Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở người dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu bảo vệ chủ ...

Tài liệu Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở người dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu bảo vệ chủ quyền quốc gia vùng biên giới việt nam – trung quốc ở tỉnh hà giang

.PDF
103
878
102

Mô tả:

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Đỗ Quốc Hƣơng XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CƠ SỞ NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU BẢO VỆ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA VÙNG BIÊN GIỚI VIỆTNAM – TRUNG QUỐC Ở TỈNH HÀ GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Chính trị học Hà Nội – 2013 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Đỗ Quốc Hƣơng XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CƠ SỞ NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU BẢO VỆ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA VÙNG BIÊN GIỚI VIỆTNAM – TRUNG QUỐC Ở TỈNH HÀ GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Chính trị học Mã số: 60.31.02.01 NGƢỜI HƢỚNG DẪN: Ts. Lƣu Minh Văn Hà Nội – 2013 3 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT. ANTT An ninh trật tự ANCT-TTANXH An ninh chính trị - Trật tự an toàn xã hội BĐBP Bộ đội biên phòng CBCS Cán bộ cơ sở DTTS Dân tộc thiểu số ĐNCB Đội ngũ cán bộ ĐNCBCS Đội ngũ cán bộ cơ sở QP –AN Quốc phòng – An ninh PGCM phân giới cắm mốc TNHH Trách nhiệm hữu hạn UBND Ủy ban nhân dân XNK Xuất nhập khẩu WTO Wold Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới UN Liên hợp Quốc 4 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 1. Danh mục các biểu: Biểu 2.1: Biểu đồ thể hiện cơ cấu trình độ học vấn của cán bộ người dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang. Biểu 2.2. Biểu thống kê cơ cấu cán bộ người dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang tính đến 31 tháng 12 năm 2012 2. Danh mục các bảng: Bảng 2.1: Bảng số liệu thể hiện trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang Bảng 2.2: Số liệu thể hiện trình độ lý luận chính trị của cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang Bảng 2.3: Số liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số theo tiêu chuẩn chức danh đảm nhiệm theo các qui định hiện hành. 3. Danh mục các phụ lục Biểu 01: BÁO CÁO SỐ LIỆU ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Biểu 02: SỐ LIỆU ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH ĐẢM NHIỆM THEO CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH Biểu 03: DỰ KIẾN SỐ LƢỢNG ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐẾN NĂM 2020 Biểu 04: BIỂU THỐNG KÊ SỐ LƢỢNG, CHẤT LƢỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ LÀ NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ NĂM 2012 5 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CƠ SỞ NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU BẢO VỆ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA 10 1.1 Khái niệm chủ quyền quốc gia và bảo vệ chủ quyền quốc gia 10 1.2 Khái niệm vùng biên giới và bảo vệ chue quyền quốc gia vùng biên giới 20 1.3 Vai trò của đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số trong bảo vệ chủ quyền quốc gia vùng biên giới 29 1.4 Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở người dân tộc thiểu số vùng biên giới đáp ứng yêu cầu bảo vệ chủ quyền 35 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG VÀ KHUYẾN NGHỊ VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CƠ SỞ NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU BẢO VỆ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA VÙNG BIÊN GIỚI TÍNH HÀ GIANG 40 2.1 Đặc điểm cán bộ dân tộc thiểu số vùng biên giới tỉnh Hà Giang 40 2.2 Vấn đề đặt ra trong xây dựng cán bộ dân tộc thiểu số vùng biên giới đáp ứng yêu cầu bảo vệ chủ quyền 71 2.3 Một số khuyến nghị về xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở tỉnh Hà Giang 74 KẾT LUẬN 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 PHẦN MỞ ĐẦU 6 1. Lý do chọn của đề tài Trên đấ t nước ta có 54 dân tô ̣c cùng sinh số ng. Trong đó có nhiều DTTS đã có đô ̣i ngũ cán bô ̣ trình đô ̣ phá t triển cao của mình với tính cách là bộ phận của tầng lớp trí thức Viê ̣t Nam . Đội ngũ cán bộ các DTTS đã góp phần to lớn thực hiện thắng lợi các chính sách của Đảng, Nhà nước, điạ phương phù hợp với điều kiện của dân tộc mình, từ đó góp phầ n hoa ̣ch đinh ̣ các chủ trương , chính sách phát triển kinh tế, xã hội ở vùng sâu, vùng xa, vùng núi, vùng biên giới, hải đảo... Từ khi ra đời đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng. Một trong những nội dung quan trọng để giải quyết tốt vấn đề dân tộc là phải xây dựng cho được ĐNCB người DTTS có phẩm chất và năng lực. Với đường lối đúng đắn đó, trong những năm qua, Đảng ta chăm lo xây dựng ĐNCB, nhất là ĐNCB cơ sở ngư ời DTTS cho vùng đồng bào dân tộc, vùng biên giới, hải đảo. Bởi vậy, ĐNCB người DTTS đã dần phát triển cả về số lượng và chất lượng, có nhiều đồng chí cán bộ người DTTS được giao những trách nhiệm quan trọng từ Trung ương đến địa phương, góp phần to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung, vùng dân tộc thiể u số và mi ền núi nói riêng. Tuy nhiên, công tác xây dựng ĐNCB cơ sở người DTTS ở vùng dân tộc và miền núi còn nhiều hạn chế và bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới hiện nay. Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương khóa IX đã chỉ rõ: "Nhìn chung, đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý ở vùng dân tộc và miền núi còn thiếu về số lượng, yếu về năng lực tổ chức, chỉ đạo thực hiện; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số chưa được quan tâm" [15, tr.34]. Đây là thực trạng chung trong cả nước, trong đó có tỉnh Hà Giang. Hà Giang là một tỉnh miền núi, biên giới cực Bắ c , nơi điạ đầ u Tổ Quố c có vi ̣trí chiế n lươ ̣c quan tro ̣ng về chính tri ̣ , kinh tế , an ninh, quố c phòng của đất nước . Với diê ̣n tích tự nhiên là 7.914,8 km2, phía Bắc và phía Tây Bắc giáp với Trung Quốc v ới chiều dài đường biên giới trên 277,5 km, phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng , phía Tây giáp tỉnh Lào Cai, Yên Bái , phía Nam gi áp tỉnh Tuyên Quang . Là một tỉnh đa dân t ộc, Hà Giang có 22 dân tộc (trong đó : dân tô ̣c H ,mông chiế m 31,5%, dân tô ̣c Tày chiế m 26%, dân tô ̣c Dao chiế m 15,4%, dân tô ̣c Kinh chiế m 7 12%, ngoài ra là các dân tộc khác ); dân số toàn tỉnh trên 74 vạn người , được phân bố trong 11 đơn vị hành chính, trong đó có 7 huyện biên giới với 33 xã, 01 thị trấn tiếp giáp với nước láng giềng Trung Quốc . Dân cư phân bố không đồ ng đề u , mâ ̣t đô ̣ trung bình 93 người/km2 [13, tr.6]. Từ khi tái lâ ̣p tin̉ h đế n nay (1991), đươ ̣c sự quan tâm của Đảng , Nhà nước và sư phấ n đấ u nỗ lực của cấ p ủy , chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh , đời số ng của cán bộ, nhân dân và người lao đô ̣ng của tỉnh Hà Giang đã đươ ̣c cả i thiê ̣n rõ rê ̣t; kinh tế , văn hóa, y tế , giáo dục...đã phát triể n đúng hướng và có nhiề u khởi sắ c ; nhiề u hủ tục, tâ ̣p quán la ̣c hâ ̣u đã đươ ̣c đẩ y lùi . Tình hình an ninh chính trị , trâ ̣t tự an toàn xã hô ̣i trên điạ bàn cơ bản ổn định. Tuy nhiên, Hà Giang vẫn là một tỉnh nghèo , kinh tế châ ̣m phát triể n và phải đố i mă ̣t với nhiề u khó khăn , thách thức . Bên ca ̣nh đó các thế lực thù đinh ̣ tiế p tu ̣c tăng cường các hoa ̣t đô ̣ng chố ng phá cách ma ̣ng vớ i nhiề u hin ̀ h thức , thủ đoạn tinh vi , nguy hiể m hơn nhằ m thực hiê ̣n âm mưu hoa ̣t đô ̣ng "Diễn biế n hòa bin ̀ h " chố ng phá cách mạng ta trên nhiều phương diện . Chúng đang tìm cách tác động vào đường lối , chính sách, pháp luật của Viê ̣t Nam. Tại vùng biên giới phía Bắc nói chung , khu vực biên giới tin ̉ h Hà Giang nói riêng, các hoạt động vi phạm chủ quyền , biên giới, lãnh thổ, xuấ t nhâ ̣p cảnh trái phép , người lao đô ̣ng tự do ... vẫn diễn ra thường xuyên . Các vu ̣ án về bắ t cóc , buôn bán phu ̣ nữ, trẻ em, kế t hôn trái phép với người Trung Quố c , tái trồng cây thuốc phiê ̣n, buôn bán ma túy ... trên khu vực biên giới di ễn biế n ngày càng gia tăng và phức ta ̣p . Đặc biệt nghiêm tro ̣ng là vấ n đề truyề n đa ̣o trái phép , dụ dỗ lôi kéo đồng bào DTTS vùng biên giới đơn thư khiế u kiê ̣n , di cư tự do , kích động , chia rẽ , đòi thành lâ ̣p "vương quố c Mông"... gây khó khăn trong viê ̣c đảm bảo anh ninh chin ́ h tri ̣ , trâ ̣t tự an toà n xã hô ̣i, giữ vững chủ quyề n , lãnh thổ của Việt Nam trên khu vực biên giới. Trong những năm gần đây, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đã lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để lôi kéo, dụ dỗ, kích động đồng bào dân tộc thiểu số tham gia các hoạt động chống phá Đảng và nhà nước. Chúng tuyên truyền, xuyên tạc, bóp méo sự thật về chính sách tự do tín ngưỡng, chính sách dân tộc của nhà nước, làm ảnh hưởng 8 nghiêm trọng tình hình an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Giang nói chung và khu vực biên giới nói riêng. Chủ quyền biên giới quốc gia là thiêng liêng, là bất khả xâm phạm, vì vậy việc xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng và an ninh của đất nước. Từ yêu cầu đặc biệt của công tác bảo vệ chủ quyền quốc gia vùng biên giới, từ những tình hình đặc điểm của tỉnh Hà Giang, đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ cơ sở là người dân tộc thiểu số có lập trường tư tưởng vững vàng, có trình độ chuyên môn tốt, am hiểu phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc sinh số ng trên vùng biên giới, mới đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của công tác bảo vệ chủ quyền quốc gia khu vực biên giới. Bản thân cá nhân em cũng là một người dân tộc thiểu số, nên em cũng rất quan tâm đến công tác xây dựng cán bộ người dân tộc thiểu số, đủ điều kiện đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Từ lý do trên, em chọn vấn đề: "Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở người dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu bảo vệ chủ quyền quốc gia vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc ở tỉnh Hà Giang" làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Chính trị học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài - Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở; Đẩy mạnh phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc. Những năm gần đây, ở nước ta đã có những công trình nghiên cứu về ĐNCB người DTTS từ nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau. Trong đó, có nhiều tác giả đã đề cập đến các khía cạnh mà đề tài này quan tâm. Tiêu biểu là một số công trình có tính chất chuyên khảo như sau: - Đề tài khoa học cấp nhà nước: KX.04-11 do cố GS.TS Bế Viết Đẳng làm chủ nhiệm: "Luận cứ khoa học cho việc xây dựng các chính sách đối với các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội miền núi". Trong đó, có dành một chương nghiên cứu về vấn đề phát triển ĐNCB, trí thức các DTTS gắn với quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam. 9 - Đề tài khoa học cấp Nhà nước: KX-05: "Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến mối quan hệ dân tộc hiện nay", (sách tham khảo) do GS.TS Phan Hữu Dật chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. Có đề cập đến vấn đề cán bộ người DTTS trong nội dung chương 3 và chương 4. Chương 3: Đề cập đến cán bộ dân tộc khi nghiên cứu chính sách dân tộc dưới bài học kinh nghiệm sử dụng con người trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Chương 4: Bàn đến vấn đề cán bộ người dân tộc thiểu số hiện nay gắn với vai trò của họ ở một số vùng cụ thể. - PGS.TS Nguyễn Quốc Phẩm và GS.TS Trịnh Quốc Tuấn: "Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999. Đây là một cuốn sách tham khảo, có nghiên cứu một cách sâu sắc vai trò của ĐNCB người DTTS đối với việc xây dựng và phát huy vai trò hệ thống chính trị các vùng DTTS ở nước ta hiện nay. - Cùng góc độ nghiên cứu trên, còn có cuốn sách "Hệ thống chính trị cơ sở và dân chủ hóa đời sống xã hội ở nông thôn miền núi vùng dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta" do PGS.TS Nguyễn Quốc Phẩm chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, (1999). - “Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi”, Báo cáo về tình hình phát triển thế giới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998. Báo cáo đã nêu lên sự tác động của tình hình thế giới đối với vai trò quản lý nhà nước. Báo cáo cho rằng, trong bối cảnh thế giới ngày nay, phạm vi tác động của quyền lực nhà nước có nguy cơ suy giảm. - “Những mảng tối của toàn cầu hóa” - Tiếng nói bạn bè, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003. Với sự tổng hợp ý kiến của một số tác giả trong và ngoài nước đánh giá về toàn cầu hóa, theo đó, chúng ta có cách nhìn rõ hơn về “những mảng tối của toàn cầu hóa” và ảnh hưởng của nó đến chủ quyền quốc gia dân tộc và quyền lực nhà nước. - Phạm Thái Việt: “Toàn cầu hóa những biến đổi lớn trong đời sống chính trị quốc tế và văn hóa”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2006. Tác giả đi sâu phân tích những ảnh hưởng của toàn cầu hóa trên hai lĩnh vực chính trị và văn hóa, tác giả nêu: Chủ quyền quốc gia, quyền lực nhà nước bị sự xâm nhập của toàn cầu hóa, biên giới quốc gia cũng bị xóa mờ. Còn văn hóa 10 xâm nhập, hình thành những chuẩn văn hóa chung mang tính toàn cầu, yếu tố văn hóa dân tộc hầu như không có vai trò nổi bật nữa. Vì vậy, vấn đề văn hóa bị hòa tan, mất đi bản sắc đã và đang là vấn đề vô cùng bức thiết của mỗi quốc gia. Những luận văn và luận án đáng quan tâm như: Luận văn thạc sĩ: "Đổi mới chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc nước ta hiện nay" của tác giả Lô Quốc Toản (1993); Luận án tiến sĩ: "Trí thức người dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong công cuộc đổi mới" của tác giả Trịnh Quang Cảnh (2002). Nhìn chung, các tác giả đã đề cập đến vấn đề tạo nguồn cán bộ người DTTS, đi sâu phân tích thực trạng trí thức người DTTS, đề xuất những giải pháp để phát triển nguồn cán bộ DTTS và phát huy vai trò trí thức người DTTS; Đặng Ngọc Lựu (2003), Vấn đề nguồn lực con người trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Hà Giang, Luận văn tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ngoài ra, còn có nhiều công trình nghiên cứu và các bài báo khác viết về ĐNCB nói chung và ĐNCB người DTTS nói riêng. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu trực tiếp về ĐNCBCS người DTTS gắn với yêu cầu bảo vệ chủ quyền quốc gia ở vùng biên giới. Việc đánh giá đúng thực trạng ĐNCBCS người DTTS ở tỉnh Hà Giang đ ể từ đó xác định phương hướng và đề xuất các giải pháp xây dựng ĐNCBCS người DTTS của Tỉnh đáp ứng đươ ̣c yêu cầ u, nhiê ̣m vu ̣ bảo vê ̣ chủ quyề n quố c gia là m ột đề tài cần nghiên cứu - nhất là được nghiên cứu từ góc độ chính trị - xã hội. Trong cuốn sách: Các văn bản pháp luật về quản lý biên giới Việt Nam - Trung Quốc của nhà xuất bản Chính trị quốc gia, bao gồm các văn bản song phương và các văn bản nội luật đã mô tả một cách tổng quan nhất tình hình hợp pháp hóa mối quan hệ biên giới giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc trên các phương diện: kinh tế, xã hội, chính trị, vấn đề lãnh thổ, hàng không... Đặc biệt là luật biên giới quốc gia năm 2003 và các văn bản liên quan đến vấn đề quản lý chủ quyền quốc gia, vấn đề quản lý dân cư hai nước... Điều này cho thấy một cái nhìn toàn cảnh về mối quan hệ giữa Việt Nam - Trung Quốc, đặc biệt là vấn đề biên giới giữa hai nước. 11 Trong cuốn sách: Quy định mới về nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) của Nhà xuất bản chính trị Quốc gia đã chỉ ra tất cả những quy định mới của Đảng và Nhà nước trong việc nâng cao năng lực, phẩm chất của người cán bộ cấp cơ sở. Trong đó có Quyết định số 34/2006/QĐ - TTg ngày 08 -02-2006 của Thủ tướng chính phủ về: “Phê duyệt đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã, phường, thị trấn người dân tộc thiểu số giai đoạn 2006 -2010” đã cho thấy sự quan tâm của nhà nước đối với việc xây dựng và bồi dưỡng nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số. Đồng thời đề án cũng đưa ra được mục tiêu phát triển, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã, phường, thị trấn đến năm 2010 như sau: Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa chuyên môn nghiệp vụ, quản lý hành chính nhà nước, lý luận chính trị cho cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số theo tiêu chuẩn chức danh đảm nhiệm, phấn đấu đến năm 2010 đạt: Về văn hóa: 100% cán bộ chuyên trách giữ chức vụ qua bầu cử có trình độ tốt nghiệp THCS trở lên, trong đó có 60% tốt nghiệp trung học phổ thông. Về chuyên môn nghiệp vụ: 100% cán bộ chuyên trách qua bầu cử và công chức được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh quy định, trong đó 50 có trình độ trung cấp trở lên. Về lý luận chính trị: 100% cán bộ được đào tạo đạt trình độ sơ cấp trở lên, trong đó có 40% đạt trình độ trung cấp. Về quản lý hành chính nhà nước: 100% cán bộ chủ chốt được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước. Về tin học văn phòng: 100% cán bộ công chức nhà nước được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về tin học văn phòng. Từ những mục tiêu trên cho thấy một cái nhìn khái quát nhất về chủ trương, chính sách và sự quan tâm của nhà nước đối với đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số. Đồng thời, từ những mục tiêu đề ra đến năm 2010 như trên, có thể đánh giá tốc độ phát triển và đánh giá mục tiêu đạt được của tỉnh Hà Giang, chỉ ra được những thuận lợi, khó khăn, thách thức trong vấn đề này. Trong cuốn sách: Xác định tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá chính quyền xã trong sạch vững mạnh được biên soạn bởi TS. Nguyễn Hữu Đức và Ths. Phan Văn Hùng, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, đã 12 khái quát các tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá chính quyền trong đó: Yếu tố trình độ năng lực cán bộ, công chức và phẩm đạo đức của người công chức được đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng quản lý hành chính nhà nước của chính quyền địa phương. Trong đó cuốn sách cũng đã chỉ ra những tiêu chuẩn để đánh giá trình độ năng lực và phẩm chất đạo đức của người cán bộ, công chức. Đồng thời, cuốn sách cũng đưa ra một số những yêu cầu mới về xây dựng chính quyền xã trong sạch vững mạnh, trong đó có xây dựng, tinh lọc đội ngũ cán bộ, công chức được đào tạo, làm việc liêm khiết, tận tụy và công khai minh mạch trong mọi hoạt động của chính quyền địa phương trước nhân dân. Từ cuốn sách, có thể căn cứ làm tiêu chuẩn để đánh giá một khía cạnh đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở Hà Giang hiện nay và đánh giá việc thực hiện quy định, chính sách của Nhà nước trong việc xây dựng cán bộ người dân tộc thiểu số. Từ những tài liệu trên, cho thấy vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số là một vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm và thúc đẩy thực hiện trong thời gian qua. Những nghiên cứu, tài liệu trên cho thấy một cái nhìn khái quát về những chủ trương, chính sách của Nhà nước, những yêu cầu, mục tiêu về xây dựng đội ngũ cán bộ đặc biệt là đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số. Những tài liệu này đã góp phần giúp đề tài nhìn nhận vấn đề nghiên cứu và có những đánh giá bước đầu trong việc nghiên cứu vấn đề, từ đó dựa vào những mục tiêu đã có để đánh giá tình hình xây dựng, bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số tại tỉnh Hà Giang gắn liền với vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia vùng biên giới. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích: Trên cơ sở làm rõ yêu cầu của nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc, những đặc điểm của người dân tộc thiểu số ở vùng biên giới. Luận vãn đi sâu phân tích thực trạng của đội ngũ cán bộ cơ sở người dân tộc thiểu số ở tỉnh Hà Giang và đề xuất những phương hướng, giải pháp chủ yếu để xây dựng đội ngũ cán bộ trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ 13 - Xác định, làm rõ các khái niệm công cụ của luận văn. - Phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ cơ sở người dân tộc thiểu số vùng biên giới trước yêu cầu bảo vệ chủ quyền quốc gia ở tỉnh Hà Giang. - Đề xuất một số kiến nghị và một số giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở người dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu trong công tác bảo vệ chủ quyền quốc gia. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của đề tài - xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở là người dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu bảo vệ chủ quyền quốc gia vùng biên giới. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở người dân tộc thiểu số vùng biên giới tỉnh Hà Giang. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhân học, địa chính trị và địa chiến lược, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta, những chủ trương, chính sách của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Hà Giang... về các vấn đề có liên quan đến đề tài, nhất là quan điểm về xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở người dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu bảo vệ chủ quyền quốc gia vùng biên giới. Ngoài ra, luận văn còn trân trọng kế thừa những thành quả nghiên cứu của một số công trình có liên quan tới đề tài. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Luận văn được triển khai trên cơ sở phương pháp luận Mác - Lênin, gắn lý luận với thực tiễn chính trị - xã hội. - Kết hợp đồng bộ các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành: lôgíc - lịch sử, phân tích - tổng hợp, thống kê - hệ thống hóa, nhằm phân tích một cách sâu sắc nhất về tình hình xây dựng cán bộ người dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu bảo vệ chủ quyền quốc gia vùng biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc ở tỉnh Hà Giang. 6. Đóng góp của luận văn Nghiên cứu dưới góc độ lý luận - 14 chính trị về thực trạng đội ngũ cán bộ cơ sở người dân tộc thiểu số ở tỉnh Hà Giang, đề xuất một số kiến nghị và giải pháp chủ yếu nhằm góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở người dân tộc thiểu số để đáp ứng những yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị vùng, mà đặc biệt là đáp ứng yêu cầu bảo vệ chủ quyền quốc gia vùng biên giới, tạo một mối quan hệ bang giao, hòa bình, hữu nghị giữa hai quốc gia, dân tộc trên cơ sở tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. 7. Kết cấu của luận văn Kết cấu luận văn gồm: phần mở đầu, 2 chương 7 tiết, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 15 Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CƠ SỞ NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU BẢO VỆ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA 1.1. KHÁI NIỆM CHỦ QUYỀN QUỐC GIA VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA 1.1.1. Khái niệm chủ quyền Quốc gia a. Định nghĩa chủ quyền quốc gia Chủ quyền quốc gia là một khái niệm chính trị pháp lí phức tạp gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước dân tộc. Mặc dù không phải là khái niệm mới, nhưng từ nhiều thế kỷ và cho đến nay, xung quanh vấn đề chủ quyền và cả quan niệm về chủ quyền quốc gia vẫn còn không ít những khác biệt và nhiều tranh cãi cả trong thực tiễn chính trị và lý thuyết chính trị. Những nỗ lực chung của giới chính trị và giới lý luận trong khuôn khổ của tổ chức Liên Hợp Quốc (UN) nhằm đi đến thiết lập một quan niệm chung về chủ quyền quốc gia đã đạt được những thành tựu nhất định. Điều đó thể hiện ở những nỗ lực tạo lập quan niệm chung liên quan đến chủ quyền quốc gia, trong “Hiến chương” của UN và trong “Công pháp quốc tế”, nhằm thiết lập cơ sở pháp lý cho việc giải quyết các xung đột chủ quyền, vốn là nhan đề chính trị dai dẳng trong lịch sử. Tuy nhiên, một mặt về khách quan do tính phức tạp của vấn đề chủ quyền quốc gia, và về chủ quan do sự chi phối của những yếu tố xuất phát từ sự khác biệt về lợi ích, về quan niệm của các giai cấp cầm quyền, về ý thức hệ… làm cho những nỗ lực đưa ra những chuẩn tắc chung để giải quyết bài toán xung đột chủ quyền giữa các quốc gia luôn là một vấn đề nan giải. Dưới đây là một số những quan điểm về chủ quyền Quốc gia được xem là đáng chú ý: Theo từ điển luật học Black's Law Dictionnary "chủ quyền được hiểu là quyền lực tối cao, tuyệt đối, không thể bị áp đặt mà bất cứ quốc gia độc lập nào cũng phải có" [63, tr.69]. Chủ quyền quốc gia trước hết phải là một quyền lực hợp pháp của một quốc gia dân tộc. Đó là thứ quyền lực được thực hiện trên một phạm vi lãnh thổ nhất định, với những cư dân sinh sống ổn định trên lãnh thổ đó; Chính phủ được thiết lập dựa trên cơ sở ý chí và nguyện vọng của cư dân, đồng thời chính phủ đó phải đại diện cho nhân dân và có khả năng tham gia quan hệ quốc tế một cách độc lập. Chủ quyền quốc gia chỉ được thể hiện trong các hoạt động của các cơ quan nhà nước và trong hệ thống pháp luật quốc gia. Đây là một khái niệm chính trị 16 pháp lý phức tạp gắn liền với sự ra đời và phát triển của Nhà nước dân tộc. Quốc gia dân tộc là chủ thể duy nhất có chủ quyền và trong khuôn khổ quốc gia dân tộc thì chủ quyền quốc gia mới được thể hiện đầy đủ nhất. Trở lại với lịch sử khái niệm chủ quyền quốc gia, trong cuốn sách tham khảo “Luật quốc tế” (Học viện quan hệ quốc tế, xuất bản 2007) đã chú ý đến một loạt những quan điểm của một số học giả được coi là tạo nền móng cho sự phát triển về lý luận về chủ quyền quốc gia, đó là những quan điểm sau: - Quan điểm của Jean Bodin: “Chủ quyền Quốc gia là quyền được lãnh đạo và cưỡng chế, mà không chịu sự lãnh đạo hay cưỡng chế của bất kỳ ai trên thế giới”. - Quan niệm về “chủ quyền tuyệt đối của quốc gia dân tộc”, với các quan niệm tiêu biểu như: Niceolo Machiavelli và J.J Rousseau. Đây là hai quan niệm nhấn mạnh tính tuyệt đối của chủ quyền Quốc gia, thể hiện quyền lực của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình, mặc dù được trình bày với những cách khác nhau. Đối với Niceolo Machiavelli (1469-1527), chủ quyền quốc gia phải tuyệt đối trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, phải được đặt trên mọi quyền lực khác. Còn J.J Rousseau cho rằng: chủ quyền quốc gia dân tộc đồng nghĩa với sự độc lập của quốc gia đó, được thể hiện ở ba đặc tính: + Quyền lực toàn vẹn (Một quốc gia có quyền can thiệp vào mọi lĩnh vực có lợi cho sự phát triển tồn tại của dân tộc). + Quyền lực chuyên biệt (chủ quyền quốc gia dân tộc phải độc quyền trên toàn bộ lãnh thổ của mình, trừ trường hợp quốc gia đó muốn tự hạn chế độc quyền này bởi những cam kết quốc tế với nước ngoài và các tổ chức quốc tế). + Quyền lực tự chủ (Hay quyền tự quyết): chủ quyền quốc gia phải tự chủ, không phụ thuộc vào quốc gia nào trong quan hệ đối nội và đối ngoại [70]. Từ hai quan niệm trên có thể thấy rằng: chủ quyền quốc gia là một khái niệm pháp lý mà bất kỳ quốc gia nào cũng có, nó thể hiện các quyền lợi của quốc gia đó với quốc tế trên ba phương diện: toàn vẹn, độc lập và tự chủ. Có thể nói rằng, quan điểm của Rousseau thể hiện một cách rõ ràng hơn tính tuyệt đối của chủ quyền Quốc gia. Những quan điểm nêu trên nhấn mạnh những điểm sau của khái niệm chủ quyền quốc gia: thứ nhất, chủ quyền quốc gia được hiểu là quyền lực tối cao của quốc gia dân tộc trong phạm vi lãnh thổ (Gồm: Quyền 17 sở hữu của quốc gia dân tộc - là môi trường tự nhiên của quốc gia dân tộc và quyền sở hữu đầy đủ và trọn vẹn trên cơ sở phù hợp với lợi ích của cộng đồng cư dân sống trên vùng lãnh thổ đó, mọi sự thay đổi hoặc quyết định liên quan đến số phận của lãnh thổ quốc gia phải dựa trên cơ sở tự quyết của quốc gia dân tộc; Quyền lực của quốc gia dân tộc - là quyền lực hoàn toàn, riêng biệt và không thể chia rẽ trong phạm vị lãnh thổ, mỗi quốc gia có quyền lựa chọn và phát triển chế độ chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa riêng của mình) và thứ hai, quyền độc lập của quốc gia dân tộc trong quan hệ quốc tế. Quyền này khẳng định nguyên tắc độc lập, bình đẳng giữa các quốc gia có chủ quyền trong quan hệ quốc tế là nguyên tắc tối thương. Dù có những sự khác biệt nhất định nào đó trong sự tìm kiếm định nghĩa chủ quyền quốc gia, nhưng quan niệm sau có thể đáp ứng vai trò của định nghĩa công cụ cho nghiên cứu vấn đề chủ quyền quốc gia của đề tài này: "Chủ quyền quốc gia là quy ền thiêng liêng bất khả xâm phạm của một quốc gia độc lập được thể hiện trên mọi phương diện, chính trị, an ninh, quốc phòng, ngoại giao, kinh tế, văn hóa xã hội và được đảm bảo toàn vẹn, đầy đủ về mọi mặt, cả hành pháp, lập pháp lẫn tư pháp của quốc gia đó trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia mình" [35, tr.9]. b. Các yếu tố cấu thành chủ quyền quốc gia Như trên đã nêu, nội hàm căn bản của quan niệm chủ quyền quốc gia là sự khẳng định quyền độc lập, quyền tự quyết của quốc gia về các mặt: chủ quyền chính trị, an ninh - quốc phòng, ngoại giao, kinh tế, văn hóa xã hội và lãnh thổ. Chủ quyền chính trị: chính trị là quyền lực đặc trưng của chủ quyền quốc gia, một quốc gia có chủ quyền chính là một quốc gia độc lập, tự chủ về chính trị. Việc thực thi quyền lực chính trị, quyền kiểm soát, quản lý đối với xã hội trong phạm vi lãnh thổ quốc gia và thẩm quyền trong không gian quốc tế được qui định bởi các điều ước, về nguyên tắc không bị áp đặt bởi bất kỳ một quyền lực bên ngoài nào trong quá trình đưa ra quyết định hay mệnh lệnh của mình. Chủ quyền chính trị được thể hiện ở quyền tự quyết trong lựa chọn chế độ chính trị và mô hình thể chế phù hợp. Không một điều luật quốc tế nào yêu cầu các quốc gia phải tuân theo thể chế định sẵn, mỗi một quốc gia có một cách thiết lập mô hình chính trị riêng, tùy vào đặc trưng quốc gia mà không phải chịu sự khống chế của bất cứ điều luật quốc tế nào. Sự đa dạng các thể chế nhà nước của các quốc gia thành viên của UN là minh chứng. Không chỉ chủ quyền chính trị, cơ 18 cấu chủ quyền quốc gia còn được thể hiện trên các phương diện kinh tế, lãnh thổ, văn hóa xã hội. Một quốc gia có chủ quyền không chỉ có quyền lực pháp lý về mặt chính trị mà còn phải có quyền lực trong tất cả các vấn đề xã hội, tự chủ, độc lập trong phát triển kinh tế, có năng lực cạnh tranh, ít hoặc là không phụ thuộc vào nước ngoài… Đây là những đặc điểm của một quốc gia có chủ quyền về mặt kinh tế. Ngoại giao: chủ quyền là một vấn đề thiêng liêng của đất nước, bảo vệ chủ quyền là một trong những mục tiêu hoạt động ngoại giao của đất nước. Hoạt động ngoại giao đóng góp vào việc bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các lĩnh vực của đời sống - xã hội thông qua sự đảm bảo, duy trì môi trường hòa bình, ổn định với các quốc gia khác trên thế giới. Bởi vậy, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên lĩnh vực ngoại giao ngày càng trở nên quan trọng. Các hoạt động đối ngoại vừa phải thể hiện được chủ quyền quốc gia, vùng lãnh thổ vừa phải tạo được môi trường quan hệ, hợp tác hòa bình trên các phương diện phát triển. Bởi vậy Công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế không chỉ là công tác của Bộ Ngoại giao mà nó là công tác của Nhà nước, Chính phủ và trên bình diện các bộ, ngành, địa phương [64]. Về hợp tác quốc tế, trong sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thế giới, nhu cầu hợp tác quốc tế là nhu cầu không thể thiếu, song hợp tác quốc tế phải đi liền với bảo vệ chủ quyền quốc gia. Để làm được như vậy, cần phải có một nền ngoại giao độc lập, có quan hệ pháp lý, hợp tác quốc tế bình đẳng với các nước khác trên thế giới. Vấn đề này đã được nhắc đến trong điều 2 khoản 1 của Hiến chương Liên Hợp Quốc, để hợp tác quốc tế giữa các thành viên của Liên Hợp Quốc nguyên tắc đầu tiên chính là chủ quyền quốc gia: “Tổ chức được thành lập trên nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền của tất cả các nước thành viên”. Về quốc phòng - an ninh: bảo vệ chủ quyền quốc gia luôn gắn liền với an ninh quốc phòng. Chủ quyền quốc gia nói chung ngoài việc được thể hiện và đảm bảo thông qua các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, ngoại giao thì yếu tố quốc phòng - an ninh là một phần không thể thiếu trong công cuộc bảo vệ quốc gia - vùng lãnh thổ. Đối với bảo vệ quốc gia vùng lãnh thổ khu vực biên giới thì an ninh - quốc phòng không chỉ có vai trò quan trọng, mà còn là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh - quốc phòng quốc gia là trách nhiệm của toàn đảng, toàn dân, toàn quân, của mọi cấp, mọi 19 ngành song cần phải có lực lượng nòng cốt. Đây chính là lực lượng chủ yếu, đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo chủ quyền quốc gia vùng lãnh thổ. An ninh - quốc phòng mạnh thể hiện được nguồn lực quốc gia, chống lại mọi âm mưu xâm lược, lật đổ của các thế lực thù địch trong và ngoài nước. Đặc biệt đối với khu vực biên giới, an ninh - quốc phòng cần được giữ vững, có sự phối hợp chặt chẽ giữa quân và dân nhằm tạo nên tính thống nhất trong bảo vệ tổ quốc. Chủ quyền lãnh thổ trong chủ quyền Quốc gia được thể hiện chủ yếu ở quyền tự quyết, tự chủ của nhà nước dân tộc trong việc bảo vệ, quản lý, tổ chức, kiểm soát và khai thác không gian lãnh thổ quốc gia. Dựa trên xác định trong công ước quốc tế của UN, lãnh thổ quốc gia là một phần của trái đất bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời trên vùng đất và vùng nước cũng như lòng đất dưới chúng thuộc về chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của mỗi quốc gia nhất định [71]. Lãnh thổ quốc gia được cấu thành bởi các yếu tố sau: Vùng đất: vùng đất lãnh thổ gồm toàn bộ phần đất lục địa và các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền quốc gia (kể cả các đảo ven bờ và các đảo xa bờ). Vùng nước: là toàn bộ các phần nước nằm trong được biên giới quốc gia. Tùy vào tính chất riêng của từng vùng mà vùng nước có thể được chia thành: vùng nước nội địa, vùng nước biên giới, vùng nước nội thủy, vùng nước lãnh hải. Vùng lòng đất: là toàn bộ phần nằm dưới vùng đất và vùng nước thuộc chủ quyền quốc gia. Vùng trời: là khoảng không gian bao trùm lên vùng đất và vùng nước của quốc gia. Vùng lãnh thổ đặc biệt: ngoài các vùng lãnh thổ nói trên, các thuyền, các phương tiện hay màng cờ hoặc màng dấu hiệu riêng biệt và hợp pháp của quốc gia, các công trình nhân tạo, các thiết bị, hệ thống cáp ngầm, ống dẫn ngầm… hoạt động nằm ngoài phạm vi lãnh thổ của các quốc gia như vùng biển quốc tế, vùng nam cực, khoảng không vũ trụ… cũng được thừa nhận như một phần lãnh thổ quốc gia. Từ những yếu tố cấu thành lãnh thổ như trên, có thể thấy bảo vệ chủ quyền về phương diện lãnh thổ là một vấn đề quan trọng, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nó đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các lĩnh vực trong xã hội để bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ. Chủ quyền quốc gia vùng lãnh thổ là không ai có thể xâm phạm được, nó thể 20 hiện cho sự độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia đó. Đặc biệt đối với khu vực biên giới và hải đảo, chủ quyền lãnh thổ lại càng trở thành một yếu tố thể hiện chủ quyền quốc gia. Bảo vệ chủ quyền quốc gia trước hết phải bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ. Trên đây là các yếu tố cấu thành chủ quyền Quốc gia, một quốc gia có chủ quyền là một quốc gia độc lập, tự chủ về tất cả các mặt của đời sống xã hội, thể hiện quyền lực quốc gia trong việc xây dựng và phát triển đất nước, sự không phụ thuộc và nước ngoài và có quyền tự quyết trong tất cả các quyết định của mình về vấn đề dân tộc. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên thì chủ quyền quốc gia cũng đi kèm theo những phức tạp về mặt lãnh thổ và vấn đề tương tác dân tộc. Điều này đòi hỏi bản thân mỗi quốc gia có những đánh giá và hướng đi đúng đắn trong việc bảo vệ và khẳng định chủ quyền quốc gia. 1.1.2. Khái niệm bảo vệ chủ quyền trong chiến lược phát triển Quốc gia - Định nghĩa bảo vệ chủ quyền quốc gia Bảo vệ chủ quyền quốc gia , đó là năng lực hành đô ̣ng của mô ̣t quố c gia khi thực thi quyề n lực trong đố i nô ̣i và đố i ngoa ̣i nhằ m đảm bảo q uyề n tố i cao của quố c gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và giữ được quyền độc lập của quốc gia đó trong quan hệ quốc tế . Một thời kỳ dài, quan niệm bảo vê ̣ chủ quyề n quố c gia thường chỉ nhấn mạnh nội dung bảo vệ lãnh thổ biên giới quố c gia, sự đô ̣c lâ ̣p tự do của dân tô ̣c. Như vâ ̣y, những biê ̣n pháp bảo vê ̣, giữ vững chủ quyề n quố c gia chủ yế u là ở trên lĩnh vực quân sự, vì thế các quốc gia luôn cảnh giác , nâng cao lực lươ ̣ng quố c phòng đủ mạnh để có thể chống trả những sự xâm phạm từ bên ngoài . Mă ̣t khác , đố i với mô ̣t số quố c gia đang chiụ sự đàn áp , nô dich ̣ của chủ nghiã thực dân mới , phải đứng lên giành lại chủ quyền cho mình, tức là đứng lên đấ u tranh xóa bỏ ách nô dịch của chủ nghĩa thực dân và giành la ̣i đô ̣c lâ ̣p . Vấ n đề cơ bản nổ i lên của quyề n tự quyế t dân tô ̣c lúc này là chủ quyền quốc gia . Các dân tộc tự quyết định vận mệnh của mình , tức là phải trở thành mô ̣t quố c gia đô ̣c lâ ̣p. Trong tình hình hiện nay, sự phát triển và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa, đa dạng hóa, hợp tác trên cơ sở bình đẳng, các bên cùng có lợi, bởi vậy quan niệm bảo vệ chủ quyền quốc gia gắn liền với vấn đề toàn cầu hóa. Trong bố i cảnh toàn cầu hóa như hiện nay , mọi vấn đề đều trở nên rất khác so với trước đây . Nế u trước đây, các thế lực nước lớn dùng súng ống , quân đô ̣i để đi xâm lược các nước , thì
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan