Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng dự thảo tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu nần nghệ...

Tài liệu Xây dựng dự thảo tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu nần nghệ

.PDF
59
353
52

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGÔ THỊ THANH THẢO XÂY DỰNG DỰ THẢO TIÊU CHUẨN KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU NẦN NGHỆ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ HÀ NỘI – 2014 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGÔ THỊ THANH THẢO XÂY DỰNG DỰ THẢO TIÊU CHUẨN KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU NẦN NGHỆ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Hoàng Tuấn Nơi thực hiện: 1. Bộ môn Dược liệu 2. Khoa Hóa phân tích – Tiêu chuẩn Viện Dược liệu HÀ NỘI – 2014 LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến TS. Nguyễn Hoàng Tuấn, Bộ môn Dược liệu, trường Đại học Dược Hà Nội là người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới: Các thầy cô và các anh chị kỹ thuật viên trong bộ môn Dược liệu, các cán bộ khoa Hóa phân tích – Tiêu chuẩn, Viện Dược liệu đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ để em có thể hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất. Các thầy cô trong ban giám hiệu nhà trường, các phòng ban, các bộ môn trường Đại học Dược Hà Nội đã tận tình dạy dỗ, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại trường. Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới những người thân trong gia đình, những người bạn đã luôn kịp thời động viên, ủng hộ em trong suốt quá trình học tập tại trường cũng như trong thời gian thực hiện khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, 13 tháng 5 năm 2014 Sinh viên Ngô Thị Thanh Thảo MỤC LỤC Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN .........................................................................................3 1.1. Tên gọi ...........................................................................................................3 1.2. Đặc điểm thực vật. .........................................................................................3 1.3. Phân bố ..........................................................................................................4 1.4. Sinh thái .........................................................................................................4 1.5. Thu hái ...........................................................................................................4 1.6. Thành phần hóa học .......................................................................................5 1.7. Tác dụng sinh học ..........................................................................................8 1.7.1. Tác dụng hạ huyết áp: .............................................................................8 1.7.2. Tác dụng hạ Cholesterol .........................................................................9 1.7.3. Tác dụng chống viêm ..............................................................................9 1.7.4. Tác dụng gây giãn cơ trơn ....................................................................10 1.7.5. Ảnh hưởng đến hoạt động của tim tại chỗ ............................................10 1.7.6. Tác dụng chống ung thư .......................................................................10 1.7.7. Tác dụng kháng nấm .............................................................................12 1.8. Công dụng: ..................................................................................................14 Chƣơng 2: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................15 2.1 Nguyên liệu và phương tiện nghiên cứu......................................................15 2.1.1 Nguyên liệu ...........................................................................................15 2.1.2 Xác định tên khoa học ..........................................................................15 2.1.3 Hóa chất và dụng cụ..............................................................................16 2.1.4 Thiết bị và máy móc sử dụng................................................................16 2.2 Nội dung nghiên cứu ...................................................................................17 2.3 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................17 2.3.1 Cảm quan ..............................................................................................17 2.3.2 Kiểm nghiệm bằng phương pháp hiển vi..............................................17 2.3.3 Kiểm nghiệm bằng phương pháp hóa học ............................................17 2.3.4 Độ ẩm ....................................................................................................18 2.3.5 Tro toàn phần ........................................................................................18 2.3.6 Xử lý số liệu ..........................................................................................18 Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ........................................................19 3.1 Khảo sát xây dựng một số chỉ tiêu kiểm nghiệm dược liệu Nần nghệ ........19 3.1.1 Mô tả dược liệu .....................................................................................19 3.1.2 Vi phẫu ..................................................................................................19 3.1.3 Soi bột ...................................................................................................22 3.1.4 Định tính ...............................................................................................24 3.1.5 Định lượng ............................................................................................28 3.1.6 Sắc ký lớp mỏng. ..................................................................................31 3.1.7 Độ ẩm ....................................................................................................33 3.1.8 Tro toàn phần ........................................................................................33 3.1.9 Xác định các chất chiết được bằng ethanol .........................................34 3.2 Dự thảo tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu Nần nghệ ................................35 BÀN LUẬN ..............................................................................................................40 KẾT LUẬN ..............................................................................................................42 ĐỀ XUẤT .................................................................................................................42 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT STT Số thứ tự TLTK Tài liệu tham khảo LDL Lipoprotein tỉ trọng thấp HDL Lipoprotein tỉ trọng cao HPLC Sắc ký lỏng hiệu năng cao SKLM Sắc ký lớp mỏng CSB Chỉ số bọt CSPH Chỉ số phá huyết dl dược liệu MeOH Methanol Stb Diện tích pic trung bình TB Trung bình Rf Hệ số lưu DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 1.1 Các sapogenin trong thân rễ Nần nghệ 6 1.2 Các hợp chất saponin thu được từ dịch chiết ethanol của Nần 7 nghệ 1.3 Hoạt tính sinh học của các hợp chất 1-14 chống lại P. oryzae và 13 tế bào ung thư dòng K562 so sánh với Rhizoxin 3.1 Kết quả chỉ số bọt của dược liệu Nần nghệ 25 3.2 Các hỗn hợp để thử sơ bộ, xác định chỉ số phá huyết 26 3.3 Tiến hành xác định chỉ số phá huyết 27 3.4 Kết quả khảo sát điều kiện thủy phân 30 3.5 Kết quả định lượng mẫu Nần nghệ 31 3.6 Kết quả xác định độ ẩm của dược liệu. 33 3.7 Kết quả xác định tro toàn phần của dược liệu 34 3.8 Kết quả xác định lượng chất chiết được bằng ethanol của dược 35 liệu DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Tên hình Trang 2.1 Cây Nần nghệ 15 2.2 Thân rễ Nần nghệ 15 2.3 Thân rễ Nần nghệ thái lát 15 3.1 Ảnh vi phẫu thân rễ Nần nghệ dưới kính hiển vi 21 3.2 Ảnh vi phẫu thân rễ Nần nghệ (bó libe-gỗ) dưới kính hiển vi 22 3.3 Ảnh chụp một số đặc điểm bột thân rễ Nần nghệ dưới kính hiển vi 23 3.4 Đường chuẩn của Diosgenin 30 3.5 Ảnh chụp sắc ký lớp mỏng dịch chiết toàn phần thân rễ Nần nghệ 32 và Diosgenin đối chiếu. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là một đất nước có nền Y học cổ truyền từ lâu đời cùng với nguồn tài nguyên cây thuốc vô cùng phong phú. Trong thời kì hiện đại cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật với rất nhiều thành tựu mới trong các lĩnh vực hóa dược đã có nhiều thuốc tân dược được tổng hợp và đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, tận dụng lợi thế về nguồn tài nguyên cây thuốc của mình, Việt Nam luôn chủ trương “Dược liệu là nền tảng của ngành Dược”. Trên thực tế, qua các thời kì, dược liệu vẫn luôn khẳng định được vai trò của nó trong nền Y học nước nhà. Nhưng đi kèm với sự phát triển của thị trường dược liệu lại là tình trạng giả mạo, nhầm lẫn dược liệu. Để đảm bảo lợi ích cho người sử dụng đồng thời hạn chế khó khăn cho các nhà quản lí cần phải xây dựng được tiêu chuẩn kiểm nghiệm cho các dược liệu được sử dụng. Nần nghệ (Dioscorea collettii Hook. f.) là một dược liệu gần đây đang được quan tâm sử dụng rất nhiều bởi công dụng của nó. Tại Việt Nam, Nần nghệ được đánh giá là nguồn nguyên liệu triển vọng để chiết xuất diosgenin [10]-một nguyên liệu quan trọng để tổng hợp ra các chế phẩm steroid [20]. Ngoài ra saponin toàn phần từ dịch chiết Nần nghệ còn có rất nhiều tác dụng khác như làm hạ lipid máu, hạ huyết áp, chống viêm…[13], [14]. Vài năm trở lại đây trên thị trường đã có nhiều chế phẩm có nguồn gốc từ Nần nghệ như Diosgin, Nần Vàng Tiên Thảo… Tuy nhiên lại chưa có một tiêu chuẩn kiểm nghiệm cho dược liệu này. Các nghiên cứu trước đây về Nần nghệ chủ yếu tập trung vào phương pháp chiết xuất, xác định độc tính, tác dụng dược lí của dược liệu mà chưa xây dựng được một tiêu chuẩn kiểm nghiệm cho dược liệu. Vì vậy, đề tài “XÂY DỰNG DỰ THẢO TIÊU CHUẨN KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU NẦN NGHỆ” được thực hiện nhằm góp phần tiêu chuẩn hóa và kiểm soát tốt chất lượng của dược liệu này. Đề tài được thực hiện với mục tiêu : Khảo sát xây dựng một số chỉ tiêu kiểm nghiệm dược liệu Nần nghệ tiến tới đưa dược liệu này vào trong Dược điển Việt Nam V. Để thực hiện mục tiêu trên đề tài gồm các nội dung như sau : 1. Mô tả dược liệu 2 2. Vi phẫu 3. Soi bột 4. Định tính 5. Định lượng 6. Sắc ký lớp mỏng 7. Xác định độ ẩm 8. Tro toàn phần 9. Xác định các chất chiết được bằng ethanol. 3 Chƣơng 1. TỔNG QUAN 1.1. Tên gọi Tên khoa học của cây thuốc : Dioscorea collettii Hook. f. Họ củ nâu (Dioscoreaceae) [2], [7], [12]. Tên khoa học của vị thuốc: Rhizoma Dioscoreae [7]. Tên nước ngoài: 叉蕊薯蓣 cha rui shu yu (Trung Quốc) [31], izu-dokoro (Nhật Bản) [29]. Tên đồng nghĩa : Dioscorea collettii var. collettii, Dioscorea collettii var. hypoglauca (Palib.) S.J.Pei&C.T.Ting, Dioscorea collettii var. hypoglauca (Palib.) C.T.Ting & et al [30]. Tên khác: Nần nghệ, từ collett, râu hùm, nần vàng [7], [12]. 1.2. Đặc điểm thực vật. Địa thực vật, thân vặn, quấn trái, không có lông, đôi khi có lông màu vàng, dày và ngắn [28]. Thân rễ mọc ngang, phân nhiều nhánh ngắn hình dạng giống gừng, chiều dài đa dạng, dày khoảng 2 cm; lõi màu vàng; rễ mảnh dạng sợi [28]. Lá mọc đơn, so le [2], [7], [28], cuống lá dài từ 4-7cm [28], ở gốc cuống lá có hai gai nhỏ cong (lá kèm biến dạng), có phiến lá hình tim, mỏng, kích thước cỡ 6 -10 x 5 -9cm [2], [7], [12], mép nguyên hoặc lượn sóng, đỉnh nhọn [28]; mặt trên không có lông, mặt dưới có lông ở gân [2], [7], [12]; có 7 gân trong đó có 3 gân gốc vươn tới chóp lá [2], [7], [12]. Cụm hoa thành chùm hay bông ở nách lá, đơn tính [8]. Các cụm hoa đực đơn độc hoặc 2 hay 3 cụm mọc cạnh nhau. Hoa đực: mọc đơn hay thành cụm hoa xim gồm 2 hay 3 hoa, không cuống; lá bắc hình oval dẹt, lá bắc con hình trứng; bao hoa màu vàng, lúc khô thường màu đen, hình đĩa, nhị 3, gắn trong ống bao hoa, chỉ nhị ngắn, bao phấn hình trứng, thon dài khi hoa nở, hình chữ chi, các nhị lép có dạng sợi mảnh. Cụm hoa cái dạng bông đơn độc, dài tới 5 cm. Hoa cái: có nhị lép, bầu hoa hình trụ thon [28]. Quả nang quặt lại, có 3 cánh, 3 ô, mỗi ô chứa 2 hạt. Hạt có cánh tròn [2]. Loài Dioscorea collettii Hook.f. gồm hai thứ: 4 +D.collettii var. collettii: Mép lá không trong suốt, bao phấn rộng bằng hoặc gấp đôi khi hoa nở, quả nang hình trứng ngược, đỉnh cụt hay tròn. +D. collettii var. hypoglauca: Mép lá trong suốt, bao phấn hẹp lại khoảng một nửa khi hhoa nở, quả nang hình bầu dục, đỉnh tròn [28]. 1.3. Phân bố Nần nghệ phân bố ở nam Trung Quốc, Ấn Độ, Mianma, bắc Việt Nam, Sơn La (Mộc Châu) [2], [7]. Theo “Từ điển cây thuốc Việt Nam” cây chỉ gặp trong rừng núi cao một số nơi thuộc bắc bộ, ở độ cao 1000-3200m [7]. “Thực vật chí Trung Quốc” cho biết cây mọc ở rừng hỗn hợp, rừng sồi cấp hai, rừng rậm núi dốc, ở độ cao 200-3200m [28]. 1.4. Sinh thái Nần nghệ mọc tập trung ở những nơi có đất tơi xốp, pha lẫn nhiều đá sỏi hoặc đá vôi, đặc biệt những nơi có nhiều ánh sáng như các sườn đồi cỏ tranh, các nương rẫy mới bỏ hoang thường có lửa cháy hàng năm. Tại những nơi này Nần nghệ thường mọc thành từng đám một, mỗi đám rộng vài trăm mét vuông, thường tập trung nhiều nhất ở những nơi gần bìa rừng hoặc những nơi có lác đác một vài cây to. Dưới thung lũng, nhất là dọc các chân đồi cỏ tranh chúng tương đối phát triển, thường có thân rễ khá to. Đặc biệt những cây mọc gần tảng đá vôi hoặc gần gốc cây to có thể thấy thân rễ của chúng to hơn rất nhiều so với cây bình thường. Càng lên đỉnh đồi thân rễ càng nhỏ đi [1]. “Sách Đỏ Việt Nam” cũng cho biết cây mọc rải rác ven rừng, trong rừng tre nứa, tráng cây bụi, ven sông ven suối, sườn núi [2]. Thân rễ nằm dưới đất đến tháng hai mới mọc thân khí sinh, tháng 5-6 ra hoa và kết quả, cây tàn lụi vào tháng 11-12 [2]. 1.5. Thu hái Hàm lượng diosgenin đạt cao nhất trong thời kỳ ra hoa, tháng 5-6 [2], [10], vì thế để đạt hiệu quả cao nhất nên khai thác vào thời kỳ cây ra hoa. 5 Nần nghệ có đặc điểm mọc thành từng đám, khá dày, đôi khi có thể gặp 4-5 gốc mọc sát nhau, thường chỉ mọc cách nhau vài mét, vì thế khai thác loài này tương đối đơn giản và dễ dàng (trong khoảng thời gian 3 giờ, có thể khai thác được 25-30 kg Nần nghệ trên một diện tích khoảng 500 m2) [1]. 1.6. Thành phần hóa học Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học của Nần nghệ (D. collettii). Các nghiên cứu đã chỉ ra trong Nần nghệ có rất nhiều saponin, trong đó có 2 sapogenin chính là diosgenin và yamogenin. Hàm lượng diosgenin lên tới 3,8 – 4,2 % [15]. Thân rễ của Nần nghệ (D. collettii) thu được từ tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc sau khi chiết bằng ether dầu hỏa (60-90⁰), được xử lý bằng acid, tập trung dịch chiết, từ đó thu được tinh thể màu trắng. Các chất phân lập được gồm diosgenin (1), yamogenin (2) , một lượng nhỏ β-sitosterol (3 ) và một dihydroxysterol (4), ∆3,5 deoxyneotigogenin (6), ∆3,5 - deoxytigogenin (5), diosgenin palmitat (7) và yamogenin palmitat (8), isonarthogenin (9) và yamogenin - D- glucosid (10) [25]. Đáng lưu ý là ba cặp đồng phân C25 được phân lập : 1 và 2, 5 và 6, 7 và 8. Cấu trúc của dihydroxysterol (4 ) vẫn chưa được xác định [26]. Một nghiên cứu khác đã xác định được 14 hợp chất saponin từ dịch chiết ethanol của Nần nghệ (D. collettii var. hypoglauca bao gồm: prosapogenin A của dioscin (1), dioscin (2), gracillin (3), protoneodioscin (4), protodioscin (5), protoneogracillin (6), protogracillin (7), methyl protoneodioscin (8), methyl protodioscin (9), methyl protoneogracillin (10), methyl protogracillin (11), hypoglaucin F (12), hypoglaucin G (13), hypoglaucin H (14) [25]. Các sapogenin và các saponin được tìm thấy trong thân rễ Nần nghệ được trình bày ở 2 bảng sau: 6 Bảng 1.1 Các sapogenin trong thân rễ Nần nghệ. STT Tên chất Công thức cấu tạo TLTK 1 Diosgenin [26] 2 Yamogenin [26] 1: R1=R2=H, R3= CH3 2: R1=R3=H, R2= CH3 3 β-sitosterol [26] 4 Một [26] dihydroxysterol 5 ∆3,5 - [26] – [26] deoxytigogenin 6 ∆3,5 deoxyneotigogen in 5: R1=H, R2= CH3 6: R1= CH3, R2= H 7 Diosgenin [26] palmitat 8 Yamogenin [26] palmitat 9 Isonarthogenin [26] 10 Yamogenin - D- 7: R1= C15H31COO, R2=H, R3= CH3 glucosid 8: R1= C15H31COO, R2= CH3, R3=H 9: R1= R2=H, R3= CH2OH 10: R1=Glu, R2= CH3, R3= H [26] 7 Bảng 1.2. Các hợp chất saponin thu được từ dịch chiết ethanol của Nần nghệ STT 1 Tên chất Công thức cấu tạo TLTK Prosapogenin A [25] của dioscin 2 Dioscin [25] 3 Gracillin [25] 1: R1 =α-L-Rha, R2=R3= H 2: R1=R3=α-L-Rha, R2= H 3: R1= α-L-Rha, R2=β-D-Glc, R3= H 4 Protoneodioscin 5 Protodioscin O Glc [25] OH [25] O 6 Protoneogracillin [25] 7 Protogracillin [25] RO 8 4: 25R 5: 6: 25R 7: 25S 25S O Methyl Glc [25] OCH3 protoneodioscin 9 Methyl [25] O protodioscin 10 Methyl protoneogracillin 11 [25] RO 8: 25R 9: 25S Methyl [25] protogracillin 10: 25R 11: 25S 8 12 O Hypoglaucin F Glc [25] OH CH2OH O RO 13 O Hypoglaucin G O Glc [25] O O RO 14 O Hypoglaucin H [25] RO 1.7. Tác dụng sinh học 1.7.1. Tác dụng hạ huyết áp: Sử dụng cao nước Nần nghệ (D. collettii) đã được lọc trong trên thỏ ở cả hai giống có cân nặng 2,5-3kg, được gây mê bằng pentotal cho kết quả: - Ở liều 2-4 mg/kg thể trọng huyết áp dao động không đáng kể. - Ở liều 10 mg/kg thể trọng gây hạ khoảng 20-30% huyết áp. Tác dụng xuất hiện nhanh sau khi đưa thuốc và kéo dài khoảng 7-10 phút . - Ở liều 25mg/kg thể trọng gây hạ 40% huyết áp so với mức ban đầu, kéo dài 10-15 phút [13]. 9 Chế phẩm Diosgin từ Nần nghệ có tác dụng hạ huyết áp trên hầu hết bệnh nhân có huyết áp cao [11]. 1.7.2. Tác dụng hạ Cholesterol Cao Nần nghệ có tác dụng hạ cholesterol khá rõ rệt trên mô hình gây tăng cholesterol thực nghiệm. Tất cả các chỉ số lipid máu đều trở về trị số bình thường. Điều đáng lưu ý là Nần nghệ hạ cholesterol, đặc biệt hạ rất mạnh LDL, trong đó lại có xu hướng tăng HDL (40 ± 2,1 ÷ 36 ± 2,5 với p < 0,05), do đó hạ được chỉ số cholesterol/HDL (4,3 ÷ 3,2) [14]. Thử nghiệm 3 vạn viên Diosgin cho khoảng 200 người bệnh, kết quả xét nghiệm sinh hóa trên 5 chỉ tiêu về lipoprotein trong máu (triglycerid, cholesterol toàn phần, LDL, HDL và Cholesterol toàn phần/HDL) cho thấy Diosgin cho tác dụng tốt, trong quá trình điều trị không thấy có tai biến, tác dụng phụ nào [11]. 1.7.3. Tác dụng chống viêm 1.7.3.1. Khả năng giảm sưng phù chân chuột trên mô hình gây viêm bằng dextran. Cao Nần nghệ với liều 300mg/kg cho chuột bị gây viêm bằng dextran uống 3 lần (24giờ, 3 giờ, 30 phút trước khi gây viêm) có tác dụng giảm viêm rõ rệt (p<0,05). Tác dụng này tương đương với prednisolon liều 70mg/kg uống 1 lần 30 phút trước khi gây viêm [14]. 1.7.3.2 Khả năng giảm tiết dịch rỉ viêm trên mô hình gây rỉ dịch màng phổi bằng tinh dầu thông. Gây viêm bằng tinh dầu thông 0,05ml tiêm vào màng phổi, 3 giờ sau khi tiêm giết chuột bằng cách cắt động mạch cổ. Bộc lộ khoang ngực, hút toàn bộ dịch rỉ có trong khoang ngực và đo thể tích dịch rỉ đó. Cao Nần nghệ với liều 300 mg/kg cho chuột uống 3 lần (21 giờ, 2 giờ, và 15 phút trước khi gây viêm) có tác dụng giảm rõ rệt lượng dịch rỉ tiết ra. Tác dụng này mạnh hơn prednisolon ở liều 70 mg/kg uống một lần 15 phút trước khi gây viêm [14]. Nần nghệ cũng được sử dụng để chống viêm trong đau do viêm khớp, được khuyến cáo như 1 biện pháp khắc phục để chống viêm khớp, tăng lưu thông máu, 10 giãn cơ; rất hữu dụng trong đau do thấp khớp và tê chân tay. Ngoài ra nó còn được sử dụng như 1 chất chống viêm cho các tổn thương ngoài da, bao gồm cả eczema [27]. 1.7.4. Tác dụng gây giãn cơ trơn Cao Nần nghệ gây giãn cơ trơn của mạch và ruột [13]. Trên ruột thỏ cô lập: - Liều 0,1; 0,2; 0,3ml dung dịch cao Nần nghệ 5% nhỏ vào 50ml dịch nuôi ruột gây giãn rõ rệt. Tác dụng hết sau 10-15 phút . - Liều 0,5 ml trở lên gây giãn không hồi phục. Trên mạch tai thỏ cô lập. Liều 0,1-0,2ml dung dịch cao Nần nghệ 5% (được truyền lẫn vào dòng chảy - của dung dịch nuôi tai) gây tăng rõ rệt số giọt chảy (gấp 3-4 lần). Tác dụng hết sau 10-15 phút. Liều 0,5 ml trở lên gây giãn mạch, nhiều trường hợp giãn không hồi phục [13]. 1.7.5. Ảnh hƣởng đến hoạt động của tim tại chỗ Thí nghiệm trên tim ếch (ếch khoảng 50g), thuốc được tiêm vào túi bạch huyết với thể tích không quá 0,5 ml. Kết quả: Trên tim bình thường: - Liều 20-30-40mg/ kg cân nặng, hoạt động của tim hầu như không thay đổi. - Liều 100mg/kg cân nặng gây rối loạn nhịp tim ở đa số ếch thử, tim đập chậm lại, biên độ co tăng gấp 2-3 lần so với bình thường [13]. Trên tim suy - 70% số ếch thử có tim được hồi phục, nhịp tim đều trở lại, biên độ tăng cao, thậm chí có trường hợp đập mạnh hơn lúc bình thường, ở mức liều 30-40mg/kg cân nặng [13]. 1.7.6. Tác dụng chống ung thƣ 11 - Các hợp chất chiết được từ dịch chiết saponin toàn phần của Dioscorea collettii var. hypoglauca đã được đánh giá có độc tính chống lại tế bào ung thư dòng K562 in vitro [25]: Tám hợp chất: protoneodioscin, protodioscin, protoneogracillin, protogracillin và methyl protoneodioscin, methyl protodioscin, methyl protoneogracillin, và methyl protogracillin, được chiết từ thân rễ của Dioscorea collettii var. hypoglauca cho thấy các tác dụng gây độc tế bào đối với các dòng tế bào ung thư K562 trong ống nghiệm [24]. - Các nghiên cứu về hoạt tính chống ung thư của saponin steroid từ thân rễ của Dioscorea collettii var. hypoglauca (Dioscoreaceae) đã cho thấy methyl protoneogracillin (NSC- 698.793) và gracillin (NSC- 698.787) có khả năng gây độc tế bào đối với các dòng tế bào ung thư ở người bị bệnh bạch cầu và tám loại bệnh khối u rắn. Kết quả là, methyl protoneogracillin gây độc tế bào đối với tất cả các dòng tế bào thử nghiệm, đặc biệt là chọn lọc chống lại hai dòng bạch cầu (CCRF CEM và RPMT - 8226), một dòng ung thư ruột kết (KM12 ), hai dòng ung thư hệ thống thần kinh trung ương (CNS) (SF- 539 và U251), một dòng khối u ác tính (M14), một dòng ung thư thận (786-0), một dòng ung thư tuyến tiền liệt (DU -145) và một dòng ung thư vú (MDA- MB- 435). Trong đó bệnh bạch cầu, ung thư thần kinh trung ương, và ung thư tuyến tiền liệt nhạy cảm nhất, còn ung thư buồng trứng ít nhạy cảm hơn. Gracillin gây độc tế bào đối với hầu hết các dòng tế bào, nhưng không có hoạt tính chống lại EKVX (ung thư phổi tế bào không nhỏ), HT29 (ung thư ruột kết), OVCAR -5 (ung thư buồng trứng), và SN12C (ung thư thận) [22]. - Gần đây, một nghiên cứu hệ thống cho biết methyl protogracillin (NSC698.792) đã được sử dụng ở Viện Ung thư Quốc gia Mỹ làm thuốc chống ung thư [21]. - Các nghiên cứu độc tính sơ bộ trên người cho thấy mười một trong số mười bốn saponin steroid của Dioscorea collettii có khả năng chống lại bệnh bạch cầu myeloid cấp tính (AML) dòng tế bào K562 trong ống nghiệm [21]. Mười một hợp chất được xác định là prosapogenin A của dioscin (1), dioscin (2), gracillin (3), 12 protoneodioscin (4), protodioscin (5), protoneogracillin (6), protogracillin (7), methyl protoneodioscin (8), methyl protodioscin (9), methyl protoneogracillin (10), methyl protogracillin (11). Tác dụng ức chế tế bào ung thư dòng K562 của saponin furostanol 4-11 tương tự như saponin spirostanol 1-3 [25]. - Protoneodioscin (NSC- 698.789), một saponin furostanol phân lập từ rễ của Dioscorea collettii var. hypoglauca (Dioscoreaceae) được sử dụng trong điều trị ung thư cổ tử cung, ung thư bàng quang tiết niệu, và khối u thận. Nghiên cứu cho thấy protoneodioscin gây độc tế bào đối với hầu hết các dòng tế bào ung thư bạch cầu và khối u rắn [21]. Tác dụng gây độc tế bào rất mạnh của protoneodioscin được quan sát đối với ba dòng bạch cầu (CCRF -CEM, K- 562 và MOLT -4), hai dòng ung thư ruột kết (HCT -15 và KM12), một dòng ung thư thần kinh trung ương (SNB -75), một dòng khối u ác tính (M14), một dòng ung thư thận (CAKI -1), một dòng ung thư tuyến tiền liệt (DU -145), và một dòng ung thư vú (MDAMB -435). Các khả năng gây độc vừa được tìm thấy đối với một dòng NSCLC (EKVX), một dòng ung thư ruột kết (HT29), hai dòng u ác tính (SK- MEL -2 và SK- MEL -5), hai dòng ung thư buồng trứng (OVCAR -4 và OVCAR -5), ba dòng ung thư thận (A498, ACHN và SN12C), và một dòng ung thư vú (MCF-7) [21]. Bệnh bạch cầu cấp, ung thư thần kinh trung ương và ung thư tuyến tiền liệt là nhạy cảm nhất với protoneodioscin. Trong khi đó, khối u ác tính, ung thư buồng trứng và ung thư thận ít nhạy cảm hơn [21]. Trong các nghiên cứu trên động vật, protoneodioscin đã được khẳng định không độc với liều dung nạp tối đa (MTD) hơn 600 mg/kg đối với chuột. Thông tin quan trọng này cũng trùng hợp với thực tế thân rễ của D. collettii var. hypoglauca đã được sử dụng một cách an toàn trong điều trị bệnh nhân ung thư ở Trung Quốc [21]. 1.7.7. Tác dụng kháng nấm Mười bốn saponin steroid được phân lập từ thân rễ của D. collettii var. hypoglauca: prosapogenin A của dioscin (1), dioscin (2), gracillin (3), protoneodioscin (4), protodioscin (5), protoneogracillin (6), protogracillin (7),
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng