Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học trong giờ tập đọc c...

Tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học trong giờ tập đọc cho học sinh lớp 4, 5

.PDF
88
83
95

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô trong khoa Giáo dục Tiểu học và các thầy cô trong tổ bộ môn Phương pháp dạy học Tiếng Việt đã giúp tôi trong quá trình học tập tại trường và tạo điều kiện cho tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS.GVC Phạm Thị Hòa đã tận tình hướng dẫn để tôi nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể các thầy cô và học sinh trường Tiểu học Uy Nỗ đã giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Do hạn chế về mặt thời gian và năng lực của bản thân nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày 2 tháng 5 năm 2012 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thu Hoa LỜI CAM ĐOAN Đề tài được chúng tôi nghiên cứu và hoàn thành trên cơ sở kế thừa và phát huy những công trình nghiên cứu có liên quan của tác giả khác, cộng với sự cố gắng nỗ lực của bản thân. Chúng tôi xin cam đoan kết quả của đề tài này không trùng với bất cứ công trình nghiên cứu nào khác đã được công bố. Hà Nội, ngày 2 tháng 5 năm 2012 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thu Hoa MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 4 4. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 4 6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 5 NỘI DUNG ................................................................................................... 6 Chương 1: Cơ sở lí luận ............................................................................... 6 1. Những vấn đề lí luận về cảm thụ văn học ................................................... 6 1.1. Khái quát về cảm thụ văn học .................................................................. 6 1.1.1. Thế nào là cảm thụ văn học?................................................................. 6 1.1.2. Khái niệm năng lực cảm thụ văn học .................................................... 6 1.1.3. Đặc trưng năng lực cảm thụ văn học lứa tuổi Tiểu học ......................... 7 1.1.4. Yêu cầu về rèn luyện cảm thụ văn học ở Tiểu học ................................ 8 1.2. Bài tập cảm thụ văn học ......................................................................... 11 1.2.1. Khái niêm bài tập ................................................................................ 11 1.2.2. Bài tập về cảm thụ văn học .................................................................. 12 2. Thực tiễn hoạt động dạy học cảm thụ văn học ........................................... 12 2.1. Hệ thống các câu hỏi cảm thụ văn học trong chương trình Tập đọc lớp 4, 5 ............................................................................................ 13 2.2. Thực trạng hoạt động dạy học cảm thụ văn học trong giờ Tập đọc ......... 21 Chương 2: Hệ thống bài tập bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học trong giờ Tập đọc cho học sinh lớp 4, 5................................................................ 25 1. Bài tập phát hiện những câu văn có hình ảnh............................................. 25 2. Bài tập phân tích giá trị nghệ thuật của các biện pháp tu từ ....................... 27 2.1. Bài tập phân tích giá trị nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh .............. 27 2.2. Bài tập phân tích giá trị nghệ thuật của biện pháp tu từ nhân hóa ........... 43 2.3. Bài tập phân tích giá trị nghệ thuật của biện pháp tu từ điệp ngữ ............ 48 3. Bài tập rèn kĩ năng đọc diễn cảm ............................................................... 53 Chương 3 Thực nghiệm .............................................................................. 59 3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................ 59 3.2. Nội dung thực nghiệm ............................................................................ 59 3.3. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm .......................................................... 59 3.4. Giáo án ................................................................................................... 59 3.4.1. Giáo án thực nghiệm............................................................................ 59 3.4.2. Giáo án đối chứng ............................................................................... 72 3.5. Kết quả thực nghiệm .............................................................................. 73 3.6. Nhận xét kết quả thực nghiệm ................................................................ 73 KẾT LUẬN ................................................................................................. 75 PHỤ LỤC..................................................................................................... 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 83 DANH MỤC KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT CTVH: Cảm thụ văn học GV: Giáo viên HS: Học sinh HSTH: Học sinh Tiểu học SGK: Sách giáo khoa TV: Tiếng việt MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Văn chương là dòng chảy vô tận không bao giờ ngưng bồi đắp phù sa cho cuộc đời, là mạch nước ngầm tinh khiết của những giá trị đạo lí nhân văn cao đẹp. Do đó các tác phẩm văn chương tiêu biểu đều có giá trị lâu dài trong đời sống tình cảm dân tộc và nhân loại. Thông qua việc giảng dạy trong nhà trường cũng như hoạt động phê bình văn học, các tác phẩm văn học đi vào lòng thế hệ người đọc và phát huy tác dụng lâu bền có khi suốt cuộc đời. Đọc và hiểu các tác phẩm văn học trở thành nhu cầu không thể thiếu của con người trong xã hội. Thế nhưng để hiểu được các tác phẩm văn học lại là một vấn đề không đơn giản. Cơ sở lí luận văn học đã chỉ ra rằng mỗi loại văn là một kiểu kết hợp nội dung và hình thức, mỗi loai văn còn là một kiểu khám phá và thể hiện đời sống, mỗi loại văn là một kiểu giao tiếp nghệ thuật độc đáo của tác giả. Ngay từ khi còn nhỏ, hầu hết các em đều thích nghe ông bà, cha mẹ hoặc người thân kể chuyện, đọc thơ. Bước chân tới trường tiểu học, được tiếp xúc với những câu thơ, bài văn hay trong sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt (TV), học sinh Tiểu học (HS TH) bước đầu được tiếp xúc, rung cảm trước vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học (đẹp, gợi cảm, gợi hình…) để từ đó có nhận thức, tinh cảm thái độ đúng đắn trong cuộc sống. Chương trình môn Tiếng Việt ở Tiểu học nói chung luôn coi nhiệm vụ bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học (CTVH), bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng. Tập đọc với tư cách là một phân môn của Tiếng Việt có nhiệm vụ hình thành và phát triển năng lực đọc cho HS. Thông qua đọc văn bản mà các em 1 có thể cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Những rung động tình cảm ấy sẽ nảy nở những ước mơ tốt đẹp, khơi dậy được năng lực hành động sức mạnh sáng tạo cũng như bồi dưỡng tâm hồn trẻ em. Bồi dưỡng năng lực CTVH ở Tiểu học là khó đối với cả giáo viên (GV) và HS nhưng lại là công việc rất cần thiết trong suốt quá trình học tập môn Tiếng Việt của các em. Vậy làm thế nào để bồi dưỡng, nâng cao năng lực CTVH trong giờ Tập đọc của HS? Điều trăn trở đó đã thôi thúc tôi - một giáo viên Tiểu học tương lai quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học trong giờ Tập đọc cho HS lớp 4, 5”. 2. Lịch sử vấn đề Chương trình sách giáo khoa hiện nay được Bộ giáo dục và Đào tạo thường xuyên cải cách nhằm đòi hỏi phải có những cách dạy văn, học văn phù hợp hiệu quả đối với thầy và trò trong nhà trường Tiểu học. Thực tế đó đã đặt ra những yêu cầu và nhiệm vụ mới về nội dung, phương pháp, cách thức học tập, trong đó yêu cầu nâng cao năng lực cảm hiểu văn bản nghệ thuật cho HS rất được chú trọng. Cùng với chương trình sách giáo khoa mới hiện nay, các sách giáo khoa tham khảo mới cho HS Tiểu học theo đó cũng rất phong phú và đa dạng nhằm phục vụ yêu cầu dạy tốt của GV và HS. Tất cả đều được xuất bản bởi nhà xuất bản Giáo dục. - Nhóm tác giả Nguyễn Trí, Nguyễn Trọng Hoàn, Giang Khắc Bình, họ gặp nhau ở ý tưởng, ở mục đích nhằm nâng cao năng lực cảm thụ cho HS tiểu học đã cho ra đời cuốn sách viết chung: “Tìm hiểu vẻ đẹp ở bài thơ Tiểu học”. Nội dung cuốn sách là những gợi ý tìm hiểu các bài thơ trong chương trình, chỉ ra một số điểm cần lưu ý khi đọc và tìm hiểu bài thơ, đồng thời giải 2 nghĩa một số từ ngữ hướng dẫn cho các em cách thưởng thức vẻ đẹp tác phẩm. - Tác giả Đinh Trọng Lạc trong “Vẻ đẹp ngôn ngữ văn học qua các bài Tập đọc 4 - 5” đã chú ý khai thác phương diện ngôn ngữ của các bài văn, bài thơ. Cuốn sách của giáo sư gồm hai phần: Phần một: Phân tích vẻ đẹp ngôn ngữ trong các bài Tập đọc. Tác giả chủ yếu phân tích một số bài Tập đọc trong SGK Tiếng Việt theo hướng chú ý khai thác mặt ngôn ngữ của bài văn, bài thơ. Phần hai: Cung cấp một số kiến thức cơ bản phổ thông về các biện pháp tu từ mà HS thường gặp để làm cơ sở, làm chỗ dựa cho việc vận dụng, phân tích thơ, văn của HS. Nhìn chung, những cuốn sách viết về CTVH ở tiểu học nêu trên mới chỉ là những gợi ý những định hướng đầu tiên khi HS tiếp xúc với các tác phẩm văn học. Nó mang tính chất tham khảo chứ chưa tập trung vào nâng cao, bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho HSTH một cách cụ thể. Cũng như thế, xuất phát từ quan điểm cho rằng cảm thụ văn học chính là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm (cuốn truyện, bài văn, bài thơ…) hay một bộ phận của tác phẩm (đoạn văn, đoạn thơ… thậm chí một từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ). Công trình “Luyện tập về cảm thụ văn học ở TH” của tác giả Trần Mạnh Hưởng đã đưa ra một số dạng bài tập để luyện năng lực cảm thụ văn học cho HS. So với các công trình đi trước, công trình của tác giả Trần Mạnh Hưởng đã chú ý tới việc rèn các kĩ năng cảm thụ. Tuy nhiên tác giả mới chỉ dừng ở các dạng bài tập chung chung. Đề tài của chúng tôi bắt đầu từ chính yêu cầu tìm hiểu bài trong các văn bản Tập đọc (đặc biệt là các yêu cầu tìm hiểu bài cái hay, cái đẹp trong tác phẩm văn chương), để xây dựng bài tập bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học. 3 Thông qua các bài tập đó giúp các em biết tái hiện hình tượng, nội dung chứa đựng trong tác phẩm đồng thời giúp các em biết phân tích cái hay cái đẹp của tác phẩm. Đó chính là điều mà đề tài: “Xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học trong giờ Tập đọc cho học sinh lớp 4, 5” thực hiện. Bởi trước đó chưa có ai đi sâu vào nghiên cứu vấn đề này một cách cụ thể trong khi nó rất thiết thực nhất là trong giai đoạn hiện nay. 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài: “Xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học trong giờ Tập đọc cho HS lớp 4, 5” được thực hiện nhằm mục đích rèn kĩ năng cảm thụ các tác phẩm văn học giúp các em học tốt môn Tập đọc. Từ đó có cơ sở, nền tảng, vốn kiến thức để học tốt các môn khác như Kể chuyện, Tập làm văn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động dạy học cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4 - 5 trong giờ Tập đọc. - Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu hoạt động cảm thụ văn học trong giờ Tập đọc trên các văn bản nghệ thuật tiêu biểu ở SGK Tiếng Việt cho HS lớp 4 -5 trường tiểu học Uy Nỗ huyện Đông Anh thành phố Hà Nội. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Thực hiện nghiên cứu đề tài: “Xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học trong giờ Tập đọc cho HS lớp 4, 5”, chúng tôi đi vào giải quyết các vấn đề chính sau: Thứ nhất là hệ thống hóa các vấn đề lí luận liên quan đến đề tài. Thứ hai là chúng tôi tiến hành thống kê hệ thống các câu hỏi cảm thụ văn học được sử dụng trong bài văn, bài thơ ở phân môn Tập đọc lớp 4, 5. Hai nhiệm vụ trên làm cơ sở để chúng tôi thực hiện nhiệm vụ chính là xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho HS. 4 Chúng tôi tiến hành dạy thực nghiệm để kiểm chứng tính khả thi của những bài tập đã xây dựng được. 6. Phương pháp nghiên cứu Căn cứ vào nội dung và mục đích của đề tài, chúng tôi lựa chọn các phương pháp sau: 6.1. Phương pháp tổng hợp lí luận Phương pháp này giúp chúng tôi có một cơ sở lí luận vững chắc khi nghiên cứu đề tài. Bên cạnh đó phương pháp này còn cho chúng tôi nắm bắt được lịch sử vấn đề nghiên cứu. Từ đó chúng tôi xác định được cái mới của đề tài mà chúng tôi đã chọn. 6.2. Phương pháp thống kê Đây là phương pháp quan trọng giúp chúng tôi có được hệ thống các câu hỏi cảm thụ văn học được sử dụng trong các bài văn, bài thơ ở phân môn Tập đọc lớp 4, 5. Từ việc xử lí các dữ liệu đó, đề tài đưa ra những nhận xét, kết luận mà dựa vào đó nhiệm vụ chính được giải quyết. 6.3. Phương pháp nghiên cứu tổng hợp Căn cứ vào nhiệm vụ của đề tài, trên cơ sở phạm vi nghiên cứu chúng tôi tiến hành phân tích một số bài tập cảm thụ văn học tiêu biểu trong chương trình. Qua việc phân tích chúng tôi tổng hợp lại, đánh giá đưa ra kết luận. 5 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1. Những vấn đề lí luận về cảm thụ văn học 1.1. Khái quát về cảm thụ văn học 1.1.1. Thế nào là cảm thụ văn học Trong từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên) chỉ giải thích các thuật ngữ: tiếp nhận văn học, thưởng thức văn học, phê bình văn học, không có thuật ngữ cảm thụ văn học. Như vậy có thể suy ra rằng, cảm thụ văn học không được coi là một thuật ngữ, một khái niệm, hay nó được coi là một hiện tượng bao trùm tất cả các khái niệm trên đây. Hiểu một cách đơn giản, cảm thụ văn học (CTVH) chính là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị, đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm (cuốn truyện, bài văn, bài thơ…) hay một bộ phận của tác phẩm (đoạn văn, đoạn thơ thậm chí một từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ). (Trần Mạnh Hưởng - Luyện tập về cảm thụ văn học ở Tiểu học) 1.1.2. Khái niệm năng lực cảm thụ văn học Năng lực CTVH được hiểu là khả năng nắm bắt một cách nhanh nhạy, chính xác các đặc điểm đặc trưng, bản chất của các tác phẩm về nội dung và nghệ thuật; là khả năng hiểu, rung cảm một cách sâu sắc, tinh tế với những điều tâm sự thầm kín nhất của tác giả gửi gắm qua hình tượng; là khả năng đánh giá chính xác và sâu sắc tài năng cũng như sự độc đáo trong phong cách nhà văn. Năng lực CTVH cũng có các mức độ: năng lực bình thường, tài năng và thiên tài. 6 Năng lực cảm thụ bình thường trong CTVH là năng lực nắm bắt những đặc điểm chính của nội dung, nghệ thuật tác phẩm. Tài năng trong CTVH là khả năng nắm bắt nhanh nhạy, chính xác những đặc điểm bản chất, đặc trưng về nội dung nghệ thuật, phát hiện được những vẻ đẹp riêng biệt, phong phú của hình tượng, của phong cách nhà văn. Thiên tài trong CTVH là sự thăng hoa của tài năng. Đây là hiện tượng hiếm thấy, và cũng thường gắn liền với các thiên tài trong lĩnh vực khác. Năng lực CTVH có liên quan mật thiết đến tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, cũng như với tâm hồn, nhân cách của chủ thể. 1.1.3. Đặc trưng của năng lực cảm thụ văn học lứa tuổi tiểu học Trước khi đến trường, HSTH đã có vốn văn học nhất định. Đây không phải là lần đầu tiên các em được tiếp xúc với hình tượng văn học. Ngay từ nhỏ, HS đã được bố, mẹ, ông bà kể chuyện cổ tích, truyện kể nhi đồng, nghe và thuộc các bài đồng dao, một số bài ca dao, dân ca…. Đến bậc tiểu học, lần đầu tiên các em được tiếp xúc với tác phẩm văn học bằng chữ viết. Chữ viết tiếp tục đưa các em đi xa hơn trong việc cảm thụ thế giới văn chương. Trường tiểu học sẽ trang bị cho các em một số tri thức và rèn luyện các kĩ năng, năng lực cần thiết cho CTVH. Học sinh bắt đầu làm quen với các thao tác tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Đó là những câu hỏi, bài tập yêu cầu phát hiện ý của đoạn, ý chính của bài (ở lớp 4, 5)… HS cũng được trang bị một số tri thức về hình tượng, ngôn ngữ nghệ thuật thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập của các bài Tập đọc. Ở lứa tuổi Tiểu học, khả năng nhạy cảm, tinh tế trong cảm thụ của các em mang những đặc thù riêng. Tình cảm tâm hồn của các em rất hồn nhiên, trong sáng, rất dễ rung động trước những kích thích, trong đó có kích thích thẩm mĩ. 7 Tuy nhiên, lứa tuổi TH cũng gặp khó khăn trong việc phát hiện những nội dung trừu tượng, khái quát và một số kĩ năng diễn đạt. Đó là do tư duy logic ở các em chưa phát triển như ở người trưởng thành. 1.1.4. Yêu cầu về rèn luyện cảm thụ văn học ở Tiểu học Chương trình môn TV ở TH luôn coi nhiệm vụ bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho HS là một nhiệm vụ quan trọng nhằm: “Bồi dưỡng tình yêu TV và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của TV, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho HS”. Dưới sự dẫn dắt của thầy giáo, cô giáo, những bài thơ, bài văn hay trong sách giáo khoa sẽ đem đến cho các em bao điều kì thú và hấp dẫn. Tuy nhiên muốn trở thành một HS có năng lực cảm thụ văn học tốt, mỗi em cần phải tự giác phấn đấu, rèn luyện về nhiều mặt. Do vậy, những yêu cầu rèn luyện về cảm thụ văn học dưới đây cần được mỗi HS cố gắng thực hiện tốt. 1.1.4.1. Trau dồi hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn Ngay từ khi còn nhỏ, hầu hết các em đều thích nghe ông bà, cha mẹ, hoặc người thân kể chuyện, đọc thơ. Bước chân tới trường TH, được tiếp xúc với những câu văn, câu thơ hay trong sách giáo khoa TV, nhiều em muốn đọc to lên một cách thích thú. Đó chính là những biểu hiện ban đầu của hứng thú cần giữ gìn và nuôi dưỡng để nó phát triển liên tục, mạnh mẽ đến mức say mê. Có hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn, các em sẽ vượt qua được khó khăn trở ngại, cố gắng luyện tập để cảm thụ văn học tốt và học giỏi môn TV. Tập đọc diễn cảm một bài thơ, đoạn văn; chăm chú quan sát lắng nghe để tìm hiểu cái đẹp của thiên nhiên và cuộc sống quanh ta: tập dùng từ ngữ cho đúng và hay, nói viết thành câu cho rõ ý, sinh động và gợi cảm, tất cả đều giúp em phát triễn năng lực cảm thụ văn học. 8 Trau dồi hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn cũng chính là tự rèn luyện mình để có nhận thức đúng, tình cảm đẹp, từ đó đến với văn học một cách tự giác say mê - yếu tố quan trọng của cảm thụ văn học. 1.1.4.2. Tích lũy vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học Cảm thụ văn học là quá trình nhận thức có ảnh hưởng bởi “vốn sống” của mỗi người. Cái vốn ấy được tích lũy bằng những hiểu biết cảm xúc của bản thân qua sự hoạt động và quan sát hằng ngày trong cuộc sống. Nhưng quan sát thế nào mới có kết quả tốt và phục vụ cho việc tích lũy vốn sống? Nhà văn Tô Hoài, người nổi tiếng về tài quan sát và miêu tả đã mách giùm các em kinh nghiệm như sau: “Quan sát giỏi phải tìm ra nét chính, thấy được tính riêng, móc được những ngóc ngách của sự vật, của vấn đề. Nhiều khi chẳng cần dàn đủ sự việc, chỉ cần chép lại những đặc điểm mà mình cảm nhận như: một câu nói lột tả tính nết, những dáng người và hình bóng, tiếng động, ánh đèn, nét măt, một trạng thái tư tưởng do mình đã khổ công ngắm, nghe, nghĩ mới bật lên được thì thích thú hào hứng, không ghi không chịu được”. Quan sát nhiều, quan sát kĩ chẳng những giúp cho các em viết được bài văn hay mà còn tạo điều kiện cho các em cảm nhận được vẻ đẹp của thơ văn một cách tinh tế và sâu sắc. Bên cạnh vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống, các em còn cần tích luỹ cả vốn hiểu biết và văn học thông qua việc đọc sách thường xuyên. Hầu hết các nhà văn hồi nhỏ, các bạn HShọc giỏi môn TV ở TH đều chăm đọc sách, đọc sách đến say mê. Mỗi cuốn sách có bao điều bổ ích và lí thú. Nó giúp ta mở rộng tầm nhìn cuộc sống, khơi sâu những cảm xúc và suy nghĩ, góp phần khơi dậy năng lực cảm thụ văn học ở mỗi chúng ta. Song muốn đọc sách có kết quả, các em cần tuân theo sự hướng dẫn của thầy giáo, cô giáo để chọn được những cuốn sách phù hợp lứa tuổi, có ích cho học tập và tu dưỡng. Có sách tốt rồi các em cần phải đọc với thái độ ra 9 sao, phương pháp thế nào? Đây cũng là vấn đề cần được chú ý. Kinh nghiệm cho thấy: khi đọc sách, ta cần tập trung tư tưởng cao, luôn suy nghĩ về những điều đang đọc để thấy cái hay cái đẹp của tác phẩm. Đọc sách đến mức say mê cũng có nghĩa là sống cùng với nhân vật, biết vui, buồn, sướng khổ, yêu ghét,…đồng thời cảm nhận được những hình ảnh đẹp, những câu văn hay, những chi tiết xúc động… Đọc để rung cảm sâu sắc cùng tác phẩm là cần thiết, song các em cần phải chọn lọc, ghi chép công phu để thu nhận, tích lũy những điều bổ ích, làm giàu thêm “vốn sống”. Hãy tập cho mình thói quen ghi vào sổ tay Tiếng việt và văn những từ ngữ hay, hình ảnh đẹp, những câu thơ, đoạn văn thích thú, hoặc những điều cảm nhận được để trau dồi năng lực cảm thụ văn học cho bản thân. Chăm đọc sách, đọc sách có phương pháp tốt sẽ giúp ta” tự học” được nhiều điều thú vị, từ đó mà lớn lên về cả trí tuệ lẫn tâm hồn. Càng hiểu biết sâu sắc về thực tế cuộc sống và văn học, trí tưởng tượng và cảm xúc của mỗi người càng thêm phong phú và chân thực. Đây chính là điều kiện quan trọng để cảm thụ văn học được sâu sắc và tinh tế. 1.1.4.3. Nắm vững kiến thức cơ bản về Tiếng Việt Để trau dồi năng lực cảm thụ văn học, các em cần nắm vững những kiến thức cơ bản đã học trong sách giáo khoa TV ở TH. Nắm vững kiến thức ngữ pháp TV, các em sẽ không chỉ nói - viết tốt mà còn có thể cảm nhận được nét đẹp của nội dung qua những hình thức diễn đạt sinh động và sáng tạo. Đọc đoạn văn tả cảnh SaPa - “món quà tặng kì diệu của thiên nhiên dành cho đất nước ta” chắc em sẽ chú ý đến cách đặt câu rất hay của nhà văn Nguyễn Phan Hách: “Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý”. 10 Nếu thiếu đi trạng ngữ gây ấn tượng về thời gian (thoắt cái), không dùng đảo vị ngữ (một cơn mưa tuyết trắng long lanh thành trắng long lanh một cơn tuyết), những câu văn trên sẽ không thể làm cho người đọc cảm nhận được vẻ đẹp nên thơ và huyền ảo của thắng cảnh SaPa. Ngoài những kiến thức về ngữ âm - chữ viết, từ ngữ , ngữ pháp, qua các giờ Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn ở TH các em còn được làm quen và cảm nhận bước đầu về một số kiến thức liên quan đến cảm thụ văn học như: hình ảnh, chi tiết, bố cục… Khi học các bài Tập đọc trên lớp, để hiểu nội dung, ý nghĩa của bài văn, bài thơ, và cảm thụ văn học được tốt hơn, các em thường được các thầy cô giáo hướng dẫn về các biện pháp nghệ thuật tu từ thuộc yêu cầu của chương trình TH như: so sánh (là đối chiếu hai sự vật hiện tượng cùng có một dấu hiệu chung nào đó với nhau, nhằm làm cho việc diễn tả được sinh động, gợi cảm), nhân hóa (biến sự vật thành con người bằng cách gán cho nó những đặc điểm mang tính cách con người, làm cho nó trở nên sinh động hấp dẫn). Ngoài ra, còn có một số biện pháp nghệ thuật tu từ đơn giản, dễ hiểu với các em như: điệp ngữ (là sự nhắc đi nhắc lại một từ ngữ, nhằm nhấn mạnh một ý nào đó, làm cho nó nổi bật và hấp dẫn người đọc), đảo ngữ (là sự thay đổi trật tự cấu tạo ngữ pháp thông thường của câu, nhằm nhấn mạnh và nổi bật ý diễn đạt). 1.2. Bài tập cảm thụ văn học 1.2.1. Khái niệm bài tập Có nhiều quan niệm về bài tập nhưng chúng tôi chọn quan niệm mà các tác giả Từ điển tiếng Việt đưa ra như sau: bài tập là “bài ra cho học sinh làm để tập vận dụng những điều đã học” (tr 25). Quan niệm này chủ yếu phù hợp với các bài tập nhằm giúp HS nắm chắc các khái niệm, củng cố các đơn vị kiến thức vừa học trong các bài lí thuyết. Trong các bài học thực hành rèn luyện kĩ năng, bài tập được coi là phương tiện không thể thiếu, có vai trò hết 11 sức quan trọng. Theo quan điểm dạy học phát huy tính tích cực chủ động của HS, hệ thống bài tập không chỉ được dùng để rèn kĩ năng thực hành mà còn là con đường mà thông qua đó HS sẽ tự tìm kiếm tri thức, hình thành các năng lực học tập cần thiết cho mình. 1.2.2. Bài tập cảm thụ văn học Dạy HS cảm thụ văn học thực chất là rèn luyện cho HS các kĩ năng phát hiện những câu văn câu thơ có hình ảnh được dùng một cách có nghệ thuật. Từ đó rèn luyện cho các em kĩ năng phân tích bình giá hiệu quả sử dụng các đơn vị ngôn từ trong những câu văn câu thơ đó. Đồng thời dạy các em biết bộc lộ cảm xúc của mình. Vì thế bài tập CTVH phù hợp với HS tiểu học bao gồm các dạng sau: - Bài tập phát hiện các câu văn có hình ảnh. - Bài tập phân tích hiệu quả sử dụng của các biện pháp tu từ có trong các văn bản tập đọc. - Bài tập rèn luyện năng lực đọc diễn cảm. 2. Thực tiễn hoạt động dạy học cảm thụ văn học Thực tế cho thấy có rất nhiều biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho HS như trau dồi vốn sống, rèn đọc diễn cảm,…trong đó việc sử dụng hệ thống câu hỏi và bài tập là biện pháp cuối cùng coi là chủ chốt giúp HS tiếp cận với thế giới nghệ thuật của văn bản. Để nắm vững thực trạng hoạt động dạy cảm thụ văn học chúng tôi bắt đầu từ việc khảo sát hệ thống câu hỏi CTVH trong phân môn Tập đọc, Tiếng Việt lớp 4, lớp 5, trên cơ sở đó khảo sát hoạt động dạy học các bài tập đó như thế nào trong các giờ Tập đọc. Kết quả khảo sát sẽ là những căn cứ, chỉ dẫn tin cậy cho hoạt động xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học trong giờ Tập đọc cho HS lớp 4, 5 ở chương 2 của luận văn. 12 2.1. Hệ thống các câu hỏi cảm thụ văn học trong chương trình Tập đọc lớp 4, 5 2.1.1. Kết quả thống kê LỚP 4 TV lớp 4 Câu hỏi Tên văn bản Dế Mèn bênh vực kẻ -Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò yếu rất yếu ớt? (trang 5) (Tập 1) - Nêu một hình ảnh nhân hóa mà em thích. Tổng số 2 Cho biết vì sao em thích? (trang 5) Mẹ ốm (Tập 1) - Sự quan tâm, chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào? (trang 10) - Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ? (trang 10) Truyện cổ nước mình (Tập 1) - Em hiểu hai dòng thơ cuối bài như thế nào? (trang 20) Tre Việt Nam - Những hình ảnh nào của tre gợi lên những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam a) Cần cù b) Đoàn kết c) Ngay thẳng (Tập 1) 13 2 1 2 (trang 42) - Em thích những hình ảnh nào về cây tre và búp măng non? Vì sao? (trang 42) Nếu chúng mình có - Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong phép lạ bài? Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói (Tập 1) lên điều gì? 1 (trang 77) Đôi giày ba ta màu - Tìm những câu văn tả vẻ đẹp của đôi giày xanh ba ta 2 (Tập 1) (trang 82) - Tìm những chi tiết nói lên sự cảm động và niềm vui của Lái khi nhận đôi giày? (trang 82) Bè xuôi sông La - Chiếc bè gỗ được ví với cái gì? Cách nói ấy có gì hay? (Tập 2) (trang 27) - Hình ảnh “Trong đạn bom đỏ nát; Bừng tươi nụ ngói hồng” nói lên điều gì? (trang 27) Sầu riêng (Tập 2) Chợ tết - Tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng. (trang 35) 1 - Bài thơ là một bức tranh giàu màu sắc về (Tập 2) chợ Tết. Em hãy tìm những từ ngữ đã tạo 1 nên bức tranh giàu màu sắc ấy? (trang39) Khúc hát ru những em -Tìm những hình ảnh nói lên tình yêu bé lớn trên lưng mẹ (Tập 2) thương và niềm hi vọng của người mẹ đối với con? 14 2 (trang 49) - Theo em, cái đẹp thể hiện trong bài thơ này là gì? (trang 49) Đoàn thuyền đánh cá - Đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào lúc nào? 3 Những câu thơ nào cho biết điều đó? (Tập 2) (trang 60) - Đoàn thuyền đánh cá trở về lúc nào? Em biết điều đó nhờ những câu thơ nào? (trang 60 ) - Tìm những hình ảnh nói lên vẻ đẹp huy hoàng của biển? (trang 60) Bài thơ tiểu đội xe - Những hình ảnh nào trong bài thơ nói lên không kính 3 tinh thần dũng cảm và lòng hăng say của các chiến sĩ lái xe? (trang 72) (Tập 2) - Tình đồng chí, đồng đội của những người chiến sĩ được thể hiện trong những câu thơ nào? (trang 72) - Hình ảnh những chiếc xe không có kính vẫn băng băng ra trận giữa bom đạn của kẻ thù gợi cho em cảm nghĩ gì? (trang 72) Thắng biển - Tìm những từ ngữ, hình ảnh trong đoạn 1 nói lên sự đe dọa của cơn bão biển. (trang 76) (Tập 2) - Những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn 3 thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh và chiến thắng của con người trước cơn bão biển? (trang 76) 15 2
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất