Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng chương trình phân tích tài chính dựa trên nhóm chỉ số khả năng sinh lời...

Tài liệu Xây dựng chương trình phân tích tài chính dựa trên nhóm chỉ số khả năng sinh lời cho công ty tnhh phát triển và ứng dụng công nghệ tin học hitech,thanh hóa

.PDF
71
217
88

Mô tả:

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... MỤC LỤC..................................................................................................................... DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................. DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................... DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................... LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................... Chương 1. TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH C#.....................................................................................1 1.1.Khái quát và mục đích phân tích tài chính doanh nghiệp ....................................1 1.1.1.Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp ................................................1 1.1.2.Mục đích phân tích báo cáo tài chính ..........................................................1 1.1.3.Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp .............................................2 1.2.Các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp............................................4 1.2.1.Phương pháp so sánh...................................................................................4 1.2.2.Phương pháp phân tổ...................................................................................5 1.2.3.Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả kinh tế...6 1.2.4.Phương pháp tỷ lệ .......................................................................................9 1.2.5.Phương pháp Dupont.................................................................................10 1.3. Hệ số khả năng sinh lời ...................................................................................11 1.4.Tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình ........................................................................12 1.4.1.Tìm hiểu về Csharp (C#) ...........................................................................12 1.4.2.Giới thiệu về hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL...............................................22 Chương 2. KHẢO SÁT, PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ...................................................................................................26 2.1.Khảo sát thực trạng của Công ty phát triển và ứng dụng công nghệ Tin học Hitech....26 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty..........................................26 2.1.2.Tổ chức bộ máy quản lý ............................................................................27 2.1.3.Chức năng và nhiệm vụ của công ty ..........................................................29 2.1.4. Mục tiêu và phương hướng hoạt động của công ty ...................................30 2.1.5. Tình hình tài chính của công ty ................................................................31 2.2. Một số tài liệu thu thập của công ty.................................................................33 2.2.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh .....................................................33 2.2.2. Bảng cân đối kế toán ................................................................................34 2.3. Phân tích thiết kế hệ thống ..............................................................................35 2.3.1. Biểu đồ phân cấp chức năng.....................................................................35 2.3.2. Biểu đồ luồng dữ liệu ...............................................................................36 2.4. Thiết kế cơ sở dữ liệu......................................................................................40 2.4.1. Bảng tài sản ngắn hạn...............................................................................40 2.4.2. Bảng tài sản dài hạn .................................................................................42 2.4.3. Bảng nợ phải trả .......................................................................................44 2.4.4. Bảng vốn chủ sở hữu................................................................................45 2.4.5. Bảng tính tổng..........................................................................................47 2.4.6. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh .............................................................47 2.4.7. Bảng khả năng sinh lời .............................................................................49 Chương 3. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰA TRÊN NHÓM KHẢ NĂNG SINH LỜI ...............................................................................50 3.1. Mô tả bài toán .................................................................................................50 3.2. Giao diện của phần mềm hệ thống ..................................................................50 3.2.1. Giao diện đăng nhập hệ thống ..................................................................50 3.2.2. Giao diện chính của chương trình.............................................................51 3.2.3.Giao diện tài sản ngắn hạn.........................................................................52 3.2.4.Giao diện tài sản dài hạn ...........................................................................53 3.2.5. Giao diện nợ phải trả ................................................................................54 3.2.6. Giao diện Vốn chủ sở hữu ........................................................................55 3.2.7. Giao diện báo cáo kết quả kinh doanh ......................................................56 3.2.8. Giao diện tính tổng tài sản........................................................................57 3.2.9. Giao diện tính chỉ số.................................................................................58 3.2.10. Giao diện phân tích tài chính ..................................................................59 3.2.11.Giao diện đồ thị phân tích tài chính .........................................................60 3.2. Nhận xét về tình hình phân tích tài chính của công ty và ý kiến đề xuất ..........60 3.2.1. Nhận xét về tình hình phân tích tài chính của công ty...............................60 3.2.2. Ý kiến đề xuất ..........................................................................................61 KẾT LUẬN ...............................................................................................................62 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................63 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1. Các thành phần chính của hệ quản trị cơ sở dữ liệu ....................................23 Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý ....................................................................27 Hình 2.2.Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty......................................................31 Hình 2.3.Báo cáo kết quả kinh doanh.........................................................................33 Hình 2.4.Bảng cân đối kế toán ...................................................................................34 Hình 2.5.Biểu đồ phân cấp chức năng........................................................................35 Hình 2.6.Biểu đồ mức khung cảnh.............................................................................36 Hình 2.7.Biểu đồ mức đỉnh ........................................................................................37 Hình 2.8.Biểu đồ mức dưới đỉnh chức năng cập nhật.................................................38 Hình 2.9.Biểu đồ mức dưới đỉnh chức năng tính chỉ số..............................................39 Hình 2.10. Biểu đồ mức dưới đính chức năng báo cáo ...............................................39 Hình 3.1.Giao diện đăng nhập hệ thống .....................................................................50 Hình 3.2.Giao diện chính ...........................................................................................51 Hình 3.3.Giao diện tài sản ngắn hạn...........................................................................52 Hình 3.4.Giao diện tài sản dài hạn .............................................................................53 Hình 3.6. Giao diện vốn chủ sở hữu...........................................................................55 Hình 3.7. Giao diện báo cáo kết quả kinh doanh ........................................................56 Hình 3.8.Giao diện tính tổng tài sản...........................................................................57 Hình 3.9. Giao diện tính chỉ số ..................................................................................58 Hình 3.10.Giao diện phân tích tài chính .....................................................................59 Hình 3.11. Giao diện đồ thị phân tích tài chính ..........................................................60 DANH MỤC VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Diễn giải 1 TNHH Trách nhiệm hữu hạng 2 GTGT Giá trị gia tăng 3 TNDN Thu nhập doanh nghiệp 4 ROS Doanh lợi tiêu thụ 5 ROA Doanh lợi tài sản 6 ROE Doanh lợi vốn chủ hữu 7 ROI Tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Bảng tài sản ngắn hạn ................................................................................40 Bảng 2.2. Bảng tài sản dài hạn...................................................................................42 Bảng 2.3. Bảng nợ phải trả.........................................................................................44 Bảng 2.4. Bảng vốn chủ sở hữu .................................................................................45 Bảng 2.5. Bảng tính tổng ...........................................................................................47 Bảng 2.6. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh...............................................................47 Bảng 2.7.Bảng khả năng sinh lời ...............................................................................49 LỜI MỞ ĐẦU  Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển nhất định phải có phương án kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế. Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức Thương mại Thế giới WTO, điều này mở ra rất nhiều cơ hội đối với nền kinh tế Việt Nam nhưng cũng tạo ra không ít thách thức mới đối với doanh nghiệp trong nước. Nó đặt các doanh nghiệp vào cuộc cạnh tranh gay gắt trên thương trường. Các doanh nghiệp lúc này đứng trước hai con đường hoặc là phát triển bền vững lâu dài hoặc là giải thể phá sản. Vì thế các doanh nghiệp trong nước cần cố gắng tìm mọi biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp, nâng cáo sức cạnh tranh trên thị trường. Để tìm hiểu xem một doanh nghiệp được coi là đang phát triển, có khả năng phát triển hay đang trong nguy cơ phá sản, chúng ta cần tìm hiểu về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Những thông tin này do kế toán thu thập, tổng hợp và cung cấp. Ta có thể biết tình hình tài chính của doanh nghiệp như thế nào qua báo cáo tài chính mà kế toán cung cấp. Đồng thời đó cũng là cơ sở để các đối tác, các tổ chức tài chính và các cơ quan chức năng nhà nước dựa vào để xem xét hợp tác, làm việc. Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của vấn đề trên, qua thời gian thực tập tại công ty TNHH phát triển và ứng dụng công nghệ Tin học Hitech, được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Đỗ Năng Thắng , cô giáo Nguyễn Thu Hằng cùng với sự giúp đỡ của cán bộ kế toán tại công ty, em đã thực hiện chuyên đề tốt nghiệp của mình với đề tài: “ Xây dựng chương trình phân tích tài chính dựa trên nhóm chỉ số khả năng sinh lời cho công ty TNHH phát triển và ứng dụng công nghệ Tin học Hitech,Thanh Hóa ”. Tuy có nhiều cố gắng trong quá trình học tập, thời gian thực tập cũng như trong quá trình làm báo cáo nhưng do thời gian có hạn và kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế và lập trình còn nhiều hạn chế nên phần mềm xây dựng xây dựng ở mức đơn giản với những chức năng chính là trợ giúp một phần trong công việc kế toán trong doanh nghiệp dùng trên máy đơn. Với sự nỗ lực của bản thân, trong thời gian thực tập kết hợp với kiến thức đươc học trong nhà trường và tự học trong quá trình thực tập đã giúp em hoàn thành đề tài một cách tốt nhất nhưng không thể tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong được sự góp ý giúp đỡ của thầy cô, các anh, các chị và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.  Mục tiêu nghiên cứu - Nâng cao hiểu biết và trình độ trong quá trình phân tích tài chính. - Xây dựng chương trình phân tích tài chính dựa trên nhóm khả năng sinh lời cho công ty TNHH phát triển và ứng dụng Công nghệ tin học Hitech,Thanh Hóa  Phương pháp nghiên cứu - Tổng hợp tài liều về phân tích tài chính, tài liệu về cơ sử dữ liệu SQL, tài liệu về ngôn ngữ lập trình C#. - Phân tích thiết kế xây dựng chương trình phân tích tài chính dựa trên nhóm khả năng sinh lời.  Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu trong phạm vi: công ty TNHH phát triển và ứng dụng Công nghệ tin học Hitech,Thanh Hóa. - Trọng tâm là phân tích tài chính dựa trên nhóm khả năng sinh lời cho công ty TNHH phát triển và ứng dụng Công nghệ tin học Hitech,Thanh Hóa. Chương 1. TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH C# 1.1.Khái quát và mục đích phân tích tài chính doanh nghiệp 1.1.1.Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính có thể hiểu như là quá trình kiểm tra, xem xét các số liệu tài chính hiện hành và quá khứ, nhằm mục đích đánh giá, dự tính các rủi ro, tiềm năng trong tương lai phục vụ cho các quyết định tài chính và đánh giá doanh nghiệp một cách chính xác. Để phân tích tình hình tài chính của một Công ty, người ta thường dựa vào các số liệu của bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để phân tích. Ngoài ra, phân tích báo cáo tài chính để đánh giá tình hình tài chính của Công ty, người ta còn dùng các tỷ số tài chính để đánh giá như: tỷ số thanh toán, tỷ số hoạt động, tỷ số đoàn bẩy, tỷ số lợi nhuận. Đối với Công ty cổ phần người ta còn dùng thêm tỷ số giá thị trường để đánh giá. 1.1.2.Mục đích phân tích báo cáo tài chính Phân tích tài chính là tổng thể các phương pháp được sử dụng để đánh giá tình hình tài chính quá khứ và hiện tại, giúp cho nhà quản lý đưa ra quyết định chuẩn xác và đánh giá được các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó giúp cho những đối tượng quan tâm đưa ra những dự đoán chính xác về mặt tài chính của doanh nghiệp, từ đó có các quyết định phù hợp với lợi ích của mình. Có rất nhiều đối tượng quan tâm và sử dụng thông tin kinh tế tài chính doanh nghiệp. Mỗi đối tượng lại quan tâm theo góc độ với mục tiêu khác nhau. Do nhu cầu về thông tin tài chính của doanh nghiệp rất đa dạng, đòi hỏi phân tích tài chính phải được tiền hành bằng nhiều phương pháp khác nhau để từ đó đáp ứng nhu cầu các đối tượng quan tâm. Chính điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho phân tích tài chính ra đời, 1 ngày càng hoàn thiện và phát triển nhưng đồng thời cũng tạo ra sự phức tạp của phân tích tài chính. Phân tích tài chính đối với nhà quản lý doanh nghiệp nhằm đáp ứng những mục tiêu như sau: - Tạo ra những chu kỳ đều đặn để đánh giá hoạt động quản lý trong giai đoạn đã qua, việc thực hiện cân bằng tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và rủi ro trong doanh nghiệp… - Hướng các quyết định của Ban giám đốc theo chiều hướng phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp, như quyết định về đầu tư, tài trợ, phân phối, lợi nhuận... - Phân tích tài chính doanh nghiệp là cơ sở cho những dự đoán tài chính - Phân tích tài chính doanh nghiệp là một công cụ kiểm tra, kiểm soát hoạt động trong doanh nghiệp. Như vậy, phân tích tài chính doanh nghiệp là công cụ hữu ích được dùng xác định giá trị kinh tế, để đánh giá các mặt mạnh, các mặt yếu của một doanh nghiệp, tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ quan, giúp cho nhà quản lý lựa chọn và đưa ra được những quyết định phù hợp với thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 1.1.3.Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tài chính của doanh nghiệp. Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy hay kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, phân tích tình hình tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân chủ doanh nghiệp và các đối tượng bên ngoài có liên quan đến tài chính của doanh nghiệp. Đối với nhà quản trị doanh nghiệp Các hoạt động nghiên cứu tài chính trong doanh nghiệp đươc gọi là phân tích tài chính nội bộ. Khác với phân tích tài chính bên ngoài do nhà phân tích ngoài doanh 2 nghiệp tiến hành. Do đó thông tin đầy đủ và hiểu rõ về doanh nghiệp, các nhà phân tích tài chính trong doanh nghiệp có nhiều lợi thế để phân tích tài chính tốt nhất. Vì vậy, nhà quản trị doanh nghiệp cìn phải quan tâm đến nhiều mục tiêu khác nhau như tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ, hạ mức chi phí thấp nhất có thể và bảo vệ môi trường. Doanh nghiệp chỉ có thể đạt mục tiêu này khi doanh nghiệp kinh doanh có lãi và thanh toán được nợ. Như vậy hơn ai hết các nhà quản trị doanh nghiệp cần có đủ thông tin nhằm thực hiện cân bằng tài chính, nhằm đánh giá tình hình tài chính đã qua để tiến hành cân đối tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, trả nợ, rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh đó định hướng các quyết định của Ban giám đốc tài chính, quyết định đầu tư, tài trợ, phân tích lợi tức cổ phần.  Đối với các nhà đầu tư Mối quan tâm của họ chủ yếu vào khả năng hoàn vốn, mức sinh lãi, khả năng thanh toán vốn và sự rủi ro. Vì thế mà họ cần thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, về kết quả kinh doanh và các tiềm năng của doanh nghiệp. Các nhà đầu tư còn quan tâm đến việc điều hành hoạt động công tác quản lý. Những điều đó tạo ra sự an toàn và hiệu quả cho các nhà đầu tư.  Đối với các nhà cho vay Mối quan tâm của họ hướng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Qua việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, họ đặc biệt chú ý tới số lượng tiền và các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền nhanh để từ đó có thể so sánh được và biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Giả sử chúng ta đặt mình vào trường hợp là người cho vay thì đầu tiên chúng ta chú ý cũng sẽ là số vốn chủ sở hữu, nếu như ta thấy không chắc chắn khoản vay của mình sẽ được thanh toán thì trong trường hợp doanh nghiệp đó gặp rủi ro sẽ không có số vốn bảo hiểm cho họ. Đồng thời ta cũng quan tâm đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp vì đó chính là cơ sở của việc hoàn trả vốn lãi vay. 3  Đối với cơ quan nhà nước và người làm công Đối với cơ quan quản lý nhà nước, qua việc phân tích tài chính doanh nghiệp, sẽ đánh giá được năng lực lãnh đạo của ban giám đốc, từ đó đưa ra quyết định đầu tư bổ sung vốn cho doanh nghiệp nhà nước nữa hay không. Bên cạnh các chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư…người lao động có nhu cầu thông tin cơ bản giống họ bởi vì liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm, đến khách hàng hiện tại và tương lai. 1.2.Các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp 1.2.1.Phương pháp so sánh Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích tài chính và thường được thực hiện ở bước khởi đầu của việc phân tích. Việc sử dụng phương pháp so sánh là nhằm các mục đích: - Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch mà doanh nghiệp đã đặt ra bằng cách so sánh giữa trị số của chỉ tiêu kỳ thực tế với trị số chỉ tiêu kỳ kế hoạch. - Đánh giá tốc độ, xu hướng phát triển của hiện tượng và kết quả kinh tế thông qua việc so sánh giữa kết quả kỳ này với kết quả kỳ trước. - Đánh giá mức độ tiên tiến hay lạc hậu của đơn vị bằng cách so sánh giữa kết quả của bộ phận hay của đơn vị thành viên với kết quả trung bình của tổng thể hoặc so sánh giữa kết quả của đơn vị này với lết quả của đơn vị khác có cùng quy mô hoạt động, trong một lĩnh vực hoạt động. Tuy nhiên, vấn đề chú ý là khi thực hiện phép so sánh là hai số liệu đưa ra so sánh phải đảm bảo các điều kiện: - Cùng nội dung kinh tế. - Phải thống nhất về phương pháp tính - Phải cùng một đơn vị đo lường và phải được thu thập trong cùng một độ dài thời gian. - Ngoài ra, các chỉ tiêu cần phải được quy đổi vầ cùng một quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự nhau. 4 Về kỹ thuật so sánh có thể so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tương đối, so sánh bằng số bình quân: - So sánh bằng số tuyệt đối là kết quả của phép trừ giữa trị số của chỉ tiêu kỳ phân tích so với trị số chỉ tiêu kỳ gốc. Kết quả so sánh biểu hiện khối lượng, quy mô biến động của hiện tượng kinh tế. - So sánh bằng số tương đối là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế hoặc trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc đã được điều chỉnh theo tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết định quy mô chung của chỉ tiêu phân tích. - So sánh bằng số bình quân: số bình quân là dạng đặc biệt của số tuyệt đối, biểu hiện tính chất đặc trưng chung về mặt số lượng nhằm phản ánh đặc điểm chung của đơn vị, một bộ phân hay một tổng thể chung có cùng tính chất. 1.2.2.Phương pháp phân tổ Một hiện tượng kinh tế do nhiều bộ phận cấu thành. Nếu chỉ nghiên cứu hiện tượng kinh tế qua chỉ tiêu tổng hợp thì không thể hiện sâu sắc hiện tượng kinh tế đó. Do đó, cần có những chỉ tiêu chi tiết để nghiên cứu từng bộ phận, từng mặt cụ thể của hoạt động sản xuất kinh doanh, hay nói cách khác, phải sử dụng phương pháp phân tổ. Phân tổ là phân chia sự kiện nghiên cứu, các kết quả kinh tế thành nhiều bộ phận, nhiều tổ theo những tiêu thức nhất định. Thông thường trong phân tích, người ta có thể phân chia các kết quả kinh tế theo các tiêu thức sau:  Phân chia theo thời gian: tháng, quí, năm Kết quả kinh doanh bao giờ cũng là một quá trình diễn ra trong một thời gian nhất định. Trong mỗi khoảng thời gian khác nhau, sự kiện kinh tế chịu sự tác động của các nhân tố và những nguyên nhân ảnh hưởng khác nhau. Do đó, việc phân tích theo thời gian giúp nhà phân tích đánh giá chính xác kết quả kinh doanh, từ đó có thể đưa ra các biện pháp cụ thể trong từng khoảng thời gian cho phù hợp.  Chi tiết theo địa điểm và phạm vi kinh doanh Kết quả hoạt động kinh doanh do nhiều bộ phận, theo phạm vi và địa điểm phát sinh khác nhau tạo nên. Việc phân tích chi tiết này nhằm đánh giá kết quả kinh doanh 5 của từng bộ phạn, phạm vi và địa điểm khác nhau từ đó khai thác các mặt mạnh, khắc phục những mặt yêu cầu của từng bộ phận và phạm vi hoạt động khác nhau.  Chi tiết theo các bộ phận cấu thành của chỉ tiêu phân tích Các chỉ tiêu kinh tế thường được chi tiết thành các bộ phận cấu thành. Việc nghiên cứu chi tiết giúp ta đánh giá chính xác các bộ phận cấu thành của chỉ tiêu phân tích. Ví dụ: chỉ tiêu giá thành sản phẩm được chi tiế theo giá thành của từng loại sản phẩm. Trong mỗi loại, giá thành lại được chi tiết theo các khoản mục chi phí sản xuất. 1.2.3.Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả kinh tế Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều nhân tố tác động đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Việc nhận thức được các nhân tố và xác định được mức độ ảnh hưởng của nó đến các chỉ tiêu kinh tế là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác phân tích. Để xác định mức độ ảnh hưởng của từng bộ phận đến tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp số chênh lệch, phương pháp hiệu số phần trăm, phương pháp cân đối, phương pháp chỉ số…Sau đây là một số phương pháp thường được sử dụng trong phân tích.  Phương pháp thay thế liên hoàn Phương pháp thay thế liên hoàn được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả kinh tế khi các nhân tố ảnh hưởng này có quan hệ tích hoặc thương số với chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp thay thế liên hoàn được thực hiện theo nội dung và trình tự sau đây: Thứ nhất, xác định công thức phản ánh mối liên hệ giữa các nhân tố đến chỉ tiêu kinh tế. 6 Thứ hai, sắp sếp các nhân tố theo một trình tự nhất định và không đổi trong cả quá trình phan tích. Theo quy ước, nhân tố số lượng được xếp đứng trước nhân tố chất lượng, nhân tố hiện vật xếp trước nhân tố giá trị. Trường hợp có nhiều nhân tố số lượng ảnh hưởng thì xếp nhân tố chủ yếu trước các nhân tố thứ yếu. Thứ ba, xác định đối tượng phân tích. Đối tượng phân tích là mức chênh lệch giữa chỉ tiêu kỳ phân tích( kỳ thực hiện) với chỉ tiêu kỳ gốc( kỳ kế hoạch, hoặc năm trước). Giả sử có chỉ tiêu kinh tế Y chịu tác động bởi 3 nhân tố, quan hệ giữa các nhân tốc này tới chỉ tiêu là quan hệ tích số và được sắp xếp như sau: Y=a.b.c Ta quy ước: kỳ kế hoạch được ký hiệu bằng chỉ số 0, còn kỳ thực tế được ký hiệu bằng chỉ số 1. Do đó, ta có: Y1=a1.b1.c1 Y0=a0.b0.c0 Đối tượng phân tích được ký hiệu là Y: Y=Y1-Y0 Thứ tư, xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố: Ở bước này, ta lần lượt thay thế số kế hoạch của mỗi nhân tố bằng số thực tế. Sau mỗi lần thay thế, lấy kết quả mới tìm được trừ đi kết quả trước đó. Két quả của phép trừ này là ảnh hưởng của nhân tố được thay thế. Cụ thể ta có: - Thay thế lần thứ nhất ta có: Ya=a1.b0.c0 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a, được ký hiệu là a a=Ya-Y0=a1.b0.c0-a0.b0.c0 - Thay thế lần thứ hai ta có: Yb=a1.b1.c0 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b được ký hiệu là b b=Yb-Ya=a1.b1.c0-a1.b0.c0 7 - Thay thế lần thứ ba ta có: Yc=a1.b1.c1 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c được ký hiệu là c c=Yc-Yb=a1.b1.c1-a1.b1.c0 Thứ năm, tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố. Tổng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố được xác định phải bằng đối tượng phân tích: Y= a+ b+ c  Phương pháp số chênh lệch Phương pháp số chênh lẹch là một dạng đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn. Về mặt toán học, phương pháp số chênh lệch là hình thức rút gọn của phương pháp thay thế liên hoàn bằng cách đặt thừa số chung. Vì vậy, khi thực hiện phương pháp số chênh lệch phải tuân thủ đầy đủ nội dung, các bước tiến hành của phương pháp thay thế liên hoàn. Phương pháp số chênh lệch chỉ khác phương pháp thay thế liên hoàn ở bước thứ tư. Có thể khái quát bước bốn bằng công thức sau: - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a: a=(a1-a0).b0.c0 - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b: b=a1.(b1-b0).c0 - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c: c=a1.b1.(c1-c0) Bước 5: tổng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố được xác định bằng đối tượng phân tích là Y ( giống phương pháp thay thế liên hoàn): Y= a+ b+ c  Phương pháp cân đối Trong quá trình hoạt động kinh doanh đã hình thành nhiều mối quan hệ cân đối. Cân đối là sự cân bằng giữa các yếu tố với quá trình kinh doanh. 8 Ví dụ như cân đối giữa vốn (tài sản) với nguồn vốn, cân đối giữa nguồn thu với chi hay cân đối giữa nguồn cung cấp vật tư sử dụng với sử dụng vật tư… Phương pháp cân đối được sử dụng nhiều trong công tác lập kế hoạch và trong phân tích kinh tế để nghiên cứu các mối liên hệ cân đối trong quá trình kinh doanh, trên cơ sở đó, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động. Khác với các phương pháp trên, phương pháp cân đối được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trong điều kiện các nhân tố có quan hệ tổng (hiệu) với chỉ tiêu phân tích. Như vậy, xét về mặt toán học, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố là độc lập với nhau. Cụ thể, giả sử có 3 nhân tố a,b,c ảnh hưởng đến chỉ tiêu kinh tế Y theo mối quan hệ sau: Y=a+b-c Cũng quy ước như trên ta có: Y0=a0+b0-c0 Y1=a1+b1-c Đối tượng phân tích là: Y=Y1-Y0 Ảnh hưởng của các nhân tố được xác định như sau: - Ảnh hưởng của nhân tố a: a=a1-a0 - Ảnh hưởng của nhân tố b: b= b1-b0 - Ảnh hưởng của nhân tố c: c=-(c1-c0) Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố: Y= a+ b+ c 1.2.4.Phương pháp tỷ lệ Phương pháp này dựa trên các ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp này yêu cầu phải xác định các ngưỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu. 9 Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện được áp dụng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện hơn. Vì: - Nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn là cơ sở để hình thành những tham chiếu tin cậy nhằm đánh giá một tỷ lệ của một doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp. - Việc áp dụng tin học cho phép tích lũy dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình tính toán hàng loạt các tỷ lệ. - Phương pháp này giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn. 1.2.5.Phương pháp Dupont Mô hình Dupont được phát minh bởi F.Donaldson Brown, một kỹ sư điện người đã gia nhập bộ phận tài chính của công ty hóa học khổng lồ này. Một vài năm sau đó, Dupont mua lại 23% cổ phiếu của tập đoàn General Motor. Và giao cho Brown tái cấu trúc tình hình tài chính lộn xộn của nhà sản xuất xe hơi này. Đây có lẽ là lần cải tổ trên quy mô lớn đầu tiên ở Mỹ. Theo Alfred Sloan, nguyên chủ tịch của GM, phần lớn thành công của GM về sau này có sự đóng góp không nhỏ từ hệ thống hoạch định và kiểm soát của Brown. Những thành công nối tiếp đã đưa mô hình Dupont trở nên phổ biến trong các tập đoàn lớn ở Mỹ. Nó vẫn được sử dụng cực kỳ rộng rãi trong việc phân tích báo cáo tài chính đến những năm 1970. Phương pháp Dupont chỉ ra được mối quan hệ tương hỗ giữa các chỉ số hoạt động trên phương diện chi phí và các chỉ số hiệu quả sử dụng vốn. Từ việc phân tích: Phương pháp Dupont đã khái quát hóa và trình bày chỉ số ROI một cách rõ ràng, nó giúp cho các nhà quản trị tài chính có một bức tranh tổng hợp để có thể đưa ra các quyết định tài chính hữu hiệu. 10 Ngoài các phương pháp trên trong phân tích hoạt động kinh doanh, có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp chỉ số, phương pháp liên hệ. 1.3. Hệ số khả năng sinh lời  Doanh lợi tiêu thụ (ROS) Chỉ tiêu này thể hiện trong một đồng doanh thu mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng sinh lời của hoạt động sản xuất kinh doanh càng tốt.  Doanh lợi tổng tài sản (ROA) Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng tài sản đưa vào sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Trong điều kiện bình thường chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lời tài sản càng tốt.  Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) Chỉ tiêu này nói lên cứ một đồng vốn chủ sở hữu đem đầu tư mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao, càng biểu hiện xu hướng tích cực, giúp hà quản trị có thể huy động vốn mới trên thị trường tài chính để tài trợ cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp. 11  Tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư (ROI) Chỉ tiêu này cho biết, trong 1 kỳ phân tích doanh nghiệp bỏ ra 1 đồng vốn đầu tư thì thu được bao nhiêu đống lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tốt, đó là nhân tố hấp dẫn doanh nghiệp đầu tư hoạt động kinh doanh. 1.4.Tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình 1.4.1.Tìm hiểu về Csharp (C#) Mục tiêu của Csharp (C#) là cung cấp một ngôn ngữ lập trình an toàn, đơn giản, hiện đại, hướng đối tượng, đặt trọng tâm vào internet có khả năng thực thi cao cho môi trường .NET. C# là ngôn ngữ mới nhưng trong nó tích hợp tinh hoa của ba thập kỉ phát triển ngôn ngữ lập trình. Ta có thể thấy trong C# có những đặc trưng quen thuộc của Java, C++, Visual Basic… 1.4.1.1.Làm quen với ngôn ngữ C# Csharp (C#) là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng được phát triển bởi Mcrosoft, là phần khởi đầu cho kế hoạch .NET của họ. Tên của ngôn ngữ bao gồm kí tự C# theo Mcrosoft nhưng theo ECMA là C#, chỉ bao gồm dấu số thường. Microsoft phát triển C# dựa trên C++ và java. C# được miêu tả là ngôn ngữ có được sự cân bằng giữa C++, VisualBasic, Delphi và Java.S C# được thiết kế chủ yếu bởi Anders Hejlserg kiến trúc sư phần mềm nổi tiếng với các sản phẩm: Turbo Pascal, Delphi, C++, WFC. C# là một ngôn ngữ rất đơn giản, với khoảng 80 từ khóa và hơn 20 kiểu dữ liệu dựng sẵn, nhưng C# có tính diễn đạt cao. C# hỗ trợ lập trình có cấu trúc, hướng đối tượng, hướng thành phần (component oriented). 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan