Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng chiến lược phát triển của công ty xăng dầu hà tĩnh...

Tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển của công ty xăng dầu hà tĩnh

.PDF
98
206
131

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ---------o0o--------- TRẦN ĐẠI HÀ XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU HÀ TĨNH LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG Hà Nội - 2018 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ---------o0o--------- TRẦN ĐẠI HÀ XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU HÀ TĨNH Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.NGUYỄN VIẾT LỘC XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN TS. NGUYỄN VIẾT LỘC PGS.TS. NGUYỄN TRÚC LÊ Hà Nội - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luân ̣ văn “Xây dựng chiến lược phát triển của Công ty Xăng dầu Hà Tĩnh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Viết Lộc. Các thông tin , số liệu được sử dụng trong Luân ̣ văn là trung thực, có xuất xứ rõ ràng. Tác giả luận văn Trần Đại Hà LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể Thầy , Cô giáo của Trường đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tin ̀ h giúp đỡ , tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường . Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắ c tới thầ y Ngu yễn Viết Lộc đã nhiệt tin ̀ h hướng dẫn , giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn với đề tài “Xây dựng chiến lược phát triển của Công ty Xăng dầu Hà Tĩnh”. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Trần Đại Hà MỤC LỤC Danh mục các từ viết tắt .................................................................................. i Danh mục bảng ................................................................................................ ii Danh mục sơ đồ .............................................................................................. iii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP ........................................................................................... 4 1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan, rút ra khoảng trống nghiên cứu ..................................................................................................................... 4 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài ................................................ 4 1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước................................................. 5 1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu của luận văn .................................................. 6 1.2. Cơ sở lý luận về xây dựng chiến lược phát triển của doanh nghiệp .......... 7 1.2.1. Chiến lược và các cấp độ của chiến lược ................................................ 7 1.2.2. Chiến lược phát triển, đặc trưng, vai trò và nội dung của chiến lược phát triển của doanh nghiệp ...................................................................... 9 1.2.3. Nội dung xây dựng chiến lược phát triển của doanh nghiệp ................ 12 1.2.4. Tiêu chí đánh giá xây dựng, thực hiện chiến lược phát triển ................ 23 1.2.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng chiến lược phát triển của doanh nghiệp .................................................................................... 27 Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................. 29 2.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................. 29 2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 31 2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu, dữ liệu nghiên cứu ............................... 31 2.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu .................................................................... 31 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ MÔI TRƢỜNGKINH DOANH CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU HÀ TĨNH ...... 33 3.1. Phân tích môi trường kinh doanh của công ty xăng dầu Hà Tĩnh ........... 33 3.1.1. Phân tích môi trường các yếu tố tác động bên ngoài ............................ 33 3.1.2. Phân tích môi trường các yếu tố tác động bên trong ............................ 41 3.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty ......................................... 48 3.3. Đánh giá chung về môi trường kinh doanh và hoạt động kinh doanh của công ty ...................................................................................................... 51 3.3.1. Điểm đạt được ....................................................................................... 51 3.3.2. Điểm tồn tại, hạn chế và nguyên nhân .................................................. 52 Chƣơng 4: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂNCỦA CÔNG TY XĂNG DẦU HÀ TĨNH ....................................... 54 4.1. Bối cảnh mới và căn cứ đề xuất chiến lược ............................................. 54 4.1.1. Dự báo cung cầu dầu mỏ thế giới và thị trường xăng dầu Việt Nam trong thời gian tới ............................................................................................ 54 4.1.2. Định hướng, mục tiêu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đến 2020 .... 55 4.1.3. Dự báo về nhu cầu xăng dầu Tỉnh Hà Tĩnh .......................................... 55 4.2. Nhóm giải pháp lập kế hoạch xây dựng chiến lược phát triển ................ 56 4.3. Nhóm giải pháp tổ chức xây dựng chiến lược phát triển ......................... 57 4.4. Nhóm giải pháp kiểm tra, giám sát xây dựng chiến lược phát triển ........ 59 4.5. Đề xuất chiến lược phát triển của công ty xăng dầu hà tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030 ........................................................................................ 60 4.5.1. Xác định sứ mệnh, tầm nhìn của Công ty Xăng dầu Hà Tĩnh .............. 60 4.5.2. Đề xuất chiến lược phát triển của Công ty Xăng dầu Hà Tĩnh đến năm 2030 ......................................................................................................... 64 4.6. Giải pháp thực hiện chiến lược phát triển của công ty xăng dầu Hà Tĩnh ..... 68 4.6.1. Giải pháp về tài chính ........................................................................... 68 4.6.2. Giải pháp về chủ động nguồn cung ....................................................... 69 4.6.3. Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ ......................................... 70 4.6.4. Giải pháp về phát triển thị trường và mạng lưới phân phối .................. 72 4.6.5. Giải pháp tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh doanh................................... 75 4.6.6. Giải pháp quản trị rủi ro và bảo vệ môi trường .................................... 76 4.6.7. Giải pháp về tổ chức quản lý................................................................. 77 4.6.8. Một số giải pháp khác ........................................................................... 78 KẾT LUẬN .................................................................................................... 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 82 PHỤ LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Stt 1. Chữ viết tắt BCG Viết đầu đủ Boston Consullting Group Matrix Ma trận thị phần tăng trưởng 2. CBCNV Cán bộ công nhân viên 3. CHXD Cửa hàng xăng dầu 4. CNH Công nghiệp hóa 5. DN Doanh nghiệp 6. DT Doanh thu 7. EFE External Factor Evaluation Matrix Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài 8. FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài 9. GDP Gross Domestic Product) Tổng sản phẩm nội địa hay tổng sản phẩm quốc nội 10. GRDP Gross Regional Domestic Product) Tổng sản phẩm trên địa bàn (tính trên phạm vi một vùng, một tỉnh hay một thành phố nào đó) 11. GSM Grand Strategy Matrix Ma trận chiến lược phát triển chính 12. IFE Internal Factor Evaluation Matrix Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong 13. KD Kinh doanh 14. LN Lợi nhuận 15. NSĐP Ngân sách địa phương 16. Nxb Nhà xuất bản 17. OPEC Organization of Petroleum Exporting Countries Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ i 18. Petrolimex Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam 19. QSPM Quantitative Strategic Planning Matrix Ma trận hoạch định chiến lược phát triển có thể định lượng 20. QTRR Quản trị rủi ro 21. R&D Research & development Nghiên cứu và phát triển 22. SBU Strategic Business Unit Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh 23. SWOT Strengths – Weaknesses – Opportunities – Threats Analysis Phân tích Điểm mạnh - Điểm yếu - Cơ hội - Thách thức 24. SXKD Sản xuất kinh doanh 25. TĐXDVN Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam 26. TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên 27. TP Thành phố 28. UBND Ủy ban nhân dân ii DANH MỤC CÁC HÌNH/ BẢNG STT Hình/ Nội dung Trang Bảng 1. Hình 1.1 Những nội dung cơ bản của bản chiến lược phát triển 12 2. Hình 1.2 Quy trình hoạch định chiến lược phát triển của doanh 15 nghiệp 3. Hình 1.3 Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M.Porter 17 4. Hình 2.1 Khung lý thuyết nghiên cứu xây dựng chiến lược phát 31 triển 5. Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Xăng dầu Hà Tĩnh 46 6. Hình 4.1 Biểu đồ dự báo cung cầu xăng dầu thị trường Việt 58 Nam đến năm 2035 7. Bảng 1.1 Bảng mẫu ma trận EFE 19 8. Bảng 1.2 Bảng mẫu ma trận IFE 19 9. Bảng 1.3 Bảng mẫu ma trận hình ảnh cạnh tranh 20 10. Bảng 1.4 Bảng mẫu ma trận hình ảnh cạnh tranh 22 11. Bảng 1.5 Bảng mẫu ma trận QSPM 24 12. Bảng 3.1 Thống kê tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam 35 giai đoạn 2012 – 2016 13. Bảng 3.2 Dân số, diện tích, mật độ dân số của Tỉnh Hà Tĩnh so 39 với các Tỉnh lân cận 14. Bảng 3.3 Kết quả khảo sát về thị phần của các đối thủ cạnh 41 tranh 15. Bảng 3.4 Cơ cấu nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2014-2016 44 16. Bảng 3.5 Số lượng lao động Công ty (2014-2016) 46 17. Bảng 3.6 Chất lượng lao động của Công ty 47 18. Bảng 3.7 Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thật của Công ty Xăng 48 dầu Hà Tĩnh tới 31/12/2016 19. Bảng 3.8 Kết quả hoạt động tài chính của Công ty từ năm 2012- iii 52 2016 20. Bảng 3.9 Chi tiết kết quả kinh doanh theo sản phẩm (Xăng dầu 53 và các sản phẩm ngoài xăng dầu) giai đoạn 2012 – 2016 21. Bảng 4.1 Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chính của Công ty 66 đến 2020, 2025, 2030 22. Bảng 4.2 Đưa các yế u tố vào ma trâ ̣n SWOT 67 23. Bảng 4.3 Ma trận QSPM lựa chọn chiến lược phát triển tối ưu 70 cho Công ty Xăng dầu Hà Tĩnh iv MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chiến lược hay chiến lược phát triển của một tổ chức là xâu chuỗi một loạt những hoạt động được thiết kế nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh lâu dài cho một tổ chức, doanh nghiệpso với các đối thủ cạnh tranh của mình. Một chiến lược tốtsẽ giúp doanh nghiệpxác định được chính xác mục tiêu cần đạt từ đó hoạch định được con đường, phương thức tổ chức và định hướng phân bổ nguồn lực hợp lý để đạt được mục tiêu lựa chọn. Thực tiễn cũng đã chứng minh, có rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp nhờ có chiến lược phát triển đúng đắn mà đạt được nhiều thành công, vượt qua đối thủ cạnh tranh và tạo vị thế cho mình trên thương trường. Công ty Xăng dầu Hà Tĩnh (Petrolimex HaTinh Company) được thành lập ngày 28/06/2010, theo quyết định số: 376/XD-QĐ-HĐQT của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (trên cơ sở nâng cấp Chi nhánh Xăng dầu Hà Tĩnh, thành lập từ năm 1991), Công ty là đơn vị thành viên của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, các sản phẩm hóa dầu và các dịch vụ thương mại khác trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Trải qua hơn 25 năm xây dựng và phát triển, với sự nỗ lực của tập thể Lãnh đạo, người lao động Công ty, cùng với nhữngđịnh hướng, sự hỗ trợ về nguồn lực của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, đến nay Công tyđã khẳng định được vị thế, thương hiệu của mình tại khu vực Bắc Miền Trung với mạng lưới gồm 60 Cửa hàng bán lẻ xăng dầu; 03Trung tâm và 01Cửa hàng kinh doanh tổng hợp; 01 Tổng đại lý và 40 khách hàng nhượng quyền bán lẻ. Tuy nhiên, cùng với tiến trình hội nhập, gia nhập các tổ chức thương mạiKhu vực và Quốc tế của Việt Nam,thị trường kinh doanh xăng dầu Việt Nam ngày càng được mở rộng, điều kiện môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng hơn giữa các Doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần trong nước và nước ngoài. Điều này vừa là cơ hội cho Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và các đơn vị thành viên của Tập đoàn có được cơ chế linh hoạt hơn trong điều hành hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường, nhưng cũng kèm theo đó là những thách thức trước áp lựccạnh tranhngày càng gay gắt hơn từ các doanh nghiệp thuộc các thành phần khác. 1 Đứng trước những cơ hội và thách thức nêu trên, thì một yêu cầu tất yếu là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam cùng với các đơn vị thành viên của mình nhưCông ty Xăng dầu Hà Tĩnh cần phải có một định hướng chiến lược kinh doanh có tính dài hạn, làm kim chỉ nam cho hoạt động phát triển, gắn với thị trường tiêu thụ để tìm ra cơ hội kinh doanh cho mình, giúp cho Doanh nghiệpngày càng phát triển hơn nữa. Xuất phát từ nhận định đó, tác giả lựa chọn đề tài “Xây dựng chiến lƣợc phát triểncủa Công ty Xăng dầu Hà Tĩnh” làm đề tài nghiên cứu và là luận văn tốt nghiệp nhằm giải đáp các câu hỏi đặt ra:Công ty Xăng dầu Hà Tĩnhcần làm gì để có thể xây dựng cho mình một chiến lược phát triển phù hợp và định hướng chiến lược phát triển như thế nào để tiếp tục duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh của mình trong bối cảnh hiện nay? 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1.Mục đích Nghiên cứu được tiến hànhnhằmxây dựng chiến lược phát triển và giải pháp xây dựng, thực hiệnchiến lược phát triểntạiCông ty Xăng dầu Hà Tĩnhtrong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ - Hệ thống các vấn đề lý luận, thực tiễn về chiến lược, xây dựng chiến lược phát triển của doanh nghiệp. - Phân tích, đánh giá thực trạng về hoạt động kinh doanh và môi trường kinh doanh của Công ty Xăng dầu Hà Tĩnh. - Đề xuất xây dựngchiến lượcphát triểntại Công ty Xăng dầu Hà Tĩnh. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận văn làxây dựng chiến lược phát triểncho Công ty Xăng dầu Hà Tĩnh trong mối quan hệ với các yếu tố nội tại và môi trường bên ngoài Công ty. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Qua nghiên cứu sơ bộ cho thấy, Công ty xăng dầu Hà Tĩnh chưa xây dựng và ban hành đượcchiến lược phát triển, nên luận văn tập trung chủ 2 yếu vào việc nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển cho Công ty Xăng dầu Hà Tĩnh trong thời gian tới (chưatập trung vào nội dung đánh giá thực hiện chiến lược phát triển). - Về không gian: Địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. -Về thời gian: Các số liệu được thu thập chủ yếu trong khoảng từ năm 2012đến nay. Các giải pháp, định hướng tới 2020, tầm nhìn 2030. 4. Những đóng góp của Luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ có những đóng góp tích cực cho hoạt động thực tiễn của các các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xăng dầuvà Công ty Xăng dầu Hà Tĩnh nói riêng. Cụ thể: (1) Nghiên cứu giúp doanh nghiệp xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu trong chiến lược phát triển của công ty; trên cơ sở đó đề xuất chiến lược và một số giải pháp thực thi chiến lược kinh doanh tại Công ty Xăng dầu Hà Tĩnh. (2) Kết quả nghiên cứu cũng mang lại cái nhìn tổng thể về hoạt động kinh doanh; từ đó giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng để vạch ra các chiến lược, phương hướng phát triển tối ưu. (3) Nội dung nghiên cứu trong luận văn có thể làm cơ sở cho nhu cầu nghiên cứu tương tự phục vụ hoạt động kinh doanh trong tương lai. 5. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần giới thiệu chung thì luận văn gồm có 4 chương như sau: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận vềxây dựng chiến lược phát triểncủa doanh nghiệp. Chƣơng 2: Phương phápvà thiết kế nghiên cứu. Chƣơng 3: Thực trạnghoạt động kinh doanh và môi trường kinh doanh của Công ty Xăng dầu Hà Tĩnh Chƣơng 4: Giải pháp xây dựng Chiến lược phát triển tại Công ty Xăng dầu Hà Tĩnh 3 Chƣơng 1 TỔNG QUANTÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢCPHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan, rút ra khoảng trống nghiên cứu 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài Chủ đề về chiến lược đã được nhiều tác giả trên thế giới quan tâm nghiên cứutừ lâu, những nhà nghiên cứu tiêu biểu phải kể đếngồm: Michael Porter (1980), trong: Chiến lược cạnh tranh, Lợi thế cạnh tranh và Lợi thế cạnh tranh quốc gia, đã chỉ ra phương pháp định nghĩa lợi thế cạnh tranh theo chi phí và giá tương đối và trình bày một góc nhìn hoàn toàn mới về cách thức tạo và phân chia lợi nhuận. Johnson và Scholes (2000), trong “Chiến lược cạnh tranh của một tổ chức” thì trong một tổ chức hay một doanh nghiệp: “Chiến lược là việc định hướng và xác định phạm vi hoạt động của một tổ chức trong dài hạn, ở đó tổ chức 8 phải giành được lợi thế thông qua việc kết hợp các nguồn lực trong một môi trường nhiều thử thách, nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường và đáp ứng mong muốn của các tác nhân có liên quan đến tổ chức”. Fred David (2011) trong “Khái luận về quản trị chiến lược” cho rằng: Quản trị chiến lược là một nghệ thuật và khoa học thiết lập, thực hiện và đánh giá các quyết định đan chéo nhiều chức năng cho phép một tổ chức đạt được những mục tiêu đề ra. Peter Drucker (2013) trong “Quản trị trong thời kỳ khủng hoảng”, đã nêu lên vai trò của quản trị thời khủng hoảng là tập trung hoàn toàn vào các hành động, chiến lược và cơ hội, những điều các nhà quản trị có thể làm, nên làm và phải làm trong những thời kỳ biến động, khủng hoảng. Frederick W.Gluck và cộng sự (1980) trong “Strategic Management for Competitive Advantage” đã đưa ra các so sánh và mô tả tiến trình phát triển của việc lập chiến lược đối với một tổ chức, doanh nghiệp. Lập kế hoạch chiến lược trả 4 lời bốn câu hỏi cơ bản: (i) Doanh nghiệp/tổ chức đang ở đâu? (ii) Doanh nghiệp/tổ chức muốn đi đến đâu trong tương lai? (iii) Làm thế nào để đến đó? (iv) Làm thế nào để đo đạc được sự tiến triển? 1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước Trong các giáo trình của các trường đại học kinh tế nước ta như: Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Đà Nẵng... đều cho rằng Chiến lược đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Cụ thể như: GS.TS Phan Huy Đường trong cuốn sách “Quản lý công” do Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội (2014, Tái bản: 2016) khi nghiên cứu về quản lý chiến lược trong một tổ chức đã xác định 3 bộ phận quan trọng nhất cấu thành một chiến lược gồm: 1) Thứ nhất là hệ thống quan điểm cơ bản của chiến lược; 2) Thứ hai là hệ thống mục tiêu chiến lược; 3) Thứ ba là hệ thống các giải pháp chiến lược. PGS.TS Lê Thế Giới (2012), trong “Giới thiệu về quản trị chiến lược và tuyên bố sứ mệnh” Nhà xuất bản Đại học Đà Nẵng, đã có sự so sánh giữa chiến lược trong lĩnh vực quân sự và lĩnh vực kinh tế. Theo đó: Trong quân sự, chiến lược dùng để chỉ kỹ năng quản trị để khai thác các lực lượng để đè bẹp đối phương và tạo dựng hệ thống thống trị toàn cục. PGS.TS Ngô Kim Thanh (2012) trong “Quản trị chiến lược” đã nhấn mạnh vai trò của chiến lược phát triển đối với doanh nghiệp: Chiến lược đóng vai trò định hướng hoạt động trong dài hạn của doanh nghiệp và là cơ sở vững chắc cho việc triển khai các hoạt động tác nghiệp. TS Vương Quân Hoàng (2014) trong “Nội dung quản trị chiến lược và trọng tâm trong thế kỷ XXI” đã trình bày nội dung, tầm quan trọng và đặc biệt là cách hiểu bản chất, trọng tâm của quản trị chiến lược. Vũ Thị Thu Hiền (2012) trong “Cơ sở lý luận về chiến lược” cho rằng, quá trình xây dựng và thực hiện chiến lược của doanh nghiệp bao gồm 7 bước. Về nghiên cứu liên quan đến chiến lược phát triển, chiến lược kinh doanh trong ngành xăng dầu thì cũng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu dưới dạng các luận văn, luận văn của các tác giả như: 5 - Luận văn Giải pháp chiến lược phát triển kinh doanh tại Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ đến năm 2010 : Luận văn thạc sĩ, Nguyễn Thiện Minh, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, năm 2004. - Luận văn hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty xăng dầu Quảng Bình giai đoạn 2007 – 2010 - Luận văn Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty Xăng dầu Nghệ an đến 2020, tác giả Lê Thị Hải Yến, Trường Đại học Nha Trang, năm 2013 - Luận văn Chiến lược phát triển kinh doanh xăng dầu của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đến năm 2010: Luận văn thạc sĩ, Võ Thị Thu, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, năm 2013 1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu của luận văn Các nghiên cứu trên đây đã giúp làm rõ các vấn đề lý luận về chiến lược và quản trị chiến lược, một số tác giả cũng đã nghiên cứu cụ thể đối với ngành kinh doanh xăng dầu, tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu ứng dụng vấn đề này đối với ngành kinh doanh xăng dầu tại tỉnh Hà Tĩnh. Do vậy, luận vănnày cần phải tiếp tục nghiên cứu làm rõ các vấn đề: -Tiếp tục nghiên cứu cơ sở lý luận để trên cơ sở đó có thể vận dụng linh hoạt vào việc xây dựng chiến lược phát triển của Công ty Xăng dầu Hà Tĩnh. -Phân tích môi trường (trong vào ngoài), nhằm chỉ ra những cơ hội và thách thức đối với Công ty. - Phân tích đánh giá thực trạng của Công ty Xăng dầu Hà Tĩnhtrên tất cả các khía cạnh nhằm chỉ ra những mặt mạnh và mặt yếu. - Kết hợp các cơ hội và thách thức với những điểm mạnh và điểm yếu để hình thành các kịch bản chiến lược cho Công ty Xăng dầu Hà Tĩnh. - Tuyên bố sứ mệnh tầm nhìn và mục tiêu phát triển của Công ty Xăng dầu Hà Tĩnh đến năm 2025, tầm nhìn 2030; Đề xuất các giải pháp để thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển của Công ty Xăng dầu Hà Tĩnh. 6 1.2. Cơ sở lý luận về xây dựng chiến lƣợc phát triển của doanh nghiệp 1.2.1.Chiến lược và các cấp độ của chiến lược 1.2.1.1. Khái niệm chiến lược Qua phân tích các quan điểm, định nghĩa về chiến lược của các học giả đã được đề cập tại phần Tổng quan nghiên cứu ở phần 1.1, có thể thấy rằng, các định nghĩa về chiến lược đều xuất hiện các cụm từ biểu thị các khía cạnh khác nhau cần phải bao hàm trong đó: “quan điểm”, “mục tiêu”, “giải pháp”, “tính dài hạn”. Tuy có nhiều cách diễn đạt, cách hiểu khác nhau về chiến lược, nhưng theo tác giả, nội dung chủ yếu của chiến lược của một tổ chức đều bao gồm: - Một là: Xác định sứ mệnh và mục tiêu lâu dài của tổ chức. - Hai là: Đề xuất những phương án để thực hiện mục tiêu. - Ba là: Lựa chọn phương án khả thi, triển khai phương án và phân bổ nguồn lực để thực hiện mục tiêu. Như vậy có thể định nghĩa: Chiến lược của một tổ chức, doanh nghiệp là chương trình hành động tổng quát hướng tới thực hiện những mục tiêu của tổ chức, doanh nghiệp. Chiến lược không nhằm vạch ra một cách cụ thể làm thế nào để có thể đạt được những mục tiêu vì đó là nhiệm vụ của nhiều chương trình hỗ trợ, các chiến lược, các chức năng khác. Chiến lược chỉ tạo ra các khung để hướng dẫn tư duy để hành động (Phan Huy Đường, 2013, trang 263). 1.2.1.2. Các cấp độ chiến lược Trong một tổ chức nói chung, thường có 3 cấp độ chiến lược: Chiến lược cấp tổ chức; Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh - Chiến lược SBU; Chiến lược cấp chức năng. * Chiến lược cấp tổ chức Chiến lược cấp tổ chức (organizational-level strategy) do bộ phận quản lý cao nhất vạch ra nhằm định hướng cho hoạt động của toàn doanh nghiệp. Chiến lược cấp tổ chức sẽ trả lời các câu hỏi sau: tổ chức cần đạt được những mục tiêu cơ bản nào? Định hướng phát triển trong tương lai của tổ chức là tăng trưởng, ổn định hay thu hẹp? tổ chức nên hoạt động trong những lĩnh vực nào? Ngành nào? Cung 7 cấp sản phẩm dịch vụ nào? Tổ chức cần phân bổ nguồn lực ra sao cho các lĩnh vực, sản phẩm/dịch vụ đó? Tổ chức cần phối hợp hoạt động của các lĩnh vực đã lựa chọn như thế nào? Chiến lược cấp tổ chức sẽ giải quyết các vấn đề cơ bản mà tổ chức phải đối mặt, từ đó đưa ra 3 quyết định chiến lược cơ bản cho tổ chức, đó là: Chiến lược định hướng (directional strategy) nhằm nêu ra định hướng chung cho tổ chức là tăng trưởng, ổn định hay thu hẹp. Chiến lược danh mục hoạt động/đầu tư (portfolio strategy) nêu ra những lĩnh vực, sản phẩm/dịch vụ mà tổ chức sẽ hoạt động hay cung cấp. Chiến lược quản lý tổng thể (parenting strategy) trong đó nêu ra phương thức quản lý nhằm phối hợp hoạt động, chuyển giao và sử dụng nguồn lực, xây dựng năng lực giữa các lĩnh vực hoạt động của tổ chức. * Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh - Chiến lược SBU Đơn vị kinh doanh chiến lược “Strategic Business Unit” là một bộ phận của doanh nghiệp tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ phục vụ một nhóm khách hàng riêng. SBU có các hoạt động cung ứng đầu vào, hoạt động nghiên cứu phát triển mang tính độc lập tương đối so với các bộ phận khác trong doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có thể có nhiều SBU hoặc chỉ là 01 SBU hoặc nhiều doanh nghiệp mới hợp thành 01 SBU. Một doanh nghiệp kinh doanh đơn ngành thì chiến lược cấp doanh nghiệp chính là chiến lược SBU, một doanh nghiệp kinh doanh đa ngành sẽ có 03 cấp chiến lược (Chiến lược cấp doanh nghiệp, Chiến lược SBU và Chiến lược chức năng); Mỗi một SBU cần một chiến lược kinh doanh riêng gọi là chiến lược cấp đơn vị kinh doanh chiến lược. Chiến lược của mỗi SBU đều gắn với 1 cặp sản phẩm và thị trường. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh chỉ liên quan đến những mối quan tâm và hoạt động trong một lĩnh vực hoạt động của tổ chức. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh nhằm củng cố vị thế cạnh tranh và hợp tác của lĩnh vực. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh trả lời các câu hỏi cơ bản sau: Đơn vị kinh doanh cần đạt được những mục tiêu cơ bản nào? Cạnh tranh dựa trên các lợi thế cạnh tranh nào? Hợp tác bằng những phương thức nào? Dựa trên lợi thế nào? 8 * Chiến lược cấp chức năng Các chiến lược cấp chức năng (functional strategy) được xây dựng và thực hiện nhằm nâng cao năng lực cho các chức năng hoạt động của tổ chức và tối đa hoá năng suất sử dụng nguồn lực của tổ chức. Các chiến lược này thường sử dụng là chiến lược marketing, chiến lược tài chính, chiến lược nguồn nhân lực, chiến lược sản xuất, chiến lược nghiên cứu và phát triển... 1.2.2. Chiến lược phát triển, đặc trưng, vai trò và nội dung của chiến lược phát triển của doanh nghiệp 1.2.2.1. Khái niệm chiến lược phát triển Trong các cấp độ chiến lược của một tổ chức, doanh nghiệp thì chiến lƣợc phát triển làChiến lƣợc cấp tổ chức (organizational-level strategy) do bộ phận quản lý cao nhất vạch ra nhằm định hướng cho hoạt động của toàn doanh nghiệp. Chiến lược phát triển liên quan đến cách thức cạnh tranh thành công trên các thị trường cụ thể và có thể định nghĩa như sau: Chiến lược phát triển của tổ chức, doanh nghiệp là những kế hoạch dài hạn và những giải pháp lớn nhằm thực hiện kế hoạch đó. 1.2.2.2. Đặc trưng, vai trò của chiến lược phát triển * Đặc trƣng Chiến lược phát triển của tổ chức, doanh nghiệp có những đặc trưng cơ bản như sau: - Chiến lược phát triển bao trùm các lĩnh vực hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp và thường thì chỉ các nhà quản lý cấp cao mới có đủ khả năng và tầm nhìn cần thiết để hiểu được những ảnh hưởng rộng lớn của quyết định chiến lược và có đủ thẩm quyền phân bố nguồn lực cần thiết. - Chiến lược phát triển ảnh hưởng lâu dài tới triển vọng của tổ chức, doanh nghiệp vì khi tổ chức, doanh nghiệp đã cam kết thực hiện một chiến lược phát triển cũng đồng nghĩa với việc quảng bá hình ảnh và chỉ rõ lợi thế cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp trên thương trường. - Các vấn đề chiến lược thường định hướng tương lai vì được xây dựng dựa trên những dự đoán của những nhà quản lý hơn là những gì họ biết. Điều quan trọng 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan