Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng công cụ quản lý hiện trạng sử dụng đất ở Khu công nghệ cao TP.HCM...

Tài liệu Xây dựng công cụ quản lý hiện trạng sử dụng đất ở Khu công nghệ cao TP.HCM

.PDF
75
80
74

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN -----❧•❧----- BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG CÔNG CỤ QUẢN LÝ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT Ở KHU CÔNG NGHỆ CAO TP.HCM ĐỖ THỊ NHƯ QUỲNH VŨ THỊ THANH KIM HUỆ BIÊN HOÀ 10/2018 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN -----❧•❧----- BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG CÔNG CỤ QUẢN LÝ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT Ở KHU CÔNG NGHỆ CAO TP.HCM SVTH: ĐỖ THỊ NHƯ QUỲNH SVTH: VŨ THỊ THANH KIM HUỆ GVHD: Th.S TẠ NGUYỄN BIÊN HOÀ 10/2018 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu đề tài “Xây dựng công cụ quản lý hiện trạng sử dụng đất ở Khu công nghệ cao TP.HCM” chúng em đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của các thầy, cô giáo trường Đại học Lạc Hồng và đặc biệt là các thầy cô trong khoa Công nghệ thông tin để hoàn thành đề tài này. Với tình cảm chân thành, chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban giám hiệu, Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Lạc Hồng, các thầy giáo, cô giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Chúng em xin bày tỏ sự biết ơn đặc biệt đến Thầy Tạ Nguyễn – người đã trực tiếp hướng dẫn, cũng như là giáo viên chủ nhiệm đã giúp đỡ về kiến thức, tài liệu và phương pháp để chúng em hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện đề tài, song có thể còn có những mặt hạn chế, thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp và sự chỉ dẫn của các thầy cô giáo để sửa đổi và hoàn thiện hơn. Sau cùng, em xin kinh chúc quý thầy cô trong Khoa Công Nghệ Thông Tin thật dồi dào sức khỏe để tiếp tục sứ mệnh cao đẹp là truyền đạt những tri thức quý báu cho thế hệ mai sau. Trân trọng. Biên Hòa, 30 tháng 10 năm 2018 Sinh viên thực hiện Đỗ Thị Như Quỳnh Vũ Thị Thanh Kim Huệ MỤC LỤC CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ............................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................1 1.2. Lịch sử nghiên cứu ...........................................................................................2 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ............................................................2 1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ..............................................................3 1.3. Mục tiêu của đề tài. ..........................................................................................5 1.4. Nội dung thực hiện. ..........................................................................................5 1.5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................6 1.5.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................6 1.5.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................6 CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ....................................................................7 2.1. WEBGIS là gì? .................................................................................................7 2.1.1. Khái niệm GIS ...........................................................................................7 2.1.2. WEB-GIS ...................................................................................................8 2.1.3. Đặc điểm của một hệ thống WEBGIS .......................................................9 2.1.4. Ứng dụng của WEBGIS ..........................................................................10 2.2. Ngôn ngữ lập trình .........................................................................................10 2.2.1. HTML/CSS ..............................................................................................11 2.2.2. Javascript .................................................................................................11 2.2.3. PHP (Hypertext Preprocessor) ................................................................11 2.2.4. MySQL ....................................................................................................12 2.3. Các thư viện, API hỗ trợ ................................................................................13 2.3.1. Leaflet ......................................................................................................13 2.3.2. Bootstrap ..................................................................................................14 2.3.3. JSON ........................................................................................................14 2.4. Công cụ hỗ trợ ................................................................................................14 2.4.1. QGIS ........................................................................................................14 2.4.2. AutoCAD .................................................................................................15 CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG ......................................17 3.1. Khảo sát hiện trạng .........................................................................................17 3.1.1. Tình trạng lưu trữ dữ liệu trước đó ..........................................................17 3.1.2. Yêu cầu của Ban Quản lý khu Công nghệ cao ........................................17 3.2. Sơ đồ hệ thống ................................................................................................21 3.2.1. Mô hình tổng quát ....................................................................................21 3.2.2. Mô hình Usecase của khách truy cập ......................................................22 3.2.3. Mô hình UseCase của tài khoản User ......................................................23 3.2.4. Mô hình Usecase của Admin ...................................................................25 3.3. Mô hình cơ sở dữ liệu ....................................................................................29 CHƯƠNG IV. XÂY DỰNG WEBGIS - HỆ THỐNG QUẢN LÝ ĐẤT KHU CÔNG NGHỆ CAO ..................................................................................................34 4.1. Lưu đồ dự án ..................................................................................................34 4.2. Xây dựng bản đồ ............................................................................................35 4.2.1. Xử lý file AutoCAD sang shapefile.........................................................36 4.2.2. Vẽ bản đồ chi tiết khu vực .......................................................................38 4.2.3. Lưu trữ bản đồ số hoá thành file Json......................................................40 4.3. Kết nối Leaflet – API OpenStreetmap ...........................................................41 4.4. Các chức năng quản trị ...................................................................................47 4.5. Ứng dụng Web công nghệ cao .......................................................................50 4.5.1. Giới thiệu chung ......................................................................................50 4.5.2. Phân quyền hệ thống ................................................................................52 CHƯƠNG V. PHẦN KIỂM THỬ .....................................................................62 CHƯƠNG VI. PHẦN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ .................................................63 CHƯƠNG VII. PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................64 CHƯƠNG VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................65 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình I.1 Bản đồ khu công nghệ cao .......................................................................1 Hình I.2 Website dự báo thời tiết của Italia ............................................................2 Hình I.3 Bản đồ khai quật xác ướp trên thế giới ....................................................3 Hình I.4 WebGIS chính phủ ...................................................................................4 Hình I.5 WebGIS giá đất tỉnh Thừa Thiên Huế ......................................................4 Hình II.1 Hình ảnh mô tả cấu trúc lớp dữ liệu GIS ................................................7 Hình II.2 Hình ảnh so sánh WebGIS và Server GIS ..............................................8 Hình II.3 Thành phần cơ bản của website ............................................................10 Hình II.4 Hình ảnh giao diện QGIS ......................................................................15 Hình II.5 Bản đồ khu công nghệ cao trên AutoCAD ...........................................16 Hình III.1 Giấy xác nhận yêu cầu chương trình của SHTP - mặt trước ...............19 Hình III.2 Giấy xác nhận yêu cầu chương trình của SHTP - mặt sau ..................20 Hình III.3 Mô hình Usecase tổng quát..................................................................21 Hình III.4 Mô hình Usecase của khách truy cập ..................................................22 Hình III.5 Mô hình Usecase của tài khoản User ...................................................23 Hình III.6 Mô hình Usecase của tài khoản Admin ...............................................25 Hình III.7 Mối quan hệ giữa các bảng dữ liệu ......................................................30 Hình III.8 Bảng duan ............................................................................................31 Hình III.9 Bảng doanhnghiep ...............................................................................32 Hình III.10 Bảng User ..........................................................................................32 Hình III.11 Bảng giaitrinhtheonam.......................................................................33 Hình III.12 Bảng dữ liệu maps.json ......................................................................33 Hình IV.1 Lưu đồ dự án ........................................................................................34 Hình IV.2 Plugin OpenLayers ..............................................................................35 Hình IV.3 Add bản đồ nền ....................................................................................36 Hình IV.4 Dự án sau khi add bản đồ nền..............................................................36 Hình IV.5 Thêm Plugin chuyển đổi Dxf sang Shp ...............................................37 Hình IV.6 Trình nhập file Dxf ..............................................................................37 Hình IV.7 Bản đồ sau khi xử lý từ file AutoCAD ................................................38 Hình IV.8 Tạo lớp shapefile mới ..........................................................................39 Hình IV.9 Công cụ chỉnh sửa shapefile ................................................................39 Hình IV.10 Thông tin của 1 vùng polygon ...........................................................40 Hình IV.11 Trình lưu trữ dữ liệu sang Json ..........................................................41 Hình IV.12 Giao diện của website ........................................................................43 Hình IV.13 Sơ đồ chức năng tổng quát của chương trình ....................................47 Hình IV.14 Sơ đồ chức năng của khách truy cập .................................................47 Hình IV.15 Sơ đồ chức năng của tài khoản user ..................................................48 Hình IV.16 Sơ đồ chức năng quản trị của Admin ................................................49 Hình IV.17 Giao diện bên ngoài của website .......................................................50 Hình IV.18 Giao diện đăng nhập ..........................................................................51 Hình IV.19 Giao diện đăng nhập lỗi .....................................................................51 Hình IV.20 Giao diện quản lý bên trong website .................................................51 Hình IV.21Giao diện khách xem thông tin dự án .................................................52 Hình IV.22 Giao diện khách tìm kiếm thông tin ..................................................53 Hình IV.23 Giao diện lọc danh sách công ty theo loại sản xuất ...........................53 Hình IV.24 Giao diện xem dự án của tài khoản user............................................54 Hình IV.25 Giao diện quản lý bên trong website .................................................54 Hình IV.26 Giao diện quản lý tài khoản ...............................................................55 Hình IV.27 Giao diện thêm tài khoản mới ...........................................................55 Hình IV.28 Xem thông tin tài khoản ....................................................................56 Hình IV.29 Chỉnh sửa thông tin tài khoản ............................................................57 Hình IV.30 Xoá tài khoản .....................................................................................57 Hình IV.31 Giao diện quản lý lô đất.....................................................................58 Hình IV.32 Giao diện xem thông tin lô đất ..........................................................58 Hình IV.33 Chỉnh sửa thông tin lô đất .................................................................59 Hình IV.34 Giao diện quản lý dự án .....................................................................59 Hình IV.35 Chọn dự án để xuất file Excel ...........................................................61 Hình IV.36 Bảng thông tin xem trước khi xuất ....................................................61 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1.1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong Khu Công nghệ cao TP.HCM ngày càng tăng, việc quản lý hoạt động khoa học công nghệ của các doanh nghiệp là một vấn đề được đặt ra. Việc tổng hợp, truy xuất, thể hiện thông tin hoạt động khoa học công nghệ của doanh nghiệp nhằm mục tiêu quản lý và báo cáo còn gặp nhiều khó khăn khi quy trình thu thập, lưu trữ dữ liệu còn thô sơ. Trong tình hình đó, nhu cầu sử dụng Bản đồ Khoa học công nghệ để quản lý các phân vùng đất, thông tin dự án, hoạt động nghiên cứu khoa học của từng doanh nghiệp trong khu rất cần thiết. Hình I.1 Bản đồ khu công nghệ cao Mức độ làm lợi bằng tiền (nếu tính được) trong năm áp dụng: Tiết kiệm thời gian khoảng 04 giờ/tháng ~ 48 giờ/năm. (Số liệu được cung cấp bởi Phòng Quản lý Khoa học Công nghệ - Ban quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM) 1.2. Lịch sử nghiên cứu 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ❖ Website quản lý dự báo thời tiết theo thời gian thực ở Italia. Địa chỉ website: http://webgis.arpa.piemonte.it/meteoidro_webapp/ Hình I.2 Website dự báo thời tiết của Italia Dự án này được nghiên cứu và phát triển bởi ARPA - là một cơ quan hành chính công của Italia. Một cơ quan nghiên cứu khu vực để bảo vệ môi trường bao gồm các chức năng:  Kiểm soát các nguồn và các yếu tố về không khí, nước, đất, tiếng ồn và ô nhiễm điện từ.  Giám sát các thành phần môi trường khác nhau: khí hậu, chất lượng không khí, chất lượng nước, đặc tính đất, mức độ âm thanh của môi trường;  Kiểm soát và giám sát việc tuân thủ pháp luật hiện hành và các điều khoản có trong các quy định của cơ quan có thẩm quyền về các vấn đề môi trường;  Hỗ trợ kỹ thuật, khoa học, công cụ và phân tích cho các chủ sở hữu có chức năng lập kế hoạch và quản trị tích cực trong lĩnh vực môi trường ( khu vực , tỉnh và thành phố )  Phát triển một hệ thống thông tin môi trường hỗ trợ các cơ quan thể chế và có sẵn cho các tổ chức xã hội quan tâm Chức năng cơ bản của website: Theo dõi được lượng mưa, nhiệt độ, sức gió, lượng tuyết rơi, mức độ thuỷ văn và các trạm theo dõi của từng vùng, tỉnh của Italia. Giúp các chuyên viên có thể theo dõi, thống kê đánh giá các số liệu để đưa ra những kết luận chính xác về tình hình thời tiết của đất nước. Nhanh chóng phát hiện các dấu hiệu bất thường để có thể đưa ra phương án xử lý kịp thời. ❖ Website quản lý xác ướp được phát hiện trên thế giới. Địa chỉ website: http://webgis.eurac.edu/mummy/ Hình I.3 Bản đồ khai quật xác ướp trên thế giới Dự án này được nghiên cứu và phát triển bởi EURAC Research - là một trung tâm nghiên cứu tư nhân với mười một viện được tổ chức thành bốn khu vực nghiên cứu: tự trị, núi, công nghệ và sức khỏe. Chức năng cơ bản của website: Theo dõi được số lượng, địa điểm khai quật đươc xác ướp trên thế giới. Mỗi địa điểm hiển thị thông tin, tình trạng của xác ướp; tài liệu chi tiết, nơi nghiên cứu và trưng bày (nếu có). 1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ❖ WEBGIS của chính phủ Địa chỉ website: http://gis.chinhphu.vn/ Hình I.4 WebGIS chính phủ Website này được nghiên cứu và ban hành bởi Cổng Thông Tin Điện Tử Chính Phủ, được khai trương vào ngày 10 tháng 10 năm 2009 tại Hà Nội. Chức năng cơ bản của website: Thể hiện vị trí địa lý cùng phân vùng theo quy chuẩn do nhà nước ban hành. Ngoài ra còn cung cấp thông tin dân số, diện tích của khu vực đó. ❖ Thông tin về giá đất được công bố ở tỉnh Thừa Thiên Huế Địa chỉ website: https://bom.to/R9TzZ Hình I.5 WebGIS giá đất tỉnh Thừa Thiên Huế Đây là một trong những dự án WEBGIS của tỉnh Thừa Thiên Huế. Hiện nay tỉnh đã ứng dụng rất thành công công nghệ WEBGIS để quản lý nhiều vấn đề trên địa bàn tỉnh như:  Tra cứu thông tin đất đai  Bản đồ đối phó bão lụt tỉnh Thừa Thiên Huế  Bản đồ quy hoạch thuỷ lợi đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035  Bản đồ ngành Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2017  Và nhiều bản đồ khác… Chức năng cơ bản của website: Thể hiện vị trí địa lý cùng phân vùng theo quy chuẩn do nhà nước ban hành. Ngoài ra còn cung cấp thông tin dân số, diện tích của khu vực đó. 1.3. Mục tiêu của đề tài. Xây dựng được công cụ số hóa bản đồ, khoanh vùng chi tiết các lô đất trong khu Công nghệ cao và cho phép tùy chỉnh và truy vấn thông tin doanh nghiệp trên bản đồ khu Công nghệ cao TPHCM. 1.4. Nội dung thực hiện. Ứng dụng công nghệ thông tin, cụ thể là các công cụ, chức năng của Framework Laravel 5.5, xây dựng bản đồ Khoa học công nghệ. Tập hợp cơ sở dữ liệu đã thu thập về hoạt động của các doanh nghiệp, ừ đó thể hiện thông tin hoạt động khoa học công nghệ của các doanh nghiệp đang hoạt động và vị trí cụ thể của từng dự án trong Khu Công nghệ cao TP.HCM, vị trí của các dự án theo lĩnh vực tương ứng. Nội dung thực hiện đề tài:  Tìm hiểu các ngôn ngữ, thư viện lập trình cần thiết như: PHP, Javascrip, Jquery, Leaflet,…  Các phần mềm liên quan: QGIS, AutoCAD,…  Xử lý dữ liệu từ file AutoCAD sang dữ liệu chuẩn hoá của bản đồ  Xây dựng bản đồ dựa trên dữ liệu bản đồ nền của Google  Khoanh vùng các chi tiết khu vực trong bản đồ  Xây dựng website hiển thị bản đồ sau khi số hoá  Xây dựng các chức năng cơ bản của website  Tuỳ chỉnh dữ liệu như là tìm kiếm, phân quyền, thêm, xoá, sửa dữ liệu  Hoàn thiện website  Viết báo cáo 1.5. Phương pháp nghiên cứu 1.5.1. Đối tượng nghiên cứu Để hoàn thành mục đích ý tưởng đề ra cần nghiên cứu các nội dung sau:  Thư viện mã nguồn mở Javascript Leaflet  Framework Laravel  Ứng dụng QGIS vẽ bản đồ quy hoạch đất  Bản đồ khu Công nghệ cao qua file AutoCAD 1.5.2. Phạm vi nghiên cứu Xử lý dữ liệu từng lô đất trên bản đồ quy hoạch có sẵn từ môi trường AutoCAD sang dạng bản vẽ Shapeflile của QGIS. Các chi tiết, nội dung của lô đất là cố định theo chuẩn mẫu do bên Ban Quản lý Khu công nghệ cao cung cấp. Khi có nhu cầu thay đổi cấu trúc, vị trí, thông tin của các lô đất, người quản lý phải tiến hành vẽ lại một bản đồ mới thông qua phần mềm QGIS. Bản vẽ mới sẽ được xử lý, lưu trữ theo chuẩn định dạng Json rồi mới đưa vào chương trình. Thu thập, phân tích thông tin, hồ sơ lưu trữ các hoạt động nghiên cứu của các doanh nghiệp sở hữu lô đất tạo nên cơ sở dữ liệu cho bản đồ và website. CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. WEBGIS là gì? 2.1.1. Khái niệm GIS Hệ thống thông tin địa lý-GIS (viết tắt của cụm từ tiếng Anh Geographic Information Systems) là một công cụ tập hợp những quy trình dựa trên máy tính để lập bản đồ, lưu trữ và thao tác dữ liệu địa lý, phân tích các sự vật hiện tượng thực trên trái đất, dự đoán tác động và hoạch định chiến lược.Thuật ngữ này được biết đến từ những năm 60 của thế kỉ 20 và Giáo sư Roger Tomlinson được cả thế giới công nhận là cha đẻ của GIS. Hình II.1 Hình ảnh mô tả cấu trúc lớp dữ liệu GIS Hệ thống thông tin địa lý làm việc với hai dạng mô hình dữ liệu địa lý khác nhau về cơ bản - mô hình vector và mô hình raster. Trong mô hình vector, thông tin về điểm, đường và vùng được mã hoá và lưu dưới dạng tập hợp các toạ độ x,y. Vị trí của đối tượng điểm, như lỗ khoan, có thể được biểu diễn bởi một toạ độ đơn x,y. Đối tượng dạng đường, như đường giao thông, sông suối, có thể được lưu dưới dạng tập hợp các toạ độ điểm. Đối tượng dạng vùng, như khu vực buôn bán hay vùng lưu vực sông, được lưu như một vòng khép kín của các điểm toạ độ. [1] 2.1.2. WEB-GIS Cùng với sự bùng nổ về công nghệ Internet, GIS cũng đã phát triển công nghệ cho phép chia sẻ thông tin thông qua Internet bằng cách kết hợp GIS và Web để tạo thành WebGIS. WebGIS là một giải pháp client – server cho phép quản lý, phân tích, cập nhật, phân phối thông tin bản đồ và GIS trên mạng Internet, giảm thiểu chi phí đầu tư phần mềm, phần cứng cho người dùng cuối; giao diện thân thiện, đơn giản phù hợp với nhiều người dùng. WebGIS thích hợp với các cơ sở dữ liệu bản đồ, GIS từ rất bé cho đến rất lớn, có khả năng tuỳ biến cao, phù hợp với nhiều loại hình tổ chức. Hình II.2 Hình ảnh so sánh WebGIS và Server GIS Hiện nay, có rất nhiều giải pháp bản đồ trực tuyến được các nhà phát triển đưa ra như Mapbender, MapBuilder, MapGuide Open Source, MapServer, OpenLayers, Geoserver chúng đều là các phần mềm mã nguồn mở hỗ trợ xây dựng các ứng dụng về bản đồ trên nền web. Nếu kết hợp xây dựng WebGIS trên phần mềm mã nguồn mở thì sẽ có được các lợi ích mà phần mềm mã nguồn mở mang lại như chi phí đầu tư về phần mềm giảm, tận dụng được các thành quả ý tưởng chung của cộng đồng, tính chất an toàn cao, mạnh hơn, tùy biến tương tác nhiều hơn. [2] 2.1.3. Đặc điểm của một hệ thống WEBGIS 2.1.3.1. Cho phép quản lý nhiều bản đồ ● Người dùng có thể chọn và mở bất kỳ một bản đồ, chương bản đồ nào nằm trong CSDL. ● Có thể bật tắt các lớp, nhóm các lớp thông tin và xem định nghĩa hiển thị lớp, thanh tỷ lệ của một bản đồ. ● Thực hiện các thao tác phóng to, thu nhỏ, dịch chuyển, hỏi đáp, tìm kiếm. 2.1.3.2. Cho phép chọn lọc, tìm kiếm thông tin ● Đo khoảng cách các đối tượng. ● Xem thông tin thuộc tính và không gian của một đối tượng ● Tìm kiếm đối tượng trên bản đồ. 2.1.3.3. Cho phép cập nhật thông tin ● Cập nhật trực tiếp các thông tin thuộc tính của một đối tượng trên trang Web, ví dụ như các chỉ tiêu về dân số, kinh tế, đầu tư của một huyện. ● Cập nhật các thông tin không gian trên trang Web, ví dụ như toạ độ địa lý của một trường đại học, một trạm xá. ● Thêm mới một điểm (trường học, bệnh viện, bưu điện,..), một đường, một polyline hay polygon, nhằm phục vụ cho các mục đích thu thập số liệu, điều tra theo dõi trên diện rộng. ● Đồng thời người dùng cũng có thể xoá bỏ trực tiếp các đối tượng trên bản đồ bằng một thao tác đơn giản ngay trên giao diện Web. ● Khi thay đổi thông tin, hệ thống sẽ tự cập nhật và tạo nên biểu đồ tương ứng. 2.1.3.4. Quản trị hệ thống ● Phân quyền cho người dùng các cấp. ● Tính bảo mật hệ thống cao, đảm bảo thông tin trong CSDL được an toàn. ● Khả năng lưu vết của hệ thống, tự tạo ra các log file. 2.1.4. Ứng dụng của WEBGIS  Xác định vị trí của phòng khám, phòng thí nghiệm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe gần nhất. Xác định loại trường (đại học, cao đẳng, trung cấp …) và địa chỉ xung quanh đó để tìm kiếm, tham khảo dữ liệu nền đường phố.  Hệ thống được đưa ra nhằm quản lý và giám sát các thông tin chi nhánh, đại lý, cửa hàng của các đơn vị quản lý trên một nền thông tin địa lý phong phú và đa dạng.  Quản lý hệ thống phân phối hàng hóa, các mặt hàng, khả năng tiêu thụ, doanh thu lợi nhuận thu được  Và còn rất nhiều ứng dụng khác, ... 2.2. Ngôn ngữ lập trình Một website sẽ được hình thành bởi: Hình II.3 Thành phần cơ bản của website ● HTML – Xây dựng cấu trúc và định dạng các siêu văn bản. ● CSS – Định dạng các siêu văn bản dạng thô tạo ra từ HTML thành một bố cục website, có màu sắc, ảnh nền,…. ● Javascript – Tạo ra các sự kiện tương tác với hành vi của người dùng (ví dụ nhấp vào ảnh trên nó sẽ có hiệu ứng phóng to). ● PHP – Ngôn ngữ lập trình để xử lý và trao đổi dữ liệu giữa máy chủ đến trình duyệt (ví dụ như các bài viết sẽ được lưu trong máy chủ). ● MySQL – Hệ quản trị cơ sở dữ liệu truy vấn có cấu trúc (SQL – ví dụ như các bài viết sẽ được lưu lại với dạng dữ liệu SQL). 2.2.1. HTML/CSS HTML (HyperText Markup Language): là một ngôn ngữ đánh dấu được thiết kế ra để tạo nên các trang web, nghĩa là các mẩu thông tin được trình bày trên World Wide Web. CSS (Cascading Style Sheets): định nghĩa về cách hiển thị của một tài liệu HTML. CSS đặc biệt hữu ích trong việc thiết kế Web. Nó giúp cho người thiết kế dễ dàng áp đặt các phong cách đã được thiết kế lên bất kì page nào của website một cách nhanh chóng, đồng bộ. [3] 2.2.2. Javascript JavaScript là một ngôn ngữ lập trình của HTML và WEB. Nó khá nhẹ và được sử dụng phổ biến nhất như là một phần của các trang web, mà sự thi hành của chúng cho phép Client-Side script tương tác với người sử dụng và tạo các trang web động. Nó là một ngôn ngữ chương trình thông dịch với các khả năng hướng đối tượng. JavaScript được biết đến đầu tiên với tên Mocha, và sau đó là LiveScript, nhưng Hãng Netscape thay đổi tên của nó thành JavaScript, bởi vì sự phổ biến như là một hiện tượng của Java lúc bấy giờ. JavaScript xuất hiện lần đầu trong Netscape 2.0 năm 1995 với tên LiveScript. Core đa năng của ngôn ngữ này đã được nhúng vào Netscape, IE, và các trình duyệt khác.[4] 2.2.3. PHP (Hypertext Preprocessor) PHP là viết tắt của chữ "Hypertext Preprocessor", đây là một ngôn ngữ lập trình được sử dụng để viết ở phía máy chủ (lập trình web). Hiện nay có rất nhiều ngôn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng