Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh cà mau giai đoạn hiện nay...

Tài liệu Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh cà mau giai đoạn hiện nay

.DOC
123
172
80

Mô tả:

BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ CHUNG QUY NHƠN XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN Ở TỈNH CÀ MAU GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC HÀ NỘI - 2014 BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ CHUNG QUY NHƠN XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN Ở TỈNH CÀ MAU GIAI ĐOẠN HIỆN NAY CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC MÃ SỐ: 60 31 02 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS TRẦN BÁ THANH HÀ NỘI – 2014 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt An ninh nhân dân ANND Bạo loạn lật đổ BLLĐ Công nghiệp hóa CNH Dự bị động viên DBĐV “Diễn biến hòa bình” “DBHB” Hệ thống chính trị HTCT Hiện đại hóa HĐH Hội đồng nhân dân HĐND Mặt trận Tổ quốc MTTQ Nhà xuất bản Nxb Quốc phòng, an ninh QP, AN Quốc phòng toàn dân QPTD Ủy ban nhân dân UBND Xã hội chủ nghĩa XHCN MỤC LỤC MỞ ĐẦU Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN, THỰC Trang 3 TIỄN XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ XÃ, 1.1. PHƯỜNG, THỊ TRẤN Ở TỈNH CÀ MAU Đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn và một số vấn đề 11 cơ bản về xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau Thực trạng và một số kinh nghiệm xây dựng đội ngũ 11 cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau Chương 2 MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP 39 1.2. TIẾP TỤC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN Ở TỈNH CÀ MAU GIAI 2.1. ĐOẠN HIỆN NAY Sự phát triển của tình hình nhiệm vụ và mục tiêu, yêu cầu 62 xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà 2.2. Mau giai đoạn hiện nay Những giải pháp tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ xã, 62 phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay 70 95 97 106 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong hệ thống hành chính ở Việt Nam: xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính cấp cơ sở, là nơi trực tiếp tiếp xúc và giải quyết những công việc hàng ngày của nhân dân, là cầu nối giữa chính quyền nhà nước với nhân dân, thực hiện quản lý nhà nước về kinh tế, văn hóa, xã hội và QP, AN ở địa phương, bảo đảm cho chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước được hiện thực hóa trong cuộc sống. Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị nói chung, của chính quyền cơ sở nói riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó trước hết và chủ yếu là về cán bộ và công tác cán bộ. Bởi vì, cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng trong từng giai đoạn cách mạng. Đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn (gọi chung là đội ngũ cán bộ cấp xã) có vai trò quan trọng trong quản lý và tổ chức công việc của chính quyền cơ sở, giải thích các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân; đồng thời phản ảnh nguyện vọng của quần chúng nhân dân với Đảng và Nhà nước để có sự điều chỉnh, bổ sung chính sách cho phù hợp với thực tiễn. Hội nghị lần thứ 5 Khóa IX về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong tình hình mới đã xác định: “Xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở xã, phường, thị trấn là một nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng.” [50, tr.167-168]. Cà Mau là tỉnh Tây Nam bộ nằm ở cận cực Nam của Tổ quốc Việt Nam. Cùng với cả nước, Cà Mau đang trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp, xây dựng và 4 dịch vụ; khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tế biển, kinh tế thủy sản và tài nguyên rừng; thực hiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Bên cạnh những thành tựu kinh tế, xã hội đã đạt được, hiện nay ở Cà Mau nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc, phức tạp trong quản lý và phát triển kinh tế - xã hội theo cơ chế mới... Thực tế đó đặt ra yêu cầu mới đối với đội ngũ cán bộ cơ sở nói chung, đội ngũ cán bộ cấp xã ở tỉnh Cà Mau nói riêng, đòi hỏi đội ngũ này phải có cơ cấu hợp lý, có phẩm chất, năng lực tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, ngang tầm nhiệm vụ mới ở địa phương. Nhận thức đầy đủ những vấn đề trên, cấp ủy, chính quyền, cơ quan chức năng các cấp đã có chủ trương, nghị quyết, chính sách trong xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp ở địa phương từng bước đáp ứng yêu cầu mới. Nhờ vậy, đội ngũ cán bộ cấp xã ở tỉnh Cà Mau đã có bước trưởng thành về nhiều mặt, góp phần vào xây dựng HTCT và bộ máy chính quyền ở cơ sở trong sạch, vững mạnh, giữ vững ổn định chính trị, góp phần phát triển KT-XH và thực hiện các nhiệm vụ khác ở địa phương. Tiêu biểu trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã ở tỉnh Cà Mau đã được chú trọng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, các chế độ chính sách ngày càng hoàn thiện; tăng về mặt số lượng, trình độ và kiến thức các mặt được nâng lên. Tuy nhiên, bên cạnh đó công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã vẫn là khâu yếu kém: nội dung chương trình đào tạo còn bất cập; quy hoạch còn bị động, chắp vá; chế độ, chính sách chưa thật sự thoả đáng; việc tổng kết, đánh giá một cách có hệ thống và thường xuyên về xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã chậm được tiến hành; chưa có giải pháp đồng bộ, phù hợp với đặc thù của địa phương nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ xã của tỉnh Cà Mau trong giai đoạn mới. Đặc biệt, trước yêu cầu thực hiện đồng bộ cải cách hành chính nhà nước, nhất là cấp cơ sở, thì công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã còn nhiều hạn chế, bất cập cả về nhận thức, trách nhiệm, nội dung, quy trình tiến hành... 5 Vì vậy, việc tác giả lựa chọn đề tài: “Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp cao học là đáp ứng yêu cầu cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Vấn đề cán bộ và công tác cán bộ, trong đó công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở là nội dung được các nhà lãnh đạo, các cấp ủy đảng và nhiều nhà khoa học nghiên cứu ở những góc độ và phạm vi khác nhau. Thời gian qua, đã có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu về xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nói riêng, tiêu biểu có các công trình và đề tài sau đây: - Nhóm đề tài về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức gồm có: TS. Thang Văn Phúc và TS. Nguyễn Minh Phương (đồng chủ biên), “Cơ sở lý luận, thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001. Lê Thị Lý, “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã trước yêu cầu đổi mới”, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2003. Nguyễn Thị Hậu, “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Phú Thọ hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Hà Nội, 2003. Th.S Dương Hương Sơn, “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Quảng Trị hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2004. TS. Hồ Công Dũng, “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở Tây Nguyên giai đoạn 2006 - 2010”, Đề tài cấp Bộ, Hà Nội, 2006. Nguyễn Thanh Xuân, “Nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo vị trí chức danh”, Đề tài cấp Bộ, Hà Nội, 2006. Vũ Minh Bồng, “Nghiên cứu các giải pháp xây dựng và phát triển cán bộ, công chức dân tộc thiểu số người Khmer”, Đề tài cấp Bộ, Hà Nội, 2006. Trần Thị Kim Dung, “Cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ Lý luận và lịch sử Nhà nước pháp luật, Hà Nội, 6 2011. Cao Thanh Thương, “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực quản lý cấp xã trên địa bàn huyện Hoài Nhơn - Bình Định”, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Đà Nẵng, 2011. Trương Ngọc Hùng, “Giải pháp tạo động lực cho cán bộ, công chức xã, phường, thành phố Đà Nẵng”, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Đà Nẵng, 2012. Trần Văn Thanh, “Đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức hành chính cấp xã, (phường) thành phố Quy Nhơn”, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đà Nẵng, 2012. Các đề tài khoa học trên đã nêu bật vị trí, vai trò, đặc điểm và những vấn đề có tính nguyên tắc trong xây dựng đội ngũ cán bộ công chức theo địa bàn phạm vi nghiên cứu; đánh giá thực trạng, nguyên nhân. Trên cơ sở dự báo những nhân tố tác động, các tác giả đã đề xuất những giải pháp chủ yếu để xây dựng, phát huy vai trò đội ngũ cán bộ công chức ở các địa bàn trên. - Nhóm đề tài về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt gồm có: TS. Nguyễn Văn Tích (chủ biên), “Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn)”, Đề tài KT-XH.05-1106, 1993. Hồ Bá Thâm, “Nâng cao năng lực tư duy của cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Triết học, 1994. PGS, TS. Trần Xuân Sầm (chủ biên), “Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị thời kỳ đổi mới”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998. Nguyễn Văn Phích, “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã ở tỉnh Bình Thuận giai đoạn hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2000. Phạm Công Khâm, “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vùng nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay”, Luận án Tiến sĩ, 2000. Nguyễn Hồng Tân, “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp quận ở Thành Phố Đà Nẵng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Luận văn Thạc sĩ khoa học lịch sử, Hà Nội, 2000. Nguyễn Mậu Dựng, “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo 7 chủ chốt của Đảng bộ các cấp ở Tây Nguyên hiện nay”, Luận án Tiến sĩ lịch sử, 2000. Đoàn Tất Hoài, “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ, 2001. Nguyễn Căn Côi, “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, 2002. Nguyễn Huy Châu, “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị cấp xã ở tỉnh Gia Lai trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ, 2003. Vũ Thị Nghĩa, “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị các xã ở tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ, Hà Nội, 2004. Phạm Thị Thúy Vân, “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở thành phố Cần Thơ hiện nay - Thực trạng và giải pháp”, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Chính trị, 2005. Trần Trung Trực, “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị cấp xã ở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Chính trị, 2005. Hà Thị Bích Thủy, “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị cấp phường, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ, 2006. Đỗ Thanh Hiệp, “Ảnh hưởng tư duy kinh nghiệm đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Cà Mau”, Luận văn Thạc sĩ khoa học chính trị, Hà Nội, 2010. Biện Thanh Lâm, “Nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ chủ chốt các xã ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ khoa học chính trị, Hà Nội, 2010. Nguyễn Văn Hòa, “Đánh giá thực trạng cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở xã, phường, thị trấn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn hiện nay”, Bạc Liêu, 2012. Các công trình, đề tài trên đã luận giải quan niệm về cán bộ chủ chốt, chỉ ra đặc điểm, yêu cầu về cơ cấu, tiêu chuẩn, trình độ, năng lực tư duy của cán bộ chủ chốt các cấp; luận giải về vị trí, vai trò đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp; quan niệm về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt, đánh giá thực 8 trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm; xác định mục tiêu, phương hướng và đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt nói chung, tập trung vào cán bộ chủ chốt cấp xã theo phạm vi nghiên cứu, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ từng bước ngang tầm chức trách, nhiệm vụ thời kỳ mới. - Ngoài ra, một số bài viết, nghiên cứu được đăng trên các tạp chí như: Trần Đình Thu: “Giải pháp nâng cao đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Kon Tum”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 9/2007. Trần Quang Kiểm: “Hải Phòng tạo nguồn cán bộ xã, phường, thị trấn”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 7/2010. Trương Minh Nguyệt: “Xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã ở Lạng Sơn”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 4/2012. Phúc Sơn: “Giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 5/2012. Lê Ngọc Xuyên: “Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở ở Tây Nguyên”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 1 + 2/2014 … Nhìn chung, với những góc độ nghiên cứu tiếp cận khác nhau, những công trình, đề tài nghiên cứu trên đã có những đóng góp nhất định cả về lý luận và thực tiễn theo phạm vi nghiên cứu, từ đó xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ xã nói chung; cán bộ, công chức và cán bộ chủ chốt trong HTCT trên các địa bàn, địa phương ở nước ta. Tuy nhiên, chưa có công trình, đề tài, luận văn nào nghiên cứu về “Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay” một cách có hệ thống, toàn diện dưới góc độ chuyên ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước. Vì vậy, tác giả lựa chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu, là công trình độc lập, không trùng lặp với các công trình, đề tài, luận văn, luận án đã nghiệm thu, bảo vệ. Đồng thời trên cơ sở kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình, đề tài, luận văn, luận án nói trên và căn cứ vào thực trạng đội ngũ cán bộ 9 xã, phường, thị trấn trong tỉnh, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ xã nói chung ở tỉnh Cà Mau ngang tầm chức trách, nhiệm vụ trong giai đoạn mới. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài * Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn đề xuất giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay. * Nhiệm vụ nghiên cứu - Luận giải làm rõ về đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn và một số vấn đề cơ bản về xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau. - Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau. - Xác định mục tiêu, yêu cầu và đề xuất những giải pháp chủ yếu xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài * Đối tượng nghiên cứu Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay (gọi chung là cán bộ cấp xã). * Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu hoạt động xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau; phạm vi khảo sát tập trung ở 3 huyện là Trần Văn Thời, Đầm Dơi, Cái Nước và thành phố Cà Mau; thời gian và các số liệu điều tra, khảo sát từ năm 2008 đến nay. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận Đề tài được thực hiện trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, nghị quyết của Đảng về cán bộ và chiến 10 lược cán bộ thời kỳ mới, pháp luật của Nhà nước về cán bộ công chức; chủ trương, nghị quyết của Tỉnh ủy, huyện ủy về xây dựng đội ngũ cán bộ địa phương giai đoạn hiện nay. * Cơ sở thực tiễn Thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau; qua các báo cáo sơ kết, tổng kết về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ xã ở tỉnh Cà Mau thời gian qua; đồng thời qua quá trình điều tra, nghiên cứu, khảo sát thực tiễn của tác giả; bên cạnh đó có tiếp thu kế thừa và chọn lọc kết quả của các công trình, đề tài đã được nghiệm thu, bảo vệ. * Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin, đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học của chuyên ngành và liên ngành, trong đó chú trọng phương pháp: kết hợp lôgic - lịch sử, phân tích tổng hợp, tổng kết thực tiễn, thống kê - so sánh và phương pháp chuyên gia. 6. Ý nghĩa của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp thêm cơ sở khoa học để cấp ủy các cấp của tỉnh Cà Mau trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay. Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn xây dựng Đảng ở các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, thành phố và Trường Chính trị tỉnh Cà Mau. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 11 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ XÃ PHƯỜNG, THỊ TRẤN Ở TỈNH CÀ MAU 1.1. Đội ngũ cán bộ và một số vấn đề cơ bản về xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau 1.1.1. Xã, phường, thị trấn và đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau * Các xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau - Khái quát về tỉnh Cà Mau Cà Mau là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, được tách ra từ tỉnh Minh Hải thành hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu từ ngày 01 tháng 01 năm 1997, là một trong những tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long và nằm trọn trên bán đảo Cà Mau. Mũi Cà Mau là địa danh có ý nghĩa kinh tế - chính trị, có ý nghĩa thiêng liêng đối với nhân dân cả nước, có tầm chiến lược về an ninh quốc phòng, thuận lợi phát triển kinh tế biển. Toàn tỉnh có diện tích là 5.329,5 km2, là tỉnh có diện tích vào loại lớn trong vùng (chỉ sau tỉnh Kiên Giang). Đất đai của Cà Mau là đất trẻ, mới được khai phá sử dụng, có độ phì trung bình khá, hàm lượng chất hữu cơ cao. Các tài nguyên đất đai, khí hậu, nguồn nước… tương đối thuận lợi, là tiềm năng lớn để phát triển kinh tế Ngư - Nông - Lâm nghiệp, tạo nguồn nguyên liệu để phát triển công nghiệp chế biến xuất nhập khẩu và du lịch tham quan gắn với du lịch sinh thái, biển đảo. Là tỉnh duy nhất trong vùng và cả nước có 3 mặt giáp biển trải dài từ biển Đông sang biển Tây với bờ biển dài 254 km, nằm trong vòng cung đường biển của nhiều trung tâm phát triển của khu vực Đông Nam Á với nhiều hòn đảo (Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Đá Bạc…) có vị trí chiến lược quan trọng, là cầu nối để khai thác biển, ven biển và là tiền tuyến bảo vệ Tổ quốc; ngư trường rộng trên 80.000 km 2, tài nguyên biển phong phú với nhiều 12 loại thủy hải sản quý hiếm, có trữ lượng lớn, khả năng khai thác khoảng 250.000 tấn/năm; có tiềm năng khá lớn về dầu khí trong lòng biển (trữ lượng tiềm năng khoảng 172 tỷ m3, đã phát hiện 30 tỷ m3, sản lượng khai thác có thể đạt 8,25 tỷ m3/năm). Vùng ven biển Cà Mau có nguồn tài nguyên rừng phong phú, đa dạng với hệ sinh thái rừng ngập mặn và rừng ngập lợ trên 145.600 ha (bằng 36,9% diện tích đất rừng vùng đồng bằng sông Cửu Long) có điều kiện phát triển kinh tế lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng, du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học. Trong mối quan hệ với khu vực, Cà Mau là một trong bốn tiểu vùng kinh tế đang được quy hoạch xây dựng thành vùng kinh tế động lực của Đồng bằng sông Cửu Long; là điểm đến của một số tuyến Quốc lộ và tuyến đường thủy quan trọng. Với dự án tiểu vùng Mê Kông mở rộng thì Cà Mau được xác định nằm trong hành lang phát triển phía nam (Băngkok - Phnompenh - Hà Tiên - Cà Mau). Với dự án cụm công nghiệp Khí - Điện - Đạm đang được Trung ương đầu tư và đưa vào sử dụng, Cà Mau thực sự trở thành một cực phát triển của tứ giác Cà Mau - Cần Thơ - An Giang - Kiên Giang và có khả năng hợp tác phát triển một số lĩnh với các tỉnh, thành phố khu vực như: liên kết khai thác du lịch lữ hành, tổ chức các tour du lịch, đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp lao động cho các khu công nghiệp. Cà Mau còn có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt với 33 cửa sông lớn, nhỏ thông ra biển. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch ở Cà Mau như mạng nhện, với tổng chiều dài hơn 18.000 km, rất thuận lợi cho việc phát triển giao thông bằng đường thủy. Sông ngòi, kênh rạch ở Cà Mau đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của người dân bản xứ. Nó gắn liền với mọi sinh hoạt, cung cách ứng xử, hình thành nên các tục lệ, tín ngưỡng mang đậm tính sông nước và hình thành nên nét văn hoá đặc trưng. Chính những đặc điểm này, đã hình thành nên một Cà Mau thích ứng với điều kiện địa lý tự nhiên của cộng đồng dân cư vùng sông nước. 13 Cà Mau có hai khu rừng ngập nước là rừng tràm U Minh hạ và rừng đước Năm Căn, Ngọc Hiển. Rừng Cà Mau có sinh học cao, giá trị kinh tế và phòng hộ lớn. Tại những khu rừng có nhiều sân chim phát triển với nhiều chủng loại. Dưới chân rừng có nhiều đặc sản quý hiếm. Rừng tràm, rừng đước Cà Mau là căn cứ địa cách mạng của Xứ ủy Nam Bộ và Khu ủy khu Tây Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. Năm 2009, rừng Cà Mau được UNESSCO công nhận là Khu dự trữ Sinh quyển thế giới. Cà Mau mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với nền nhiệt độ cao vào loại trung bình trong tất cả các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Cơ cấu chuyển dịch các ngành kinh tế theo hướng: Ngư - Nông - Lâm nghiệp sẽ giảm dần, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng lên. Nhờ đẩy mạnh hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn, nâng cao năng suất, chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn sản phẩm nông nghiệp, tăng cường chế biến các mặt hàng có hàm lượng giá trị cao tăng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1 tỷ USD vào năm 2010, dự kiến đạt 1,4 - 1,5 tỷ USD vào năm 2015 và đạt 1,8 - 2 tỷ USD vào năm 2020. Tính đến ngày 01 tháng 7 năm 2014, tỉnh Cà Mau gồm có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố và 8 huyện (thành phố Cà Mau, huyện Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Cái Nước, Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình, Năm Căn, Phú Tân). Trong đó có 9 thị trấn, 10 phường và 82 xã [Phụ lục 04]. Dân số 1.222.199 người, bao gồm 3 dân tộc chính là Kinh, Hoa, Khmer. Mật độ 230 người/km2. Cà Mau có nhiều tôn giáo và thờ cúng tín ngưỡng dân gian. Tín đồ Phật giáo và Kitô giáo chiếm số đông, còn lại là Tin lành, Tịnh độ Cư sĩ, Cao Đài Minh Chơn Đạo, Cao Đài Tây Ninh, Cao Đài Tiên Thiên và Thiền Lâm, Khất sĩ, Hòa Hảo… Người kinh thường theo Phật giáo Bắc Tông, người Hoa theo Phật giáo Hoa Tông, người Khmer theo Phật giáo Nam Tông. 14 - Đặc điểm các xã, phường, thị trấn tỉnh Cà Mau Trong hệ thống tổ chức hành chính 4 cấp ở nước ta, xã, phường, thị trấn là những đơn vị hành chính có vị trí tương đương ở cấp cơ sở, được tổ chức ở nông thôn, nội thành, nội thị, theo khu vực dân cư, lãnh thổ, bao gồm có các thôn, bản, tổ dân phố. Từ sự tương đồng về vị trí, địa vị pháp lý, xã, phường, thị trấn có vai trò tương đương nhau trong hệ thống tổ chức hành chính - vai trò là đơn vị hành chính cơ sở. Với tư cách là đơn vị cơ sở, xã, phường, thị trấn là cấp chấp hành, thực hiện sự tác động quản lý từ các cấp trên, nơi hiện thực hóa đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước thành hoạt động thực tiễn của dân; đồng thời cũng là nơi kiểm nghiệm tính đúng đắn, hiệu quả của các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Là đơn vị hành chính cơ sở, xã, phường, thị trấn là nơi diễn ra mọi hoạt động sinh hoạt, quan hệ của dân cư trên hai địa bàn cơ bản là nông thôn và đô thị, là nơi chính quyền và các đoàn thể tổ chức cuộc sống, hoạt động và các phong trào trong đời sống dân cư, thể hiện rõ nhất, trực tiếp nhất ý thức và năng lực dân chủ của dân bằng cả phương thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp. Là nơi HTCT thể hiện trực tiếp nhất việc tổ chức và phát huy khả năng sáng tạo, mọi tiềm năng trong dân, khai thác và phát triển những khả năng đó tại địa bàn để giải quyết tại chỗ những yêu cầu phát triển của cộng đồng, đáp ứng nhu cầu chính đáng của dân, đem lại lợi ích thiết thực nhất cho đời sống vật chất và tinh thần của dân. Cũng như các địa bàn cơ sở khác, Các xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau là đơn vị hành chính cơ sở trong hệ thống tổ chức hành chính của Nhà nước ta được tổ chức theo khu vực dân cư ở nông thôn và thành thị, hợp thành bởi các ấp, khóm, tổ dân phố trên địa bàn, có địa giới hành chính, tổ chức bộ máy và dân số theo quy định của cấp có thẩm quyền; là nơi nhân dân địa phương sinh sống, trực tiếp lao động sản xuất, phát triển kimh tế - xã hội, củng 15 cố QP, AN ở địa phương, góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Ngoài đặc điểm chung của xã, phường, thị trấn Việt Nam, song do điều kiện tự nhiên, trình độ kinh tế - xã hội và phong tục tập quán, Cà Mau còn có những đặc điểm riêng đó là cơ cấu, nền tảng kinh tế các xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau về cơ bản vẫn là sản xuất nông nghiệp, thủy hải sản. Là tỉnh có 82 xã, 10 phường và 9 thị trấn, tuy có nhiều tiềm năng, thế mạnh, nhưng đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, trình độ phát triển kinh tế - xã hội còn thấp so với các tỉnh trên địa bàn đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh, thành khác trong cả nước. Sau khi tái lập tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội ở các xã, phường, thị trấn có những bước phát triển, cơ cấu kinh tế có sự phát triển đa dạng, có cả nông, lâm nghiệp, thủy sản, dịch vụ và công nghiệp, song kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ yếu, tỉ lệ lao động trong nông nghiệp chiếm 63, 40%, công nghiệp xây dựng chiếm 16,96%, dịch vụ 19,64%. Kết cấu hạ tầng kinh tế cũng còn yếu kém, thu nhập bình quân đầu người 296 USD, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 27,9%, lao động qua đào tạo, dạy nghề 15%, sử dụng máy điện thoại bình quân 5 máy cho 100 dân. Ngoài ra, xã, phường, thị trấn có những đặc điểm gắn liền với điều kiện tự nhiên, phân bổ dân cư, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bên cạnh những đặc điểm trên, Cà Mau là một vùng đất trẻ, giàu tiềm năng, trong lịch sử và hiện tại là nơi dừng chân của nhiều người từ cả miền Bắc và miền Trung chuyển cư đến làm ăn, sinh sống và công tác. Sự kết hợp các yếu tố tâm lý, văn hoá nhiều miền khác nhau đã tạo nên sự phong phú về đặc điểm của con người Cà Mau. Với cách sống, cách nghĩ, cách làm, cách ứng xử, giao lưu nơi vùng đất mới, đã hình thành tính cách con người và văn hóa sông nước. Lưu dân phiêu bạt về đất Cà Mau tuy nghèo khổ nhưng rất dũng cảm, nghĩa khí, đầy nghị 16 lực; vừa hào hiệp, phóng khoáng, vừa khoan dung, độ lượng, vừa trọng nghĩa tình; là những người chân chất, thật thà, cần cù, nhẫn nại, “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” để đổi lấy chén cơm, manh áo. Tuy cuộc sống văn hóa ở đây từ xa xưa đến nay đã hình thành phong cách, sinh hoạt khá phong phú, nhưng còn phải khắc phục những bất cập trong cuộc sống để nâng cao giá trị văn hóa của vùng đất phương Nam. - Vai trò của xã, phường, thị trấn tỉnh Cà Mau Xã, phường, thị trấn là nơi tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư, là nơi tổ chức, vận động nhân dân thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước. Xã, phường, thị trấn còn là nơi triển khai và tăng cường chính sách đại đoàn kết dân tộc, tăng cường dân chủ cơ sở, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân, tạo điều kiện khai thác mọi tiềm năng ở địa phương để phát triển kinh tế - xã hội. Các cơ quan chính quyền cấp xã là cầu nối giữa Nhà nước với các tổ chức và cá nhân, đại diện cho Nhà nước, để thực thi quyền lực Nhà nước, triển khai, tổ chức thực hiện những chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước ở cơ sở. Cho nên chính quyền địa phương phải đủ mạnh, phải thể hiện uy quyền của mình mới có thể thực hiện được chức năng, nhiệm vụ mà Nhà nước giao phó; đồng thời, cũng vừa phải mềm dẻo, linh hoạt khi tiếp xúc, làm việc với dân, những người cùng sinh sống, với những mối quan hệ cộng đồng gắn bó khăng khít, bền chặt chi phối, phải đáp ứng những nhu cầu, đòi hỏi đa dạng của mỗi người dân, sao cho vừa đúng pháp luật, vừa phù hợp với truyền thống, phong tục tập quán và điều kiện của người dân địa phương. Chính quyền địa phương là người sâu sát với dân, cùng chung sống hàng ngày với dân, hiểu dân, am hiểu những phong tục, tập quán, truyền thống của địa phương hơn cả, nên những người đại diện Nhà nước ở cấp xã phải giải quyết các công việc đa dạng, phức tạp của dân, sao cho không trái pháp luật, nhưng có 17 hiệu quả cao nhất. Chính quyền cấp xã là cấp trực tiếp tổ chức thực hiêṇ những thắc mắc, bức xúc của dân. Đồng thời cũng là những người trực tiếp thu nhận, lắng nghe các ý kiến, những đề xuất, kiến nghị của nhân dân. Do vậy, họ cũng là cấp phải phản ánh một cách trung thực nhất những nguyện vọng, mong muốn, nhu cầu của người dân lên các cơ quan cấp trên và đề xuất những giải pháp trong việc giải quyết những vướng mắc, thoả mãn những nhu cầu, mong muốn của nhân dân nói chung và của mỗi người dân nói riêng. Nếu chính quyền cấp xã làm việc có hiệu quả thì đường lối, chính sách của Đảng và pháp luâṭ Nhà nước sẽ dễ dàng đi vào cuộc sống, trở thành hoạt động thực tế của nhân dân, tạo ra sự phấn khởi, sự tin tưởng của nhân dân vào Đảng và Nhà nước; đồng thời tạo ra sự hiểu biết, đồng thuâṇ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Ngược lại, nếu chính quyền cấp xã không giải quyết một cách thấu đáo những thắc mắc, vướng mắc của nhân dân, các cán bộ, công chức xã làm việc không tốt có thể sẽ xẩy ra nhiều phản ứng tiêu cực của nhân dân đối với chính quyền nhà nước, với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, thậm chí có thể gây mất đoàn kết giữa các dòng họ, thôn, ấp, trong xã. Vị trí, vai trò của chính quyền cấp xã nêu trên đã cho thấy tính chất đặc thù của chính quyền cấp xã. Đồng thời, nhiều công việc được giải quyết ở địa bàn xã mang tính chất tự quản. Vì vậy, đòi hỏi các cơ quan chính quyền xã khi giải quyết các công việc phải luôn chủ động, sáng tạo và trách nhiệm rất cao. Các xã, phường, thị trấn của tỉnh Cà Mau hợp thành nền tảng hệ thống hành chính của tỉnh; là cầu nối trực tiếp giữa cấp uỷ, chính quyền cấp trên với nhân dân địa phương; là nơi nắm bắt và giải quyết mọi tâm tư, nguyện vọng chính đáng của quần chúng nhân dân theo thẩm quyền và phản ánh, đề đạt lên cấp trên, giúp cấp trên đề ra những chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn; là nơi trực tiếp cụ thể hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, khai thác mọi tiềm năng của địa phương vào thực hiện 18 nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ địa phương, đất nước; là nơi nhân dân địa phương thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội để tạo ra của cải vật chất, nâng cao đời sống, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Xã, phường, thị trấn tỉnh Cà Mau là một trong những thành phần quan trọng của thế trận khu vực phòng thủ huyện, thị xã, thành phố; là nơi tích luỹ tiềm lực QP, AN, động viên, tổ chức toàn dân tham gia xây dựng thế trận QPTD và ANND; là nơi tổ chức toàn dân đấu tranh chống “DBHB”, BLLĐ của các thế lực thù địch góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương; là nơi trực tiếp xây dựng lực lượng dân quân và quản lý, xây dựng lực lượng DBĐV góp phần quan trọng xây dựng quân đội và chuẩn bị lực lượng, thế trận cho chống chiến tranh xâm lược, bảo vệ vững chắc địa phương và Tổ quốc Việt Nam XHCN. Tóm lại, xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau có vai trò hết sức quan trọng, là nơi trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực tiễn; là cầu nối liền giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân; nơi kiểm nghiệm tính đúng đắn của đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đóng góp những kinh nghiệm qúy báu giúp cho Đảng sửa đổi, bổ sung và đề ra đường lối, chủ trương, chính sách phù hợp với thực tiễn. Nắm và xác định được vai trò, đặc điểm của cơ sở nêu trên là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương ổn định, bền vững, có bước đi thích hợp. Đồng thời cũng góp phần phát triển đô thị ở tỉnh Cà Mau nhanh hơn; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đảm bảo vệ sinh môi trường, ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan