Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH BẰNG PHẦN MỀM VILIS TẠI XÃ ĐỨC XUÂN- HUYỆN THẠC...

Tài liệu XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH BẰNG PHẦN MỀM VILIS TẠI XÃ ĐỨC XUÂN- HUYỆN THẠCH AN TỈNH CAO BẰNG

.PDF
83
2190
106

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VƯƠNG VĂN THÁI Tên đề tài: “XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH BẰNG PHẦN MỀM VILIS TẠI XÃ ĐỨC XUÂN- HUYỆN THẠCH AN TỈNH CAO BẰNG” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính môi trường Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2011 - 2015 Thái Nguyên, năm 2015 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VƯƠNG VĂN THÁI Tên đề tài: “XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH BẰNG PHẦN MỀM VILIS TẠI XÃ ĐỨC XUÂN- HUYỆN THẠCH AN TỈNH CAO BẰNG” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính môi trường Khoa : Quản lý Tài nguyên Lớp : K43 - ĐCMT - N01 Khóa học : 2011 - 2015 Giảng viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Thị Yến Thái Nguyên, năm 2015 i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp và một phần rất quan trọng trong quá trình học tập của mỗi sinh viên, giúp chúng em vận dụng những kiến thức học tập vào thực tế, bước đầu làm quen với những kiến thức đã học. Qua đó chúng em có thể hoàn thiện hơn kiến thức lý luận, phương pháp làm việc, năng lực công tác nhằm đáp ứng được nhu cầu thực tiễn trong công việc sau này. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên và tất cả các thầy, cô giáo đã tận tình truyền đạt cho em những kiến thức chuyên ngành cho chúng em. Em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến cô Th.S Nguyễn Thị Yến – người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong thời gian thực hiện báo cáo tốt nghiệp này. Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn tới văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Cao Bằng đã giúp đỡ em hoàn thành tốt nhiệm vụ trong suốt quá trình thực tập. Mặc dù đã cố gắng nhưng báo cáo sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong các thầy cô giáo cùng các bạn sinh viên đánh giá góp ý để bài báo cáo này được hoàn thiên hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Thái nguyên, ngày 20 tháng 05 năm 2015 Sinh viên Vương Văn Thái ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2014................................................... 26 Bảng 4.2. Thu thập hồ sơ địa chính tại xã Đức Xuân ..................................... 28 Bảng 4.3: Một số lớp đối tượng chính trên bản đồ số..................................... 31 iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 Yêu cầu thông tin đất đai trong quản lý nhà nước về đất đai ............ 8 Hình 4.1 Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai......................................... 28 Hình 4.2 Khởi động Microstation SE ............................................................. 29 Hình 4.3 Cửa sổ mở Microstation ................................................................... 30 Hình 4.4 Menu chức năng Famis .................................................................... 30 Hình 4.5 Khai báo thông số sửa lỗi trên công cụ MrfClean ........................... 32 Hình 4.6 Hộp thoại MRF Flag Editor ............................................................. 32 Hình 4.7 Tạo vùng........................................................................................... 33 Hình 4.8 Cửa sổ nhập thông tin cho từng thửa đất ......................................... 34 Hình 4.9Cửa sổ chuyển đổi dữ liệu FAMIS sang ViLIS ................................ 34 Hình 4.10 Cửa sổ chuẩn hóa Shape file .......................................................... 35 Hình 4.11 Cửa sổ làm việc của GIS2VILIS.................................................... 36 Hình 4.12 Khởi tạo CSDL không gian............................................................ 37 Hình 4.13 Cửa sổ chuyển đổi dữ liệu từ FAMIS sang ViLIS qua GIS2ViLIS........37 Hình 4.14 Dữ liệu không gian được nhập trong ViLIS .................................. 38 Hình 4.15 Màn hình đăng nhập hệ thống ViLIS ............................................. 38 Hình 4.16 Cửa sổ thiết lập cấu hình hệ thống ................................................. 39 Hình 4.17 Cửa sổ kê khai đăng ký và cấp GCN ............................................. 40 Hình 4.18 Cửa sổ nhập địa chỉ chi tiết ............................................................ 41 Hình 4.19 Giao diện nhập thông tin chủ sử dụng/ sở hữu .............................. 41 Hình 4.20 Giao diện nhập thông tin thửa đất .................................................. 42 Hình 4.21 Giao diện chọn nguồn gốc sử dụng đất .......................................... 43 Hình 4.22 Giao diện danh mục đường ............................................................ 43 Hình 4.23 Kết quả kê khai đăng ký ................................................................. 44 Hình 4.24 Giao diện tìm kiếm giấy chứng nhận ............................................. 46 iv Hình 4.25 Giao diện cấp giấy chứng nhận ...................................................... 47 Hình 4.26 Giao diện lập tờ trình cấp giấy chứng nhận ................................... 47 Hình 4.27 Giao diện kiểm tra thông tin của chủ thửa ..................................... 48 Hình 4.28 Giao diện lập phiếu chuyển thuế .................................................... 49 Hình 4.29 Giao diện in GCN........................................................................... 50 Hình 4.30 Cửa sổ thực hiện thế chấp .............................................................. 52 Hình 4.31 Giao diện đăng ký thông tin chủ thế chấp...................................... 53 Hình 4.32 Giao diện thực hiện biến động ....................................................... 54 Hình 4.33 Cửa sổ cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận........................................ 55 Hình 4.34 Giao diện thực hiện cấp lại giấy chứng nhận ................................. 55 Hình 4.35 Giao diện tính đỉnh giao hội........................................................... 56 Hình 4.36 Cửa sổ thực hiện tách thửa ............................................................. 57 Hình 4.37 Chọn 2 thửa cần gộp ...................................................................... 58 Hình 4.38 Giao diện gộp thửa ......................................................................... 58 Hình 4.39 Giao diện thực hiện gộp thửa ......................................................... 59 Hình 4.40 Giao diện lịch sử biến động ........................................................... 60 v DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Dạng đầy đủ 1 BĐĐC Bản đồ địa chính 2 BTNMT Bộ Tài Nguyên Môi Trường 3 CMND Chứng minh nhân dân 4 CNTT Công nghệ thông tin 5 CSDL Cơ sở dữ liệu 6 DTPL Diện tích pháp lý 7 ĐVHC Đơn vị hành chính 8 FAMIS Field Work and Cadastral Mapping Intergrated Softwave 9 GCN Giấy chứng nhận 10 GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 11 GIS Geographic Information System 12 HSĐC Hồ sơ địa chính 13 KG&TT Không gian và thuộc tính 14 MĐSD Mục đích sử dụng 15 NĐ-CP Nghị định chính phủ 16 QĐ Quyết định 17 TCĐC Tổng cục địa chính 18 TT Thông tư 19 TTg Thủ tướng 20 UBND Ủy ban nhân dân 21 ViLIS Viet Nam Land Information System STT vi MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU ....................................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của chuyên đề ............................................................................1 1.2. Mục đích của chuyên đề ...................................................................................2 1.3. Ý nghĩa của chuyên đề .....................................................................................2 1.4. Yêu cầu của chuyên đề .....................................................................................3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................4 2.1. Tổng quan về cơ sở dữ liệu ..............................................................................4 2.1.1. Khái niệm về CSDL đất đai ......................................................................4 2.1.2. Các thành phần CSDL...............................................................................4 2.1.3. Vai trò của CSDL đất đai trong công tác quản lý đất đai .........................5 2.2. Tổng quan về hệ thống hồ sơ địa chính ...........................................................6 2.2.1. Khái niệm về hệ thống hồ sơ địa chính .....................................................6 2.2.2. Vai trò của hệ thống hồ sơ địa chính đối với công tác quản lý đất đai .....7 2.2.3. Vai trò của hệ thống hồ sơ địa chính đối với công tác quản lý đất đai .....9 2.3. Cơ sở pháp lý của đề tài .................................................................................10 2.3.1. Cơ sở pháp lý về xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ................................10 2.4. Một số phần mềm quản lý hồ sơ địa chính đang áp dụng ở Việt Nam ..........11 2.4.1.Phần mềm Microstation ...........................................................................11 2.4.2.Phần mềm Famis. .....................................................................................14 2.4.3.Phần mềm ViLIS 2.0 ................................................................................15 2.4.4. Thực trạng công tác quản lý hồ sơ địa chính tại tỉnh Cao Bằng .............16 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...18 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................18 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................18 vii 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................18 3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành ......................................................................18 3.2.1. Địa điểm ..................................................................................................18 3.2.2. Thời gian tiến hành .................................................................................18 3.3. Nội dụng nghiên cứu ......................................................................................18 3.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại xã Đức Xuân – huyện Thạch An – tỉnh Cao Bằng ................................................................................18 3.3.2. Hiện trạng sử dụng đất và công tác quản lý đất đai ................................18 3.3.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ...........................................................18 3.3.4. Khai thác CSDL địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai .................19 3.3.5. Nhận xét và đánh giá kết quả việc ứng dụng công nghệ phần mền ViLis 2.0 .... 19 3.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................19 3.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp .......................19 3.4.2. Phương pháp nhập số liệu .......................................................................19 3.4.3. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu .......................................................20 3.4.4. Phương pháp thừa kế các tài liệu liên quan ............................................20 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .....................................21 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ................................................................21 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................21 4.1.2. Các nguồn tài nguyên ..............................................................................22 4.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội........................................................24 4.1.4. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập. .................................................25 4.2. Hiện trạng sử dụng đất và công tác quản lý đất đai .......................................26 4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất của xã Đức Xuân- huyện Thạch An- tỉnh Cao Bằng năm 2014 .................................................................................................26 4.2.2. Thực trạng công tác quản lý đất đai trong những năm gần đây ..............27 viii 4.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn xã Đức Xuân – huyện Thạch An – tỉnh Cao Bằng ...............................................................................................27 4.3.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian ........................................................27 4.3.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính ..........................................................39 4.4. Khai thác cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai ..............45 4.4.1. Tìm kiếm hồ sơ, in giấy, hồ sơ địa chính ................................................45 4.4.2 Lập hồ sơ địa chính ..................................................................................50 4.4.3 Phục vụ đăng ký biến động và quản lý biến động. ..................................51 4.5. Nhận xét và đánh giá kết quả việc ứng dụng công nghệ phần mền ViLis 2.0. ..... 60 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ....................................................................63 5.1. Kết luận ..........................................................................................................63 5.2. Kiến nghị ........................................................................................................63 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................65 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của chuyên đề Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng . . . Đất đai đóng một vai trò quan trọng đến sự phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của mỗi quốc gia. Chính vì vậy, công tác quản lý nguồn thông tin đất đai là một trong những lĩnh vực có tầm quan trọng chiến lược của mỗi quốc gia. Trong điều kiện thực tế nước ta chỉ có một phần tư diện tích tự nhiên là đồng bằng còn lại là đồi núi, do vậy quỹ đất đai của nước ta nhìn chung là hạn hẹp. Tuy nhiên nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng, điều này đã gây sức ép lớn đối với công tác quản lý sử dụng đất đai cả ở cấp vĩ mô và vi mô. Do đó, đòi hỏi cần phải xây dựng một hệ thống quản lý thông tin đáp ứng đầy đủ những nhu cầu về tính chặt chẽ, ổn định, cập nhật, chỉnh sửa một cách nhanh chóng và chính xác, tăng cường khả năng khai thác nguồn thông tin đất đai. Để quản lý đất đai có hiệu quả thì hệ thống hồ sơ địa chính có một vai trò hết sức quan trọng, vì đây là cơ sở pháp lý để thực hiện các công tác quản lý Nhà nước về đất đai như: đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký biến động, quy hoạch sử dụng đất chi tiết,… Tầm quan trọng của hồ sơ địa chính đã được khẳng định. Tuy nhiên thực trạng hệ thống Hồ sơ địa chính của nước ta nói chung vẫn còn nhiều bất cập và bức xúc cần giải quyết. Hệ thống hồ sơ địa chính không đầy đủ, không có tính cập nhật nên công tác quản lý đất đai của nước ta trong một thời gian dài từ trước đến nay gặp rất nhiều khó khăn. 2 Với mục đích nêu trên, được sự đồng ý của ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của cô giáo Th.s Nguyễn Thị Yến, em tiến hành lựa chọn Chuyên đề: “Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính bằng phần mềm VILIS tại xã Đức Xuân- huyện Thạch An- tỉnh Cao Bằng”. 1.2. Mục đích của chuyên đề Đánh giá thực trạng hệ thống hồ sơ địa chính của xã Đức Xuân – huyện Thạch An – tỉnh Cao Bằng. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đối với trường hợp đồng bộ chỉnh lý, hoàn thiện phục vụ đăng ký, cấp mới Giấy chứng nhận và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính cho tất cả các thửa đất tại xã Đức Xuân – huyện Thạch An – tỉnh Cao Bằng. Đề xuất một số giải pháp phù hợp với tình hình thực tế nhằm hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính xã Đức Xuân – huyện Thạch An – tỉnh Cao Bằng. 1.3. Ý nghĩa của chuyên đề Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học + Vận dụng kiến thức đã học vào rèn luyện về kỹ năng điều tra, tổng hợp và phân tích số liệu, tiếp thu và học hỏi những kinh nghiệm từ thực tế. + Củng cố kiến thức cơ sở cũng như kiến thức chuyên ngành, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Ý nghĩa trong thực tiễn + Xây dựng CSDL địa chính giúp các nhà lãnh đạo làm tài liệu tham khảo và đưa ra giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý đất đai phát triển kinh tế - xã hội. + Góp phần cung cấp cho địa phương một số công cụ hữu ích hỗ trợ tích cực để đẩy nhanh việc lập cơ sở dữ liệu địa chính số: hồ sơ địa chính và bản đồ địa chính, góp phần đẩy nhanh tiến độ đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 3 1.4. Yêu cầu của chuyên đề - Các thông tin về số liệu xây dựng đảm bảo đầy đủ và chính xác, trung thực, có nguồn gốc, nắm chắc và thể hiện rõ được cách thức ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong xây dựng cơ sở dữ liệu. - Cấu trúc cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin phải thống nhất, có tổ chức và thích hợp với yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai. - Cơ sở dữ liệu đáp ứng nhu cầu phân tích, xử lý, lưu trữ số liệu, cung cấp thông tin và có thể trao đổi dữ liệu với các hệ thống thông tin khác. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tổng quan về cơ sở dữ liệu 2.1.1. Khái niệm về CSDL đất đai Cơ sở dữ liệu đất đai: là tập hợp thông tin có cấu trúc của dữ liệu địa chính, dữ liệu quy hoạch sử dụng đất, dữ liệu giá đất, dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thường xuyên bằng phương tiện điện tử. 2.1.2. Các thành phần CSDL 1. Cơ sở dữ liệu địa chính: là tập hợp thông tin có cấu trúc của dữ liệu địa chính. 2. Dữ liệu không gian địa chính: là dữ liệu về vị trí, hình thể của thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về hệ thống thủy văn, hệ thống thủy lợi; hệ thống đường giao thông; dữ liệu về điểm khống chế; dữ liệu về biên giới, địa giới; dữ liệu về địa danh và ghi chú khác; dữ liệu về đường chỉ giới và mốc giới quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông và các loại quy hoạch khác, chỉ giới hành lang an toàn bảo vệ công trình. 3. Dữ liệu thuộc tính địa chính: là dữ liệu về người quản lý đất, người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, tổ chức và cá nhân có liên quan đến các giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu thuộc tính về thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về tình trạng sử dụng của thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về quyền và nghĩa vụ trong sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 5 4. Siêu dữ liệu (metadata): là các thông tin mô tả về dữ liệu. 5. Cấu trúc dữ liệu: là cách tổ chức dữ liệu trong máy tính thể hiện sự phân cấp, liên kết của các nhóm dữ liệu. 6. Kiểu thông tin của dữ liệu: là tên, kiểu giá trị và độ dài trường thông tin của dữ liệu. 2.1.3. Vai trò của CSDL đất đai trong công tác quản lý đất đai - Hỗ trợ đánh giá tình hình sử dụng đất, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất Dữ liệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất trong CSDL đất đai là cơ sở để lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm lập quy hoạch. Mặt khác có thể khai thác lợi thế của GIS là phân tích không gian để đánh giá biến động sử dụng đất. Với công cụ chồng xếp các lớp bản đồ biến động sử dụng đất trong 1 giai đoạn nhất định. Trên cơ sở đó tiến hành thống kê, phân tích số liệu và dự báo, định hướng phát triển của các loại hình sử dụng đất. - Phục vụ xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất, đặc biệt có thể đánh giá định lượng đa chỉ tiêu để tìm vị trí tối ưu CSDL đất đai cung cấp thông tin cho việc xây dựng phương án quy hoạch, dữ liệu nền để lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất. Ngoài ra từ những dữ liệu đất đai và các yếu tố liên quan có thể áp dụng phương pháp phân tích đa chỉ tiêu kết hợp với GIS để tìm vị trí tối ưu cho các đối tượng quy hoạch. - Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế, xã hội, môi trường Đây có thể coi là một bài toán phân tích ngược lại của việc tìm địa điểm, giả sử chúng ta có 1 phương án quy hoạch thì cần phải tính xem mức độ ảnh hưởng của phương án đối với các yếu tố xung quanh như thế nào. Câu hỏi dự báo “Nếu có một điều gì đó xảy ra thì sẽ ra sao?” cũng là một chức năng phân tích 6 của GIS. Dựa trên mối quan hệ giữa các thực thể theo tính chất hệ thống của CSDL đất đai, GIS sẽ cho chúng ta những số liệu về mức độ ảnh hưởng. - Hỗ trợ tính toán bồi thường, giải phóng mặt bằng Tính toán bồi thường giải phóng mặt bằng là một trong những yếu tố tác động đến lựa chọn phương án quy hoạch. Để xác định được tổng chi phí bồi thường cần phải biết được diện tích đất cần thu hồi và đơn giá đất theo từng mục đích sử dụng đất là bao nhiêu. Công việc này đòi hỏi cần chồng xếp lớp dữ liệu quy hoạch và các lớp dữ liệu liên quan như giao thông, thửa đất,… Ngoài những vai trò chính như trên thì CSDL đất đai còn có nhiều những ưu điểm khác như: Chức năng quản lý truy nhập với người sử dụng, năng suất cao hơn; chức năng sao lưu dữ liệu nhanh chóng, thuận tiện di chuyển, bảo quản; Chức năng bảo mật tốt; Chức năng tra cứu, thống kê, phân tích xử lý số liệu. 2.2. Tổng quan về hệ thống hồ sơ địa chính 2.2.1. Khái niệm về hệ thống hồ sơ địa chính Hệ thống hồ sơ địa chính được hiểu là hệ thống bản đồ địa chính và sổ sách địa chính, gồm các thông tin cần thiết về các mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội, pháp lý của thửa đất, về người sử dụng đất, về quá trình sử dụng đất, được thiết lập trong quá trình đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký lần đầu và đăng ký biến động về sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hồ sơ địa chính cung cấp những thông tin cần thiết để Nhà nước thực hiện chức năng của mình đối với đất đai với tư cách là chủ sở hữu. Hồ sơ địa chính được lập chi tiết đến từng thửa đất của mỗi chủ sử dụng theo từng đơn vị hành chính cấp xã, gồm: bản đồ địa chính (hoặc bản trích đo địa chính), sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai và bản lưu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hồ sơ địa chính được thiết lập, cập nhật trong quá trình điều tra qua các thời kỳ khác nhau bằng phương pháp: đo đạc lập bản đồ địa chính, đánh giá 7 đất, phân hạng và định giá đất, đăng ký biến động đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 2.2.2. Vai trò của hệ thống hồ sơ địa chính đối với công tác quản lý đất đai Hồ sơ địa chính có vai trò rất quan trọng đối với công tác quản lý đất đai điều này được thể hiện thông qua sự trợ giúp của hệ thống đối với các nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Hệ thống hồ sơ địa chính trợ giúp cho các nhà quản lý trong quá trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất và tổ chức thi hành các văn bản đó. Thông qua hệ thống hồ sơ địa chính mà trực tiếp là sổ đăng ký biến động đất đai nhà quản lý sẽ nắm được tình hình biến động đất đai và xu hướng biến động đất đai từ cấp vi mô cho đến cấp vĩ mô. Trên cơ sở thống kê và phân tích xu hướng biến động đất đai kết hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của từng cấp, nhà quản lý sẽ hoạch định và đưa ra được các chính sách mới phù hợp với điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại từng cấp. Hệ thống hồ sơ địa chính trợ giúp cho công tác thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Nếu như bản đồ địa chính được cập nhật thường xuyên thì nhà quản lý chỉ cần khái quát hóa là thu được nội dung chính của bản đồ hiện trạng sử dụng đất với độ tin cậy cao. Hơn thế nữa với sự trợ giúp của công nghệ thông tin thì công việc này trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, thậm chí chúng ta có thể lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từng năm chứ không phải là 5 năm một lần như quy định hiện hành. Hệ thống hồ sơ địa chính trợ giúp công tác quy hoạch sử dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất là một trong ba công cụ quan trọng để quản lý sử dụng đất ở cả cấp vi mô và vĩ mô. Tuy nhiên, vấn đề quy hoạch không khả thi hiện nay đang là vấn đề nhức nhối. Nguyên nhân cho thực trạng này có nhiều nhưng một trong số những nguyên nhân chính là do hệ thống hồ sơ địa chính không cung cấp đầy đủ thông tin cho nhà quy hoạch, đặc biệt là đối với quy hoạch sử dụng đất chi tiết. Quy hoạch sử dụng đất chi tiết đòi hỏi chi tiết đến từng 8 thửa đất, nghĩa là nhà quy hoạch phải nắm được các đối tượng quy hoạch (đường giao thông, sân vân động, nhà văn hóa…) trong phương án quy hoạch sẽ cắt vào những thửa nào, diện tích là bao nhiêu và đó là loại đất gì?... Để trả lời được những câu hỏi này thì phương án quy hoạch sử dụng đất chi tiết phải được xây dựng trên nền là bản đồ địa chính chính quy. Bên cạnh đó những thông tin liên quan như: chủ sử dụng đất, nghĩa vụ tài chính… liên quan đến những thửa đất phải thu hồi cũng sẽ được cung cấp từ hồ sơ địa chính. Bởi vậy để xây dựng được một phương án quy hoạch sử dụng đất chi tiết thì hồ sơ địa chính đóng vai trò rất quan trọng. Sau khi thành lập được phương án quy hoạch sử dụng đất chi tiết thì hồ sơ địa chính cũng là công cụ chính giúp giám sát việc thực hiện phương án quy hoạch. Hệ thống hồ sơ địa chính còn giúp tạo lập kênh thông tin giữa nhà nước và nhân dân. Nhân dân có điều kiện tham gia vào quá trình giám sát các hoạt động quản lý đất đai của cơ qua nhà nước và hoạt động sử dụng đất của các chủ sử dụng đất: Điều này sẽ giúp hạn chế các việc làm sai trái của nguời quản lý và người sử dụng. Hình 2.1 Yêu cầu thông tin đất đai trong quản lý nhà nước về đất đai 9 2.2.3. Vai trò của hệ thống hồ sơ địa chính đối với công tác quản lý đất đai Hồ sơ địa chính gồm bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai và bản lưu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Bản đồ địa chính - Sổ địa chính - Sổ mục kê đất đai - Sổ theo dõi biến động đất đai + Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. Bản đồ địa chính là thành phần của hồ sơ địa chính phục vụ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai. Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo việc khảo sát, đo đạc, lập và quản lý bản đồ địa chính trong phạm vi cả nước. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện khảo sát, đo đạc, lập và quản lý bản đồ địa chính tại địa phương. Bản đồ địa chính được quản lý, lưu trữ tại cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh, cơ quan quản lý đất đai cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã. Nội dung bản đồ địa chính thể hiện chi tiết đến từng thửa đất theo yêu cầu công tác quản lý Nhà nước đối với như đất đai (như vị trí, ranh giới, hình thể của thửa đất). Bên cạnh bản đồ địa chính là thành phần cơ bản trong hồ sơ địa chính phục vụ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai thì các loại bản đồ hiện trạng, bản đồ quy hoạch sử dụng đất cũng có vai trò quan trọng trong việc nắm chắc tình hình đất đai. + Sổ địa chính là sổ được lập cho đơn vị xã, phường, thị trấn để người sử dụng đất và các thông tin về người sử dụng đất đó. + Sổ mục kê đất đai là sổ được lập cho từng đơn vị cấp xã, phường, thị trấn để ghi lại các thửa đất, mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. 10 Nội dung hồ sơ địa chính bao gồm các thông tin về thửa đất: a. Số liệu, kích thước, hình thể, diện tích, vị trí. b. Người sử dụng thửa đất. c. Nguồn gốc, mục đích, thời hạn sử dụng. d. Giá đất, tài sản gắn liền với đất, nghĩa vụ tài chính về đất đai đã thực hiện và chưa thực hiện. e. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền và những hạn chế về quyền của người sử dụng đất. f. Biến động trong quá trình sử dụng đất và các thông tin khác liên quan. Hồ sơ địa chính được lập chi tiết đến từng thửa đất theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. Mỗi thửa đất phải có số hiệu riêng và không trùng nhau với số hiệu của các thửa đất trong phạm vi cả nước. Nội dung của hồ sơ địa chính phải thể hiện đầy đủ, chính xác, kịp thời, phải được chỉnh lý thường xuyên đối với các biến động theo quy định của pháp luật trong quá trình sử dụng đất. Hồ sơ địa chính được lập thành một (01) bản gốc và hai (02) bản sao từ bản gốc; Bản gốc được lưu tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, một bản sao được lưu tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường, một bản sao được lưu tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Bản gốc hồ sơ địa chính được chỉnh lý kịp thời có biến động về sử dụng đất, bản sao hồ sơ địa chính phải được chỉnh lý phù hợp với bản gốc hồ sơ địa chính. 2.3. Cơ sở pháp lý của đề tài 2.3.1. Cơ sở pháp lý về xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính - Luật đất đai được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2013 có hiệu lực ngày 01 tháng 07 năm 2014 - Luật Công nghệ thông tin được Quốc hội thông qua ngày 29/06/2006 có hiệu lực từ ngày 01/01/2007;
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng