Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai tr...

Tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã đồng thịnh huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc

.PDF
85
18
86

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN VĂN ANH XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐỒNG THỊNH HUYỆN SÔNG LÔ - TỈNH VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Thái Nguyên – 2020 i ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN VĂN ANH XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐỒNG THỊNH HUYỆN SÔNG LÔ - TỈNH VĨNH PHÚC Ngành: Quản lý đất đai Mã số:60.85.01.03 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Văn Thơ Thái Nguyên – 2020 i i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin trích dẫn đều rõ ràng, minh bạch, có tính kế thừa, phát triển từ các tài liệu, các công trình nghiên cứu đã được công bố. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./. Tác giả luận văn Trần Văn Anh i ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành quá trình học tập và thực hiện luận văn này, lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tập thể các giáo sư, các nhà khoa học, thầy giáo, cô giáo của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình truyền đạt kiến thức, chỉ bảo tôi trên con đường học tập nghiên cứu khoahọc. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Lê Văn Thơ là người trực tiếp định hướng khoa học, hướng dẫn và luôn động viên khích lệ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo và cán bộ Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc, phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân nhân xã Đồng Thịnh - huyện Sông Lô - tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo mọi điều kiện cho tôi học tập nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn sâu sắc tới gia đình và những người thân đã động viên, tạo mọi điều kiện trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài này. Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn ! Tác giả luận văn Trần Văn Anh i iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt CSDL GCN Giải thích Cơ sở dữ liệu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Khuôn dạng tệp dữ liệu bản đồ của phần mềm DGN MicroStation UBND Ủy ban nhân dân VILIS Viet Nam Land Information System GPMB Giải phóng mặt bằng NTM Nông thôn mới HSĐC Hồ sơ địa chính WALIS West Australia Land Information System LIS Hệ thống thông tin đất đai GIS Hệ thống thông tin địa lý i iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................ iii MỤC LỤC ......................................................................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU .................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... viii MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 2 3. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................... 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU .................................. 3 1.1. Tổng quan cơ sở lý luận của đề tài .............................................................. 3 1.1.1. Khái quát về hồ sơ địa chính .................................................................... 3 1.1.2. Tổng quan về cơ sở dữ liệu địa chính. ...................................................... 7 1.2. Tổng quan một số nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực của đề tài .............. 12 1.2.1. Tổng quan về cơ sở dữ liệu bản đồ số .................................................... 12 1.2.2. Tổng quan một số kinh nghiệm quốc tế về hệ thống thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai ......................................................................... 14 1.2.3.Tổng quan thực trạng ở Việt Nam về một số nội dung liên quan tới lĩnh vực đề tài .............................................................................................. 18 1.2.4. Thực trạng công tác xây dựng CSDL địa chính của tỉnh Vĩnh Phúc ..... 27 1.2.5. Đánh giá chung tổng quan tài liệu .......................................................... 27 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 29 2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................ 29 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 29 2.1.2. Thời gian nghiên cứu .............................................................................. 29 i v 2.1.3. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................... 29 2.2. Nội dung nghiên cứu.................................................................................. 29 2.2.1. Giới thiệu khái quát xã Đồng Thịnh ....................................................... 29 2.2.2. Đánh giá thực trạng hồ sơ địa chính và công tác quản lý nhà nước về đất đai ........................................................................................... 29 2.2.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã Đồng Thịnh.................................. 29 2.2.4. Đánh giá kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện công tác xây dựng CSDL địa chính trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc..................... 30 2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 30 2.3.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu tài liệu thứ cấp .......................... 30 2.3.2. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu ...................................................... 31 2.3.3. Phương pháp ứng dụng các phần mền tin học chuyên ngành để xây dựng và chuẩn hóa dữ liệu ..................................................................... 31 2.3.4. Phương pháp kiểm nghiệm thực tế ......................................................... 32 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 34 3.1. Giới thiệu khái quát xã Đồng Thịnh .......................................................... 34 3.1.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................... 34 3.1.2. Kinh tế - xã hội ....................................................................................... 35 3.2. Đánh giá thực trạng hồ sơ địa chính và công tác quản lý nhà nước về đất đai xã Đồng Thịnh .................................................................. 38 3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất xã Đồng Thịnh năm 2019 ................................. 38 3.2.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai ................................... 40 3.2.3. Thực trạng tài liệu, dữ liệu hồ sơ địa chính xã Đồng Thịnh, huyện Sông Lô . 41 3.2.4. Những thuận lợi, khó khăn và những tồn tại bất cập trong công tác quản lý hồ sơ địa chính hiện nay ...................................................................... 43 3.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã Đồng Thịnh, huyện Sông Lô .......... 44 3.3.1. Kết quả thực hiện công tác chuẩn bị, thu thập tài liệu ........................... 44 3.3.2. Kết quả xây dựng dữ liệu không gian địa chính ..................................... 45 i vi 3.3.3. Kết quả xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính ....................................... 50 3.3.4. Kết quả Quét (chụp) giấy tờ pháp lý để xây dựng bộ hồ sơ dạng số và liên kết vào cơ sở dữ liệu địa chính. ............................................... 56 3.3.5. Hoàn thiện cơ sở dữ liệu địa chính ......................................................... 58 3.3.6. Kết quả xây dựng CSDL địa chính ......................................................... 59 3.3.7. Kết quả thử nghiệm, vận hành khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu địa chính xã Đồng Thịnh. ................................................................................. 59 3.4. Đánh giá kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện công tác xây dựng CSDL địa chính trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc..................... 66 3.4.1. Đánh giá kết quả nghiên cứu .................................................................. 66 3.4.2. Đề xuất giải pháp .................................................................................... 68 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................................. 70 1. Kết Luận: ...................................................................................................... 70 2. Đề nghị:......................................................................................................... 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 72 i vii DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2019 .................................................... 39 Bảng 3.2: Thống kê tình hình hồ sơ địa chính xã Đồng Thịnh, huyện Sông Lô .... 43 Bảng 3.3: Liệt kê các hạng mục trong tài liệu excel. ....................................... 52 Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả xây dựng CSDL địa chính................................... 59 i viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Các nhóm dữ liệu cấu thành cơ sở dữ liệu địa chính.......................... 9 Hình 1.2: Sơ đồ liên kết giữa các nhóm dữ liệu thành phần ............................ 10 Hình 1.3: Mô hình quản lý WALIS ở Australia ............................................... 15 Hình 1.4: Mô tả phân tích được nhu cầu của các đối tượng có liên quan đến việc sử dụng và xây dựng cơ sở dữ liệu ........................................................... 23 Hình 1.5: Định hướng mô hình kiến trúc tổng thể cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu ở Việt Nam ........................................................................ 24 Hình 1.6: Định hướng khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu ............................................................................................ 25 Hình 3.1: Xã Đồng Thịnh – huyện Sông Lô – tỉnh Vĩnh Phúc ........................ 34 Hình 3.2. Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ..................................... 45 Hình 3.3: Bản đồ tổng thể xã Đồng Thịnh ....................................................... 46 Hình 3.4: Sửa lỗi đồ họa ................................................................................... 47 Hình 3.5: Tạo vùng thửa đất từ ranh thửa......................................................... 47 Hình 3.6: Chuyển dữ liệu từ dịnh dạng DGN sang Shape file ......................... 48 Hình 3.7: Tích hợp, đồng bộ dữ liệu không gian.............................................. 49 Hình 3.8: Dữ liệu bản đồ sau khi đưa vào ViLIS ............................................. 49 Hình 3.9: Bảng thông tin thuộc tính địa chính được tổng hợp ......................... 51 Hình 3.10: Chuyển dữ liệu từ Excel sang ViLIS .............................................. 55 Hình 3.11: Ảnh quyét được lưu dưới khuôn dạng *.PDF ................................ 57 Hình 3.12: Công cụ Quản lý hồ sơ quét ........................................................... 58 Hình 3.13: Sơ đồ chức năng của modul Kê khai đăng ký và lập HSĐC.......... 60 Hình 3.14: Sơ đồ chức năng của modul Đăng ký biến động và quản lý biến động ......................................................................................... 61 Hình 3.15: Làm việc với phân hệ kê khai đăng ký ........................................... 62 Hình 3.16: Tìm kiếm thông tin địa chính ......................................................... 63 i ix Hình 3.17: Quản lý và tạo hồ sơ địa chính ....................................................... 63 Hình 3.18: Tạo sổ mục kê đất đai ..................................................................... 64 Hình 3.19: Tạo sổ địa chính .............................................................................. 64 Hình 3.20: Tạo sổ cấp giấy chứng nhận ........................................................... 65 Hình 3.21: Tạo sổ biến động đất đai ................................................................. 65 i 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài nguyên quan trọng của quốc gia, tất cả các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người, của các ngành nghề đều cần có đất. Nhu cầu của con người ngày càng tăng trong khi quỹ đất của mỗi quốc gia, mỗi địa phương là có hạn. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng công tác quản lý đất đai để đảm bảo quỹ đất được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và phát huy được hết thế mạnh của đất đai là việc làm quan trọng và thực sự cần thiết. Ngày nay, cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu không còn là khái niệm mới mẻ đối với các nước trong khu vực, trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Đất đai là có hạn và việc sử dụng hợp lý tài nguyên đất vì sự phát triển bền vững là một đòi hỏi tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; thực tế đó đặt ra cần có một cơ sở dữ liệu đa mục tiêu, phục vụ đa ngành, đa đối tượng sử dụng. Muốn xây dựng được một cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu thì việc ứng dụng công nghệ thông tin là tất yếu khách quan và đó cũng là một trong các định hướng quan trọng của ngành Tài nguyên và Môi trường trong giai đoạn hiện nay (Nguyễn Trung Tiến, 2017). Tỉnh Vĩnh Phúc chủ trương tiên phong trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, hiện đại hóa công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh, tạo thuận lợi cho các giao dịch đất đai của người dân và các doanh nghiệp trong nước, nước ngoài vào làm việc tại tỉnh. Tại Quyết định số 1908/QĐ-UBND ngày 23/6/2009 UBND Tỉnh Vĩnh Phúc đã phê duyệt dự án tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh. Đến nay, công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đang tiếp tục thực hiện để đưa cơ sở dữ liệu hiện đại vào phục vụ công tác quản lý đất đai tại các địa phương và thống nhất quản lý trên toàn tỉnh. Hiện nay tỉnh đã thực hiện xây dựng CSDLđịa chính xong cho 20 xã huyện Lập Thạch, và đang thực hiện xây dựng CSDL địa chính cho 17 xã huyện Sông Lô. 2 Đồng Thịnh là xã thuộc huyện Sông Lô, thực trạng HSDC còn nhiều hạn chế, các loại tài liệu chưa được đồng bộ, việc lưu trữ cồng kềnh, tra cứu thông tin gặp nhiều khó khăn, bất cập trong công tác quản lý và cung cấp thông tin đất đai. Việc cập nhật, chỉnh lý biến động HSĐC chưa được thực hiện đầy đủ thường xuyên theo quy định. Bên canh đó việc thực hiện công tác xây dựng CSDL địa chính còn lúng túng, chậm tiến độ…. Xuất phát từ tính cấp thiết của đề tài và được sự hướng dẫn tận tình của thầy PGS.TS. Lê Văn Thơ, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Đồng Thịnh, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc". 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được thực trạng hệ thống hồ sơ địa chính và những thuận lợi, khó khăn, những bất cập trong công tác quản lý hồ sơ địa chính hiện nay trên địa bàn xã Đồng Thịnh, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc; - Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Đồng Thịnh, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc; - Đề xuất các giải pháp sử dụng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu địa chính xã Đồng Thịnh, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc; 3. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học - pháp lý cho việc hiện đại hóa hệ thống hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính; vai trò của cơ sở dữ liệu địa chính trong quản lý nhà nước về đất đai. - Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến vào công tác quản lý nhà nước về đất đai. Cơ sở dữ liệu địa chính được xây dựng góp phần phát triển giá trị gia tăng của sản phẩm đo đạc bản đồ địa chính; hiện đại hoá và đồng bộ công tác quản lý và cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính thống nhất từ cấp tỉnh đến cấp xã; đảm bảo cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai nhanh gọn, chính xác. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan cơ sở lý luận của đề tài 1.1.1. Khái quát về hồ sơ địa chính 1.1.1.1. Hồ sơ địa chính: Là tập hợp tài liệu thể hiện thông tin chi tiết về hiện trạng và tình trạng pháp lý của việc quản lý, sử dụng các thửa đất, tài sản gắn liền với đất để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai và nhu cầu thông tin của các tổ chức, cá nhân có liên quan (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014). 1.1.1.2. Thành phần hồ sơ địa chính a) Địa phương đã xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu địa chính, hồ sơ địa chính được lập dưới dạng số và lưu trong cơ sở dữ liệu đất đai, gồm có: -Bản đồ địa chính; - Sổ mục kê đất đai; - Sổ địa chính; - Bản lưu Giấy chứng nhận. b) Địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, hồ sơ địa chính gồm: - Bản đồ địa chính, Sổ mục kê đất đai, bản lưu Giấy chứng nhận. Các tài liệu này lập dưới dạng giấy và dạng số (nếu có); - Sổ địa chính được lập dưới dạng giấy hoặc dạng số; - Sổ theo dõi biến động đất đai lập dưới dạng giấy (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014). 1.1.1.3. Nguyên tắc lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính Nguyên tắc lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính được quy định tại Điều 5 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT về hồ sơ địa chính do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành như sau: a) Hồ sơ địa chính được lập theo từng đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. 4 b) Việc lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính phải theo đúng trình tự, thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật đất đai. c) Nội dung thông tin trong hồ sơ địa chính phải bảo đảm thống nhất với Giấy chứng nhận được cấp (nếu có) và phù hợp với hiện trạng quản lý, sử dụng đất (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014). 1.1.1.4. Giá trị pháp lý của hồ sơ địa chính a) Hồ sơ địa chính làm cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác định quyền và nghĩa vụ của người được Nhà nước giao quản lý đất theo quy định của pháp luật đất đai. b) Hồ sơ địa chính dạng giấy, dạng số đều có giá trị pháp lý như nhau. c) Trường hợp có sự không thống nhất thông tin giữa các tài liệu của hồ sơ địa chính thì phải thực hiện kiểm tra, đối chiếu các tài liệu trong hồ sơ địa chính và hồ sơ thủ tục đăng ký để xác định thông tin có giá trị pháp lý làm cơ sở chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính. d) Trường hợp thành lập bản đồ địa chính mới thay thế tài liệu, số liệu đo đạc đã sử dụng để đăng ký trước đây thì xác định giá trị pháp lý của thông tin như sau: - Trường hợp đã cấp đổi Giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính mới thì xác định giá trị pháp lý thông tin theo kết quả cấp đổi Giấy chứng nhận; - Trường hợp chưa cấp đổi Giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính mới thì xác định như sau: + Các thông tin về người sử dụng đất, thông tin về quyền sử dụng đất được xác định theo Giấy chứng nhận đã cấp; trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp không thể hiện thông tin thì xác định theo sổ địa chính và hồ sơ thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận; + Các thông tin về đường ranh giới (hình thể, kích thước cạnh thửa, tọa độ đỉnh thửa), diện tích của thửa đất được xác định theo bản đồ địa chính mới; trường hợp đường ranh giới thực tế của thửa đất trên bản đồ địa chính mới đã có 5 biến động so với ranh giới thể hiện trên Giấy chứng nhận đã cấp thì thông tin pháp lý về đường ranh giới và diện tích sử dụng đất được xác định theo Giấy chứng nhận đã cấp (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014). 1.1.1.5. Nội dung hồ sơ địa chính: Nội dung hồ sơ địa chính gồm có: a) Nhóm dữ liệu về thửa đất: - Dữ liệu số hiệu thửa đất gồm có: Số tờ bản đồ là số thứ tự của tờ bản đồ địa chính; Số thửa đất là số thứ tự của thửa đất trên mỗi tờ bản đồ. - Dữ liệu địa chỉ thửa đất; - Dữ liệu ranh giới thửa đất được thể hiện trên bản đồ địa chính; - Dữ liệu diện tích thửa đất: được xác định và thể hiện trên hồ sơ địa chính theo đơn vị mét vuông (m2), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Dữ liệu về tài liệu đo đạc gồm: tên tài liệu đo đạc đã sử dụng, ngày hoàn thành đo đạc. b) Nhóm dữ liệu về đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất:Bao gồm các loại dữ liệu: - Dữ liệu tên gọi đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất; - Dữ liệu số hiệu đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất gồm: Số tờ bản đồ có đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất; Số hiệu của đối tượng chiếm đất trên từng tờ bản đồ. - Dữ liệu ranh giới của đối tượng; - Dữ liệu diện tích được xác định và thể hiện cho từng đối tượng. c) Nhóm dữ liệu về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người quản lý đất: Bao gồm các loại dữ liệu: - Dữ liệu mã đối tượng sử dụng đất, đối tượng sở hữu tài sản gắn liền với đất, đối tượng được Nhà nước giao quản lý đất được thể hiện trên sổ mục kê đất đai theo quy định về thống kê, kiểm kê đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường; - Dữ liệu tên người sử dụng đất, tên chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, tên người quản lý đất; 6 - Dữ liệu giấy tờ pháp nhân (đối với tổ chức) hoặc giấy tờ nhân thân (đối với cá nhân, người đại diện hộ gia đình); - Dữ liệu địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người quản lý đất; - Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài được thừa kế hoặc tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất nhưng không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở thì phải thể hiện hạn chế quyền sử dụng đất theo quy định. d) Nhóm dữ liệu về quyền sử dụng đất, quyền quản lý đất: Bao gồm các loại dữ liệu: - Dữ liệu hình thức sử dụng đất riêng, chung; - Dữ liệu loại đất bao gồm tên gọi loại đất và mã (ký hiệu) của loại; - Dữ liệu thời hạn sử dụng đất; - Dữ liệu nguồn gốc sử dụng đất; - Dữ liệu nghĩa vụ tài chính; - Dữ liệu về hạn chế quyền sử dụng đất; - Dữ liệu quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề; e) Nhóm dữ liệu về tài sản gắn liền với đất: bao gồm: - Loại tài sản; - Đặc điểm của tài sản; - Chủ sở hữu; - Hình thức sở hữu; - Thời hạn sở hữu; g) Nhóm dữ liệu tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền quản lý đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất: bao gồm: - Dữ liệu về tình hình đăng ký thể hiện các thông tin như sau: + Thời điểm nhận hồ sơ đăng ký; 7 + Thời điểm đăng ký vào sổ địa chính; + Số thứ tự của hồ sơ thủ tục đăng ký. - Dữ liệu giấy tờ pháp lý về nguồn gốc và sự thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; - Dữ liệu Giấy chứng nhận; h) Nhóm dữ liệu về sự thay đổi trong quá trình sử dụng đất và sở hữu tài sản gắn liền với đất: bao gồm các loại dữ liệu: - Dữ liệu thời điểm đăng ký biến động; - Dữ liệu nội dung biến động thể hiện đối với từng trường hợp; - Dữ liệu mã hồ sơ thủ tục đăng ký (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014). 1.1.2. Tổng quan về cơ sở dữ liệu địa chính 1.1.2.1. Khái niệm cơ sở dữ liệu địa chính Cơ sở dữ liệu địa chính: là tập hợp thông tin có cấu trúc của dữ liệu địa chính a) Dữ liệu địa chính: là dữ liệu không gian địa chính, dữ liệu thuộc tính địa chính và các dữ liệu khác có liên quan. - Dữ liệu không gian địa chính: là dữ liệu về vị trí, hình thể của thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về hệ thống thủy văn, hệ thống thủy lợi; hệ thống đường giao thông; dữ liệu về điểm khống chế; dữ liệu về biên giới, địa giới; dữ liệu về địa danh và ghi chú khác; dữ liệu về đường chỉ giới và mốc giới quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông và các loại quy hoạch khác, chỉ giới hành lang an toàn bảo vệ công trình. - Dữ liệu thuộc tính địa chính: là dữ liệu về người quản lý đất, người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, tổ chức và cá nhân có liên quan đến các giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu thuộc tính về thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về tình trạng sử dụng của thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về quyền và nghĩa vụ trong sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 8 b) Cấu trúc dữ liệu: Là cách tổ chức dữ liệu trong máy tính thể hiện sự phân cấp, liên kết của các nhóm dữ liệu (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2010). 1.1.2.2. Nội dung, cấu trúc của dữ liệu địa chính. a) Nội dung dữ liệu địa chính: Dữ liệu địa chính bao gồm các nhóm dữ liệu sau đây: - Nhóm dữ liệu về người: gồm dữ liệu người quản lý đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, người có liên quan đến các giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; - Nhóm dữ liệu về thửa đất: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính của thửa đất; - Nhóm dữ liệu về tài sản gắn liền với đất: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính của nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; - Nhóm dữ liệu về quyền: gồm dữ liệu thuộc tính về tình trạng sử dụng của thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; hạn chế quyền và nghĩa vụ trong sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; - Nhóm dữ liệu về thủy hệ: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về hệ thống thủy văn và hệ thống thủy lợi; - Nhóm dữ liệu về giao thông: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về hệ thống đường giao thông; - Nhóm dữ liệu về biên giới, địa giới: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về mốc và đường biên giới quốc gia, mốc và đường địa giới hành chính các cấp; - Nhóm dữ liệu về địa danh và ghi chú: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về vị trí, tên của các đối tượng địa danh sơn văn, thuỷ văn, dân cư, biển đảo và các ghi chú khác; 9 - Nhóm dữ liệu về điểm khống chế tọa độ và độ cao: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về điểm khống chế tọa độ và độ cao trên thực địa phục vụ đo vẽ lập bản đồ địa chính; - Nhóm dữ liệu về quy hoạch: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về đường chỉ giới và mốc giới quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông và các loại quy hoạch khác; chỉ giới hành lang an toàn bảo vệ công trình. b) Cấu trúc và kiểu thông tin của dữ liệu địa chính: Mỗi nhóm thông tin trong nội dung dữ liệu địa chính được thể hiện cụ thể thông qua cấu trúc và kiểu thông tin của dữ liệu (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014). Nhóm dữ liệu về biên giới, địa giới Nhóm dữ liệu về giao thông Nhóm dữ liệu về thủy hệ Nhóm dữ liệu về điểm khống chế toạ độ và độ cao Nhóm dữ liệu về quyền CSDL Địa chính Nhóm dữ liệu về người Nhóm dữ liệu về tài sản Nhóm dữ liệu về quy hoạch Nhóm dữ liệu về thửa đất Nhóm dữ liệu về địa danh và ghi chú Hình 1.1: Các nhóm dữ liệu cấu thành cơ sở dữ liệu địa chính
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan