Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng bài tập trắc nghiệm ngữ dụng chương trình ngữ văn 10...

Tài liệu Xây dựng bài tập trắc nghiệm ngữ dụng chương trình ngữ văn 10

.DOC
23
139
109

Mô tả:

Bài tập chuyên đề Ngữ văn Nguyễn Thị Thanh Hằng - K54C PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ do chọn đề tài: Đại hội Đảng II coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Do vậy đổi mới chương trình giáo dục để phù hợp với yêu cầu và đòi hái của tình hình xã hội là một vấn đề có tính cấp thiết đối với tất cả các cấp học và ngành học. Sự đổi mới chương trình giáo dục phải được thực hiện bằng sự đổi mới của sáu thành tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp, tổ chức, phương tiện, đánh giá. Trong đó đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá có ý nghĩa quan trọng. Trong rất nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá thì hình thức trắc nghiệm khách quan được coi là “một trong những công cụ đo lường cơ bản trong giáo dục”. Nó đảm bảo độ bao phủ chương trình, tính chính xác, khách quan và tiện Ých từ khâu ra đề tới khâu chấm bài. Tiếng Việt là phân môn quan trọng trong ngữ văn cùng với văn học và làm văn. Trong cơ cấu bộ môn ngữ văn thì tiếng Việt giữ vị trí và vai trò to lớn. Nếu văn học rèn cho học sinh năng lực đọc hiểu và khả năng cảm thụ văn bản, làm văn rèn luyện cho học sinh kĩ năng diễn đạt, trình bày thành một văn bản hoàn chỉnh thì tiếng Việt lại lấy đối tượng nghiên cứu là ngôn ngữ Việt với các hiện tượng và bản chất của nó, có ảnh hưởng lớn tới hai phân môn còn lại. Hơn nữa tiếng Việt là bộ môn phù hợp hơn cả với hình thức trắc nghiệm. Đây chính là lÝ do để tôi quyết định theo đuổi đề tài: “Xây dựng bài tập trắc nghiệm ngữ dụng chương trình ngữ văn 10”. 2. Lịch sử vấn đề: Lịch sử của hình thức kiểm tra trắc nghiệm đã có từ lâu đời. Theo các nhà nghiên cứu thì ý tưởng về trắc nghiệm đã có từ 2200 năm trước công nguyên khi người Trung Hoa dùng phép đo lường trí tuệ để chọn cá nhân tài năng làm kẻ hầu, người hạ. Tuy nhiên việc trắc nghiệm tài năng trở thành đối tượng của khoa học phải đợi đến đầu thế kỉ XIX. Một loạt các quốc gia đã sử dụng hình thức trắc nghiệm để phát hiện xu hướng nghề nghiệp, năng khiếu cũng như thị hiếu ở học sinh và người tiêu dùng. ở Việt Nam, giáo sư Trần Bá Hoành là người đầu tiên nghiên cứu hình thức test trong kiểm tra và đánh giá kiến thức của học sinh. Các bài nghiên cứu của giáo sư được đăng tải trong tạp chí nghiên cứu giáo dục các số 11/5-1971 và 26/7-1973. ở miền Nam trước giải phóng hình thức trắc nghiệm khách quan đã được dùng khá phổ biến trong các kì thi ở bậc Tiểu học. Trên phạm vi cả nước từ những năm đầu của thập niên 90, hình thức trắc nghiệm khách quan đã được Bộ GD-ĐT giới thiệu trong các trường Đại học. 1 Bài tập chuyên đề Ngữ văn Nguyễn Thị Thanh Hằng - K54C Do đặc thù riêng của bộ môn văn là nâng cao năng lực cảm thụ và kĩ năng dùng từ, đặt câu nên vấn đề áp dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan gặp nhiều khó khăn. Trong chương trình Tiểu học, tác giả Nguyễn Thị Hạnh với cuốn “Một số vấn đề đổi mới đánh giá kết quả học tập môn tiếng Việt ở Tiểu học” đã đề cập tới phương pháp test trong dạy học và đã cung cấp một số ý kiến quí báu về sử dụng test trong tiếng Việt. Tác giả Trần Trọng Trí trong hai công trình “Phương pháp dạy học tiếng Việt” và “Dạy và học môn tiếng Việt ở bậc tiểu học theo chương trình mới ban hành” đã bàn về vấn đề xây dựng tiêu chí đánh giá dùa trên sáu mức độ nhận thức của B.S Bloom và Coole. Ngoài ra, tác giả còn phân tích ưunhược điểm của câu hái trắc nghiệm, tự luận và việc áp dụng một cách tích hợp vào thực tiễn kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn tiếng Việt hiện nay. Cấp Trung học cơ sở, bộ sách bài tập trắc nghiệm ngữ văn 6,7,8 do TS Đỗ Ngọc Thống chủ biên và cuốn “Bài tập rèn luyện kĩ năng tích hợp ngữ văn 6,7,8,9” của Vũ Đình Nho, Nguyễn Thuý Hồng, Trần Thành biên soạn. Các bộ sách trên đã cung cấp cho giáo viên và học sinh một hệ thống các bài tập trắc nghiệm về ba bộ môn: văn học, tiếng Việt và làm văn. Mặt khác thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa ba phân môn qua việc tích hợp. Cấp Trung học phổ thông đối với bộ môn ngữ văn, TS Đỗ Ngọc Thống cùng với các chuyên gia khác đã viết bộ sách câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10,11 và có ý thức tách ba bộ môn văn học, tiếng Việt và làm văn ra để xây dựng câu hỏi trắc nghiệm thành hệ thống. Như vậy, từ bậc Tiểu học tới bậc Trung học phổ thông việc sử dụng hình thức test trong bộ môn ngữ văn đã được thực thi. Tuy nhiên do khối lượng kiến thức lớn nên số lượng bài tập trắc nghiệm khách quan là có hạn chưa đáp ứng nhu cầu bao phủ chương trình một cách toàn diện. Do vậy chưa phục vụ cho mục đích đánh giá kiểm tra kết quả học sinh. Vấn đề hoạt động giao tiếp và lập luận trong bài văn nghị luận thuộc phần ngữ dụng học líp 10 đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập tới trong nhiều cuốn sách và tạp chí. Đỗ Hữu Châu trong “Ngữ dụng học tập 2”, Nxb GD 2003 đã trình bày đầy đủ các nhân tố của hoạt động giao tiếp như nhân vật giao tiếp, nội dung giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, mục đích giao tiếp, các thức giao tiếp, đích giao tiếp. Đinh Trọng Lạc trong cuốn “Phong cách học” đề cập tới vấn đề “Các nhân tố trong hoạt động giao tiếp và các nhân tố ngoài ngôn ngữ qui định sự lùa chọn các phương tiện ngôn ngữ”. Vấn đề lập luận được đưa vào phân môn làm văn, thể hiện sự ứng dụng của ngữ dụng vào việc giải quyết một vấn đề cụ thể của phân môn làm văn. Trong cuốn 2 Bài tập chuyên đề Ngữ văn Nguyễn Thị Thanh Hằng - K54C “Làm văn 12”, Nxb GD năm 1992 có đưa ra khái niệm về lập luận như sau: “Lập luận là dùa vào các sự thật đáng tin cậy và các lí lẽ đầy đủ, xác đáng để đưa ra ý kiến, quyết định của mình”. Trong sách “Làm văn 11” (Ban KHXH) Nxb GD năm 1995 đã đưa ra khái niệm như sau về lập luận: “Lập luận là quá trình xây dựng lí lẽ để đề xuất ý kiến (luận điểm), liên kết các ý kiến để dẫn đến kết luận của bài viết, ta gọi là lập luận”. Trong sách tiếng Việt (chuyên ban KHTN - KT) đưa ra khái niệm về lập luận là đưa ra những lí lẽ nhằm dẫn dắt người nghe, người đọc đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận nào đấy mà người nói, người viết muốn đạt tới. Trong cuốn “Đại cương ngôn ngữ học tập 2”, Gs Đỗ Hữu Châu đã dành gần năm mươi trang để nghiên cứu về vấn đề lập luận. Các khoá luận và luận án cũng đã đề cập tới vấn đề này tuy nhiên mới dừng lại ở mức độ giản lược. Từ các ý kiến trên ta nhận thấy khái niệm về hoạt động giao tiếp và lập luận đã được đề cập tới trong rất nhiều các công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, để xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm cho hai vấn đề này thì chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu. Tất cả mới chỉ dừng lại ở cơ sở lí thuyết chung mà chưa đi vào mục tiêu cuối cùng là để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh qua hai bài học này. Đây chính là động lực để người viết theo đuổi đề tài “Xây dựng bài tập trắc nghiệm cho phần ngữ dụng học chương trình ngữ văn 10”. 3 Bài tập chuyên đề Ngữ văn Nguyễn Thị Thanh Hằng - K54C PHẦN NỘI DUNG Chương I VẬN DỤNG KIẾN THỨC NGỮ DỤNG HỌC ĐỂ XÂY DÙNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHO BÀI HỌC I. Vận dụng kiến thức ngữ dụng học “Hoạt động giao tiếp” làm điểm tựa để xây dựng câu hỏi trắc nghiệm cho bài học. 1. Cơ sở lý thuyết. 1.1 Khái niệm. Xã hội muốn tồn tại và phát triển cần có giao tiếp. Theo Đỗ Hữu Châu thì “Giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin Ýt nhất giữa hai chủ thể, diễn ra trong một ngữ cảnh và một tình huống nhất định bằng một hệ thống tín hiệu nhất định. Ta có thể hiểu hệ thống tín hiệu ở đây là ngôn ngữ hoặc các điêu bộ, cử chỉ, màu sắc, hình dáng. Những tín hiệu này chính là phương tiện giao tiếp. Trong đó, ngôn ngữ được coi là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất”. 1.2. Chức năng của hoạt động giao tiếp. - Chức năng thông báo: Thông qua giao tiếp, người nói và người nghe có thể thu nhận được tri thức mới, những hiểu biết mới về thế giới. - Chức năng tạo lập quan hệ: Qua giao tiếp quan hệ giữa các nhận vật giao tiếp được thiết lập hoặc gần gũi, thân thiết hoặc quan hệ ban đầu bị thui chột, phá vỡ mối quan hệ. - Chức năng biểu hiện: Qua giao tiếp, ta có cơ hội để béc lé mình, những suy nghĩ, tình cảm, sở thích hoặc ưu-nhược điểm… thông qua cách đánh giá của ta về hiện thực được nói tới hoặc đối với người nghe. - Chức năng giải trí: Giao tiếp trò chuyện với nhau là cách giải trí, tiêu khiển để qua đó tìm lại sự thanh thản, thư giãn cho đầu óc. - Chức năng hành động: Qua giao tiếp mọi vướng mắc được tháo gỡ, thúc đẩy con người hoạt động. 1.3. Các nhân tè trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: 1.3.1. Nhân vật giao tiếp. Đây là nhân tố không thể thiếu được để tiến hành giao tiếp. Nhân vật giao tiếp đóng vai trò chủ động, tích cực trong hoạt động giao tiếp. Những đặc điểm về cá tính, nghề nghiệp, vốn sống, trình độ văn hoá của các nhân vật giao tiếp luôn luôn chi phối đến ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp và để lại dấu Ên trong các sản phẩm ngôn ngữ của họ. 4 Bài tập chuyên đề Ngữ văn Nguyễn Thị Thanh Hằng - K54C Nhân vật giao tiếp được chia làm hai tuyến là người phát và người nhận, giữa họ có một quan hệ với nhau rất mật thiết. Quan hệ đó có thể diễn ra theo mét chiều chuyên phát và chuyên nhận như diễn giả nói chuyện, lãnh tụ phát biểu là trường hợp một người phát và số đông người nghe là người nhận. Hay quan hệ giao tiếp diễn ra theo hai chiều, các nhân vật giao tiếp luân phiên nhau, tức là vừa phát vừa nhận (tranh luận giữa các sinh viên về mét vấn đề xã hội như có nên sống thử hay không? hay vấn đề sinh viên vì ngày mai lập nghiệp…) 1.3.2. Hoàn cảnh giao tiếp. Hoàn cảnh giao tiếp là môi trường diễn ra hoạt động giao tiếp. Hoàn cảnh giao tiếp rộng bao gồm những hiểu biết về thế giới vật lý, sinh lý, tâm lý… ở thời điểm và không gian trong đó diễn ra cuộc giao tiếp. Hoàn cảnh giao tiếp hẹp là tình huống giao tiếp, là hoàn cảnh không gian, thời gian cụ thể diễn ra giao tiếp. Ví dụ như hoàn cảnh giao tiếp của hai người bạn ở ngoài đường phố khác hoàn cảnh giao tiếp trong líp học… 1.3.3. Nội dung giao tiếp. Nội dung giao tiếp được chia thành nội dung giao tiếp khách quan gồm có các thông tin về sự vật, hiện tượng xảy ra trong thực tế của tự nhiên, xã hội và tâm trạng trong nội tâm con người. 1.3.4. Phương tiện và cách thức giao tiếp: gồm hai hình thức chủ yếu là dạng nói và dạng viết. Ngoài ra còn có các cách khác như cử chỉ, lời nói… 1.3.5. Mục đích giao tiếp: Là đích cuối cùng cần đạt tới của những nhân vật tham gia cuộc thoại. II. Vận dụng kiến thức ngữ dụng học “Lập luận trong văn nghị luận” làm điểm tựa để xây dựng câu hỏi trắc nghiệm cho bài học: 1. Dùa trên lý thuyết lập luận. - Lý luận là đưa ra những lý lẽ, ý kiến, thực tế làm cơ sở để dẫn đến điều mà người nói, người viết mong muốn. Những luận cứ này có sự sắp xếp theo trật tự. Trong số các lập luận được đưa ra, không phải luận cứ nào cũng có giá trị ngang nhau. Thường thì luận cứ nào có giá lớn hơn đối với kết luận bao giê cũng được xếp gần kết luận nhất. Trong lập luận, thường có nhiều luận cứ và được chia thành hai loại: đồng hướng và nghịch hướng. Luận cứ đồng hướng giúp người đọc hướng đến kết luận còn luận cứ nghịch hướng thì không phù hợp với kết luận và thường dẫn người đọc rời xa kết luận. Để nối kết các luận cứ không đồng hướng với nhau người ra thường phải sử dụng đến các tác tử lập luận: 5 Bài tập chuyên đề Ngữ văn Nguyễn Thị Thanh Hằng - K54C Ví dô: Thiên nhiên trong Thơ Mới là một thiên nhiên rất tươi mới. Nhưng cũng là thiên nhiên thấm đượm u sầu. Hai thái cực thiên nhiên đã đem đến cho người đọc một cảm nhận mới mẻ, vừa lạ lẫm, rất đẹp nhưng cũng rất buồn. Từ “những”: là tác tử nối kết các lập luận với nhau trước khi đưa ra kết luận cuối cùng. Trong lập luận ngôn ngữ có hai yếu tố: luận cứ và kết luận. Song không phải tất cả các lập luận đều phải có đầy đủ cả hai yếu tố đó. Lập luận là đưa ra những luận cứ để dẫn đến kết luận. Song quy trình thực hiện lập luận không phải lúc nào cũng đi từ luận cứ đến kết luận mà nó có thể ngược lại, tức là từ kết luận tới việc triển khai thành các luận cứ. Có nghĩa là trong lập luận, kết luận có thể đứng đầu hoặc đứng cuối khi lập luận có kết luận đứng đầu thì ứng với đoạn diễn dịch, còn lập luận có kết luận đứng cuối thì ứng với đoạn quy nạp. Còn nếu trong một lập luận có hai kết luận đứng đầu và đứng cuối thì ứng với đoạn tổng - phân - hợp. 2. Cơ sở xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm cho bài: “Lập luận trong văn nghị luận”. Nhóm 1: Bài tập nhận diện - Yêu cầu của việc xây dung bài tập trắc nghiệm cho bài “làm văn trong bài làm văn nghị luận”. 1. Mục đích. Trong lập luận thường có hai yếu tố là luận cứ và kết luận. Luận cứ có hai loại đồng hướng và nghịch hướng, còn kết luận có khi tường minh có khi hàm Èn. Nhóm bài tập này mục đích giúp học sinh nhận biết các loại luận cứ và kết luận. Giúp học sinh nhận thức được các khái niệm: Lập luận. Luận cứ. Kết luận. 2. Nội dung bài tập: cung cấp cho học sinh một số lập luận và yêu cầu học sinh chỉ ra trong các lập luận đã đưa đâu là luận cứ, đâu là kết luận trong các luận cứ đã chỉ ra, luận cứ nào đồng hướng, luận cứ nào nghịch hướng. Trong các lập luận đưa ra, lập luận nào có kết luận hàm Èn. Nhóm 2: Bài tập sắp xếp luận cứ để đảm bảo tính lập luận: 1. Mục đích. Trong lập luận thường có nhiều luận cứ, các luận cứ thường đước sắp xếp theo một trình tự có chủ ý. Thông thường, luận cứ nào có giá trị lớn nhất với kết luận sẽ đứng gần kết luận. Loại bài tập sắp xếp luận cứ giúp các em học sinh ý thức được tầm quan trọng của việc sắp xếp ý trong khi tiến hành lập luận. 6 Bài tập chuyên đề Ngữ văn Nguyễn Thị Thanh Hằng - K54C Cũng như vậy, trong lập luận có thể đứng ở những vị trí khác nhau. Loại bài tập này yêu cầu học sinh thay đổi vị trí của trình bày nhằm rèn cho các em kỹ năng biến đổi. 2. Nội dung bài tập. - Cung cấp cho học sinh các luận cứ là kết luận, từ đó yêu cầu các em sắp xếp thành lập luận hoàn chỉnh. - Cung cấp các lập luận có kết luận đứng đầu yêu cầu học sinh thay đổi xuống câu cuối và ngược lại. - Nhận xét khi chuyển đổi kết luận cần làm gì? chuyển đổi như vậy về nội dung lập luận có thay đổi gì không? Nhóm 3: Bài tập sử dụng tác tử, kết tử. 1. Mục đích. Giúp học sinh ý thức được vai trò của các kết tử và các tác tử trong lập luận, có ý thức khi sử dụng chúng. Giải thích các khái niệm: - Tác tử. - Kết tử. 2. Nội dung bài tập. - Cho các lập luận có chứa các tác tử và kết tử, yêu cầu học sinh chỉ rõ đâu là tác tử, đâu là kết tử? Vai trò của chúng trong lập luận. - Yêu cầu học sinh thay đổi chiều hướng của kết luận bằng cách thay thế các tác tố đã có bằng các tác tố khác. - Cho các lập luận để trống vị trí của tác tố. Yêu cầu học sinh điền các tác tố vào chỗ để trống để có lập luận hoàn chỉnh. Nhóm 4: Bài tập hoàn chỉnh lập luận. 1. Mục đích: Cung cấp tư duy logic và đặc biệt là khả năng phán đoán, suy luận cho học sinh. 2. Nội dung bài tập. - Cung cấp luận cứ, yêu cầu học sinh viết tiếp kết luận để có một lập luận đầy đủ. -Cung cấp kết luận, yêu cầu học sinh viết. - Viết tiếp các luận cứ. V. Nhóm 5: Chữa các bài tập lập luận. III. Xác định hình thức và số lượng câu hỏi trắc nghiệm: Căn cứ vào vai trò và vị trí của bài “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ” và “Lập luận trong bài văn nghị luận” trong chương trình sách giáo khoa ngữ văn 10, người viết xác định xây dựng 20 câu hỏi trắc nghiệm cho mỗi bài. 7 Bài tập chuyên đề Ngữ văn Nguyễn Thị Thanh Hằng - K54C Về hình thức của câu hỏi, người viết sử dụng loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan phổ biến như sau: câu hỏi đúng-sai, câu hỏi trả lời ngắn, câu hỏi điền khuyết và câu hỏi nhiều lùa chọn…Trong đó loại câu hỏi được sử dụng nhiều nhất là loại câu hỏi nhiều lùa chọn. Xây dùng ma trận: Ma trận là lược đồ cơ sở để người viết căn cứ vào đó xây dựng số lượng câu hỏi nói chung với các mục tiêu đánh giá cô thể cho từng nội dung. Để công việc biên soạn câu hỏi trắc nghiệm phù hợp với yêu cầu và mục đích đặt ra từ trước, người viết quyết định xây dựng bảng ma trận hai chiều. Và trong quá trình ra câu hỏi trắc nghiệm, người viết luôn đối chiếu với bảng ma trận để xác định hướng đi của mình cho phù hợp, kịp thời điều chỉnh những sai lệch không cần thiết. Căn cứ vào số lượng kiến thức của hai bài học “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ” và bài “Lập luận trong văn nghị luận” trong chương trình ngữ văn 10 và căn cứ vào trình độ nhận thức của học sinh đại trà, người viết xây dựng bảng ma trận hai chiều như sau: Nội dung Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ Lập luận trong văn nghị luận Nhận biết Thông hiểu Vận dông Phân tích Tích hợp Đánh giá 2 4 4 3 4 3 3 2 3 4 4 4 8 Bài tập chuyên đề Ngữ văn Nguyễn Thị Thanh Hằng - K54C Chương II NHẬN XÉT CHƯƠNG TRÌNH NGỮ DỤNG TRONG SÁCH NGỮ VĂN 10 VÀ HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHO HAI BÀI “HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ” VÀ “LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN” I. Nhận xét chương trình ngữ dụng 10 qua hai bài học: “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ” và “Lập luận trong văn nghị luận”. 1) Vị trí của hai bài học “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ” và “Lập luận trong văn nghị luận” ở chương trình ngữ văn 10: Tiếng Việt giữ một vị trí quan trọng trong chương trình ngữ văn. Bài “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ” được học trong hai tiết 3 và 4 của học kì I và bài “Lập luận trong văn nghị luận” học vào tiết thứ 28 của chương trình ngữ văn học kì II. Trong tiết học về “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ” đã có sự nối tiếp chương trình ngữ dụng học đã có từ líp trước. Đó là các bài ‘Hoạt động nói” và bài “Lượt lời trong hội thoại” ở chương trình líp 8 và bài “các phương châm hội thoại” ở chương trình líp 9. Trong chương trình ngữ văn 10, đối với phân môn làm văn và văn học thì bài “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ” xếp sau bài “Tổng quan văn học Việt Nam” và trước bài “Viết bài làm văn số 1”. Do đó tạo được sự tích hợp trong chương trình giảng dạy cũng như trong cách rèn luyện kĩ năng nắm vững bài học của học sinh một cách có hệ thống. Đối với phân môn tiếng Việt thì bài “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ” là tiết học đầu tiên về phân môn này. Nó là cơ sở cho các bài học sau như “văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ”, “Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết”… Tiết học “Lập luận trong văn nghị luận” đã tiếp nối kiến thức đã có trong chương trình học ở líp 7 và 8 khi học về lập luận. Qua đó bổ sung kiến thức để học sinh có cơ sở và thao tác để tiến hành xây dựng bài văn nghị luận hoàn chỉnh, phục vụ cho phân môn làm văn. 2. Mục tiêu của hai bài học về ngữ dụng học trong chương trình ngữ văn 10: Khi dạy học bài “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ” cần đảm bảo cho học sinh nắm được các đơn vị kiến thức cơ bản như sau: Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: định nghĩa, các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ… 9 Bài tập chuyên đề Ngữ văn Nguyễn Thị Thanh Hằng - K54C Trên nền tảng những kiến thức cơ bản về lí thuyết, học sinh nâng cao kĩ năng phân tích, lĩnh hội, tạo lập văn bản trong giao tiếp. Khi dạy học bài “Lập luận trong văn nghị luận” cần đảm bảo các kiến thức cơ bản sau cho học sinh: Củng cố và nâng cao hiểu biết về yêu cầu và cách thức xây dựng lập luận đã học ở THCS. Xây dựng được lập luận trong bài văn nghị luận. Qua hai bài học như trên trong chương trình ngữ dụng líp 10 đã bảo đảm những kiến thức cần thiết phải nắm vững đối với học sinh. Qua đó, tạo ra được sự tích hợp giữa ba phân môn: tiếng việt, văn học và làm văn để đạt kết quả học văn hiệu quả nhất. 3. Nhận xét về lí thuyết và hệ thống bài tập qua hai bài “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ” và “Lập luận trong văn nghị luận”. 3.1. Về bài “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ”: 3.1.1. Nhận xét về lí thuyết: Trước hết là ở ngữ liệu 1, trong câu hỏi (c) người viết đã đưa ra những gợi ý (như ở đâu? vào lúc nào? khi đó ở nước ta có sự kiện gì?) là không cần thiết. Bởi vì trong chương trình tiếng Việt líp 8 các em đã được học lí thuyết về hội thoại và đã nắm được các khái niệm về các nhân tố tham gia hoạt động giao tiếp. Cho nên, phần gợi ý như vậy là thừa, quá dễ so với trình độ nhận thức của một học sinh líp 10. Không đưa phần gợi ý ở trong (…) để đảm bảo độ khó cần thiết, kích thích suy nghĩ và tư duy của học sinh là điều cần thiết trong giảng dạy. Thứ hai, trong ngữ liệu về bài “Tổng quan văn học Việt Nam” là quá dài. Trong khuôn khổ thời gian có hạn của một tiết học 45 phót, ta chỉ nên lùa chọn một trích đoạn ngắn gọn cho học sinh tìm hiểu. Bởi trong quá trình tìm hiểu ngữ liệu cần có sự tái hiện lại, ngữ liệu quá dài sẽ không đảm bảo tiến trình giê học. Thứ ba, trong phần ghi nhớ, hoạt động giao tiếp có sự chi phối của các nhân tố thì cần có sự giải thích về các khái niệm đó. 3.1.2 Nhận xét về bài tập: Trong bài tập một không cần thiết đưa câu hỏi (d) thành một câu hỏi riêng. Ta nhập câu (c ) và câu (d) thành một câu hỏi mang tính khá quát như sau: “ Nội dung mà nhân vật “anh” đặt ra ở đây là gì?. Nhằm mục đích gì? Cách lùa chọn đại từ xưng hô như vậy có phù hợp không?” Trong bài tập 2, phần (a) ta nên bỏ đi những gợi ý bởi đây là đoạn văn rất gần gũi với cuộc sống đời thường. Các từ ngữ được sử dụng cũng không khó để trình độ một học sinh líp 10 có thể nhận ra mục đích của hoạt động nói được chứa 10 Bài tập chuyên đề Ngữ văn Nguyễn Thị Thanh Hằng - K54C đựng trong lời chào hỏi của nhân vật người cháu. Còn ở phần (b) câu hỏi có sự lập lại với câu hỏi đã có ở phần (a). Cho nên giải pháp đặt ra là loại bỏ câu hỏi này trong bài tập 2. Trong bài tập 3 thì việc đưa câu hỏi (b) là không cần thiết. Nó trùng ý với câu hỏi (a). Ta có thể thay bằng câu hỏi khác như sau : “ Khi làm bài thơ này, Hồ Xuân Hương giao tiếp với độc giả về vấn đề gì? nhằm mục đích gì? người đọc qua yếu tố nào để nhận diện ra điều đó?” 3.2 Về bài “ Lập luận trong văn nghị luận”: 3.2.1 Nhận xét về lý thuyết: Thứ nhất, các ngữ liệu được đưa vào quá nhiều. Với những kiến thức đã có về lập luận trong chương trình học ở líp 7 thì trong tiết học này và trong thời gian có hạn của một tiết học, các nhà biên soạn SGK chỉ nên đưa ra một ngữ liệu, sau đó giáo viên cho học sinh nắm bắt lại khái niệm về lập luận rồi tiến hành xác định luận điểm, luận cứ và cách thức lùa chọn phương pháp lập luận. Các ngữ liệu còn lại để cho học sinh tiến hành với các hình thức câu hỏi trắc nghiệm hoặc là thảo luận nhóm. Trong ngữ liệu 1, lệnh của câu hỏi (a) chưa rõ ràng. Câu hỏi cần được sửa lại là: “ kết luận của đoạn văn lập luận trên là gì?” Mặc dù các kiến thức lập luận đã học ở líp 7 nhưng để đảm bảo logíc nhận thức thì nên đưa ra ngữ liệu trước, sau đó giúp học sinh phân tích ngữ liệu để đi đến kết luận. 3.2.2 Nhận xét về hệ thống bài tập : Hệ thống bài học khoa học, hay, có khả năng phân hoá học sinh. Các bài tập được sắp xếp từ dễ đến khó, từ các câu hỏi cụ thề đến các câu hỏi khái quát. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm bài "Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ" 1. Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? a. Là thông tin được đem ra để trao đổi giữa con người với nhau. b. Là hoạt động trao đổi thông tin giữa con người trong xã hội được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ. c. Là sù thu thập thông tin sau khi cuộc giao tiếp kết thúc. d. Là hoạt động trao đổi thông tin giữa các cá nhân trong xã hội qua nhiều phương tiện khác nhau. 2. Có mấy nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? a. 3 c. 5 11 Bài tập chuyên đề Ngữ văn Nguyễn Thị Thanh Hằng - K54C b. 4 d. 6 3. ý kiến nào sau đây không phải là chức năng chủ yếu của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? a. Thông báo. b. Bộc lé c. Hành động. d. Giáo dục 4.Nội dung nổi bật của bài ca dao sau là gì? Anh đi anh nhớ quê nhà Nhí canh rau muống nhớ cà dầm tương Nhí ai dãi gió dầm sương? Nhí ai tát nước bên đường hôm nao? a. Miêu tả nối nhớ sản vật quê hương của người đi xa. b. Nối nhí “người thương” của chàng trai. c. Nối nhớ quê hương của chàng trai. d. Cả ba ý kiến trên. 5.Chức năng chính của bài ca dao trên là gì? a. Thông báo. b. Tác động. c. Bộc lé. d. Giải trí. 6. Thư từ có chức năng chủ yếu nào? a. Thông báo. c. Tác động. b. Bộc lé. d. Tạo tiếp. 7.Văn bản chính luận có chức năng chủ yếu nào? a. Thông báo. b.Tác động. c. Bộc lé. d. Phản hồi. 8. Y nào sau đây không phải là các quá trình của hoạt động giao tiếp? a. Sản sinh và lĩnh hội. b. Tạo lập và tiếp nhận. c. Mã hoá và giải mã d. Tâm tư và kí thác. 9.. Nối các từ ngữ chỉ nhân tố giao tiếp ở cột A với các nội dung ở cột B cho phù hợp. 12 Bài tập chuyên đề Ngữ văn A 1. Nhân vật giao tiếp. 2. Hoàn cảnh giao tiếp. 3. Nội dung giao tiếp. 4. Công cụ giao tiếp. Nguyễn Thị Thanh Hằng - K54C B a. Môi trường diễn ra hoạt động giao tiếp. b. Là nhân tố tham gia, có vai trò chi phối hoạt động chủ động và tích cực nhất trong giao tiếp. c. Được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ ở cả dạng nói và dạng viết. d. Là thông tin sự vật, hiện tượng và tâm tư của con người trong hoạt động giao tiếp. 10. Trong hoạt động giao tiếp có hai quá trình. Hai quá trình đó là hai quá trình nào? a. Quá trình viết và quá trình xuất bản. b. Quá trình nói và quá trình đọc. c. Quá trình tạo lập văn bản và quá trình lĩnh hội văn bản. d. Cả ba đáp án trên. 11. Nhân vật giao tiếp trong bài ca dao sau là ai? Hỡi cô tát nước bên đàng Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi. a. Chàng trai. b. Cô gái. c. Cả chàng trai và cô gái. d. Người cha hoặc người mẹ. 12. Đối tượng hướng đến hoạt động giao tiếp trong bài ca dao trên là ai? a. Cô gái. b. Đàng. c. Trăng vàng. d. Cả ba ý kiến trên. 13. Nội dung được thể hiện trong bài ca dao trên là gì? a. Miêu tả một đêm trăng đẹp. b. Miêu tả công việc tát nước của cô gái. c. Lời tỏ tình của chàng trai. d. Lời trách của chàng trai về sự vô tình của cô gái. 14. Hoàn cảnh giao tiếp hướng đến trong bài ca dao trên là: 13 a. b. c. d. Trong khi tát nước. Trước khi tát nước. Vào một đêm trăng sáng. Vào một buổi đêm. 15. Nhân vật giao tiếp trong bài ca dao sau là: Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều. a. b. c. d. Chàng trai. Cô gái. Người mẹ. Người chồng. 16. Đối tượng giao tiếp hướng đến bài ca dao trên là ai? a. Người em. b. Người thân. c. Người mẹ. d. Người chồng. 17. Nội dung được thể hiện trong bài ca dao trên là gì? a. Nỗi nhớ nhà của người con xa quê. b. Nỗi niềm tâm sự của cô gái với mẹ. c. Sự buồn thương lẻ loi của cô gái lần đầu xa nhà. d. Nỗi nhớ mẹ, nhớ nhà và nhớ quê hương của cô gái lấy chồng xa. 18. Nhân vật người nghe trong bài ca dao trên là ai? a. Người mẹ. b. Người có cùng cảnh ngộ. c. Cô gái. d. Tất cả các ý trên. 19. Hãy điền tên các chức năng chủ yếu của ngôn ngữ vào cột B để tương ứng với các ví dụ nêu ở cột A. A B 1. Con ơi nhớ lấy câu này Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan. 2. Mùa xuân về, hoa đào chím nở trên a. b. c. Bộc lé. Thông báo. Hàng động từng góc phố. Mưa xuân lất phất như rây bột. 3. Vì sự nghiệp mười năm trồng cây.Vì sự nghiệp trăm năm trồng người. 4. Nói ngọt lọt đến xương. d. Phản hồi. 20 .Để đạt được hiệu quả giao tiếp, cha ông ta khuyên ta nên làm gì trong các điều sau? a. Kim vàng ai ơi nì uốn câu Người khôn ai nì nói nhau nặng lời. b. Dây cà ra dây muống. c. Lúng túng như ngậm hột thị. d. Nói như đùi đục chấm mắm cáy. 20. Câu nào sau đây nêu lên hiệu quả tác động của lời nói? a. Nói phải củ cải cũng phải nghe. b. Nói ngọt lọt đến xương. c. Nói như nước đổ đầu vịt. d. Nói nhăng như cuội. Câu hỏi trắc nghiệm cho bài: “Lập luận trong văn nghị luận”. 1. Cách giải thích nào là đúng cho khái niệm lập luận? a. Là cách đưa ra các lý lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe, người đọc đi đến một kết luận nào đó mà người nói (viết) muốn đạt tới. b. Là việc chứng minh, giải thích nhằm làm sáng tỏ một vấn để gì đó để thuyết phục người nghe (đọc) tin và làm theo điều mình nói (viết). c. Là cách thức biện luận thông qua việc dẫn dắt các dẫn chứng để thuyết phục người nghe (đọc) tin theo vấn đề đó. d. Tất cả các ý trên. 2. Lập luận là cơ sở để dẫn đến kết luận. a. Đúng. b. Sai. 3. Mục đích cuối cùng của lập luận dẫn đến kết luận là gì? a. Chứng minh. b. Dẫn dắt. c. Thuyết phục. d. Kết luận. 4. Dòng nào không đúng với cách xây dựng lập luận? a. Xác định luận điểm. b. Tìm luận cứ. c. Cách tìm dẫn chứng. d. Lùa chọn phương pháp lập luận. 5. Cho đoạn văn sau đây: (1) Cách đặt câu của Nguyễn Công Hoan cũng có nhiều sáng tạo táo bạo. (2) Ông muốn nhịp điệu câu văn phải diễn tả đúng nhịp điệu của cuộc sống. (3) Cuộc sống vận động chậm chạp thì câu văn phải khoan thai. (4) Cuộc sống chuyển nhanh, nhịp điệu mau lẹ thì câu văn phải khẩn trương, hối hả. (Nguyễn Đăng Mạnh). Kết luận (mục đích) của lập luận nằm ở câu nào trong đoạn văn trên? a. Câu 1. b. Câu 2. c. Câu 3. d. Câu 4. 6. Dòng nào nêu đầy đủ nhất mục đích chính của lập luận? a. Lập luận nhằm đưa đến một tư tưởng. b. Lập luận nhằm đưa đến một quan điểm. c. Lập luận nhằm đưa đến một tình cảm. d. Cả hai ý a và b. 7. Hãy nối các cách xây dựng lập luận ở cột A với định nghĩa ở cột B cho phù hợp? A a. b. c. B Luận điểm. Luận cứ. Phương pháp lập luận. 1. Là các lý lẽ và dẫn chứng nhằm thuyết phục người đọc (nghe). 2. Là cách thức lùa chọn sắp xếp luận điểm, luận cứ sao cho lập luận chặt chẽ và thuyết phục. 3. Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. 16 7. Hãy sắp xếp câu văn sau theo thứ tự hợp lý đảm bảo tính chặt chẽ trong lập luận ở hai cột sau: A B a.Thơ Nôm Nguyễn Trãi đã tiếp thu nhiều thành tựu của văn học dân gian. b.Tục ngữ, thành ngữ ca dao được Nguyễn Trãi đưa vào thơ một cách rất tài tình. c.Chất liệu dân gian như màu sắc, âm thanh… cũng được ông khai thác rất triệt để. d. Củ khoai, quả ổi vốn rất xa lạ với văn chương bác học còng được Nguyễn Trãi đưa vào thơ. 1… 2… 3… 4… 8. Câu nào sau đây đúng nhất với định nghĩa về luận điểm? a. Là chủ đề được đưa ra để luận bàn. b. Là khám phá mới của người viết. c. Là sự dẫn dắt các dẫn chứng để đi tới kết luận. d. Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của người viết trong bài văn nghị luận. 9. Trong bài văn nghị luận, “Chữ ta” (Ngữ văn 10, tr 110), đâu là luận điểm chính? a. Tiếng nước ngoài (cụ thể là tiếng Anh) đang lấn át tiếng Việt trong các bảng quản cáo cũng như trong các tạp chí một cách không cần thiết. b. Ở mét số nước kinh tế phát triển như Hàn Quốc thì tiếng nước ngoài cũng không bao giê lấn át tiếng Hàn. c. Báo chí Hàn Quốc rất cân nhắc khi sử dụng tiếng nước ngoài để in bài, xuất bản ở nước ngoài và báo chí lưu hành nội bộ. d. Ta cần có thái độ tự trọng của mét quốc gia khi giao lưu với bên ngoài. 10. Dòng nào sau đây nêu đúng định nghĩa về luận cứ? a. Là các dẫn chứng đưa ra để thuyết phục người nghe (người đọc). b. Là các lý lẽ nhằm sáng tỏ vấn đề nào đó. c. Là sự thật được đưa ra để thuyết phục người nghe (người đọc). d. Là các bằng chứng và lý lẽ để thuyết phục người đọc (người nghe). 11. Lùa chọn phương pháp lập luận là: 17 a. Là cách đưa lý lẽ và dẫn chứng để thuyết phục người đọc (người nghe). b. Là cách thức lùa chọn, sắp xếp luận điểm, luận cứ sao cho lập luận chặt chẽ và thuyết phục. c. Là cách thức lùa chọn và phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề được đưa ra để luận bàn. d. Là cách giải quyết vấn đề rành mạch, thông tỏ. 12. Trong bài viết về “Chữ ta”, Hữu Thọ đã lùa chọn phương pháp lập luận nào trong các phương pháp lập luận sau đây? a. Phương pháp diễn dịch. b. Phương pháp song hành. c. Phương pháp quy nạp. d. Phương pháp nêu phản đề. 13. Cho đoạn văn sau: Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy, các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng phương pháp lập luận nào? a. Phương pháp diễn dịch và quan hệ điều kiện nhân quả. b. Phương pháp diễn dịch và quan hệ nhân quả. c. Kết tử lập luận. d. Phương pháp quy nạp và so sánh đối lập. 14. Kết luận nằm ở vị trí nào trong đoạn văn trên? a. Đầu đoạn b. Cuối đoạn. c. Toàn đoạn. d. Không phải ba ý trên. 15. Để đi đến kết luận, tác giả sử dụng từ “vì vậy” có vai trò gì? a. Quan hệ từ dùng để nối kết. b. Tác tử lập luận. c. Kết tử lập luận. d. Không phải ba ý trên. 16. Cho đoạn văn sau: “Chủ nghĩa yêu nước trong văn học Lý Trần được thể hiện rất cụ thể và sâu sắc. Nó thể hiện trong thơ của các bậc Thiền sư: tha thiết với thiên nhiên, đất nước, ao ước được “nhập thế” để hành đạo cứu đời. Nhưng đỉnh cao của chủ nghĩa yêu 18 nước thời kỳ này phải kể đến cuộc Bắc phạt: phá Tống, bình Nguyên, diệt Minh đã để lại trong sử ta những trang hào hùng. Không chỉ có thơ ca của bậc hiền sĩ, thời kỳ này còn có thơ ca của bậc minh quân ca ngợi đất nước thanh bình thịnh trị.” Ý kiến nào sau đây không nêu đúng các luận cứ cho luận điểm về biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước trong thơ văn Lý Trần? a. Tinh thần “nhập thế”, hành đạo cứu đời của các bậc thiền sư. b. Thắng lợi của cha ông ta trong công cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại “phá Tống, bình Nguyên, diệt Minh” c. Thơ văn ca ngợi đất nước thanh bình sau khi chiến tranh kết thúc. d. Lên án, tố cáo thế lực chà đạp lên cuộc sống con người. 17. Trong đoạn văn trên từ “nhưng” có vai trò: a. Là tác tử lập luận. b. Là kết tử lập luận. c. Là quan hệ từ dùng để kết nối. d. Thuộc nhóm các từ loại khác. 18. Côm từ “không chỉ có” có vai trò gì trong lập luận của đoạn văn trên? a. Là tác tử lập luận. b. Là kết tử lập luận. c. Là quan hệ từ dùng để kết nối. d. Thuộc nhóm các từ loại khác. 19. M. Gorki đã nói “Mỗi cuốn sách là một bậc thang nhá, khi bước lên ta xa rời con thó để đến gần với con người hơn” Để làm sáng tỏ luận điểm trên, ta không sử dụng luận cứ nào trong các luận cứ sau đây? a. Sách đem đến cho ta nguồn tri thức vô tận của nhân loại. b. Sách giúp ta có cơ hội để khám phá bản thân. c. Sách đem đến cho ta động lực để vươn tới tương lai. d. Sách là phương tiện để tiêu khiển và giết thời gian. 20. Dòng nào sau đây nêu đúng luận cứ khái quát nhất cho luận điểm: “Rừng là lá phổi của chóng ta”. a. Hãy bảo vệ rừng. b. Vai trò của rừng đối với cuộc sống của chúng ta. c. Thực trạng của rừng hôm nay. d. Tài nguyên vô tận của rừng. 19 Câu hái tự luận: 1. Cho đoạn văn sau: “Ngô Tử Văn là một chàng trai áo vải. Vì cứng cỏi dám đốt cháy đền tà, chống lại yêu ma làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi tiếng được giữ chức vị ở Minh ty, thật xứng đáng. Vậy kẻ sỹ không nên kiêng sự cứng cỏi.” Trong đoạn văn trên sử dụng kết tử và tác tử lập luận nào? Vai trò của chúng trong lập luận? 2.Em hãy viết nên luận cứ cho các kết luận sau. Truyện Kiều là “quốc hồn quốc tuý” của dân téc ta…. ….Anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” là hình tượng tiêu biểu cho con người mới trong công cuộc xây dựng đất nước thời kỳ đổi mới. 3. Đoạn văn sau đã làm đúng thao tác lập luận chưa? Nếu sai thì chữa lại cho đúng? Thuý Kiều là người con gái giàu tình cảm. Nàng không quản ngại bán thân mình để cứu gia đình thoát khỏi vòng lao đao. Trái lại, trao duyên cho Thuý Vân nhưng nàng không thôi có mặc cảm tội lỗi với Kim Trọng. 4. Em hãy viết một đoạn văn có sử dụng kết tử lập luận và tác tử lập luận. 5. Em hãy viết một đoạn văn nghị luận về chủ đề học tập. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất