Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Word quản trị tài chính

.DOCX
19
461
51

Mô tả:

Luận văn: Quản trị khoản phải thu của tổng công ty may Việt Tiến
Đề tài : Mô hình quản trị khoản phải thu và thực tế công tác quản trị khoản phải thu tại các doanh nghiệp Lời mở đầu Trong thực tiễn kinh doanh ,các doanh nghiệp thường phải bán chịu hàng hóa của mình trong một thời gian nhất định.Trong khi chờ thu các khoản tiền này,doanh nghiệp vẫn tiếp tục bán hàng và do đó sẽ lại xuất hiện các khoản bán chịu mới.Đồng thời doanh nghiệp cũng có các khoản mua chịu hàng hóa từ các doanh nghiệp khác.Như vậy,việc mua chịu,bán chịu là công việc thường xuyên phát sinh trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.Vậy,doanh nghiệp cần phải sử dụng mô hình quản trị khoản phải thu nào và quản trị khoản phải thu như thế nào để tối đa được lợi nhuận và quay vòng vốn một cách nhanh nhất? Để làm rõ vấn đề này,nhóm 6 lựa chọn đề tài : Mô hình quản trị khoản phải thu và thực tế công tác quản trị khoản phải thu tại các doanh nghiệp và nghiên cứu cụ thể qua 3 doanh nghiệp ngành may mặc. Chương I : Lý luận chung về khoản phải thu và mô hình quản trị khoản phải thu 1.1.Chính sách tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách tín dụng 1.1.1Chính sách tín dụng Bán chịu hàng hóa là một hình thức doanh nghiệp cấp tín dụng cho các khách hàng của mình(tín dụng thương mại) và là nguyên nhân phát sinh các khoản phải thu.Độ lớn và rủi ro của các khoản phải thu phụ thuộc vào nhiều yếu tố,trong đó chính sách tín dụng là một nhân tố quan trọng. Chính sách của doanh nghiệp được thực hiện thông qua việc kiểm soát các biến số sau : -Tiêu chuẩn tín dụng : là sức mạnh tài chính tối thiểu và uy tín hay vị thế tín dụng có thể chấp nhận được của các khách hàng mua chịu. -Chiết khấu thanh toán : là biện pháp khuyến khích khách hàng trả tiền sớm bằng cách thực hiện việc giảm giá đối với các trường hợp mua hàng trả tiền trước thời hạn. -Thời hạn bán chịu (thời hạn tín dụng) là quy định về độ dài thời gian của các khoản tín dụng - Chính sách thu tiền : bao gồm các quy định về cách thức thu tiền như thu 1 lần hay nhiều lần,hay trả góp và biện pháp xử lý đối với các khoản tín dụng quá hạn. 1.1.2.Các yếu tố tác động đến chính sách tín dụng -Điều kiện của doanh nghiệp -Điều kiện của khách hàng - Lợi ích kinh tế đạt được khi thực hiện chính sách tín dụng 1.2 Phân tích,đánh giá các khoản phải thu Người làm công tác quản lý tài chính phải mở sổ theo dõi chi tiết các khoản phải thu,đồng thời thường xuyên đôn đốc khách nợ để thu hổi đúng hạn.Theo định kỳ nhất định,doanh nghiệp phải tiến hành phân loại tổng hợp nợ phải thu và chi tiết theo từng khách nợ STT Nhóm nợ Xếp hạng Nợ có độ tin A cậy Các dấu hiệu đặc trưng 1 Khách nợ là những doanh nghiệp vững chắc về tài chính,về tổ chức,uy tín và thương hiệu. Khách nợ là những doanh nghiệp có tình hình tài chính khá tốt,khách nợ truyền thống,có độ tin cậy. Khách nợ là những doanh nghiệp có tình hình tài chính không ổn định,hiên tại có khó khăn nhưng có triển vọng phát triển hoặc cải thiện. Khách nợ là những doanh nghiệp có tình hình tài chính xấu,không có triển vọng rõ ràng hoặc khách nợ cố ý không thanh toán nợ . Khách nợ là những doanh nghiệp phá sản hoặc chuẩn bị phá sản không có khả năng trả nợ hoặc không tồn tại . 2 Nợ có rủi ro B thấp 3 Nợ quá hạn C nhưng có thể thu hồi 4 Nợ ít có khả D năng thu hồi và nợ quá hạn khó đòi 5 Nợ không thể E thu hồi được Các biện pháp kiểm soát nợ Sử dụng các biện pháp kiểm soát nợ thông thường,duy trì mối quan hệ tốt với khách nợ. Sử dụng các biện pháp kiểm soát nợ thông thường. Theo dõi chặt chẽ để thu nợ,có giải pháp đặc biệt phù hợp với từng món nợ. Áp dụng các biện pháp đặc biệt,theo dõi chặt chẽ.tận dụng cơ hội thu nợ. Nợ thuộc nhóm phải xóa sổ,không làm phát sinh thêm chi phí kiểm soát nợ.Xác định chi phí tổn thất trong kinh doanh. Ngoài ra để theo dõi các khoản phải thu có thể sử dụng các công cụ sau:  Kỳ thu tiền bình quân (ACP) Kỳ thu tiền bình quân ( còn gọi là số ngày của một vòng quay các khoản phải thu) phản ánh số ngày cần thiết bình quân để thu được các khoản phải thu. Kỳ thu tiền bình quân = = x 360 Kỳ thu tiền bình quân ngắn chứng tỏ doanh nghiệp không bị đọng vốn trong khâu thanh toán và ngược lại.Tuy nhiên để đánh giá thực trạng này tốt hay xấu còn phụ thuộc vào chính sách tín dụng thương mại và thực tế thanh toán nợ của từng khoản phải thu.Trong nhiều trường hợp do công ty muốn chiếm lĩnh thị trường thông qua bán hàng trả chậm,hay tài trợ cho các chi nhánh đại lý nên dẫn tới kỳ thu tiền bình quân tăng lên.  Phân tích “ tuổi” của các khoản phải thu Phương pháp phân tích này dựa trên thời gian biểu về tuổi của các khoản phải thu tức là khoảng thời gian có thể thu được tiền của các khoản phải thu để phân tích.Xác định “ tuổi” của các khoản phải thu cho phép đánh giá một cách chi tiết hơn quy mô và độ dài thời gian tương ứng của các khoản phải thu đó tại một thời điểm nhất định.Đây là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp lựa chọn các biện pháp quản lý và chính sách thu tiền thích hợp.  Mô hình số dư tài khoản Phương pháp này đo lường quy mô doanh số chưa thu được tiền tại thời điểm cuối các tháng đo kết quả bán hàng của tháng và các tháng trước đó.Thực tế cho thấy,khối lượng bán hàng chịu phụ thuộc vào nhiều đặc điểm của ngành và mặt hàng kinh doanh,điều kiện của khách hàng ở từng khu vực địa lý.Do đó nếu chỉ dựa vào những con số trong mô hình này để so sánh và đánh giá thực trạng khoản phải thu của từng chi nhánh bộ phận ở các khu vực khác nhau trong một công ty thì sẽ không phù hợp .Bởi vậy ,cách tốt nhất nên phân loại và theo dõi số dư nợ của từng nhóm khách hàng theo tập quán thanh toán của họ. Ví dụ của phương pháp mô hình số dư khoản phải thu. Tháng bán hàng Tháng hiện tại Trước 1 tháng Trước 2 tháng Trước 3 tháng Tỷ lệ % khoản phải thu còn tồn đọng ở cuối tháng 1 2 3 4 92 86 90 87 36 31 30 29 14 12 10 8 3 2 0 2 1.3 Phòng ngừa rủi ro và xử lý đối với khoản phải thu khó đòi 1.3.1 Phòng ngừa rủi ro -Rủi ro do không thu hồi được nợ ( rủi ro tín dụng) -Rủi ro do tác động của sự thay đổi tỷ giá,lãi suất Để phòng ngừa thực tế phát sinh khoản phải thu khó đòi,ngoài việc phải tìm hiểu kỹ khách hàng để xác định giới hạn tín dụng như đã nêu trên,căn cứ vào kết quả phân loại nợ phải thu doanh nghiệp cần phải lập dự phòng đối với khoản phải thu khó đòi.Việc lập dự phòng có thể xác định theo những tỷ lệ % nhất định trên từng loại khoản phải thu,hoặc theo nợ đáng ngờ.Cách thức này giúp doanh nghiệp có thể chủ động đối phó khi rủi ro xảy ra. 1.3.2 Xử lý đối với khoản phải thu khó đòi -Cơ cấu lại thời hạn nợ -Xóa một phần nợ cho khách hàng -Thông qua các bạn hàng của khách nợ để giữ hàng -Bán nợ -Tranh thủ sự giúp đỡ của ngân hàng,các tổ chức tín dụng để phong tỏa tài sản,tiền vốn của chủ nợ MÔ HÌNH QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU TỔNG QUÁT Bán chịu hàng hóa Tăng doanh thu Tăng khoản phải thu Tăng lợi nhuận Tăng chi phí So sánh Cơ hội Quyết định chính sách bán chịu Rủi ro CHƯƠNG II : Thực tế công tác quản trị khoản phải thu tại doanh nghiệp 2.1 Giới thiệu chung về 3 công ty may mặc 2.1.1 Công ty may Việt Tiến Tổng công ty CP May Việt Tiến có tiền thân là Xí nghiệp May Việt Tiến ra đời từ năm 1977. Trong quá trình phát triển, công ty đã chuyển đổi mô hình hoạt động và đổi tên vài lần. Năm 2007, công ty chính thức trở thành đơn vị thành viên của Tập đoàn Dệt may Việt Nam, hoạt động theo mô hình tổng công ty với tên gọi Tổng công ty CP May Việt Tiến. Tổng Công ty may Việt Tiến hiện được đánh giá là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về may mặc của Việt Nam. Việt Tiến hiện có 21 đơn vị sản xuất trực thuộc và các nhà máy liên doanh trong nước. Với hệ thống phân phối sản phẩm rộng lớn và các sản phẩm uy tín, chất lượng, thương hiệu Việt Tiến ngày càng được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng. Những thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Tiến là Nhật Bản (29%), Mỹ (24%), EU (23%) và thị trường khác (24%). Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, Việt Tiến đã nhận được rất nhiều các bằng khen, giấy chứng nhận, qua đó thể hiện được vị thế đang nể của mình trên lĩnh vực may mặc. 2.1.2 Công ty cổ phần dệt may 29/3 Công ty cổ phần Dệt-May 29/3 (Hachiba ) được thành lập năm 1976, tiền thân là tổ hợp dệt. Ngày 29/3/2007, nhân kỷ niệm 32 năm ngày thành lập, công ty chính thức được cổ phần hóa với tên gọi mới là Công ty cổ phần Dệt-May 29/3, kim ngạch xuất khẩu năm 2015 ước đạt gần 50 triệu USD. Năng lực sản xuất: Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm khăn bông và may mặc. Thị trường xuất khẩu chính gồm : Mỹ, E.U, Nhật Bản…Với đội ngũ lao động hiện nay trên 4.000 người và 8 xí nghiệp : trong đó có 4 xí nghiệp may, 2 xí nghiệp veston, 1 xí nghiệp wash và 1 xí nghiệp dệt khăn bông. Năng lực sản xuất hằng năm gồm -May mặc : trên 6 triệu sản phẩm may mặc bao gồm các sản phẩm : veston, quần âu, jacket, áo quần thể thao … - Wash : trên 5 triệu sản phẩm với công nghệ wash : bio-wash, ball-wash, stone-wash… - Khăn bông : gần 500 tấn sản phẩm khăn bông các loại với các kiểu trang trí dobby, jacquard, in hoa, thêu …Hiện, sản phẩm khăn bông của công ty được cung cấp cho hơn 1.000 khách sạn và các khu resort cao cấp tại Đà Nẵng và các tỉnh, thành lân cận. 2.1.3 Tập đoàn dệt may Việt Nam Tập đoàn Dệt May Việt Nam là một Tập đoàn kinh tế nhà nước của Việt Nam, tổ hợp các công ty đa sở hữu gồm có công ty mẹ Tập đoàn Dệt-May Việt Nam; các đơn vị nghiên cứu đào tạo; và gần 120 công ty con, công ty liên kết là các công ty cổ phần, kinh doanh đa lĩnh vực từ sản xuất – kinh doanh hàng dệt may đến hoạt động thương mại dịch vụ; có hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ; hoạt động đầu tư tài chính, đầu tư vào lĩnh vực hỗ trợ ngành sản xuất chính dệt may… Tập đoàn Dệt May chính thức được thành lập vào cuối năm 2005. Tuy nhiên, ý đồ thành lập một tập đoàn kinh doanh mạnh trong ngành công nghiệp dệt và may mặc thì đã hình thành từ đầu thập niên 1990, khi Tổng công ty Dệt May Việt Nam được thành lập như một tổng công ty 91. 2.2 Thực trạng công tác quản trị khoản phải thu tại các doanh nghiệp 2.2.1 Công ty Việt Tiến Bảng các khoản phải thu ngắn hạn của công ty cổ phần may Việt Tiến từ năm 2011 – 2014 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 I.Các khoản 287.675.182.750 377.231.268.112 788.417.441.586 1.111.166.907.658 phải thu ngắn hạn 1. Phải thu 230.554.013.533 274.967.513.226 585.325.842.159 835.648.955.582 của khách hàng 2. Trả trước 29.669.962.460 43.760.569.318 81.817.476.279 14.006.218.147 cho người bán 3.Các 28.549.990.598 59.483.768.227 122.264.685.307 262.492.316.588 khoản phải thu khác 4.Dự phòng (1.098.783.841) (980.582.659) (990.562.159) (980.582.659) phải thu ngắn hạn khó đòi ( Số liệu được trích từ bản báo cáo tài chính hợp nhất ngày 31/12 từ năm 2011 – 2014 của tổng công ty cổ phần may Việt Tiến) * Nhận xét: - Khoản phải thu của Việt Tiến chủ yếu là khoản phải thu từ khách hàng. - Khoản phải thu ngắn hạn của công ty Việt Tiến tăng mạnh,vào cuối năm 2011 chỉ 230.554.013.533 (VNĐ) nhưng đến năm 2014 tăng lên mức 1.111.166.907.658 (VNĐ) tương ứng tăng 4,82 lần. - Phải thu của khách hàng tăng đều qua các năm, từ năm 2011 đến 2014 tăng 3,56 lần. Có thể thấy công ty đang xem xét đến bài toán đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Nếu không bán chịu hàng hóa thì sẽ mất đi cơ hội bán hàng, do đó khiến lợi nhuận giảm sút. Nếu bán chịu quá nhiều hàng hóa lại khiến cho rủi ro không thu hồi được nợ cũng gia tăng. - Trả trước cho người bán có xu hướng tăng từ năm 2011 đến 2013 tuy nhiên đến năm 2014 lại có xu hướng giảm cụ thể là tăng từ 29.669.962.460 VND ở năm 2011 lên 81.817.476.179 VND ở năm 2013,tuy nhiên lại giảm xuống còn 14.006.218.147 VND năm 2014 - Các khoản phải thu khác tăng đều qua các năm, tới 2014 đạt mức 262.492.316.588 (gấp 9,19 lần so với 2011),đây cũng là mục tăng nhiều nhất. - Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi được giữ ổn định giữa các năm, tuy nhiên so với năm 2011, mức dự phòng này dường như không được quan tâm đúng mực ở năm 2014. Do mức phải thu trong ngắn hạn tăng gấp 4,82 lần những lượng dự phòng rủi ro nợ khó đòi lại ít hơn so với thời gian 2011. * Phân tích tỷ lệ nợ trên vốn của Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến: C 2011 hỉ tiêu Tổng 1.743.741.418.996 nguồn vốn Các khoản 16,49% phải thu ngắn hạn 1.Phải thu 13,22% của khách hàng 2.Trả trước 1,7% cho người bán 3.Các 1,64% khoản phải thu khác 4. Dự 0,063% phòng các khoản phải Tỷ lệ nợ phải thu trên vốn 2012 2013 1.942.284.963.772 19,42% 14,16% 2014 2.456.738.110.299 2.908.906.590.774 32,09% 38,2% 23,83% 28,72% 2,25% 3,33% 0,48% 3,06% 4,97% 9,02% 0,05% 0,04% 0,02% thu khó đòi ( Bảng tỷ lệ nợ phải thu tồn đọng trên vốn của công ty may Việt Tiến) Từ bảng trên ta thấy : Tỷ lệ tồn đọng nợ trên vốn của Việt Tiến biến động qua các năm 2011-2014.Tại cuối năm 2011 tỷ lệ nợ phải thu trên vốn là 16,49%, đây là mức khá cao,không dừng lại ở đó tỷ lệ này tiếp tục tăng vào năm 2014 là 38,2%. Song tuy tăng về tổng nợ phải thu nhưng khoản trả trước cho người bán giảm còn 0,48% vào năm 2014. - Tỷ lệ phải trả cho người bán và khoản phải thu khác trên vốn đều tăng trong giai đoạn từ 2011-2014 Ngoài tỷ lệ nợ phải trả trên vốn Việt Tiến cũng liệt kê các khoản phải thu khó đòi. Từ đó định ra số tiền dự phòng cho khoản phải thu khó đòi đó. Chúng ta thấy tỷ lệ dự phòng khoản phải thu khó đòi trên vốn từ 2011-2014 thì của năm 2011 là cao nhất ( 0,063% ). Năm 2012 là 0,05%, năm 2013 là 0,04% và 2014 là 0.02%.Tỷ lệ này giảm dần. Qua đó ta thấy tỷ lệ nợ phải thu tồn đọng trên vốn lớn không những thế còn có xu hướng tăng ám chỉ rằng vốn ứ đọng nhiều hơn trong khâu thanh toán,Việt Tiến muốn hoạt động sản xuất kinh doanh cần có thêm nguồn vốn tài trợ dẫn đến có thể phải đi vay nợ làm cho chi phí sử dụng vốn tăng lên.Tuy nhiên các khoản phải thu tăng tỷ lệ thuận với xu hướng tăng nguồn vốn của Việt Tiến. * Mô hình quản trị khoản phải thu mà công ty áp dụng. Chủ trương mục tiêu phát triển của Việt Tiến, công ty đã thực hiện mô hình nới lỏng chính sách bán chịu nhằm thu hút ở rộng thị trường tăng khả năng lợi nhuận. Bên cạnh chính sách nới lỏng bán chịu là những điều khoản bán chịu gồm các điều khoản xác định độ dài thời gian hay thời hạn bán chịu và tỷ lệ chiết khấu áp dụng nếu khách hàng trả sớm hơn thời gian bán chịu cho phép của doanh nghiệp Việt Tiến Việt Tiến thường xuyên thu thập thông tin về chính sách tín dụng của các đối thủ cạnh tranh về vốn, giá cả, chất lượng hàng hóa… để đưa ra thời hạn tín dụng và tỷ lệ chiết khấu phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Công tác thu tiền hợp lý của Việt Tiến giúp các khoản phải thu nhanh chóng được thu hồi, tăng cơ hội xoay nhanh đồng vốn. + Đảm bảo tiền được thanh toán đủ và đúng thời hạn: Việt Tiến đã bố trí nhân sự theo dõi khoản phải thu nhằm đảm bảo các khoản nợ được thu đúng hạn. Ngoài ra, công ty thực hiện những thông báo nhắc khách hàng đến hạn thanh toán, gửi thư cảm ơn vì đã thanhtoán. + Dự phòng nợ khó đòi: Để dự phòng khoản phải thu khó đòi công ty đã trích lập những khoản phải thu đã quá hạn thanh toán từ 6 tháng trở lên, hoặc các khoản thu mà người nợ khó có khả năng thanh toán do bị thanh lý, phá sản hay các khó khăn tương tự. Công tác bán hàng trong năm 2012 được đẩy mạnh, các kênh bán hàng được mở rộng, cải tiến chính sách hỗ trợ, hoa hồng áp dụng cho các kênh phân phối, các đại lý phù hợp hơn, hiệu quả hoạt động các cửa hàng, các đại lý được nâng cao, các cửa hàng được mở rộng đã làm tăng số lượng khách hàng mua sản phẩm của công ty, hoạt động thu hồi nợ đạt hiệu quả cao…Nhờ vậy mà tỷ lệ thu hồi các khoản nợ là khá cao. 2.2.2 Công ty cổ phần dệt may 29/3 Bảng các khoản phải thu ngắn hạn của công ty từ năm 2011-2014 Đơn vị: VND Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 I.Các 37.032.007 65.707.250 62.024.366 56.430.055 khoản phải .458 .776 .968 .375 thu ngắn hạn 1.Phải 35.390.998 49.417.712 56.773.679 51.583.966 thu của khách .330 .743 .330 .355 hàng 2.Trả 598.807.61 2.709.872. 3.629.687. 2.422.778. trước cho 5 957 906 573 người bán 3.Các 1.287.076. khoản phải 135 thu khác 4.Dự (244.874.6 phòng phải 22) thu ngắn hạn khó đòi 13.835.757 .548 1.624.213. 732 (256.092.4 72) 2.427.810. 047 (3.214.000 ) (4.499.600 ) ( Trích từ bảng cân đối kế toán của công ty CP dệt may 29/3 tư năm 2011-2014) *Nhận xét: - Từ bảng trên cho thấy tổng các khoản phải thu của công ty tăng mạnh ở năm 2012, từ 37.032.007.458 VND ở năm 2011 lên 65.707.250.776 VND ở năm 2012. + Trong đó mục tăng nhiều nhất là các khoản phải thu khác từ 1.287.076.135 VND ở năm 2011 lên đến 13.835.757.548 VND ở năm 2012 + Khoản phải thu của khách hàng tăng từ 35.390.998.330 VND ở năm 2011 lên 49.417.712.743 VND ở năm 2012 +Khoản phải trả trước cho người bán cũng tăng nhanh từ 598.807.615 VND ở năm 2011 lên 2.709.872.957 VND ở năm 2012. Qua trên có thể thấy rằng công tác quản trị khoản phải thu ngắn hạn của công ty ở 2 năm này chưa có hiệu quả.Mặc dù các khoản mua chịu của khách hàng tăng ít nhưng các khoản công ty ứng trước cho người bán lại tăng quá nhanh.Đặc biệt các khoản thu khác tăng khủng trong năm 2012. - Năm 2014 các khoản phải thu của công ty đều giảm ở các mục + Phải thu của khách hàng giảm nhẹ từ 62.024.366.968 VND ở năm 2013 còn 56.430.055.375 VND ở năm 2014 + Các khoản trả trước cho người bán cũng giảm từ 3.629.687.906 VND năm 2013 còn 2.422.778.573 ở năm 2014. Các khoản phải thu của công ty cổ phần may 29/3 năm 2014 đã giảm so với 2 năm trước, cho thấy công tác quản rị các khoản phải thu của công ty đang sử dụng là hợp lý. * Phân tích tỷ lệ nợ trên vốn của công ty Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng nợ 198.006(trđ) 244.442(trđ) 263.782(trđ) 316.592(trđ) Các khoản phải 18,7% 26,88% 23,51% 17,82% thu ngắn hạn 1.Phải thu của 17,87% 20,22% 21,52% 16,29% khách hàng 2. Trả trước cho 0,3% 1,11% 1,37% 0,77% người bán 3.Các khoản 0,65% 5,66% 0,62% 0,77% phải thu khác 4.dự phòng các 0,12% 0,11% 0,012% 0,0012% khoản phải thu ngắn hạn khó đòi - Từ bảng trên ta thấy các khoản phải thu ngắn hạn trên tổng vốn của công ty trong những năm trên biến động bất thường. Năm 2012 và 2013 tăng so với năm 2011 nhưng lại giảm ở năm 2012. - Qua đó ta có thể thấy công tác quản trị nợ của công ty ở năm 2012 tốt hơn các năm trước.tỷ lệ nợ tồn đọng đã giảm trong khâu thanh toán.Vì vậy công ty có thể giảm phần vốn vay thêm để đảm bảo nguồn đầu tư. B, Mô hình quản trị các khoản thu của công ty dệt may 29/3 Mô hình tăng tỷ lệ chiết khấu Đến cuối năm 2011 số nợ của những khách hàng này khá là lớn đầu năm là 35.390.998.330 đồng cuối năm 2014 tăng lên là 51.583.966.355 đồng một phần do số lượng người mua buôn tăng lên. Đòi hỏi công ty cần có chính sách quản lý khách hàng cũng như chính sách tín dụng hợp lý để tăng cường thu hồi nợ từ khách hàng. Bên cạnh đó: + Công ty đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm khuyến khích khách khách hàng mua buôn với số lượng lớn trả nợ sớm tránh tình trạng dẫn đến nợ khó đòi bằng việc dùng mô hình tăng tỉ lệ chiết khấu. Các khoản thu từ khách hàng do vậy được thu có hiệu quả góp phần làm tăng doanh thu cho công ty giúp công ty hoàn thành tốt mục tiêu đề ra. + Công tác bán hàng trong năm 2013 được đẩy mạnh, các kênh bán hàng được mở rộng, cải tiến chính sách hỗ trợ, hoa hồng áp dụng cho các kênh phân phối, các đại lý phù hợp hơn, hiệu quả hoạt động các cửa hàng, các đại lý được nâng cao, các cửa hàng được mở rộng đã làm tăng số lượng khách hàng mua sản phẩm của công ty, hoạt động thu hồi nợ đạt hiệu quả cao…Nhờ vậy mà tỷ lệ thu hồi các khoản nợ là khá cao. - Khoản trích lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi: năm 2011 là 244.874.622 đồng cuối năm 2017 là 4.499.600 đồng đã có chiều hướng giảm. Các khoản nợ phải thu khó đòi của công ty không nhiều. Tình hình thu hồi công nợ của công ty rất tốt. Các khách hàng lớn mua buôn với khối lượng hàng lớn số tiền nợ nhiều nhưng công ty đã có những chính sách tín dụng, tài chính hợp lý khuyến khích khách hàng trả nợ sớm để được hưởng chiết khấu nên các khoản nợ của công ty có chiều hướng giảm. 2.2.3 Công ty cổ phần dệt may Việt Nam Bảng các khoản phải thu ngắn hạn của công ty từ năm 2011-2014 (Đơn vị: VNĐ) Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 I.Các 910.572.314.042 711.631.730.636 708.704.460.805 3.444.385.008.056 khoản phải thu ngắn hạn 1.Phải 47.273.044.524 42.031.383.135 39.778.699.608 2.230.217.513.550 thu của khách hàng 2.Trả 1.188.522.146 2.620.806.872 9.963.857.758 419.430.451.176 trước cho người bán 3.Các 892.294.623.572 666.979.540.629 658.961.903.439 638.806.849.783 khoản phải thu khác 4.Dự (30.183.876.200) (155.930.193.500) phòng phải thu ngắn hạn khó đòi ( Trích từ bảng cân đối kế toán của công ty CP dệt may Việt Nam từ năm 2011-2014) *Nhận xét: - Khoản phải thu của công ty chủ yếu là khoản phải thu từ khách hàng. - Từ bảng trên cho thấy tổng các khoản phải thu của công ty tăng mạnh ở năm 2014, từ 708.704.460.805 VND ở năm 2011 lên 3.444.385.008.056 VND ở năm 2014. + Trong đó mục tăng nhiều nhất là các khoản phải thu của khách hàng từ 39.778.699.608 VND ở năm 2013 lên đến 2.230.217.513.550 VND ở năm 2014. + Còn trả cho người bán tăng nhanh từ 9.963.857.758 VND ở năm 2013 lên 419.430.451.176 VND ở năm 2014. +Khoản phải thu khác cũng giảm một chút từ 658.961.903.439 VND ở năm 2013 lên 638.806.849.783 VND ở năm 2014. +Khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi năm 2013 khá tốt về 0 nhưng tới năm 2014 thì tăng lên hẳn 155.930.193.500 VND. Qua trên ta có thể thấy rằng công tác quản trị các khoản thu ở năm 2014 chưa có sự hiệu quả. Có nhiều rất khoản phải thu tăng một cách đột biến gần 5 lần so với năm 2013. Trong đó có 2 khoản tăng kinh khủng là khoản phải thu của khách hàng và các khoản phải thu khác. Khi khoản phải thu lớn quá như vậy công ty cần xem xét lại khả năng tài chính của mình xem có ảnh hưởng tới rủi do thanh toán hay không, khi có nhiều khoản phải thu thế sẽ phát sinh rất nhiều khoản chi phí, chi phí quản lý khoản phải thu, chi phí thu hồi nợ, chi phí rủi ro điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới doanh thu của công ty. Các năm 2011, 2012, 2013 thì các khoản phải thu khá ổn định qua các năm không có biến động lớn lắm. * Phân tích tỷ lệ nợ trên vốn của Tổng công ty cổ phần dệt may Việt Nam Chỉ 2011 tiêu Tổng nguồn vốn 4.374.141.853.36 0 Các khoản phải 20,82% thu ngắn hạn 1.Phải thu của 1,08% khách hàng 2.Trả trước cho 0,03% người bán 3. Các khoản 20,4% phải thu khác 4. Dự phòng các (0,69%) khoản phải thu Tỷ lệ nợ phải thu trên vốn 2012 2013 4.585.128.336.373 2014 15,52% 5.286.234.868.85 4 13,41% 17.780.913.873.40 7 19,37% 0.92% 0,75% 12,54% 0,06% 2,36% 14,54% 0,19% 12,47% 3,59% 0 0 (0,88%) khó đòi Từ bảng trên ta thấy : Tỷ lệ tồn đọng nợ trên vốn của công ty biến động qua các năm 2011-2014.Tại cuối năm 2011 tỷ lệ nợ phải thu trên vốn là 20,82%, đây là mức khá cao, cao nhất trong các năm và có xu hướng giảm dần trong 2 năm 2012 và 2013 nhưng tới năm 2014 lại tăng lên 19,37%. - Tỷ lệ phải trả cho người bán và khoản phải thu khác trên vốn đều tăng trong giai đoạn từ 2011-2014 Qua đó ta thấy tỷ lệ nợ phải thu tồn đọng trên vốn lớn không những thế còn có xu hướng tăng ám chỉ rằng vốn ứ đọng nhiều hơn trong khâu thanh toán, công ty muốn hoạt động sản xuất kinh doanh cần có thêm nguồn vốn tài trợ dẫn đến có thể phải đi vay nợ làm cho chi phí sử dụng vốn tăng lên.Tuy nhiên các khoản phải thu tăng tỷ lệ thuận với xu hướng tăng nguồn vốn. * Mô hình quản trị khoản phải thu mà công ty áp dụng. Chủ trương mục tiêu quản trị các khoản phải thu vượt mức cho phép, công ty áp dụng mô hình thắt chặt chính sách bán chịu để nhằm thu hồi vốn sản xuất kinh doanh. Bên cạnh chính sách thắt chặt bán chịu là những điều khoản bán chịu gồm các điều khoản xác định độ dài thời gian hay thời hạn bán chịu và tỷ lệ chiết khấu áp dụng nếu khách hàng trả sớm hơn thời gian bán chịu cho phép của doanh nghiệp. Với khoản phải thu năm 2014 đột biến vậy, khi áp dụng chính sách thắt chặt công ty cần phải khôn khéo đưa ra các chính sách hạn chế tối đa khách hàng mua chịu để có thể xoay vòng vốn kinh doanh. Công ty cổ phần dệt may Việt Nam thường xuyên thu thập thông tin về chính sách tín dụng của các đối thủ cạnh tranh về vốn, giá cả, chất lượng hàng hóa… để đưa ra thời hạn tín dụng và tỷ lệ chiết khấu phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Công tác thu tiền hợp lý của công ty giúp các khoản phải thu nhanh chóng được thu hồi, tăng cơ hội xoay nhanh đồng vốn. Kiểm soát khoản phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Nếu không bán chịu hàng hóa thì sẽ mất đi cơ hội bán hàng, do đó mất đi lợi nhuận. Nếu bán chịu hàng hóa quá nhiều thì chi phí cho khoản phải thu tăng có nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi, do đó rủi ro không thu hồi được nợ cũng gia tăng. Vì vậy, mặc dù thắt chặt khoản phải thu nhưng cần phải biết mức thắt chặt để đảm bảo mục tiêu lợi nhuận. CHƯƠNG III : Đánh giá và kết luận về công tác quản trị khoản phải thu của các doanh nghiệp So sánh mô hình khoản phải thu của 3 công ty tại Việt Nam:  Giống nhau:  Khoản phải thu của cả 3 công ty chủ yếu là khoản phải thu từ khách hàng.  Mục đích của cả 3 mô hình đều để đáp ứng nhu cầu quản lý khoản phải thu hợp lý và hiệu quả.  Khác nhau: Mô hình quản trị các khoản phải thu của 3 công ty là khác nhau cụ thể:  Công ty Việt Tiến sử dụng mô hình nới lỏng chính sách bán chịu nhằm thu hút mở rộng thị trường tăng khả năng lợi nhuận nhưng kèm theo đó là rủi ro về các khoản phải thu khó đòi.  Công ty CP dệt may 29/3 sử dụng mô hình tăng tỷ lệ chiết khấu để có thể bán được một số lượng hàng hóa lớn, duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng hoặc để khuyến khích việc thanh toán trước hạn, thanh toán bằng tiển, song song với các lợi ích là khả năng giảm doanh thu dòng do việc giảm giá cho khách hàng.  Công ty CP dệt may Việt Nam sử dụng mô hình thắt chặt chính sách bán chịu nhằm thu hồi vốn sản xuất kinh doanh, giảm chi phí cho khoản phải thu nhưng đi theo đó là khả năng giảm doanh số bán hàng.  So sánh hiệu quả quản lý khoản phải thu của 3 công ty Bảng tính chỉ tiêu vòng quay khoản phải thu của 3 công ty  Công ty Việt Tiến Theo bảng ta thấy doanh thu thuần của công ty tăng theo từng năm. Kỳ thu tiền bình quân năm 2011 là 10 ngày tương ứng 35,23 vòng một năm, năm 2012 là 12 ngày tương ứng 30,99 vòng một năm, năm 2013 là 20 ngày tương ứng 18,38 vòng, cuối cùng năm 2014 là 24 ngày tương ứng 14,8 vòng. Từ các chỉ tiêu trên phản ánh công tác thu hồi nợ của công ty chưa được tốt thể hiện qua sự giảm đi của chỉ tiêu vòng quay khoản phải thu từ 35,23 vòng năm 2011 xuống còn 14,8 vòng năm 2014 tương ứng với nó là sự tăng lên của chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân từ 10 ngày năm 2011 lên 24 năm 2014.  Công ty 29/3 Theo bảng ta thấy doanh thu thuần của công ty tăng theo từng năm. Kỳ thu tiền bình quân năm 2011 là 23 ngày tương ướng với 15,66 vòng quay một năm, năm 2012 là 24 ngày tương ướng 15,2 vòng quay một năm, năm 2013 là 19 ngày tương ứng 19,2 vòng quay một năm, cuối cùng là năm 2014 là 14 ngày tương ứng 26,08 vòng quay một năm. Thông qua các chỉ tiêu này cho thấy công ty có công tác thu hồi nợ khá tốt thể hiện qua chỉ tiêu vòng quay khoản phải thu tăng lên từ 15,66 vào năm 2011 lên đến 26,08 vào năm 2014 tương ứng với nó là chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân giảm từ 23 ngày vào năm 2011 xuống 14 ngày vào năm 2014.  Công ty CP may Việt Nam Xem xét chỉ tiêu vòng quay khoản phải thu năm 2011 là 0,33 vòng một năm tương ứng với 1098 ngày, năm 2012 là 0,49 vòng tương ứng 735 ngày, năm 2013 là 0,49 vòng tưng ứng 735 ngày, năm 2014 là 4,4 vòng tương ứng 82 ngày. Điều này cho thấy công ty hiệu quả hoạt động của công tác quản trị khoản phải thu của công ty không tốt thể hiện qua chỉ tiêu vòng quay khoản phải thu qua các năm có tăng nhưng quá thấp và chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân có giảm nhưng lại quá cao.  Nhận xét:  Thông qua các đánh giá bên trên ta thấy công ty có công tác quản trị khoản phải thu hiệu quả nhất là công ty 29/3, còn công ty có công tác quản trị khoản phải thu kém hiệu quả nhất là công ty CP dệt may Việt Nam.  Tuy nhiên nếu chỉ xem xét các chỉ tiêu này thì chưa phản ánh hết được thực trạng công tác quản trị các khoản phải thu của 3 công ty nói trên.  Từ các đánh giá bên trên ta thấy công ty dệt may 29/3 là công ty đã áp dụng mô hình tăng tỷ lệ chiết khấu một cách tốt nhất và có hiệu quả nhất. Kết luận Quản trị khoản phải thu là một công cụ quan trọng trong chính sách tài chính của doanh nghiệp, là làm sao phải giảm được tối đa các khoản phải thu để có thể giảm thiểu ở mức thấp nhất các rủi ro có thể gặp phải và quay vòng vốn một cách nhanh nhất. Quản trị các khoản phải thu phụ thuộc vào mỗi loại hình kinh doanh khác nhau , chính sách bán hàng của họ trong từng thời kỳ. Trong bài thảo luận,cả 3 công ty đã có sử dụng những mô hình quản trị khoản phải thu khá hiệu quả, tuy nhiên vẫn chưa hiệu quả hoàn toàn.Các công ty cần phải áp dụng linh hoạt các mô hình quản trị khoản phải thu sao cho phù hợp với quy mô và đặc tính kinh doanh riêng của mình. Khi áp dụng cần có sự cân nhắc đến các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến điều kiện của khách hàng ,điều kiện hiện tại của công ty để đạt được hiệu quả cao nhất.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan