Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ logistics của cảng cần thơ đến năm 2020...

Tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ logistics của cảng cần thơ đến năm 2020

.PDF
118
789
120

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG --------------------------- LÊ THÀNH CÔNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CẢNG CẦN THƠ ĐẾN 2020 CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ NGÀNH: 60340102 LUẬN VĂN THẠC SỸ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. LÊ NGUYỄN ĐOAN KHÔI Vĩnh Long, năm 2016 TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu “Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ logistics của Cảng Cần Thơ đến năm 2020” được tiến hành với mục tiêu chính là hoạch định chiến lược phát triển dịch vụ logistics của Cảng Cần Thơ đến năm 2020. Bắt đầu nghiên cứu, tác giả nêu ra lý do chọn đề tài dựa trên tính cấp thiết của vấn đề hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh dịch vụ logistics đối với Cảng Cần Thơ, đưa ra mục tiêu nghiên cứu, phạm vi, giới hạn nghiên cứu và nội dung chính một số tài liệu tham khảo mà tác giả sử dụng để hình thành đề tài của mình. Tiếp theo, đề tài nghiên cứu cơ sở lý thuyết cảng biển, về dịch vụ logistics cảng biển, về hoạch định chiến lược, các phương pháp thu thập số liệu, phân tích và đánh giá số liệu thu thập được cũng như các nhân tố môi trường bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics. Đi vào phần nội dung chính của bài nghiên cứu, tác giả tập trung phân tích thực trạng môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ logistics của Cảng Cần Thơ. Dựa vào những phân tích đó, đề tài nghiên cứu hoạt động kinh doanh của môi trường nội bộ để từ đó đưa ra những mặt mạnh, mặt yếu và hình thành nên ma trận phân tích nội bộ (IFE). Đồng thời qua nghiên cứu môi trường bên ngoài, đề tài thấy được những cơ hội và thách thức đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của Công ty, từ đó hình thành nên ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE). Trên cơ sở phân tích các ma trận IFE, EFE, đề tài hình thành ma trận SWOT (điểm mạnh – điểm yếu – cơ hội – nguy cơ). Sau đó, thông qua ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (QSPM) cho từng nhóm chiến lược nêu trên, đề tài sẽ hình thành những chiến lược phát triển kinh doanh cho mặt hàng dịch vụ logistics của Cảng Cần Thơ đến năm 2020 và những chiến lược có thể thay thế. Kết quả phân tích được từ ma trận QSPM cho ta những chiến lược có mức độ hấp dẫn cao gồm: (1) Đầu tư nâng cấp, xây dựng mới cơ sở hạ tầng; (2) Phát triển nguồn nhân lực; (3) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị; và (4) Tăng cường hiệu quả hoạt động marketing mà Công ty nên lựa chọn thực hiện. Cuối cùng, dựa trên những chiến lược được lựa chọn, đề tài đã đưa ra những giải pháp khả thi nhằm giúp cho Cảng Cần Thơ thực hiện các chiến lược đó. CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Vĩnh Long, ngày 16 tháng 07 năm 2016 Người thực hiện Lê Thành Công LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin phép được gửi tới Thầy Lê Nguyễn Đoan Khôi lời cảm ơn sâu sắc nhất, Thầy là người đã trực tiếp hướng dẫn em đề tài này. Trong quá trình hướng dẫn Thầy đã cung cấp rất nhiều tài liệu, thông tin quan trọng, hướng dẫn cụ thể và góp ý kiến, đồng thời thầy đã thường xuyên quan tâm, động viên chia sẻ kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện luận văn. Những nhận xét, góp ý sâu sắc cùng với những phê bình chân thành đã giúp tôi hoàn thành nghiên cứu này. Tôi xin chân thành gửi đến toàn thể quý Thầy, Cô đã nhiệt tình giảng dạy, giúp đỡ và truyền đạt những kiến thức quý báu trong quá trình tôi học tập tại trường. Ngoài ra, tôi còn xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến lãnh đạo Công ty Cổ Phần Cảng Cần Thơ đã tận tình giúp đỡ tôi trong việc tìm hiểu và phân tích thông tin. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song, do khả năng và thời gian có hạn cùng một vài yếu tố khách quan khác nên không tránh khỏi sự khiếm khuyết nhất định về nội dung và hình thức. Tôi rất biết ơn và mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý Thầy, Cô để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn! Vĩnh Long, ngày 16 tháng 07 năm 2016 Học viên Lê Thành Công MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI .................................................. 1 1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.......................................................................... 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung ...................................................................................................2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................2 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .................................................................................. 2 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................................. 2 1.4.1 Giới hạn không gian nghiên cứu ........................................................................2 1.4.2 Giới hạn thời gian nghiên cứu ............................................................................2 1.4.3 Giới hạn nội dung nghiên cứu ............................................................................2 1.4.4 Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................2 1.5 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................... 3 1.5.1 Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về phát triển dịch vụ logistics 3 1.5.2 Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về chiến lược phát triển doanh nghiệp ..........................................................................................................................4 1.5.3 Đánh giá tổng quan tài liệu và xác định nội dung nghiên cứu ...........................5 1.6 CẤU TRÚC LUẬN VĂN .................................................................................... 6 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 7 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................... 7 2.1.1 Khái niệm cảng biển...........................................................................................7 2.1.2 Khái quát về dịch vụ logistics cảng biển..........................................................10 2.1.3 Mối quan hệ hữu cơ giữa cảng biển và dịch vụ logistics .................................18 2.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH ..... 20 2.2.1 Khái niệm chiến lược .......................................................................................20 2.2.2 Vai trò của chiến lược kinh doanh ...................................................................20 2.2.3 Quản trị chiến lược và các quá trình của quản trị chiến lược ..........................21 2.2.4 Tiến trình xây dựng và lựa chọn chiến lược ....................................................22 Tổng số điểm hấp dẫn ...............................................................................................32 2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 32 2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu ...........................................................................32 2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu .........................................................................33 2.4 TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU.......................................................................... 34 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CẢNG CẦN THƠ ....................................................................36 3.1 HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG VẬN TẢI KHU VỰC ĐỒNG BẰNG HẠ LƯU SÔNG CỬU LONG ...................................................................36 3.1.1 Thực trạng luồng hàng hải của tuyến ...............................................................36 3.1.2 Hiện trạng mạng lưới đường thủy nội địa tại đồng bằng sông Cửu Long .......37 3.1.3 Thực trạng các cảng, bến thủy nội địa trong vùng đồng bằng sông Cửu Long ...................................................................................................................................38 3.2 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VẬN TẢI TRÊN SÔNG CỬU LONG ....................................................................................................................... 39 3.2.1 Sản lượng hàng hóa ..........................................................................................39 3.2.2 Chính sách hỗ trợ từ Chính phủ và các cơ quan hữu quan ..............................40 3.3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CẢNG CẦN THƠ ..................................... 41 3.3.1 Quá trình hình thành và phát triển ...................................................................41 3.3.2 Cơ cấu tổ chức Cảng Cần Thơ .........................................................................45 3.3.3 Cơ sở vật chất và nguồn lực của Cảng Cần Thơ ..............................................46 3.3.4 Thông tin về chi nhánh .....................................................................................47 3.3.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng Cần Thơ giai đoạn 2013 2015 ...........................................................................................................................49 3.3.6 Thực trạng kinh doanh dịch vụ logistics tại Cảng Cần Thơ ............................52 CHƯƠNG 4 XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CẢNG CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2020......................................56 4.1 PHÂN TÍCH NỘI BỘ ĐỂ XÁC ĐỊNH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU ........... 56 4.1.1 Nguồn nhân lực ................................................................................................56 4.1.2 Hoạt động cung cấp dịch vụ logistics ..............................................................57 4.1.3 Hoạt động tài chính ..........................................................................................58 4.1.4 Hoạt động thông tin ..........................................................................................59 4.1.5 Tình hình đầu tư ...............................................................................................60 4.1.6 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) ...................................................61 4.2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG .......................................................................... 62 4.2.1 Phân tích môi trường vĩ mô..............................................................................62 4.2.2 Phân tích môi trường vi mô..............................................................................74 4.3 XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CẢNG CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2020 ......................................................................79 4.3.1 Mục tiêu của Cảng Cần Thơ đến năm 2020 .....................................................79 4.3.2 Cơ sở lựa chọn xây dựng chiến lược ................................................................79 4.3.3 Ma trận SWOT .................................................................................................81 4.3.4 Lựa chọn chiến lược .........................................................................................82 4.3.5 Một số giải pháp cụ thể để thực hiện chiến lược .............................................88 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 94 5.1 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 94 5.2 KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 95 5.2.1 Kiến nghị đối với Sở, ban ngành có liên quan ở địa phương ...........................95 5.2.2 Kiến nghị Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam ..................................................95 5.2.3 Đối với Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS) ..............................95 DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 2.1: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) ........................................... 26 Bảng 2.2 : Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) ........................................ 29 Bảng 2.3: Ma trận QSPM cho các nhóm chiến lược ................................................ 32 Bảng 2.4: Mẫu khảo sát ............................................................................................ 33 Bảng 3.1: Sản lượng hàng hóa thông qua các cảng biển tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long ..................................................................................................................40 Bảng 3.2: Các thiết bị chuyên dùng của Cảng Cần Thơ .......................................... 47 Bảng 3.3: Sản lượng hàng hóa thông qua Cảng Cần Thơ, 2013 - 2015 .................. 50 Bảng 3.4: Kết quả hoạt động kinh doanh Cảng Cần Thơ, 2013 - 2015 ................... 51 Bảng 3.5: Kết quả kinh doanh dịch vụ logistics tại Cảng Cần Thơ, 2014 - 2015 .. .54 Bảng 4.1: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) Cảng Cần Thơ .................. 61 Bảng 4.2: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) Cảng Cần Thơ ................. 78 Bảng 4.3: Ma trận QSPM của Cảng Cần Thơ nhóm chiến lược S - O ................... 83 Bảng 4.4: Ma trận QSPM của Cảng Cần Thơ nhóm chiến lược S - T .................... 84 Bảng 4.5: Ma trận QSPM của Cảng Cần Thơ nhóm chiến lược W - O................... 86 DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1: Các yếu tố thành phần của kết cấu hạ tầng cảng biển ................................ 8 Hình 2.2: Chuỗi logistics từ sản xuất đến tiêu dùng ................................................ 11 Hình 2.3: Liên kết các hệ thống thứ cấp trong hệ thống logistics cảng ................... 14 Hình 2.4: Mô hình quản trị chiến lược toàn diện ..................................................... 21 Hình 2.5: Tổng quát môi trường vi mô .................................................................... 27 Hình 2.6: Ma trận SWOT ......................................................................................... 31 Hình 2.7: Tiến trình nghiên cứu của đề tài .............................................................. 34 Hình 3.1: Bản đồ hệ thống sông và tuyến luồng từ thành phố Hồ Chí Minh đi khu vực đồng bằng sông Cửu Long .. ..............................................................................38 Hình 3.2: Vị trí địa lý Cảng Cần Thơ ....................................................................... 44 Hình 3.3: Cơ cấu tổ chức Cảng Cần Thơ ................................................................. 45 Hình 3.4: Tỷ trọng doanh thu của Cảng Cần Thơ phân theo loại hình dịch vụ .. .....51 Hình 4.1: Tỷ trọng chi phí logistics trên toàn cầu .................................................... 62 Hình 4.2: Chỉ số năng lực logistics LPI ................................................................... 63 Hình 4.3: Tương quan giữa tỷ trọng chi phí logistics và chỉ số LPI ........................ 64 Hình 4.4: Tương quan giữa GPD trên người và Chỉ số Logistics ........................... 65 Hình 4.5: Giá trị xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 1992 – 2014 ........................ 67 Hình 4.6: Phân tích ma trận SWOT phát triển dịch vụ logistics Cảng Cần Thơ ..... 81 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long KCN Khu công nghiệp TPCT Thành phố Cần Thơ TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI 1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Công ty cổ phần Cảng Cần Thơ (Cảng Cần Thơ) với vị trí địa lý thuận lợi tại thành phố Cần Thơ (TPCT). Là vùng Kinh tế trọng điểm và là Cảng trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), có sản lượng xuất khẩu lúa gạo cao nhất Việt Nam. Cửa ngõ giao thương các tỉnh thành và các khu vực kinh tế trong nước, là cầu nối trong hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Ngày 19/6/2013 thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải, Hội đồng thành viên Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam ban hành quyết định số 289/QĐ-HHVN sáp nhập Cảng Cần Thơ và Cảng Cái Cui thành Công ty cổ phần Cảng Cần Thơ. Đây là một bước ngoặc quan trọng của Cảng Cần Thơ khi kết hợp với Cảng Cái Cui nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của hai Cảng. Cảng Cần Thơ với bề dày kinh nghiệm kết hợp với Cảng Cái Cui được đầu tư hiện đại, đồng bộ. Đây sẽ là lợi thế trong kinh doanh khai thác cảng biển trong thời gian tới của công ty. Cảng Cần Thơ có vị trí rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế, văn hóa, an ninh quốc phòng cho TPCT và các tỉnh ĐBSCL, có các yếu tố thuân lợi về điều kiện tự nhiên, khu nước luồng tàu đảm bảo cho quá trình khai thác cảng, là đầu mối giao thương quan trọng của cả vùng châu thổ rộng lớn, thuận lợi cho việc giao thông vận tải hàng hóa kể cả đường thủy lẫn đường bộ, với công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại đáp ứng được nhu cầu bốc xếp hàng hóa của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong và ngoài nước. Nhằm tạo đà thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của TPCT trong những năm tiếp theo và định hướng phát triển dịch vụ logistics của Cảng Cần Thơ đến năm 2020, thì đây là mấu chốt những vấn đề liên quan đến sự phát triển kinh tế - xã hội. TPCT nằm ở vị trí trung tâm của khu vực ĐBSCL muốn kinh tế phát triển thì phải là một trung tâm về đầu mối giao thương xuất nhập khẩu hàng hóa và các dịch vụ logistics xứng đáng đứng đầu về kinh tế của khu vực và là trung tâm kinh tế xã hội của quốc gia. Từ những yếu tố thuận lợi trên là tiền đề cho sự phát triển kinh tế của khu vực ĐBSCL, trong những yếu tố tạo đà phát triển là cảng biển là một công đoạn trong chuỗi dịch vụ logistics. Thông thương hàng hóa là điều quyết định cho sự phát kinh tế, vì thế cảng biển là đầu mối giao thương hàng hóa và kèm theo đó là các chuỗi dịch vụ cung ứng cho nhu cầu của khách hàng. Từ các lý do trên việc thực hiện 2 nghiên cứu “Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ logistics của Cảng Cần Thơ đến năm 2020” là cần thiết. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ logistics của Cảng Cần Thơ đến năm 2020, qua đó đề xuất các giải pháp để thực hiện chiến lươc. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích thực trạng hoạt động dịch vụ logistics của Cảng Cần Thơ năm 2014 và 2015; - Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ logistics tại cảng Cần Thơ đến 2020; - Giải pháp thực hiện chiến lược phát triển dịch vụ logistics của Cảng Cần Thơ đến 2020. 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Hiện nay tình hình kinh doanh dịch vụ logistics tại Cảng Cái Cui và Cảng Hoàng Diệu thuộc Cảng Cần Thơ như thế nào? - Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ logistics tại Cảng Cần Thơ đến 2020 mang lại lợi ích gì? - Cần phải làm gì để phát triển dịch vụ logistics tại Cảng Cần Thơ đến 2020? 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Giới hạn không gian nghiên cứu Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu ở 02 chi nhánh thuộc Cảng Cần Thơ là Cảng Cái Cui và Cảng Hoàng Diệu. 1.4.2 Giới hạn thời gian nghiên cứu Số liệu thứ cấp thu thập để phân tích từ năm 2014 đến năm 2015. Số liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2016. 1.4.3 Giới hạn nội dung nghiên cứu Logistics mang một ý nghĩa rộng và bao quát, tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài xem logistics dưới góc độ một mảng dịch vụ của Cảng Cần Thơ. 1.4.4 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu trực tiếp của đề tài là xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ logistics tại Cảng Cần Thơ. 3 1.5 TỔNG QUAN TÀI LIỆU Phần tổng quan tài liệu này tác giả lược khảo và trình bày một số nghiên cứu có liên quan đến nội dung chiến lược phát triển dịch vụ nhằm kế thừa, làm cơ sở cho việc thiết kế các nội dung nghiên cứu. 1.5.1 Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về phát triển dịch vụ logistics Trong xu thế hầu hết các nước trong khu vực và trên thế giới đều gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế theo hướng xuất khẩu, đẩy mạnh giao thương quốc tế thì vai trò của logistics ngày càng trở nên quan trọng. Việt Nam cũng như thế, với tư cách là thành viên của WTO, nhất là thời điểm thực hiện các cam kết trong lĩnh vực logistics vào năm 2014 đã qua. Năm 2012, Đinh Lê Hải Hà với nghiên cứu “Phát triển logistics ở Việt Nam hiện nay”, đây là công trình với nội dung nghiên cứu chủ yếu tập trung vào luận giải và hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về logistics và phát triển logistics trong nền kinh tế quốc dân ở góc độ vĩ mô. Bên cạnh đề cập đến các khái niệm, vai trò, đặc trưng và lợi ích của logistics thì trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển logistics của Việt Nam trong thập niên đầu của thế kỷ XX và trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu kinh nghiệm phát triển logistics của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới tác giả đã đưa ra đề xuất phát triển logistics ở Việt Nam trong thời gian tới. Tiếp đó trong năm 2014, Vũ Thị Quế Anh bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ kinh tế “Phát triển logistics ở một số nước Đông Nam á – Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam”. Ngoài việc đề cập những vấn đề lý luận cơ sở về logistics và phát triển logistics (khái niệm, các hoạt động và vai trò) thì tác giả còn tập trung phân tích nội hàm một số quan điểm về logistics được đưa ra bởi các chuyên gia, tổ chức trên thế giới. Đồng thời, thông qua phân tích thực trạng phát triển logistics ở một số nước Đông Nam á (Singapo, Thái Lan, Malaysia) chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của thành công và những hạn chế trong sự phát triển logistics ở các quốc gia này, tác giải đã rút ra bài học kinh nghiệm cho sự phát triển logistic của Việt Nam và trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phù hợp với tình hình và điều kiện thực tiễn ở Việt Nam. Giải pháp tăng cường chức năng logistics cho hệ thống cảng biển Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà và Từ Quang Phương (2012) nghiên cứu “Giải pháp tăng cường chức năng logistics cho hệ thống cảng biện Việt Nam”, nội dung bài báo chỉ rõ, Việt Nam nên phải chớp lấy cơ hội đầu tư để phát huy hết tiềm năng và lợi thế 4 về cảng biển. Vấn đề quan trọng nhất để phát triển mạnh về cảng biển là những cảng đó phải được đầu tư bài bản, kết nối thông suốt và áp dụng được logistics, logistics là một một trong ba chức năng quan trọng, rất cần thiết không thể tách rời khỏi cảng biển. Chính việc chưa quan tâm đúng mức chức năng logistics để đầu tư đã làm giảm sức hấp dẫn của cảng biển Việt Nam. Vì thế, hoạch định cảng biển không bao giờ tách khỏi hoạt động logistics, bởi chính logistics làm giảm chi phí phân phối của các nhà sản xuất. Tác giả khẳng định, ở bất cứ đâu, khi sản xuất công nghiệp phát triển, cảng biển hình thành thì hoạt động logistics phải có. Nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành logistics Việt Nam Thái Anh Tuấn và cộng sự (2014) thực hiện nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành logistics Việt Nam” trong nghiên cứu này, tác giả khái quát những đóng góp chưa tương xứng với tiềm năng, chỉ ra năm hạn chế và nguyên nhân của ngành logistics Việt Nam. Theo tác giả, để ngành logistics “cất cánh” cần thực hiện bảy giải pháp tập trung vào chiến lược phát triển và chính sách hỗ trợ cho ngành logistics, hoàn thiện khung pháp lý logistics, đầu tư và nâng cấp hạ tầng logistics đồng bộ, phát huy vai trò của Hiệp hội các doanh nghiệp dịch vụ logistics, đào tạo phát triển nguồn nhân lực logistics, các doanh nghiệp logistics nâng cao năng lực, tư vấn và chủ động tạo lập mối quan hệ tốt đẹp với các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu. Đề tài nghiên cứu “The Relationships among Supply chain characteristics, logistics and manufacturing strategies, and performance” của Angelisa (2003) đã làm rõ các mối quan hệ giữa các đặc trưng của chuỗi cung ứng, với chiến lược sản xuất và với hiệu quả của doanh nghiệp. Tác giả chỉ ra bốn thành phần của cấu trúc trong mô hình logistics đó là chất lượng (quality), phân phối/giao hàng (delivery), sự linh hoạt (flexibility) và giá dịch vụ (cost) của logisitics đồng thời cũng chỉ ra các thành phần của cấu trúc mô hình hiệu quả gồm ROI, ROA, ROS, ROI Growth, ROA Growth và ROS Growth. 1.5.2 Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về chiến lược phát triển doanh nghiệp Trương Văn Tuấn (2013) thực hiện “Xây dựng chiến lược phát triển công ty cổ phần xây dựng công trình 512”. Trên cở sở nền tảng lý thuyết và tiếp cận với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, luận văn đã đi sâu phân tích môi trường kinh doanh từ đó nhận dạng các cơ hội và đe dọa đối với công ty, phân tích chiến lược hiện tại từ đó nhận dạng năng lực cốt lõi cũng như các điểm mạnh, điểm yếu của công ty. Xây dựng chiến lược trên cơ sở phát triển và khai thác năng lực cốt lõi, phát huy đỉểm mạnh và cơ hội thị trường cũng như khắc phục các điểm yếu và đe dọa từ môi trường kinh doanh bằng các phương pháp phân tích, thống kê số liệu, 5 suy luận từ các dữ kiện thu thập được. Tuy nhiên, đề tài chưa sử dụng các công cụ phân tích, đánh giá như: Ma trận SWOT, ma trận định lượng QSPM để làm cơ sở lựa chọn các chiến lược phù hợp nhất. Nguyễn Trung Kiên (2011) thực hiện nghiên cứu “Phân tích và đánh giá chiến lược kinh doanh công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông Quảng Bình”. Luận văn đã hệ thống khá đầy đủ cơ sở lý luận về chiến lược công ty, đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh và tình hình thực hiện chiến lược hiện tại của công ty để làm cơ sở phân tích và xây dựng chiến lược. Về phương pháp, tác giả đã phân tích cụ thể môi trường kinh doanh như: Môi trường vĩ mô, môi trường ngành và các định hướng chung của công ty kết hợp sử dụng các công cụ phân tích như: Mô hình PEST, mô hình M. Porter, mô hình Delta Project, ma trận SWOT và bản đồ chiến lược hiện tại của công ty. Từ đó làm cơ sở đưa ra các giải pháp chiến lược cụ thể cho công ty. Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Long “Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh gas Saigon Petro tại khu vực đồng bằng Sông Cửu Long đến năm 2020”, tác giả tập trung phân tích thực trạng môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh gas của Công ty Saigon Petro trong thời gian qua tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Dựa vào những phân tích đó, đề tài nghiên cứu hoạt động kinh doanh của môi trường nội bộ để từ đó đưa ra những mặt mạnh, mặt yếu và hình thành nên ma trận phân tích nội bộ (IFE). Đồng thời qua nghiên cứu môi trường bên ngoài, đề tài thấy được những cơ hội và thách thức đối với hoạt động kinh doanh gas của Công ty, từ đó hình thành nên ma trận hình ảnh cạnh tranh và ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE). Trên cơ sở phân tích các ma trận IFE, EFE, ma trận hình ảnh cạnh tranh, đề tài hình thành ma trận SWOT (điểm mạnh – điểm yếu – cơ hội – nguy cơ) và đề xuất một số phương án chiến lược kinh doanh gas mà Công ty có thể lựa chọn để áp dụng thuộc các nhóm chiến lược: SO, ST, WO, WT. Sau đó, thông qua ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (QSPM) cho từng nhóm chiến lược nêu trên, đề tài sẽ hình thành những chiến lược phát triển kinh doanh cho mặt hàng gas Saigon Petro đến năm 2020 và những chiến lược có thể thay thế. 1.5.3 Đánh giá tổng quan tài liệu và xác định nội dung nghiên cứu Tóm lại, các công trình nghiên cứu đã nghiên cứu nhiều đến hoạt động quản lý và khai thác cảng biển, đánh giá hiện trạng hệ thống cảng biển Việt Nam và quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020. Chính vì thế, tác giả thấy rằng rất cần có một công trình nghiên cứu về chiến lược phát triển Cảng Cần Thơ, tập trung vào việc phân tích hoạt động logisitics tại Cảng, qua đó đề xuất 6 những chiến lược cho sự phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại Cảng Cần Thơ. Nếu xét về phương pháp phân tích, các nghiên cứu tập trung sử dụng phương pháp thống kê mô tả là chủ yếu, việc ứng dụng các phương pháp chính quy để xây dựng chiến lược của các nghiên cứu còn hạn chế. Điểm mới của đề tài là xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ logistics của Cảng Cần Thơ đến năm 2020 được thực hiện thông qua đánh giá thực trạng hoạt động dịch vụ logistics của Cảng Cần Thơ. Bên cạnh đó, nghiên cứu đánh giá các yếu tố của môi trường bên trong của Cảng Cần Thơ làm cơ sở hình thành ma trận IFE, và đánh giá các tác động của môi trường bên ngoài (môi trường vi mô và môi trường vĩ mô) để làm cơ sở hình thành ma trận EFE; Nghiên cứu dùng ma trận SWOT nhằm để thiết lập chiến lược cần thiết. Dùng ma trận định lượng QSPM để lựa chọn các chiến lược được thiết lập trong ma trận SWOT, từ đó đề ra các giải pháp thực hiện chiến lược. 1.6 CẤU TRÚC LUẬN VĂN Cấu trúc luận văn gồm 5 chương. Trong đó, chương 1 - Giới thiệu chung về đề tài, giới thiệu về sự cần thiết nghiên cứu của đề tài, nêu lên mục tiêu của đề tài, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và cấu trúc của luận văn. Chương 2 - Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu, trình bày một số khái niệm về dịch vụ logistics cảng biển và hoạch định chiến lược. Bên cạnh đó, cũng trình bày thêm phương pháp thu thập số liệu, phương pháp phân tích số liệu và tiến trình nghiên cứu của đề tài. Chương 3 - Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại Cảng Cần Thơ chương này giới thiệu tổng quan về hiện trạng hạ tầng giao thông vận tải khu vực đồng bằng hạ lưu sông Cửu Long. Bên cạnh đó, phân tích tiềm năng phát triển vận tải trên sông Cửu Long. Mặt khác, phân tích thực trạng kinh doanh tại Cảng Cần Thơ. Chương 4 - Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ logistics của Cảng Cần Thơ đến năm 2020, phân tích ma trận (IFE), ma trận (EFE), ma trận SWOT, ma trận (QSPM) để xây dựng và lựa chọn chiến lược phù hợp với hoạt động của Công ty. Tiếp đến chương 5 - Kết luận và kiến nghị, dựa trên kết quả nghiên cứu kết luận để thực hiện và đề xuất kiến nghị Tóm lại, chương 1 cho thấy được sự cần thiết của nghiên cứu, nghiên cứu ra đời nhằm mục đích nào và những kết quả của nghiên cứu kỳ vọng được ra sao? Chương này cũng cho biết được phạm vi của nghiên cứu giới hạn tại đâu, kết cấu nội dung của nghiên cứu gồm những gì. Bên cạnh đó, những nghiên cứu ứng dụng liên quan đến vấn đề nghiên cứu cũng được đề cập nhằm kế thừa, làm cơ sở cho việc thiết kế các nội dung nghiên cứu. 7 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chương 2 này trình bày một số khái niệm về dịch vụ logistics cảng biển và hoạch định chiến lược. Bên cạnh đó, cũng trình bày thêm phương pháp thu thập số liệu, phương pháp phân tích số liệu và tiến trình nghiên cứu của đề tài. 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Khái niệm cảng biển Theo Điều 73 Bộ luật hàng hải Việt Nam, cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng, lắp đặt trang thiết bị cho tàu thuyền đến, rời để bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện dịch vụ khác. Cảng biển có một hoặc nhiều bến cảng. Bến cảng có một hoặc nhiều cầu cảng. Theo Từ điển Bách khoa 1995, cảng biển là khu vực đất và nước ở biển có những công trình xây dựng và trang thiết bị phục vụ cho tàu thuyền cập bến, bốc dỡ hàng hoá, khách hàng lên xuống, sửa chữa phương tiện vận tải biển, bảo quản hàng hoá và thực hiện các công việc khác phục vụ quá trình vận tải đường biển. Cảng có cầu cảng, đường vận chuyển có thể là đường sắt, đường bộ, kho hàng, xưởng sửa chữa. Theo quan điểm hiện đại, cảng biển không phải là điểm cuối hoặc kết thúc của quá trình vận tải mà là điểm luân chuyển hàng hoá và hành khách. Nói cách khác, cảng như một mắt xích trong dây truyền vận tải. Như vậy có thể kết luận: Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, nơi xây dựng các công trình như luồng tàu, đê chắn sóng, cầu cảng, kho bãi, nhà xưởng,... và lắp đặt thiết bị phục vụ cho tàu biển ra vào hoạt động để bốc dỡ hàng hoá, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác phục vụ quá trình vận tải đường biển. 8 Các công trình hạng mục của cảng biển: KẾT CẤU HẠ TẦNG CẢNG BIỂN Kết cấu hạ tầng bến cảng BIỂN Cầu tàu Kho bãi, nhà xưởng, trụ sở Thông tin liên Đường lạc, điện giao thông nước, phụ trợ nội bộ Kết cấu hạ tầng công cộng cảng biển Luồng vào cảng Đèn biển, phao tiêu, báo hiệu Đê kè chắn sóng Hình 2.1: Các yếu tố thành phần của kết cấu hạ tầng cảng biển (Nguồn: Theo tổng hợp của tác giả) Vai trò của cảng biển Vai trò thụ động: Cảng được xây dựng để đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hoá cho vùng hấp dẫn. Vì thế trước đây người ta tiến hành nghiên cứu quy hoạch phát triển cảng biển theo những kịch bản phát triển kinh tế được xây dựng trước, có thể minh hoạ theo sơ đồ sau: Các cơ sở, nhà máy sản xuất hàng hoá vùng hậu phương Nhu cầu xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá bằng đường biển Nhu cầu và quy mô phát triển cảng biển Vai trò động lực: Trong lịch sử không ít thành phố, khu công nghiệp được hình thành và phát triển là nhờ có cảng. Vai trò động lực là cảng có trước đã thúc 9 đẩy sự ra đời và phát triển của thành phố và kinh tế vùng hấp dẫn. Và sau khi có thành phố, sự phát triển kinh tế của thành phố và vùng hấp dẫn lại đòi hỏi sự phát triển tiếp theo của cảng. Quá trình phát triển này có thể minh hoạ thành sơ đồ quan hệ dưới đây: Xây dựng cảng biển Phát triển kinh tế vùng hấp dẫn (hình thành khu kinh tế, công nghiệp tập trung ở hậu phương) kinh tế, công nghiệp tập trung ở hậu phương) Phát triển cảng biển theo nhu cầu vận tải Chức năng của cảng biển - Chức năng đầu tàu phát triển kinh tế biển Kinh tế biển bao gồm 6 ngành chính: kinh tế cảng, đánh bắt và nuôi trồng hải sản, kinh tế đóng tàu, kinh tế khai thác dầu khí và quặng dưới biển, kinh tế du lịch biển và kinh tế lấn biển. Trong đó, để phát triển nhanh bền vững kinh tế biển đối với một quốc gia như Việt Nam, hệ thống cảng biển phải xây dựng trước một bước. Cảng biển là động lực lôi kéo các ngành đóng tàu, đánh bắt hải sản, lấn biển... phát triển theo. - Chức năng vận chuyển và bốc xếp hàng hoá Đây là chức năng nguyên thuỷ của cảng biển. Trong hệ thống vận tải quốc gia, cảng biển là điểm hội tụ của các tuyến vận tải khác nhau (đường bộ, đường sông, đường sắt, đường hàng không), tập trung cho mọi phương thức vận tải để thực hiện chức năng vận chuyển hàng hoá. - Chức năng thương mại và buôn bán quốc tế Với vị trí là đầu mối của các tuyến đường vận tải: đường sông, đường sắt, đường bộ…, ngay từ đầu mới thành lập, các cảng biển đã là những địa điểm tập trung trao đổi buôn bán của các thương gia từ khắp mọi miền. Tại các vùng cảng có vị trí địa lý tự nhiên thuận lợi như nằm trên các trục đường hàng hải quốc tế nối liền các Châu lục, các khu vực phát triển kinh tế năng động… thì hoạt động trao đổi kinh doanh, thương mại lại càng diễn ra sôi động hơn. Các vùng cảng này nhanh 10 chóng trở thành trung tâm thương mại không chỉ của khu vực mà còn của cả thế giới. - Chức năng công nghiệp và cung ứng nhiên liệu Các vùng cảng biển là những địa điểm thuận lợi cho việc xây dựng những nhà máy xí nghiệp thuộc những ngành công nghiệp khác nhau vì nó cho phép tiết kiệm được chi phí vận tải rất nhiều, nhất là những nhà máy sản xuất bằng nguyên liệu nhập khẩu, đồng thời xuất khẩu sản phẩm của nó bằng vận tải đường biển thì sẽ đạt được sự tiết kiệm rất lớn, hạ giá thành sản phẩm, giúp cho doanh nghiệp có thể cạnh tranh được trên thị trường quốc tế. Ngoài ra, các xí nghiệp công nghiệp này còn có thể liên kết với nhau tạo thành một chu trình sản xuất đồng bộ và hiệu quả. - Chức năng phát triển thành phố và đô thị Mối quan hệ tương quan giữa các cảng biển và thành phố là mối liên hệ tác động lẫn nhau. Cảng biển ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của thành phố cảng theo các phương diện khác nhau: thành phố sẽ phát triển để đảm nhận vai trò tập trung hàng hoá cho xuất khẩu và vai trò phân phối hàng nhập khẩu, các ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu cũng sẽ được phát triển ở thành phố cảng. Thành phố cảng sẽ trở thành căn cứ của các đại lý của hãng tàu biển, các hãng bảo hiểm tàu thuyền, trung tâm thương mại thu hút các hãng buôn trong và ngoài nước, là nơi tập trung lao động từ các nơi khác đổ về... - Chức năng trung tâm văn hoá, nghỉ ngơi, du lịch và giải trí Hoạt động của cảng biển còn tạo ra sự giao lưu văn hoá giữa các vùng, miền trong cả nước cũng như giữa các quốc gia với nhau bởi đi kèm với hoạt động giao lưu kinh tế là sự giao lưu về văn hoá. Các thương nhân nước ngoài (Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ…) mang đến đây những sản phẩm truyền thống cùng bản sắc văn hoá đặc sắc của dân tộc mình. Ngược lại, nền văn hoá của Việt Nam cũng sẽ giao lưu và truyền bá sang các nước khác thông qua việc buôn bán trao đổi các sản phẩm truyền thống của dân tộc. Như vậy, cảng biển có rất nhiều chức năng và các chức năng này đều rất quan trọng đối với nền kinh tế. 2.1.2 Khái quát về dịch vụ logistics cảng biển Xu thế của kinh tế thế giới là toàn cầu hóa với ưu điểm tuyệt đối làm cho nền phát triển năng động và vững chắc hơn. Toàn cầu hóa khiến giao thương của các quốc gia, các khu vực trên thế giới phát triển mạnh mẽ và đương nhiên kéo theo những nhu cầu mới về vận tải, kho bãi, dịch vụ hỗ trợ khác. Xu thế mới này dẫn đến sự nảy sinh và phát triển tất yếu của dịch vụ logistics, được ghi nhận như một chức
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất