Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xã hội hóa thi hành án dân sự ở việt nam hiện nay...

Tài liệu Xã hội hóa thi hành án dân sự ở việt nam hiện nay

.DOC
61
1274
144

Mô tả:

X· héi ho¸ thi hµnh ¸n d©n sù ë ViÖt Nam Kho¸ luËn tèt nghiÖp LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Thi hành án dân sự (THADS) có một ý nghĩa quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án nói riêng và trong hoạt động tư pháp nói chung. Bản án, quyết định của Toà án chỉ là những phán quyết trên giấy, nếu nó không được thực thi trên thực tế. Hoạt động thi hành án (THA) nói chung và THADS nói riêng có hiệu quả sẽ góp phần bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần củng cố niềm tin của người dân đối với bộ máy nhà nước, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Điều 136 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định “ Các bản án và quyết định của Toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang và mọi công dân tôn trọng; những người và đơn vị hữu quan nghiêm chỉnh chấp hành”. Xuất phát từ những yêu cầu đó, những năm qua công tác THA nói chung đã có nhiều tiến bộ và đạt được kết quả nhất định, góp phần bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, giữ gìn kỉ cương pháp chế. Tuy nhiên, so với yêu cầu đặt ra đối với công tác THA, nhất là trong điều kiện Việt Nam hội nhập Quốc tế và khu vực thì công tác THA vẫn còn nhiều yếu kém. Hàng năm vẫn còn một số lượng khá lớn các bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, nhất là các bản án về dân sự chưa được thi hành. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do công tác THA bao gồm nhiều công việc khác nhau nếu chỉ do các cơ quan THA (CQTHA) thực hiện thì nhiều khi cơ quan THA bị quá tải trong công việc và không thể tránh khỏi sự chây ỳ, chậm trễ. Mặt khác, nếu việc THA chỉ do CQTHA thực hiện thì sẽ không huy động được nguồn lực của xã hội cho công tác THA. Nghị quyết số 48/ NQ- TW ngày 24/5/2005 cuả Bộ chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 định hướng đến năm 2020 nêu rõ: “Xây dựng NguyÔn ThÞ TuyÒn -1- Líp DS 30B X· héi ho¸ thi hµnh ¸n d©n sù ë ViÖt Nam Kho¸ luËn tèt nghiÖp Bộ luật THA, xác định Bộ Tư pháp là cơ quan giúp Chính phủ quản lý nhà nước thống nhất công tác THA”. Nghị quyết số 49/ NQ- TW ngày 02/06/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã xác định nhiệm vụ xã hội hoá công tác THA: “Từng bước thực hiện việc xã hội hoá và quy định hình thức, thủ tục để giao cho tổ chức không phải là cơ quan Nhà nước thực hiện một số công việc THA”. Như vậy, xã hội hoá (XHH) hoạt động THA là một định hướng, chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, một nhiệm vụ trọng tâm của tiến trình cải cách tư pháp. XHH hoạt động THA nhằm giảm bớt gánh nặng cho Nhà nước, cho các cơ quan nhà nước, nhất là CQTHA trong việc tổ chức THA. Qua đó khắc phục được tình trạng quan liêu trong công tác THA; các bản án, quyết định của Toà án sẽ được thi hành nhanh chóng và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, XHH công tác THA sẽ nâng cao trách nhiệm cá nhân và sự tân tụy của nhân viên THA trong việc THA. Để góp phần hiểu rõ hơn những vấn đề về XHHTHADS tác giả đã lựa chọn đề tài “ Xã hội hoá thi hành án dân sự ở Việt Nam” làm khoá luận tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Có thể nói trong những năm trước đây, lĩnh vực THADS ít được các nhà nghiên cứu quan tâm. Các công trình nghiên cứu khoa học pháp lý về hoạt động tư pháp chủ yếu tập trung vào hoạt động xét xử và giai đoạn trước xét xử như điều tra, truy tố. Hoạt động THA, đặc biệt là THADS chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống. Những năm gần đây, trong tiến trình đẩy mạnh cải cách tư pháp, khi thực tiễn THA đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, thì hoạt động THADS mới thực sự được chú ý và quan tâm đúng mức. Đã có một số công trình nghiên cứu và khoa học pháp lý về hoạt động THA nói chung và THADS nói riêng được công bố như: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “ Những cơ sở lý luận và thực tiễn về chế định thừa phát lại”, mã số 95-98-114/ĐT do Viện NguyÔn ThÞ TuyÒn -2- Líp DS 30B X· héi ho¸ thi hµnh ¸n d©n sù ë ViÖt Nam Kho¸ luËn tèt nghiÖp nghiên cứu khoa học pháp lý thuộc Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì thực hiện; đề tài nghiên cứu cấp Bộ “ Mô hình quản lý thống nhất công tác thi hành án”, mã số 96-98-027ĐT do Cục quản lý THA dân sự Bộ Tư pháp chủ trì thực hiện; luận văn thạc sĩ luật học “ Cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự” của tác giả Trần Văn Quảng; luận văn thạc sĩ luật học “ Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự, thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện” của tác giả Nguyễn Công Long; luận văn thạc sĩ luật học “ Xã hội hoá thi hành dân sự” của tác giả (Lê Xuân Hồng); “ Vấn đề xã hội hoá hoạt động thi hành án quy định trong dự thảo Bộ luật thi hành án” của tiến sĩ Trần Công Phàn đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 10/ 2006; bài “ Xã hội hoá thi hành án dân sự” của thạc sĩ Trần Anh Tuấn đăng trên Tạp chí Luật học số 5/2007.v.v. Tuy nhiên, mỗi một công trình đều nhìn nhận, giải quyết vấn đề này ở một góc độ khác nhau và cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách tập trung khái quát về vấn đề xã hội hoá thi hành án dân sự (XHHTHADS) nhất là trong điều kiện Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm rõ một số vấn đề lý luận về XHH hoạt động THADS, thực trạng XHH hoạt động THA ở Việt Nam hiện nay từ đó đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về THADS và nâng cao hiệu quả thực hiện chúng trên thực tế để góp phần hoàn thiện công tác THADS. Kết quả nghiên cứu sẽ làm phong phú các tài liệu về THADS phục vụ cho công tác nghiên cứu, học tập luật THADS ở Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận về XHHTHA như: khái niệm, nội dung và ý nghĩa của XHHTHA; các quy định của pháp luật về việc thực hiện XHHTHADS trong công tác THADS ở Việt Nam. Vấn đề NguyÔn ThÞ TuyÒn -3- Líp DS 30B X· héi ho¸ thi hµnh ¸n d©n sù ë ViÖt Nam Kho¸ luËn tèt nghiÖp XHHTHADS ở các nước và hiệu quả mà các nước đạt được sẽ là bài học kinh nghiệm cho nước ta khi thực hiện XHH. XHHTHADS là một đề tài có nhiều nội dung khác nhau. Tuy vậy, do thời hạn nghiên cứu có hạn và trong khuôn khổ của khoá luận tốt nghiệp đại học phạm vi nghiên cứu được giới hạn ở những vấn đề lý luận về XHHTHADS: khái niệm, bản chất, ý nghĩa và nội dung XHHTHADS; thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về XHHTHADS, thực trạng thực hiện XHH trong THADS và các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về XHHTHADS. 5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Việc nghiên cứu đề tài được tiến hành trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật. Quá trình nghiên cứu đề tài tác giả đã kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể, như: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, diễn giải, suy diễn lô gíc... 6. Những điểm mới của đề tài Đề tài là công trình nghiên cứu có tính hệ thống những vấn đề liên quan đến XHHTHADS. Trong đề tài có những điểm mới sau: - Hoàn thiện khái niệm XHHTHADS, xác định rõ và chính xác nội dung và ý nghĩa của XHHTHADS - Đánh giá đúng thực trạng các quy định của pháp luật về XHHTHADS và thực hiện XHHTHADS trong THADS ở Việt Nam hiện nay. - Đề xuất được những kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện những quy định của pháp luật THADS về XHHTHA. NguyÔn ThÞ TuyÒn -4- Líp DS 30B X· héi ho¸ thi hµnh ¸n d©n sù ë ViÖt Nam Kho¸ luËn tèt nghiÖp 7. Cơ cấu của đề tài Đề tài được kết cấu thành 3 phần: Mở đầu, nội dung và kết luận. Trong phần nội dung của đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về xã hội hoá thi hành án Chương 2: Thực trạng xã hội hoá thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay Chương 3: Phương hướng xã hội hoá thi hành án dân sự ở Việt Nam và kiến nghị NguyÔn ThÞ TuyÒn -5- Líp DS 30B X· héi ho¸ thi hµnh ¸n d©n sù ë ViÖt Nam Kho¸ luËn tèt nghiÖp Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÃ HỘI HOÁ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ 1.1. KHÁI NIỆM THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VÀ XÃ HỘI HOÁ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ 1.1.1. Khái niệm thi hành án dân sự THADS có vai trò quan trọng trong hoạt động tư pháp nói chung và qúa trình giải quyết vụ án nói riêng. Bản án, quyết định của Toà án chỉ thực sự có giá trị khi được thi hành trên thực tế. Hoạt động THA là công đoạn cuối cùng, bảo đảm cho bản án, quyết định của Toà án được chấp hành, góp phần bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và Nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước. Khái niệm THADS là vấn đề lý luận quan trọng nhất về THA. Nhận thức đúng được khái niệm THADS là một trong những điều kiện rất cần thiết bảo đảm cho việc xây dựng và thực hiện các quy định của pháp luật được tốt. Qua các công trình đã được công bố và qua các cuộc hội thảo hiện nay vẫn còn 3 ý kiến khác nhau về khái niệm THADS Ý kiến thứ nhất cho rằng THADS là một dạng của hoạt động tư pháphoạt động tố tụng dân sự [12, tr.11]. Theo ý kiến này thì có xét xử thì phải có THA. THA củng cố kết quả của công tác xét xử, bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định nên THA là giai đoạn không thể thiếu được của quá trình tố tụng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Tuy THADS cũng là một hoạt động chấp hành nhưng là chấp hành bản án, quyết định của Toà án- cơ quan tư pháp. NguyÔn ThÞ TuyÒn -6- Líp DS 30B X· héi ho¸ thi hµnh ¸n d©n sù ë ViÖt Nam Kho¸ luËn tèt nghiÖp Ý kiến thứ hai cho rằng THA là một thủ tục hành chính [20, tr.43]. Theo ý kiến này thì quá trình tố tụng chỉ do Toà án đảm nhiệm. Tố tụng là quá trình tiến hành giải quyết các vụ án theo quy định của pháp luật; quá trình này trải qua nhiều giai đoạn, nhưng các giai đoạn có liên quan mật thiết với nhau trong một thể thống nhất và xét xử là giai đoạn cuối cùng của quá trình tố tụng, cho nên bản án, quyết định của Toà án là kết quả cuối cùng đánh dấu sự kết thúc của quá trình tố tụng. Cơ sở để đưa ra quan điểm này là THA là một giai đoạn nằm trong quá trình giải quyết vụ án, theo đó, giai đoạn tố tụng trước của giai đoạn xét xử là giai đoạn chuẩn bị xét xử, còn THA là giai đoạn hậu xét xử, giai đoạn thực thi phán quyết của Toà án trên thực tế. Ý kiến thứ ba thì cho rằng THA là một thủ tục hành chính- tư pháp [17, tr.22]. Trước hết, vì THA có mục đích và bản chất khác với mục đích, bản chất của tố tụng. Mục đích của tố tụng là xác định các chứng cứ để lập lại trạng thái ban đầu của sự việc. Với mục đích đó, toàn bộ quá trình tố tụng được diễn ra theo một quá trình hết sức chặt chẽ và khi có quyết định giải quyết vụ việc của Toà án thì quá trình tố tụng kết thúc. THA có mục đích là thực hiện bản án, quyết định của Toà án. Quá trình này do các chủ thể THA tự giác thi hành hoặc do cơ quan có thẩm quyền buộc phải thi hành. Về bản chất, THA là dạng hoạt động chấp hành, quản lý và tiến hành theo phương pháp hành chính (bắt buộc). Vì vậy, THA phải thuộc chức năng của quyền hành pháp. Tuy vậy, THA cũng là một dạng hoạt động tư pháp vì căn cứ để THA là các bản án, quyết định của Toà án. Hơn nữa, THA còn được thực hiện bởi các cơ quan tư pháp (theo nghĩa rộng). Vì vậy, THA cần được quan niệm là thủ tục hành chính- tư pháp. Nghiên cứu các ý kiến đó cho thấy, ở một mức độ nhất định mỗi ý kiến đều có tính hợp lý của nó. Tuy vậy, xét tổng thể về mọi mặt thì tác giả đồng ý với ý kiến thứ nhất cho rằng THA là một dạng của hoạt động tư pháp. NguyÔn ThÞ TuyÒn -7- Líp DS 30B X· héi ho¸ thi hµnh ¸n d©n sù ë ViÖt Nam Kho¸ luËn tèt nghiÖp Như vậy, THA dân sự là một dạng của hoạt động tư pháp; trong đó CQTHADS có thẩm quyền thực hiện các biện pháp do pháp luật quy định, tổ chức thi hành các bản án, quyết định dân sự của Toà án và các quyết định khác theo quy định của pháp luật. 1.1.2. Khái niệm xã hội hoá thi hành án dân sự XHH làm cho việc gì đó, điều gì đó trở thành chung của xã hội. Vì vậy, có thể xem XHHTHADS là làm cho việc thi hành bản án, quyết định của Toà án trở thành công việc chung của xã hội. Nếu THADS được hiểu theo nghĩa rộng là sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ của các bên theo phán quyết của Toà án thì XHHTHADS là việc vận động, tổ chức và nâng cao trách nhiệm của các bên có quyền, nghĩa vụ, của cộng đồng và của toàn xã hội trong việc thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án. Trong những năm gần đây, chúng ta nói nhiều đến việc XHH như là một giải pháp cải cách tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước, tăng cường trách nhiệm và tham gia của đông đảo nhân dân mà trọng tâm là chuyển những công việc không cần thiết phải do Nhà nước trực tiếp thực hiện cho xã hội. Đây là một hướng đi tất yếu trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tăng cường hội nhập quốc tế của đất nước ta hiện nay. THADS là việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ dân sự đã được ghi nhận trong bản án, quyết định; là hoạt động bảo vệ tư quyền, do vậy, về nguyên tắc có thể thực hiện XHH hoạt động này hay nói cách khác, cần huy động nguồn lực, nêu cao trách nhiệm của người dân (đương sự) cũng như có thể chuyển giao cho cá nhân, tổ chức phi nhà nước thực hiện toàn bộ hay một phần hoạt động THADS. Đây cũng là một trong những giải pháp mà theo nhiều chuyên gia cho rằng có thể giải toả được những ách tắc tưởng chừng không có lối thoát hiện nay trong hoạt động THADS, đó là, số lượng việc tăng kéo theo nhân sự tăng, kinh phí tăng; tuy nhiên trong điều kiện của nước ta hiện nay, không thể tăng nhân sự NguyÔn ThÞ TuyÒn -8- Líp DS 30B X· héi ho¸ thi hµnh ¸n d©n sù ë ViÖt Nam Kho¸ luËn tèt nghiÖp và kinh phí. Nhưng đây là vấn đề quá mới, nên cần phải có bước đi phù hợp; phải giải mã được thế nào là XHH THADS, XHHTHA, đến đâu và tổ chức thực hiện như thế nào, đặc biệt là tính hợp lý, hợp pháp của XHHTHA nhìn dưới góc độ thể chế pháp luật cần phải cân nhắc hết sức thận trọng. Do đó, vấn đề đặt ra là phải nghiên cứu xác định được chính xác các nội dung cơ bản của XHHTHADS thì sẽ phát huy được tác dụng của XHHTHADS và nếu không thì kết quả có thể ngược lại. XHHTHADS phải bảo đảm được những vấn đề cơ bản sau: Thứ nhất, XHHTHADS phải tạo môi trường pháp lý để xã hội, cộng đồng tham gia vào hoạt động THADS, trước hết là trong việc giáo dục, thuyết phục người phải THA thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ của mình theo bản án, quyết định của Toà án. Đồng thời, cộng đồng xã hội phải có trách nhiệm giúp đỡ đối với các bên đương sự trong việc thi hành bản án, quyết định của Toà án; giúp đỡ cá nhân, tổ chức là người có chức năng thực hiện việc THA. Thứ hai, XHHTHADS phải tạo cơ sở cho các bên liên quan đến THA chủ động thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo phán quyết của Toà án cũng như xác định rõ trách nhiệm của họ để thực hiện các quyền, nghĩa vụ đó, mà bản chất là xem việc THADS như một loại hình dịch vụ pháp lý công. Thứ ba, XHHTHA phải tạo ra một cơ chế tổ chức và hoạt động mới, trong đó từng bước chuyển một số hoạt động THA đang do cơ quan nhà nước, trực tiếp là CQTHA thực hiện cho cá nhân, tổ chức phi nhà nước thực hiện. Đây là vấn đề quan trọng, đảm bảo cho việc THA có hiệu quả Cuối cùng, XHHTHADS không tách rời, làm giảm mà ngược lại phải góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động THADS; bảo đảm quyền, lợi ích của các bên đương sự, của cộng đồng và của toàn xã hội. Như vậy, XHHTHADS là nâng cao trách nhiệm của các bên có quyền, nghĩa vụ, của cộng đồng và của toàn xã hội trong việc THA; từng bước chuyển NguyÔn ThÞ TuyÒn -9- Líp DS 30B X· héi ho¸ thi hµnh ¸n d©n sù ë ViÖt Nam Kho¸ luËn tèt nghiÖp hoạt động THADS cho cá nhân, tổ chức thực hiện nhằm thi hành kịp thời, đúng đắn các bản án, quyết định dân sự của Toà án theo quy định của pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, lợi ích của Nhà nước và của toàn xã hội. 1.2. CƠ SỞ CỦA XÃ HỘI HOÁ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ 1.2.1. Cơ sở lý luận của xã hội hoá thi hành án dân sự Lý luận Mác – Lênin về Nhà nước và pháp luật đã chỉ rõ, với sự phát triển của lực lượng sản xuất, Nhà nước hình thành như một quy luật tất yếu, nhưng đến một lúc nào đó, Nhà nước sẽ tiêu vong, các chức năng của Nhà nước sẽ được chuyển cho các tổ chức xã hội tự quản. Tất nhiên, để đi đến thời kỳ đó, Nhà nước và xã hội loài người còn phải trải qua một thời kỳ phát triển rất lâu dài, song những gì mà lịch sử xã hội loài người trải qua đã chứng minh quy luật đó. Từ Nhà nước chiếm hữu nô lệ, Nhà nước phong kiến, Nhà nước tư bản đến Nhà nước xã hội chủ nghĩa là một quá trình mà chức năng xã hội của Nhà nước ngày càng đóng vai trò quan trọng. Và đến một lúc nào đó, khi xã hội không còn giai cấp, chức năng giai cấp của Nhà nước không còn, thì Nhà nước sẽ không còn đúng với nguyên nghĩa của nó như là bộ máy chuyên chính giai cấp và sẽ trở thành một tổ chức xã hội rộng lớn, như vậy, có thể nói, XHH công việc Nhà nước có tính quy luật khách quan. Ở nước ta, trong nhiều năm trước đây với việc xây dựng nền kinh tế kế hoạch, tập trung, Nhà nước đã thay xã hội trực tiếp thực hiện các công việc của xã hội, trở thành người “ bao cấp” cho xã hội làm thay các chức năng mà đáng lẽ xã hội phải có trách nhiệm thực hiện và có thể thực hiện tốt hơn. Xét điều kiện nước ta trong những năm trước đây thì cơ sở kinh tế - xã hội chưa cho phép Nhà nước trực tiếp thực hiện tất cả các công việc mà lẽ ra phải do chính xã hội đảm nhận. Vì vậy, việc Nhà nước bao sân, can thiệp một cách cứng nhắc các quan hệ NguyÔn ThÞ TuyÒn - 10 - Líp DS 30B X· héi ho¸ thi hµnh ¸n d©n sù ë ViÖt Nam Kho¸ luËn tèt nghiÖp xã hội đã gây nên tình trạng trì trệ, chậm phát triển, tạo nên sự cồng kềnh, quá tải trong công việc của bộ máy Nhà nước cần được giải quyết. Hiện nay, với chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, từng bước xoá bỏ cơ chế quản lý kế hoạch tập trung, bao cấp, tạo sự bình đẳng cho các chủ thể tham gia các giao lưu dân sự, kinh tế. Đây có thể nói là một biểu hiện sinh động và rõ nét nhất của việc XHH trong lĩnh vực phát triển kinh tế lĩnh vực đóng vai trò quyết định trong đời sống xã hội. Trên cơ sở nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiều lĩnh vực trước đây vẫn được coi là chỉ thuộc chức năng của các cơ quan nhà nước đã được giao cho cá nhân, tổ chức phi nhà nước thực hiện. Những lĩnh vực mà chúng ta đã và đang tiến hành XHH mạnh mẽ là lĩnh vực giáo dục, y tế và văn hoá - thể thao. Như chính tên gọi của nó, hoạt động THADS mang đậm tính chất dân sự. Mặc dù phán quyết của Toà án có giá trị bắt buộc đối với các bên trong một vụ án cụ thể, nhưng về bản chất đó mới chỉ là sự phân xử nhân danh nhà nước nhằm xác định quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ tranh chấp. Hoạt động xét xử là hoạt động của nhà nước, có tính chất công, mang tính quyền lực nhà nước về tư pháp và không thể chia sẻ cho cá nhân, tổ chức nhân danh nhà nước thực hiện. Tuy nhiên, sau khi Tòa án đã xét xử vụ việc, các quyền, nghĩa vụ của các bên đã được xác định, thì việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ đó lại mang tính chất “tư” giữa các bên, không nhất thiết phải do một cơ quan nhà nước trực tiếp thực hiện. Tính dân sự của THADS thể hiện ở các đặc điểm: - Các quyền, nghĩa vụ mà các bên đương sự phải thi hành theo bản án, quyết định của Toà án là mang tính “tư” không có tính chất công. Khác với hình phạt trong THA hình sự có tính bắt buộc phải thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các quyền, nghĩa vụ trong THADS chủ yếu là các quyền, nghĩa vụ về tài sản phát sinh giữa các cá nhân, tổ chức phi nhà nước chỉ trừ một số ít NguyÔn ThÞ TuyÒn - 11 - Líp DS 30B X· héi ho¸ thi hµnh ¸n d©n sù ë ViÖt Nam Kho¸ luËn tèt nghiÖp trường hợp quyền và nghĩa vụ về tài sản phát sinh giữa cá nhân, tổ chức với nhà nước như: Nộp án phí, tiền phạt, tịch thu... - Sau khi có bản án, quyết định của Toà án, các bên đương sự hoàn toàn có thể tự thi hành không cần thông qua cơ quan nhà nước, trực tiếp là CQTHA. CQTHA chỉ tổ chức thi hành khi có đơn yêu cầu của người được THA, người phải THA trừ trường hợp vì lợi ích công cộng thì CQTHA mới chủ động thi hành - Dù các quyền lợi và nghĩa vụ của các bên đương sự đã được phân định, xác định trong bản án, quyết định của Toà án, nhưng tại bất kỳ giai đoạn nào của THA các bên đương sự vẫn có quyền thoả thuận với nhau các quyền và nghĩa vụ khác đi so với bản án, quyết định về phương thức THA, thậm chí về nội dung THA miễn là không trái pháp luật và bảo đảm quyền lợi của các bên thì CQTHA phải tôn trọng và thực hiện các thoả thuận đó. Tuy nhiên, trong THADS, nhiều trường hợp vẫn cần phải thực thi quyền lực nhà nước về tư pháp. Ví dụ: Trường hợp áp dụng biện pháp cưỡng chế THA. Vì vậy, có quan điểm cho rằng, trong tình hình hiện nay, khi chúng ta đặt vấn đề XHH THADS phải chăng sẽ chia sẻ quyền lực nhà nước về tư pháp? Sau nghiên cứu đề tài này, tác giả đồng ý với quan điểm cho rằng, quyền lực nhà nước nói chung và quyền lực tư pháp nói riêng bắt nguồn từ nhân dân; cơ quan nhà nước được trao quyền lực này không phải để phục vụ chính nó mà là để phục vụ nhân dân. Mặt khác, quyền lực nhà nước được thể hiện ở nhiều lĩnh vực, bằng nhiều hình thức khác nhau. Một tổ chức không phải là của Nhà nước nếu được pháp luật giao cho trách nhiệm giải quyết một loại công việc như THADS chẳng hạn, thì khi cần thiết cũng có thể sử dụng những yếu tố của quyền lực nhà nước như có quyền yêu cầu sự hỗ trợ của chính quyền, của cơ quan cảnh sát v.v... để thực thi công việc được giao. Đặc biệt, trong THADS, việc thực hiện bản án, quyết định của Toà án trước hết thuộc về các bên có NguyÔn ThÞ TuyÒn - 12 - Líp DS 30B X· héi ho¸ thi hµnh ¸n d©n sù ë ViÖt Nam Kho¸ luËn tèt nghiÖp quyền và nghĩa vụ; ngay cả sau khi CQTHA đã thụ lý thi hành, thì nhiều hoạt động cũng không cần phải sử dụng quyền lực tư pháp, như: tống đạt các quyết định, giấy tờ, xác minh tài sản của người phải THA v.v... Tại Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, Đảng ta chỉ rõ đường hướng cơ bản của việc đổi mới hoạt động của các cơ quan nhà nước trong giai đoạn hiện nay là “ Nhà nước cũng cần phải giảm việc can thiệp quá sâu vào quyền điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở và các quan hệ dân sự để tập trung hướng mạnh vào xây dựng thể chế, sử dụng các công cụ điều hành vĩ mô”. Cũng tại hội nghị này Đảng cũng chỉ ra định hướng cơ bản của việc XHH “... XHH không đồng nghĩa với phi Nhà nước hoá và càng không phải là tư hữu hoá. Phương châm cơ bản ở đây vẫn là Nhà nước và nhân dân cùng làm”[2] Có thể thấy rằng chủ trương của Đảng trong việc XHH hoạt động của các cơ quan nhà nước là tiền đề quan trọng cho cải cách tư pháp và XHH công tác THADS. Trên cơ sở định hướng cơ bản này, chúng ta có thể nghiên cứu để xây dựng một cơ chế mới về THA hoặc chuyển giao một số công việc về THA mà hiện nay do CQTHADS của nhà nước thực hiện cho các đương sự và tổ chức tư nhân thực hiện. Trên cơ sở đó pháp luật đã trao cho người dân quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình và quyền lợi chính đáng của họ sẽ được khẳng định trong bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án. Tuy nhiên, công lý có được thực thi hay không lại phụ thuộc vào việc thi hành các bản án, quyết định của Toà án từ phía các CQTHA. Suy cho cùng, điều mà người được THA quan tâm chính là hiệu quả thực tế của công tác THA. Có thể thấy rằng việc XHHTHA hiện nay cũng không nằm ngoài mục tiêu là hiệu quả của công tác THADS. NguyÔn ThÞ TuyÒn - 13 - Líp DS 30B X· héi ho¸ thi hµnh ¸n d©n sù ë ViÖt Nam Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hiện nay, việc thi hành các bản án, quyết định của Toà án là thuộc trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước mà cụ thể là các CQTHADS. Việc THA do các cơ quan Nhà nước thực hiện bên cạnh những ưu điểm của nó cũng tồn tại những hạn chế, dẫn tới quyền, lợi ích hợp pháp của người được THA không được bảo đảm, việc THA bị kéo dài. Do vậy, chúng ta phải tính đến việc khắc phục những điểm hạn chế của việc THA từ phía các cơ quan công quyền. Cụ thể là khắc phục sự quan liêu, rườm rà, chậm chạp về thủ tục và khắc phục xu hướng lạm quyền từ người được trao quyền lực đồng thời khuyến khích việc tự THA từ phía người phải THA và người được THA. Bên cạnh đó, phải thiết lập được một cơ chế phù hợp để đảm bảo hài hoà giữa lợi ích của người được THA và lợi ích của những người làm “ dịch vụ công” trong THA nhằm nâng cao hiệu quả của công tác THADS. Xét thấy, việc THA chủ yếu liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cho nên họ có thể tự định đoạt việc THA liên quan đến lợi ích của mình. Do đó, việc XHHTHADS theo hướng khuyến khích việc tự nguyện THA của các bên là hoàn toàn có cơ sở khoa học. Bên cạnh đó, nó còn khắc phục được những hạn chế của việc THA do CQTHA thực hiện tạo ra một cơ chế thúc đẩy việc THA. XHHTHA là chuyển đổi từ cơ chế trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong việc thi hành các bản án, quyết định sang cơ chế thực hiện một “ dịch vụ công” trong THA, giảm bớt chi phí cho người được THA. 1.2.2 Cơ sở thực tiễn của xã hội hoá thi hành án dân sự Thứ nhất, kết quả sau hơn bốn năm thực hiện Pháp lệnh năm 2004 cho thấy, nhiều quy định về thủ tục THA đã thể hiện được quan điểm cải cách tư pháp, cải cách hành chính, phù hợp với sự chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, tháo gỡ kịp thời một số tồn tại, vướng mắc trong công tác THADS sự, góp phần từng bước nâng cao hiệu quả của công tác THADS. Tuy nhiên, so với đòi hỏi của thực tiễn và yêu cầu nhiệm vụ trong tình NguyÔn ThÞ TuyÒn - 14 - Líp DS 30B X· héi ho¸ thi hµnh ¸n d©n sù ë ViÖt Nam Kho¸ luËn tèt nghiÖp hình mới thì Pháp lệnh năm 2004 đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, nhất là quy định về trình tự, thủ tục; trách nhiệm, cơ chế phối hợp của các cơ quan, tổ chức liên quan trong THA; cơ chế quản lý, mô hình tổ chức CQTHA chưa ngang tầm với chức năng, nhiệm vụ, tính chất công việc được giao; quyền hạn của CQTHA, của CHV chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ; chưa có cơ chế phối hợp hiệu quả giữa THADS với THA phạt tù, trong các vụ án hình sự có bồi thường thiệt hại; đặc biệt là chưa tạo ra cơ sở pháp lý để thực hiện XHH hoạt động THADS, v.v. .. Các hạn chế, bất cập này là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng án dân sự tồn đọng. Những năm gần đây tuy có giảm dần nhưng hiện nay vẫn còn lớn năm 2005 có 327.658 vụ việc tồn đọng chiếm 58.38%; năm 2006 có 331.092 vụ việc tồn đọng chiếm 54.99%; năm 2007 có 311.443 vụ việc tồn đọng chiếm 48.04% )[6, tr.2], năm 2008 có 330.000 vụ việc tồn đọng chiếm 50,31% [21];làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, tính nghiêm minh của pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và Nhà nước theo bản án, quyết định của Toà án chưa được bảo đảm, nhiều việc gây bức xúc trong xã hội. Vấn đề tồn đọng án sẽ được giải quyết nếu giới hạn tối đa các loại việc CQTHA phải tổ chức thi hành, đặc biệt là các loại việc CQTHA chủ động thi hành cũng như thực hiện việc miễn, giảm THA (đối với những khoản nộp ngân sách Nhà nước) do người thi hành án không có điều kiện thi hành. Mặt khác, nếu đề cao trách nhiệm xác minh điều kiện THA của người phải THA là của người được THA nên trước khi yêu cầu THA người được THA phải cân nhắc, xem xét hiệu quả của việc THA, nếu xét thấy người phải THA không có điều kiện thi hành thì họ sẽ không yêu cầu THA. Như vậy, lượng việc phải thi hành giảm đi, CQTHA có điều kiện tập trung CHV, cán bộ THA cũng như kinh phí để tổ chức THA có hiệu quả công việc còn lại. Thứ hai, XHH góp phần làm giảm gánh nặng về nhân lực và chi phí tài chính của Nhà nước cho hoạt động THADS. NguyÔn ThÞ TuyÒn - 15 - Líp DS 30B X· héi ho¸ thi hµnh ¸n d©n sù ë ViÖt Nam Kho¸ luËn tèt nghiÖp Đến nay cả nước đã có 64 CQTHA cấp tỉnh và 676/679 CQTHA dân sự cấp huyện (ba đơn vị cấp huyện hiện chưa thành lập CQTHA là huyện đảo Cồn Cỏ, Hoàng Sa và Trường Sa, nhiệm vụ THA của địa phương này nếu có sẽ do CQTHA dân sự cấp tỉnh đảm nhiệm). Cả nước có 8.308 biên chế, trong đó có 2.801 CHV (gồm 387 CHV cấp tỉnh và 2.414 CHV cấp huyện); 64 THADS cấp tỉnh và 676 THADS cấp huyện [5, tr.6] với số kinh phí cấp cho hoạt động của CQTHADS, bao gồm kinh phí cho hoạt động thường xuyên, kinh phí cho xây dựng trụ sở và kinh phí mua sắm tài sản cố định là rất lớn. Nếu thực hiện XHH, hoạt động THA sẽ do cá nhân, tổ chức xã hội đảm nhận một phần và do họ không phải là công chức nhà nước nên tự hạch toán trang trải cho hoạt động của mình. Như vậy, XHH THADS sẽ giảm được tối đa số biên chế cũng như kinh phí cho hoạt động THA, góp phần khắc phục tình trạng cồng kềnh và hoạt động kém hiệu quả của bộ máy nhà nước hiện nay. Thứ ba, XHHTHADS sẽ khuyến khích nhân dân tham gia vào lĩnh vực THADS, nâng cao tính tích cực, tự chủ của nhân dân, chia sẻ trách nhiệm với Nhà nước, góp phần tăng cường dân chủ trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước. Cuối cùng, XHH hoạt động THADS sự góp phần tạo sự bình đẳng giữa các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ dân sự, kinh tế, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội. 1.3. NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA CỦA XÃ HỘI HOÁ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ 1.3.1 Nội dung của xã hội hoá thi hành án dân sự Xung quanh vấn đề XHHTHADS trong Luật THA dân sự năm 2008 chính thức có hiệu lực ngày1/7/2009 hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng có thể chia làm ba ý kiến chủ yếu: Ý kiến thứ nhất cho rằng không nên XHHTHA, không nên giao quyền lực Nhà nước cho tổ chức, cá nhân khác... vì NguyÔn ThÞ TuyÒn - 16 - Líp DS 30B X· héi ho¸ thi hµnh ¸n d©n sù ë ViÖt Nam Kho¸ luËn tèt nghiÖp có khả năng XHHTHADS sẽ có khả năng giống với dịch vụ đòi nợ thuê [10]. Ý kiến thứ hai cho rằng cần ủng hộ mạnh mẽ công tác THA, nhất là THADS và cần phải quy định cụ thể trong Bộ luật THA, ý kiến này khẳng định hiện nay chúng ta có đủ điều kiện để tiến hành XHHTHA [15, tr.22]. Ý kiến thứ ba ủng hộ chủ trương XHH nhưng cần phải phải tính toán thận trọng và có bước đi thích hợp [15, tr.22]. Qua nghiên cứu tác giả đồng ý với quan điểm thứ ba, vì như đã phân tích về mặt lý luận XHHTHA là hoạt động còn rất mới mẻ. Về mặt thực tiễn, đây là vấn đề mới, chúng ta chưa hề có một hoạt động THA nào được làm thí điểm XHH, trong khi ý thức và hiểu biết pháp luật của người dân còn hạn chế. Vì vậy, nếu quy định một cách cụ thể trong luật những vấn đề mà mọi người còn chưa hiểu thì sẽ rất khó thực hiện, khó quản lý và kiểm soát được, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng THA theo kiểu thuê mướn. Để các quy định của luật đi vào đời sống thì phải xuất phát từ thực tế, luật phải phục vụ thực tiễn, do vậy, khi ban hành và xây dựng luật phải rất chú ý đến tính khả thi của luật. Vấn đề XHH công tác THA mặc dù đã được nhiều nước trên thế giới tiến hành thực hiện và đã thu được kết quả tốt nhưng ở Việt Nam thì chưa hề có tiền lệ. Vì vậy, để thực sự phát huy được hiệu quả, việc XHH ở Việt Nam cần phải có những bước đi thận trọng. Trước hết cần xác định rõ trong các loại việc về THA thì loại việc nào không thể XHH được, việc nào dứt khoát phải do cơ quan Nhà nước, CQTHA tiến hành, việc nào có thể giao cho các tổ chức khác, cho tư nhân tiến hành. Ngoài ra, trong THA cụ thể thì ở khâu nào cơ quan Nhà nước, CQTHA phải tiến hành còn khâu nào giao cho các tổ chức khác, tư nhân tiến hành. XHHTHA dựa trên những nguyên tắc, đó là “chỉ được thực hiện một số công việc cơ quan THA và chấp hành viên ủy quyền; chỉ thực hiện việc THA theo yêu cầu của đương sự” [10]. Đối với những việc THA liên quan như thu cho ngân sách Nhà nước, tiền phạt, tài sản sung công mà Nhà nước thụ hưởng... trước mắt chưa xã hội hóa. Chỉ xã hội hóa những việc của dân với dân, của NguyÔn ThÞ TuyÒn - 17 - Líp DS 30B X· héi ho¸ thi hµnh ¸n d©n sù ë ViÖt Nam Kho¸ luËn tèt nghiÖp doanh nghiệp với doanh nghiệp và cũng tạo ra mô hình để cho dân và doanh nghiệp tự chọn. Nếu người dân thấy rằng mô hình CQTHA của Nhà nước là hiệu quả hơn thì đến với CQTHA Nhà nước, còn nếu thấy tổ chức THA khác hoặc tư nhân lại hiệu quả hơn thì đến với tổ chức đó hoặc tư nhân. Theo đó người được làm công việc THA theo hướng xã hội hóa phải có nghĩa vụ như CHV, nhưng chỉ có một số quyền hạn của CHV. Về ý kiến cho rằng XHHTHADS có khả năng sẽ giống như dịch vụ đòi nợ thuê, Chính phủ đã có Nghị định số 104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ của Chính phủ về đòi nợ cũng quy định rất rõ những việc không giao cho các công ty đòi nợ, đó là các khoản nợ đang thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Có nghĩa là mảng THA không có kinh doanh đòi nợ. Nếu pháp luật quy định XHHTHADS theo hướng này sẽ bảo đảm THADS không phải dưới dạng đòi nợ thuê. Trong THADS, các đương sự có quyền, lợi ích liên quan đến việc THA và có quyền tự định đoạt quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật. Nếu các đương sự có hiểu biết đúng về pháp luật, nhận thức đúng các quyền và nghĩa vụ của họ trong THADS thì họ sẽ tự nguyện thực hiện và việc THADS sẽ thuận lợi. Vì vậy, XHH hoạt động THADS trước hết phải động viên được các cá nhân, cơ quan, tổ chức tham gia vào việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho các đương sự, thuyết phục các đương sự tự nguyện THADS. Do đó vấn đề đặt ra hiện nay là nên XHH như thế nào? XHH tới mức độ nào? Có nên thành lập mô hình tổ chức THA tư nhân độc lập, hoạt động không dựa vào kinh phí ngân sách Nhà nước cấp mà theo tính chất lấy thu bù chi như mô hình công chứng tư đang được tiến hành hiện nay? Hiện có rất nhiều ý kiến ủng hộ việc thành lập tổ chức THA tư nhân vì tính khả thi của mô hình này, một mặt THA tư nhân thúc đẩy người dân tích cực tham gia vào hoạt động THA, nâng cao tính cạnh tranh từ đó làm cho hiệu quả của công tác THA được tăng NguyÔn ThÞ TuyÒn - 18 - Líp DS 30B X· héi ho¸ thi hµnh ¸n d©n sù ë ViÖt Nam Kho¸ luËn tèt nghiÖp cường. Hơn nữa, việc giao cho tổ chức, cá nhân thực hiện một số công việc THA sẽ giảm được sự tốn kém, quá tải cho ngân sách Nhà nước. Ngoài ra, đối với phạm vi công việc THA, nên XHH đến đâu cũng là một câu hỏi mà các nhà nghiên cứu pháp luật cần phải quan tâm và đưa ra hướng giải quyết. THADS phức tạp, các công việc thuộc về tổ chức THADS đòi hỏi phải do cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền mới thực hiện được như việc ra quyết định THA, tổ chức THA, tổ chức cưỡng chế THA v.v..Tuy nhiên, đối với một số công việc mà việc thực hiện mang tính chất kĩ thuật không nhất thiết phải sử dụng quyền lực Nhà nước mới thực hiện được như xác minh tài sản, địa chỉ của người phải THA dân sự, bảo quản, định giá và bán tài sản kê biên v.v. có thể giao cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác thực hiện và đương sự phải chi trả các chi phí cho việc thực hiện chúng thì có thể XHH. Thực tiễn THADS trong những năm qua cho thấy việc giao cho các cá nhân, tổ chức khác thực hiện các công việc đó đã vẫn có hiệu quả. Bên cạnh đó, để bảo đảm việc THA nhanh chóng và đúng pháp luật thì phải kiểm tra, giám sát, kiểm sát các hoạt động THADS. Hiện nay, các hoạt động này chủ yếu do Viện kiểm sát thực hiện do vậy vừa tốn kém cho ngân sách Nhà nước không ít mà nhiều khi vẫn không có hiệu quả. Để khắc phục tình trạng này cần phải XHH cả việc giám sát, kiểm tra hoạt động THADS. Theo đó, các cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền hạn, nhiệm vụ trong việc giám sát, kiểm tra các hoạt động THADS. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong việc THADS có trách nhiệm tạo điều kiện cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc giám sát, kiểm tra các hoạt động THADS và trả lời các yêu cầu, kiến nghị của họ trong thời hạn do pháp luật quy định. 1.3.2 Ý nghĩa của xã hội hoá thi hành án dân sự XHHTHADS sẽ tạo ra cơ chế mới, nguồn lực mới cho THADS do có sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp THA tư nhân với nhau và giữa NguyÔn ThÞ TuyÒn - 19 - Líp DS 30B X· héi ho¸ thi hµnh ¸n d©n sù ë ViÖt Nam Kho¸ luËn tèt nghiÖp doanh nghiệp THA tư nhân với cơ quan Nhà nước làm công tác quản lý THA. Qua đó, đòi hỏi các cơ quan, tổ chức làm nhiệm vụ THA phải tự nâng mình lên để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao và phức tạp của công tác THA, do đó, khắc phục được tình trạng quan liêu trong công tác THA; các bản án, quyết định của Toà án sẽ được thi hành một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Do tồn tại như một loại hình dịch vụ công, nên khi thực hiện XHH, tính chất, phương cách THA, lề lối, thái độ phục vụ trong THADS sẽ tốt hơn. Như thế sẽ tránh được quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu, một hiện tượng đang tiềm ẩn trong hoạt động THADS hiện nay. Khi đã được XHH, các tổ chức, các cá nhân có chức năng THA sẽ cạnh tranh lành mạnh trên cơ sở nâng cao hiệu quả THA để bảo vệ uy tín của tổ chức mình. Và như vậy sẽ tạo thêm sự lựa chọn cho người dân trong THA, phù hợp với điều kiện, khả năng cụ thể của mình. Bên cạnh đó, XHH công tác THADS sẽ nâng cao được tinh thần trách nhiệm cá nhân và sự tận tuỵ của nhân viên THA trong công tác THA, với chế độ lương bổng, phụ cấp hợp lý cũng với những chính sách đãi ngộ khác sẽ góp phần cải thiện đáng kể thu nhập cho các nhân viên THA, tạo nên sự yên tâm của họ đối với nghề nghiệp của mình, giúp họ thật sự gắn bó và yêu nghề hơn. XHHTHA sẽ hình thành nên tổ chức THA tư nhân qua đó bổ sung thêm một lực lượng THA chuyên nghiệp có trình độ chuyên môn cao không chỉ là kiến thức pháp lý mà còn hiểu biết sâu sắc các lĩnh vực khác như kinh tế, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, v.v.. qua đó giúp bên được THA có điều kiện xác minh chính xác thực trạng tài sản của bên phải THA, nâng cao số lượng án có điều kiện thi hành, đảm bảo quyền lợi cho bên được THA. Ngoài ra, XHH công tác THADS còn có ý nghĩa trong việc giảm bớt gánh nặng ngân sách Nhà nước cho hoạt động THA do các CQTHA của Nhà nước thực hiện, nâng cao trách nhiệm cá nhân của các bên đương sự trong việc THA. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng án tồn đọng là do thiếu đội NguyÔn ThÞ TuyÒn - 20 - Líp DS 30B
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan