Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xã hội dân sự trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền...

Tài liệu Xã hội dân sự trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền

.PDF
93
15
111

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN NHẬT THĂNG XÃ HỘI DÂN SỰ TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2011 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN NHẬT THĂNG XÃ HỘI DÂN SỰ TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số : 60 38 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Đăng Dung HÀ NỘI - 2011 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các sơ đồ MỞ ĐẦU 1 Chương 1: XÃ HỘI DÂN SỰ TRONG LỊCH SỬ CỦA NHÂN LOẠI 4 1.1. Xã hội dân sự - Lịch sử vấn đề 4 1.1.1. Thuật ngữ xã hội dân sự 4 1.2. Xã hội dân sự của một số quốc gia trên thế giới 13 1.2.1. Xã hội dân sự ở Thái Lan 13 1.2.1.1. Quan điểm khoa học của Thái Lan về xã hội dân sự 15 1.2.1.2. Quan điểm của Nhà nước Thái Lan về xã hội dân sự 15 1.2.2. Xã hội dân sự ở Trung Quốc 17 Chương 2: XÃ HỘI DÂN SỰ TRONG LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VIỆT 23 NAM 2.1. Xã hội dân sự Việt Nam 23 2.1.1. Khái quát chung về xã hội dân sự Việt Nam 23 2.1.2. Sự hình thành và phát triển xã hội dân sự Việt Nam, những đặc trưng cơ bản của nó 26 2.1.2.1. Sự phục hồi và phát triển của xã hội dân sự Việt Nam 26 2.1.2.2. Thiết lập khung pháp lý cho các tổ chức phi chính phủ Việt Nam và các nhóm phi chính thức 32 2.1.2.3. Sự hiện diện của Tổ chức phi chính phủ quốc tế ở Việt 33 1 Nam 2.1.3. Xã hội dân sự Việt Nam ngày nay 35 2.1.3.1. Những đặc trưng cơ bản của xã hội dân sự Việt Nam 37 2.1.3.2. Xu hướng phát triển xã hội dân sự Việt Nam trong thời gian tới 42 2.2. Xã hội dân sự Việt Nam trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa 45 2.2.1. Sự phát triển khung pháp lý của xã hội dân sự Việt Nam trước năm 1992 45 2.2.2. Khái quát về khung pháp lý xã hội dân sự Việt Nam từ năm 1992 trở lại đây 47 2.2.3. Xã hội dân sự Việt Nam trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa 56 2.2.3.1. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa 56 2.2.3.2. Xã hội dân sự trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa 60 Chương 3: NHU CẦU VÀ KIẾN NGHỊ VỀ VIỆC XÂY DỰNG VÀ 68 PHÁT TRIỂN XÃ HỘI DÂN SỰ TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY 3.1. Nhu cầu về xã hội dân sự trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay 68 3.2. Kiến nghị và đề xuất điều chỉnh khung pháp lý về xã hội dân sự trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam 74 KẾT LUẬN 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Năm 2001, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua bản sửa đổi Hiến pháp năm 1992, theo đó khẳng định: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức [46, Điều 2]. Kể từ đó đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã và đang quyết tâm xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhà nước, nền kinh tế thị trường và xã hội dân sự là ba trụ cột không thể thiếu được ở mỗi xã hội. Về đại thể, nhà nước và nền kinh tế thị trường ở nước ta đã phát triển ngày càng đầy đủ và toàn diện, và cũng đã được nghiên cứu khá sâu sắc thấu đáo. Riêng phần xã hội dân sự, một trụ cột khá quan trọng trong cái kiềng kết cấu của một xã hội Việt Nam cho đến nay vẫn còn những khía cạnh dường như chưa được hình thành, nghiên cứu thật đầy đủ và rõ nét. Sự phong phú và tính đa dạng của nó vẫn chưa được tìm hiểu một cách cặn kẽ, nhất là trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền như nước ta. Một nhà nước hiện đại phải là pháp quyền và nhà nước đó phải chấp nhận nền kinh tế thị trường và phù hợp với xã hội dân sự. Xã hội dân sự là một tập thể xã hội liên kết với nhau, điều chỉnh trên nguyên tắc dân sự, tự nguyện thỏa thuận. Xã hội dân sự trường tồn trước khi có nhà nước. Một nhà nước pháp quyền phải được xây dựng trên nền tảng và phù hợp với xã hội dân sự của quốc gia đó, xây dựng nhà nước pháp quyền là mục 3 tiêu là động lực để chúng ta hướng tới và quan trọng đó là một nhà nước pháp quyền của Việt Nam phù hợp với xã hội dân sự của Việt Nam. Mong muốn được nghiên cứu một cách hệ thống về Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự là nhằm hoàn thiện cơ sở lý luận cho việc xây dựng một nhà nước pháp quyền của một xã hội dân sự ở Việt Nam. Do vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài "Xã hội dân sự trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền" làm luận văn tốt nghiệp Chương trình đào tạo Thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài tại Việt Nam Hiện nay ở nước ta, có rất nhiều bài viết, sách, báo và tạp chí về nhà nước pháp quyền, và có một số bài báo đề cập đến khái niệm và một số khía cạnh của xã hội dân sự như Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự của Giáo sư Tương Lai, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong quan hệ với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xã hội dân sự của PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh. Tuy vậy, chưa có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách sâu sắc, hệ thống và đầy đủ về vấn đề Xã hội dân sự trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, phương hướng xây dựng và phát triển nhà nước pháp quyền gắn bó với xã hội dân sự ở Việt Nam. Trong nỗ lực xây dựng một nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay, việc nghiên cứu đầy đủ và có hệ thống về nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự sẽ đóng góp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp lý cũng như cơ sở lý luận của nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự của thế giới và Việt Nam. Trong nội dung trình bày, tác giả sẽ đưa ra những ý kiến, đánh giá lý luận thực tiễn và xu hướng phát triển xã hội dân sự Việt Nam và đề xuất những phương hướng xây dựng nhà nước pháp quyền trong sự gắn bó với xã hội dân sự. 4 4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn Phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ tập trung vào phân tích nội dung một số quy định chính của pháp luật Việt Nam điều chỉnh việc thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý tổ chức xã hội dân sự để đề xuất và kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện pháp luật tạo điều kiện cho một xã hội dân sự phát triển phù hợp và gắn bó với công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. 5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn Tác giả sẽ sử dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng, và phân tích, so sánh các tài liệu về lý luận và thực tiễn quốc tế và Việt Nam về nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự để từ đó rút ra những cơ sở lý luận và thực tiễn cho phương hướng phát triển xã hội dân sự trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Xã hội dân sự trong lịch sử của nhân loại. Chương 2: Xã hội dân sự trong lịch sử nhà nước Việt Nam. Chương 3: Nhu cầu và kiến nghị về việc xây dựng và phát triển xã hội dân sự trong điều kiện hiện nay. 5 Chương 1 XÃ HỘI DÂN SỰ TRONG LỊCH SỬ CỦA NHÂN LOẠI 1.1. Xã hội dân sự - Lịch sử vấn đề 1.1.1. Thuật ngữ xã hội dân sự Một cách nhìn tổng quát xã hội dân sự là khu vực hình thành tự phát từ những nhóm, cộng đồng người có chung lợi ích nhu cầu, sở thích, giới tính, chính kiến, nghề nghiệp,…Do đó, xã hội dân sự có lịch sử từ xa xưa khi con người biết tụ tập kết nối kiểu phường, hội, nguồn gốc, khởi thủy của xã hội dân sự có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng từ thời nô lệ, từ khi có nhà nước là đã có sự hình thành nhóm đối tác hoặc đối trọng dù là tự phát manh mún, cũng có ý kiến cho rằng xã hội dân sự chỉ hình thành từ thời kỳ phong kiến, liên gia phường hội buôn bán hoặc giao lưu văn hóa hội hè. Xã hội dân sự được hiểu ban đầu là đồng nhất với xã hội công dân. Vì từ nguồn gốc tiếng Pháp là société civile, tiếng Nga là Grazdanskoe obchtsestvo, tiếng Anh là civil society, do đó cũng có nhiều cách hiểu khác nhau. Trong quá trình dịch chuyển ngôn ngữ, có người dùng là xã hội dân sự, có người hiểu là xã hội công dân. Khái niệm xã hội công dân thường được hiểu là một chính thể, quốc gia được hình thành từ nhiều loại công dân: thường dân, chính dân, thứ dân, giáo dân, lương dân hoặc dị dân, kiều dân, v.v… Khái niệm xã hội công dân được hiểu một cách khác là để phân biệt với xã hội thần dân (Civil people). Như vậy, xã hội công dân nghiêng về cấu trúc (structure) kết cấu trong hệ thống xã hội, còn xã hội dân sự thì được hiểu thêm cả chức năng (function) và mối quan hệ trong hệ thống. Xã hội dân sự ở đây được hiểu là một mảng của đời sống xã hội có tổ chức, mang tính tự nguyện, tự tái tạo, (hầu như) tự tài trợ, độc lập với nhà 6 nước, và gắn bó với nhau bằng một trật tự pháp lý hay một số nguyên tắc chung. Xã hội dân sự là một xã hội mà ở đó người dân biết tự lo lấy cho mình rất nhiều chuyện, biết tự tổ chức lại để phát huy năng lực sáng tạo, hiện thực hóa các ý tưởng và để tương tác với nhà nước nhằm đạt tới một nền quản trị quốc gia minh bạch, hiệu quả và có trách nhiệm. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một khái niệm được cho là hoàn hảo về xã hội công dân, xã hội dân sự, và luôn có thể xuất hiện những dự giải khác nhau về xã hội công dân, xã hội dân sự. Về lịch sử, có người cho rằng xã hội công dân hay xã hội dân sự được Aristote dùng từ thời cổ Hy Lạp xa xưa, nhưng đến thế kỷ I trước công nguyên thì được Ciceron nói đến theo tiếng Latin: Civilic societas. Thuật ngữ "xã hội dân sự" lần đầu tiên xuất hiện ở châu Âu vào khoảng năm 1400. Trong nghĩa ban đầu, xã hội dân sự cùng nghĩa với xã hội công dân, sự hình thành và phát triển của xã hội dân sự đánh dấu một bước tiến trong cách tổ chức xã hội, bao gồm các thiết chế công quyền, các công dân, các luật lệ, và các quy tắc nhà nước của đời sống xã hội. Nhưng ý thức xã hội dân sự thực sự có bước phát triển mạnh mẽ với những nội dung sâu sắc hơn được thể hiện trong các tác phẩm của các nhà tư tưởng xuất sắc ở thế kỷ XVI như J. Rodin (Pháp), T. Hobbes (Anh), B. Spinoza (Hà Lan) v.v.. Họ bắt đầu đưa ra sự phân biệt giữa xã hội và nhà nước, phản ảnh sự trỗi dậy của các cá nhân ở các đô thị vào buổi đầu hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản. J. Rodin, một học giả người Pháp vào thời xảy ra các cuộc chiến tranh tôn giáo, đã đưa ra nguyên lý về tính tối thượng của nhà nước. Theo ông, nhà nước có quyền tối thượng đối với tất cả các thành viên xã hội và tất cả những gì thuộc về nó. Nhà nước chỉ hình thành khi những thành viên tản mạn của xã hội thống nhất lại dưới một quyền lực thống nhất. T. Hobbes, người coi trạng thái tự nhiên của xã hội là "chiến tranh của tất cả chống lại tất cả", cho rằng nhà nước có sứ mệnh khắc phục trạng thái đó bằng 7 cách thiết lập một sự thỏa thuận giữa tất cả các thành viên của xã hội. Xã hội dân sự nảy sinh trên cơ sở thỏa thuận ấy được coi là đồng nghĩa với nhà nước và luật pháp do nhà nước đặt ra. Đến thế kỷ XVIII, J. J. Rousseau, một trong những nhà khai sáng xuất sắc nhất, đã phát triển quan điểm của Hobbes. Đối với ông, con người vì mất đi sự tự do tự nhiên của mình và cũng vì sợ mất đi cả các quyền tự nhiên của mình nên đã đi tới một khế ước xã hội. Nhờ có sự liên hiệp này mà người ta thống nhất lại với nhau trên cơ sở phục tùng những thể thức chung, nhưng mỗi người vẫn có tự do như trước đây. T. Hobbes, J. Locke, J. J. Rousseau, Montesquieu đều có chung quan điểm là tự do cá nhân của con người độc lập với nhà nước. Chẳng hạn, theo Locke, xã hội có trước nhà nước, nó tồn tại một cách "tự nhiên", còn nhà nước là một "vật mới". Nếu nhà nước vì một lý do nào đó bị xóa bỏ đi thì xã hội vẫn được duy trì bằng tất cả các luật và quyền tự nhiên của nó. Người dân hợp thành xã hội, nó là tối thượng và khi thiết lập nhà nước, tuy tính tối thượng chuyển sang nhà nước nhưng nhà nước không thể nuốt mất xã hội. Hơn thế nữa, mục đích chủ yếu của nhà nước là bảo vệ xã hội. Do đó, nhà nước không thể thay thế được xã hội, chính là nhờ có xã hội mà nhà nước có thể hoạt động được. Cả Hobbes, Locke, Montesquieu và Rousseau đều cho rằng dân chủ chỉ có thể nảy nở trên một sự thỏa thuận mang tính khế ước giữa công dân và nhà nước, về việc hạn chế và phân chia quyền lực nhà nước để quyền lực ấy thực chất thuộc về nhân dân. Chừng nào, sự thỏa thuận ấy bị phá vỡ, chừng ấy nhân dân có quyền xác lập một khế ước mới bằng nhiều cách khác nhau, và đó cũng hoàn toàn là quyền tự nhiên của con người. Mở đầu Khế ước xã hội, Rousseau đã phải thốt lên đau đớn rằng, "con người sinh ra là tự do, vậy mà ở khắp nơi, con người lại bị cùm kẹp". Do vậy, cách tốt nhất để lấy lại sự tự do như là quyền tự nhiên của con người đó chính 8 là việc cần phải tổ chức thiết chế xã hội sao cho quyền tự nhiên ấy không bị xâm phạm và tước đi một cách tùy tiện từ phía nhà nước và bộ máy công quyền. Đối với Hobbes và Rousseau đó là sự thỏa thuận bằng khế ước xã hội, đối với Locke và Montesquieu, đó là sự phân chia quyền lực nhà nước một cách độc lập và chế ước lẫn nhau. Do đó, dân chủ gắn liền với nhà nước pháp quyền và xã hội công dân. Nền dân chủ không thể sản sinh trong một xã hội mà ở đó nguyên tắc cai trị do các cá nhân tùy tiện và thao túng. Trái lại, dân chủ là kết quả trong một xã hội được tổ chức, thiết chế, và vận hành trên nguyên tắc luật pháp và phân chia quyền lực, cũng như có sự tham gia mạnh mẽ của các thiết chế phi chính trị và phi nhà nước đóng vai trò là lực lượng xã hội đối trọng nhằm giám sát và cân bằng với thiết chế chính trị và nhà nước trong việc thực thi dân chủ. Hegel - Nhà triết học Đức vĩ đại đầu thế kỷ XIX - đã tiếp nhận và hệ thống hóa tư tưởng xã hội - chính trị của Pháp, Anh, Mỹ và Đức trong vấn đề này. Tác phẩm Triết học pháp quyền của ông đã chứng minh rằng xã hội dân sự là một giai đoạn phát triển lịch sử mà đỉnh cao của nó là sự xuất hiện nhà nước hiện đại. Nói chính xác hơn, Hegel coi xã hội dân sự là một giai đoạn đặc biệt trong sự vận động biện chứng từ gia đình đến nhà nước, diễn ra trong quá trình biến đổi lịch sử phức tạp và lâu dài từ Trung cổ đến Cận đại. Theo ông, đời sống xã hội hoàn toàn khác với đời sống đạo đức của gia đình và cũng khác với đời sống công cộng của nhà nước. Nó là một yếu tố cần thiết trong toàn bộ cộng đồng chính trị được tổ chức một cách hợp lý. Theo Hegel, kinh tế thị trường, các giai cấp xã hội, các nghiệp đoàn, các định chế có nhiệm vụ bảo đảm sức sống của xã hội và thực hiện các quyền công dân. Như vậy, xã hội dân sự là tập hợp của những tư nhân, tầng lớp, những nhóm và những định chế mà sự tác động qua lại của chúng được điều chỉnh bằng qui tắc của dân luật và với tư cách đó, nó không phụ thuộc trực tiếp vào nhà nước chính trị. 9 Cũng theo Hegel, gia đình là "gốc rễ đạo đức đầu tiên của nhà nước", là một chỉnh thể có tính bản chất, trong đó các thành viên có liên hệ với nhau về mặt tình cảm, do đó, về đạo đức, mà không phải là những cá nhân cạnh tranh với nhau, liên kết với nhau bằng một hợp đồng nào đó. Nhà nước thì khác. Đặc trưng của nó là tính vô tư của sự phục vụ dân sự và một chủ nghĩa vị tha nào đó. Còn xã hội dân sự là nơi các cá nhân được tự do theo đuổi những lợi ích, những khác biệt của mình, liên kết với nhau. Các cá nhân hợp thành xã hội dân sự thường không giống nhau, không bền vững và cũng thường có những xung đột với nhau. Sự phát triển quá mức của những thành viên này có thể dẫn tới chỗ đè bẹp những thành viên khác. Hegel thừa nhận sự khác biệt giữa xã hội dân sự và nhà nước, nhưng mặt khác, ông lại cho rằng xã hội dân sự không thể bảo đảm cho trật tự xã hội được, nếu nó không được nhà nước cai quản về mặt chính trị. Chỉ có một quyền lực công cộng tối cao tức là một nhà nước hợp pháp - mới có thể giải quyết được những mâu thuẫn của nó, mới đảm bảo những lợi ích cụ thể thành một cộng đồng chính trị chung. Chính vì thế, Hegel phê phán cả hai quan niệm: quan niệm lẫn lộn xã hội dân sự và nhà nước (theo thuyết các quyền tự nhiên của con người) và quan niệm nghi ngờ "nguyên lý tuyệt đối thần thánh của nhà nước". Cũng chính vì thế, trong những yếu tố hợp thành xã hội dân sự ngoài các yếu tố trên đây, Hegel còn đưa cả các cơ quan tư pháp và cảnh sát vào. Ông cho rằng xã hội dân sự và nhà nước chính trị như hai mặt của nhà nước, hai loại uy quyền công cộng. Uy quyền dân sự chủ yếu để phục vụ những mục tiêu cá nhân hay nhóm, còn uy quyền chính trị thì chủ yếu để phục vụ cho những mục tiêu của toàn dân. Điều đó không có nghĩa là ông xóa bỏ sự khác biệt giữa xã hội dân sự và nhà nước. Ông cho rằng không thể có các quyền tự do của xã hội dân sự đối với nhà nước nếu không có những nguyên tắc chung nào đó. Xét đến cùng, có thể xác định các quan hệ của xã hội dân sự và nhà nước theo quan điểm của tính hợp lý chính trị. Theo Hegel, nếu lẫn lộn nhà nước với xã hội dân sự và coi nhà nước có sứ mệnh phải bảo đảm và bảo hộ quyền sở hữu 10 cũng như tự do cá nhân thì như vậy là thừa nhận lợi ích của những con người riêng lẻ như vốn có là mục tiêu cuối cùng... Và như vậy, có thể kết luận rằng chúng ta có thể tùy ý trở thành hay không trở thành thành viên của nhà nước. Nhưng nhà nước, trên thực tế, lại có một quan hệ hoàn toàn khác với cá nhân; vì nó là tinh thần khách quan nên cá nhân chỉ có tính khách quan, tính đích thực và đạo đức khi nó là thành viên của nhà nước. Tư tưởng về xã hội dân sự nói lên phần nào xu hướng dân chủ của ông dưới ảnh hưởng của Đại Cách mạng Pháp. Hegel không phủ định xã hội dân sự, ông chỉ nói rằng xã hội dân sự phải phục tùng nhà nước và chỉ bằng cách thừa nhận vị trí phục tùng của nó đối với nhà nước thì nhà nước mới có thể bảo đảm tự do cho nó. Như vậy, nhà nước đại diện cho xã hội trong sự thống nhất của xã hội. Đồng thời, xã hội dân sự vẫn được duy trì như một yếu tố cộng đồng rộng hơn và cao hơn, có tổ chức về mặt chính trị. Đặc biệt, Hegel đặt giới quan lại lên một vị trí rất cao, làm "môi giới " cho xã hội dân sự và nhà nước và là "linh hồn" của toàn xã hội. Đây là sự khác biệt của Hegel so với những nhà tư tưởng dân chủ thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX. K. Marx, trong các tác phẩm đầu tay, đặc biệt trong Hệ tư tưởng Đức và vấn đề Do Thái, đã bàn nhiều về xã hội dân sự. Một mặt, kế thừa những luận điểm "hợp lý" của Hegel; mặt khác, ông phê phán Hegel một cách quyết liệt. Cũng như Hegel, ông từng coi xã hội dân sự là một hiện tượng lịch sử, là kết quả của sự phát triển lịch sử mà không phải là "vật ban tặng" của tự nhiên. Và cũng như Hegel, ông coi xã hội dân sự có tính chất tạm thời. Sự khác nhau cơ bản giữa Marx và Hegel là điểm xuất phát khi phân tích về bản chất của xã hội dân sự và nhà nước, về những quan hệ giữa xã hội dân sự với nhà nước. Trong khi Hegel lấy "tinh thần phổ biến" và "ý niệm tuyệt đối" làm điểm xuất phát thì Marx lấy đời sống hiện thực, trước hết là phương thức sản xuất của xã hội, làm điểm xuất phát. "Sự giải phóng chính trị là đưa con người, một mặt, trở thành thành viên của xã hội thành cá nhân vị kỷ và độc lập, và mặt 11 khác, trở thành công dân, thành cá nhân đạo đức". Ông cho rằng chỉ khi nào sức mạnh con người được tổ chức thành sức mạnh xã hội và chính trị, khi đó sự giải phóng con người mới hoàn thành. Trong tác phẩm Phê phán triết học chính trị của Hegel (1843), Marx trực tiếp chống lại những ý kiến của Hegel về xã hội dân sự và nhà nước. Một mặt, ông chống lại sự tuyệt đối hóa nhà nước của Hegel; mặt khác ông phê phán cơ sở chủ yếu của xã hội dân sự là chế độ sở hữu tư nhân. Tư tưởng hướng tới một chế độ, trong đó bình đẳng xã hội, tự do công dân được bảo đảm với một chính phủ hợp hiến ngày càng phát triển. T. Paine, một trong những nhà tư tưởng người Mỹ cho rằng: nhà nước là "cái xấu cần thiết", nó càng nhỏ thì càng tốt hơn cho xã hội. Quyền lực nhà nước phải bị hạn chế một cách có lợi cho xã hội dân sự vì xu hướng cố hữu của mỗi cá nhân là hướng về xã hội, chứ không phải hướng về nhà nước. Tính xã hội tự nhiên ấy của các cá nhân đã tồn tại trước khi xuất hiện nhà nước và nó qui định các cá nhân phải thiết lập những quan hệ cạnh tranh và đoàn kết một cách hòa bình với nhau, trên cơ sở cùng có lợi và tương trợ lẫn nhau. Xã hội dân sự càng hoàn thiện thì nó càng điều tiết tốt hơn những công việc của mình và càng ít cần tới các chính phủ hơn, các cá nhân tồn tại tự do và bình đẳng trước nhà nước, trước kia, hiện nay và sau này - bao giờ cũng vậy. Do đó, một nhà nước chỉ được coi là hợp pháp hay "văn minh" khi nó được thành lập ra theo sự thỏa thuận của tất cả các cá nhân và khi sự thỏa thuận ấy được xác lập bằng hiến pháp cũng như bằng cơ chế đại nghị. Một hệ thống cai trị văn minh là một hệ thống cai trị theo hiến pháp, được trao cho quyền lực thông qua sự thỏa thuận tích cực của các cá nhân trên cơ sở tự do và bình đẳng. Theo ông, một chính quyền như vậy không có quyền; nó chỉ có nghĩa vụ trước công dân của mình. Nó cũng không có quyền tùy tiện thay đổi hiến pháp hay vi phạm sự thỏa thuận của các cá nhân công dân. Mọi vi phạm đối với trật tự "tự nhiên" ấy đều là biểu hiện của chế độ chuyên chế. 12 Một số nhà tư tưởng nổi tiếng đầu thế kỷ XIX như A. de Tocqueville, J. S. Mill, v.v..., đều theo quan điểm này. Đối với họ, việc phân chia giữa nhà nước và xã hội dân sự là đặc trưng của một hệ thống xã hội và chính trị thật sự dân chủ. Cũng cần phải thấy rằng, bên cạnh những ưu điểm của xã hội dân sự ấy, một số tác giả, tuy tán thành quan niệm phân chia xã hội và nhà nước, cũng đã nhìn thấy những mặt trái của nó. J. Bentham, J. Sismondi, v.v... cho rằng nếu xã hội dân sự có quá nhiều tự do thì đời sống xã hội bị phân hóa và xung đột xuất hiện nhiều hơn. Vì thế, họ đòi hỏi một sự điều tiết và kiểm soát chặt chẽ hơn của nhà nước. Tác giả Christopher Beem, Viện nghiên cứu giá trị, Hoa Kỳ, trong tác phẩm Xã hội dân sự Hoa Kỳ - một cuộc tranh luận về lý luận chính trị, khi đánh giá về xã hội dân sự dựa trên truyền thống tự do dân chủ đã cho rằng: Theo nghĩa rộng, mục tiêu của truyền thống tự do-dân chủ luôn luôn để đạt được một mức độ cao của tự do cá nhân và quyền tự chủ trong khi vẫn duy trì một trật tự xã hội bền vững, khả thi. Sự vận động của xã hội dân chủ tự do là vốn đa nguyên, và liên tục tạo ra cơ hội cho tương tác hoặc một nhóm địa phương. Cũng theo Christopher Beem, các hiệp hội có quyền tự do và độc lập bởi họ không bị kiểm soát trực tiếp hoặc giám sát của nhà nước. Hoạt động hàng ngày của các tổ chức xã hội dân sự là tạo ra sự độc lập của quyền lực chính trị. Tuy nhiên xã hội dân sự cũng giúp tạo ra và duy trì trật tự và sự đồng thuận mà bất cứ xã hội nào cũng cần đến. Thông qua sự tương tác nhóm, công dân đến để trao đổi và thực hiện việc tranh luận hợp lý và thỏa hiệp. Vì vậy, xã hội dân sự cũng là một trong những nơi học các kỹ năng và thói quen văn minh và quyền công dân tốt. Tuy vậy, tác giả Christopher Beem cho rằng hiện nay chúng ta đang chứng kiến một sự khủng hoảng đương đại về khái niệm xã hội dân sự. Như vậy, ở mỗi thời kỳ, hoặc dưới từng cách nhìn nhận, xã hội dân sự được đề cập có nội hàm và ngoại diên chưa giống nhau. 13 Ngay Trung tâm xã hội công dân cũng đưa ra một cách định nghĩa rất chung chung: xã hội dân sự liên quan đến hoạt động tập thể tự nguyện xoay quanh sự chia sẻ về lợi ích, mục đích và những giá trị. Về mặt lý luận, định chế này phân biệt với nhà nước, gia đình và thị trường trong hoạt động; ranh giới giữa nhà nước, xã hội dân sự, gia đình, thị trường thông thường rất phức tạp, không rõ nét, mang tính thỏa hiệp. Xã hội dân sự thường mang tính tác động (gây áp lực) đa dạng về tự quản (autonomy), về quyền lực. Xã hội dân sự thường thể hiện bằng các tổ chức như từ thiện, tổ chức phi chính phủ, tổ chức cộng đồng, hội phụ nữ, niềm tin dựa vào tổ chức, sự liên kết nghề nghiệp, công đoàn... Ở bình diện chung nhất, chúng tôi chia sẻ với quan điểm cho rằng cụm từ "dân sự" ở đây có thể hiểu là một tính từ chỉ tính chất của quan hệ xã hội, tức là các quan hệ xã hội được điều chỉnh theo hướng "dân sự". Tuy nhiên, chúng tôi hiểu nội hàm của thuật ngữ "dân sự" (trong cụm từ xã hội dân sự đang bàn ở đây), là để phân biệt (tất nhiên là tương đối) với nhà nước. Như vậy, theo cách hiểu của chúng tôi, thuật ngữ này dùng để chỉ những định chế "bên ngoài nhà nước". Hiểu theo cách này, xã hội dân sự có thể liên quan đến hoạt động của các đảng phái chính trị. Tuy nhiên, vì các đảng phái chính trị với tính chất là những thiết chế gắn liền với việc nắm, giữ nhà nước, và đã là đối tượng nghiên cứu quan trọng của khoa học chính trị, nên đối tượng này thường không được đề cập khi nghiên cứu về xã hội dân sự. Với cách hiểu như vậy, chúng tôi cho rằng xã hội dân sự bao gồm mọi nhóm và mọi hoạt động không bị "ràng buộc" bởi chính quyền: tổ chức chính trị, các hội kinh doanh, các tổ chức tôn giáo, hiệp hội truyền thông, tổ chức từ thiện, công dân v.v.. Tất cả các tổ chức và các chủ thể này đều góp phần giúp phát triển đặc tính đa nguyên của xã hội và ảnh hưởng đến quan hệ của xã hội và chính quyền. Xã hội dân sự như là một bổ khuyết cho "dân chủ đại diện" thông qua cơ chế "dân chủ tham gia". 14 Cách nhìn xã hội dân sự như một xúc tác vào chính sách của một quốc gia đã được người Mỹ công nhận và xem như chuyện hiển nhiên. 1.2. Xã hội dân sự của một số quốc gia trên thế giới Do không có điều kiện tiếp cận và đi thực tế tại nhiều quốc gia trên thế giới, tác giả lựa chọn 2 trong một số quốc gia láng giềng với Việt Nam là Thái Lan và Trung Quốc, hai quốc gia có một số điểm tương đồng và nhiều khác biệt và bối cảnh lịch sử, địa lý, chính trị, văn hóa - xã hội, tất cả với mục đích tìm hiểu và cũng để tìm hướng gợi mở những giải pháp cho việc phát triển xã hội bền vững ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Tác giả nghiên cứu và phân tích dựa trên: (1) các bài viết, tài liệu của các nhà nghiên cứu Việt Nam, tài liệu của Viện nghiên cứu khoa học xã hội Việt Nam - Viện nghiên cứu Đông Nam Á, (2) sách, bài viết về bối cảnh lịch sử - văn hóa, chính trị, kinh tế - xã hội của Thái Lan và Trung Quốc và (3) báo cáo đánh giá xã hội dân sự ở Trung Quốc do CIVICUS lập năm 2005 … 1.2.1 . Xã hội dân sự ở Thái Lan Cũng như các xã hội nông nghiệp truyền thống, trong lòng xã hội Thái từ xa xưa đã tồn tại sự cố kết và những mối liên hệ chặt chẽ theo chiều ngang ở cấp độ vi mô, làng bản, còn gọi là các thể chế không có kết cấu. Người dân cư xử và hợp tác trên cơ sở quan hệ thân tộc và những nguyên tắc tương trợ lẫn nhau, bao gồm đổi công trong việc đồng áng như trồng cấy, gặt hái mùa màng, xây cất nhà cửa và chuẩn bị các nghi lễ, hội hè…nhà chùa đã trở thành trung tâm của đời sống xã hội và những giao dịch xã hội nói trên. Chính vì vậy, yếu tố đầu tiên và trước hết cần đề cập là Phật giáo. Ngay từ đời vua thứ ba của nước Sukhothai (Nhà nước Thái thống nhất đầu tiên), vua Ramkhamhaeng (1275-1317) đã lấy Phật giáo Theravada (Maha Nikaya) từ Sri Lanka làm Quốc đạo và tư tưởng Phật giáo làm nền tảng cho đạo đức xã hội. Người Thái vui mừng đón nhận Phật giáo một cách 15 tự nhiên và đến lượt mình, Phật giáo lại giúp củng cố và phát triển những quan niệm đạo đức vốn là bản tính của dân tộc Thái, hiền hòa thân thiện và khiêm nhường. Phật giáo Thái Lan là Phật giáo nhập thế. Mọi tư duy, cách ứng xử và hoạt động của người Thái, từ nhà vua cho đến dân thường đều hướng đến mục đích cao cả nhất là tu nhân tích đức, tích thiện và trừ bỏ điều ác. Chế độ nô lệ và quan hệ "chủ - tớ" (nai - phrei trong tiếng Thí và patron - client trong tiếng Anh) thống trị xã hội Thái Lan trong 500 năm cùng với những nguyên tắc đạo đức Phật giáo đã quy định một hệ thống giá trị tạm gọi là địa vị, quyền lực, thanh thế và đặc quyền. Điều đó có nghĩa là khi một người có địa vị thì sẽ có quyền lực, thứ mang lại cho anh ta thanh thế và đương nhiên được hưởng những ưu tiên, ưu đãi, và khi đó tiền bạc tự khắc đến [64, tr 46-55]. Hệ thống giá trị này thấm đẫm xã hội từ trên xuống. Người Thái tôn kính nhà vua, tôn trọng người bề trên (lớn tuổi, có địa vị cao, thầy giáo, các bậc tiền bối, người có học vấn cao), đề cao quyền lực, quen thuộc phục tùng, không ưa làm trái ý người khác, không dám mạo hiểm, thường tránh rủi ro…Mặc dù chế độ nô lệ đã bị Vua Rama V xóa bỏ hoàn toàn vào năm 1905 và từ khi Thái Lan trở thành nước quân chủ lập hiến, các thiết chế chính trị, xã hội đã tiếp cận những hình thức mới, những dấu ấn của quan hệ chủ - tớ vẫn in đậm và quần chúng nhân dân vẫn tiếp tục gắn với hệ thống các giá trị và tín ngưỡng truyền thống trong thời gian dài. Sự chuyển biến về tư tưởng mới chỉ diễn ra ở tầng lớp trên và trung lưu trí thức, chưa diễn ra ra trong dân chúng. Tuy nhiên, cải cách của Vua Rama V là một yếu tố cực kỳ quan trọng, đóng góp tích cực vào sự phát triển xã hội dân sự Thái Lan sau này. Trải qua nhiều phong trào, cách mạng xã hội mà có thể nói xã hội dân sự ở Thái Lan được khởi đầu từ các tổ chức mang tính truyền thống và tôn giáo ở cấp độ vi mô. Các hình thức tổ chức xã hội dân sự mới dần được hình 16 thành dưới tác động gián tiếp của bên ngoài, chủ yếu nhờ các yếu tố nội địa, chính là những nỗ lực đổi mới, canh tân đất nước của tầng lớp elite. 1.2.1.1. Quan điểm khoa học của Thái Lan về xã hội dân sự Theo giáo sư Kasian Tejapira, "vào đầu những năm 1980, thuật ngữ xã hội dân sự trong tiếng Anh bắt đầu được dịch sang tiếng Thái và đến năm 1990 thì được các lực lượng xã hội sử dụng rộng rãi" [66, tr. 45]. Còn theo Michael Nelsson, "ban đầu các học giả sử dụng các thuật ngữ như NGO (tổ chức phi chính phủ) và "tầng lớp trung lưu" để nói đến xã hội dân sự" [70, tr. 4-5]. Từ sau khủng hoảng 1997, thuật ngữ này được sử dụng có mục địch nhằm nhấn mạnh vai trò của người công dân tích cực trong việc thực hiện cải cách. Bên cạnh đó, người Thái còn có thuật ngữ xã hội dân sự của riêng mình. Từ khi ban hành Hiến pháp năm 1997, Nhà nước Thái Lan không chỉ cấp tiền cho một số tổ chức phúc lợi xã hội, từ thiện, và bàn luận về xã hội dân sự mà chính Nhà nước xây dựng hoạt động xã hội dân sự của riêng mình thông qua việc lập ra prachakhom (đại hội nhân dân). Đây là một diễn đàn nhân dân có cả cấp tỉnh, huyện và xã. Mỗi làng đều có đại diện trong diễn đàn này [77, tr. 62]. Các đại diện cùng các quan chức địa phương thảo luận các chương trình phát triển của Chính phủ, các kế hoạch kinh tế - xã hội, thậm chí còn có chức năng phân phối, giám sát các quỹ chính phủ ở cơ sở. Mặc dù prachakhom được đánh giá là không hiệu quả, nhưng điều đó cũng cho thấy xã hội dân sự Thái Lan và Nhà nước có mối quan hệ hợp tác nhằm tiến tới một sự đồng thuận và trách nhiệm chung. 1.2.1.2. Quan điểm của Nhà nước Thái Lan về xã hội dân sự Quan điểm của Nhà nước Thái Lan về xã hội dân sự cơ bản là những quan điểm chính thức của Nhà nước được đưa ra trong các văn bản có tính chất pháp lý (Hiến pháp, Luật, Sắc lệnh), chính sách của các chính phủ (kể cả 17 các kế hoạch phát triển xã hội) cũng như phát biểu chính thức của các nhà lãnh đạo đất nước. Hiến pháp đầu tiên của Thái Lan dưới chế độ quân chủ lập hiến năm 1932 và các Hiến pháp sau đó của Vương quốc này (1946, 1968, 1978, 1991, 1997, 2007) đều chứa đựng những cơ sở pháp lý căn bản cho sự phát triển của xã hội dân sự, cụ thể hơn, đó là các quyền tự do của công dân được quy định trên các lĩnh vực tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do lập hội, thành lập đảng phái. Đặc biệt, Hiến pháp năm 1997 được đánh giá rất cao khi xuất hiện hai cơ quan là ủy ban nhân quyền quốc gia (thuộc Quốc hội) và ủy ban chống tham nhũng quốc gia. Bên cạnh các Hiến pháp, các văn bản pháp lý khác được cụ thể hóa từ rất sớm, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xã hội dân sự ở Thái Lan. Khung khổ luật pháp cho sự ra đời và hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự là Luật Dân sự và Ngoại thương, ban hành năm 1937 dưới thời cầm quyền của Tướng Phraya Phahol Pholphayuhasema và lần sửa đổi gần đây nhất của luật này là vào năm 1992, trong đó quy định cụ thể về thành lập và hoạt động của Hội (Association) và Quỹ (Foundation). Quy được quy định rõ mục đích là làm lợi cho cộng đồng trên các lĩnh vực hoạt động từ thiện cho cộng đồng, tôn giáo, nghệ thuật, văn hóa, khoa học, giáo dục…chứ không phải là phân chia lợi nhuận (Điều 110). Các thủ tục đăng ký hoạt động của Quỹ cũng được luật này quy định rõ. Khác với Quỹ, Hội mới chỉ được quy định ở nội dung đăng ký, đăng ký tư cách thành viên và tổ chức hội họp. Theo luật này, Văn phòng Cục cảnh sát quốc gia chịu trách nhiệm về việc thành lập và giám sát các Hội trong khi Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm về các Quỹ. Xét từ góc độ quản lý, Luật Văn hóa quốc gia (ban hành năm 1942) làm rõ thêm chức năng quản lý của các cơ quan đối với xã hội dân sự. Cụ thể, ủy ban văn hóa quốc gia giám sát và cấp phép các hoạt động độc lập của 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan