Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xác định những nhân tố đánh giá tính hữu hiệu của việc ứng dụng hệ thống erp tro...

Tài liệu Xác định những nhân tố đánh giá tính hữu hiệu của việc ứng dụng hệ thống erp trong các doanh nghiệp việt nam

.PDF
148
51
106

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG XÁC ĐỊNH NHỮNG NHÂN TỐ ĐÁNH GIÁ TÍNH HỮU HIỆU CỦA VIỆC ỨNG DỤNG HỆ THỐNG ERP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Mã đề tài: T2015.9.188 Chủ nhiệm đề tài: ThS. Vũ Quốc Thông TP. HCM, tháng 10 năm 2016 DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:  ThS. Vũ Quốc Thông Đề tài NC khoa học cấp Trường 2 MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ ............................................................................ 7 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... 9 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................... 10 PHẦN MỞ ĐẦU VỀ NGHIÊN CỨU ............................................................................ 11 I. DẪN NHẬP ................................................................................................................... 11 II. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI............................................................................. 11 1. NHU CẦU HIỂU BIẾT VỀ GIÁ TRỊ CỦA HTTT ....................................................................... 11 2. SỰ CẦN THIẾT CỦA NHỮNG NGHIÊN CỨU CHẶT CHẼ ..................................................... 12 III. TÓM LƢỢC MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ..................................... 13 1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................................................. 13 2. CÁC ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................................................... 13 IV. TÓM LƢỢC VỀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................. 14 V. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................................... 15 1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU .......................................................................................................... 15 2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 15 VI. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 17 CHƢƠNG MỘT – GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU ................................................. 19 I. KHÁI QUÁT VỀ ĐỀ TÀI ........................................................................................... 19 II. GIÁ TRỊ CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN TRONG DOANH NGHIỆP ............. 19 1. GIỚI THIỆU ..................................................................................................................................... 19 2. NHỮNG NGHIÊN CỨU ĐÃ QUA.................................................................................................. 20 3. NHỮNG THÁCH THỨC TRONG VIỆC PHẢN ÁNH GIÁ TRỊ CỦA HTTT .......................... 24 4. TÓM TẮT .......................................................................................................................................... 25 III. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................... 25 1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................................................................................. 25 Đề tài NC khoa học cấp Trường 3 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................................................. 27 IV. XÂY DỰNG KHÁI NIỆM NGHIÊN CỨU ............................................................ 28 1. SỰ HỮU HIỆU CỦA TỔ CHỨC .................................................................................................... 28 2. HỆ THỐNG HOẠCH ĐỊNH NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP (H/T ERP) .............................. 31 2.1. NÉT CƠ BẢN VỀ H/T ERP...................................................................................................... 31 2.2. NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC ĐÁNH GIÁ H/T ERP SAU TRIỂN KHAI.................................. 36 V. LÝ THUYẾT VỀ THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG (BALANCED SCORE CARD – BSC) ........................................................................................................................................... 37 1. NÉT CƠ BẢN VỀ LÝ THUYẾT BSC ............................................................................................ 37 2. ỨNG DỤNG BSC TRONG VIỆC ĐỀ XUẤT KHÁI NIỆM NGHIÊN CỨU .............................. 42 3. ỨNG DỤNG BSC TRONG NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG ........................................................ 43 4. ỨNG DỤNG BSC TRONG NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM .................................................... 44 VI. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................................................................... 45 1. GIỚI THIỆU ..................................................................................................................................... 45 2. KHÁI NIỆM NGHIÊN CỨU ĐA HƢỚNG .................................................................................... 45 3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................................................................................... 48 3.1. SỰ HỮU HIỆU CỦA TỔ CHỨC ỨNG DỤNG H/T ERP ...................................................... 50 3.2. TÀI CHÍNH (FINANCIAL CONSTRUCT) ............................................................................ 51 3.3. KHÁCH HÀNG (CUSTOMER CONSTRUCT) ..................................................................... 51 3.4. QUY TRÌNH KINH DOANH (BUSINESS PROCESS CONSTRUCT) ............................... 52 3.5. HỌC HỎI VÀ PHÁT TRIỂN (LEARNING AND GROWTH CONSTRUCT) ................... 53 VII. KẾT LUẬN CHƢƠNG ........................................................................................... 54 CHƢƠNG HAI – PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................... 55 I. PHẦN GIỚI THIỆU .................................................................................................... 55 II. TRIẾT LÝ NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 55 III. QUY TRÌNH XÂY DỰNG THANG ĐO ................................................................ 57 IV. NHẬN BIẾT CÁC BIẾN QUAN SÁT .................................................................... 58 V. THỬ NGHIỆM THANG ĐO .................................................................................... 60 VI. THỰC HIỆN KHẢO SÁT NHÁP ........................................................................... 63 1. HƢỚNG CỦA THÀNH PHẦN NGHIÊN CỨU ............................................................................ 64 2. TÓM TẮT KHẢO SÁT NHÁP........................................................................................................ 64 Đề tài NC khoa học cấp Trường 4 VII. BẢNG CÂU HỎI HOÀN CHỈNH.......................................................................... 67 VIII. THIẾT KẾ MẪU VÀ THU THẬP DỮ LIỆU ..................................................... 67 IX. KẾT LUẬN CHƢƠNG ............................................................................................. 69 CHƢƠNG BA – BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................. 69 I. PHẦN GIỚI THIỆU .................................................................................................... 69 II. BÁO CÁO DỮ LIỆU THỐNG KÊ MÔ TẢ ............................................................ 70 III. PHÂN TÍCH CÁC BIẾN QUAN SÁT .................................................................... 74 IV. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (EFA) ....................................................... 75 1. GIỚI THIỆU ..................................................................................................................................... 75 2. NHÓM NHÂN TỐ TÀI CHÍNH...................................................................................................... 77 3. NHÓM NHÂN TỐ KHÁCH HÀNG ............................................................................................... 78 4. NHÓM NHÂN TỐ QUY TRÌNH KINH DOANH ......................................................................... 78 5. NHÓM NHÂN TỐ HỌC HỎI VÀ PHÁT TRIỂN ......................................................................... 79 V. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU SAU ĐIỀU CHỈNH ...................................................... 80 1. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU BẬC 2 .................................................................................................. 80 2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU BẬC 3 .................................................................................................. 83 3. TÓM TẮT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU SAU ĐIỀU CHỈNH ......................................................... 84 CHƢƠNG BỐN – KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý ................................................................. 89 I. KẾT LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................................... 89 II. TRẢ LỜI CÂU HỎI NGHIÊN CỨU........................................................................ 89 1. TRẢ LỜI CÂU HỎI THỨ NHẤT ................................................................................................... 90 2. TRẢ LỜI CÂU HỎI THỨ HAI ....................................................................................................... 91 III. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................... 94 PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 96 1. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT .................................................................................................................. 96 2. TÀI LIỆU TIẾNG ANH ................................................................................................................... 96 PHẦN PHỤ LỤC ........................................................................................................... 115 Đề tài NC khoa học cấp Trường 5 0. PHỤ LỤC 0...................................................................................................................................... 115 1. PHỤ LỤC 1...................................................................................................................................... 119 2. PHỤ LỤC 2...................................................................................................................................... 120 3. PHỤ LỤC 3...................................................................................................................................... 123 4. PHỤ LỤC 4...................................................................................................................................... 126 5. PHỤ LỤC 5...................................................................................................................................... 129 6. PHỤ LỤC 6...................................................................................................................................... 133 7. PHỤ LỤC 7...................................................................................................................................... 142 8. PHỤ LỤC 8...................................................................................................................................... 144 9. PHỤ LỤC 9...................................................................................................................................... 146 Đề tài NC khoa học cấp Trường 6 DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Bảng 1. Các tổng quan chính về đánh giá HTTT 23 Bảng 2. Tóm lược lịch sử phát triển của H/T ERP 32 Bảng 3. Tóm lược số lượng biến của từng khái niệm nghiên cứu thành phần 63 Bảng 4. Tóm lược kiểm tra loading qua phép trích Principal Components 65 Bảng 5. Kiểm định Bartlett và kiểm định KMO của từng thành phần nghiên cứu 65 Bảng 6. Ngành nghề sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp 71 Bảng 7. Thời gian hoạt động của các doanh nghiệp 71 Bảng 8. Doanh thu năm của các doanh nghiệp 72 Bảng 9. Số lượng nhân viên của các doanh nghiệp 72 Bảng 10. Phần mềm ERP doanh nghiệp đang ứng dụng 73 Bảng 11. Số năm sau khi hoàn thành triển khai ERP của doanh nghiệp 73 Bảng 12. Các vị trí tham gia khảo sát về sự hữu hiệu của tổ chức trong môi trường ứng dụng H/T ERP 74 Bảng 13. Kiểm định Bartlett và kiểm định KMO của từng nhân tố thành phần 76 Bảng 14. Kết quả của việc thực hiện phép trích PCA 77 Bảng 15. 2 nhóm nhân tố của khái niệm Tài chính 78 Bảng 16. 2 nhóm nhân tố của khái niệm Khách hàng 78 Bảng 17. 4 nhóm nhân tố của khái niệm Quy trình kinh doanh 79 Bảng 18. 3 nhóm nhân tố của khái niệm Học hỏi và phát triển 80 Bảng 19. Ma trận hệ số tương quan giữa các nhân tố 80 Bảng 20. 3 nhóm nhân tố bậc 2 mới 81 Bảng 21. Kiểm định Bartlett và kiểm định KMO của từng nhóm nhân tố mới 81 Bảng 22. Tóm lược về cấu trúc của 3 nhóm nhân tố bậc 2 mới 83 Bảng 23. Ma trận hệ số tương quan giữa các nhóm nhân tố bậc 2 83 Bảng 24. Nhân tố bậc 3 84 Đề tài NC khoa học cấp Trường 7 Bảng 25. Kiểm định Bartlett và kiểm định KMO của nhân tố bậc 3 84 Hình 1. Mô hình lý thuyết Balanced Scorecard – BSC 38 Hình 2. 2 loại khái niệm đa hướng – phân kỳ và hội tụ 46 Hình 3. Mô hình nghiên cứu đề xuất 49 Hình 4. Quy trình xây dựng thang đo và kiểm định mô hình nghiên cứu đề xuất 58 Hình 5. Mô hình nghiên cứu sau khi điều chỉnh 87 Hình 6. Tóm lược các khái niệm nghiên cứu và các biến đo lường 93 Đề tài NC khoa học cấp Trường 8 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt Thẻ điểm cân bằng BSC Balance Scored Card CRM Customer Relationship Management Quản lý quan hệ khách hàng EFA Exploring Factors Analysis Phân tích nhân tố khám phá EVA Economic Value Added Giá trị kinh tế tăng thêm IRR Internal Return Rate Suất sinh lời nội bộ PCA Principal Component Analysis Phép trích thành phần chính NPV Net Prensent Value Giá trị tại thời điểm hiện tại của dòng tiền ROI Return On Investment Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư SCM Supply Chain Management Quản lý chuỗi cung ứng WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới CNTT Công nghệ thông tin DN Doanh nghiệp H/T ERP Enterprise Resource Planning System Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp HTTTKT Hệ thống thông tin kế toán HTTT Hệ thống thông tin H/T Hệ thống Đề tài NC khoa học cấp Trường 9 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tóm lƣợc kết quả nghiên cứu đề tài (tiếng Việt) Nhận định đầy đủ giá trị của hệ thống thông tin (HTTT) là một thách thức đồng thời là nhu cầu của nhà quản lý doanh nghiệp. Giá trị đó thể hiện qua sự hữu hiệu của tổ chức có ứng dụng công nghệ kỹ thuật. Đo lường được sự hữu hiệu của tổ chức trong môi trường HTTT cụ thể là một trong những chủ đề nghiên cứu được quan tâm. Bài báo này khám phá những nhân tố xác định sự hữu hiệu của tổ chức kinh doanh trong môi trường ứng dụng hệ thống (H/T) ERP. Nghiên cứu khảo sát 316 doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam có ứng dụng H/T ERP. Các phép phân tích tương quan, thống kê mô tả và phân tích EFA được sử dụng để kiểm định và giải thích mô hình nghiên cứu đặt ra trên nền lý thuyết BSC. Kết quả là có ba nhóm nhân tố bậc 2 xác định sự hữu hiệu của tổ chức trong môi trường ứng dụng H/T ERP bao gồm sự phát triển bền vững, năng lực của tổ chức và sự sẵn sàng trong kinh doanh. Mỗi nhóm nhân tố bậc 2 được xác định bởi các nhân tố bậc 1 và các biến quan sát liên quan. Ý nghĩa của nghiên cứu này phần nào đáp ứng được nhu cầu đo lường sự hữu hiệu của tổ chức từ các nhà quản lý doanh nghiệp trong môi trường ứng dụng H/T ERP. Tóm lƣợc kết quả nghiên cứu đề tài (tiếng Anh) Fully realizing the value of information system (IS) in business is not only a challenge but also a demand from business managers. The IS value presents in the IT-related organizational effectiveness. One of the most noticed research topic is measurement of IT-related organizational effectiveness. This paper explores factors that define the effectiveness of business organization that has applied ERP system. The survey comprises of 316 businesses operating in Vietnam that contain ERP systems usage. Correraltion analysis, descriptive statistics and exploratory factor analysis (EFA) are used to validate and interpret the BSC-based resarch model. The result indicates there are three group of second order constructs including business stable development, organizational capability and readiness in business that define ERP-applied organizational effectiveness. Each second order construct is defined by a set of first order constructs and related observed variables. The research value fall in a position that partly satisfies the measurement demand of business managers for ERP-applied organizational effectiveness concept. Đề tài NC khoa học cấp Trường 10 PHẦN MỞ ĐẦU VỀ NGHIÊN CỨU I. DẪN NHẬP Ngày nay, hầu hết các doanh nghiệp đều triển khai hệ thống thông tin (HTTT). Shanks và cộng sự (2006) cho biết các tổ chức kinh tế trên thế giới đã chi ra số tiền khổng lồ hằng năm cho việc đầu tư vào HTTT trong doanh nghiệp. Điều này cho thấy hệ thống thông tin phục vụ cho công tác quản lý là một phần tất yếu trong mỗi đơn vị kinh tế. Đối với các doanh nghiệp, việc quản lý và tổ chức hệ thống lưu chuyển thông tin cũng như việc ứng dụng kỹ thuật công nghệ thông tin thích hợp là vấn đề được quan tâm trong bối cảnh nền kinh tế cạnh tranh. Hệ thống thông tin kế toán (HTTTKT) tromg môi trường ERP được thiết kế trên nền kỹ thuật công nghệ thông tin nhằm hỗ trợ cho việc quản lý và kiểm soát các giao dịch liên quan đến tài chính – kinh tế của tổ chức (Soudani, 2012). Những tiến bộ không ngừng của công nghệ thông tin đã mở ra khả năng kết xuất và sử dụng thông tin kế toán từ góc nhìn chiến lược và quản trị (El Louadi, 1998). Tầm quan trọng của HTTTKT toàn diện với tổ chức được mở rộng trong toàn tổ chức và được nâng lên đáng kể qua những năm đầu của thập niên 1990 (Borthick and Clark, 1990; Wilkinson, 1993). Việc nghiên cứu về HTTTKT toàn diện đã bắt đầu hình thành từ nhiều năm và vẫn tiếp tục phát triển vì tính quan trọng trong thực tiễn cũng như giáo dục của vấn đề. Sự gia tăng về việc ứng dụng HTTTKT hướng tích hợp thể hiện qua việc tổ chức kinh doanh không ngừng mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin để liên kết các hoạt động ghi nhận nghiệp vụ kinh tế thường nhật của tổ chức với những mục tiêu phân tích nhằm cải thiện dịch vụ khách hàng, giảm thiểu chi phí hoạt động, cải thiện chất lượng sản phẩm, gia tăng lợi nhuận và mở rộng thị phần (Rivard et al., 2006; Liu and Tsai, 2007; Merono-Cerdan, 2008). Giá trị của HTTT tổng quát và cụ thể là giá trị HTTTKT hướng tích hợp trong môi trường ERP mang lại cho tổ chức được thể hiện qua việc giúp cho tổ chức đạt được mục tiêu. II. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1. NHU CẦU HIỂU BIẾT VỀ GIÁ TRỊ CỦA HTTT So sánh được giá trị kỳ vọng và giá trị hiện thực do HTTT mang lại sẽ giúp ích cho các nhà quản lý doanh nghiệp xác định khoảng cách ứng dụng H/T giữa hoạch định và thực tiễn (Davern and Kauffman, 2000). Để xét đoán nếu một HTTT mới trong toàn doanh nghiệp được triển khai thực sự hoạt động như kỳ vọng, Farbey và cộng sự (1999) đưa ra lời khuyên cho các tổ Đề tài NC khoa học cấp Trường 11 chức kinh doanh phải có kế hoạch quản lý từ giai đoạn hoạch định đến các giai đoạn triển khai và vận hành H/T. Nghiên cứu năm 2008 của Thomas và Fernandez cho rằng những doanh nghiệp có thực hiện đo lường được sự thành công của HTTT sẽ cảm nhận được mức thành công cao hơn trong việc triển khai và vận hành H/T so với các doanh nghiệp không thực hiện hoạt động đo lường. Thomas và Fernandez lý luận rằng một tổ chức thấu hiểu về giá trị của HTTT thông qua việc đề xuất các tiêu chí xác định sự thành công của HTTT sẽ làm việc tích cực hơn để đạt được các mục tiêu đã đề ra. 2. SỰ CẦN THIẾT CỦA NHỮNG NGHIÊN CỨU CHẶT CHẼ Những nghiên cứu trong quá khứ đã không định nghĩa rõ ràng về cách thức đo lường thành quả doanh nghiệp (firm performance) cũng như không chú ý nhiều đến những đo lường giá trị vô hình, phi tài chính (Gunasekaran et al., 2006). Đa phần những nghiên cứu đã qua lựa chọn các nhân tố đo lường thành quả theo hướng thuận tiện cho ngữ cảnh nghiên cứu và thiếu cơ sở lý thuyết nền trong việc xây dựng mô hình. Những kỹ thuật đo lường theo tỷ số tài chính, kế toán là lựa chọn phổ biến trong các nghiên cứu trước. Có những vấn đề trong việc xác định cấp độ phân tích. Một số nghiên cứu đề xuất những nhân tố xác định cho sự thành công của HTTT hoặc những nhân tố xác định thành quả doanh nghiệp ở cấp độ phân tích hỗn hợp bao gồm cá nhân người sử dụng, bản thân hệ thống, đơn vị phòng ban hoặc cấp độ toàn tổ chức... Cần phải có thêm nhiều nghiên cứu được thiết kế chặt chẽ và cụ thể cho việc xem xét giá trị HTTT đóng góp vào thành quả doanh nghiệp thông qua những tác động cụ thể đến doanh nghiệp, ví dụ sự hữu hiệu của tổ chức kinh doanh. Gá trị của HTTT trong doanh nghiệp mang tính đa chiều. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu trong quá khứ đã không bao hàm những nhân tố xác định giá trị HTTT từ những chiều khác nhau. Việc đề xuất và sử dụng thang đo về các nhân tố đo lường trong quá khứ vẫn còn để lại những quan ngại về việc kiểm định cũng như độ tin cậy của thang đo lường được sử dụng. Trong quá khứ vẫn thiếu hụt những nghiên cứu đo lường tác động của HTTT với bộ thang đo được thiết kế quy chuẩn về độ tin cậy và qua kiểm định thực nghiệm (Gable et al., 2008). Hơn nữa, những tác động qua lại giữa các (nhóm) nhân tố từ các chiều đo lường thành quả của tổ chức kinh doanh do ảnh hưởng cửa ứng dụng HTTT cần phải được kiểm định (DeLone and McLean, 2003). Đề tài nghiên cứu này đặt mục tiêu đóng góp thêm hiểu biết cho thiết kế nghiên cứu về việc xem xét giá trị của HTTT với 2 mảng chính là xác định các chiều của đo lường sự hữu hiệu Đề tài NC khoa học cấp Trường 12 của tổ chức có ứng dụng HTTTKT tích hợp trong môi trường ERP và xây dựng thang đo lường có kiểm định với mẫu dữ liệu thu thập đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam. III. TÓM LƯỢC MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Khi doanh nghiệp đưa ra quyết định đầu tư HTTT trong giai đoạn nền kinh tế gặp nhiều khó khăn 2015 – 2017 (cafef.vn, 2016), thì việc xác định đúng giá trị của HTTT càng trở nên cần thiết. Khó khăn trong việc xác định giá trị của HTTT nằm ở chỗ lựa chọn một mô hình thích hợp để có thể áp dụng vào thực tế. Nhằm đánh giá chính xác giá trị của HTTT mang lại cho tổ chức, điều cần thiết là phải đo lường được các nhân tố xác định sự hữu hiệu của tổ chức đó. Thực hiện nghiên cứu tại môi trường kinh doanh ở Việt Nam, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có ứng dụng H/T ERP, tác giả của đề tài này đặt ra 2 mục tiêu nghiên cứu như sau: - Thứ nhất, nhận diện những (nhóm) nhân tố xác định sự hữu hiệu của tổ chức trong môi trường ứng dụng H/T ERP. - Và thứ hai, xây dựng một mô hình kiểm định về sự hữu hiệu của tổ chức trong môi trường ứng dụng H/T ERP. 2. CÁC ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI Một số điểm mới của đề tài được trình bày như sau, trước khi thực hiện nghiên cứu: - Vẫn chưa có nhiều nghiên cứu thực hiện việc kiểm định toàn diện và thực tiễn với hướng tiếp cận thẻ điểm cân bằng (BSC) đối với sự hữu hiệu của tổ chức ứng dụng HTTT toàn doanh nghiệp. - Việc định hình các (nhóm) nhân tố xác định cho sự hữu hiệu của tổ chức trong môi trường ứng dụng H/T ERP được thực hiện ở cấp độ phân tích là tổ chức. Trong những nghiên cứu trước đây cấp độ phân tích không được xác định rõ ràng trong ngữ cảnh nghiên cứu về sự hữu hiệu của tổ chức. - Bộ dữ liệu được thu thập tại các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ở Việt Nam. Đề tài NC khoa học cấp Trường 13 IV. TÓM LƯỢC VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Dựa trên triết lý nghiên cứu thực chứng (positivism) và ứng dụng quy trình nghiên cứu hướng suy diễn (deduction), luận án giải quyết vấn đề nghiên cứu thông qua việc trả lời những câu hỏi nghiên cứu đặt ra. Trước tiên, luận án đề xuất mô hình nghiên cứu từ những khái niệm nghiên cứu và lý thuyết nền BSC. Từ mô hình nghiên cứu có 2 giả thuyết nghiên cứu được đặt ra. Kế tiếp, việc phát triển thang đo lường cho những câu hỏi nghiên cứu được thưc hiện theo quy trình tham chiếu từ những nhà nghiên cứu đi trước Churchill (1979), Dunn và cộng sự (1994) cùng với Mac Kenzie và cộng sự (2005). Quy trình xây dựng thang đo và kiểm định mô hình bao gồm các bước (1) hình thành khái niệm nghiên cứu, (2) nhận biết các biến đo lường, (3) thử nghiệm thang đo, (4) thực hiện khảo sát nháp, (5) thực hiện khảo sát chính thức và (6) tiến hành phân tích dữ liệu khảo sát. Thang đo lường thể hiện dưới dạng bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế nhằm thu thập dữ liệu từ các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ở Việt Nam có triển khai HTTTKT tích hợp trong môi trường máy tính là ERP. Đối tượng khảo sát là những nhà quản lý của tổ chức. Từ vấn đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu được xác định, những khái niệm nghiên cứu được tổng quát hóa để xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên lý thuyết nền BSC. Việc phát triển thang đo lường bắt đầu với những ghi nhận về các biến quan sát được trình bày trong những nghiên cứu đã qua. Danh sách của các biến quan được nhóm chuyên gia về H/T ERP góp ý và sắp xếp vào từng khái niệm nghiên cứu có liên quan. Sau khi nhận biết các biến đo lường, thang đo lường được thử nghiệm trước khi đưa vào khảo sát nháp. Bảng câu hỏi chính thức trên cơ sở của việc khảo sát nháp được hoàn thiện và đưa vào khảo sát chính thức với mẫu dữ liệu là 316 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tại Việt Nam có thông tin ứng dụng HTTTKT tích hợp trong môi trường H/T ERP. Những phản hồi hợp lệ từ các đối tượng khảo sát được thống kê và xử lý trước khi đưa vào phân tích. Nhằm thực hiện khảo sát từng chiều của khái niệm nghiên cứu, phép trích nhân tố PCA (Principal Components Analysis) trong phân tích nhân tố khám phá (EFA) được sử dụng. Kế tiếp, do bảng ma trận thể hiện những mối tương quan đáng kể giữa các nhóm nhân tố của từng thành phần nghiên cứu bậc 1, tác giả đề tài tiến hành phân tích nhân tố bậc cao để tìm ra cấu trúc của nhân tố bậc cao. Việc phân tích tìm ra được các nhóm nhân tố bậc 2 và bậc 3. Mô hình Đề tài NC khoa học cấp Trường 14 nghiên cứu với những nhân tố xác định cho sự hữu hiệu của tổ chức ứng dụng HTTTKT tích hợp trong môi trường ERP được điều chỉnh. Xem xét về nội dung của các biến quan sát thuộc từng nhân tố thành phần, tác giả đặt tên cho các nhân tố thành phần bậc 1, 2 và 3 dựa theo ý nghĩa của các biến quan sát thuộc nhóm nhân tố. V. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU Với mục tiêu nghiên cứu là nhận diện những (nhóm) nhân tố xác định sự hữu hiệu của tổ chức trong môi trường ứng dụng H/T ERP, đề tài nghiên cứu lựa chọn đơn vị phân tích là các doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam và có ứng dụng HTTTKT tích hợp trong môi trường ERP. Do chỉ những công ty có quy mô lớn hoạt động ở Việt Nam mới ứng dụng HTTTKT tích hợp hướng toàn doanh nghiệp trong quản lý, dữ liệu thu thập của đề tài sau khi đã qua lựa chọn bao gồm 316 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tại Việt Nam có thông tin đang ứng dụng HTTTKT tích hợp trong môi trường ERP. Trong đó, các đối tượng khảo sát để thu thập dữ liệu bao gồm nhà quản lý các cấp của doanh nghiệp. Đây là những đối tượng được cho là có tham gia vào việc quản lý quy trình hoạt động trên HTTTKT tích hợp và nhận được phản hồi về việc vận hành HTTTKT tích hợp trong môi trường ERP của tổ chức kinh doanh. 2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Một số nghiên cứu trong quá khứ cố gắng tập trung vào một loại HTTT cụ thể ví dụ H/T sổ cái kế toán, hệ thống quản lý tri thức, hệ thống thương mại điện tử... Cũng có những nghiên cứu không đưa vào ngữ cảnh nghiên cứu một H/T cụ thể và điều này dẫn đến những quan ngại về độ tin cậy trong kiểm định về thang đo (Grover et al., 1996). Nhằm đạt được mục tiêu một nghiên cứu có ý nghĩa tham chiếu, Law và Ngai (2005) đề xuất phạm vi đánh giá H/T nên tập trung vào một loại HTTT cụ thể. HTTTKT tích hợp trong môi trường CNTT toàn diện là ERP được Romney và Steinbart (2012) nhận định là có tầm ảnh hưởng đến cả mức độ tác nghiệp của từng cá nhân và mức độ tổ chức kinh doanh. HTTTKT tích hợp hỗ trợ doanh nghiệp tích hợp toàn bộ quy trình kinh doanh trong môi trường tin học hóa toàn diện ERP. Tác giả đề tài này nhận thấy HTTTKT hướng tích hợp trong môi trường ERP có thể là cơ hội để nghiên cứu về tác động toàn diện của ứng dụng CNTT đến toàn tổ chức kinh doanh. Đề tài NC khoa học cấp Trường 15 Trong cuộc khảo sát năm 2015 của hãng tư vấn Paronama, 38% phản hồi cho biết doanh nghiệp của họ đang có kế hoạch triển khai HTTTKT tích hợp trong môi trường phần mềm ERP, 17% có dự định sẽ nâng cấp các hệ thống hiện tại, trong khi 24% vẫn giữ các hệ thống sẵn có và tiếp tục tối ưu hóa. Theo ông Hoàng Minh Châu - Giám đốc Công ty FPT TP.HCM (2013), có nhiều lợi ích đối với doanh nghiệp khi triển khai ERP trong đó bao gồm ứng dụng HTTTKT tích hợp. Năng suất lao động sẽ tăng do các dữ liệu đầu vào chỉ phải nhập một lần cho mọi giao dịch có liên quan, đồng thời các báo cáo được thực hiện truy xuất với tốc độ nhanh hơn, chính xác hơn. DN có khả năng kiểm soát tốt hơn các hạn mức về tồn kho, công nợ, chi phí, doanh thu, lợi nhuận… đồng thời có khả năng tối ưu hóa các nguồn lực như nguyên vật liệu, nhân công, máy móc thi công… vừa đủ để sản xuất, kinh doanh. Các thông tin của DN được tập trung, đầy đủ, kịp thời và có khả năng chia sẻ cho mọi đối tượng cần sử dụng thông tin như khách hàng, đối tác, cổ đông. Khách hàng sẽ hài lòng hơn do việc giao hàng sẽ được thực hiện chính xác và đúng hạn. Ứng dụng HTTTKT tích hợp trong môi trường ERP cũng đồng nghĩa với việc tổ chức lại các hoạt động của DN theo các quy trình chuyên nghiệp, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Do đó, HTTT toàn doanh nghiệp này sẽ hỗ trợ nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận, tăng năng lực cạnh tranh và phát triển thương hiệu của DN. Tuy nhiên, rất nhiều DN vẫn đang mơ hồ với việc ứng dụng tin học kế toán toàn diện tích hợp quy trình quản lý hoạt động của doanh nghiệp trước ngưỡng cửa hội nhập và gia nhập WTO. Nhiều DN Việt Nam với quy mô lớn khá nôn nóng trong việc nâng cấp hệ thống quản lý thông qua triển khai ERP càng nhanh càng tốt. Nhưng thực sự ERP là một môi trường CNTT rất phức tạp, liên quan đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp – trong đó, hệ thống kế toán sẽ phải tích hợp các quy trình kinh doanh từ các phòng ban khác, với nhiều khái niệm trừu tượng không thể dễ dàng có thể hiểu nhanh được. Thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam đã ứng dụng H/T ERP vẫn chưa có những mô hình đánh giá phù hợp cho sự thành công, những tác động thật sự của môi trường ERP cũng như những tiêu chí giúp đo lường sự hữu hiệu của tổ chức ứng dụng HTTTKT tích hợp trong môi trường ERP (Lê Thành Công, 2015). Việc xem xét giá trị do HTTT mang lại cho doanh nghiệp có thể thực hiện ở những cấp độ phân tích khác nhau bao gồm cá nhân người sử dụng, bản thân hệ thống hoặc cấp độ toàn tổ chức. Tangpong (2008) gợi ý rằng cấp độ tổ chức nên được tập trung trong những nghiên cứu đo lường về giá trị của HTTT. Kohli và Grover (2008) đồng thuận với Tangpong và cho biết thêm giá trị của HTTT mang lại cho toàn doanh nghiệp sẽ thể hiện ở cả dạng thức hữu hình và vô Đề tài NC khoa học cấp Trường 16 hình. Do đó, chỉ đơn thuần ứng dụng cách thức đo lường bằng những tỷ số tài chính, kế toán sẽ không thể phản ánh hết được giá trị của HTTT. Tham khảo từ các gợi ý trước đó, nghiên cứu của đề tài nghiên cứu này sẽ tập trung tìm hiểu sự hữu hiệu của tổ chức ứng dụng HTTTKT tích hợp trong môi trường ERP ở cấp độ toàn doanh nghiệp cũng như xây dựng mô hình đo lường bằng việc kết hợp với những nhân tố phi tài chính bao gồm khách hàng, quy trình kinh doanh... VI. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Kết cấu của đề tài nghiên cứu này ngoài phần Mở đầu về nghiên cứu được tổ chức thành 4 chương bao gồm chương 1 – Giới thiệu về nghiên cứu, chương 2 – Phương pháp nghiên cứu, chương 3 – Báo cáo kết quả nghiên cứu cùng với chương 4 – Kết luận và hàm ý. Chƣơng 1 – Giới thiệu về nghiên cứu. Chương này có những nội dung chính bao gồm trình bày tổng quan về giá trị của HTTT trong doanh nghiệp, xác lập vấn đề nghiên cứu và mục tiêu của nghiên cứu. Từ đó, phần tiếp theo xây dựng 2 khái niệm nghiên cứu là sự hữu hiệu của tổ chức và những nét cơ bản về HTTTKT tích hợp – môi trường H/T ERP. Kế tiếp, nền tảng cho việc sắp xếp các khái niệm nghiên cứu chính là lý thuyết thẻ điểm cân bằng – BSC. Ở phần này, tác giả hệ thống chi tiết những mảng nghiên cứu liên quan đến ứng dụng lý thuyết BSC. Phần cuối của chương 1 phác thảo mô hình nghiên cứu cùng với giả thuyết nghiên cứu đặt ra. Chƣơng 2 – Phƣơng pháp nghiên cứu. Chương thứ 2 của đề tài nghiên cứu giải thích cụ thể cách thức tiến hành nghiên cứu mở đầu với phần giới thiệu về triết lý nghiên cứu mà tác giả vận dụng để thực hiện luận án. Từ đó, mô tả chi tiết về các thức phát triển thang đo được giải thích với các công đoạn bao gồm lựa chọn các biến quan sát, nghiên cứu định tính để nhận biết các biến quan sát, thực hiện thử nghiệm thang đo, khảo sát nháp để hoàn thiện công cụ bảng câu hỏi cùng với cách thức tiến hành lựa chọn mẫu và việc thu thập mẫu dữ liệu định lượng trong quá trình khảo sát chính thức. Chƣơng 3 – Báo cáo kết quả nghiên cứu. Phần trình bày về kết quả phân tích dựa trên dữ liệu thu thập từ khảo sát chính thức được trình bày ở chương 3 của đề tài nghiên cứu. Nội dung chương mở ra với báo cáo kết quả thống kê mô tả trên mẫu dữ liệu thu thập được. Kế tiếp là phân tích các biến quan sát, trình bày thực trạng về việc nhìn nhận giá trị của HTTTKT tích hợp trong môi trường ERP sau khi triển khai tại các doanh nghiệp hoạt động ở Việt Nam. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) được tiến hành từng bước để có được các nhóm nhân tố mới xác Đề tài NC khoa học cấp Trường 17 định cho sự hữu hiệu của tổ chức ứng dụng HTTTKT tích hợp trong môi trường ERP. Dựa trên cơ sở của phân tích EFA, chương 3 trình bày về mô hình nghiên cứu sau điều chỉnh. Chƣơng 4 – Kết luận và hàm ý. Chương này mở đầu với kết luận chung của nghiên cứu dựa trên giả thuyết được đặt ra. Tiếp theo, tác giả cung cấp phần trả lời cho từng câu hỏi nghiên cứu cũng như nêu bật những đóng góp về mặt thực tiễn và mảng nghiên cứu hàn lâm của đề tài nghiên cứu. Đề tài NC khoa học cấp Trường 18 CHƯƠNG MỘT – GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU I. KHÁI QUÁT VỀ ĐỀ TÀI Từ khi những chiếc máy vi tính ban đầu của hãng IBM ra đời năm 1945, hệ thống thông tin (HTTT) điện tử bắt đầu đóng góp vào hoạt động kinh tế của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế linh động và đầy cạnh tranh của những năm 2010, ứng dụng HTTT trong kinh doanh giữ một vai trò chiến lược cho sự phát triển năng lực và tạo ra lợi thế cạnh tranh. Các tổ chức đã tích hợp HTTT vào những hoạt động thường nhật với mục đích cải thiện dịch vụ khách hàng, giảm thiểu chi phí hoạt động, nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường (Rivard et al., 2006; Liu and Tsai, 2007; Merono-Cerdan, 2008). Tuy nhiên, HTTT góp phần đóng góp cho sự hữu hiệu của tổ chức kinh doanh ra sao vẫn là một tìm hiểu thú vị đối với các nhà nghiên cứu, nhà quản lý doanh nghiệp. Để chứng minh được giá trị của HTTT trong doanh nghiệp, nhận diện các nhân tố xác định cho sự hữu hiệu cùa tổ chức có ứng dụng HTTT là điều cần thiết. Đề tài nghiên cứu này dựa trên mảng nghiên cứu về những giá trị kinh tế của HTTT ở cấp độ tổ chức nhằm tìm hiểu sự hữu hiệu của tổ chức trong môi trường có ứng dụng hệ thống hoạch định nguồn lực toàn doanhn nghiệp (H/T ERP) thông qua việc tìm kiếm các nhân tố xác định sự hữu hiệu. Mô hình nghiên cứu được tác giả đề xuất dựa trên lý thuyết thẻ điểm cân bằng (BSC) và thực hiện kiểm định tại các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ở Việt Nam, thông qua việc thu thập bằng chứng khảo sát thực tế từ các nhà quản lý. Cấu trúc của chương này bao gồm phần khái quát về đề tài (phần I), giới thiệu giá trị của HTTT trong doanh nghiệp (phần II), trình bày vấn đề và mục tiêu nghiên cứu của đề tài (phần III), xây dựng các khái niệm nghiên cứu liên quan: sự hữu hiệu của tổ chức và H/T ERP (phần IV) và tóm lược lý thuyết thẻ điểm cân bằng (BSC) ở phần V. Từ đó, tác giả phác thảo mô hình nghiên cứu cho đề tài (phần VI). Sau cùng, đoạn kết luận của chương giới thiệu được trình bày trong phần VII. II. GIÁ TRỊ CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN TRONG DOANH NGHIỆP 1. GIỚI THIỆU Melville và cộng sự (2004) cho rằng giá trị của hệ thống thông tin (HTTT) trong doanh nghiệp (the value of IS in business) là tác động của HTTT đến thành quả của tổ chức kinh doanh; Đề tài NC khoa học cấp Trường 19 tác động này được nhận thấy ở mức độ hoạt động chức năng (functional level) và ở mức độ toàn tổ chức (organizational level). Có nhiều tranh cãi khi mà thuật từ này chưa được định nghĩa rõ ràng từ những nghiên cứu trước. Cronk và Fitzgerald (1999) đưa ra định nghĩa như sau: giá trị của HTTT trong doanh nghiệp là giá trị tăng thêm do HTTT mang lại cho doanh nghiệp, có thể xác minh được ở góc độ từng HTTT riêng lẻ hoặc HTTT toàn tổ chức. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng trước định nghĩa của Cronk và Fitzgerald, giá trị của HTTT trong doanh nghiệp được hiểu theo nhiều cách khác nhau và không rõ ràng. Ở một góc độ rộng, Cronk và Fitzgerald đề nghị các nhà nghiên cứu nên xem xét giá trị của HTTT từ quan điểm của tổ chức (organizational view) hơn là quan điểm cá nhân (individual view). Đề xuất này nhận được sự đồng thuận từ các tác giả Tangpong (2008), Kohli và Grover (2008). Nhiều năm qua, những nhà nghiên cứu về HTTT và các nhà quản lý doanh nghiệp luôn cố gắng để nhận biết giá trị kinh tế của HTTT. Những thuật từ “sự thành công của HTTT (IS Success)”, “sự hữu hiệu của HTTT (IS Effectiveness)” hoặc “việc đánh giá HTTT (IS Evaluation)” xuất hiện khá nhiều trong các bài nghiên cứu về các loại HTTT trong doanh nghiệp (Ballantine and Stray, 1998; Seddon et al., 2002; Gable et al., 2008). Những thuật từ trên được sử dụng xen kẻ, thay thế cho nhau với cùng một ý nghĩa về việc HTTT đã giúp cho tổ chức kinh doanh đạt được mục tiêu ra sao? Bất luận thuật từ nào được sử dụng, mỗi tổ chức trước khi ra quyết định đầu tư vào một HTTT luôn mong muốn biết được rằng họ sẽ chi tiền cho những hạng mục cụ thể nào và giá trị mà HTTT được triển khai mang đến cho doanh nghiệp là những gì? Nhiều bài nghiên cứu đã được thực hiện nhằm đề xuất những nhân tố giúp đánh giá cũng như đo lường giá trị của HTTT trong các doanh nghiệp… 2. NHỮNG NGHIÊN CỨU ĐÃ QUA Đã có nhiều bài báo tổng quan (review articles) được thực hiện đóng góp cho những hiểu biết về các cách thức đo lường khác nhau đối với giá trị của HTTT trong doanh nghiệp (Bảng 1.). Một trong những bài tổng quan đầu tiên là nghiên cứu được thực hiện bởi DeLone và McLean (1992). Để thống kê những cách thức đo lường về sự thành công của HTTT, hai tác giả đã xem xét 180 bài nghiên cứu trong giai đoạn 1981 – 1988 và phân chia thành 6 nhóm nhân tố đo lường bao gồm chất lượng hệ thống (system quality), chất lượng thông tin (information quality), việc sử dụng (the use), sự hài lòng của người sử dụng (user satisfaction), tác động đối với cá nhân người dùng (individual impact) và tác động tổ chức (organizational impact). Từ 6 Đề tài NC khoa học cấp Trường 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất