16]. Như vậy, năng lực là những thuộc tính tâm lí riêng của cá nhân, được thể hiện ở trình độ học vấn, sự phát triển trí tuệ, kĩ năng, kinh nghiệm hoạt động sáng tạo, hệ thống tri thức, sự trải nghiệm cuộc sống... Mặc dù năng lực của mỗi cá nhân một phần dựa trên cơ sở tư chất, nhưng chủ yếu năng lực được hình thành, phát triển và thể hiện trong hoạt động tích cực của con người dưới sự tác động của học tập rèn luyện, giáo dục. Trong đó việc hình thành và phát triển nhân cách là phương tiện hiệu quả thúc đẩy sự phát triển của năng lực. 1.1.2. Khái niệm về tư duy Theo các nhà tâm lí học [35]: Tư duy là quá trình phân tích và tổng hợp, so sánh, trừu tượng hoá và khái quát hoá trên con đường tìm ra cái mới. Mục tiêu của tư duy là tìm ra các triết lí, lí luận, phương pháp luận, phương pháp, giải pháp trong các tình huống hoạt động của con người. Hoạt động của tư duy đồng nghĩa với hoạt động trí tuệ, đó là các quá trình phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá và trừu tượng hoá. Phân tích là hoạt động tách đối tượng nghiên cứu thành những phần tử nhỏ hơn, nhằm tìm hiểu bản chất của nó. Tổng hợp là quá trình kết hợp bằng tưởng tượng hay sự thật các yếu tố riêng rẽ nào đó thành một chỉnh thể. So sánh là thao tác nhằm phát hiện sự giống nhau và khác nhau giữa các đối tượng, sự biến đổi của chúng theo thời gian và không gian, ảnh hưởng của môi trường, điều kiện cần cho quá trình phát triển của các sự vật hiện tượng. Trong dạy học Vật lí, vận dụng so sánh – tương tự có thể giúp học sinh tìm ra được bản chất các đại lượng vật lí. Trừu tượng hoá là hoạt động nhằm lựa chọn và rút ra được những cái chung và bản chất của một số đối tượng. Khái quát hoá nhằm gom những đối tượng có cùng thuộc tính chung và bản chất vào một nhóm. Trừu tượng hoá và khái quát hoá luôn có quan hệ chặt chẽ với nhau khi tiến hành phân loại đối tượng. Việc hình thành năng lực khái quát hoá - trừu tượng hoá liên quan mật thiết tới việc bồi dưỡng tài năng. Tư duy là một hiện tượng tâm lí, là hoạt động nhận thức bậc cao của con người. Hoạt động tư duy diễn ra khi có những điều kiện vật chất và tinh thần sau:  Cơ sở vật chất và tinh thần của tư duy * Cơ sở vật chất của tư duy bao gồm: Cơ sở sinh lí thần kinh; Sức khoẻ và nhu cầu vật chất. Cơ sở sinh lí thần kinh của tư duy là sự hoạt động của vỏ đại não. Sức khoẻ dồi dào mới đủ dưỡng chất, năng lượng cung cấp cho hoạt động của bộ não. Sức khoẻ theo y tế thế giới xác định gồm ba nhân tố: sức khoẻ thể chất, sức khoẻ tinh thần và sức khoẻ tâm lí xã hội [31,74]. Tuỳ theo thể lực, điều kiện sống, nghề nghiệp mà mỗi người cần có cách rèn luyện sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng phù hợp để có đủ sức khoẻ, đảm bảo điều kiện cho hoạt động tư duy đạt kết quả tốt. Hoạt động tư duy đòi hỏi những nhu cầu vật chất nhất định. Đó là tiền lương thưởng để giải quyết nhu cầu sinh học và nhu cầu văn hoá của người lao động, là phương tiện làm việc (công cụ, máy móc, tiền vốn, chỗ làm việc...), là kinh phí để biến ý tưởng thành sản phẩm. * Cơ sở tinh thần của tư duy gồm có sự tôn trọng, không khí cởi mở giữa những người cùng lao động, sự khuyến khích, động viên, các phong trào thi đua, khen thưởng. Khi tinh thần được kích phát, người lao động có thể vượt nhiều khó khăn trở ngại để lao động tốt hơn, giải quyết khó khăn, kể cả khó khăn về vật chất.  Các loại tư duy Có thể chia tư duy ra làm ba loại tư duy cơ bản, phổ biến ta thường gặp trong học tập cũng như trong cuộc sống đời thường. Ba loại tư duy đó là [31,62]: - Tư duy logic hình thức (tư duy logic): Tư duy logic dựa trên luật bài trung và tam đoạn luận. Luật bài trung quy định A là A chứ A không thể vừa là A vừa là không A được. Tam đoạn luận trước hết khẳng định một tính chất  chung cho mọi phần tử của một tập hợp A; sau đó khẳng định rằng một phần tử a nào đó thuộc tập hợp A; cuối cùng với hai khẳng định đó thì có thể kết luận rằng: phần tử a có tính chất  . Tư duy logic chỉ dùng trong việc nghiên cứu các đối tượng trong trạng thái yên tĩnh. Nếu đối tượng ở trạng thái vận động thì phải dùng tư duy logic biện chứng (tư duy biện chứng). - Tư duy biện chứng: Tư duy biện chứng bác bỏ luật bài trung, chấp nhận A vừa là A, vừa đồng thời không phải là A. Đó là chân lí của sự vận động. Vận động là thường xuyên, yên tĩnh là tạm thời nên tư duy biện chứng đóng vai trò to lớn trong quá trình suy nghĩ của con người. Ngoài hai kiểu tư duy cơ bản nói trên, con người còn tạo ra các hình thức văn học nghệ thuật để thâm nhập vào thế giới xung quanh ta và trong ta. Kiểu tư duy đó gọi là tư duy hình tượng. - Tư duy hình tượng: Tư duy hình tượng là kiểu tư duy mà sản phẩm tạo ra bằng hư cấu, bằng tưởng tượng ra những đối tượng theo những quan điểm thẩm mỹ nhất định giúp người ta hình dung ra các sự vật, các sự kiện, những con người với những khả năng vốn có của chúng. Từ ba loại tư duy cơ bản nói trên, người ta có thể chia tư duy thành nhiều loại tuỳ theo đặc điểm và tính chất của quá trình tư duy. Nếu xét về mức độ độc lập, có thể chia tư duy ra làm bốn bậc [31,65]: - Tư duy lệ thuộc để chỉ tư duy của những người suy nghĩ dựa dẫm vào tư duy của người khác. - Tư duy độc lập để chỉ tư duy của những người có chính kiến riêng trong một lĩnh vực nào đó. - Tư duy phê phán chỉ tư duy của những người có tư duy độc lập và biết phán xét đúng sự việc đó bằng khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp của mình. - Tư duy sáng tạo chỉ tư duy của những người biết phê phán sự việc và đề ra được những giải pháp mới nhằm khắc phục thiếu sót và phát huy ưu điểm. 1.1.3. Khái niệm về sáng tạo Sáng tạo là hoạt động tạo ra sản phẩm (đối tượng) vật chất hoặc tinh thần có tính mới và tính ích lợi [8,10]. Sáng tạo cần cho bất cứ lĩnh vực nào trong cuộc sống, lao động của con người từ cấp độ vi mô đến vĩ mô. Sáng tạo có mặt trong mọi lĩnh vực hoạt động vật chất và tinh thần của con người. Sáng tạo có nhiều cấp độ từ thấp đến cao; ở cấp độ cao sản phẩm của sáng tạo là các phát minh, sáng chế. Để đánh giá một sản phẩm có phải là sản phẩm sáng tạo hay không cần xem xét hai tiêu chí: tính mới và tính ích lợi. Chương trình đánh giá tính sáng tạo của sản phẩm: - Chọn đối tượng tiền thân. - So sánh sản phẩm đánh giá với đối tượng tiền thân của nó. - Tìm tính mới của sản phẩm (tính khác biệt so với đối tượng tiền thân). - Trả lời câu hỏi: tính mới đó đem lại ích lợi gì? trong phạm vi nào? - Kết luận về tính sáng tạo của sản phẩm. (Chương trình này rất có ý nghĩa khi đánh giá tính sáng tạo của một bài tập trong dạy học) Sáng tạo có nhiều mức tương ứng với mức khó của bài toán. 1.1.4. Tư duy sáng tạo 1.1.4.1. Khái niệm về tư duy sáng tạo Theo Rubinski: “tư duy bắt đầu từ tình huống có vấn đề” hay “vấn đề” là điều kiện cần để khởi động tư duy. Vấn đề (bài toán) là đối tượng của tư duy.  Vấn đề (bài toán) là tình huống, ở đó người giải biết mục đích cần đạt nhưng không biết cách đạt đến mục đích hoặc không biết cách tối ưu đạt đến mục đích trong một số cách đã biết [8,11]. Trường hợp thứ hai chính là quá trình ra quyết định. Trong Sáng tạo học [8,11] (dựa theo tính thực tế của nội dung bài toán), người ta phân biệt hai loại: - Bài toán đúng hay bài toán giáo khoa: là những bài toán gồm hai phần giả thiết và kết luận; phần giả thiết trình bày những yếu tố cho trước đủ để giải bài toán, phần kết luận chỉ ra đúng mục đích cần đạt. Các bài toán này thường gặp trong các sách giáo khoa, sách bài tập và sử dụng phổ biến trong dạy học; nội dung mang tính sách vở, xa rời thực tế. - Tình huống vấn đề xuất phát: đây là bài toán mà người giải phải tự phát biểu bài toán, phần giả thiết có thể thiếu hoặc thừa hoặc vừa thừa vừa thiếu; phần kết luận nêu mục đích chung chung, không rõ ràng, không chỉ cụ thể phải tìm ra cái gì. Trong quá trình giải bài toán, người giải phải trải qua giai đoạn biến bài toán tình huống xuất phát thành bài toán đúng, bao gồm các bước sau: + Phát hiện các tình huống vấn đề xuất phát có thể có. + Lựa chọn các tình huống vấn đề xuất phát ưu tiên để giải quyết. + Phát hiện và phát biểu phổ các bài toán cụ thể có thể có của tình huống vấn đề xuất phát ưu tiên. + Phân tích, đánh giá và lựa chọn trong số các bài toán cụ thể kể trên ra bài toán cụ thể đúng cần giải. Loại bài toán thứ hai này là có tác dụng to lớn trong việc bồi dưỡng tư duy linh hoạt sáng tạo và đầu óc thực tiễn có thể vận dụng trong dạy học và gọi là bài tập sáng tạo. Loại bài toán này ít được đề cập trong trường học.  Tư duy sáng tạo là quá trình suy nghĩ đưa người giải - Từ không biết cách đạt đến mục đích đến biết cách đạt mục đích, hoặc - Từ không biết cách tối ưu đạt đến mục đích đến biết cách tối ưu đạt đến mục đích trong một số cách đã biết [8,13]. Tư duy sáng tạo và quá trình suy nghĩ giải quyết vấn đề (giải bài toán) và ra quyết định được coi là tương đương về nghĩa. Mỗi con người chúng ta cần sáng tạo bởi vì tư duy sáng tạo là nguồn tài nguyên cơ bản nhất của con người, là nguồn gốc chính sinh ra sự giàu có, thịnh vượng của một quốc gia, một gia đình. Các nghiên cứu lí thuyết và thực nghiệm về tâm lí học sáng tạo [31,20] đã khẳng định: Tất cả mọi người đều ẩn chứa tiềm năng sáng tạo lớn hoặc nhỏ. Nếu được khơi dậy, bồi dưỡng rèn luyện thường xuyên và đúng phương pháp thì tiềm năng sáng tạo sẽ bộc lộ và phát triển không ngừng, nếu không chú ý khơi dậy thì tiềm năng sáng tạo sẽ mai một hoặc không có điều kiện bộc lộ. Kết luận này có ý nghĩa rất lớn đối với giáo dục nói chung và dạy học các môn học trong trường phổ thông nói riêng. 1.1.4.2. Quy luật hình thành và phát triển của tư duy sáng tạo Kết quả nhiều công trình nghiên cứu về tư duy sáng tạo [31,61] cho thấy, tư duy sáng tạo được hình thành và phát triển theo các quy luật sau: * Khi hoàn cảnh có vấn đề (có tình huống có vấn đề) thì tư duy sáng tạo mới phát triển. Trong dạy học, để khởi động tư duy cần tạo các tình huống có vấn đề. Đứng trước tình huống có vấn đề, ở học sinh (HS) sẽ xuất hiện nhu cầu nhận thức, đó là điểm xuất phát của quá trình sáng tạo. * Tư duy sáng tạo hình thành và phát triển trên cơ sở thực tiễn rồi trở lại làm phong phú thực tiễn. Do vậy các bài tập (vấn đề) trong dạy học cần xuất phát từ thực tiễn, giải quyết yêu cầu bức thiết của thực tiễn. * Tư duy sáng tạo phát triển từ tư duy độc lập, tư duy phê phán. Độc lập suy nghĩ, tôn trọng ý kiến cá nhân, đánh giá đúng sự việc là điều kiện cần thiết để phát triển tư duy sáng tạo. * Chủ thể của tư duy sáng tạo cần được cung cấp đầy đủ tư liệu, đó là tri thức, thông tin, kinh nghiệm, các phương pháp, các sự kiện trong tự nhiên, xã hội. Trong dạy học, dạy tư duy phải đi kèm với dạy tri thức, phương pháp. Phải coi trọng việc bồi dưỡng phương pháp tự học. Tự học giúp cá nhân có thể thu thập một cách cập nhật thông tin về tự nhiên, xã hội. Tự học giúp hình thành ở cá nhân nhu cầu nhận thức. * Bộ não cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, và được hoạt động trong môi trường thuận lợi. Tạo môi trường thông thoáng cởi mở tự do để giải phóng tư duy là điều kiện rất quan trọng trong hoạt động dạy học. * Tư duy sáng tạo hình thành và phát triển dần dần theo quy luật từ tiệm cận đến nhảy vọt, kiểu mưa dầm thấm lâu, hạt cát bé tích tụ lâu ngày thành bãi phù sa lớn. Trong dạy học cần rèn luyện các kĩ năng tư duy sáng tạo cho học sinh giúp họ giải quyết tốt các bài tập (vấn đề), về lâu dài tiến tới điều khiển tư duy sáng tạo. Sau đây là mô hình quá trình tư duy sáng tạo theo phương pháp thử và sai và theo quan điểm lí thuyết thông tin. 1.1.4.3. Mô hình biến đổi thông tin thành tri thức của tư duy sáng tạo Trong TRIZ (Lí thuyết giải bài toán sáng chế) [9,38] tri thức được hiểu là thông tin có ý nghĩa đối với chủ thể (người có thông tin). (Quan điểm này và quan điểm về quan hệ giữa nhu cầu cá nhân, tư duy và hành động cần được xem xét vận dụng trong dạy học để biến việc học thành hoạt động nhu cầu bức thiết cá nhân, học là niềm vui, là hạnh phúc chứ không phải học là gánh nặng hiện nay như trong nhà trường nước ta). Theo lí thuyết thông tin, quá trình suy nghĩ giải quyết vấn đề và ra quyết định chính là quá trình biến đổi thông tin thành tri thức hoặc biến tri thức đã có thành tri thức mới, vì lời giải bài toán chính là thông tin đem lại ích lợi cho người giải (đạt được mục đích). Sơ đồ 1.1 mô hình hoá các giai đoạn của quá trình tư duy để giải bài toán theo phương pháp thử và sai theo quan điểm lí thuyết thông tin. * Phát hiện các “tình huống vấn đề xuất phát” * Tiếp thu thông tin (hiểu BT) Lựa chọn “tình huống v/đ” ưu tiên cần giải * Phát hiện và phát biểu “phổ các BT cụ thể có” của “t/h v/đ x/p ưu tiên” * Phân tích, đánh giá và lựa chọn các BT cụ thể để có được BT cụ thể đúng cần giải. Thực hiện thử các ý tưởng Bài toán cụ thể đúng cần giải TRÍ NHỚ Xử lý thông tin Phát ý tưởng giải BT Sơ đồ 1.1: Mô hình hoá quá trình tư duy giải quyết vấn đề theo phương pháp thử và sai. Trong dạy học, để phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh cần hướng dẫn Sai học sinh giải các bài tập theo các giai Tìm đoạnthêm củathông quá trình tin từđược mô tả trong sơ đồ môi trường bên ngoài Lời giải 1.1. Mô hình đó còn cho thấy rằng có thể điều khiển tư duy sáng tạo bằng cách điều khiển thành tố tâm lí trong tư duy sáng tạo. 1.1.4.4. Các thành tố tâm lí trong tư duy sáng tạo Các công trình nghiên cứu về tâm lí học sáng tạo [8,40] đã chỉ ra rằng, tư duy sáng tạo là sự nhảy vọt về chất của quá trình tích luỹ về lượng của các thành tố tâm lí: Trí nhớ, tính liên tưởng, trí tưởng tượng; Ngoài ra trực giác (linh tính) cũng có vai trò quan trọng. a) Trí nhớ: có chức năng ghi nhớ, lưu trữ, tái hiện các thông tin mà chủ thể đã và đang có. Nhờ trí nhớ, tri thức đã học được vận dụng trong tình huống mới. Như vậy, trí nhớ là một điều kiện quan trọng đối với sự phát triển tư duy sáng tạo. Ngoài chức năng ưu việt của trí nhớ, TRIZ phát hiện ảnh hưởng tiêu cực của trí nhớ đối với tư duy sáng tạo: trí nhớ tạo nên tính ì tâm lý hướng suy nghĩ của người giải bài toán về phía quen thuộc, đã biết, cản trở đi đến cái mới. Dựa vào quy luật hoạt động của trí nhớ, trong dạy học, để tăng cường trí nhớ cho học sinh cần dạy kiến thức một cách có hệ thống từ dễ đến khó, quá trình truyền thụ kiến thức phải theo các giai đoạn: nhận biết  thông hiểu  vận dụng, các kiến thức đã học cần được hệ thống hoá để sắp xếp chúng trong bộ nhớ. Trí nhớ là hoạt động của phản xạ có điều kiện, thông tin phải được lặp đi lặp lại nhiều lần mới thành lập được phản xạ có điều kiện nên thường xuyên ôn tập là một phương pháp có hiệu quả để tăng cường trí nhớ. Dùng nhiều phương tiện trực quan để truyền thụ kiến thức nhằm gây ấn tượng mạnh giúp HS nhớ lâu kiến thức. Mục đích học tập chính xác, thái độ học tập nghiêm túc, nỗ lực học tập, đào sâu suy nghĩ là ngọn nguồn sinh ra hứng thú học tập, là điều kiện để phát triển trí nhớ. b) Tính liên tưởng là khả năng của con người từ ý nghĩ này thông qua một mối liên kết dựa trên kinh nghiệm nào đó để đi đến ý nghĩ khác. Liên tưởng xảy ra theo nhiều hướng khác nhau tuỳ theo người suy nghĩ chú ý nhấn mạnh vào khía cạnh nào của đối tượng suy nghĩ. Khả năng liên tưởng giúp cho việc xuất phát các ý tưởng trong đó có ý tưởng sáng tạo. Trong dạy học, cần chú ý phân tích quá trình vận dụng trí nhớ để phát hiện mối liên hệ giữa bài tập tình huống xuất phát với các bài tập khác tương tự. Cần hướng cho học sinh suy nghĩ theo một định hướng rõ ràng: từ nhu cầu giải bài tập đến thu nhận thông tin từ bài tập và các nguồn thông tin khác, phát hiện mối liên hệ giữa thông tin được cung cấp, trí nhớ và mục tiêu cần đạt tới. Cần đặt câu hỏi loại như kiến thức này (kia) có thể dùng ở đâu? Ví dụ nào minh hoạ? kiến thức này liên quan gì đến thông tin mình được cung cấp, liên quan gì đến mục tiêu của bài tập?...Việc tập cho HS dùng phép liên tưởng trong các bài tập sáng tạo sẽ hình thành và phát triển ở họ năng lực liên tưởng. c) Trí tưởng tượng : Tưởng tượng giúp ta nhìn thấy trước sản phẩm hoạt động trong nhiều trường hợp, là một hoạt động mang tính sáng tạo. Trí tưởng tượng cung cấp cho con người những gì mà thực tại chưa kịp hoặc không thể cho con người. Người có tri thức và kinh nghiệm thực tiễn phong phú, đa dạng thường có năng lực tưởng tượng mạnh hơn hẳn người chỉ biết một mặt của tri thức. Để phát triển trí tưởng tượng cho HS, các bài tập (vấn đề) cần xuất phát từ thực tiễn, phải đa dạng, việc giải bài tập phải sử dụng kiến thức tổng hợp của nhiều môn học. d) Trực giác (linh tính): Trực giác giúp người giải có nhiều ý tưởng từ vùng tiềm thức và vô thức trong quá trình giải toán ngoài các ý tưởng có nhờ ý thức. Để hình thành khả năng trực giác cho học sinh, cần tạo không khí học tập thoải mái, không ràng buộc, hạn chế để suy nghĩ trong vùng ý thức rõ ràng, mạch lạc, thoải mái. Từ đó giúp giải phóng thêm nhiều ý tưởng xuất phát từ miền tiềm thức và vô thức. Như vậy cần tích luỹ về lượng cho các thành tố tâm lí: Trí nhớ, tính liên tưởng, trí tưởng tượng, trực giác để dẫn đến sự nhảy vọt về chất đó là tư duy sáng tạo. Tư duy sáng tạo cần cho tất cả mọi người. Dạy học sáng tạo là một chiến lược quan trọng của giáo dục phổ thông nước ta cũng như các nước khác trên thế giới. 1.2. Dạy học sáng tạo Lí thuyết và thực nghiệm đã chứng tỏ rằng có thể dạy tư duy sáng tạo (dạy học sáng tạo) cho HS trong trường phổ thông. Vậy dạy học sáng tạo là gì? Cơ sở khoa học và thực tiễn của dạy học sáng tạo? Cần sử dụng những biện pháp nào để phát huy năng lực sáng tạo của cá nhân? 1.2.1. Dạy học sáng tạo là gì? Dạy học sáng tạo là dạy học nhằm mục đích bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho người học. Trong lịch sử Sáng tạo học, đã tồn tại các quan điểm khác nhau về sáng tạo: * Sáng tạo là bẩm sinh, sáng tạo không có con đường logic, không dạy được. * Sáng tạo = bẩm sinh + rèn luyện (tích luỹ)  nhảy vọt về chất (Lí thuyết vùng phát triển gần của Vưgôtxki). Theo quan điểm thứ hai thì có thể dạy được, bồi dưỡng được tư duy sáng tạo. Người khởi xướng khoa học sáng tạo là Altshuller (Nga), ông đã nung nấu lí thuyết để giúp bất kì người bình thường nào cũng có thể sáng tạo được. Cùng với các cộng sự, dựa trên cơ sở kiến thức tổng hợp của nhiều bộ môn khoa học và kĩ thuật đã phân tích các hồ sơ sáng chế kĩ thuật để xây dựng nên Lí thuyết giải các bài toán sáng chế (TRIZ), hình thành phương pháp luận sáng tạo (hay Sáng tạo học). Phương pháp luận sáng tạo đã được đưa vào dạy ở nhiều trường, tổ chức, công ty. Một trong những đặc điểm quan trọng của hoạt động sáng tạo là tính mới mẻ của sản phẩm. Theo quan điểm tâm lí học, sản phẩm mới mẻ có tính chất chủ quan đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động học tập sáng tạo. Tính chủ quan của cái mới được xem như dấu hiệu đặc trưng của quá trình sáng tạo, cho khả năng định hướng hoạt động sáng tạo của người học. Năng lực tư duy sáng tạo gắn liền với kĩ năng , kĩ xảo, vốn hiểu biết của chủ thể. Có thể dạy tư duy sáng tạo cho HS phổ thông thông qua dạy kiến thức. Kiến thức khoa học là đã biết đối với nhân loại nhưng là mới mẻ đối với HS. Việc tổ chức các hoạt động sáng tạo gắn liền với quá trình nhận thức có tác dụng phát triển tư duy sáng tạo cho HS. HS sáng tạo không đem lại lợi ích gì cho nhân loại mà để tập dượt sáng tạo, sáng tạo ra chính bản thân mình bây giờ, chuẩn bị sau này sáng tạo ra cái mới cho dân tộc, cho đất nước. Dạy học sáng tạo có thể đi trước sự phát triển, thúc đẩy sự phát triển. Dạy học sáng tạo được thực hiện trên cơ sở khoa học và thực tiễn sau: 1.2.2. Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc dạy học sáng tạo 1.2.2.1. Cơ sở tâm lí học Dạy học sáng tạo lấy lí thuyết thích nghi của Piaget và lí thuyết về vùng phát triển gần của Vưgốtsxki làm cơ sở. - Lí thuyết thích nghi của Piaget [32,63]: Những phẩm chất mới của con người được phát triển thông qua các giai đoạn : Mất cân bằng - điều ứng - đồng hóa - thích nghi – lập lại cân bằng ở trình độ cao hơn Như vậy, bằng hoạt động tích cực, tự lực, con người sáng tạo ra chính bản thân mình, những phẩm chất mới của mình. - Lí thuyết về vùng phát triển gần của Vưgốtsxki [32,64]: Chỗ tốt nhất để phát triển những phẩm chất tâm lí là vùng phát triển gần. Đó là vùng nằm giữa khả năng đang có và nhiệm vụ mới phải thực hiện mà ta chưa biết cách làm, nhưng nếu có sự cố gắng cá nhân và có sự giúp đỡ của những người cùng trình độ hoặc có trình độ cao hơn thì có thể tự lực thực hiện được. Như vậy: + Nếu trao cho học sinh (HS) nhiệm vụ nằm trong vùng phát triển gần thì học sinh cố gắng một chút có thể hoàn thành được. + Sự giúp đỡ của bạn bè và giáo viên (GV) có thể hỗ trợ cho học sinh tìm ra cách vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ. 1.2.2.2. Cơ sở lí luận dạy học Dạy học sáng tạo biểu hiện sự thống nhất giữa chức năng: giáo dục, giáo dưỡng và phát triển. Điều này thể hiện ở chỗ trong dạy học sáng tạo, HS chiếm lĩnh được tri thức theo phương pháp nghiên cứu của các nhà khoa học (Biểu diễn ở sơ đồ 1.2 - Chu trình nhận thức sáng tạo của Razumôpxki) nhờ vậy mà tư duy sáng tạo được phát triển. Đồng thời dạy học sáng tạo cũng góp phần bồi dưỡng cho HS những đức tính cần thiết như tính chủ động, tích cực, kiên trì, vượt khó, tính kế hoạch và thói quen tự kiểm tra, đánh giá,... Mô hình Hệ quả Sự kiện Thực nghiệm Sơ đồ 3: Chu trình nhận thức sáng tạo của Razumôpxki 1.2.2.3. Cơ sở phương pháp luận sáng tạo Dạy học sáng tạo lấy lí thuyết TRIZ và các phương pháp tích cực hoá tư duy của phương pháp luận sáng tạo làm cơ sở.  Theo TRIZ có 40 thủ thuật (nguyên tắc) sáng tạo cơ bản. Trong khuôn khổ đề tài và theo định hướng nghiên cứu vận dụng vào dạy học, chúng tôi trình bày các nguyên tắc có ý nghĩa trong dạy học sáng tạo như sau: 1. Nguyên tắc phân nhỏ a) Chia đối tượng thành các phần độc lập. b) Làm đối tượng trở nên tháo lắp được. c) Tăng mức độ phân nhỏ đối tượng. (Phân nhỏ bài toán) 2. Nguyên tắc tách khỏi: tách phần gây “phiền phức” (tính chất “phiền phức”) hay ngược lại tách phần duy nhất “cần thiết” (tính chất cần thiết) ra khỏi đối tượng. (Đơn giản hoá bài toán) 3. Nguyên tắc phản đối xứng: Chuyển đối tượng có hình dạng đối xứng thành không đối xứng (giảm bậc đối xứng). 4. Nguyên tắc đảo ngược: hành động ngược lại với yêu cầu của bài toán. 5. Nguyên tắc vạn năng: Kết hợp một số chức năng trên một đối tượng. 6. Nguyên tắc phản trọng lượng: a) Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng cách gắn nó với đối tượng khác, có lực năng. b) Bù trừ trọnglượng của đối tượng bằng cách tương tác với môi trường như sử dụng các lực thuỷ động, khí động... 7. Nguyên tắc thực hiện sơ bộ a) Thực hiện trước sự thay đổi cần có đối với đối tượng b) Sắp xếp đối tượng sao cho có thể hoạt động thuận lợi nhất.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng