Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xác định thành phần loài và một số đặc điểm sinh học của các loài cá khai thác t...

Tài liệu Xác định thành phần loài và một số đặc điểm sinh học của các loài cá khai thác tự nhiên ở huyện bình minh, tỉnh vĩnh long

.PDF
92
316
109

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN ÂU ANH THƠ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN LOÀI VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁC LOÀI CÁ KHAI THÁC TỰ NHIÊN Ở HUYỆN BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ Cần Thơ, 2011 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN ÂU ANH THƠ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN LOÀI VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁC LOÀI CÁ KHAI THÁC TỰ NHIÊN Ở HUYỆN BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ths. VÕ THÀNH TOÀN Cần Thơ, 2011 MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................ 1 1.1. Giới thiệu ..................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 1 1.3. Nội dung của đề tài ...................................................................................... 2 1.4. Thời gian thực hiện ...................................................................................... 2 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................... 3 2.1. Tình hình thủy sản thế giới .......................................................................... 3 2.2. Tình hình thủy sản ở Việt Nam ................................................................... 3 2.2.1 Nguồn lợi thủy sản ở Việt Nam......................................................... 3 2.2.2 Hiện trạng nuôi trồng thủy sản .......................................................... 4 2.2.3 Diện tích và sản lượng nuôi trồng ..................................................... 5 2.3. Tình hình thủy sản ở ĐBSCL ...................................................................... 5 2.4. Tình hình thủy sản ở Vĩnh Long .................................................................. 8 2.4.1.Điều kiện tự nhiên ............................................................................. 8 2.4.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................... 8 2.4.1.2. Khí hậu ..................................................................................... 8 2.4.1.3. Đặc điểm địa hình .................................................................... 8 2.4.1.4. Tài nguyên thiên nhiên ............................................................ 8 2.4.1.5. Hiện trạng phát triển thủy sản ................................................ 10 2.4.2. Huyện Bình Minh ........................................................................... 11 2.4.2.1. Vị trí địa lý ............................................................................. 11 2.4.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội....................................................... 11 2.5. Sơ lược về lưới chài ................................................................................... 12 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................... 13 3.1. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................... 13 3.2. Địa điểm và thời gian thu mẫu................................................................... 13 3.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 14 3.3.1. Phương pháp thu và cố định mẫu ................................................... 14 3.3.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu hình thái cá .............................................. 14 3.3.3. Phương pháp nghiên cứu sinh học sinh sản ................................... 15 3.3.4. Phương pháp xác định hệ số tích lũy năng lượng (HIS) ................ 16 3.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ..................................................... 16 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................. 17 4.1 Thành phần loài của một số loài cá ở khu vực nghiên cứu ........................ 17 4.2 Mối tương quan giữa chiều dài và trọng lượng của cá ............................... 36 4.2.1 Tương quan giữa chiều dài và trọng lượng của cá chốt sọc ............ 36 4.2.2 Tương quan giữa chiều dài và trọng lượng của cá rô đồng ............. 36 4.2.3 Tương quan giữa chiều dài và trọng lượng của cá rằm chấm ......... 37 4.2.4 Tương quan giữa chiều dài và trọng lượng của cá long tong đuôi vàng .......................................................................................................... 38 4.2.5 Tương quan giữa chiều dài và trọng lượng của cá dảnh ................. 38 4.2.6 Tương quan giữa chiều dài và trọng lượng của cá mè vinh ............ 39 4.2.7 Tương quan giữa chiều dài và trọng lượng của cá sặc điệp ............ 39 4.2.8 Tương quan giữa chiều dài và trọng lượng của cá sặc bướm.......... 40 4.2.9 Tương quan giữa chiều dài và trọng lượng của cá xác sọc ............ 40 4.2.10 Tương quan giữa chiều dài và trọng lượng của cá linh ................. 41 4.3 Hệ số điều kiện CF của một số loài cá thu được ........................................ 41 4.2.1 Hệ số điều kiện CF của cá chốt sọc ................................................. 41 4.3.2 Hệ số điều kiện CF của cá dảnh ...................................................... 42 4.3.3 Hệ số điều kiện CF của cá mè vinh ................................................. 42 4.3.4 Hệ số điều kiện CF của cá rằm chấm ............................................. 43 4.3.5 Hệ số điều kiện CF của cá rô đồng ................................................. 43 4.3.6 Hệ số điều kiện CF của cá xác sọc ................................................. 44 4.3.7 Hệ số điều kiện CF của cá long tong đuôi vàng ............................. 44 4.3.8 Hệ số điều kiện CF của cá sặc điệp ................................................. 45 4.3.9 Hệ số điều kiện CF của cá sặc bướm .............................................. 45 4.3.10 Hệ số điều kiện CF của cá linh - Cirrhinus siamensis ................... 46 4.4 Một số đặc điểm sinh học sinh sản ............................................................. 46 4.4.1 Hệ số thành thục sinh dục (GSI) và hệ số tích lũy năng lượng (HSI) ......................................................................................................... 46 4.4.1.1 Hệ số thành thục sinh dục (GSI) và hệ số tích lũy năng lượng (HSI) của cá rô đồng................................................................................. 46 4.4.1.2 Hệ số thành thục sinh dục (GSI) và hệ số tích lũy năng lượng (HSI) của cá sặc bướm ............................................................................. 47 4.4.1.3 Hệ số thành thục sinh dục (GSI) và hệ số tích lũy năng lượng (HSI) của cá xác sọc ................................................................................. 48 4.4.1.4 Hệ số thành thục sinh dục (GSI) và hệ số tích lũy năng lượng (HIS) của cá chốt sọc ............................................................................... 49 4.5 Các giai đoạn thành thục sinh dục .............................................................. 50 4.6 Sức sinh sản ................................................................................................ 53 CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................................... 56 5.1 Kết luận ...................................................................................................... 56 5.2 Đề xuất ....................................................................................................... 56 DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1 Chài .................................................................................................... 12 Hình 3.1 Sơ đồ thu mẫu ở khu vực nghiên cứu ................................................ 13 Hình 4.1 Biểu đồ tỷ lệ (%) các loài cá thu được theo bộ .................................. 17 Hình 4.2 Cá Dảnh ............................................................................................. 20 Hình 4.3 Cá Mè vinh......................................................................................... 20 Hình 4.4 Cá rằm chấm ...................................................................................... 21 Hình 4.5 Cá Rô phi vằn .................................................................................... 21 Hình 4.6 Cá chốt sọc ......................................................................................... 22 Hình 4.7 Cá rô đồng .......................................................................................... 22 Hình 4.8 Cá Sặc bướm ...................................................................................... 23 Hình 4.9 Cá Bãi trầu ......................................................................................... 23 Hình 4.10 Cá Linh ............................................................................................ 24 Hình 4.11 Cá Lau kiếng .................................................................................... 24 Hình 4.12 Cá Lóc đen ....................................................................................... 25 Hình 4.13 Cá Linh - Cirrhinus lobatus ............................................................. 25 Hình 4.14 Cá Sặc điệp ...................................................................................... 26 Hình 4.15 Cá Lòng tong đuôi vàng .................................................................. 26 Hình 4.16 Cá thiểu ............................................................................................ 27 Hình 4.17 Cá lìm kìm sông ............................................................................... 27 Hình 4.18 Cá sơn .............................................................................................. 28 Hình 4.19 Cá chạch xiêm.................................................................................. 28 Hình 4.20 Cá sửu .............................................................................................. 29 Hình 4.21 Cá Hường ......................................................................................... 29 Hình 4.22 Cá ét mọi .......................................................................................... 30 Hình 4.23 Cá heo vạch ...................................................................................... 30 Hình 4.24 Cá bống xệ vảy nhỏ ......................................................................... 31 Hình 4.25 Cá bống trân ..................................................................................... 31 Hình 4.26 Cá Bống cát ...................................................................................... 32 Hình 4.27 Cá bống dừa ..................................................................................... 32 Hình 4.28 Cá bống trứng .................................................................................. 33 Hình 4.29 Cá Bống đuôi nhọn .......................................................................... 33 Hình 4.30 Cá Chốt chuối .................................................................................. 34 Hình 4.31 Cá Chốt giấy .................................................................................... 34 Hình 4.32 Cá Xác sọc ....................................................................................... 35 Hình 4.33 Cá chạch bông.................................................................................. 35 Hình 4.35 Tương quan giữa chiều dài tổng và trọng lượng của cá chốt sọc .... 36 Hình 4.36 Tương quan giữa chiều dài tổng và trọng lượng của cá rô đồng ..... 37 Hình 4.37 Tương quan giữa chiều dài tổng và trọng lượng của cá rằm chấm . 37 Hình 4.38 Tương quan giữa chiều dài tổng và trọng lượng của cá lòng tong đuôi vàng........................................................................................................... 38 Hình 4.39 Tương quan giữa chiều dài tổng và trọng lượng của cá dảnh ......... 38 Hình 4.40 Tương quan giữa chiều dài tổng và trọng lượng của cá mè vinh .... 39 Hình 4.41 Tương quan giữa chiều dài và trọng lượng của cá sặc điệp ............ 39 Hình 4.42 Tương quan giữa chiều dài tổng và trọng lượng của cá sặc bướm .. 40 Hình 4.43 Tương quan giữa chiều dài tổng và trọng lượng của cá xác sọc ..... 40 Hình 4.44 Tương quan giữa chiều dài và trọng lượng của cá linh ................... 41 Hình 4.45 Sự biến động hệ số điều kiện của cá chốt sọc.................................. 41 Hình 4.46 Sự biến động hệ số điều kiện của cá dảnh ....................................... 42 Hình 4.47 Sự biến động hệ số điều kiện của cá mè vinh .................................. 42 Hình 4.48 Sự biến động hệ số điều kiện của cá rằm chấm ............................... 43 Hình 4.49 Sự biến động hệ số điều kiện của cá rô đồng .................................. 43 Hình 4.50 Sự biến động hệ số điều kiện của cá xác sọc ................................... 44 Hình 4.51 Sự biến động hệ số điều kiện của cá long tong đuôi vàng............... 44 Hình 4.52 Sự biến động hệ số điều kiện của cá sặc điệp .................................. 45 Hình 4.53 Sự biến động hệ số điều kiện của cá sặc bướm ............................... 45 Hình 4.54 Sự biến động hệ số điều kiện của cá linh - Cirrhinus siamensis ..... 46 Hình 4.55.a Hệ số thành thục sinh dục (GSI) của cá rô đồng .......................... 46 Hình 4.55.b Hệ số tích lũy năng lượng (HSI) của cá rô đồng .......................... 47 Hình 4.56.a Hệ số thành thục sinh dục (GIS) của cá sặc bướm ...................... 47 Hình 4.56.b Hệ số tích lũy năng lượng (HSI) của cá sặc bướm ....................... 48 Hình 4.57.a Hệ số thành thục sinh dục (GSI) của cá xác sọc ........................... 48 Hình 4.57.b Hệ số tích lũy năng lượng (HIS) của cá xác sọc ........................... 49 Hình 4.58.a Hệ số thành thục sinh dục (GSI) của cá chốt sọc.......................... 49 Hình 4.58.b Hệ số tích lũy năng lượng (HIS) của cá chốt sọc ......................... 50 Hình 4.59Tỷ lệ (%) các GĐTT sinh dục của cá mè vinh ................................. 50 Hình 4.60 Tỷ lệ (%) các GĐTT sinh dục của cá sặc bướm .............................. 51 Hình 4.61 Tỷ lệ (%) các GĐTT sinh dục của cá chốt sọc ................................ 51 Hình 4.62 Tỷ lệ (%) các GĐTT sinh dục của cá lòng tong đuôi vàng ............. 52 Hình 4.63 Tỷ lệ (%) các GĐTT sinh dục của cá rô đồng ................................. 52 Hình 4.64 Tỷ lệ (%) các GĐTT sinh dục của cá xác sọc ................................. 53 DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1: Phân loại thành phần loài theo các bộ, họ, loài. ............................... 18 Bảng 4.2 : Phân loại thành phần loài theo các thủy vực. .................................. 19 Bảng 4.6.a: Sức sinh sản của cá chốt sọc ......................................................... 54 Bảng 4.6.b: Sức sinh sản của cá sặc bướm ....................................................... 55 Bảng 4.6.c: Sức sinh sản của cá rằm chấm ....................................................... 55 LỜI CẢM TẠ Lời đầu tiên, tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, chính ba mẹ đã có công sinh thành, nuôi dưỡng và lo lắng về mặt vật chất cũng như tinh thần để tôi có được cơ hội học tập như ngày hôm nay. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Võ Thành Toàn, giảng viên trực tiếp hướng dẫn luận văn. Thầy đã tận tình hướng dẫn, động viên tinh thần và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Chân thành biết ơn Quý Thầy, Cô đang công tác tại Bộ môn Quản lý và kinh tế nghề cá – Khoa Thủy Sản, trường Đại Học Cần Thơ đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp đại học. Cũng xin gởi lời cảm ơn đến Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy sản đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận văn. Đồng thời tôi cũng rất biết ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn cùng khóa và các bạn của tôi. Những người đã giúp tôi chia sẽ kinh nghiệm và đóng góp ý kiến để tôi thực hiện tốt luận văn này. TÓM TẮT Để bổ sung các dẫn liệu về thành phần loài cá, nên đề tài “Xác định thành phần loài và một số đặc điểm sinh học của các loài cá khai thác tự nhiên ở huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long”, đã được thực hiện từ tháng 8 - 11 năm 2011. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 36 loài thuộc 5 bộ và 16 họ. Trong đó bộ cá Vược (Perciformes) chiếm 50,00 %, bộ cá Chép (Cypriniformes) chiếm 27,78 %, bộ cá Nheo (Siluriformes) chiếm 13,89 %, bộ cá Chạch sông (Mastacembeliformes) chiếm 5,56 %, còn lại là bộ cá Kìm (Beloniformes) chiếm 2,78 %, trong đó bộ cá vược là chiếm ưu thế. Trong 36 loài đã xác định được trong đó có 10 loài có số mẫu lớn hơn 30. Bằng phương pháp hồi qui đã xác định được phương trình tương quan của 10 loài cá: cá rô đồng (Anabas testudineus) , cá sặc bướm (Trychopodus trichopterus), cá sặc điệp (Trychopodus microlepis), cá linh (Cirrhinus siamensis), cá xác sọc (Paralaubuca tybus), cá mè vinh (Barbonymus gonionotus), cá dảnh (Puntioplites proctozysron), cá chốt sọc (Mystus mystycetus), cá rằm chấm (Puntius binotatus), cá lòng tong đuôi vàng (Rasbora aurotaenia). Tương quan về chiều dài và khối lượng của 10 loài cá (n > 30). Được thể hiện theo phương trình hồi quy: W = a*Lb, với hệ số R2 dao động từ 0,9069 – 0,996. Kết quả cũng đã xác định được một số đặc điểm sinh học sinh sản (GSI, HIS) của các loài cá như: cá rô đồng (Anabas testudineus), cá sặc bướm (Trychopodus trichopterus), cá xác sọc (Paralaubuca tybus), cá chốt sọc (Mystus mystycetus). Đã xác định được sức sinh sản tương đối và sức sinh sản tuyệt đối của cá chốt sọc (Mystus mystycetus), cá sặc bướm (Trychopodus trichopterus), cá rằm chấm (Puntius binotatus). Hệ số thành thục sinh dục GSI đạt giá trị thấp nhất ở cá mè vinh là 0,14 và cao nhất ở cá chốt sọc là 7,77. Hệ số tích lũy năng lượng HIS cao nhất ở cá chốt sọc là 2,65 và thấp nhất ở cá mè vinh là 2,28. Sức sinh sản tuyệt đối của cá chốt sọc biến động từ 3.424 – 16.118 (trứng/cá cái), cá sặc bướm có sức sinh sản tuyệt đối trung bình 1.274 (trứng/ cá cái) với độ lệch chuẩn 672,66 và sức sinh sản cá rằm chấm 3.707 (trứng/ cá cái), và dao động từ 398 – 7.454 (trứng/ cá cái). CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Giới thiệu Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có khoảng 400.000 ha mặt nước nuôi thủy sản với tổng sản lượng hằng năm lên đến hơn 1,5 triệu tấn, chiếm hơn 70% sản lượng thủy sản nuôi của cả nước. Riêng tỉnh Vĩnh Long có diện tích tiềm năng để phát triển thủy sản khá lớn và đa dạng về: đất lúa, đất vườn, đất bãi bồi đều có thể nuôi kết hợp hoặc nuôi chuyên các giống loài thủy sản nước ngọt. Với điều kiện tự nhiên, sinh thái, thủy lý hóa, môi trường nước phù hợp cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó hệ thống sông ngòi trên tỉnh có thể bố trí nuôi thủy sản lồng bè. Năm 2010, diện tích nuôi trồng thủy sản là 2.380 ha với sản lượng đạt 132.782 tấn. Với kết quả phát triển thủy sản tương đối mạnh này sẽ là tiền đề cho việc mở rộng và phát triển trong những giai đoạn tới. Vĩnh Long là một trong 13 tỉnh ĐBSCL, và có vị trí địa lý đặc biệt so với các tỉnh khác nằm ở hạ nguồn lưu vực sông Mekong, giữa hai dòng Tiền Giang và Hậu Giang với nhiều loài thủy sản sinh sống trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao. Qua hội thảo “Thành phần loài cá lưu vực sông Mekong và Chao Phraya” (được tổ chức tại Khoa Thủy sản Đại học Cần Thơ ngày 24 – 2 – 2011), cho thấy nguồn lợi lưu vực sông Mekong vô cùng phong phú và đa dạng về thành phần loài cá. Đã xác định được 292 loài thuộc 188 giống và 70 họ. Bình Minh là một trong các huyện của tỉnh Vĩnh Long, có địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ, sông ngòi chằng chịt, nước ngọt quanh năm, thời tiết ôn hòa, rất thuận lợi cho sự phân bố của các giống loài cá. Tuy nhiên nguồn tài nguyên này chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy, đề tài “Xác định thành phần loài và một số đặc điểm sinh học của các loài cá khai thác tự nhiên ở huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long” được thực hiện nhằm thu thập những thông tin về các loài cá hiện đang phân bố tại huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Xác định thành phần loài và một số đặc điểm sinh học của các loài cá khai thác bằng lưới chày ở huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Qua đó nhằm bổ sung dẫn liệu khoa học và làm cơ sở cho việc bảo tồn và sử dụng hợp lý nguồn lợi cá tự nhiên. 1 1.3. Nội dung của đề tài i. Xác định thành phần loài. ii. Xác định một số đặc điểm sinh học sinh sản: HSI, GSI, các giai đoạn thành thục sinh dục của các loài cá đó. iii. Xác định mối tương quan giữa chiều dài và trọng lượng của chúng và hệ số điều kiện CF. 1.4. Thời gian thực hiện Từ tháng 08 năm 2011 đến tháng 12 năm 2011. 2 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tình hình thủy sản thế giới Theo báo cáo “Thực trạng ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản toàn cầu năm 2010”, sản lượng tiêu thụ thủy sản bình quân theo đầu người năm 2008 là 17kg/ người. Năm 2008, sản lượng tiêu thụ thủy sản toàn cầu đạt 115 triệu tấn. Sản lượng nuôi trồng thủy sản chiếm 46% tổng sản lượng thủy sản toàn cầu. Nuôi trồng thủy sản tiếp tục là ngành sản xuất thực phẩm tăng trưởng nhanh nhất thế giới và vượt cả tốt độ tăng trưởng dân số. Theo Tổ chức Nông Lương thế giới (FAO), tổng nhu cầu về thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản trên thế giới dự kiến sẽ đạt 183 triệu tấn và tổng sản lượng thuỷ sản của thế giới sẽ đạt 172 triệu tấn vào năm 2015 với tốc độ tăng trưởng bình quân 2,1%/ năm. Tiêu thụ thuỷ sản tính theo đầu người trên toàn cầu sẽ tăng bình quân 0,8% trong giai đoạn năm 2015. Trong tổng lượng gia tăng nhu cầu thủy sản dùng làm thực phẩm (khoảng 40 triệu tấn), có 46% mức tăng là do dân số tăng, 54% còn lại là do kinh tế phát triển và các nhân tố khác. Các nước đang phát triển sẽ dẫn đầu về mức tăng nhu cầu tiêu thụ tính theo đầu người với mức tăng dự kiến là 1,3%, trong khi đó tại các nước phát triển mức tăng nhu cầu tiêu thụ tính theo đầu người bình quân mỗi năm giảm 0,2%. 2.2. Tình hình thủy sản ở Việt Nam Lãnh thổ Việt Nam với diện tích gần 331.689 km2 có trên 3.200 km bờ biển vùng nội thủy và lãnh hải rộng 226.000 km2, vùng đặc quyền kinh tế rộng 1 triệu km2 với hơn 4.000 hòn đảo với nhiều khu hệ sinh thái thủy vực đa dạng làm tiền đề cho sự phong phú và đa dạng của nguồn lợi thủy sản. 2.2.1. Nguồn lợi thủy sản ở Việt Nam Trong nội địa, hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt tạo nên khoảng 1,7 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản. Biển Việt Nam có tính đa dạng sinh học khá cao, với khoảng 11.000 loài sinh vật đã được phát hiện. Trong đó, có khoảng 6.000 loài động vật đáy, 2.032 loài cá biển, 653 loài rong biển, 657 loài động vật phù du, 537 loài thực vật phù du, 94 loài thực vật ngập mặn, hệ giáp xác biển có 1647 loài: 225 loài tôm biển, 25 loài mực, 7 loài bạch tuộc, 14 loài cỏ biển, 298 loài san hô, 15 loài rắn biển, 12 loài thú biển, 5 loài rùa biển, và 34 loài chim nước. Nguồn lợi thủy sản nước lợ và nước ngọt chủ yếu là cá, có 3 khoảng 700 loài và hàng chục loài giáp xác như tôm, trai, nghiêu, sò…và 90 loài rong tảo. Theo Bộ Thủy sản (1996), đã thống kê được cá nước ngọt ở Việt Nam gồm 544 loài cá, thuộc 228 giống, 57 họ và 18 bộ. Trong 544 loài cá thì có 97 loài thuộc 12 bộ, 23 họ thuộc nhóm cá có giá trị kinh tế nhất thì các tỉnh Bắc Bộ có 52 loài, Nam Bộ có 44 loài, Bắc Trung Bộ có 28 loài và Nam Trung Bộ có 20 loài. Có 11 loài trong 544 loài này được phân bố ở cả miền Bắc và Nam. Các tỉnh Bắc Bộ có 226 loài (chiếm 41,6%), Nam Bộ có 306 loài (chiếm 56,2%), các tỉnh Bắc Trung Bộ từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có 145 loài (chiếm 26,7%), các tỉnh Nam Trung Bộ từ Đà Nẵng đến Bình Thuận có 120 loài (chiếm 22,1%) (Võ Thành Toàn, 2006). Các sông ở miền Bắc có 243 loài thuộc 125 giống và 30 họ, các sông ở miền Trung có 134 loài thuộc 88 giống và 20 họ, (Nguyễn Hữu Dựt, 1995). Các sông miền Nam có 255 loài thuộc 102 giống và 46 họ (Nguyễn Văn Hảo, 1976; Mai Đình Liên, 1963). 2.2.2. Hiện trạng nuôi trồng thủy sản Thủy sản là một trong những thế mạnh của Việt Nam, có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh nhất thế giới đạt 18% / năm giai đoạn 1998-2008. Nuôi trồng thuỷ sản đang ngày càng có vai trò quan trọng hơn khai thác hải sản cả về sản lượng, chất lượng cũng như tính chủ động trong sản xuất. Năm 2007, năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO, sản lượng nuôi trồng thủy sản lần đầu tiên đã vượt sản lượng khai thác và đạt 2,1 triệu tấn. Năm 2008, tổng sản lượng thủy sản của Việt Nam đạt 4,6 triệu tấn đưa Việt Nam lên vị trí thứ 3 về sản lượng nuôi trồng thủy sản và đứng thứ 13 về sản lượng khai thác thủy sản trên thế giới và xuất khẩu được trên 4,5 tỷ USD hàng thủy sản, đứng thứ 6 về giá trị xuất khẩu thủy sản. Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thủy sản ở khắp mọi miền đất nước cả về nuôi biển, nuôi nước lợ và nuôi nước ngọt. Đến năm 2003, đã sử dụng 612.778 ha nước mặn, lợ và 254.835 ha nước ngọt để nuôi thuỷ sản. Trong đó, đối tượng nuôi chủ lực là tôm với diện tích 580.465 ha. Gần đây, mô hình nuôi cá tra ao đã đạt đến diện tích trên dưới 6.000 ha. Vùng biển kinh tế nước ta với trữ lượng hải sản dao động trong khoảng 3,2 – 4,2 triệu tấn /năm với khả năng khai thác bền vững 1,4 – 1,8 triệu tấn /năm, không kể trữ lượng cá đại dương di cư và sinh vật đáy vùng triều. Nuôi trồng thủy sản đang từng bước trở thành ngành sản xuất hàng hóa chủ lực phát triển rộng khắp và có vị trí quan trọng đối với ngành và kinh tế quốc 4 gia. Sản lượng thủy sản nuôi trồng năm 2007 đạt 2,1 triệu tấn thủy sản các loại, chiếm trên 50% tổng sản lượng thủy sản, trong đó riêng cá tra ba sa đạt trên dưới 1 triệu tấn, tôm sú đạt 0,37 triệu tấn. Năng lực khoa học công nghệ, vốn và sáng tạo trong tổ chức sản xuất đã góp phần làm tăng vị thế của nuôi trồng. Ngoài ra, nước ta đã chủ động con giống phục vụ phát triển nuôi, sản xuất tôm giống đã trở thành một ngành sản xuất hàng hóa, với sản lượng khoảng 30 tỷ con giống hằng năm, và nhiều đối tượng khác đã thành công trong sản xuất giống nhân tạo. Đối tượng nuôi cũng đa dạng, nhưng tôm sú vẫn là đối tượng nuôi chủ đạo đối với các nghề nuôi mặn lợ. Cá tra là đối tượng xuất khẩu chính đối với nhóm thủy sản nước ngọt. Công tác quản lý môi trường và phòng ngừa dịch bệnh đã có chuyển biến ở các vùng nuôi. Các trung tâm môi trường đã thực hiện khảo sát, phân tích dự báo và cảnh báo ở các vùng trọng điểm, đã giúp ngư dân và người nuôi chọn thời điểm thả giống tốt, kịp thời xử lý môi trường nước, hạn chế dịch bệnh phát sinh. 2.2.3. Diện tích và sản lượng nuôi trồng Diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản: nước ta có lợi thế rất lớn về điều kiện tự nhiên, môi trường và vị trí địa lí thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản, được xem là vùng có lợi thế cạnh tranh lớn trong khu vực và thế giới. Tổng diện tích có khả năng phát triển NTTS của toàn quốc là 2.057.250 ha, trong đó nước mặn, lợ khoảng 1.000.000 ha, và nước ngọt 1.057.250 ha (TS. Nguyễn Duy Chinh, 2008). Về diện tích nuôi: NTTS ở nước ta ngày càng được phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa. Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2007 tăng gấp 2 lần so với năm 2009, đưa tổng diện tích NTTS của nước ta đạt khoảng 1.008 ha, trong đó loại hình thủy vực nước ngọt chiếm 40% và nước lợ chiếm 60% (TS. Nguyễn Duy Chinh, 2008). Về nuôi lồng: Hiện nay có 3 kiểu nuôi lồng chủ yếu được sử dụng phổ biến nuôi ở nước ta gồm nuôi lồng trên biển, nuôi lồng trên các hồ chứa và nuôi lồng trên sông (TS. Nguyễn Duy Chinh, 2008). 2.3. Tình hình thủy sản ở ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long có diện tích tự nhiên khoảng 39.747 km2, chiếm 12% diện tích cả nước, diện tích vùng biển đặc quyền kinh tế rộng khoảng 360.000 km2, chiếm 37% tổng diện tích vùng đặc quyền kinh tế của cả nước và hàng trăm đảo lớn nhỏ thuộc hai ngư trường trọng điểm là Đông và Tây Nam bộ. Toàn vùng có khoảng 750 km chiều dài bờ biển, với 22 cửa sông, cửa 5 lạch và hơn 800.000 ha bãi triều. Là vùng đất màu mở, đa dạng về hệ sinh thái, nằm ở hạ lưu sông Mekong, nên hàng năm lượng cá bột cá giống từ thượng nguồn đổ về đây làm cho nguồn lợi thủy sản ngày càng phong phú và đa dạng. Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) thì nguồn lợi cá nước ngọt gồm có: 12 loài cá thuộc bộ cá Trích, 2 loài thuộc bộ cá Thác Lát, 50 loài thuộc cá Chép, 40 loài thuộc bộ cá Trơn, 6 loài thuộc bộ cá Sóc, 6 loài thuộc bộ cá Lìm Kìm, 1 loài thuộc bộ cá Ngựa, 3 loài thuộc bộ cá Đối, 2 loài thuộc bộ Lươn , 43 loài thuộc bộ cá Vược, 4 loài thuộc bộ cá Lưỡi Mèo, 6 loài thuộc bộ cá Nóc, 1 loài thuộc bộ cá Hàm Ếch. Có 145 loài cá và 14 loài tôm ở vùng nước ngọt ĐBSCL, trong đó có 13 loài cá và 4 loài tôm có giá trị kinh tế cao (Lê Xuân Sinh & ctv, 1995). Nguồn lợi thủy sản Việt Nam mang tính nhiệt đới rõ rệt, rất đa dạng về thành phần loài và phong phú về sản lượng, có khoảng 236 loài cá được tìm thấy. Trong đó, họ cá Chép (Cyprinidea) có 74 loài (31,36%), họ cá Trơn (Pangsiidae) 51 loài (21,6%) (Nguyễn Văn Hảo và ctv, 1976). Chúng phân bố ở nhiều loại hình thủy vực khác nhau như: kênh rạch, ao đầm, ruộng lúa vùng ngập lũ… Nguồn lợi thủy sản Việt Nam có nhiều loài đặc hữu, có giá trị kinh tế cao gần như tuyệt chủng hoặc khó phát hiện như cá Tra Dầu (Pangsionodon gigas), cá Hô (Catlocarpio siamensis), cá Chài Sóc (Probabus jullieni),…Ngược lại, cũng xuất hiện một số loài cá mới di nhập, khá phong phú ngoài tự nhiên và có thể ảnh hưởng đến một số loài cá bản địa như cá Lau Kiếng…. Vào mùa khô, độ mặn nước biển ven bờ cao 20 - 30%, mùa mưa 5 - 20%, xâm nhập mặn theo các sông nhánh vào nội đồng nhiều nơi đến 40 – 60 km. Điều kiện như vậy đã tạo nên những vùng đất ngập nước qui mô lớn với bản chất lầy mặn và đa dạng về kiểu môi trường sinh thái: mặn, lợ, ngọt. Điều kiện giao thoa mặn, lợ, ngọt cũng đã tạo nên một vùng sinh thái đặc thù, hiếm thấy trên thế giới, rất thuận lợi cho phát triển sản xuất thủy sản hàng hóa tập trung. Đặc biệt ưu thế vẫn là nuôi nước lợ, chủ yếu là nuôi tôm nước lợ và nuôi cá da trơn nước ngọt như cá tra, basa . Ngoài ra, còn có tiềm năng môi trường nuôi các loài nhuyễn thể, các loài thủy sản nước lợ khác, các loài thủy sản ưa nước ấm, các loài thủy sản có thể chịu được môi trường phèn đục như các loài cá đen (cá lóc, cá rô, cá da trơn, lươn… ). Trên thực tế, nuôi trồng thủy sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đã trở thành một nghề truyền thống và không ngừng thay đổi. Theo tính toán, tổng diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long hơn 1.200.000 ha, gần bằng 60% của cả nước. Trong đó, diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản vùng triều khoảng 6 750.300 ha, chiếm trên 26% tổng diện tích đất tự nhiên của 8 tỉnh ven biển của vùng và chiếm 74% tổng diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản trên vùng triều toàn quốc. Vùng bán đảo Cà Mau có diện tích tiềm năng cho phát triển nuôi trồng thủy sản mặn lợ rất lớn (trên 630.000 ha). Khu vực ven sông Hậu và sông Tiền có diện tích vùng triều ít hơn (trên 123.000 ha). Diện tích có khả năng nuôi thuỷ sản nước ngọt cũng rất phong phú với trên 500.000 ha được xác định là có điều kiện rất thuận lợi và phân bố chủ yếu ở các tỉnh : Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ và Vĩnh Long. Năm 2006, sản lượng nuôi trồng thủy sản vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đạt khoảng 1.200.000 tấn, bằng trên 70% sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn quốc. Cùng với nuôi trồng thủy sản, hoạt động khai thác thủy sản cũng đạt được kết quả quan trọng, sản lượng khai thác không ngừng tăng. Năm 2006, sản lượng khai thác của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đạt khoảng 850.000 tấn, bằng khoảng 40% tổng sản lượng khai thác cả nước, trong đó trên 80% khai thác từ biển. Trong 13 tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, có 8 tỉnh tham gia Chương trình vay vốn đóng tàu khai thác hải sản xa bờ (Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Long An, Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang). Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của chế biến xuất khẩu thủy sản, chế biến và tiêu thụ nội địa cũng là thế mạnh của Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nơi đây chính là “vựa cá” lớn nhất cung cấp sản phẩm thủy sản cho TP. Hồ Chí Minh, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Bên cạnh các sản phẩm thủy sản tươi sống, các sản phẩm chế biến tiêu thụ nội địa trong vùng đã phát triển mạnh trong những năm qua. Trong những năm qua, nuôi trồng và khai thác thủy hải sản ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long được khẳng định là những nghề sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội cao, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng ven biển và nông thôn. Nuôi thủy sản hàng hoá xuất khẩu phát triển đã tác động rất mạnh đến việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tổng diện tích chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản ở vùng này khoảng trên 312.000 ha, bằng khoảng 83% diện tích chuyển đổi trong cả nước, trong đó từ đất trồng lúa khoảng 298.000 ha. Nhìn chung, doanh thu bình quân trên cùng đơn vị canh tác sau chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản tăng gấp 4 - 7 lần, khẳng định ưu thế cạnh tranh của kinh tế thủy sản trong vùng. 7 2.4. Tình hình thủy sản Vĩnh Long 2.4.1. Điều kiện tự nhiên 2.4.1.1 Vị trí địa lý Vĩnh Long có diện tích tự nhiên 1.479,128 km2 bằng 0,4% diện tích cả nước, dân số năm 2010 là 1.031.994 người, bằng 1,3% dân số cả nước. Vĩnh Long là một trong 13 tỉnh thuộc ĐBSCL được giới hạn bởi: phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Tiền Giang và tỉnh Bến Tre, phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh, phía Tây giáp Thành Phố Cần Thơ. Có hệ thống sông ngòi chằng chịt nối nhau tạo thành mạng lưới thủy lợi thuận lợi cho phát triển thủy sản. 2.4.1.2 Khí hậu Vĩnh Long nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, có chế độ nhiệt tương đối cao và bức xạ dồi dào. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 250C đến 270C, nhiệt độ cao nhất 36,90C, nhiệt độ thấp nhất 17,70C. Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm bình quân 7,30C.Mùa mưa thường bắt đầu vào tháng 5 và chấm dứt vào tháng 11, lượng mưa trung bình 1.414 mm. Ở Vĩnh Long so với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, yếu tố khí hậu cơ bản qua các năm khá thuận lợi cho nông nghiệp phát triển theo hướng đa canh, thâm canh tăng vụ. Tuy nhiên, do lượng mưa tập trung vào mùa mưa cùng với lũ tạo nên những khu vực bị ngập úng ở phía Bắc Quốc lộ 1A và những nơi có địa hình thấp trũng làm hạn chế và gây thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng đến đời sống cộng đồng và môi trường khu vực. 2.4.1.3 Đặc điểm địa hình: Địa hình khá bằng phẳng có dạng hình lòng máng, thấp dần vào trung tâm. Cao độ trung bình 0.5 – 0.75m so với mực nước biển. 2.4.1.4 Tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên đất: Theo kết quả điều tra khảo sát thổ nhưỡng của Chương trình Đất tỉnh Vĩnh Long năm 1990-1994, Vĩnh Long có 4 nhóm đất chính: đất phèn 90.779,06 ha (chiếm 68,94% diện tích), đất phù sa 40.577,06 ha (chiếm 30,81% diện tích), đất cát giồng 212,73 ha (chiếm 0,16% diện tích), đất xáng thổi 116,14 ha (chiếm 0,09% diện tích). Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 01/01/2010, tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh có 147.912,7 ha được chia ra 5 loại đất sử dụng như sau: đất nông nghiệp 8 116.180,6 ha, chiếm 78,6%; đất chuyên dùng 9.163,9 ha, chiếm 6,2%; đất ở nông thôn 5.502,3 ha, chiếm 3,7%; đất ở đô thị 656,8 ha, chiếm 0,44%; đất chưa sử dụng, 105,3 ha, chiếm 0,07%. Theo Nghị quyết số 32/2006/NQ- CP ngày 17 tháng 11 năm 2006 của Chỉnh phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất 2006-2010 tỉnh Vĩnh Long thì đất sản xuất nông nghiệp có 106.738 ha, trong đó đất trồng cây hàng năm có 51.722 ha, đất trồng cây lâu năm là 55.016 ha (cây ăn trái, cây công nghiệp và các loại cây lâu năm khác). Thực tế sử dụng đất đến 01/01/2010 cho thấy đất sản xuất nông nghiệp, cũng như đất trồng cây hàng năm đều đạt mức lớn hơn mục tiêu quy hoạch, chủ yếu theo hướng tăng diện tích màu và cây ăn trái. Tài nguyên nước: Với 91 sông, kênh rạch trên địa bàn nguồn nước mặt của Tỉnh Vĩnh Long được phân bổ đều khắp trong tỉnh. Ba con sông lớn cung cấp nước cho hệ thống kênh rạch này là: - Sông Cổ Chiên: nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh, có chiều rộng từ 800-2500 m, sâu từ 20-40 m với khả năng tải nước cực đại lên tới 12.000 - 19.000 m³/s. - Sông Hậu: chảy theo hướng Đông Bắc Tây Nam, song song với sông Cổ Chiên, chạy dọc theo phía Tây Nam của Tỉnh, sông có chiều rộng từ 1500 – 3000 m, sâu từ 15-30 m, khả năng tải nước cực đại lên tới 20.000 - 32.000 m³/s. - Sông Măng Thít : gồm 1 phần kênh thiên nhiên, 1 phần kênh đào nối từ sông Cổ Chiên tại Quới An sang sông Hậu tại Trà Ôn, sông dài 47 km, có bề rộng trung bình từ 110-150 m, lưu lượng cực đại chảy ra và vào tại 2 cửa sông như sau: Phía sông Cổ Chiên: 1500 – 160 m³/s; Phía sông Hậu: 525 – 650 m³/s. Chất lượng nước tại 3 con sông lớn này hoàn toàn ngọt, chế độ thuỷ văn điều hoà, lưu lượng dòng chảy thay đổi theo mùa, ít chịu chi phối của thuỷ triều, tuy bị ô nhiễm nhẹ nhưng hoàn toàn dùng cho sinh hoạt được khi đã qua công trình xử lý nước, như vậy với tất cả các đô thị, khu dân cư có 3 con sông này chảy qua đều có thể lấy nước mặt, để phục vụ cho nhu cầu nước ăn uống, sinh hoạt, phục vụ cho sản xuất công nghiệp, du lịch, đây là những thuận lợi lớn mà ít tỉnh nào có được. Khoáng sản: Vĩnh Long có lượng cát sông và sét làm vật liệu xây dựng khá dồi dào. Cát sông chủ yếu phân bổ trên các sông Cổ Chiên, sông Tiền, sông Pang Tra, sông Hậu và sông Hậu nhánh Trà Ôn với tổng trữ lượng 129,8 triệu m3. 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng