Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở thành phố hồ chí minh hiện nay...

Tài liệu Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở thành phố hồ chí minh hiện nay

.DOC
109
77
95

Mô tả:

BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ  LÊ THÀNH DANH XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC HÀ NỘI - 2014 3 BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ  LÊ THÀNH DANH XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC MÃ SỐ: 60 31 02 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM VĂN THẮNG 4 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1.1. Những vấn đề lý luận về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Thành phố Hồ Chí Minh 1.2. 10 10 Thực trạng và kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Thành phố Hồ Chí Minh 36 Chương 2: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY 2.1. 57 Những nhân tố tác động và yêu câu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay 2.2. 57 Những giải pháp tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay 71 KẾT LUẬN 96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98 PHỤ LỤC 101 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thấm nhuân tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ, Đảng ta khẳng định: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng”. Đổi mới cán bộ lãnh đạo các cấp là mắt xích quan trọng nhất mà Đảng phải nắm chắc để thúc đẩy sự nghiệp cách mạng. Hội nghị lân thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá IX đã ban hành Nghị quyết về đổi mới nâng cao chất lượng hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn. Nghị quyết đã nhấn mạnh vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức và đề ra một loạt chủ trương, biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn đáp ứng yêu câu nhiệm vụ cách mạng. Quán triệt quan điểm của Đảng, năm 2008 Quốc hội đã ban hành Luật cán bộ, công chức. Trong hệ thống hành chính bốn cấp của Nhà nước ta. Xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính ở cơ sở, có vai trò nền tảng trong hệ thống đó. Đây là cấp giữ vị trí hết sức quan trọng, là nơi tuyệt đại bộ phận nhân dân sinh sống, là nơi trực tiếp diễn ra mọi hoạt động của đời sống xã hội. Vì vậy, Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có vai trò hết sức quan trọng của bộ máy Nhà nước, là chỗ dựa, là công cụ sắc bén để nhân dân thực hiện và phát huy quyền làm chủ của mình, làm cơ sở cho chiến lược ổn định và phát triển đất nước, là yếu tố chi phối mạnh mẽ đến đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng - an ninh của cấp xã. Thực tế cho thấy, đội ngũ cán bộ cấp xã có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện chức năng làm câu nối giữa Đảng với nhân dân, giữa công dân với Nhà nước. Đó là đội ngũ trực tiếp làm công tác tuyên truyền, phổ biến, vận động và tổ chức nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trên địa bàn dân cư, giải quyết mọi nhu câu của dân cư, bảo đảm sự phát triển kinh tế của địa 6 phương, duy trì trật tự, an ninh, an toàn xã hội trên địa bàn cấp xã. Do tính chất công việc của cấp xã, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã vừa giải quyết những công việc hàng ngày, vừa phải quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, lại phải tổng kết tình hình thực tiễn ở địa phương để từ đó giúp Đảng ủy, chính quyền đề ra kế hoạch, chủ trương, biện pháp đúng đắn, thiết thực, phù hợp với thực tiễn tại địa phương. Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị, cơ sở xây dựng các phong trào cách mạng của nhân dân, góp phân thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh ở địa bàn xã. Sức mạnh của hệ thống chính trị, sự ổn định của xã hội, sự phát triển sâu rộng và hiệu quả của phong trào cách mạng của nhân dân luôn gắn liền với năng lực, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ này. Mọi đường lối chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước có thể thành hiện thực hay không ở cấp xã, nhất thiết phải thông qua hoạt động của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, mà trực tiếp, thường xuyên là các huyện ủy, chính quyền huyện, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đã quán triệt sâu sắc đường lối, quan điểm của Đảng, chỉ thị, nghị quyết của Đảng ủy, chính quyền các cấp, vận dụng đúng đắn, phù hợp với đặc điểm, tình hình, nhiệm vụ của từng cơ sở. Nhờ đó, đã góp phân nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực và hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã về số lượng, cơ cấu ngày càng hợp lý, chất lượng được nâng cao. Tuy nhiên, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong những năm qua vẫn còn những hạn chế, bất cập cả trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Trong xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, một số 7 chủ thể, chưa nhận thức đây đủ về mục tiêu, nội dung và biện pháp, còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Ở một số xã, việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã chưa chấp hành nghiêm quy trình, vẫn còn biểu hiện cảm tính, chưa toàn diện chính xác. Vì thế, đã dẫn đến những sai lâm, khuyết điểm trong quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cũng như thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức. Tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, công chức cấp xã chưa được ngăn chặn, đẩy lùi một cách có hiệu quả. Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã còn nhiều mặt hạn chế. Hiện nay, nhiệm vụ xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh toàn diện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý xã hội, nhiệm vụ cách mạng có bước phát triển mới, yêu câu ngày càng cao, đòi hỏi phải xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã vững mạnh. Tình hình đó đã và đang trực tiếp đặt ra đòi hỏi cấp thiết đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là vấn đề cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn, góp phân xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã vững mạnh, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Trong những năm qua đã có nhiều cơ quan, cán bộ khoa học, cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiên cứu về cán bộ và công tác cán bộ với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. + Nguyễn Phú Trọng (2001): “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, Nxb CTQG, ST, Hà Nội. Cuốn sách đã làm rõ những vấn đề lý luận 8 và phương pháp luận về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trên cơ sở đó đưa ra những quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu câu sự nghiệp cách mạng cả hiện tại và tương lai; luận giải những yêu câu về chất lượng đội ngũ cán bộ trong điều kiện hoàn cảnh mới của đất nước và thời đại. Về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, tác giả chỉ rõ, phải căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ, chất lượng, hiệu quả công việc thực tế, có tính đến môi trường và điều kiện công tác, mức độ tín nhiệm của quân chúng nơi công tác và nhân dân nơi cán bộ sinh sống; trách nhiệm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức là của cấp ủy, tổ chức đảng. Cân có một quy hoạch khoa học về xây dựng đội ngũ cán bộ trong điều kiện thời bình, đất nước diễn ra quá trình đổi mới, biến động và phát triển mạnh mẽ. Nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Tiếp tục đổi mới vấn đề sử dụng cán bộ. Tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách đối với cán bộ và gia đình cán bộ, công chức. + Đề tài khoa học cấp nhà nước KX04.09: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân” (2002-2004) của Bộ Nội vụ. + Vũ Văn Hiền (chủ biên): Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (2007). + Thuỳ Anh: Nét mới trong tạo nguồn bí thư, chủ tịch xã, phường ở Đồng Nai, Tạp chí Xây dựng Đảng, tháng 9 năm 2009. + Bùi Văn Tiếng: Tạo nguồn lãnh đạo xã, phường ở Đà Nẵng, Tạp chí Xây dựng Đảng, tháng 4 năm 2010. + Đoàn Minh Huấn: Tạo nguồn cán bộ hệ thống chính trị cơ sở các tỉnh Tây Bắc nước ta hiện nay. Đề tài cấp Bộ, 2005. + Trân Hoàng Khải: Tạo nguồn cán bộ lãnh đạo quản lý ở tỉnh Bạc 9 Liêu hiện nay, Luận văn thạc sỹ khoa học chính trị, chuyên ngành xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2010. + Hoàng Chí Bảo: Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005. Viện nghiên cứu khoa học tổ chức Nhà nước: Hệ thống chính trị cơ sở - Thực trạng và một số giải pháp đổi mới, Nxb CTQG, Hà Nội, 2004. +Nguyễn Thế Vịnh: Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở theo Nghị quyết trung ương 5 khoá IX, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội, 2007. + Lê thị Lý: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã trước yêu cầu đổi mới, Luận văn thạc sỹ khoa học chính trị chuyên ngành xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2003. + Nguyễn Mậu Dựng: Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng bộ các cấp ở Tây Nguyên hiện nay, Luận án tiến sỹ khoa học chính trị, chuyên ngành xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2000 Trong các công trình này, các tác giả đã dựa vào quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng để nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức. Các công trình đã nghiên cứu những vấn đề lý luận công tác cán bộ, công chức, làm rõ vai trò của công tác cán bộ, công chức; khẳng định những yêu câu khách quan của xây dựng đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị cơ sở. Làm rõ những tác động ảnh hưởng, qua đó khẳng định những vấn đề có tính nguyên tắc, xác định rõ yêu câu, giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở hiện nay. Căn cứ vào quan điểm, đường lối xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của Đảng, các tác giả đã đưa ra các giải pháp cơ bản trong tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, sắp xếp, quản lý sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức... để hình thành cơ cấu cán bộ, công chức hợp lý, nhằm đáp ứng yêu câu sự nghiệp xây dựng và bảo 10 vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới. Đó là những tài liệu có giá trị để tác giả nghiên cứu, kế thừa trong thực hiện nhiệm vụ, nội dung nghiên cứu đề tài luận văn. Tuy nhiên do đối tượng, mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, phạm vi nghiêm cứu của mỗi công trình khác nhau, mà đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Thành phố Hồ Chí Minh với tính chất là một công trình khoa học độc lập. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài * Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức; đề xuất những giải pháp tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. * Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ những vấn đề lý luận xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Thành phố Hồ Chí Minh. - Đánh giá đúng thực trạng và rút ra kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Thành phố Hồ Chí Minh. - Đề xuất yêu câu và những giải pháp tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài * Đối tượng nghiên cứu Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Thành phố Hồ Chí Minh. * Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở 58 xã thuộc các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cân Giờ của Thành phố Hồ Chí Minh, số liệu tổng kết thực tiển từ năm 2005 đến 2014. các giải pháp có giá trị ứng dụng đến năm 2025. 11 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của đề tài * Cơ sở lý luận Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối chính sách, pháp luật xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của Đảng, Nhà nước là cơ sở lý luận của đề tài. * Cơ sở thực tiễn Hoạt động xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Thành phố Hồ Chí Minh; các Văn kiện, Nghị quyết, các báo cáo tổng kết công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã, Đảng ủy các xã ở Thành phố Hồ Chí Minh và kết quả điều tra, khảo sát, tổng kết thực tiễn cùng với kinh nghiệm thực tiễn công tác của bản thân tác giả là cơ sở thực tiễn của luận văn. * Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: Lôgic - lịch sử; phân tích và tổng hợp; đối chiếu - so sánh; điều ta, khảo sát, tổng kết thực tiễn; điều tra xã hội học; phương pháp chuyên gia... 6. Ý nghĩa của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phân làm rõ thêm những vấn đề lý luận xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức; cung cấp cơ sở khoa học cho việc xác định các giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy môn xây dựng Đảng ở các học viện, trường chính trị. 7. Kết cấu của đề tài Gồm: Mở đâu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 12 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1.1. Những vấn đề lý luận về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Thành phố Hồ Chí Minh 1.1.1. Cán bộ, công chức cấp xã ở Thành phố Hồ Chí Minh * Các xã ở Thành phố Hồ Chí Minh Các xã ở Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh có 5 huyện với 58 xã. Huyện Củ Chi có 20 xã và 1 thị trấn. Huyện Hóc Môn có 11 xã và 1 thị trấn. Huyện Bình Chánh có 15 xã và 1 thị trấn Huyện Nhà Bè có 6 xã và 1 thị trấn. Huyện Cân Giờ 6 xã và 1 thị trấn. Hệ thống chính trị xã được tổ chức và hoạt động theo quy định của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các xã ở Thành phố Hồ Chí Minh có truyền thống về lịch sử văn hoá, đấu tranh cách mạng. Nhìn chung kinh tế tăng trưởng với nhịp độ cao và phát triển tương đối toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. Tỷ lệ thất nghiệp giảm dân, thời gian sử dụng lao động ở nông thôn tăng lên. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, mức sống của gia đình có công với cách mạng, các đối tượng chính sách được nâng lên cả về vật chất và tinh thân. Phong trào đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc phụng dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình có công với nước, người cao tuổi, người già neo đơn, trẻ mồ côi cơ nhỡ, người khuyết tật, người nghèo được đẩy mạnh. Một số xã trước đây thuộc diện khó khăn nay đã thoát ra khỏi khó khăn, nhiều xã vươn lên thành khá, đã xoá xong nhà tranh tre, nứa, lá dột nát cho hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 0,5 %. Đi đôi với tăng trưởng kinh tế, hệ thống chính trị các xã ở Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng được xây dựng vững mạnh. Tổ chức cơ sở đảng, 13 chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể nhân dân hoạt động ngày càng có hiệu quả thiết thực. Quy chế dân chủ được triển khai thực hiện ở các khu dân cư. Cấp ủy, chính quyền cơ sở nhận thức đây đủ hơn về vai trò của các tổ chức đoàn thể trong thực hiện dân chủ ở khu dân cư. Bên cạnh sự phát triển tương đối toàn diện, các xã ở Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn có những khó khăn bức xúc về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. Sự phát triển không đồng đều giữa thành thị với nông thôn tạo nên sự chênh lệch về thu nhập và mức sống trong một bộ phận không nhỏ cộng đồng dân cư đặc biệt là ở lĩnh vực nông nghiệp nông thôn thuân nông, nơi kinh tế chậm phát triển, sản xuất gặp nhiều khó khăn. Từ đó làm nảy sinh nhiều bức xúc xã hội. Vùng nông nghiệp, nông thôn, diện tích đất canh tác bị thu hẹp do xây dựng các khu công nghiệp đã tạo ra số lao động nông nghiệp dư thừa, không có việc làm. Cùng với những giá trị truyền thống văn hoá tốt đẹp, các xã ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng là nơi còn nhiều phong tục, tập quán lạc hậu từ cách nghĩ, cách làm đến các thói quen trong sinh hoạt văn hoá chưa theo kịp sự phát triển của xã hội. Nếp nghĩ, thói quen “lệ làng mạnh hơn phép nước”, gia trưởng độc đoán còn khá nặng nề, còn nhiều thủ tục trong việc cưới, tang, lễ hội. Một số bức xúc xã hội chưa được chú trọng giải quyết như chất lượng giáo dục - đào tạo còn hạn chế, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề còn thấp, thiếu việc làm còn cao, nhất là ở những nơi chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Nhiều nơi bị ô nhiễm môi trường kéo dài, chậm được giải quyết. Trình độ dân trí và phẩm chất, phong cách công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể nhân dân xã chưa đáp ứng kịp yêu câu nhiệm vụ. Giải quyết khiếu nại, tố cáo còn chậm, nhất là ở cấp cơ sở, một số vụ việc còn để khiếu kiện đông người vượt cấp, kéo dài; an ninh nông thôn ở một số khu vực còn tiềm ẩn những mâu thuẫn phức tạp, tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông những năm gân đây có chiều hướng gia tăng. 14 Trình độ dân trí, dân chủ, giác ngộ chính trị của nhân dân ở xã rất khác nhau, nhu câu, lợi ích rất đa dạng, phức tạp. Cộng đồng dân cư gồm mọi tâng lớp nhân dân, đa dạng, phức tạp về trình độ văn hoá, lứa tuổi, giới tính, dân tộc, tôn giáo, ngành nghề. Nhìn chung, trình độ dân trí, dân chủ, ý thức về quyền làm chủ trong nhân dân ngày một cao. Ở các xã Thành phố Hồ Chí Minh, ngày càng có nhiều cán bộ, đảng viên đã nghỉ hưu sinh sống. Đó là những người được đào tạo, có trình độ, từng trải, có bề dày kinh nghiệm. Bên cạnh đó là các bộ phận dân cư thuân nông, buôn bán, sản xuất kinh doanh ở các ngành nghề và các loại hình dịch vụ rất đa dạng. Tuy có sự phát triển nhanh về kinh tế, xã hội nhưng vẫn còn một bộ phận lớn dân cư trình độ dân trí thấp, còn chịu ảnh hưởng nặng của những phong tục tập quán lạc hậu. * Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Thành phố Hồ Chí Minh. Luật cán bộ, công chức được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, thông qua, định nghĩa cán bộ, công chức như sau: Cán bộ là công dân Việt Nam, được bâu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, xã, phường, thị trấn thuộc quận huyện, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Cán bộ xã là công dân Việt Nam, được bố trí các chức vụ: Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà 15 nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ. Công chức cấp xã có các chức danh: Trưởng Công an; Chỉ huy trưởng Quân sự; Văn phòng - thống kê; Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường; Tài chính - kế toán; Tư pháp - hộ tịch; Văn hoá - xã hội. Cán bộ, công chức cấp xã bao gồm cả cán bộ, công chức được luân chuyển, điều động, biệt phái về cấp xã. Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội, quy mô, đặc điểm của địa phương, Chính phủ quy định cụ thể số lượng cán bộ, công chức cấp xã. Như vậy đội ngũ cán bộ, công chức không bó hẹp chỉ là những cán bộ hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo của Đảng, cán bộ chuyên trách trong các cơ quan Đảng mà còn cán bộ hoạt động ở bất kể lĩnh vực nào trong bộ máy Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị đất nước theo quy định của Hiến pháp. * Nhiệm vụ đội ngũ cán bộ cấp xã. - Chỉ đạo, quán triệt, cụ thể hoá và tổ chức cho nhân dân trong xã chấp hành và thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, chủ trương phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh của Thành ủy, huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố, huyện. 16 - Nghiên cứu, quán triệt, cụ thể hoá nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, nắm chắc tình hình của xã, đề xuất báo cáo chủ trương, biện pháp để Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã xác định nghị quyết, quyết định, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn xã. Phổ biến, quán triệt, chỉ đạo, quản lý và tổ chức cho nhân dân trong xã thực hiện thắng lợi các nghị quyết, quyết định, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn xã. Tiến hành công tác tuyên truyền giáo dục, thuyết phục, vận động Nhân dân. Thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình tư tưởng, giải quyết kịp thời các vấn đề tư tưởng nảy sinh trong các tân lớp Nhân dân, tạo ra sự đồng thuận xã hội đối với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Xây dựng, củng cố niềm tin của Nhân dân trong xã vào mục tiêu, lý tưởng, sự nghiệp đổi mới, sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước. - Đại diện và chăm lo bảo đảm, nâng cao đời sống vật chất tinh thân của các tâng lớp nhân dân trong xã. Tổ chức các phong trào hành động cách mạng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đời sống văn hoá, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng nông thôn mới. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước ở cơ sở. - Thực hiện chức năng lãnh đạo của Đảng, chức năng quản lý nhà nước ở cơ sở. Thực hiện chức trách, nhiệm vụ và là lực lượng chủ trì, nòng cốt trong xây dựng Đảng, xây dụng hệ thống chính trị ở cơ sở, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở xã. Chấp hành nghiêm túc các nguyên tắc, tổ chức, hoạt động, chế độ, nề nếp sinh hoạt và hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở, kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương, cơ sở. - Tích cực học tập, bồi dưỡng, rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, kiến thức, năng lực, phương pháp công tác. Giữ vững, tăng 17 cường quan hệ gắn bó mật thiết giữa cấp ủy, chính quyền, đoàn thể với nhân dân trong xã. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng chống “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ, phòng chống tiêu cực và các tệ nạn xã hội trên địa bàn xã. - Chỉ đạo, quản lý, điều hành hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ công chức ở xã. * Nhiệm vụ đội ngũ công chức cấp xã. Đội ngũ công chức cấp xã, làm công tác chuyên môn thuộc biên chế của Ủy ban nhân dân cấp xã, có nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác được phân công và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao. Theo quy định của Bộ Nội vụ, đội ngũ công chức cấp xã có những nhiệm vụ trên các lĩnh vực sau đây: Trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Công chức cấp xã có nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn theo quy định của pháp luật; Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về công an xã và các văn bản có liên quan của cơ quan có thẩm quyền; Trong lĩnh vực quốc phòng, quân sự địa phương. Công chức cấp xã có nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực quốc phòng, quân sự trên địa bàn theo quy định của pháp luật; Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về dân quân tự vệ, quốc phòng toàn dân, nghĩa vụ quân sự và các văn bản có liên quan của cơ quan có thẩm quyền; Trong các lĩnh vực: Văn phòng, thống kê. Có nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban 18 nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Văn phòng, thống kê, tổ chức, nhân sự, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc và thanh niên trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau: Xây dựng và theo dõi việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, lịch làm việc định kỳ và đột xuất của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; Giúp Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức các kỳ họp; chuẩn bị các điều kiện phục vụ các kỳ họp và các hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã; Tổ chức lịch tiếp dân, tiếp khách của Ủy ban nhân dân cấp xã; thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp xã; nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo và chuyển đến Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xem xét, giải quyết theo thẩm quyền; tổng hợp, theo dõi và báo cáo việc thực hiện quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân cấp xã và thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật; Chủ trì, phối hợp với công chức khác xây dựng và theo dõi việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổng hợp, thống kê, báo cáo tình hình phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ và các hoạt động kinh tế xã hội trên địa bàn cấp xã; dự thảo các văn bản theo yêu câu của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao. Trong các lĩnh vực: Đất đai, tài nguyên, môi trường, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn. Công chức cấp xã có nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Đất đai, tài nguyên, môi trường, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Trực tiếp thực hiện 19 các nhiệm vụ sau: Thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, lập sổ sách các tài liệu và xây dựng các báo cáo về đất đai, địa giới hành chính, tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học, công tác quy hoạch, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật; Tổ chức vận động nhân dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bảo vệ môi trường trên địa bàn cấp xã; Giám sát về kỹ thuật các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã; Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện các thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận hồ sơ và thẩm tra để xác nhận nguồn gốc, hiện trạng đăng ký và sử dụng đất đai, tình trạng tranh chấp đất đai và biến động về đất đai trên địa bàn; xây dựng các hồ sơ, văn bản về đất đai và việc cấp phép cải tạo, xây dựng các công trình và nhà ở trên địa bàn để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định hoặc báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật; Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao. Trong lĩnh vực tài chính, kế toán. Công chức cấp xã có nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực tài chính, kế toán trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau: Xây dựng dự toán thu, chi ngân sách cấp xã trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách và các biện pháp khai thác nguồn thu trên địa bàn cấp xã; Kiểm tra và tổ chức thực hiện các hoạt động tài chính, ngân sách theo hướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên; quyết toán ngân sách cấp xã và thực hiện báo cáo tài chính, ngân sách theo đúng quy định của pháp luật; Thực hiện công tác kế toán ngân sách (kế toán thu, chi ngân sách cấp xã, kế toán các quỹ công chuyên dùng và các hoạt động tài chính khác, kế toán tiền mặt, tiền gửi, kế toán thanh toán, kế toán vật tư, tài sản,...) theo quy 20 định của pháp luật; Chủ trì, phối hợp với công chức khác quản lý tài sản công; kiểm tra, quyết toán các dự án đâu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật; Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao. Trong lĩnh vực tư pháp và hộ tịch. Công chức cấp xã có nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực tư pháp và hộ tịch trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau: Phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý tủ sách pháp luật, tổ chức phục vụ nhân dân nghiên cứu pháp luật và tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn cấp xã trong việc tham gia xây dựng pháp luật; Kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định; tham gia công tác thi hành án dân sự trên địa bàn cấp xã; Thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp, hộ tịch, chứng thực, chứng nhận và theo dõi về quốc tịch trên địa bàn cấp xã theo quy định của pháp luật; phối hợp với công chức Văn hoá - xã hội hướng dẫn xây dựng hương ước, quy ước ở thôn, tổ dân phố và công tác giáo dục tại địa bàn cấp xã; Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện công tác hoà giải ở cơ sở. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao. Trong các lĩnh vực Văn hoá - xã hội. Công chức cấp xã có nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Văn hoá, thể dục thể thao, du lịch, thông tin, truyền thông, lao động, thương binh, xã hội, y tế, giáo dục theo quy định của pháp luật. Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau: Tổ chức, theo dõi và báo cáo về các hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao, du lịch, 21 y tế và giáo dục trên địa bàn; tổ chức thực hiện việc xây dựng đời sống văn hoá ở cộng đồng dân cư và xây dựng gia đình văn hoá trên địa bàn cấp xã; Thực hiện các nhiệm vụ thông tin, truyền thông về tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương; Thống kê dân số, lao động, việc làm, ngành nghề trên địa bàn; theo dõi, tổng hợp, báo cáo về số lượng và tình hình biến động các đối tượng chính sách lao động, thương binh và xã hội; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện và chi trả các chế độ đối với người hưởng chính sách xã hội và người có công; quản lý nghĩa trang liệt sĩ và các công trình ghi công liệt sĩ; thực hiện các hoạt động bảo trợ xã hội và chương trình xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn cấp xã; Chủ trì, phối hợp với công chức khác và trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố xây dựng hương ước, quy ước ở thôn, tổ dân phố và thực hiện công tác giáo dục tại địa bàn cấp xã. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao. * Vai trò của cán bộ, công chức cấp xã Đội ngũ cán bộ công chức cấp xã ở Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò quan trọng đối với việc tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là người trực tiếp đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước vào nhân dân và tổ chức thực hiện, làm cho đường lối, chủ trương, chính sách thành hiện thực. Cán bộ, công chức cấp xã là công bộc của nhân dân, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của nhân dân, chăm lo lợi ích của nhân dân, thực hiện dân chủ ở cơ sở và xây dựng xã hội lành mạnh. Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là lực lượng nồng cốt trong tuyên truyền vận động, giáo dục, thuyết phục, giải quyết các tranh chấp dân sự, khắc phục, ngăn chặn các tệ nạn xã hội, các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân; giáo dục nhân dân tự giác chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước;
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan