Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Lịch sử Xây dựng cơ quan lãnh đạo cấp trung ương, xử ủy của đảng thời kỳ 1930 1945 (nxb ...

Tài liệu Xây dựng cơ quan lãnh đạo cấp trung ương, xử ủy của đảng thời kỳ 1930 1945 (nxb chính trị 2014) trần trọng thơ, 329 trang

.PDF
329
160
107

Mô tả:

XÂY DỰNG . Cơ pưAN LẨNH đạo / n A TJ HTT1T T X T /^* T y r V K Ĩ / ^ L A r IK U JM j U U JN b, x ứ ỦY CỦA ĐẢNG TU HỜ HI KỲ 1 9 3 0 1 1945 CTT 0 1 xỉiliksu NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ Q ư ố c GIA XÂY DỰNG C ơ QUAN LẮNH đ ạ o CẤP TRUNG ƯƠNG, XÚ ỦY CỦA ĐẢNG THÒI KỲ 1930-1945 Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam Trần Trọng Thơ Xây dựng cơ quan lãnh đạo cấp Trung ương, Xứ ủy của Đảng thời kỳ 1930-1945 / Trần Trọng Thơ. - H. : Chính trị Quốc gia, 2014. - 3 2 8 tr .; 21cm 1. Đảng Cộng sản Việt Nam 2. Tổ chức Đảng 3. Lịch sử 324.2597075 - dc23 CTK0073p-CIP Mã sô: 3KV1.1 ---CTQG-2014 TS. TRẦN TRỌNG THƠ XÂY DỰNG C ơ p ư A N LẦNH đ ạ o CẤP TRUNG ƯƠNG, XỨ ỦY CỦA ĐẢNG THỜI KỲ 1930-1945 (Sách chuyên khảo) NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ Qưốc GIA - sự THẬT Hà Nội - 2014 LỞI NHÀ XUẤT BẢN Ngay từ khi mới ra đời, Điểu lệ tóm tắt của Đảng ta đã quy định Đảng được tổ chức gồm năm cấp, trong đó cao nhất là cấp Trung ương và sau đó là cấp xứ ủy... đến Đại hội lần thứ nhất của Đảng (năm 1935), tổ chức của Đảng bao gồm sáu cấp, nhưng hai cấp cao nhất vẫn là Trung ương và xứ ủy. Thực tế cách mạng Việt Nam trong những năm 1930-1045 cho thấy, tuy chưa nắm được chính quyền, lại phải đốì phó vói sự đánh phá ác liệt của thực dân Pháp và chính quyền phong kiến tay sai, nhưng nhò việc xây dựng tổ chức Đảng cấp Trung ương và xứ ủy, Đảng ta đã tạo dựng được hệ thông tổ chức Đảng rộng khắp, gắn bó chặt chẽ với quần chúng lãnh đạo các phong trào đấu tranh cách mạng... Các cao trào cách mạng trong thời kỳ này cho thấy, Đảng ta đã dần xây dựng được một đội quân cách mạng đông đảo để đến khi có thòi cơ, chúng ta đã kịp thời phát động cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền vào Tháng Tám năm 1945 trong cả nưốc. Để giúp bạn đọc có thêm tài liệu nghiên cứu, tìm hiểu rõ hơn về xây dựng tổ chức Đảng cấp Trung ương và xứ ủy, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật xuất bản cuốn sách X ây dự n g c ơ qu an lãn h đ ạ o c ấ p T rung ương, x ứ ủy củ a Đ ảng thời k ỳ 1930-1945 (Sách ch u y ên kh ảo). Nội dung cuốn sách phản ánh hiện thực quá trình xây dựng, khôi phục và phát triển tổ chức Đảng cấp Trung ương, xứ ủy, nhân sự các cấp ủy đó trong quá trình vận động cách mạng trước khi trở thành một Đảng cầm quyền; đúc kêt kinh nghiệm xây dựng, bảo vệ Tổ quôc; làm sáng rõ thêm vai trò, đóng góp to lớn của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh cùng những nhà cách mạng tiền bối ưu tú trong việc xây dựng một chính Đảng vô sản ở Việt Nam; đồng thòi, cũng nêu lên những mặt hạn chế về nhận thức, tổ chức và hoạt động trong quá trình xây dựng tổ chức Đảng cấp Trung ương, xứ ủy của Đảng. Do .hạn chế về tư liệu, có những nội dung cần tiếp tục được nghiên cứu công phu, toàn diện và sâu sắc hơn nên nội dung cuốn sách chắc không tránh khỏi thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để lần xuất bản sau nội dung sách được hoàn thiện hơn. Xin giói thiệu cuốn sách vối bạn đọc. Tháng 9 năm 2014 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ Q u ố c GIA - s ự THẬT LỞI NỚI DẦU Trong lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng Cộng sản V iệt Nam (từ tháng 10-1930 đến tháng 2-1951 đổi tên là Đảng Cộng sản Đông Dương), thòi kỳ 1930-1945 thể hiện đậm nét bản lĩnh cách mạng kiên cường, sức sống mãnh liệt, trí tuệ sáng tạo, sự trưởng thành vượt bậc của Đảng về tư duy chính trị, năng lực xác định đường 101 cách mạng gắn kết với phương pháp chỉ đạo thực tiễn sát hợp điều kiện cụ thể của Việt Nam và xây dựng hệ thống tổ chức. Nhờ vậy, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta từng bước trải nghiệm các cao trào đấu tranh cách mạng 1930-1931, 1936-1939, 1939-1945, tiến tới đập tan xiềng xích thực dân, phát xít, lật đổ nền quân chủ lỗi thời, giành độc lập dân tộc, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mỏ đường phát triển cho dân tộc theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Gắn liền vói những thành tựu lớn lao đó là vai trò to lớn của các cấp ủy Đảng, trong đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, cơ quan đầu não của Đảng là nơi thể hiện tập trung rõ nét nhất bản lĩnh chính trị, năng lực sáng tạo cách mạng của toàn Đảng, toàn dân ta trong 15 năm đấu tranh giành chính quyền. 7 Trong điều kiện hoạt động bí mật, chưa nắm c h í n h quyền, phải đối phó với sự đánh phá ác liệt của đôi phương, việc xây dựng tổ chức Đảng cấp Trung ương, xứ uỷ có một vị trí đặc biệt quan trọng đôi với năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của toàn Đảng và sự thành bại của cách mạng. Hiện thực cách mạng Việt Nam cho thấy, nhờ xây dựng, khôi phục và phát triển tổ chức cấp Trung ương, xứ uỷ, Đảng xác lập đường lôi cách mạng đúng đắn, sáng tạo, tạo dựng được hệ thông tổ chức, cơ sở Đảng rộng khắp trên mọi địa bàn, gắn chặt với quần chúng yêu nước và cách mạng, lãnh đạo các phong trào đấu tranh sôi động của các tầng lớp nhân dân, từng bước gây dựng, đào luyện một đội quân cách mạng đông đảo để khi thòi cơ đến, kịp thời phát động cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thành công. Cuốn sách X â y dự ng c ơ q u a n lãn h đ ạo c ấ p T ru n g ương, xứ ủy c ủ a Đ ản g th ờ i kỳ 1930-194Ỗ góp phần phản ánh hiện thực quá trình xây dựng, khôi phục và phát triển tổ chức Đảng cấp Trung ương và xứ uỷ, nhân sự các cấp uỷ đó, soi tỏ đặc điểm, tổ chức, hoạt động của các cấp bộ Đảng, của các nhân vật lịch sử của Đảng trong quá trình vận động cách mạng trưóc khi trở thành một đảng cầm quyền; đúc k ết kinh nghiệm xây dựng, bảo vệ tổ chức Đảng để cung cấp thêm những luận cứ khoa học cho công tá c.x â y dựng, chỉnh đốn Đảng h iện nay; góp phần bác bỏ những luận điệu xuyên tạc, hiệu chỉnh những nhận định sai lạc, thiên kiến về vai trò lãnh đạo của Đảng thời kỳ 1930-1945. Cuốn 8 sách cũng góp phần làm sáng rõ thêm vai trò, đóng góp to lớn cả về lý luận và thực tiễn của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốíc - Hồ Chí Minh cùng những nhà cánh mạng tiền bối ưu tú trong việc xây dựng một chính Đảng vô sản phù hợp với đặc điểm Việt Nam. Bên cạnh những thành công cơ bản, cuốn sảch cũng trình bày những hạn chế về nhận thức, tổ chức và hoạt động trong quá trình xây dựng tổ chức Đảng cấp Trung ương và xứ ủy của Đảng ta cũng như lý giải nguyên nhân những hạn chế đó. Hiện thực lịch sử xây dựng tổ chức các cấp ủy Đảng, nhất là cơ quan cấp chiến lược thòi kỳ 1930-1945 rất phong phú, hàm chứa nhiều vấn đề về tổ chức, về nhân sự... chưa được nghiên cứu thấu đáo hoặc còn nhiều đánh giá, nhận xét khác nhau, trong khi đó, tài liệu phản ánh về vấn đê tổ chức của Đảng lại tản mạn, có những tài liệu mang tính nhạy cảm. Nhận thức rõ những khó khăn đó, tác giả đã kiên trì và cẩn trọng trong công tác sử liệu. Các tài liệu sử dụng trong cuốn sách này được khai thác từ bộ sách Văn k iện Đ ản g toàn tập đã xuất bản; các tài liệu gồm: nghị quyết, chỉ thị, báo cáo, biên bản của Trung ương, của các xứ uỷ, các bài viết, bài phát biểu, hồi ký, biên bản tọa đàm về vấn đề tổ chức thời kỳ 1930-1945 của các nhân chứng lịch sử, các vị lão thành cách mạng nguyên là lãnh đạo cao cấp của Đảng,... lưu trữ tại các cơ quan lưu trữ của Trung ương và các địa phương, nhất là tại Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng; Phòng Tư liệu Viện Lịch 9 sử Đảng, Học viện chính trị quôc gia Hồ Chí Minh: các Trung tâm lưu trữ Quôc gia; tư liệu, tài liệu của một so nhân chứng lịch sử..., trong đó có những tài liệu chưa được công bô. Ngoài ra, tác giả cũng kê thừa những kêt quả nghiên cứu đã được ấn hành. Do những khó khăn về tài liệu nghiên cứu, trình độ có hạn, nên dù tác giả đã rất nỗ lực, cuôn sách vẫn còn nhiều hạn chế. Tác giả rấ t mong nhận được sự đóng góp, bổ sung của bạn đọc. Trong quá trình thực hiện chủ đề nghiên cứu này, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn, góp ý của nhiều nhà khoa học và đồng nghiệp, đặc biệt là Phó giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Lê Mậu Hãn, Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân Trịnh Nhu. Tác giả xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và giúp đỡ quý báu đó. Xin chân thành cảm ơn Nhà xuất bản Chính trị quổíc gia đã giúp xuất bản cuốn sách. H à Nội, th án g 8 n ăm 2014 TÁC GIẢ 10 C h ư ơng I THÀNH LẬP VÀ ĐẤU TRANH KHÔI PHỤC c ơ QUAN LÃNH ĐẠO CẤP TRUNG ƯƠNG, x ứ UỶ (1930- 1935) I. NHỮNG ĐIỂU KIỆN VÀ NHÂN Tố TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP VÀ KHÔI PHỤC TỔ CHỨC ĐẢNG CẤP TRUNG ƯƠNG, x ứ UỶ (1930-1935) 1. Đ ản g C ộng sả n V iệt N am r a đời, c á c lu ận điểm c ủ a N gu yễn Ái Q uôc v à c á c quy định vể x â y dựng hệ th ô n g tổ ch ứ c c ủ a Đ ảng Cuối th ế kỷ XIX, do sự bất lực và hèn nhát của triều đình nhà Nguyễn, nước ta bị rơi vào ách đô hộ của thực dân Pháp. Trong khi ngọn cờ yêu nước bị nhà nước phong kiến buông lơi, các phong trào cứu nước theo ý thức hệ phong kiến được nhân dân từ Bắc chí Nam tham gia và ủng hộ đã liên tiếp nổ ra nhưng lần lượt bị th ất bại. Đến đầu th ế kỷ XX, những lý luận cách mạng tư sản của phương Tây du nhập và mang lại một sắc thái mới cho phong trào yêu nước ở Việt Nam, song vẫn không đem lại lời giải đáp đúng đắn cho yêu cầu giải 11 phóng dân tộc. Công cuộc đấu tranh giành lại độc lập, tự do của nhân dân ta tiếp tục bê tắc vê lý luận, khung hoảng vê đường lối và lực lượng lãnh đạo, "tình hình đen tối như không có đường ra”1. Trong bối cảnh đó, vói lòng yêu nước nồng nàn, những kiến thức sâu đậm về văn hoá phương Đông, được thôi thúc bởi sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, không tán thành con đường cứu nước mà thê hệ cha, anh như Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh đã hoặc đang dấn bưốc, Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nưóc. Chứng kiến cuộc sông của nhân dân lao động trong th ế giới tư bản, với phương pháp quan sát, phân tích, tổng hợp khoa học và độc đáo, Nguyễn Ái Quổc nhận định con đường cách mạng tư sản không thể là con đường giải phóng con người khỏi bất công và áp bức, cũng không phải là con đường có thể mang lại độc lập, tự do cho dân tộc V iệt Nam. Tháng 7 -1 9 2 0 , Nguyễn Ai Quốc tiếp cận với bản S ơ th ả o lầ n th ú n h ấ t n h ữ n g lu ận cương v ề vấn đ ề dân tộc và vấn đ ề th u ộc đ ịa của V.I. Lênin. Vói tư chất của một thiên tài, Người nhận thấy ở đó một “cẩm nang' giải phóng dân tộc, giải phóng đồng bào đang bị đọa đày đau khổ. Người khẳng định muốn cứu nước giải phóng dân tộc không có con đưòng nào khác hơn là con đường cách mạng vô sản. 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quổíc gia, Ha \ ô i 2011, t.12, tr.401. 12 Từ nhận thức khoa học và cách mạng đó, Nguyễn Ai Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp vào tháng 12-1920, trở thành ngưòi cộng sản, người chiến sĩ quốc tế. Trong suốt thập niên thứ ba th ế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc dành tâm lực nghiên cứu lý luận, tiếp biến và truyền bá chủ nghĩa M ác-Lênin vào V iệt Nam, hoạch định những nội dung cơ bản vê lý luận và con đường cách mạng giải phóng dân tộc, chuẩn bị xây dựng một chính đảng vô sản ở V iệt Nam theo những nguyên lý về đảng kiểu mới của chủ nghĩa Lênin. Người viết: “Cách mệnh trước hết (...) phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài th ì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như ngưòi cầm lái có vững thuyền mới chạy. Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt (...) Bây giò học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”1. Năm 1925, tại Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc thành lập H ội V iệt N am C ách m ạn g T han h niên, ra báo T han h niên, gấp rút chuẩn bị những điều kiện về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đòi một chính đảng vô sản ở V iệt Nam. 1. Hồ Chí M inh: Toàn tập, Sđd, t.2 , tr.2 8 9 . 13 Cuôi năm 1929, trên nền tảng phong trào công nhân và phong trào yêu nước kết hợp với chủ nghĩa M ác-Lênin, tư tưởng giải phóng dân tộc và những hoạt động không mệt mỏi của Nguyễn Ái Quốc, sự nỗ lực của những nhà cách mạng ưu tú, ở V iệt Nam lần lư ợ t xuất hiện ba tổ chức cộng sản là Đ ôn g D ương C ộn g sản Đ ảng, An N am C ộng sản Đ ản g và Đ ôn g D ư ơng C ộn g sản L iên đoàn. Sự ra đòi và hoạt động của ba tổ chức cộng sản trên thể hiện sự phát triển của phong trào cách mạng của nhân dân Việt Nam, yêu cầu bức xúc về việc thành lập một chính đảng cộng sản ở Việt Nam, đồng thời tạo nên những nguy cơ làm tan rã và suy yếu phong trào cách mạng, trái với nguyên tắc tổ chức của Quốc tế Cộng sản là trong một quốc gia không thể đồng thời cùng tồn tại nhiêu tổ chức cộng sản. Nắm bắt được tình hình và trước yêu cầu bức thiết về thông nhất lực lượng lãnh đạo cách mạng, “m ặ c dầu Quốc t ế C ộng sản ch ư a trao ủy qu y ềrí’1, đồng chí Nguyễn Ái Quốc “tự s á n g k iê h ” chủ động triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp n hất tại Hồng Kông (Trung Quốc) để thành lập Đảng Cộng sản 1. Báo cáo gử i Bộ P h ư ơn g Đông, Vụ T ổ ch ứ c cán bộ của Quốc t ế Cộng sản, ngày 2 9 -6 -1 9 3 5 , của Vaxiliépna, người trực tiếp phu trách Đông Dương của Quốc tế Cộng sản. Dẫn theo: Bá Ngọc- “B an thẩm tra vụ việc Nguyễn Ái Quốc ở Quốc tế Cộng sản”, Tạp chí Xưa & Nay, sô 438, tháng 1 0 -2 0 1 3 ). 14 Việt Nam. Hội nghị diễn ra từ ngày 6-1-1930 và kết thúc trước ngày 8 -2 -1 9 3 0 1. Hội nghị đã thông qua C hánh cương vắn tắt của Đảng, S ách lược vắn tắt của Đảng, Chương trình tóm tắt và Đ iều lệ vắn tắt của Đ ảng Cộng sản Việt N am. Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắ t hợp thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, đã đề ra nhiệm vụ chính trị trưốc mắt của Đảng là tập hợp đại bộ phận và làm cho giai cấp công nhân lãnh đạo cách mạng, thu phục đại đa sô giai cấp nông dân, lôi kéo tiểu tư sản, trí thức, trung nông, trung lập phú nông, trung tiểu địa chủ, tư bản bản xứ “làm tư sản dân quyền c.m (cách mạng-TG.) và thổ địa c.m (cách mạng-TG.) để đi tới xã hội cộng sản”2; liên kết với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thê giới. Muốn thực hiện nhiệm vụ chính trị đó, Đảng Cộng sản Việt Nam phải xây dựng được một tổ chức vững mạnh mà nòng cốt là các cơ quan lãnh đạo của Đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời trên cơ sở hợp nhất các tổ chức cộng sản vổn đã tồn tại độc lập, có điều lệ và hệ thống tổ chức riêng biệt, có những ảnh hưởng khác nhau trong quần chúng và đang đấu tranh với nhau để 1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9 -1 9 6 0 ) quyết nghị “từ nay trở đi, sẽ lấy ngày 3 th án g 2 dương lịch mỗi năm làm ngày kỷ niệm th àn h lập Đ ảng”, Đảng Cộng sản Việt N am : Văn k iện Đ ả n g toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2 0 0 0 , t.2 1 , tr.9 0 4 . 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đ ản g toàn tập, Sđd, t.2, tr.2. 15 phát triển tổ chức. Đảng chưa có tổ chức và các cơ quan lãnh đạo thống nhất. Sự ra đời của Đấng Cộng sản Việt Nam đặt ra yêu cầu tấ t yếu xây dựng hệ thống to chức cùng các cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo nguyên tắc tổ chức của một chính đảng vô sản, đồng thòi phải phù hợp với trình độ tổ chức của Đảng và điều kiện cụ thể của Việt Nam. Hội nghị thành lập Đảng đã ban hành Đ iều lệ vẩn tắt của Đ ản g C ộng sản V iệt N am do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Tiếp theo những luận điểm về Đảng được thể hiện trong tác phẩm Đ ường cách m ện h (1927), Đ iều lệ vắn tắt đã thể hiện rõ những quan điểm của Nguyễn Ái Quốc về những nguyên tắc xây dựng tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam: - Đảng là một khối thống nhất có tổ chức, được phân thành nhiều cấp (chi bộ; huyện bộ, thị bộ hay khu bộ; tỉnh bộ, thành bộ hay đặc biệt bộ; Trung ương); mỗi cấp có các “Hội Chấp hành uỷ viên” tương ứng để “giám đốc và chỉ huy cho mọi đảng viên làm việc”1; các đảng viên phải là những thành viên “trong một bộ phận đảng”2. Đây chính là sự vận dụng công thức nổi tiếng của V .I. Lênin về tính tổ chức của Đảng: “Đảng phải là một tổng sô (không phải là một tổng s ố đơn giản trong số học mà là một tổng hợp) các tổ chức (...) đảng chi nên 1, 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đ ả n g toàn tập. S d d t.2, tr. 8, 7. 16 thu nhận những phần tử ít nhất cũng phải chấp nhận một tính tổ chức tối thiểu”1. - Đảng tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc “tập trung dân chủ”2 mà V.I. Lênin đã vạch ra. Điều lệ ghi rõ: “B ấ t cứ về vấn để nào đảng viên đều phải hết sức thảo luận và phát biểu ý kiến, khi đa số đã nghị quyết thì tấ t cả đảng viên phải phục tùng mà thi hành”3. - Đảng phải có kỷ luật. Điều lệ vắn tắt dành một phần nói về kỷ luật Đảng, trong đó quy định rõ việc kỷ luật đảng viên mắc lỗi do “hội chấp hành uỷ viên trong cấp Đảng hay đại biểu đại hội định”4. - Đối tượng gia nhập Đảng rấ t đa dạng, rộng rãi, không phân biệt thành phần xuất thân, bao gồm thợ, người làm thủ công nghiệp, dân cày, binh lính, học sinh, các giai cấp và đảng phái khác, miễn là “tin theo chủ nghĩa cộng sản, chương trình đảng và Quốíc tế Cộng sản, hăng hái tranh đấu và dám hy sinh phục tùng mệnh lệnh Đảng và đóng kinh phí, chịu phấn đấu trong một bộ phận đảng”5. Tuỳ vào thành phần xuất thân mà quy trình vào Đảng được thực hiện khác nhau. Có thể thấy Điều lệ vắn tắ t của Đảng Cộng sản Việt Nam đã tuân thủ những nguyên tắc tổ chức chính đảng 1. V .I. L ên in : Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, M átxcơva, 1978, t.8 , tr. 2 8 5 -2 8 6 . 2. V I. Lênin: Toàn tập, Sđd, t. 41, tr.2 5 3 . 3. 4, 5. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đ ảng toàn tập, Sđd, t.2 , tr.9 , 7. 17 kiểu mới của V.I. Lênin, song, cũng thể hiện rõ tinh thần đê cao dân chủ trong Đảng của Nguyễn Ái Quốc. Đó là tập trung trong Đảng phải trên nền dân chủ và từ dân chủ trong Đảng; thực hiện dân chủ là một cơ chê mang tính bắt buộc khi ra quyết định. Bên cạnh đó. việc chủ trương kết nạp những thành phần rộng rãi như trên vào Đảng cho thấy Nguyễn Ái Quốc nắm bắt được tình hình thực tiễn ở Việt Nam, vận dụng sáng tạo quan điểm của V.I. Lênin vê “đặc điểm dân tộc của Đảng": . Điều lệ do Nguyễn Ái Quốíc soạn thảo là một cơ sở cho sự hình thành của hệ thông tổ chức và các cơ quan lãnh đạo của Đảng; đồng thời, đặt nền tảng cho các Điều lệ của Đảng sau này. Tháng 10-1930, cùng với việc thực hiện chủ trương của Quốc tê Cộng sản đổi tên Đảng Cộng sản V iệt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương, mở rộng phạm vi lãnh đạo bao gồm 5 xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Ai Lao và Cao Miên, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương đề ra nhiệm vụ chính trị trước m ắt của Đảng là: “Tổ chức và lãnh đạo các cuộc bãi công, thị oai chánh trị và dự bị võ trang bạo động (...) Điều cốt yếu trong công tác hằng ngày của Đảng là phải thâu phục quảng đại quần chúng để làm cho cuộc bạo động tương lai được thắng lợi”2. Để thực hiện được 1. V.I. Lênin: Toàn tập, Sđ d , t.8 , tr.4 7 5 . 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đ ả n g toàn tập, Sđd. t 2 t r .l 12. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan