Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng đội ngũ giảng viên quân sự ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện...

Tài liệu Xây dựng đội ngũ giảng viên quân sự ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay

.PDF
208
120
78

Mô tả:

BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ  TRẦN THANH SƠN XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN QUÂN SỰ Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI HIỆN NAY Chuyên ngành: Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước Mã số: 931 02 02 ĐỀ CƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS, TS Nguyễn Văn Thắng 2. PGS, TS Phạm Gia Cư HÀ NỘI - 2020 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Trần Thanh Sơn 3 MỤC L ỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án 1.2 Các công trình nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến đề tài luận án 1.3 Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu giải quyết Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN QUÂN SỰ Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI 2.1. Các học viện, trường sĩ quan và đội ngũ giảng viên quân sự ở các học viện, trường sĩ quan quân đội 2.2. Quan niệm, những vấn đề có tính nguyên tắc, tiêu chí đánh giá xây dựng đội ngũ giảng viên quân sự ở các học viện, trường sĩ quan quân đội Chương 3. THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN QUÂN SỰ Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI 3.1. Thực trạng xây dựng đội ngũ giảng viên quân sự ở các học viện, trường sĩ quan quân đội 3.2. Nguyên nhân của thực trạng và một số kinh nghiệm xây dựng đội ngũ giảng viên quân sự ở các học viện, trường sĩ quan quân đội Chương 4. YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN QUÂN SỰ Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI HIỆN NAY 4.1. Tình hình nhiệm vụ và yêu cầu tăng cường xây dựng đội ngũ giảng viên quân sự ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay 4.2. Giải pháp tăng cường xây dựng đội ngũ giảng viên quân sự ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay KẾT LUẬN CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5 9 9 14 23 27 27 48 64 64 84 105 105 116 160 163 164 176 4 TT 1 CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ Ban Chấp hành Trung ương CHỮ VIẾT TẮT BCHTW 2 Bộ Quốc phòng BQP 3 Chủ nghĩa xã hội CNXH 4 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH 5 Đảng Cộng sản Việt Nam ĐCSVN 6 Đảng ủy Quân sự Trung ương ĐUQSTW 7 Giáo dục, đào tạo GD, ĐT 8 Giảng viên quân sự GVQS 9 Học viện, trường sĩ quan HV, TSQ 10 Khoa học xã hội nhân văn KHXHNV 11 Lực lượng vũ trang LLVT 12 Nghệ thuật quân sự NTQS 13 Nghiên cứu khoa học NCKH 14 Quân đội nhân dân QĐND 15 Quân ủy Trung ương QUTW 16 Xã hội chủ nghĩa XHCN 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Đội ngũ nhà giáo có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển và tiến bộ xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặc biệt quan tâm tới giáo dục và đội ngũ nhà giáo. Người luôn mong muốn phải xây dựng được đội ngũ những nhà giáo tốt để “chăm lo cho con em của nhân dân thành người công dân tốt, người lao động tốt, người chiến sĩ tốt, người cán bộ tốt của nước nhà” [92, tr.388]. Người khẳng định: “không có thầy giáo thì không có giáo dục, không có giáo dục, không có cán bộ thì cùng không nói gì đến kinh tế văn hóa”, do vậy, phải xây dựng đội ngũ những “người thầy giáo tốt, người thầy giáo xứng đáng là người thầy vẻ vang nhất” [95, tr.331]. Đội ngũ GVQS ở các HV, TSQ là một bộ phận cán bộ của Đảng trong quân đội trực tiếp làm công tác giảng dạy, có vai trò quyết định đối với chất lượng GD, ĐT, nghiên cứu, phát triển KHQS ở các HV, TSQ. Phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công tác của đội ngũ GVQS ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành phẩm chất, nhân cách, kiến thức, năng lực của học viên ở các cấp học, bậc học. Những tri thức quân sự do đội ngũ GVQS truyền thụ giúp cho học viên sau khi tốt nghiệp ra trường có kiến thức toàn diện, năng lực tác chiến linh hoạt theo yêu cầu của các quân, binh chủng, lực lượng, đáp ứng sự phát triển của KHQS hiện đại và đòi hỏi của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Mặt khác, chính đội ngũ GVQS là lực lượng quan trọng trong xây dựng các khoa giáo viên quân sự vững mạnh, tạo dựng môi trường sư phạm quân sự lành mạnh, góp phần xây dựng các HV, TSQ chính quy, tiên tiến, mẫu mực. Do vậy, xây dựng đội ngũ GVQS có số lượng đủ, cơ cấu hợp lý, chất lượng ngày càng cao là vấn đề thường xuyên quan trọng, có ý nghĩa cấp thiết đối với các HV, TSQ quân đội hiện nay. Những năm qua, xây dựng đội ngũ GVQS ở các HV, TSQ quân đội đã đạt được những kết quả tích cực. Các HV, TSQ đã nhận thức ngày càng sâu sắc hơn vị trí, vai trò, tầm quan trọng của đội ngũ GVQS, đã có nhiều chủ trương, giải pháp xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ GVQS và tạo được 6 sự chuyển biến trên nhiều mặt. Số lượng đội ngũ GVQS ngày càng đông, cơ cấu ngày càng phù hợp, chất lượng không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng, cơ cấu đội ngũ GVQS vẫn còn không ít những hạn chế, bất cập, chất lượng đội ngũ chưa thực sự ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ. Các chủ trương, biệp pháp xây dựng đội ngũ GVQS còn thiếu đồng bộ, chưa thực sự khoa học. Các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển đội ngũ GVQS còn đang trong quá trình hoàn thiện, chưa tạo ra những động lực mạnh mẽ thúc đẩy đội ngũ này nỗ lực cống hiến, phấn đấu vươn lên. Những vấn đề bất cập trên đang tạo ra những lực cản trong xây dựng đội ngũ GVQS, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng GD, ĐT và NCKH ở các HV, TSQ. Sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện GD, ĐT của các HV, TSQ hiện nay muốn thành công cần phải tiến hành đồng bộ nhiều nội dung, trong đó xây dựng đội ngũ GVQS vững mạnh có ý nghĩa rất quan trọng. Phương hướng xây dựng QĐNDViệt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, trong đó ưu tiên một số quân, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại và xây dựng nhà trường quân đội theo mô hình Nhà trường thông minh tiếp cận với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao, đòi hỏi đội ngũ GVQS phải có bước phát triển nhanh và toàn diện hơn, đáp ứng nhiệm vụ GD, ĐT và NCKH. Do vậy, nghiên cứu làm sáng tỏ lý luận, thực tiễn, tìm ra những giải pháp xây dựng đội ngũ GVQS ở các HV, TSQ quân đội hiện nay một cách toàn diện là yêu cầu khách quan, mang tính cấp thiết. Với những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Xây dựng đội ngũ giảng viên quân sự ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay ” làm luận án nghiên cứu của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích Luận giải làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, thực tiễn xây dựng đội ngũ GVQS và đề xuất giải pháp tăng cường xây dựng đội ngũ GVQS ở các HV, TSQ quân đội hiện nay. 7 Nhiệm vụ - Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, xác định những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu giải quyết. - Luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về đội ngũ GVQS và xây dựng đội ngũ GVQS ở các HV, TSQ quân đội. - Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm xây dựng đội ngũ GVQS ở các HV, TSQ quân đội. - Xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp tăng cường xây dựng đội ngũ GVQS ở các HV, TSQ quân đội hiện nay. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Xây dựng đội ngũ GVQS ở các HV, TSQ quân đội có chức năng, nhiệm vụ đào tạo cán bộ cấp phân đội. Phạm vi nghiên cứu Những vấn đề cơ bản về xây dựng đội ngũ cán bộ, đội ngũ giảng viên và công tác GD, ĐT ở các HV, TSQ quân đội. Phạm vi điều tra khảo sát thực tế chủ yếu ở 15 HV, TSQ quân đội có chức năng đào tạo cán bộ cấp phân đội. Các tư liệu, số liệu điều tra, khảo sát thực tế phục vụ cho làm luận án được sử dụng chủ yếu từ năm 2010 đến nay. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của ĐCS Việt Nam, chính sách, luật pháp của Nhà nước về cán bộ, công tác cán bộ, về GD, ĐT và xây dựng đội ngũ nhà giáo; xây dựng quân đội cách mạng của giai cấp công nhân. Cơ sở thực tiễn Thực tiễn công tác GD, ĐT, xây dựng đội ngũ GVQS ở các HV, TSQ trong quân đội; báo cáo tổng kết của Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị, của các cơ quan chức năng về cán bộ và công tác cán bộ, 8 về công tác nhà trường quân đội; các tư liệu, số liệu điều tra, khảo sát về công tác xây dựng đội ngũ GVQS ở các HV, TSQ trong quân đội. Phương pháp nghiên cứu Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin; sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành và liên ngành, trong đó coi trọng các phương pháp lôgíc và lịch sử, phân tích và tổng hợp, thống kê, so sánh, điều tra xã hội học, tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia. 5. Những đóng góp mới của luận án - Xác định và làm rõ quan niệm về xây dựng đội ngũ GVQS ở các HV, TSQ quân đội. - Tổng kết một số kinh nghiệm xây dựng đội ngũ GVQS ở các HV, TSQ trong quân đội. - Đề xuất một số nội dung cụ thể, khả thi trong những giải pháp tăng cường xây dựng đội ngũ GVQS ở các HV, TSQ quân đội hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án - Góp phần làm rõ hơn những vấn đề lý luận, thực tiễn về đội ngũ GVQS và xây dựng đội ngũ GVQS ở các HV, TSQ quân đội. - Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp thêm luận cứ khoa học cho hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, tiến hành xây dựng đội ngũ GVQS ở các HV, TSQ trong quân đội hiện nay. - Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập ở các HV, TSQ trong quân đội. 7. Kết cấu của luận án Luận án gồm: mở đầu, 4 chương (9 tiết), phần kết luận, danh mục các công trình của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 9 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án 1.1.1 Nhóm các công trình nghiên cứu về cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ Trên thế giới, từ trước tới nay có nhiều nhà khoa học đã có nhiều công trình nghiên cứu về đội ngũ cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ, như: Thẩm Vĩnh Hoa, Ngô Quốc Diệu (2008, đồng chủ biên), Tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài, kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước [67]. Đây là một công trình khoa học nghiên cứu khá toàn diện, có hệ thống tư tưởng nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình về cán bộ, công tác cán bộ và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong cải cách, mở cửa và hội nhập quốc tế. Công trình nhấn mạnh việc coi công tác cán bộ, công tác nhân tài là “kế lớn trăm năm” chấn hưng đất nước. Những vấn đề về đường lối tổ chức cán bộ, công tác cán bộ; việc lựa chọn lớp người kế tục; vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ theo phương châm “bốn hóa”, nguyên tắc và tiêu chuẩn cán bộ trong thời kỳ mới; công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục và bố trí, sử dụng nhân tài; việc thực hiện chế độ nhân sự cán bộ; những vấn đề về tôn trọng trí thức, trọng dụng nhân tài; bảo đảm chế độ, chính sách và tạo môi trường cho cán bộ, nhân tài phát triển,... đã được công trình luận giải một cách sâu sắc. Bunlon Sa Luôi Sắc (2014), “Xây dựng đội ngũ cán bộ Quân đội nhân dân Lào ngày càng vững mạnh và có chất lượng cao”, Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự, số 1 (143), tr. 90 - 93 [118]. Bài báo khẳng định, đội ngũ cán bộ là lực lượng nòng cốt trong tổ chức thực hiện các quan điểm, đường lối của Đảng về quân sự, quốc phòng. Đồng thời, cũng chính đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ giữ các cương vị lãnh đạo, chỉ huy, quản lý các cơ quan, đơn vị trong toàn quân là lực lượng giữ vai trò quyết định trong việc tổ chức thực hiện thắng 10 lợi các nhiệm vụ, xây dựng quân đội vững mạnh. Do vậy, Đảng nhân dân cách mạng Lào luôn đặc biệt coi trọng lãnh đạo công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ, làm cho đội ngũ cán bộ là lực lượng nòng cốt trong xây dựng quân đội, bảo đảm cho quân đội thực sự là lực lượng chính trị tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân các bộ tộc Lào. Để xây dựng được đội ngũ cán bộ Quân đội nhân dân Lào ngày càng vững mạnh và có chất lượng cao, cần thực hiện tốt các nội dung trong công tác cán bộ, nâng cao trình độ mọi mặt của đội ngũ cán bộ phải gắn với trách nhiệm lãnh đạo, quản lý chỉ huy đơn vị; lấy kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao của cán bộ để đánh giá chất lượng công tác xây dựng đội ngũ này trên thực tế. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của quân đội ở một số nước có chế độ chính trị khác nhau, tác giả nhấn mạnh những nội dung, biện pháp xây dựng được đội ngũ cán bộ Quân đội nhân dân Lào ngày càng vững mạnh và có chất lượng cao phải đặc biệt chú trọng việc tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và thực hiện tốt các chính sách cán bộ; thường xuyên quan tâm nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực toàn diện và kinh nghiệm thực tiễn của cán bộ và trình độ, khả năng phối hợp hiệp đồng khéo léo giữa các lực lượng trong quân đội. Xone Monevilay (2015), Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Chuyên ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội [101]. Tác giả đã đưa ra quan niệm về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là tổng hợp mức độ phù hợp của cơ cấu đội ngũ; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và sự hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ của cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Lào so với yêu cầu nhiệm vụ của ngành trong từng thời kỳ cách mạng. Bên cạnh việc xác định tiêu chí đánh giá chất lượng, tác giả đã chỉ ra những yếu tố chi phối chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức này. Trên cơ sở những vấn đề lý luận, tác giả khảo sát, đánh giá thực trạng chất lượng và hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, chỉ ra nguyên nhân và 11 kinh nghiệm. Dự báo những nhân tố tác động, mục tiêu, phương hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức này hiện nay ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào. Neang Phat (2016), Xây dựng đội ngũ cán bộ Quân đội Hoàng gia Campuchia hiện nay, Luận án tiến sĩ Khoa học Chính trị, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng [106]. Luận án đã đưa ra quan niệm xây dựng đội ngũ cán bộ Quân đội Hoàng gia Campuchia; chỉ rõ mục đích, chủ thể, lực lượng, đối tượng, quy trình, nội dung, hình thức, biện pháp, những vấn đề có tính nguyên tắc và tiêu chí đánh giá xây dựng đội ngũ cán bộ Quân đội Hoàng gia Campuchia hiện nay. Thông qua đánh giá thực trạng, nguyên nhân, tác giả rút ra một số kinh nghiệm trong xây dựng đội ngũ cán bộ Quân đội Hoàng gia Campuchia và đề xuất những giải pháp tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ Quân đội Hoàng gia Campuchia hiện nay: Tạo sự chuyển biến về nhận thức trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng đối với xây dựng đội ngũ cán bộ; thực hiện tốt quy hoạch, tạo nguồn và tuyển chọn đội ngũ cán bộ; đổi mới công tác đào tạo, bồi; làm  tốt công tác quản lý, đánh giá, bố trí sử dụng cán bộ; thực hiện tốt chính sách đối và phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng trong xây dựng xây dựng đội ngũ cán bộ Quân đội Hoàng gia Campuchia. Phor Nara (2016), Xây dựng phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ cấp chiến dịch, chiến lược Quân đội Hoàng gia Campuchia hiện nay, Luận án tiến sĩ Luận án tiến sĩ Khoa học Chính trị, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng [107]. Luận án đưa ra hệ thống các khái niệm công cụ như: quan niệm cán bộ cấp chiến dịch, chiến lược; quan niệm về phẩm chất, năng lực của cán bộ cấp chiến dịch, chiến lược Quân đội Hoàng gia Campuchia. Tác giả đã xây dựng quan niệm và làm rõ quan niệm trung tâm về xây dựng phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ cấp chiến dịch, chiến lược Quân đội Hoàng gia Campuchia; xác lập 5 vấn đề có tính nguyên tắc và bộ tiêu chí đánh giá xây dựng phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ cấp chiến dịch, chiến lược Quân đội Hoàng gia Campuchia. Trên cơ sở luận giải sâu sắc những vấn đề lý luận, tác giả đã đánh giá thực trạng, chỉ rõ 12 nguyên nhân, rút ra những kinh nghiệm trong xây dựng phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ cấp chiến dịch, chiến lược Quân đội Hoàng gia Campuchia. Tác giả luận án phân tích những yếu tố tác động, xác định các yêu cầu và đề xuất những giải pháp tăng cường xây dựng phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ cấp chiến dịch, chiến lược Quân đội Hoàng gia Campuchia hiện nay. Đây là những vấn đề cơ bản được nghiên cứu công phu, nghiêm túc và có những đóng góp quan trọng đối với đề tài nghiên cứu. 1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về đội ngũ giảng viên và xây dựng đội ngũ giảng viên Phùng Đại Minh (2002), Quản lý hiệu năng và quản lý tự chủ trong nhà trường - một cơ chế để phát triển, Nxb Giáo dục Thượng Hải, Trung Quốc [100], đã chỉ rõ: quá trình cải cách giáo dục muốn thành công phải cần thiết và hết sức quan tâm phát triển đội ngũ giáo viên có đủ phẩm chất, năng lực toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển, hội nhập và theo mục tiêu đào tạo ở từng cấp học, bậc học. Để phát triển được đội ngũ giáo viên có chất lượng cao, theo tác giả cần phải tiến hành đồng thời nhiều biện pháp, trong đó đặc biệt nhấn mạnh hai vấn đề. Thứ nhất, khuyến khích cá nhân mỗi giáo viên có thêm động cơ và hăng say công tác bằng những cơ chế, chính sách phù hợp. Thứ hai, cần giúp đỡ giáo viên phát triển chuyên môn và tiềm năng của họ, làm cho đội ngũ giáo viên tăng kiến thức, kỹ năng và sở trường, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ dạy - học. Nguyễn Văn Căn (2007), Quá trình cải cách giáo dục ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thời kỳ 1978-2003, Nxb Khoa học Xã hội [20]. Tác giả cuốn sách đã khái quát tình hình giáo dục ở Trung Quốc trước năm 1978; phân tích đặc điểm tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và những vấn đề cơ bản để phục hồi và phát triển giáo dục ở Trung Quốc giai đoạn đầu của cải cách mở cửa, trong đó vấn đề ưu tiên hàng đầu để phát triển giáo dục là củng cố và phát triển đội ngũ giáo viên. Trong thời kỳ xây dựng thể chế kinh tế thị trường XHCN (1993 2003), tác giả đã phân tích tình hình thế giới và Trung Quốc, chỉ ra những nguyên nhân phải đẩy mạnh cải cách giáo dục, từng bước hoàn thiện thể chế 13 giáo dục, thực hiện chiến lược "khoa giáo hưng quốc". Đảng Cộng sản Trung Quốc và Nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã đưa ra quan điểm: "Cần phải đưa giáo dục lên vị trí chiến lược ưu tiên phát triển, nỗ lực nâng cao trình độ tư tưởng, đạo đức, văn hóa, khoa học kỹ thuật của toàn dân tộc, đây là kế hoạch lớn cơ bản, thực hiện hiện đại hóa Trung Quốc" [20, tr.184]. Cuốn sách đã hệ thống hóa các chủ trương, chính sách của Trung Quốc nhằm hoàn thiện thể chế giáo dục đối với các cấp, các ngành học, trong đó thực hiện "khoa giáo hưng quốc", nâng cao chất đào tạo ở bậc đai học, ưu tiên phát triển cho được đội ngũ nhà giáo có chất lượng cao là vấn đề quan trọng. KenBain (2008), Phẩm chất của những nhà giáo ưu tú (What the Best College Teachers Do) [72]. Tác giả cho rằng phẩm chất của nhà giáo ưu tú là tổng hợp nhiều yếu tố như tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng… Nhưng để tích lũy, hoàn thiện những phẩm chất đó, nhà giáo phải tích cực theo đuổi phát triển nghệ thuật, khoa học và tri thức quan trọng theo chuyên môn của mình để nghiên cứu, đưa ra những tư tưởng mới, độc đáo về những vấn đề mình quan tâm; tìm hiểu một cách thận trọng và bao quát cả những gì người khác đã thực hiện, nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên môn; thường xuyên tự nghiên cứu các chuyên ngành khác để có kiến thức tổng hợp. Đây là tiêu chuẩn cơ bản của nhà giáo trên con đường phát triển sự nghiệp của mình. Ủy ban Đào tạo giáo viên thuộc Viện Hàn lâm quốc gia Hoa Kỳ (2012), Người thầy giỏi ở mọi lớp học (A good teacher in every classroom) [140]. Cuốn sách đã phác thảo các khái niệm và chiến lược chủ yếu trong quá trình đào tạo giáo viên; những chính sách cần thiết để tất cả những giáo viên ở các cấp học có thể tiếp cận với những kiến thức cần thiết của người thầy, để họ có thể trở thành những người thầy giỏi. Các tác giả đã chỉ ra phương pháp để người thầy có thể nắm được những kiến thức mà họ cần, đồng thời đúc kết nội dung về việc đào tạo giáo viên và những kiến nghị về chính sách nhằm giúp công tác đào tạo giáo viên giỏi mang lại hiệu quả nhất. 14 Kouyang Sisomblong (2016), Chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các trường Chính trị - Hành chính tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội [120]. Trong luận án tác giả đã chỉ rõ: Chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các trường Chính trị - Hành chính tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là tổng hợp các thuộc tính, đặc trưng của người cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, bảo đảm cho họ hoàn thành nhiệm vụ được giao, bao gồm phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; năng lực công tác; số lượng và cơ cấu, giới tính, dân tộc, tôn giáo, thành phần xuất thân, tuổi đời, tuổi đảng, tuổi nghề và kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng người. Tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ được xác định ở nhóm tiêu chí về số lượng, cơ cấu của đội ngũ; nhóm tiêu chí về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng; nhóm tiêu chí về trình độ chuyên môn, năng lực giảng dạy và nghiên cứu khoa học của từng người; nhóm tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ. Trên cơ sở những vấn đề lý luận, tác giả phân tích, đánh giá thực trạng, nguyên nhân và rút ra kinh nghiệm; dự báo những yếu tố tác động, phương hướng, mục tiêu và đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các trường Chính trị - Hành chính tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nay. 1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến đề tài luận án 1.2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ Tổng cục Chính trị (2000), Xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới [126]. Đây là kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bộ do Trần Danh Bích làm chủ nhiệm được thực hiện công phu, tương đối hệ thống cơ sở lý luận, thực tiễn, đề xuất các giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội trong thời kỳ mới. Tác giả đưa ra quan niệm về 15 cán bộ, đội ngũ cán bộ và phân tích khá sâu sắc tiêu chuẩn cán bộ quân đội; tổng kết sáu bài học kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội qua các thời kỳ xây dựng, chiến đấu, công tác của quân đội; đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ về cơ cấu, chất lượng, những hạn chế của đội ngũ cán bộ quân đội; đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ quân sự như cán bộ khoa học nghệ thuật quân sự, cán bộ khoa học kỹ thuật quân sự, cán bộ y dược học quân sự và cán bộ khoa học xã hội và nhân văn. Đề tài đã đưa ra năm giải pháp lớn về xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội trong thời kỳ mới: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị; quy hoạch tổng thể đội ngũ cán bộ quân đội; quy hoạch tạo nguồn cán bộ chủ trì, đầu ngành cấp chiến lược, cán bộ phía Nam, cán bộ dân tộc ít người; đổi mới đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và củng cố hệ thống nhà trường; tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách đối với cán bộ và gia đình cán bộ. Nguyễn Quang Phát (2001), Xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội của Quân đội nhân dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị quân sự [104]. Tác giả đã nghiên cứu luận giải làm sáng tỏ tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ chính trị viên và việc quán triệt tư tưởng đó vào xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị trong giai đoạn mới. Tác giả khái quát quan điểm của Hồ Chí Minh về tiêu chuẩn cán bộ chính trị: Phải là người thật sự tiêu biểu về đạo đức cách mạng; có năng lực toàn diện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ở đơn vị; thật sự mẫu mực về phong cách, phương pháp công tác, lời nói đi đôi với việc làm. Xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị phải tuyển chọn chặt chẽ qua thực tiễn phong trào cách mạng; đào tạo, bồi dưỡng phải toàn diện, chú trọng nâng cao đạo đức cách mạng; có phương pháp đánh giá đúng, khéo bố trí sử dụng cán bộ; quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần để cán bộ phát huy hết khả năng trong công tác của mình. Nguyễn Văn Tuyên (2008), Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học xã hội và nhân văn ở các học viên, trường sĩ quan quân đội trong giai đoạn hiện nay, 16 Luận án tiến sĩ Chính trị học, Học viện Chính trị quân sự [137]. Luận án đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn, những định hướng về nội dung, biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học xã hội và nhân văn ở các HV, TSQ trong quân đội giai đoạn hiện nay. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp một số cơ sở khoa học trực tiếp liên quan đến đề tài của luận án như: Tác giả của luận án đã luận giải những đặc trưng cơ bản của đội ngũ cán bộ khoa học xã hội và nhân văn ở các HV, TSQ quân đội; động lực phát triển; nguồn đào tạo cán bộ khoa học xã hội và nhân văn cho các HV, TSQ trong quân đội phải tuyển chọn cán bộ từ các ngành khoa học xã hội và nhân văn của nhà trường, từ các binh chủng, quân chủng, chú ý tìm nguồn từ cán bộ khoa học xã hội và nhân văn ngoài quân đội. Biện pháp cơ bản để bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ khoa học xã hội và nhân văn ở các HV, TSQ trong quân đội là kết hợp chặt chẽ và thống nhất giữa nghiên cứu khoa học, hoạt động chuyên môn, hoạt động quân sự; kết hợp nhà trường với đơn vị; liên kết, hợp tác nghiên cứu khoa học giữa các nhà trường với các viện khoa học và các học viện, trường đại học trong và ngoài quân đội; thường xuyên tạo động lực tích cực để cán bộ khoa học học tập, rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành. Nguyễn Minh Khôi (2011), Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ quan quản lý giáo dục - đào tạo ở các học viện, trường sĩ quan trong quân đội giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Chính trị học, Học viện Chính trị [73]. Tác giả đã nghiên cứu có hệ thống các công trình khoa học quốc tế, trong nước về cán bộ và công tác cán bộ. Luận án đã đi sâu nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn, như: quan niệm về cán bộ cơ quan quản lý giáo dục - đào tạo; quan niệm công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cơ quan quản lý giáo dục - đào tạo ở các HV, TSQ; yêu cầu về phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công tác; thực trạng đội ngũ và công tác xây dựng đội ngũ này ở các HV, TSQ, chỉ ra nguyên nhân, một số kinh nghiệm. Tác giả luận án cũng đã dự báo tình hình phát triển của nhiệm vụ, xác định những yêu cầu và đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng đội cán bộ cơ quan quản lý giáo dục - đào tạo ở các 17 HV, TSQ trong quân đội giai đoạn hiện nay, trong đó có những vấn đề liên quan đến công tác xây dựng đội ngũ giảng viên ở các nhà trường quân đội. Phạm Trung Thành (2019), Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Khoa học Chính trị, Học viện Chính trị [122].Tác giả đã nghiên cứu có hệ thống các công trình khoa học ở nước ngoài, trong nước về đội ngũ cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ. Luận án đã nghiên cứu khá công phu và luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn như: Quan niệm cơ quan chính trị và đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các HV, TSQ quân đội; đưa ra quan niệm và phân tích làm rõ quan niệm xây dựng đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các HV, TSQ quân đội; xác định những vấn đề có tính nguyên tắc, các tiêu chí đánh giá, làm rõ thực trạng và nêu lên một số kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các HV, TSQ quân đội. Trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực tiễn, tác giả đã phân tích những yếu tố tác động, xác định 4 yêu cầu và đề xuất 5 giải pháp tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các HV, TSQ trong QĐND Việt Nam hiện nay. Những giải pháp được tác giả đề xuất tương đối toàn diện, khả thi, phù hợp với tình hình thực tiễn, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các HV, TSQ trong QĐND Việt Nam vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. 1.2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về đội ngũ giảng viên và xây dựng đội ngũ giảng viên Ở Việt Nam có nhiều công trình khoa học đã nghiên cứu về giảng viên và xây dựng đội ngũ giảng viên, tiêu biểu như: Bành Tiến Long (2005), (chủ trì), Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020 [80]. Theo tác giả, đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam là vấn đề đang đặt ra bức thiết hiện nay và cần phải được tiến hành một cách đồng bộ, hiệu quả; trong đó vấn đề đội ngũ giảng viên ở các trường đại học đã được tập thể tác giả luận giải tương đối có hệ thống, phân tích số lượng, cơ cấu trình độ và chất lượng đội ngũ nhà giáo của 114 trường 18 đại học, cao đẳng (không tính các trường quân đội); đề ra mục tiêu xây dựng đội ngũ giảng viên đến năm 2010 và đến năm 2020; đề xuất giải pháp xây đựng đội ngũ giảng viên có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ chuyên môn tiên tiến, hiện đại, đáp ứng với yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng GD, ĐT trong tình hình mới. Vũ Thanh Bình (2012), Vấn đề chất lượng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị trong các trường đại học, cao đẳng ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Đại học Quốc gia Hà Nội [4]. Tác giả đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị, phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị trong các trường đại học, cao đẳng ở nước ta hiện nay và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ này để đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, bao gồm: Một là, nâng cao bản lĩnh chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp, tư tưởng, đạo đức cho đội ngũ giảng viên lý luận chính trị. Hai là, đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn giảng viên lý luận chính trị theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Ba là, đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo động lực khuyến khích đội ngũ giảng viên lý luận chính trị không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp. Bốn là, phát huy và nâng cao tính tích cực, tính tự giác của bản thân đội ngũ giảng viên lý luận chính trị trong nâng cao chuyên môn, rèn luyện nhân cách. Ngô Văn Hà (2013), Tư tưởng Hồ Chí Minh về người thầy và việc xây dựng đội ngũ giảng viên đại học hiện nay [61]. Nội dung cuốn sách đề cập một cách có hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về người thầy, bao gồm: vai trò, phẩm chất đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy của người thầy giáo; đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên đại học về số lượng, chất lượng, cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, khía cạnh thu nhập và vị thế của họ trong xã hội; đồng thời phân tích sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về người thầy trong việc xây dựng đội ngũ giảng viên đại học ở nước ta hiện nay. Theo tác giả, để xây dựng được đội ngũ giảng viên đại học đáp ứng được yêu cầu của tình hình 19 mới, cần phải thực hiện đồng bộ những giải pháp: Đổi mới công tác bồi dưỡng cán bộ giảng dạy; đẩy mạnh việc đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy hiện có ở các trường đại học; làm tốt công tác quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên; hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo động lực cho đội ngũ giảng viên nâng cao trình độ, chuyên môn; xây dựng chuẩn mực người thầy theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Trần Thanh Giang (2017), “Đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Cộng sản (Chuyên đề cơ sở), (123), tháng 3, tr.66-70 [59]. Theo tác giả, để trang bị cho sinh viên ở các trường đại học ở nước ta có những kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những hiểu biết về ĐCS Việt Nam, xây dựng cho sinh viên có thế giới quan khoa học, có niềm tin và lý tưởng cách mạng đúng đắn thì đội ngũ giảng viên lý luận chính trị ở các trường đại học giữ vai trò quyết định. Từ những thực trạng của việc giảng dạy lý luận chính trị ở các trường đại học trong thời gian qua, để khắc phục những hạn chế, bất cập, theo tác giả cần phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp đổi mới cả việc dạy và việc học, các điều kiện và nguồn lực kèm theo, song quan trọng hơn cả là tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và đổi mới mạnh mẽ phương pháp giảng dạy các môn lý luận chính trị. Nguyễn Văn Lượng (2017), “Những vấn đề của đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao”, Tạp chí Lý luận Chính trị, (6), tr.45-49 [84]. Trên cơ sở quán triệt những quan điểm của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, tác giả đã đưa ra những lập luận khoa học, dẫn chứng cụ thể và nhận định: “Có thể nói nếu không có nguồn nhân lực chất lượng cao thì đất nước không thể có sự phát triển nhanh và bền vững” [84, tr.45]. Theo tác giả, để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cần thực hiện đồng bộ sáu giải pháp cơ bản, trong đó có giải pháp: Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên đại 20 học và giáo dục chuyên nghiệp. Vì, muốn đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thì phải đào tạo được đội ngũ giáo viên dạy đại học và chuyên nghiệp vừa hồng, vừa chuyên. Mặt khác, để phát triển được đội ngũ giảng viên cần xây dựng tiêu chí năng lực và có chiến lược phát triển đội ngũ này bằng cách kết hợp các loại hình đào tạo khác nhau. Đào tạo và bồi dưỡng liên tục cho phù hợp với nhu cầu phát triển; cần phát huy hiệu quả nguồn nhân lực ở cả đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng với thu hút trọng dụng nhân tài. Đó là vấn đề có tầm chiến lược, là yếu tố quyết định tương lai của đất nước. 1.2.3. Nhóm các công trình nghiên cứu về đội ngũ giảng viên và xây dựng đội ngũ giảng viên trong quân đội Về đội ngũ giảng viên và xây dựng đội ngũ giảng viên trong quân đội đã có nhiều công trình nghiên cứu với các hướng tiếp cận khác nhau. Các công trình chủ yếu nghiên cứu chuyên sâu về đội ngũ giảng viên KHXHNV trong các HV, TSQ quân đội, như: Nguyễn Quang Phát (2007), (chủ nhiệm), Xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học của Học viện Chính trị quân sự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay [105]. Đề tài quan niệm về đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học của Học viện Chính trị quân sự là một bộ phận đảng viên, sĩ quan của Đảng trong quân đội đảm nhiệm công tác giảng dạy và NCKH. Họ là lực lượng trực tiếp quyết định chất lượng giáo dục, đào tạo, NCKH và xây dựng Học viện vững mạnh. Tác giả đề tài đã phân loại đội ngũ giảng viên ở Học viện Chính trị quân sự bao gồm giảng viên KHXHNV, giảng viên khoa học quân sự và giảng viên văn hóa ngoại ngữ. Việc xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học nhằm tạo ra cơ cấu hợp lý về chuyên ngành, cấp bậc quân hàm, tuổi quân, tuổi đời, thâm niên giảng dạy, nghiên cứu, trình độ học vấn phù hợp, bảo đảm tính cân đối, đồng bộ sự chuyển tiếp vững chắc giữa các thế hệ cán bộ, giảng viên. Nguyễn Văn Tháp (2009), Xây dựng đội ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn trong các trường đào tạo sĩ quan quân đội [123]. Tác giả cuốn sách đã đưa ra quan niệm về đội ngũ giảng viên KHXHNV trong các trường
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan