Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng chiến lược marketing mix cho hoạt động ca trù tại clb ca trù hà nội...

Tài liệu Xây dựng chiến lược marketing mix cho hoạt động ca trù tại clb ca trù hà nội

.PDF
19
222
136

Mô tả:

[Trang 1] Đề tài: XD chiến lược Marketing- Mix cho hoạt động ca trù tại CLB Ca trù Hà Nội PHẦN I. Giới thiệu chung Đôi lời giới thiệu về nghệ thuật Ca trù: Ca trù ban đầu vốn là một loại hình nghệ thuật của dân gian, được cung đình tiếp nhận dùng làm trò diễn xướng, gọi là hát cửa quyền, rồi lại trở về với dân gian gọi là hát cửa đình, hát ả đào, hát cô đầu, hát nhà trò, hát nhà tơ. Loại hình diễn xướng này có từ thời Lý, phát triển hưng thịnh ở đời nhà Lê. Nghệ thuật hát ca trù mang sắc thái độc đáo, đặc sắc riêng có ở Việt Nam và của cả nhân loại. Trên thế giới, ít có một bộ môn nghệ thuật nào mà chỉ có ba người cùng với nhạc cụ đàn đáy, cỗ phách, trống chầu phối hợp lại mà thành cả thơ, nhạc, tiết tấu, thể điệu… làm mê hoặc lòng người như ca trù. Ngày 1/10/2009, nghệ thuật Ca trù đã được UNESCO xếp vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, năm 2010, cả nước có khoảng 63 Câu lạc bộ (CLB) Ca trù với khoảng 769 người (bao gồm 513 đào nương, 256 kép đàn và người đánh trống chầu) thuộc 14 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Ðịnh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và TP. Hồ Chí Minh. Các CLB này hoạt động tương đối liên tục và có kế hoạch luyện tập, truyền nghề cho các thế hệ sau, tuy nhiên, ở đây, số nghệ nhân có thể hát được từ 10 làn điệu trở lên là rất hiếm. Đôi nét về CLB Ca trù HN: Người thành lập: NSUT Lê Thị Bạch Vân Bắt đầu đi tìm các nghệ nhân Ca trù năm xưa để học hỏi với mong muốn khôi phục lại bộ môn nghệ thuật này từ năm 1986, đến năm 1991, bà đưa ra sáng kiến đưa tên gọi “Ca trù” vốn hay được dùng trong nghiên cứu vào đời sống, thay thế cho tên gọi “Hát cô đầu”, “Hát ả đào” và tên gọi này đã được sử dụng rộng rãi cho đến ngày hôm nay. Cùng năm đó, bà thành lập CLB Ca trù Hà Nội – CLB Ca trù đầu tiên của Việt Nam và mời nhiều Nguyễn Thị Hương Thảo Marketing 52B [Trang 2] NDDG về biểu diễn, đồng thời bắt tay vào đào tạo 1 thế hệ ca nương, kép đàn mới. Thời gian: 29- 01- 1991 Địa điểm hoạt động: Đình Kim Ngân, 42-44 Hàng Bạc, Quận Hoàn Kiếm, HN Lịch sinh hoạt và tổ chức biểu diễn Từ 20h đến 21h15’, các ngày thứ 4, thứ 6 và Chủ nhật hàng tuần. Số lượng thành viên tham gia: NSUT Lê Thị Bạch Vân: người sáng lập, chủ nhiệm hiện tại của CLB ca trù HN Nghệ nhân dân gian (NDDG) Vũ Văn Hồng, sinh năm 1919, học đàn Đáy từ năm 13 tuổi, bắt đầu biểu diễn năm 18 tuổi, thuộc lớp nghệ nhân Ca trù cuối cùng của nghệ thuật Ca trù trước năm 1945 còn sót lại. Năm 2011, cụ được Bộ Văn hóa, Thể thao, và Du lịch phong tặng danh hiệu NDDG. NDDG Vũ Văn Chi, năm nay khoảng 86 tuổi, là người am hiểu về văn học cổ Việt Nam và đã cầm chầu ( chơi trống chầu) được hơn 70 năm. NDDG Lê Ngọc Hân (1981) – ca nương chính, thuộc lớp nghệ sĩ mới được NSUT Lê Thị Bạch Vân đào tạo, đã họp tập và biểu diễn Ca trù hơn 10 năm. NDDG Nguyễn Bá Hải .... Ca nương Nguyễn Thùy Dung, hiện đang là sinh viên thanh nhạc 1. Lý do chọn đề tài: Ca trù là một trong những loại hình âm nhạc truyền thống Việt Nam đang đứng trước nguy cơ thất truyền do không có những lớp người mới kế thừa, gìn giữ và phát huy. Ra đời từ những năm đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX, dù đã có những bước phát triển nhất định, nhưng tới nay, hoạt động ca trù tại CLB Ca trù Hà Nội vẫn chưa thực sự có vị trí xứng đáng so với giá trị của mình trong lòng công chúng yêu nhạc thủ đô. Từ nhận thức này, tôi đã chọn nghiên cứu đi sâu về tình hình hoạt động Marketing của CLB để đề xuất XD chiến lược Marketing- Mix phù hợp. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá mức độ hài lòng và yêu cầu của khách hàng hiện tại và khách hàng mục tiêu, làm cơ sở cho việc phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động của chiến lược Marketing hiện tại Nguyễn Thị Hương Thảo Marketing 52B [Trang 3] 3. Mục đích nghiên cứu: Đề xuất xây dựng chiến lược Marketing- Mix phù hợp và hiệu quả hơn 4. Đối tượng nghiên cứu: Khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng của CLB Ca trù Hà Nội 5. Phạm vi nghiên cứu: Các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng Nguyễn Thị Hương Thảo Marketing 52B [Trang 4] PHẦN II. Nội dung 1. Phân tích môi trường Marketing 1.1.Phân tích các yếu tố môi trường vĩ mô: a, Môi trường văn hóa- xã hội:  Những yếu tố thuộc nền văn hóa truyền thống lâu đời: Vẫn còn tồn tại nhiều loại hình âm nhạc truyền thống bên cạnh loại hình ca trù, như cải lương, chèo, quan họ, dân ca các vùng miền….Tất cả tạo thành một môi trường văn hóa- xã hội vẫn đậm chất cổ truyền dù trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa! Ý thức trân trọng, gìn giữ và phát huy các giá trị của âm nhạc truyền thống, mà ca trù là một loại hình tiêu biểu trong số các loại hình biểu diễn lâu đời đó.  Những yếu tố văn hóa đang thay đổi đáng kể tác động đến nhu cầu thưởng thức nghệ thuật ca trù: Sự ra đời và phát triển của nhiều loại hình âm nhạc, đặc biệt là các loại hình từ nước ngoài. Riêng với giới trẻ, những người trong tương lai không xa sẽ trở thành khách hàng của CLB, thì tâm lý thích những thứ mới mẻ, hiện đại và cá tính, đôi khi có xu hướng “sính ngoại”, đang đặt ra cho CLB Ca trù Hà Nội nói riêng và việc gìn giữ và phát triển ca trù nói chung nhiều bài toán. Các hoạt động sinh hoạt ca trù: Trải qua nhiều biến động thăng trầm cùng lịch sử, có lúc tưởng chừng đã không thể tồn tại được nữa( đặc biệt là giai đoạn thế kỉ 20), khoảng 20 năm trở lại đây hoạt động ca trù trở lại sôi động hơn, với sự ra đời của nhiều CLB. Đặc biệt, sau khi Ca trù được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại (ngày 01 tháng 10 năm 2009), đã ra đời thêm rất nhiều CLB với số lượng thành viên và học viên tham gia cũng ngày càng đông đảo hơn. Liên hoan Ca trù toàn quốc (Lần 1: 2009, lần 2: 2012): Đây là một trong những hoạt động trọng tâm trong Chương trình hành động quốc gia bảo vệ ca trù giai đoạn Nguyễn Thị Hương Thảo Marketing 52B [Trang 5] 2010- 2015, là một sân chơi quy mô và tạo sự khích lệ cho các hoạt động sinh hoạt ca trù sâu rộng b, Môi trường nhân khẩu Dân số HN tính đến năm 2011: 6699,6 nghìn người, mật độ: 2013/ km2 Cơ cấu dân số của Hà Nội thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng người cao tuổi, giảm dần tỷ trọng trẻ em dưới 16 tuổi, thành phố đã bước vào thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” (tỷ lệ phụ thuộc gồm trẻ em và người cao tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất), tạo điều kiện cung ứng nguồn nhân lực dồi dào cho các hoạt động kinh tế xã hội của Thủ đô Tính đến 01/04/2009, Dân số các quận thuộc phạm vi nghiên cứu như sau (Đơn vị: người) Hoàn Kiếm: 147 334; Ba Đình: 225 910; Hai Bà Trưng: 295 72 Bảng 1- Thống kê lượt khách du lịch quốc tế đến HN hàng năm: Năm Lượt khách 2010 1,7 triệu 2011 1,9 triệu 2012 2,1 triệu Lượng khách lưu trú 1,1 triệu 1,3 triệu 1,5 triệu Nguồn: Số liệu thống kê của Sở VH- TT- DL Hà Nội c, Môi trường chính trị- luật pháp:  Các chính sách quản lý biểu diễn của Bộ VH- TT- DL, sở VHTTDL Hà Nội: Nghị định số 79/2012/NĐ-CP Quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu. Mục b, khoản 1, điều 3: “Đầu tư cho việc sưu tầm, nghiên cứu, giữ gìn, phát huy giá trị các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa nghệ thuật thế giới”  Các chính sách ưu tiên, hỗ trợ duy trì, gìn giữ và phát triển, đặc biệt kể từ khi Ca trù được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể của nhân loại: Ngay sau khi ca trù được UNESCO ghi danh là di sản VH phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp, Bộ VH- TT & DL đã công bố chương trình hành động quốc gia bảo Nguyễn Thị Hương Thảo Marketing 52B [Trang 6] vệ ca trù giai đoạn 2010-2015 với các ND chính: “Nâng cao nhận thức và năng lực cộng đồng, chủ thể văn hóa, tạo điều kiện để cộng đồng giao lưu, tìm kiếm, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm với các cộng đồng khác nhằm bảo vệ và phát huy di sản; ban hành chính sách đãi ngộ, phông tặng NDDG, nghệ nhân ưu tú cho các cá nhân có tài năng, có đóng góp quan trọng trong việc gìn giữ, phát huy di sản ca trù; tăng cường nguồn đầu tư nhà nước, đi đôi với các nguồn lực XH góp phần bảo vệ di sản….” d, Môi trường kinh tế Bảng 2- Thống kê thu nhập bình quân đầu người/ năm của người dân TP Hà Nội Năm Thu nhập đầu người bình quân/năm (triệu) 2010 2011 2012 37,5 40,3 46,6 Nguồn: Tổng cục Thống kê 1.2.Phân tích môi trường vi mô: a. Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Các CLB Ca trù khác đang hoạt động trên địa bàn Hà Nội:  CLB Ca trù Thăng Long: Được đào nương Phạm Thị Huệ cùng 2 người thầy dạy của mình là NDDG Nguyễn Phú Đẹ (85 tuổi) và NDDG Nguyễn Thị Chúc 78 tuổi thành lập vào tháng 8/ 2006. Lịch hoạt động cố định: từ 20h đến 21h các tối thứ 3, thứ 5, thứ 7 hàng tuần tại 88 Mã Mây.  Điểm mạnh: Kinh phí đầu tư lớn, Các hoạt động Marketing khá chuyên nghiệp và hiệu quả. Có điểm mới lạ khi có sử dụng trong dàn nghệ nhân/ nghệ sỹ các ca nương tuổi đời và tuổi nghề còn rất trẻ, cùng lối hát mang nhiều màu sắc hiện đại nên người nghe dễ dàng hơn trong việc thưởng thức  Điểm yếu: Những nét mới mẻ không dễ được những chuyên gia về ca trù ủng hộ, đặc biệt bởi tính bác học của môn nghệ thuật dân gian truyền thống này (Xét dưới góc độ chất lượng chương trình)  CLB Ca trù Thái Hà: là một gia đình có truyền thống 7 đời làm nghề và truyền nghề liên tục trong một dòng họ. Hàng tuần, CLB có tối biểu diễn miễn phí tại Hàng Buồm, bên cạnh 6 buổi biểu diễn thường xuyên tại Hàng Bồ. Nguyễn Thị Hương Thảo Marketing 52B [Trang 7]  b.    Điểm mạnh: Chất lượng chương trình tốt, mang đậm dấu ấn ca trù cổ Được quỹ Ford tài trợ cho việc truyền dạy ca trù cho 20 CLB từ Quảng Bình trở ra đến các tỉnh ĐB Bắc Bộ Lịch diễn nhiều, đều đặn. CLB Ca trù Chanh Thôn (xã Văn Nhân, Phú Xuyên, HN): Chủ nhiệm là bà Nguyễn Thị Ngoan. Là một CLB cho đến nay là còn giữ được nguyên bản vốn cổ từ ca trù xưa, tuy nhiên không được tập trung phát triển về kinh phí nên không thường xuyên có lịch diễn phục vụ công chúng. Các dịch vụ thay thế: Nhà hát cải lương Chuông Vàng Địa chỉ: 72 Hàng Bạc, Hoàn Kiếm Chương trình nghệ thuật truyền thống (biểu diễn lần lượt 8 loại hình âm nhạc dân gian: Múa trống, Quan họ, Cải lương, kịch ngắn, Lý ngựa ô, Tân cổ, Múa sáo) Thời gian: từ 20h đến 21h, các tối thứ 7 hàng tuần Nhà hát Chèo Trung Ương: Địa chỉ: Rạp hát Kim Mã (77 Kim Mã, Ba Đình) Nội dung: Với vai trò một đơn vị đầu ngành, Nhà hát Chèo Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nghệ thuật, với những vở diễn luôn theo sát những nhiệm vụ chính trị của đất nước trong từng giai đoạn lịch sử. Các vở diễn với mục đích đưa nghệ thuật Chèo truyền thống phát triển và thích ứng với thời đại mới. Nhiều vở diễn đã được đánh giá cao về giá trị tư tưởng và nghệ thuật, đã được tặng huy chương vàng, bạc và các giải thưởng cao trong các kì hội diễn, liên hoan sân khấu Chèo chuyên nghiệp toàn quốc: “Chị Trầm”, “Con trâu hai nhà”, “Cô gái Sông Lam”, “Tình rừng”, “Lọ nước thần”, “Sông Trà Khúc”, “Vòng phấn Cáp-ca-dơ”, “Thái hậu Dương Vân Nga”, “Lý Nhân Tông kế nghiệp”, “Tô Hiến Thành”, “Hồ Xuân Hương”, “Vua Chổm”... Nhà hát đã lưu diễn phục vụ nhân dân khắp mọi miền Việt Nam, đồng thời cũng có mặt ở nhiều nước trên thế giới, giới thiệu nghệ thuật Chèo truyền thống của Việt Nam với bè bạn khắp năm châu. Nguyễn Thị Hương Thảo Marketing 52B [Trang 8] Thời gian: không có lịch biểu diễn cụ thể. Thường tổ chức lưu diễn tại các địa phương trong nước hoặc nước ngoài, hoặc khi có các sự kiện đặc biệt  Nhà hát múa rối Việt Nam: Địa điểm: 361 Trường Chinh, Thanh Xuân Nội dung: biểu diễn các chương trình múa rối nước, rối cạn Thời gian: Các ngày trong tuần từ 16h đến 19h 45, mỗi vở diễn kéo dài 45’ c. Đặc điểm khách hàng hiện tại và nhu cầu thị trường:  Khách hàng hiện tại: những người đã đến xem và thưởng thức ca trù tại CLB Bảng 3: Khách hàng Tỉ lệ (%) Quốc tế Châu Âu Châu Mỹ 41 18,7 Việt Nam Châu Á, Phi, Úc 32,9 92,6 7,4 Dưới 22 4,7 % 8,4% Từ 23 đến 30 18,1% 27% Độ tuổi Từ 30 đến 50 48,2% 54,6% Trên 50 29% 10% (Số liệu dựa trên dữ liệu khách hàng của CLB và thông qua điều tra bằng bảng hỏi- Bảng 1 dành cho khách hàng hiện tại. Điều tra được tiến hành trong thời gian từ ngày 03 đến ngày 10 tháng 3 nắm 2013. Quy mô mẫu: 50) Như vậy, khách hàng hiện tại của CLB Ca trù HN chủ yếu là khách quốc tế, độ tuổi từ 30 đến ngoài 50. Đặc điểm: Phần lớn là khách du lịch từ Hoa Kỳ, các quốc gia Châu Âu, Châu Á và Châu Úc Thời gian lưu trú tại Hà Nội: khoảng từ 3-5 ngày Địa điểm lưu trú: Các khách sạn trong khu vực quận Hoàn Kiếm và Quận Ba Đình ( Đặc biệt tập trung nhiều ở các khách sạn trong khu vực Phố Cổ và quanh khu vực Hồ Hoàn Kiếm)  Khách hàng tiềm năng: những người có nhu cầu thưởng thức ca trù nhưng chưa được tiếp xúc với hoạt động này ở CLB Ca trù HN Nguyễn Thị Hương Thảo Marketing 52B [Trang 9]  Khách du lịch nước ngoài: Theo các số liệu về lượng khách du lịch quốc tế đến Hà Nội trong các năm 2010, 2011, 2012 và tỉ lệ khách nước ngoài trong tổng lượng khách hiện tại của CLB, có thể thấy, du khách nước ngoài vẫn là một thị trường tiềm năng cần khai thác trong tương lai.  Khách du lịch nội địa: 9 tháng đầu năm 2012, Hà Nội đón 7,3 triệu lượt khách du lịch nội địa. Thời gian lưu trú của đối tượng này thường ngắn hơn khách quốc tế, trung bình khoảng 1,6 ngày. Tuy nhiên, đây cũng là những khách hàng tiềm năng của CLB  Học sinh, sinh viên trên địa bàn Hà Nội: Tuy khả năng chi trả của nhóm khách hàng này còn chưa cao, nhưng có thể khai thác theo hướng phục vụ nhóm với số lượng lớn (theo từng lớp/ khoa). Áp dụng các mức vé ưu đãi cho các chương trình ngoại khóa. Đặc biệt khi đây chính là những người trong tương lai sẽ giữ gìn, tiếp nối và phát triển nghệ thuật ca trù.  Đánh giá cầu thị trường: Thời gian tiến hành nghiên cứu: từ 01 đến 10/03/2013. Bảng 4 Quy mô Đối tượng Hình thức Phương tiện trợ giúp mẫu Khách du lịch Phỏng vấn trực Các tình nguyện viên của 50 nước ngoài tiếp Hanoikids Điều tra bằng bảng hỏi trực tuyến (Bảng 2 dành cho Khách du lịch Trang web chính thức và diễn khách hàng chưa 50 nội địa đàn phuot.vn từng thưởng thức ca trù tại CLB ca trù Hà Nội Học sinh, sinh viên Bảng hỏi trực tuyến Các mạng xã hội (chủ yếu là Facebook) 50 Thông qua các câu hỏi đánh giá mức độ nhận biết của các đối tượng về loại hình nghệ thuật ca trù, về CLB Ca trù HN, xác định các yêu cầu của họ đối với các chương trình biểu diễn ca trù nói chung. Kết quả: Anh(chị) có biết đến nghệ thuật ca trù Việt Nam? (Bảng 5) Nguyễn Thị Hương Thảo Marketing 52B [Trang 10] Câu trả lời Đối tượng Có 74% 100% 100% Khách DL nước ngoài Khách du lịch VN Học sinh, sinh viên Không 26% 0% 0% Anh (chị) có biết đến CLB ca trù Hà Nội ? (Bảng 6) Câu trả lời Đối tượng Có Không Khách DL nước ngoài 48% 52% Khách du lịch VN 36% 64% Học sinh, sinh viên 68% 32% Anh (chị) sẽ đến thưởng thức ca trù nếu có dịp đến Hà Nội du lịch/ công tác? Câu trả lời Đối tượng Có Không Khách DL nước ngoài 84% 0% Chưa chắc chắn 16% Khách du lịch VN 80% 8% 12% Học sinh, sinh viên 68% 4% 28% Anh (Chị) sẽ giới thiệu bạn bè, người thân để họ biết và đến thưởng thức ca trù tại CLB Ca trù Hà Nội chứ? 100% khách đã xem xong chương trình trả lời Có cho câu hỏi trên Từ kết quả trên, có thể thấy nhu cầu thị trường là tương đối lớn. Việc đánh giá hiệu quả chương trình Marketing hiện tại và xây dựng những nội dung cải thiện hiệu quả cho chương trình Marketing cũ là rất cần thiết. d. Sức mạnh đàm phán của nhà cung ứng: Việc cấp phép hoạt động biểu diễn từ Cục Nghệ thuật biểu diễn… Nghị định số 11/2006/NĐ-CP ngày 18/01/2006 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng. Có hiệu lực từ ngày 15/02/2006. Nguyễn Thị Hương Thảo Marketing 52B [Trang 11] Quyết định số 47/2004/QĐ-BVHTT ngày 02/7/2004 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) về việc ban hành "Quy chế hoạt động biểu diễn và tổchức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp”. Có hiệu lực từ ngày 08/8/2004. Thông tư số 08/2004/TT-BTC ngày 09/02/2004 của Bộ Tài Chính Hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định chương trình biểu diễn nghệ thuật. Có hiệu lực từ ngày 02/3/2004. 1.3. Phân tích SWOT Điểm mạnh( Strength) Chủ nhiệm CLB- NSUT Lê Thị Bạch Vân là người đã có 30 năm kinh nghiệm sinh hoạt ca trù Giữ được lối hát ca trù cổ, đậm chất truyền thống Địa điểm thuận lợi Được nhiều chính sách tạo điều kiện cho hoạt động so với nhiều hoạt động biểu diễn âm nhạc khác Lịch biểu diễn cố định Cơ hội (Opportunities) Được đông đảo công chúng trong nước và bạn bè quốc tế biết đến (đặc biệt sau khi UNESCO công nhận Ca trù là di sản phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại) Lượng khách du lịch (đặc biệt khách quốc tế) trung bình năm đến Hà Nội cao, có chiều hướng gia tăng Thu nhập bình quân đầu người của người dân HN tăng Điểm yếu (Weakness) Tuy là nghệ thuật dân gian, nhưng vẫn mang nhiều tính bác học, kén người nghe Nghiêm ngặt trong các quy định đối với người biểu diễn và không gian chương trình, dễ gây sự gò bó cho người xem Thách thức (Threat) Tâm lý thích cái mới mẻ, có phần “sính ngoại”, không mấy mặn mà với nghệ thuật truyền thống của phần đông công chúng VN Lượng khách không ổn định do đặc điểm thời vụ của ngành du lịch Đe dọa từ nhiều dịch vụ thay thế khác (cả nghệ thuật truyền thống và hiện đại) 2. Phân tích, đánh giá hiệu quả chiến lược Marketing hiện tại và đề xuất xây dựng chiến lược Marketing- Mix 1.1.Thị trường mục tiêu và định vị thị trường: Nguyễn Thị Hương Thảo Marketing 52B [Trang 12]  Khách hàng mục tiêu: Khách du lịch, trọng tâm là khách du lịch nước ngoài  Mô tả các đặc điểm của thị trường mục tiêu Là khách du lịch nước ngoài chủ yếu từ các quốc gia Tây Âu, Đông Bắc Á, Hoa Kỳ, Úc,… Thời gian lưu trú tại Hà Nội: từ 2 đến 5 ngày Địa điểm lưu trú khi ở Hà Nội: các khách sạn khu vực Hồ Hoàn Kiếm và Khu vực Phố Cổ Mục đích du lịch: tìm hiểu đất nước, văn hóa, con người Việt Nam. Quy mô thị trường không ổn định, phụ thuộc vào từng thời điểm khác nhau trong năm, do đặc tính thời vụ của loại hình dịch vụ du lịch.  Định vị thị trường: Địa điểm thưởng thức ca trù đậm chất truyền thống với phong cách biểu diễn và phục vụ chuyên nghiệp Mục tiêu định vị trên đây sẽ được triển khai đồng bộ, nhất quán trong các hoạt động của CLB, trong cả 4 yếu tố của chiến lược Marketing Mix 1.2. Sản phẩm:  Đặc điểm: Chương trình biểu diễn nghệ thuật ca trù Thời gian: từ 20h đến 21h15’, các tối thứ 4, thứ 6 và CN hàng tuần  Chất lượng chương trình biểu diễn: Những người sáng lập, trực tiếp quản lý và các thành viên tham gia diễn trong các chương trình của CLB đều là những người có trình độ cao và rất nhiều năm kinh nghiệm biểu diễn ca trù Tiêu biểu: NSUT Lê Thị Bạch Vân: Bắt đầu theo học ca trù từ năm 1986, đến nay, bà đã có gần 30 năm học hỏi và biểu diễn ca trù. Bà cũng đã có những đóng góp to lớn trong việc lập hồ sơ trình lên UNESCO để Ca trù được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại vào năm 2009. Các khen thưởng nghệ thuật : Năm 2004, Trung tâm từ điển Cambridge và Oxford của Anh bình chọn NSUT Lê Thị Bạch Vân là 1 trong số 2000 Nhà thức giả xuất sắc của thế kỷ 21 và đưa vào cuốn Từ điển Thế giới in năm 2004 Nguyễn Thị Hương Thảo Marketing 52B [Trang 13] Năm 2012, Bà được Nhà Nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú NDDG Vũ Văn Hồng, sinh năm 1919, học đàn Đáy từ năm 13 tuổi, bắt đầu biểu diễn năm 18 tuổi, thuộc lớp nghệ nhân Ca trù cuối cùng còn lại của nghệ thuật Ca trù trước năm 1945. Năm 2011, cụ được Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch phong tặng danh hiệu NDDG. NDDG Vũ Văn Chi, năm nay khoảng 86 tuổi, là người am hiểu về văn học cổ Việt Nam và đã cầm chầu (chơi trống chầu) được hơn 70 năm. NDDG Lê Ngọc Hân (1981) – ca nương chính, thuộc lớp nghệ sĩ mới được NSUT Lê Thị Bạch Vân đào tạo, đã họp tập và biểu diễn Ca trù hơn 10 năm  Các thông tin cung cấp cho người xem: 90% khách được hỏi cho rằng thông tin được cung cấp là dễ dàng tiếp nhận và hữu ích nhưng còn chưa thực sự đầy đủ Đề xuất về Nội dung và hình thức cung cấp thông tin: Sơ lược về CLB Ca trù Hà Nội, nội dung buổi diễn, hình thức đặt vé, địa điểm biểu diễn, thời lượng chương trình, giá vé, các hình thức liên hệ…(Trên các poster, tờ rơi…) Quá trình ra đời và phát triển của Ca trù qua chiều dài lịch sử. Các đặc điểm của bộ môn nghệ thuật này ( Các thành viên tham gia để trình diễn được một tác phẩm, cách hát, đặc điểm các nhạc cụ liên quan: đàn đáy, trống chầu, cỗ phách và cách chơi các nhạc cụ này….). Các thông tin này sẽ được giới thiệu trong phần đầu và phần giao lưu khán giả. Ngoài ra, có thể tổng hợp các thông tin đã có hoặc chỉ dẫn tài liệu tham khảo để tặng cho khách sau mỗi buổi diễn. Đây vừa là công cụ trợ giúp khách khi họ muốn tìm hiểu sâu hơn về Ca trù, vừa giúp họ dễ dàng trong việc quảng bá sâu rộng về chương trình nói riêng và nghệ thuật Ca trù nói chung. Các thông tin trên đều được dịch sang Tiếng Anh (Trong tương lai đề xuất việc dịch thêm sang tiếng Pháp) Nguyễn Thị Hương Thảo Marketing 52B [Trang 14]  Logo: Phần hình vẽ gồm hình các nhạc cụ đặc trưng của ca trù: đàn đáy, trống chầu, cỗ phách. Bên ngoài là hình bông sen được cách điệu giống như những ngón tay của bàn tay đang nâng các nhạc cụ của ca trù lên cao. Ca trù vốn là một môn nghệ thuật dân gian truyền thống, nhưng được chọn để biểu diễn trong cung đình. Bởi vậy, ca trù vừa gần gũi vừa bác học và kết tinh tinh hoa của cả thơ ca và âm nhạc. Phần còn lại của logo là tên CLB Ca trù Hà Nội 1.3. Địa điểm: Địa điểm biểu diễn hiện tại: 42- 44 Đình Kim Ngân, Hàng Bạc, Hoàn Kiếm, Hà Nội Không gian cổ kính, là công trình kiến trúc tín ngưỡng cổ được xây dựng từ thời Hậu Lê (khoảng cuối thế kỷ 15 - đầu thế kỷ 16), đình có diện tích 575m2, có kiến trúc cơ bản gồm: Nghi môn, sân, tiền tế hậu cung kiến trúc theo kiểu chữ "công”, đại đình 3 gian, hậu cung 3 gian được nâng lên trên cao và là hậu cung kép, có sàn thờ và hệ thống vách ngăn riêng biệt, nối giữa hậu cung và tiền tế là ống muống theo kiểu kiến trúc 2 tầng mái, mái trên liên kết với tiền tế, mái dưới tạo không gian hở của hai bên. Đình cũng là nơi các nghệ nhân thể hiện nghệ thuật sắp đặt qua các sản phẩm của nhiều làng nghề Hà Nội như: nghề Nón làng Chuông, nghề Quạt Chàng Sơn, sắp đặt không gian trung thu cổ với hướng dẫn làm đèn ông sao, tàu thủy, tiến sĩ giấy, đèn kéo quân… những trò chơi đậm chất dân gian. Cuối năm 2012, Đình Kim Ngân được Bộ VH - TT và DL công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. CLB vẫn giữ nguyên cách bài trí bên ngoài và bên trong đình, chỉ thêm một số trang trí thệ hiện đặc trưng của ca trù ( Các bức tranh/ ảnh/ quà lưu niệm về các sinh hoạt ca trù của CLB. Sân khấu chính cho biểu diễn là sập gụ trong gian chính của đình. Khán giả được ngồi trên các ghế gỗ đơn đối diện sân khấu chính.  Tính phù hợp của địa điểm biểu diễn hiện tại: (Bảng 7) Nguyễn Thị Hương Thảo Marketing 52B [Trang 15] Câu hỏi Phương án Đồng ý Không đồng ý Địa điểm thuận lợi cho việc di chuyển (Không quá xa so với khách sạn nơi lưu trú, dễ dàng tìm kiếm địa chỉ biểu diễn..) Không gian được trang trí phù hợp với nội dung chương trình Chất lượng âm thanh, ánh sáng đủ tốt 100% 0% 100% 0% 88% 12% Như vậy, có thể thấy địa điểm hiện tại là phù hợp với yêu cầu của người xem trong việc di chuyển, đã được trang trí phù hợp với tính chất chương trình. Riêng về hệ thống âm thanh, do đặc thù của bộ môn nghệ thuật này, chủ nhiệm CLB Lê Thị Bạch Vân đã quyết định không sử dụng các thiết bị âm thanh hỗ trợ (micro, loa, amply…) để đảm bảo âm thanh được thật nhất. Tuy nhiên, ở một số đoạn của chương trình, khán giả dễ gặp vấn đề về việc không nghe rõ tiếng hát (do âm lượng của ca nương trẻ còn quá nhỏ). Đề xuất: Tăng cường bồi dưỡng phát triển khả năng hát ở âm lượng lớn cho các ca nương trẻ. Nếu có sử dụng các thiết bị âm thanh hỗ trợ, sẽ chỉ sử dụng hạn chế trong các tiết mục của các ca nương trẻ để đảm bảo giữ được sự khác biệt vốn có cho chất lượng chương trình tại CLB (âm không bị thay đổi sử dụng do các thiết bị âm thanh)  Địa điểm, hình thức bán vé: Hiện tại, CLB bán vé trực tiếp tại quầy bán vé được bố trí ngay cửa Đinh Kim Ngân là địa điểm biểu diễn. Ngoài ra CLB cũng có hình thức đặt vé trực tuyến thông qua số điện thoại 0167 5697 800 Bảng 8: Phương án Câu hỏi Có Không Anh( chị) có gặp vấn đề gì liên quan đến việc đặt và mua vé không? 6%( Phần lớn là khi đặt vé với số lượng lớn) 94% Anh (chị) có nghĩ cần có thêm các địa điểm bán vé trực tiếp khác ngoài địa điểm hiện tại là đình Kìm Ngân, 4244 Hàng Bạc, Hà Nội 88% 12% Nguyễn Thị Hương Thảo Marketing 52B [Trang 16] Đề xuất:  Sử dụng các tài khoản ngân hàng để hỗ trợ hình thức thanh toán cho mua vé trực tuyến (Có thể trả trước một nửa tổng tiền vé)  Hợp tác bán vé tại các phòng phòng bán vé hoặc hướng dẫn đặt tour du lịch, Các địa điểm cung cấp thông tin du lịch…(tạo thuận tiện cho việc đặt vé với số lượng lớn, kết hợp trong các tour du lịch, đặc biệt mảng du lịch tìm hiểu văn hóa truyền thống) 1.4. Giá: Mức giá 1 vé: 10$ hoặc 200.000VNĐ, riêng với học sinh, sinh viên là 70.000 VNĐ Miễn phí vé vào cửa cho trẻ em dưới 16 tuổi Đánh giá của người xem về sự phù hợp của mức giá hiện tại: Anh (chị) cảm thấy mức giá 10$/1 vé có hợp lý không ? (Bảng 9) Phương án Đối tượng Khách quốc tế Khách nội địa Học sinh, Sinh viên (với mức giá 70.000VNĐ) Có Không 100% 94% 0% 6% 86% 14% Thông qua kết quả trên, đồng thời, xem xét mức giá 10$/1 vé của đối thủ cạnh tranh lớn nhất(CLB Ca trù Thăng Long), có thể thấy mức giá hiện tại là hợp lý. Đề xuất: Giảm giá vé khi mua vé với số lượng lớn Áp dụng chiết khấu cho các đại lý đặt vé/ đặt tour, các công ty lữ hành/ du lịch/ dịch vụ khách sạn…khi đặt vé cho các tour 1.5. Truyền thông Marketing tích hợp Đánh giá hiệu quả của các công cụ truyền thông Marketing thông qua mức độ nhận biết của khách hàng đối với chương trình biểu diễn của CLB qua các công cụ này. Nguyễn Thị Hương Thảo Marketing 52B [Trang 17] Anh (chị) biết đến chương trình thông qua hình thức nào ? (Bảng 10) Hình thức Tỉ lệ (%) Tờ rơi, poster quảng cáo Tình cờ ghé qua, biết đến chương trình và mua vé thưởng thức 3% Bạn bè giới thiệu Facebook, Youtube, Diễn đàn… Website chính thức của CLB : catru.vn Dịch vụ trọn gói được đề xuất bởi các công ty du lịch/ khách sạn/ công ty lữ hành… Các hình thức khác 72% 14% 6% 1% 2% 2% Từ kết quả trên kết hợp cùng số liệu ở bảng 5 và bảng 6, có thể thấy, các công cụ truyền thông Marketing chưa được sử dụng hiệu quả. Công cụ Marketing qua Internet Mạng xã hội, diễn đàn Nguyễn Thị Hương Thảo Hiệu quả sử dụng Chủ yếu sử dụng mạng xã hội Facebook. CLB đã có trang chính thức, tuy nhiên các bài viết chưa thường xuyên (do được đảm nhiệm chủ yếu bởi các tình nguyện viên), chất lượng truyền thông của các bài viết chưa cao Diễn đàn của những người nước ngoài định cư tại Việt Nam (http://tnhvietnam.xemzi.com) Tại địa chỉ http://tnhvietnam.xemzi.com/en/s pot/9888/ca-tru-ha-noi-club-hanoi Nội dung các bài viết còn khá sơ sài và thiếu tính cập nhật (về giá vé) Đề xuất Cần có thêm nhiều bài viết chuyên sâu về ca trù, các hoạt động của CLB, đặc biệt tất cả đều ở dạng song ngữ (Việt- Anh) Thường xuyên có các câu hỏi, vấn đề thảo luận…để tăng sự tương tác giữa các thành viên Nội dung các bài viết cần phong phú và cập nhật hơn Marketing 52B [Trang 18] PR Dù đã có trang web riêng, nhưng Website do chưa có nhiều kinh phí đầu tư, chính thức nên các thiết kế, đồ họa còn thiếu của CLB bắt mắt, giao diện không gây được sự chú ý và ấn tượng tốt cho người truy cập Các trang Bao gồm một số video về các web chia sẻ chương trình biểu diễn, cảm nhận video của khán giả về chương trình, các (youtube, phóng sự về CLB được thực hiện megavideo, bởi các cơ quan thông tấn và Myspce truyền hình. Tuy nhiên, số lượng TV…) và chất lượng các video còn hạn chế, chưa hỗ trợ đắc lực cho những người muốn quan tâm tìm hiểu về ca trù, nhất là các du khách quốc tế chưa từng biết đến môn nghệ thuật này. Nhiều bài viết trên các trang báo và tạp chí. Các phóng sự được thực hiện bởi Đài Truyền hình Việt Nam, Thống tấn xã VN,… Đăng ký giới thiệu trên tạp chí Vietnam Heritage và trang Hanoigrapevine.com Nguyễn Thị Hương Thảo Thiết kế giao diện khoa học, dễ sử dụng và đầy đủ nội dung liên quan Đặc biệt chú trọng công cụ hỗ trợ cho việc đặt vé trực tuyến qua website Tăng số lượng và chất lượng các video Chọn lọc các video ấn tượng để làm phụ đề tiếng Anh kèm theo, giúp khách quốc tế dễ dàng hiểu được ý nghĩa và giá trị của các tiết mục ca trù. Sự kiện: duy trì việc tổ chức các Liên hoan ca trù toàn quốc Tăng cường hợp tác và tổ chức biểu diễn tại các đại sứ quán quốc tế tại Việt Nam và các đại sứ quán VN tại nước ngoài, các bảo tàng nghệ thuật…nhằm quảng bá ca trù đến bạn bè quốc tế. Marketing 52B [Trang 19] PHẦN III. Kết luận Trải qua hơn 20 năm tồn tại, với nhiều những thăng trầm của thời gian và sự phát triển của kinh tế đất nước, CLB Ca trù Hà Nội đã dần khẳng định vị trí và những đóng góp của mình đối với việc bảo tồn và phát triển ca trù, một trong những loại hình âm nhạc truyền thống đặc sắc của Việt Nam. Qua quan sát và thực hiện nghiên cứu trực tiếp sử dụng phỏng vấn và điều tra bằng bảng hỏi, tôi đã phần nào đánh giá được hiệu quả của các chiến lược Marketing mà CLB đã sử dụng. Các đề xuất được tập trung nhiều vào các giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động truyền thông Marketing để nâng cao mức độ nhận biết của khách hàng mục tiêu (Khách du lịch quốc tế đến Hà Nội, lưu trú từ 2-5 ngày tại các khách sạn trong khu vực Phố Cổ và Bờ Hồ Hoàn Kiếm). Các công cụ khác của Marketing Mix được phối hợp để cùng thực hiện việc định vị hình ảnh CLB Ca trù Hà Nội là Địa điểm thưởng thức ca trù đậm chất truyền thống với phong cách biểu diễn và phục vụ chuyên nghiệp. Nguyễn Thị Hương Thảo Marketing 52B
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng